Lão Tử nói: “Họa mạc đại ư bất tri túc, Cữu mạc đại ư dục đắc”. Không có cái họa nào lớn bằng không biết đủ, không có cái hại nào lớn bằng lòng tham muốn có được. Một vài người khi đã có được cuộc sống ổn định, tiếp đó lại truy cầu sự an nhàn. Khi đã có một cuộc sống an nhàn, họ lại muốn truy cầu hưởng thụ vật chất xa hoa.
Kỳ thực đắc được điều mình cần là phúc, tham lam quá nhiều ắt nhọc tâm. Vốn chỉ ăn hai bát cơm, nhưng vì tham thú cơm ngon canh ngọt mà ăn thêm một bát, ngược lại sẽ khiến tiêu hoá không tốt.
Có một câu chuyện ngụ ngôn như sau:
Thời xưa một vùng nọ gặp lũ lụt, 5, 6 người cùng chạy nạn. Một người trong số họ ra sức vùng vẫy, vắt kiệt lực nhưng vẫn không thể bơi nhanh được. Người bạn đồng hành thấy rất kỳ lạ, bèn hỏi: “Bình thường khả năng bơi lội của anh là tốt nhất, hôm nay sao lại rớt lại sau cùng thế này?” Anh ta thở hổn hển đáp: “Lưng tôi có dắt nhiều tiền, dưới nước nặng quá, nên bơi không nổi.” Những người bạn đồng hành nhao nhao khuyên anh ấy vứt số tiền đó đi: “Mệnh sắp chẳng còn, còn cần tiền làm gì?” Nhưng người đó vẫn cố chấp không nghe, cuối cùng những người khác đều thoát nạn, duy chỉ có anh ta bị chết đuối giữa dòng nước lũ.
“Đạo Đức Kinh” có câu: “Thịnh ái tất đại phí, đa tàng tất hậu vong”, quá chấp ắt thống khổ, tham lam ắt diệt vong. Quá chấp trước vào một sự việc gì đó, cuối cùng sẽ phải trả giá đắt. Nỗi thống khổ của con người đều bắt nguồn từ lòng tham, đừng để những chuyện phiền nhiễu bên ngoài xâm chiếm cái tâm mình.
Đừng vì lòng tham mà ngăn trở con đường của người khác. Đường là để mọi người cùng đi, đi càng nhiều mới có thể càng khiến con đường dưới chân bình phẳng.
Đừng vì dục vọng, mà tranh giành những thứ mình không nên đắc. Bởi lẽ đức không xứng vị, thường sẽ mang đến tai ương.
Sướng khổ trong đời người đều bắt nguồn từ cái tâm của chúng ta. Nếu muốn sống vui vẻ, trước tiên đừng khởi lòng tham, đừng động vọng niệm. Mà muốn như vậy thì cần phải thông tỏ.
Con người sống trên đời, điều khó nhất chính là hai chữ “Thông tỏ”. Khi đã nghĩ thông tự nhiên sẽ mỉm cười, khi nhìn tỏ mới có thể buông tay.
Cổ nhân từng có câu kệ rằng:
Xuân hữu bách hoa, Thu hữu nguyệt, Hạ hữu lương phong, Đông hữu tuyết. Nhược vô nhàn sự quải tâm đầu, Tiện thị nhân gian hảo thời tiết.
Dịch là:
Xuân có trăm hoa, thu có trăng, Hạ có gió mát, Đông có tuyết. Nếu lòng chẳng có sự lo phiền, Chính là thời tiết đẹp chốn nhân gian.
Những chuyện phiền não trên cõi hồng trần thế gian rất nhiều. Nếu không đối đãi bằng tâm bình thường, coi nhẹ, bạn sẽ luôn cảm thấy những phiền não này dính mắc trong tâm.
Những người thực sự có tầm nhìn lớn, thường biết rõ mình muốn gì, họ sẽ tiến thẳng tới mục tiêu mà tâm không bị quấy nhiễu bởi lòng tham và dục vọng.
Những người như vậy lại càng không bận lòng vì người xấu, chuyện dở, không vì được mất trong quá khứ mà lãng phí thời gian vào những chuyện vụn vặt.
Làm người quý ở cảnh giới, không tham lam, không phiền luỵ, có thể giải thoát khỏi những áp lực và phiền muộn. Nhờ vậy con người mới có thể tập trung tinh thần làm những việc thực sự hữu ích.
