‘Chuông thần, giếng Phật’ trong chùa 300 năm

QUẢNG NGÃI

Chùa Thiên Ấn được xây dựng cuối thế kỷ 17 trên ngọn núi cùng tên bên bờ sông Trà Khúc gắn với nhiều huyền thoại lịch sử.

'Chuông thần, giếng Phật' trong chùa 300 năm

Chùa Thiên Ấn nằm ở độ cao khoảng 100 m trên đỉnh núi cùng tên, bao quanh là rừng cây ngút ngàn với diện tích rộng khoảng một ha.

Chùa được xây dựng vào năm 1694, hoàn thành vào cuối năm 1695 và là một trong những ngôi nhà chùa cổ nhất Quảng Ngãi. Hiện nơi này thuộc xã Tịnh Ấn Đông, TP Quảng Ngãi.

'Chuông thần, giếng Phật' trong chùa 300 năm

Con đường đi lên chùa khá gập ghềnh vì chùa nằm trên đỉnh đồi.

Theo huyền sử, ban đầu núi Thiên Ấn có rất nhiều thú rừng, cọp, người dân chỉ nhặt củi dưới núi. Một hôm, đoàn người phát hiện con đường mòn lên núi, khi đi theo họ gặp thiền sư Pháp Hóa, vị tổ sư đã dựng thảo am nơi đây và tu thiền. “Ở ngài toát lên lòng từ bi và trí huệ, ngài đã giảng cho người dân về đạo Phật và lẽ nhân sinh. Càng về sau nhiều người dân đến thảo am để nghe giảng Phật pháp”, hòa thượng Thích Đồng Hoàng, Phó trụ trì chùa kể.

Danh tiếng ngôi chùa và vị thiền sư lan truyền đến chúa Nguyễn Phúc Chu, một người sùng đạo Phật. Năm 1717, chúa đã ban cho chùa biển ngạch “Sắc Tứ Thiên Ấn Tự”.

'Chuông thần, giếng Phật' trong chùa 300 năm

Cổng tam quan chùa với nhiều họa tiết tinh xảo như rồng chầu nguyệt, thần Hộ pháp.

'Chuông thần, giếng Phật' trong chùa 300 năm

Khu viên mộ, nơi an táng của các vị sư tổ, thiền sư trụ trì và những ngôi bửu tháp có hình hoa sen được xây dựng ở phía đông trong khuôn viên chùa.

'Chuông thần, giếng Phật' trong chùa 300 năm

Chùa gắn liền với tích “chuông thần, giếng Phật”. Giếng Phật trong chùa ngày nay vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ kính.

Tương truyền, do phật tử lên núi ngày càng đông, vị sư trụ trì đã nghĩ cách đào giếng. Nhà sư được báo mộng khi đào ở phía đông chùa sẽ gặp tảng đá bàn, dưới tảng đá này sẽ có nước. Nhưng việc cạy tảng đá rất khó khăn, lúc đó có một vị sự trẻ đến chùa nói sẽ giúp việc đào giếng. Khi mạch nước ngầm phun lên, vị sư già vục mặt, uống thỏa thích, bình tâm lại thì không thấy vì sư trẻ đâu cả. Về sau dân gian lưu truyền hai câu thơ: “Ông thầy đào giếng trên non/Đến khi có nước không còn tăm hơi”.

'Chuông thần, giếng Phật' trong chùa 300 năm

Giếng sâu khoảng 21 m, đường kính hơn 2 m, xây dựng bằng đá ong.

'Chuông thần, giếng Phật' trong chùa 300 năm

Quả chuông lớn trong chùa được đúc ở làng Chí Tượng, nay là xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức.

Tương truyền, quả chuông này đúc xong, đánh không kêu. Năm 1845, thiên sư Bảo Ấn, tổ sư thứ ba của chùa đang thiền thì thấy có một vị hộ pháp báo mộng tới làng Chí Tượng thỉnh quả chuông về. Sau thiền sư cầu nguyện, tiếng chuông đã vang khắp cả vùng.

'Chuông thần, giếng Phật' trong chùa 300 năm

Hoa văn hình rồng được trạm trổ tinh xảo trên đỉnh chuông.

