Từ ngôi nhà hướng ra thung lũng, đôi vợ chồng trẻ thỏa sức chiêm ngưỡng mây giăng buổi sớm và bầu trời đầy sao buổi đêm.
Cách đường quốc lộ 14 một đoạn không quá xa, song ngôi nhà của đôi vợ chồng trẻ từ miền Trung lên Đăk Nông lập nghiệp như ở trong thế giới riêng.
Khu đất xây nhà nằm trên ngọn đồi sát bìa rừng thuộc cao nguyên M’nông. Chủ nhà là những người yêu thiên nhiên, họ mong muốn không gian sống đơn giản, phóng khoáng, tận dụng lợi thế khu đất và những vật liệu có sẵn của địa phương.
Để đáp ứng nhu cầu đó, các kiến trúc sư đưa ra thiết kế dựa trên nhà dài của người Ê Đê với tấm mái ngói rộng lấy cảm hứng từ lá sầu riêng khô rơi chạm nhẹ đất.
Công trình có cấu trúc theo kiểu nhà sàn, gầm dùng làm nhà kho. Những bậc thang dẫn lên không gian ở. Những bậc thềm này cũng là nơi ưa thích của đàn mèo gia chủ nuôi.
Không gian ở trải dài trên tầng cao. Nửa phía cửa chính là nơi sinh hoạt chung, nửa còn lại còn dành cho những mục đích riêng tư hơn.
Nội thất gọn gàng, mộc mạc phù hợp với nhu cầu của đôi vợ chồng sống giản dị.
Những vật liệu như đá xây, gỗ cây cà phê, gỗ cũ đã dùng được tái sử dụng, tăng thêm chất địa phương cho ngôi nhà. Hệ lam vừa tạo hiệu ứng ánh sáng bên trong, vừa mang đến bề ngoài độc đáo cho căn nhà.
Mọi góc nhìn của công trình đều hướng về phía thung lũng.
Đặc biệt, khoảng hiên nhà được mở rộng từ những đoạn vạt xéo gấp nếp…
…tạo thành nơi thư giãn cho gia chủ, để họ thỏa sức chiêm ngưỡng thiên nhiên.
Ở khu vực không có những tòa nhà chọc trời hay những đường dây diện dọc ngang, ngôi nhà là nơi gia chủ tận hưởng mây giăng buổi sớm và bầu trời đầy sao buổi đêm.
Thời gian thiết kế và thi công ngôi nhà kéo dài hơn một năm. Diện tích xây dựng là 150 m2 trên mảnh đất rộng 300 m2.
Napoléon từng nói: “Người có thể kiểm soát tốt được cảm xúc còn vĩ đại hơn là một tướng quân có thể kéo đổ một tòa thành.”
Sở dĩ có thể vĩ đại hơn là bởi, đời người, thứ khó kiểm soát nhất chính là cảm xúc.
Kiểm soát cảm xúc, không chỉ cần đến lý tính để nhìn ra những điểm còn thiếu sót của bản thân mà còn phải biết dùng cái tâm để đối đãi với những người xung quanh, bao dung họ, trở thanh một người vừa dịu dàng, vừa có sức mạnh.
Dưới thời nhà Tống, có một cư sĩ tên Trương Cửu Thành, bình thường rất thích đọc các tác phẩm kinh điển về thiền song ông không thể hiểu tường tận ý nghĩa sâu sắc bên trong các tác phẩm đó.
Một hôm, Trương Cửu Thành đến thăm một thiền sư có tiếng trong vùng, có tên là Diệu Hỉ.
Thiền sư hỏi: “Anh đến đây làm gì?”
Trương Cửu Thành cung kinh đáp, rằng mình muốn đến thỉnh giáo thiền sư về giáo lý trong thiền, để giải tỏa những điều còn khúc mắc, khó hiểu trong lòng.
Thiền sư nói: “Hạng người thô lỗ như anh mà muốn tham vấn về thiền và ngộ đạo à?”