Hình ảnh Luis Alberto Spinetta trên trang chủ Google ngày 23/1. Nguồn: Google Doodle
Luis Alberto Spinetta ca sĩ, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ guitar và nhà thơ người Argentina. Ông còn được biết đến với cái tên El Flaco (Skinny) và được công chúng công nhận là cha đẻ của nhạc Rock and Roll tiếng Tây Ban Nha và là một biểu tượng âm nhạc của Mỹ Latinh.
Tác phẩm nghệ thuật Doodle có màu xanh lá cây nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày sinh của ông thể hiện sự tôn kính đối với bìa album đầu tay “Artaud” mang tính biểu tượng của Luis Alberto Spinetta, cùng cây đàn guitar màu đỏ và trắng nổi tiếng của ông.
Trong ca từ mà ông sáng tác chịu rất nhiều ảnh hưởng từ các nhà thơ, nhà văn và nghệ sĩ lớn của thế giới như Arthur Rimbaud, Vincent van Gogh, Carl Jung, Sigmund Freud, Friedrich Nietzsche, Michel Foucault, Gilles Deleuze, Carlos Castaneda và Antonin Artaud, người có tên trong album “Artaud” sau này.
Những dấu mốc đỉnh cao trong sự nghiệp âm nhạc của Luis Alberto Spinetta
Sinh ra vào ngày 23/1 tại Buenos Aires (thủ đô của Argentina) vào năm 1950, Luis Alberto Spinetta đã học cách chơi guitar và hát từ nhỏ. Anh tiếp tục phát triển các kỹ năng âm nhạc của mình, và ở tuổi 17 Luis Alberto Spinetta đã thành lập một trong những ban nhạc rock có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Argentina, tên là Almendra, với hai người bạn học cũ thời Trung học.
Ảnh: Internet
Album phòng thu đầu tay “Artaud” của Almendra đã làm nên một cuộc cách mạng hóa thể loại rock khi họ là ban nhạc đầu tiên kết hợp lời bài hát tiếng Tây Ban Nha với nhạc rock hiện đại.
Trong những năm 1970 và 1980, Luis Alberto Spinetta đã thành lập và lãnh đạo một số ban nhạc có sức ảnh hưởng lớn đã truyền cảm hứng cho phong trào quốc tế “Rock en Español”, bao gồm Pescado Rabioso, Invisible, và Spinetta Jade.
Chưa hết, người nghệ sĩ tài ba này còn phát hành hơn 20 album với tư cách là một nghệ sĩ solo. Năm 2016, bản thu âm mới nhất của ông, Los Amigo, đã giành được một trong những danh hiệu cao quý nhất trong âm nhạc Argentina, giải thưởng Album nhạc vàng của năm.
Âm nhạc của ông đã tạo ra một hợp âm lớn trên toàn thế giới và tiếp tục tác động đến người nghe cho đến ngày nay.
Chẳng hạn, vào tháng 4/2019, nó đã truyền cảm hứng cho kỹ sư tin học của Đại học Buenos Aires là Alex Ingberg tạo ra một chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra lời bài hát theo phong cách nhạc của Luis Alberto Spinetta.
Và vào năm 2014, để vinh danh sinh nhật Luis Alberto Spinetta, Argentina đã chuyển ngày Día Nacional del Músico (Ngày nhạc sĩ quốc gia) từ tháng 11 sang ngày 23/1 (sinh nhật của Luis Alberto Spinetta).
Vào ngày 23/12/ 2011, Luis Alberto Spinetta đã công bố trên Twitter của con trai ông là Dante rằng ông đang đối mặt với căn bệnh ung thư phổi. Ông qua đời vào ngày 8/2/2012, tại quê hương Argentina, ở tuổi 62.
Tro cốt của ông được rải dọc theo con sông La Plata (sông Bạc) theo ước nguyện cuối cùng của ông.
Vào ngày Tết, người Việt Nam thường bày mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên để mong ước một năm mới an khang thịnh vượng, tràn đầy may mắn. Bàn tiếp khách trong 3 ngày tết cũng thường được đặt mâm ngũ quả để tạo cảm giác lộc lá, xuân sắc cho năm mới.
Mâm ngũ quả sẽ có 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau, tượng trưng cho quy luật đất trời theo ngũ hành: Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng). Bên cạnh đó, “ngũ” còn tượng trưng những ước nguyện của gia chủ về một cuộc sống sung túc, viên mãn:
Phúc (may mắn), Quý (Giàu có, sang trọng),
Thọ (sống lâu), Khang (khỏe mạnh),
Ninh (bình yên).