'Chuông thần, giếng Phật' trong chùa 300 năm

Chùa Thiên Ấn là nơi linh thiêng được người dân Quảng Ngãi thăm viếng vào các dịp rằm, mùng một, Tết Nguyên đán.

Năm 1990, ngôi chùa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.

'Chuông thần, giếng Phật' trong chùa 300 năm

Tượng Phật trong khuôn viên chùa.
Đây từng là nơi đàm đạo, xướng họa thơ ca của nhiều thi sĩ.

'Chuông thần, giếng Phật' trong chùa 300 năm

Gần chùa, du khách có thể tới viếng mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, chí sĩ yêu nước, Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nằm trên đỉnh Thiên Ấn.

Hữu Khoa – Linh Phạm  /VNExpress

Trump ‘có thể trở thành tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ’

Trong một cuốn sách sắp được giới thiệu ở Việt Nam, một cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ dự đoán rằng Tổng thống Mỹ Donald Trumpm, với phong cách lãnh đạo riêng, có thể trở thành một trong những tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ.

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ hai được tổ chức tại Hà Nội, Trung tâm Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (VAPEC) phối hợp cùng một công ty phát hành sách giới thiệu ấn phẩm “Hiểu về Trump” (Understanding Trump) của tác giả Newt Gingrich nhằm mang đến cho công chúng những góc nhìn và đánh giá hữu ích về đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Gần như không ngày nào trên báo chí quốc tế cũng như báo chí Việt Nam không có những tin tức về Tổng thống Mỹ. Từ những ồn ào về cuộc sống cá nhân, những vụ lùm xùm đến những quyết sách đầy bất ngờ không theo truyền thống.

Tuy nhiên công trình của Newt Gingrich tập trung vào những vấn đề cốt lõi mà theo tác giả đã và đang hình thành nên tư tưởng và hành động của nhà lãnh đạo nước Mỹ. Không những vậy, với những phân tích của mình, tác giả còn dự đoán Donald Trump có thể là một trong những tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ. Thông điệp của ông muốn gửi đến công chúng là: Trước khi phán xét Trump, hãy hiểu ông ấy.

Ông Nguyễn Cảnh Bình, Phó Chủ tịch VAPEC cho rằng Donald Trump và Chủ nghĩa Trump (Trumpism) thể hiện những thay đổi lớn lao trong văn hóa, cách thức hành động đang diễn ra trong nền chính trị Mỹ.

“Có lẽ chúng ta nên cố gắng hiểu hơn về những gì đã và sẽ diễn ra ở nước Mỹ và hẳn là chúng ta sẽ có những chuẩn bị tốt hơn cho tương lai”, ông Bình nhấn mạnh.

Newt Gingrich là nguyên Chủ tịch Hạ viện Mỹ giai đoạn 1995 đến 1999, là một ứng cử viên chạy đua làm đại diện của Đảng Cộng hòa trong kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2012.

Trong nhiều năm qua, với kinh nghiệm và hiểu biết của mình, Newt Gingrich đã cung cấp cái nhìn sâu sắc và độc đáo về cuộc đời và phong cách điều hành của Trump, cũng như cách ông tư duy và đưa ra quyết định. Cuốn sách còn bàn luận chi tiết về các giải pháp “kiểu Trump” cho các vấn đề an ninh quốc gia, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tăng trưởng kinh tế, cải cách hành chính và các chủ đề quan trọng khác.

Tác giả nhấn mạnh, Trump là doanh nhân, không phải là một học giả. Trump không quan tâm đến lý thuyết. Nếu điều gì hiệu quả, làm điều đó. Nếu không, hãy vứt nó đi. Một học giả coi trọng quá trình, còn Trump coi trọng kết quả.

Trump là một nhà xây dựng và cung cấp, không phải là một nhà tài chính nồi trong văn phòng máy lạnh, công việc bó buộc cùng máy tính và giấy tờ.

Trump là một người cha. Tất cả chúng ta đều yêu thích nhà Kennedys vì tình đoàn kết đồng đội của họ. Nhà Trumps cũng vậy. Donald Trump đã xây dựng một đế chế, nhưng trước tiên ông đã gây dựng một gia đình. Và, như Gingrich nói, điều đó quan trọng hơn tất cả.