Trương Cửu Thành vừa nghe thế đã bốc hỏa, tức tối buông lời chửi rủa: “Lão già xấu xa này, thế mà cũng gọi là người xuất gia, sao ông có thể nói ra những lời như thế…”
“Ta mới nhẹ nhàng như thế, anh đã bốc hỏa đến mức này, vậy mà nói muốn tham thiền sao? Có người bị người khác coi thường, bị người khác chửi rủa, bị người khác làm tổn thương nhưng vẫn có thể an nhiên bình tĩnh, bởi vì họ có cái tâm vừa cương vừa nhu, vừa sâu vừa rộng.” – thiền sư nói.
Ảnh minh họa.
Kiểm soát thật tốt cảm xúc của bản thân, đối xử lương thiện với mọi người, mở miệng niệm phật, sẽ không còn dễ dàng bị những chuyện xung quanh tác động, điều khiển nữa.”
Lời bình
Trong cuộc sống này, hẳn có nhiều người đang giống như Trương Cửu Thành trong câu chuyện trên. Cảm xúc là thứ quả rất khó kiểm soát, nhưng một khi kiểm soát được, chúng ta sẽ bình thản an nhiên trước mọi sự việc xảy ra với mình.
Hãy luôn tự nhắc nhở bản thân rằng, phải thật bình tĩnh và dịu dàng. Có như thế, khi gặp chuyện, lòng ta mới khi bị xáo trộn, không bị dậy sóng.
Không kiểm soát được cảm xúc, không nhịn được, buột miệng la mắng, thậm chí cáu gắt vô tội vạ sẽ chỉ khiến bản thân mình tệ hơn, những người khác cũng ấm ức, bị tổn thương.
Lão Tử từng nói răng: “Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả mạnh” – ý nói người có thể thắng được người khác là kẻ mạnh và người tự thắng được mình cũng là kẻ mạnh.
Một người có thể kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, chắc chắn là những người có thể chiến thắng được những nhược điểm của chính mình, nội tâm vững vàng không gì có thể lay động.
Nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Festinger có một phán đoán rất nổi tiếng, được đánh giá là “Nguyên tắc Festinger”:
10% của cuộc sống được hình thành bởi những việc xảy ra đối với bạn và 90% của cuộc sống được quyết định bởi cảm xúc, thái độ, phản ứng của bạn đối với những sự việc xảy ra với mình.
Hay nói một cách khác, 10% sự việc trong cuộc sống chúng ta không thể kiểm soát nhưng 90% còn lại thì hoàn toàn do thái độ, cảm xúc của chúng ta điều khiển.
Vậy thì tại sao không kiểm soát tốt cảm xúc để mọi việc diễn ra theo cách bình thường và đơn giản nhất?
Kiểm soát cảm xúc là việc không dễ nhưng một khi làm được, cuộc đời sẽ giảm bớt được nhiều rắc rối, phiền muộn, thậm chí là tai ương, hại họa, như thế, những điều vui vẻ, mới mẻ trong cuộc sống tự nhiên sẽ có cơ hội xuất hiện ngày càng nhiều.
Bảo sao người ta lên chức CEO rồi chủ tịch vài công ty là đúng rồi…
Thế giới ngày nay xoay quanh hạt nhân là công nghệ, với rất nhiều những loại hình công nghiệp, dịch vụ phụ thuộc tất cả vào những máy móc và ứng dụng hiện đại. Dĩ nhiên, không khó hiểu khi những người lãnh đạo thương hiệu cũng gần như được coi là một celeb trên thế giới, nổi danh chẳng kém giới showbiz, điển hình như những cái tên Bill Gates, Tim Cook, Jeff Bezos… Không chỉ tài năng mà cả gia tài của họ để lại cũng thuộc top đứng đầu mọi thời đại, đủ sức chiếm trọn sự chú ý của bất kỳ ai khi nghe đến.