Tuy mâm ngũ quả 3 miền có nhiều sự khác biệt, nhìn chung, đây là các loại quả thường xuất hiện nhất:
Phật Thủ: trong tín ngưỡng của người Việt, Phật giáo có một vị trí quan trọng trong niềm tin của mọi người. Quả Phật thủ từ lâu đã trở thành loại quả quen thuộc dùng để thờ hoặc lễ trong những ngày trọng đại, mùng một, rằm hay trên mâm ngũ quả ngày Tết vì hình dáng của quả Phật thủ rất giống bàn tay Phật. Gia chủ bày loại quả này với ý nghĩa mong bàn tay phật che chở cho cả gia đình. Quả Phật thủ đẹp là quả màu vàng óng, những ngón tay mọng, bung xòe rộng, xếp thành nhiều tầng. Gia đình nào mong muốn có đông con nhiều cháu thường chọn những quả có nhiều ngón, vươn rộng bởi theo ý nghĩa tâm linh, số ngón tay trên quả Phật thủ tượng trưng cho số con cháu trong nhà.
Bưởi: Vì quả bưởi thể hiện mong muốn an khang, thịnh vượng, bạn nên chọn quả có vẻ ngoài mịn màng, cân đối. Nếu mua bưởi Năm Roi, bạn hãy chọn những quả nặng trên 1kg, cầm nặng tay, những quả vàng, hơi héo một chút là quả ngọt. Với bưởi Tiến Vua thì nên lấy quả nặng từ 1-1,2 kg. Bưởi Diễn cầm chắc tay, trọng lượng chuẩn cỡ 600 – 800 gram/quả (to khoảng 3 nắm tay), bưởi Trung Quốc đội lốt bưởi Diễn nặng tới 1,8 – 2 kg. Bưởi Da Xanh ngon nhất với cân nặng từ 1,2-1,5 kg. Bạn có thể thử kiểm tra bưởi bằng cách cầm quả bưởi lên và quả nào nặng tay hơn dù kích thước nhỏ hơn quả khác thì sẽ ngon. Với bưởi đào thì chỉ cần mua quả 0,9 – 1kg.
Chuối: Bày chuối tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che. Chuối để bày lên bàn thờ ngày tết thường là chuối tiêu già quả nhưng vẫn còn xanh. Bạn nên chọn nải đều quả, trên 20 quả, cong đều nhau để đỡ lấy các loại quả nhỏ khác trên mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó.
Quả lê, dưa lê: Là biểu hiện của sự thành đạt, thăng tiến. Nhưng lê bán ở thị trường Việt Nam thường bị bảo quản bởi nhiều loại chất độc hại, bạn có thể mua quả vàng đều để lên mâm cho đẹp nhưng cân nhắc có nên ăn hay không. Còn quả dưa lê hay bị phun nhiều thuốc trừ sâu, khi ăn nhớ gọt vỏ dày một chút.
Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt. Khi mua cam, quýt thì bạn nên lựa chọn những trái có màu vàng mỡ gà, hoặc những trái có vỏ xanh ửng vàng đều, có đốm thâm lộ ra, vỏ mỏng có thể thấy múi, da bóng láng. Những trái ngon thì sẽ phải có kích thước tròn và đều nhau.
Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn. Bạn nên chọn những quả có da căng bóng, màu vàng sáng. Để biết quả xoài tươi hay không, bạn cấu 1 chút ở cuống cho có nhựa chảy ra và ngửi thấy mùi thơm ngọt đậm. Vì mâm ngũ quả sẽ được bày trên bàn thờ 3 ngày tết, hương khói làm nhiệt độ khá nóng, bạn có thể chọn những quả xoài xanh đậm, sờ vào thấy hơi cứng một chút xíu và có thêm phần phấn ở vỏ càng tốt.
Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn. Khi mua dưa, bạn hãy cầm quả dưa hấu lên, thấy chắc và nặng, trái tròn và phần vỏ có nhiều gân là ngon. Nên chọn những quả phần vỏ thật cứng, thì ruột dưa sẽ ngon và giòn hơn. Tránh những trái tròn, nhẹ thường sẽ bị bong ruột vì già.
Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy. Nếu chọn mua để chưng, thì bạn phải chọn loại xanh già, hoặc chớm chín, tránh chọn những quả xanh quá dễ bị sượng, hoặc có thể bị chín héo. Nếu như phần cuống còn xanh trong khi phần thân quả chín vàng ươm, chín đỏ thì đa phần quả đó bị chín ép. Đu đủ chín tự nhiên là quả mà phần núm cuống đã chuyển sang màu vàng đồng đều với phần thân là ngon.
Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống. Khi mua bạn nên chọn những trái to, tròn, không chọn lựu bé. Bởi những trái này vẫn còn non, khi ăn nước nhạt và có vị chua. Để biết quả lựu đó hạt có mẩy hay không, bạn cần chọn những quả có hạt hơi lồi (không trơn nhẵn), đó là những trái ngon.
Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc. Mâm ngũ quả miền Trung và miền Nam coi trọng ý nghĩa của quả, thể hiện khí chất, sự thuận lợi về thiên nhiên, 5 loại quả hay được chọn là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Quả sung thường không xuất hiện trong mâm ngũ quả miền Bắc.
Quả trứng gà: Lộc trời cho. Loại quả này không bao giờ có sâu, bạn nên chọn quả có màu vàng óng để thể hiện yếu tố Kim trên mâm ngũ quả.
Đào: Thể hiện sự thăng tiến. Khi mua, bạn có thể ấn nhẹ vào quả, xem có còn độ cứng giòn hay không. Đừng chọn những quả quá mềm vì nó đã bị hái xuống quá lâu. Đào Trung Quốc thường to hơn đào Việt, vỏ trơn láng, nhẵn mịn, lông ít, thậm chí là nhẵn nhụi không có. Đào Trung Quốc thường có màu hồng nhạt, trông rất bắt mắt còn đào Việt thì có màu xanh lá cây xen lẫn một ít màu hồng phấn. Đào Việt, ngoài mẫu mã và màu sắc khác với đào Trung Quốc thì sẽ có mùi thơm, ăn giòn tự nhiên, có vị chua nhẹ, cùi đào có màu trắng hoặc ngả vàng. Trong khi đó, đào Trung Quốc thì không giữ được độ giòn lâu, cùi đào thường màu vàng, khi ăn mềm nhũn và ít ngọt.
Táo: Phú quý, giàu sang. Nên chọn mua những quả táo có màu sắc tươi, vỏ táo bóng, khi sờ không có cảm giác nhám tay. Nếu bạn thích ăn táo ngọt, nên chọn quả thẫm màu, trên vỏ quả có các hạt màu trắng nho nhỏ. Tránh những quả táo xỉn màu, thâm, dập nát hay bị sâu hại. Chỉ nên chọn quả táo có kích thước vừa phải, lớn hơn quả bóng tennis một chút. Không nên chọn táo quá nhỏ hoặc quá to. Táo quá to có thể bị phun thuốc kích thích tăng trưởng, táo quá nhỏ thường chua hoặc chín ép.
Thanh long: Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc. Những quả thanh long càng tròn thì càng ngon ngọt, và thường thì những quả tròn mọng nước hơn. Trái thanh long ngon tươi sẽ có tai màu xanh, không được quăn queo hay khô héo. Quả lý tưởng nhất sẽ có màu đỏ sậm, mỏng da, căng mọng, đó là quả chín già, mới được thu hoạch và còn tươi rói. Tuy nhiên bạn cũng có thể chọn trái thanh long có màu hồng nhạt nếu chưa có ý định bày mâm ngũ quả.
Nhiều ngày sau cái chết của cụ Lê Đình Kình, một lực lượng hùng hậu tay sai tuyên truyền, hay còn gọi là dư luận viên, được động viên tham gia cuộc chiến trên không gian mạng, nhằm tạo ra nhiều kịch bản và hình ảnh về sự kiện 9/1/2020 ở Làng Đồng Tâm, Hà Nội.
Có ba mũi tấn công vào sự kiện đau thương này, đó là bôi nhọ và sỉ nhục cụ Kình, tiếc thương 3 công an viên chết ở Đồng Tâm, và khiêu khích, thách thức bất kỳ ai đứng về phía người dân Đồng Tâm và đồng thời chụp mũ là “chống chính quyền”.