Trump không những am hiểu về phương tiện truyền thông, ông làm chủ nó. Bằng cách cập nhật tweet của mình liên tục, Trump đưa quan điểm của mình tới đại chúng. Không ai có thể buộc tội ông cho việc dối trá hay đểu giả. Ông phơi bày ngay cả khiếm khuyết thẩm mỹ để chứng minh tính chân thật của mình.

Gingrich nói rằng Trump là người đầu tiên được bầu làm tổng thống mà chưa từng đảm trách bất kỳ vị trí nào trong chính quyền hay mang quân hàm nào. Và, ông dự đoán, Trump có thể trở thành một trong những tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ.

@ TapchiHoaky

90 năm Đảng CSVN: Thời điểm để ban hành luật về đảng?

Quốc Phương
BBC News Tiếng Việt
Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền tại quốc gia có trên 95 triệu dân từ trước đến nay vẫn viện dẫn hai lý do chính để biện minh cho tính chính danh, đó là công lao ‘giải phóng dân tộc’ trong lịch sử qua chiến tranh và vai trò, vị thế lãnh đạo của đảng đã được ghi trong chính các bản hiến pháp do chính nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo lập ra.

Nay trong dịp đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước đang đánh dấu 90 năm thành lập đảng này (03/2/1930-03/2/2020), một luật sư từ Sài Gòn đề cập việc liệu đây có là dịp để Việt Nam ban hành luật về đảng cộng sản Việt Nam nói riêng và luật về các đảng phái, trong đó có đảng chỉnh trị, ở Việt Nam nói riêng.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 02/02/2020 từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, nói:

“Vấn đề này đã được rất là nhiều người đặt ra rồi và thực ra mà nói, đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cho đến nay vẫn viện dẫn hai vấn đề. Một, đó là một quá trình lịch sử, công lao trong việc đấu tranh giải phóng dân tộc và họ mặc nhiên xem sự thành công đó là một tính chính danh đặt lên trên toàn thể xã hội là đảng Cộng sản đương nhiên có quyền lãnh đạo đối với đất nước và xã hội Việt Nam.

“Và vấn đề thứ hai là trong các bản Hiến pháp mà Việt Nam, dưới thời của chế độ cộng sản, chẳng hạn như bản Hiến pháp trước đó và bản Hiến pháp năm 2013, cũng tại điều 4 quy định là ĐCSVN có vai trò lãnh đạo độc tôn đối với đất nước và xã hội Việt Nam.

“Họ dựa trên vấn đề lịch sử và cơ sở hiến pháp đó để nói rằng sự lãnh đạo của ĐCSVN là hợp pháp và chính danh, tuy nhiên vấn đề đặt ngược lại là cũng không có bất kỳ quy định Hiến pháp nào cấm một đảng chính trị khác được tổ chức và thành lập.

“Vậy thì vấn đề được đặt ra là ĐCSVN cũng không có một quy định cụ thể nào trong vấn đề về Hiến pháp luôn, cũng như về vấn đề về luật pháp cho vai trò lãnh đạo của họ.”

Giải thích thêm về quan điểm của mình, Luật sư Lê Công Định đưa ra một ví dụ liên quan luật lập Hội đến nay chưa được ban hành và bình luận thêm về điều 4 Hiến pháp của Việt Nam, ông nói:

“Ví dụ, cho đến nay Quốc hội Việt Nam vẫn tìm cách trì hoãn Luật về lập Hội, để dựa trên đó bảo rằng là do không có luật, cho nên các hội độc lập không được quyền thành lập.

“Vậy thì người ta cũng đặt ra một câu hỏi đương nhiên là không có luật như vậy và đặc biệt là không có luật về đảng Cộng sản, về các đảng phái chính trị, vậy thì cơ sở pháp lý nào mà đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục thứ nhất là tồn tại và thứ hai là lãnh đạo đất nước này?

“Tất nhiên là họ luôn luôn biện minh cho tính chính danh và sự hợp pháp đó bằng điều 4 Hiến pháp. Nhưng mà nếu chúng ta đọc kỹ điều 4 Hiến pháp, thì quy định đó hoàn toàn không nói về vấn đề tổ chức và thành lập đảng Cộng sản Việt Nam.