Thế nhưng, việc trở thành một người có vị thế và tầm cỡ như họ chắc chắn vô cùng khó khăn và hiếm có trên đời, âu cũng là một lẽ hiển nhiên. Mỗi người trong số họ lại có cho mình những thói quen và sở thích riêng biệt khác người vô cùng, phải chăng đó chính là nhân tố quyết định tới thành công của họ ngày hôm nay?
1. CEO Apple: Dậy từ 3h45 sáng đều đặn mỗi ngày
Tim Cook thực sự là một chiến lược gia lão làng của giới công nghệ khi thừa hưởng di sản Apple từ Steve Jobs và phát triển nó đạt tầm hưng thịnh trên cả tưởng tượng. Ông cũng nổi tiếng với thói quen sắt đá của mình: Thức dậy vào 3h45 sáng mỗi ngày đều như vắt chanh, không bao giờ từ bỏ.
Sau khi ngủ dậy, khoản 1 tiếng đồng hồ đầu tiên sẽ được Tim Cook dành ra để đọc các phản hồi và diễn biến liên quan tới sản phẩm của Apple, đặc biệt là những gì liên quan tới trải nghiệm người dùng khi mua hàng. Ông cho biết đây là nguồn sống của Apple bởi họ đặt chất lượng sản phẩm cũng như trải nghiệm khách hàng lên ưu tiên số 1. Tổng số email phải đọc có thể lên tới 700-800/ngày.
Tiếp đến, Tim Cook bắt đầu hoạt động và làm nóng người một chút với việc tập luyện tại phòng gym. Ông cho biết hành động này không chỉ giúp giảm stress mà còn tăng cường sức khỏe cho mình. Đây cũng là điểm chung của nhiều người khác trong giới CEO công nghệ. Sau khi làm xong những việc đó, Tim Cook mới chuẩn bị bữa sáng và căn giờ tới công ty vào khoảng 8h sáng.
2. CEO Twitter: Ăn 7 bữa/tuần, nhịn hết thứ Bảy/Chủ Nhật
Đúng vậy, bạn không đọc nhầm đâu: 7 bữa/tuần tương đương với trung bình 1 bữa ăn/ngày, ít gấp 3 lần so với tiêu chuẩn thông thường. Trong một video gần đây phỏng vấn bởi WIRED, Jack Dorsey đã tiết lộ chế độ ăn có phần lạ thường và khắc nghiệt của mình như vậy. Thậm chí, trước đây còn có tin đồn anh chỉ ăn 5 bữa/tuần, nay mới tăng lên 7 bữa.
Jack Dorsey cũng có cho mình những quy tắc khắc nghiệt.
Được biết, các thói quen đời sống của Jack Dorsey từ trước tới nay cũng khá độc đáo và không có nhiều điểm chung với các CEO khác. Anh rất chăm ngồi thiền (2 tiếng/ngày) và đôi khi là tắm nước đá lạnh. Về phần thói quen ăn uống, đây có thể là một phần chương trình nhịn ăn kiểu “intermittent fasting” từng rộ lên thành phong trào trên thế giới, được Dorsey tiết lộ trong một buổi trò chuyện với chuyên gia tập luyện Ben Greenfield. Thông thường, anh sẽ ăn 1 bữa/ngày vào 5 ngày thường từ thứ Hai tới thứ Sáu, sau đó nhịn ăn hoàn toàn vào thứ Bảy và Chủ Nhật.
“Lần đầu thử áp dụng, tới ngày thứ 3 tôi cảm thấy như mình bị ảo giác và không có đủ nhận thức… Thế nhưng sau khi cố gắn làm quen thành công, tôi cảm thấy thời gian như chậm lại và mình làm được nhiều việc hơn trước,” trích lời Jack Dorsey.
3. CEO Tesla: Tham công tiếc việc đến kiệt sức
Elon Musk hiện đang là một trong những CEO rất “đa năng” của thế giới khi giữ toàn những chức cao trọng vọng, không chủ tịch thì cũng CEO hay đồng sáng lập ở SpaceX, Tesla, SolarCity, Neuralink và BoringCompany. Thế nhưng, bấy nhiêu đó chưa phải là điều kinh ngạc nhất cho tới khi mọi người biết về thói quen tham việc đến rùng mình của ông.