Nhưng sự thật có sức mạnh của nó. Sự thật để y nguyên sự lồng lộn của giới tuyên truyền tay sai trên không gian ảo, nhưng mọi câu chuyện thực tế của người dân, đều là sự đau xót cho các nạn nhân từ một cuộc chiến kỳ quái, giữa thời bình.
Và dưới đây, lại là một ít sự thật chưa được kể, qua cuộc trò chuyện vào ngày giáp Tết, với anh Trịnh Bá Phương, người trực tiếp truyền tải những sự kiện về Đồng Tâm lúc này.
—–
* Trong việc ngân hàng Vietcombank phối hợp ăn ý với công an để phong tỏa tiền phúng điếu cụ Lê Đình Kình, cho đến nay, đã có tin tức gì về việc hơn nửa tỷ đồng đó sẽ được trả lại không?
– Vâng, vẫn không nghe tín hiệu gì từ công an về việc đấy. Khi công an bắt cóc cô Nguyễn Thúy Hạnh về đồn số 3 Nguyễn Gia Thiều, họ cũng đã không trả lời được ngay lúc đấy văn bản nào đã gửi cho ngân hàng để ra lệnh khóa tài khoản tiền phúng điếu. Phía ngân hàng Vietcombank cũng vậy. Mọi thứ là không có luật pháp.
Nhưng công an có hỏi cô Nguyễn Thúy Hạnh là nếu bây giờ cho rút tiền, thì cô Hạnh sẽ làm gì, có chuyển cho Trịnh Bá Phương, có phải chủ mưu kêu quyên góp là Trịnh Bá Phương không?… Với tư cách là người nắm nguồn quỹ, cô Hạnh đã nhận trách nhiệm và nói sẽ chuyển giao toàn bộ cho gia đình cụ Lê Đình Kình.
Trên thực tế, lẽ ra tôi cũng có tham gia vào chuyện gây quỹ nhưng do tập trung vào việc đưa tin tức cập nhật về Đồng Tâm, nên tôi nhắn cô Hạnh hãy giúp cho gia đình cụ Lê Đình Kình. Do sự việc xảy ra quá gấp gáp cũng như để tránh sơ xuất, cô Hạnh đã dùng ngay một tài khoản Vietcombank chưa dùng vào việc gì để nhận nguồn tiền phúng điếu.
Lý do gia đình cụ Lê Đình Kình (nói) không thể nhận trực tiếp vì mọi thứ đang rất căng thẳng. Mọi thứ có thể bị cướp đi bất cứ lúc nào. Đồ đạc trong nhà đã bị cướp, ngay cả cái ô-tô đang trả góp của gia đình cũng đã bị cướp đi.
* Công an nói cụ Lê Đình Kình là khủng bố và tịch thu tiền phúng điếu qua tài khoản của người dân tự nguyện góp vào, vậy còn tiền phúng điếu trực tiếp hôm đám tang thì phía công an ứng xử như thế nào?
– Dạ không, mọi tiền phúng điếu trực tiếp hôm đám tang thì gia đình vẫn nhận được. Ở lễ tang cụ Lê Đình Kình, dự đoán là sẽ rất đông người đến dự, nên mọi người đã chuẩn bị khoảng 3000 khăn tang cho ai đến, muốn để tang cho cụ Kình. Thế nhưng vẫn không đủ. Tổng kết vào cuối ngày, thì có thể đến 4.000 – 5.000 người đã ghé qua để đưa cụ Kình về nơi an nghỉ cuối cùng. Tiền phúng điếu và hoa quả, hương… đều không gặp chuyện gì cả.
Rất nhiều người đã ghi ngoài phong bì phúng điếu là xin chia buồn cùng gia đình, tiễn biệt lão anh hùng, vĩnh biệt người đã đứng lên chống giặc nội xâm… nhưng mới tối hôm qua, trên truyền hình VTV đưa tin, thì nói rằng nhân phúng điếu, đã có những sự kích động chống lại chính quyền, vì lẽ có những bao thư phúng điếu, khách ghi rằng “chia buồn vì cụ đã bị sát hại”, “mong sự việc này sớm được làm sáng tỏ”… Truyền thông nhà nước và công an thì nói đó là ngôn ngữ khủng bố.
Xin hãy nhìn vào đó mà suy, thì thấy rõ nhà cầm quyền không còn đạo đức, lương tâm và cả luật pháp. Họ dựng chuyện như vậy chỉ vì đã giết cụ Lê Đình Kình thì gặp phải sự phản ứng dữ dội của trong và ngoài nước nên phải làm lớn chuyện để che đậy tội ác, rồi khóa tài khoản để quy chụp khủng bố, nhằm lừa bịp mọi người.