“Chỉ nói một cách rất tổng quát là đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo, như vậy có sự mặc nhiên thừa nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, điều đó không thuyết phục là bởi vì đó là một Hiến pháp do chính ĐCSVN tự soạn thảo và đưa ra Quốc hội, mà Quốc hội cũng được kiểm soát của đảng Cộng sản.

“Cho nên là tính chính danh và hợp pháp đó là một câu hỏi rất là lớn và cho đến nay người ta vẫn luôn luôn hỏi là dựa trên cơ sở pháp lý nào, một đạo luật nào, một bộ luật nào quy định về việc thành lập và hoạt động của đảng Cộng sản Việt Nam?”

 
Cần làm gì để “chính danh”?

Cũng trong dịp nhà nước và ĐCSVN đánh dấu 90 năm thành lập đảng chính trị mà đang cầm quyền này, nhìn rộng ra các vẫn đề tính hợp pháp, tính chính danh của không chỉ đảng này mà còn của nhà nước, chính quyền do ĐCS lãnh đạo, Luật sư Lê Công Định đề cập điều mà ông tin là nhà nước và ĐCSVN cần phải làm để đáp ứng các câu hỏi được đặt ra lâu nay:

“Chắc chắn là họ phải sửa đổi Hiến pháp và luật bầu cử, trong đó trao quyền bầu cử một cách thực sự cho người dân một cách dân chủ và người dân thực sự có quy lựa chọn thể chế chính trị nào mà họ muốn, cũng như là lựa chọn một đảng phái nào lên cầm quyền.

“Chứ không phải có sự áp đặt rồi bảo rằng đó là ý nguyện của người dân! Và người dân tuy không có phương tiện nào để có thể phản kháng lại điều đó, nhưng họ chắc chắn một điều là không thể tâm phục, khẩu phục.

“Cho nên trở lại câu hỏi đặt ra thì tôi nghĩ vấn đề trên hết vẫn là sửa đổi Hiến pháp, thậm chí ban hành Hiến pháp mới và trước khi làm điều đó, phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để cho người dân thể hiện quyền phúc quyết của mình trong việc lựa chọn thể chế chính trị, cũng như là đảng nào sẽ là đảng có thể cầm quyền qua những cuộc bầu cử,” nguyên Phó Chủ nhiệm đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh, trước khi trở thành một tù nhân chính trị, nói với BBC từ Sài Gòn.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày 03/2/1930 tại hải ngoại, ở Hong Kong, phần lãnh thổ vào thời điểm diễn ra sự kiện này, là thuộc địa tại Trung Quốc của Vương quốc Anh.

Các tài liệu cho hay, đảng này đã giành được chính quyền tại Việt Nam qua sự kiện ‘cướp chính quyền’ từ tay của một chính quyền dân sự tại Việt Nam đang tồn tại ngay trước đó, trong bối cảnh ‘Nhật – Pháp bắn nhau’, vào ngày 19/8/1945 ở Hà Nội, và vào ngày 2/9 cùng năm, chính quyền do lãnh tụ và người sáng lập đảng này, cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyên bố Việt Nam độc lập và ra mắt chính phủ lâm thời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trước đó, cũng có tài liệu cho hay đã có một chính quyền tồn tại trước đó tuyên bố Việt Nam độc lập, dẫn đến việc có thể các sự kiện lịch sử và bản chất của chúng cần được các giới nghiên cứu hiện nay và tương lai khảo cứu thêm, ít nhất về mặt khoa học và tìm hiểu sự thật lịch sử.

Trải qua các biến cố lịch sử, chính trị, chiến tranh từ các mốc dấu thời gian 1946, 1954 và cho tới ngày 30/4/1975, đảng Cộng sản Việt Nam, dưới các tên gọi khác nhau mà có thời là đảng Lao động Việt Nam, đã cầm quyền từ một phần lãnh thổ, tiến tới cầm quyền tuyệt đối, độc tôn trên toàn bộ lãnh thổ đã được thống nhất hai miền thông qua hành động chiến tranh.

Từ ngày 21/9/1977 tới nay, Việt Nam thống nhất dưới tên gọi nhà nước CHXHCN Việt Nam, là thành viên của Liên Hiệp quốc. Tới nay, Việt Nam là quốc gia thành viên hoặc thành viên ký kết của nhiều thiết chế, định chế hoặc các công ước, hiệp ước quốc tế hay khu vực v.v… trên nhiều lĩnh vực và phương diện.