Theo nhiều nguồn tin, kỷ lục làm việc của ông có lúc lên tới 120 tiếng/tuần, tương đương 17 tiếng/ngày nếu tính cả ngày nghỉ. Thông tin này được chính nhân viên của Elon Musk xác nhận, nhất là trong thời kỳ xoay quanh 2018 khi Tesla làm ăn thua lỗ, chịu nhiều áp lực. Thời gian làm việc của ông như vậy đã nhiều gấp 3 lần quy định chuẩn cho người lao động tư nhân thông thường.
Ông trùm của hội những người sống chỉ để “tham công tiếc việc”.
“Có những khi tôi không rời khỏi phòng làm việc của mình 3-4 ngày liền, sinh hoạt ngủ nghỉ trong không gian đó mà không bước ra ngoài lúc nào. Tôi thật sự tiếc nuối và thấy có lỗi với con cái cũng như bạn bè,” Elon Musk thổ lộ với The Times. Tính tới năm 2018, Musk cũng nhận ra mình chưa từng có một kỳ nghỉ hay du lịch tử tế và dài ngày nào kể từ năm… 2001 dù có trong tay trị giá tài sản là mơ ước của hàng trăm triệu người (ước tính đến tháng 3/2019, Elon Musk là người giàu thứ 33 trên thế giới với tài sản 22,8 tỷ USD).
Sau khi tình trạng làm việc quá giờ kéo dài thường xuyên, Elon Musk đã gặp chứng rối loạn giấc ngủ và phải nhờ tới thuốc an thần để điều trị. Một ngày làm việc của ông thường ngập đầu với email chờ trả lời không xong, điện thoại gọi liên tục nhưng ông chẳng có thời gian bắt máy. Elon Musk chia thời lượng 24h trôi qua thành từng chặng nhỏ 5 phút để dễ hình dung và đặt ra mục tiêu làm việc, không dám bỏ phí một giây phút nào. Nếu bạn chưa biết, Elon Musk khi đó đã từ chức ở tập đoàn OpenAI, nếu không mọi thứ lẽ ra đã có thể trầm trọng và áp lực hơn thế.
Tựa đề một bài trên báo Việt Nam của tác giả Nhị Lê, nói Đảng Cộng sản “tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc” đã gây ra nhiều bàn tán trên mạng xã hội nước này.
Bài viết nhân 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-2020) thực ra là để nói về nhu cầu về gần với nhân dân của đảng cầm quyền.
Đoạn dẫn nhập bài có câu nói đến tính cấp bách của thời điểm hiện nay – “chưa bao giờ như bây giờ”, với đảng cầm quyền, “lòng dân phải được nâng niu, chăm bẵm và tôn vinh vô bờ thì mới có thể nói về việc tiếp tục xây dựng Đảng ta đạo đức, văn minh”.
Tác giả cũng coi ‘lòng dân’ là tiêu chí để đánh giá, “Nhà nước ta vững mạnh và liêm chính, Đất nước Việt Nam độc lập và hùng cường”.
“Nói một cách khái quát, Đảng phải tự mình không ngừng trở thành dân tộc.”
Theo dòng ‘tự phê bình’, ông Nhị Lê nêu ra một số vấn đề nghiêm trọng trong Đảng CS VN mà ông quy về phạm trù đạo đức:
“Cần nhấn mạnh rằng, tham nhũng hay nói cách khác là nạn ăn cắp, chính là sự phi đạo đức khủng khiếp và tệ hại. Bé thì ăn cắp vặt, to thì đục khoét quốc khố cả ngàn tỷ đồng; táng tận lương tâm thì “đạo danh”, “đạo vị”, tức ăn cắp chức vụ, ăn cắp “ghế ngồi”, danh vị; và nguy hiểm nhất là “đạo tâm” – ăn cắp lòng tin.”