Đây có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử, một nhà cầm quyền lại làm chuyện không thể tưởng tượng được là ngăn cản và muốn cướp đi tiền phúng điếu của một người chết.
* Báo chí nhà nước vào chiến dịch thông tin, liên tục nói rằng ở làng Đồng Tâm đã bình yên, dân Đồng Tâm nay vui mừng đón Tết, cám ơn chính quyền vì không còn nỗi lo “khủng bố” ở trong làng nữa. Thật sự, làng Đồng Tâm hiện nay ra sao?
– Vâng, người dân Đồng Tâm lúc này rất đau buồn về cái chết của cụ Lê Đình Kình, đau lòng vì có những đứa trẻ chưa cai sữa phải xa cả bố mẹ. Và người dân Đồng Tâm cũng đau lòng vì chứng kiến những người dân bị bắt phải chịu cực hình, tra tấn, bức cung để đưa lên tòa án truyền hình. Họ đau lòng vì sự thật bị bưng bít, và người dân Đồng Tâm tự dưng trở thành tội phạm. Một người dân Đồng Tâm đã nói với tôi rằng, ở đất Đồng Tâm này, cứ 10 người thì đã có 9 người rưỡi là đi theo cụ Kình.
Báo chí Nhà nước nói Đồng Tâm bình yên, người dân vui mừng… thì chỉ là tuyên truyền. Giờ này, Đồng Tâm vẫn dày đặc an ninh, mật vụ, dòm ngó và hành động với bất cứ ai bên ngoài bước vào đây để tìm hiểu.
Báo chí cũng nói người dân Đồng Tâm thương mến đưa tang các chiến sĩ công an đã chết. Nhưng chính dân Đồng Tâm phát hiện và nói rằng chỉ có một số người dân ở xã Thượng Lâm, là xã giáp ranh, nhưng cũng là người đang làm việc hay hợp tác với chính quyền.
Ở Đồng Tâm lúc này, mọi thứ rất ảm đạm chứ không có kiểu đón Tết, đón xuân như báo chí Nhà nước nói. Nhiều người vẫn tìm cách nhắn ra bên ngoài để cầu cứu cho tình trạng khốn khổ của làng Đồng Tâm.
Còn cái chết của ba nhân viên công an, chính quyền đổ cho người dân giết. Nhưng cả trong ngôn luận độc quyền của nhà nước cũng bất nhất. Lúc thì họ nói công an bị ném lựu đạn chết, lúc thì nói bom xăng, lúc thì nói là do rơi xuống hố. Lại có lúc họ nói công an chết khi bảo vệ sân bay Miếu Môn (cách Đồng Tâm 3km) rồi có lúc lại nói chết lúc tấn công vào nhà cụ Kình … Sự thật thì chỉ có họ biết, chứ người dân Đồng Tâm không thể chống cự trong một bối cảnh đàn áp dữ dội và đầy hơi cay như sáng sớm 9/1/2020. Lấy nhà cụ Kình làm trung tâm thì chung quanh, rộng đến 300-400m không có ai có thể chịu đựng nổi khói và lựu đạn cay, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nên hầu hết người lớn đều tìm cách đưa chúng ra ngoài. Nhiều người bị ngạt, bị ngất. Bản thân cụ Hiểu, bạn cụ Kình cũng đã ngất trước khi bị bắt đi.
Vì vậy, người dân Đồng Tâm và dư luận nói chung đang rất cần một phái đoàn điều tra độc lập để trả lại sự thật cho sự thảm sát này.
Công an làm việc luôn có quay phim. Cuộc tấn công vào làng Đồng Tâm chắc chắn có flycam với máy quay hồng ngoại để ghi lại sự kiện, tìm người, tìm chứng cứ để rêu rao rằng người dân Đồng Tâm đã đối đầu như thế nào, để lợi dụng tuyên truyền về sau. Thế nhưng cho đến giờ này họ vẫn không tìm ra được một dấu hiệu hay bất cứ hình ảnh nào cho thấy người dân phản kháng, để tuyên truyền chống lại cụ Kình và người dân Đồng Tâm.