Ngày 03/2/2020, nhà nước và đảng Cộng sản cầm quyền đánh dấu tròn 90 năm thành lập của đảng Cộng sản, trong lúc, đảng tiếp tục bày tỏ, thể hiện những viễn kiến, dự định và kế hoạch để tiếp tục sự lãnh đạo độc tôn và duy nhất một đảng phái đối với toàn xã hội, cộng đồng, quốc gia và dân tộc cho tới tương lai chưa thể xác định.

Điều 4 trong Hiến pháp của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do ĐCSVN lãnh đạo, phiên bản năm 2013, trong phần quy định về Thể chế Chính trị, quy định và nêu rõ:

“Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

“Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.

“Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Cuộc hôn nhân đáng ngưỡng mộ giữa Nữ hoàng Anh với Hoàng tế Phillip và cách mà họ đã giữ lửa tình yêu suốt hơn 70 năm qua

Gặp nhau và kết hôn ở tuổi đôi mươi nhưng trong suốt 73 năm chung sống, vợ chồng nhà Nữ hoàng Anh luôn có cách để gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Vào năm 2017, Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và Hoàng tế Phillip đã tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày cưới của họ. Sự kiện này đã giúp vợ chồng Nữ hoàng Anh trở thành cuộc hôn nhân hoàng gia dài nhất trong lịch sử. Hãy cùng tìm hiểu vì sao cặp đôi hoàng gia này lại có thể giữ lửa hôn nhân lâu đến như vậy nhé!

Đầu tiên, tình yêu là điều quan trọng nhất

Quay trở lại năm 1934 khi Nữ hoàng mới chỉ 8 tuổi, đang tham dự đám cưới của một người họ hàng nhà Hoàng tế Phillip, khi đó ông hơn Nữ hoàng 5 tuổi. Đó là lần đầu tiên cả hai người gặp nhau, mãi đến 5 năm sau khi chàng thanh niên Phillip đến tuổi 18, họ mới gặp lại nhau lần nữa. Và kể từ đó, mối tình giữa hai người chớm nở, năm ấy Nữ hoàng mới chỉ 13 tuổi.

Suốt những năm tháng Thế chiến II diễn ra, khi mà Hoàng tế Phillip phục vụ trong Hải quân Hoàng gia, hai người họ thường xuyên gửi thư cho nhau. Năm 1946, sau khi trở về từ chiến trường, ông Phillip đã cầu hôn Nữ hoàng. Không cần do dự, bà đã ngay lập tức đồng ý. Nhưng họ chưa công bố ngay lúc đó và chờ đến sinh nhật lần thứ 21 của vị nữ vương. Ngày 09/07/1947, cả hai người chính thức công bố đính hôn và vào ngày 21/11 cùng năm đó, cả hai người đã tổ chức đám cưới.

Cuộc hôn nhân đáng ngưỡng mộ giữa Nữ hoàng Anh với Hoàng tế Phillip và cách mà họ đã giữ lửa tình yêu suốt hơn 70 năm qua - Ảnh 1.

Cả hai người đều hi sinh vì nhau

Để có thể kết hôn cùng với Nữ hoàng Anh, Phillip đã phải hi sinh rất nhiều. Đầu tiên, ông từ bỏ mọi tước hiệu trước kia của mình để trở thành một công dân Anh Quốc, nguyên do là bởi phụ thân của bà Elizabeth không thích nguồn gốc gia đình ở Đức của ông Phillip. Điều này được chứng minh khi không một thành viên trong gia đình gốc Đức, bao gồm 3 chị em gái của Phillip được phép tới dự đám cưới.

Đặc biệt, Hoàng tế Phillip đã phải từ bỏ thuốc lá vì Nữ hoàng. Ông biết được bà Elizabeth rất buồn rầu về chứng nghiện thuốc lá của cha mình, bởi vậy mà Hoàng tế Phillip không ngần ngại từ bỏ nó vì người phụ nữ mình yêu.