Ông cũng nêu lại nhu cầu để Đảng cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, vấn đề một số nhân sĩ ngoài đảng đã nêu:
“Đảng là tổ chức chính trị, phải lấy pháp luật là thượng tôn trong toàn bộ hoạt động của mình, dù ở bất cứ cấp nào.”
Bị cho là ‘tối nghĩa’
Tuy thế, tựa đề của cả bài “Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc” theo bản trên báo Đầu Tư bị một số ý kiến cho là “tối nghĩa” hoặc “sai “ngữ pháp”.
Có ý kiến nói tác giả Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập tạp chí Cộng Sản, đã “hiểu sai ý của Friedrich Engels và Karl Marx trong Tuyên ngôn Cộng sản (1888).
Tác phẩm này viết về vai trò của Đảng Cộng sản là “tự vươn lên thành lực lượng chủ đạo trong dân tộc”, chứ không bao giờ lại “thành dân tộc”.
Dù vậy, có vẻ như bài của ông Nhị Lê cũng giải thích ý này trong phần sau, rằng cần “giữ đạo đức của một đảng cách mạng, dẫn dắt dân tộc”.
Cũng có ý kiến như của Ngoc Nguyen Van trên Facebook viết rằng tựa đề này sẽ dẫn tới hai cách hiểu:
“Thứ nhất, dân tộc đang bị đảng hóa. Thứ hai: người viết chả hiểu thế nào là dân tộc, thế nào là một đảng chính trị…”
Có người thì đùa trên Facebook rằng “Trong đại gia đình các dân tộc VN, giờ Đảng tộc đông chỉ sau mỗi Kinh tộc”.
Bạn Nguyễn Hiệu thì viết trên Facebbook của BBC News Tiếng Việt:
“Nói chung là không hiểu gì? Vậy người không đảng không phải dân tộc hay sao. Lại nữa, thế từ trước đến giờ Đảng là gì mà bây giờ mới ngày càng xứng đáng??? Ôi đau đầu quá.”
Duclong Hoang nêu ý kiến:
“…Cho Đảng là dân tộc là việc không đúng cả về khoa học và trong thực tế. Chỉ có những người u mê do bị nhồi sọ mới có những ý kiến viển vông như thế.”
Image captionTranh biếm họa chống tham nhũng trong bộ máy quan chức ở VN
Tính trung bình cứ 19 người dân Việt Nam, gồm cả trẻ em, có một đảng viên cộng sản, tổ chức sống bằng ngân sách quốc gia.
Con số chỉ riêng đảng viên CS VN đã gần bằng dân số một số quốc gia châu Âu như Slovakia, Phần Lan.
Tuy thế, tỷ lệ này ở Việt Nam ít hơn Trung Quốc nơi có 90 triệu đảng viên CS trên 1,4 tỷ dân, tức là cứ 15 người dân thì có một đảng viên.
Một bài trên trang Tuyên giáo (02/2019) thừa nhận số lượng đông không nhất thiết phản ánh chất lượng.
“Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, toàn Đảng chỉ có 310 đảng viên (theo báo cáo của Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18-2-1930).
“Cũng cần nhìn nhận rõ hơn động cơ vào Đảng của một bộ phận đảng viên có phải vì lý tưởng cách mạng của Đảng, vì dân, vì nước hay để có chức quyền, để mưu lợi riêng.”
Thống kê về con số cán bộ đảng viên bị kỷ luật trong phong trào ‘Đốt lò’ ở VN
Từ nhiều năm qua, đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam vẫn tập trung vào ngoài các biện pháp kỷ luật ‘đức trị’ mang tính nội bộ.
Bài viết của ông Nhị Lê nằm trong dòng tư duy ‘kêu gọi đạo đức’ và mong Đảng tự chỉnh đốn.