Luôn ở bên cạnh và sát cánh cùng nhau

Vào năm 1997, trong lễ kỷ niệm đám cưới vàng của họ, Nữ hoàng đã thẳng thắn chia sẻ rằng chồng của bà là một người giản dị nhưng lại là nguồn sức mạnh to lớn, luôn ở sau lưng để hỗ trợ Nữ hoàng.

Cuộc hôn nhân đáng ngưỡng mộ giữa Nữ hoàng Anh với Hoàng tế Phillip và cách mà họ đã giữ lửa tình yêu suốt hơn 70 năm qua - Ảnh 2.

Cùng chia sẻ những sở thích, đam mê

Dù bận rộn với bao công việc nhưng cặp vợ chồng hoàng gia này vẫn biết dành thời gian cùng nhau làm những thứ mà cả hai đều thích như sưu tầm tranh ảnh thiên nhiên hoang dã, đi picnic và làm đồ nướng…

Luôn làm người phụ nữ của mình cười

Công tước xứ Edinburgh được biết tới là một người hài hước. Chính nhờ năng khiếu này mà ông đã khiến Nữ hoàng được vui vẻ hơn 70 năm chung sống.

Không ngừng trò chuyện, tâm sự

Bất kể có dành bao nhiêu thời gian cho nhau đi nữa, Nữ hoàng và Hoàng tế Phillip vẫn không ngừng trò chuyện với nhau. Ngay từ thời chiến, họ đã thường viết thư để gửi cho nhau. Và đến tận bây giờ, khi vị Công tước nghỉ hưu, lui về ở ẩn tại Sandringham, cặp vợ chồng này vẫn thường xuyên gọi điện cho nhau mỗi ngày.

Cuộc hôn nhân đáng ngưỡng mộ giữa Nữ hoàng Anh với Hoàng tế Phillip và cách mà họ đã giữ lửa tình yêu suốt hơn 70 năm qua - Ảnh 3.

Để có cuộc hôn nhân hạnh phúc, sự bao dung chính là chìa khóa

Hoàng tế Phillip từng nói trong lễ kỷ niệm đám cưới lần thứ 50 của họ: “Sự bao dung chính là một thứ cần thiết cho bất cứ cuộc hôn nhân nào. Có thể nó không đến nỗi quan trọng khi mọi việc suôn sẻ nhưng lại cực kỳ hữu ích khi cuộc sống vợ chồng gặp trở ngại.” Vị Công tước cũng đã ca ngợi sự bao dung của vợ mình.

Tôn trọng từng kỷ vật đã trao nhau

Trong số những vật dụng cá nhân, Nữ hoàng cực kỳ yêu thích chiếc trâm cài Scarab của mình, đó là món quà mà chồng của bà tặng vào năm 1966. Như một sự bày tỏ tình cảm với chồng, Nữ hoàng thường xuyên đeo nó ở rất nhiều sự kiện, ví dụ như lần thứ 50 bà gửi lời chúc Giáng sinh trên sóng truyền hình.

Cuối cùng, cả hai vợ chồng chưa từng bao giờ hối tiếc về cuộc hôn nhân này

Đến nay, Nữ hoàng Elizabeth và Hoàng tế Phillip đã có quãng thời gian 73 năm ở bên nhau. Và kể cả sau một thời gian dài như vậy, cả hai vẫn luôn nghĩ rằng cuộc hôn nhân này là sự lựa chọn đúng đắn.

Quay lại năm 1972, trong bài phát biểu ở lễ kỷ niệm đám cưới bạc, Nữ hoàng có nói: “Nếu được hỏi suy nghĩ của tôi về cuộc sống gia đình sau 25 năm kết hôn, tôi không thể trả lời hơn được ngoài 3 từ “tôi yêu nó”.

Cuộc hôn nhân đáng ngưỡng mộ giữa Nữ hoàng Anh với Hoàng tế Phillip và cách mà họ đã giữ lửa tình yêu suốt hơn 70 năm qua - Ảnh 4.

(Theo Brightside

Giới y học chỉ ra nhiều khó khăn trong việc kiểm soát virus corona

Các chuyên gia y học quốc tế mới đây cho biết những hiểu biết cho đến nay về chủng mới của virus corona bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc khiến họ cảm thấy lo lắng về khả năng kiểm soát bệnh dịch này. 

Ảnh minh hoạ virus corona (Ảnh: Shutterstock)

Virus corona mới có thể lây từ người sang người, thậm chí lây nhiễm ngay từ khi người bệnh chưa biểu hiện triệu chứng. Người bị nhiễm có thể tiếp tục lây cho người tiếp theo thành dây chuyền. Thời gian ủ bệnh kéo dài đến nỗi người mang mầm bệnh không nhớ họ đã từng đến đâu, tiếp xúc với những ai. Việc xét nghiệm xác nhận người bệnh có nhiễm virus hay không cũng không hoàn toàn chính xác.

Ban đầu, một số chuyên gia đã cảm thấy nhẹ nhõm khi virus corona mới cho thấy tỷ lệ tử vong ở người không cao như người bị nhiễm SARS, Ebola hay một số bệnh dịch gần đây. Nhưng, bây giờ họ dấy lên quan ngại rằng virus corona mới vẫn có thể khiến nhiều người tử vong nếu nó lây lan rộng hơn những loại virus trước đó.

Chuyên gia Marc Lipsitch của Đại học Y tế Cộng đồng Harvard cho biết: “Mức độ quan ngại đang tăng lên” cùng với những hiểu biết mới nhất về sự lây lan của virus corona mới.

Cho tới sáng 3/2, trên toàn thế giới đã có hơn 17.300 người nhiễm virus corona mới và 362 ca tử vong, hầu hết ở Trung Quốc, chỉ mới có 1 trường hợp tử vong ở Philippines. Virus này đã lây lan ra ít nhất 26 nước và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, nhưng phần lớn các nước ngoài Trung Quốc đều có ít trường hợp nhiễm bệnh.

Tiến sĩ Anthony Fauci, Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm, Viện Y tế Quốc gia Mỹ nói trong một cuộc họp báo hôm 31/1 rằng: “Rủi ro lây nhiễm virus corona trong cộng đồng Mỹ vẫn thấp, nhưng chúng tôi muốn giữ ở mức độ thấp này.

Dưới đây, hãng tin AP chỉ ra một số đặc tính của virus corona mới có thể khiến bệnh dịch do virus này gây ra ngày càng trở lên khó kiểm soát hơn:

Khả năng bội nhiễm

Các nhà khoa học Trung Quốc tuần trước đăng báo cáo trên Tạp chí Y khoa New England cho rằng dựa trên 425 trường hợp nhiễm virus corona mới đầu tiên tại Trung Quốc, ước tính mỗi người bệnh truyền nhiễm cho trung bình 2,2 người khác. Mức bội nhiễm này cao hơn so với cụm thường, nhưng thấp hơn so với SARS – cũng do một loại virus corona gây ra, bùng phát vào năm 2002-2003 khiến hơn 8.500 người nhiễm bệnh và hơn 800 ca tử vong trên toàn cầu.

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Robert Webster của Viện Nghiên cứu Trẻ em St. Jude với kinh nghiệm lâu năm nghiên cứu về bệnh dịch nói rằng: “[Virus corona mới] có vẻ như là loại virus có khả năng truyền nhiễm rất cao.

Các nhà khoa học cho đến nay cũng chưa rõ liệu loại virus corona mới này sẽ yếu đi hay mạnh hơn khi nó lây lan.

Chúng ta vẫn còn phải tìm hiểu về đặc tính của loại virus này. Chúng ta chưa biết hết toàn bộ khả năng của nó,” ông Webster nói.

Khả năng truyền nhiễm ngay trong thời gian ủ bệnh

Mối lo ngại lớn nhất về virus corona mới là nó có thể lây truyền kéo dài, trong đó một người lây truyền virus sang người khác và người đó tiếp tục truyền sang người khác nữa, tạo thành dây chuyền nhiễm bệnh. Một mối lo lắng liên quan là những người không có triệu chứng bệnh vẫn có thể truyền nhiễm cho người khác.

Hôm 30/1, các nhà khoa học loan báo rằng một phụ nữ Trung Quốc chưa có triệu chứng bệnh đã truyền nhiễm cho một người đàn ông tại Đức khi bà này có chuyến công tác kinh doanh tại quốc gia Châu Âu này. Sau đó, người đàn ông Đức tiếp tục truyền nhiễm virus cho nhiều đồng nghiệp trước khi ông ta xuất hiện các triệu chứng bệnh. Một đứa trẻ con của một đồng nghiệp của người đàn ông Đức bây giờ cũng đã được xác nhận nhiễm virus corona mới.