Thế nhưng, Việt Nam hiện không có cơ chế độc lập để dân bầu chọn, quyết định việc cầm quyền của đảng viên cộng sản vốn được ưu đãi về chính trị và kinh tế.
Việt Nam cũng chưa có luật về đảng cộng sản và dư luận không được biết tổ chức này hoạt động từ nguồn thu nào và khai thuế ra sao.
hình ảnhAFP CONTRIBUTORViệt Nam là nước đơn đảng theo chủ nghĩa Marx-Lenin
BBC
Người đấu tố người – lịch sử xấu xí của ĐCSTQ tưởng như đã kết thúc trong Cải cách ruộng đất hay Cách mạng văn hoá năm xưa, giờ lại được tái hiện chân thực tại xã hội Trung Quốc hiện đại thời công nghệ 4.0, trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng khắp cả nước.
(Ảnh minh hoạ: Foreign Policy/ Getty)
Trung Quốc dường như đã mất kiểm soát vì dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (2019-nCoV) gây ra, khiến hơn 23.600 người nhiễm bệnh và 490 người tử vong, theo con số công bố chính thức của Uỷ ban y tế nhà nước Trung Quốc ngày 4/2. Số ca nhiễm và tử vong mỗi ngày tăng cấp mặc cho nhiều biện pháp của Chính phủ như phong tỏa thành phố, cảnh báo trên diện rộng, bổ sung nhân lực và vật tư y tế.
Trong tình cảnh hỗn loạn bao trùm đất nước, những người dân Vũ Hán không chỉ đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh và sự điều hành yếu kém, che giấu thông tin của chính quyền địa phương, mà họ còn đang phải chịu đựng sự ghẻ lạnh, kỳ thị từ chính người dân nước mình, thậm chí từ hàng xóm và những người thân thích.
Để “truy lùng” hàng triệu người Vũ Hán bên ngoài tỉnh Hồ Bắc trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, ĐCSTQ khuyến khích dân chúng thực hành việc tố cáo lẫn nhau, ngay cả người không xuất hiện triệu chứng bệnh cũng bị báo cáo và tẩy chay. Mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện nhiều câu chuyện của những người bị đuổi khỏi khách sạn, nhà hàng, thị trấn; bị từ chối đi chung xe, máy bay; hay bị chỉ điểm chỉ vì là người Vũ Hán.
Mặc dù có hệ thống giám sát, nhận diện gương mặt tối tân và loạt camera cao cấp dùng để theo dõi 1,4 tỷ dân, chính quyền ĐCSTQ vẫn sử dụng cách thức “truyền thống” là yêu cầu người dân báo cáo lẫn nhau.
Theo báo cáo của kênh CNA, chính quyền huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc treo thưởng 1.000 NDT (145 USD) cho những người thông báo về sự hiện diện của các cá nhân đến từ Vũ Hán. Huyện này đã đăng tải 2 số điện thoại đường dây nóng trên tài khoản Weibo của mình để người dân ở đây có thể thông tin.
Ở một số thành phố như Thượng Hải hay Quảng Châu, hội đồng khu vực có nhiệm vụ tìm người Vũ Hán từ từng nhà một và thông báo lại với chính quyền địa phương.
Các video lan truyền trên mạng cho thấy nhà của những người dân Vũ Hán bị dán niêm phong, chặn bởi ván gỗ hoặc song sắt. Trong một video, dòng thông báo màu đỏ được dán bên ngoài một căn nhà, trên đó viết: “Ngôi nhà này có người từ Vũ Hán, không được tiếp xúc với họ”. Trong một video khác, những người hàng xóm giận dữ bao vây và tìm cách phá cửa một căn nhà mà họ cho rằng có người Vũ Hán trốn trong đó.