Tiến sĩ Anthony Fauci nói rằng cái gọi là truyền nhiễm không triệu chứng này “đặt gánh nặng khủng khiếp lên quá trình sàng lọc [người bệnh”. Quá trình sàng lọc bệnh dịch chủ yếu phải dựa vào các triệu chứng để phát hiện các trường hợp nhiễm bệnh và theo dõi các tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh để giới hạn lây lan.

Tiến sĩ Ashish Jha, chuyên gia y tế toàn cầu Đại học Harvard cho biết nếu virus corona mới có thể lây lan rộng rãi từ người sang người hoặc không gây ra triệu chứng, thì “nó sẽ lây truyền nhanh hơn và có thể trong thời gian lâu hơn những gì chúng ta nhận định ban đầu”.

Tỷ lệ tử vong

Theo số liệu nhà nước Trung Quốc công bố, thì tỷ lệ tử vong trên người bệnh do nhiễm virus corona mới vào khoảng 2% tới 3%. Tiến sĩ Fauci cho rằng tỷ lệ này có thể còn thấp hơn nhiều nữa vì nhiều trường hợp nhẹ hoặc không có triệu chứng chưa được xác nhận là đã nhiễm bệnh.

Dịch SARS năm 2002-2003 có tỷ lệ tử vong vào khoảng 10%. Chuyên gia Marc Lipsitch cho biết tỷ lệ tử vong của bệnh cúm thường chỉ là 0,1%, nhưng nó khiến hàng trăm nghìn người trên toàn cầu tử vong mỗi năm vì cúm thường truyền nhiễm cho hàng triệu người. Do đó, ông Lipsitch cho rằng bệnh dịch virus corona mới lần này có thể là rất nghiêm trọng nếu xét về việc nó sẽ khiến bao nhiêu người tử vong.

Tính cho tới sáng 3/2, giới chức Trung Quốc thừa nhận tổng số ca tử vong tại Trung Quốc do virus corona mới gây ra đã vượt quá tổng số ca tử vong do dịch SARS trước đây. Toàn thế giới hiện đã có 17.387 ca nhiễm, 362 ca tử vong.

Thời gian ủ bệnh dài

Các nhà khoa học Trung Quốc ước tính virus corona mới có thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 5 ngày, nhưng cũng nói thêm rằng có những trường hợp thời gian ủ bệnh có thể kéo dài tới 14 ngày.

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Robert Webster cho rằng thời gian ủ bệnh kéo dài như vậy có thể là một vấn đề.

Mọi người có thể di chuyển khỏi nơi họ nhiễm bệnh và thậm chí họ không nhớ được những nơi họ từng tới,” ông Webster nói.

Kết quả xét nghiệm không hoàn toàn chính xác

Cho tới nay việc xác định một người có nhiễm virus hay không vẫn còn là khó khăn lớn của giới y học toàn cầu. Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Bệnh dịch Hoa Kỳ (CDC) có phương pháp xét nghiệm của riêng họ để xác định người nhiễm virus, nhưng họ cũng chưa đủ tự tin về độ chính xác của phương pháp này để có thể phổ biến cho các nước khác áp dụng.

Tiến sĩ Fauci nói trong cuộc họp báo hôm 31/1 rằng: “Nếu chúng ta có phương pháp xét nghiệm chính xác tuyệt đối, rất rõ ràng và cụ thể, thì chúng ta có thể kiểm tra cho mọi người và nói ‘được rồi, bạn khỏe và có thể đi’. [Nhưng], chúng ta không biết về độ chính xác của phương pháp xét nghiệm này”.

Chuyên gia Lipsitch cũng cho rằng độ chính xác của phương pháp xét nghiệm để lại một khoảng trống đáng kể.

Bất kể yếu tố nào khiến cho khó chắc chắn một người có nhiễm bệnh hay không, thì cũng làm cho việc kiểm soát bệnh dịch khó khăn hơn,” ông Lipsitch nói.

Xuân Thành / Trithucvn