Tờ New York Times đăng câu chuyện của một sinh viên đến từ Vũ Hán tên là H. Tang trở về quê nhà ở một thành phố phía đông tỉnh Chiết Giang. Sau khi khai báo thông tin cá nhân với chính quyền địa phương, Tang phát hiện tên, địa chỉ, số điện thoại, số căn cước công dân của anh xuất hiện trên mạng. Vài ngày sau, người của chính quyền trở lại và dán tấm niêm phong vào cửa nhà Tang. Tấm biển cảnh báo hàng xóm rằng có người trở về từ Vũ Hán đang sống ở đây. Trên đó còn có số hotline để người dân gọi điện thông báo nếu Tang hoặc người thân rời khỏi căn hộ.
Jia Yuting, một sinh viên 21 tuổi người Vũ Hán cũng đã phát hiện thông tin cá nhân của mình bị phát tán trên mạng sau khi cô đến một ngôi làng thăm ông cô bị ốm và đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương. Sau đó, cô nhận được một cuộc gọi đe dọa và chửi bới từ một người lạ. Jia Yuting cho biết cô cảm thấy dân làng và chính phủ không giúp được gì, thay vào đó họ phát tán thông tin khắp nơi mà không hề đính chính là cô không mắc triệu chứng nào hết. “Tôi nghĩ đây không còn là nhân tính nữa, đây là sự độc ác”, cô nói với New York Times.
Trên khắp Đại lục, phản ứng của chính quyền địa phương gần giống với cách thức triển khai từ thời Mao Trạch Đông hơn là dựa vào dữ liệu giám sát hiện đại. Họ lập các chốt kiểm tra ở khắp nơi và khuyến khích người dân báo cáo.
Ước tính có khoảng 5 triệu người đã rời Vũ Hán vào dịp Tết Nguyên đán trước khi chính quyền áp lệnh phong tỏa thành phố ngày 23/1. Rất nhiều người trong số đó về nhà để đoàn tụ với gia đình, hoặc đi du lịch. Sau lệnh phong toả, họ trở nên mắc kẹt trên chính đất nước mình, bị ghẻ lạnh, xua đuổi, và không thể về nhà.
Tình hình tồi tệ đến nỗi April Pin, một người dân Vũ Hán đã phải viết thư cầu xin người dân cả nước tha thứ cho những người rời khỏi thành phố này mà không biết tình hình dịch bệnh. Pin nói với CNN rằng cô viết bức thư vì có quá nhiều bình luận trên mạng công kích và nhục mạ người Vũ Hán.
Chính quyền Trung Quốc cho biết họ có trách nhiệm tìm ra những người mang bệnh và kêu gọi người dân hãy thấu hiểu tình hình, tuy nhiên nhiều nhà bình luận đã chỉ ra việc kỳ thị một bộ phận người vốn đã yếu thế sẽ phản tác dụng, phá hủy niềm tin trong cộng đồng và làm những người cần được theo dõi trốn tránh kỹ hơn.
Đấu tố đã trở thành nỗi khiếp sợ của người dân Trung Quốc trong thời kỳ Cải cách ruộng đất và Cách mạng văn hoá năm xưa. Những thảm kịch đấu tố khiến cả người đấu tố và người bị đấu tố run sợ, không ai muốn trở thành kẻ xấu số bị đổ lỗi, từ đó dần hình thành kiểu tâm lý biến dị, sợ hãi, giẫm đạp lên nhau để được an toàn, đến nỗi con sẵn sàng đấu tố cha mẹ, học sinh sẵn sàng đấu tố thầy cô mà không màng luân lý, đạo đức, thân nhân. Cả xã hội Trung Quốc sục sôi bầu không khí đấu tranh, thù địch.
Hơn 40 năm trôi qua kể từ Cách mạng văn hoá, cho dù đã chuyển mình thành một đất nước hiện đại với nhiều thành tựu kinh tế, thể chế độc tài của ĐCSTQ vẫn không ngừng nuôi dưỡng thứ văn hoá đấu tranh đó trong xã hội. Đó dường như mới là thứ “đại dịch” đáng sợ hơn cả những con virus, đã bám rễ và di căn lên cơ thể người Trung Quốc mà họ không thể nhận ra.