* Trong lúc tin tức Đồng Tâm lan nhanh tuần trước, đã có tin đồn công an sẽ bắt một loạt người nhằm trấn áp dư luận. Nhà của blogger Nguyễn Anh Tuấn tại Đà Nẳng đã bị rất đông công an đến, ở Cần Thơ của có facebooker Chương May Mắn bị bắt và khởi tố. Còn Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư làm việc đưa tin Đồng Tâm ra ngoài như vậy, các bạn có bị đe dọa gì không?
– Vâng, hôm qua khi công an bắt cóc cô Nguyễn Thúy Hạnh về đồn, họ đã hỏi rất nhiều, đặc biệt là hỏi về Trịnh Bá Phương. Và nguyên văn của họ là Trịnh Bá Phương nằm trên đầu các danh sách có thể bị bắt giam.
Mỗi ngày người dân lại càng chứng kiến rõ thêm tội ác của họ đối với cụ Kình, với người dân Đồng Tâm… Mọi thứ đang phơi bày sự dối trá của họ ở mọi chiều hướng, họ đang hốt hoảng và chủ động đe dọa và đã canh giữ nhiều người lên tiếng trong nhiều ngày, đặc biệt nhấn mạnh sẽ bắt Trịnh Bá Phương.
Vì tôi đã nghe tiếng khóc của những bà mẹ, những đứa trẻ, chứng kiến những cảnh tang thương… Tôi thấy mình không thể nào im lặng dù biết phía trước rất hiểm nguy. Tôi chấp nhận tất cả xảy đến với mình, chỉ mong đưa mọi thứ ra ánh sáng công lý, trước toàn thể người dân Việt Nam, và trả lại công bằng và sự thật cho những người dân Đồng Tâm đang chịu oan ức.
Với người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, quân đội nhìn chung rất tốt. Kể từ khi căng thẳng bùng lên do tranh chấp đất đai giữa dân Đồng Tâm với chính quyền, bộ Quốc Phòng đã không có quan điểm chính thức. Tuy nhiên, trên thực tế, bộ Quốc Phòng đã giữ thái độ nước đôi. Sau đây là một số nhận định của Luật sư Ngô Anh Tuấn (Hà Nội) với RFI tiếng Viet
Ai đang tranh chấp với ai?
Quân đội, công an hay nhiều lực lượng khác sinh ra là để bảo vệ an ninh, an toàn cho quốc gia, dân tộc, bảo vệ quyền và quyền lợi chính đáng của người dân. Từ xưa tới nay, quân đội là lực lượng có quan hệ ấm áp với dân nhất. Họ sống gần dân và ít xảy ra mâu thuẫn với dân nhất. Thực tế, quân đội cũng không có nhiều thủ tục hành chính liên quan tới dân mà chủ yếu liên quan tới quân nhân mà thôi. Vì thế, họ cũng không có cơ sở, điều kiện để ”hành dân” như một số cơ quan hành chính nhà nước khác. Thành ra, trong con mắt người dân, quân đội vẫn là ổn nhất.
Trong con mắt bà con Đồng Tâm, quân đội cũng rất tốt. Bao nhiêu năm qua, quân và dân vẫn sống với nhau hiền hoà, không có tranh chấp, cãi cọ liên quan tới ranh giới đất đai. Nếu không có sự kiện Viettel định lấy đất, với tuyên bố để làm công trình quốc phòng thì mối quan hệ quân dân chắc chắn vẫn như xưa. Mối quan hệ dẫu có chút xáo trộn, nhưng thực tế không có gì trầm trọng, vì quân đội vẫn im lặng, không khẳng định rằng họ có tranh chấp với dân.
Tuy nhiên, khi người dân có văn bản gửi cho bộ trưởng Quốc Phòng về diện tích đất đang tranh chấp thực chất có phải là đất quốc phòng hay không thì không được bộ trưởng trả lời trả lời. Người dân chỉ nhận được văn bản “đá” trách nhiệm sang cho UBND thành phố Hà Nội (Văn bản số 615/BT-TTr ngày 25/6/2019 do đại tá Phạm Văn Tài, phó chánh Thanh Tra xét khiếu tố ký), trong khi cơ quan này (UBND Hà Nội) đã có kết luận đây là đất quốc phòng từ giữa năm 2017, nhưng kết luận này đã bị người dân khiếu nại lên cấp có thẩm quyền cao hơn.
Người dân băn khoăn rằng, nếu đã là đất của quân đội, đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, đương nhiên những người đứng đầu bộ Quốc Phòng phải biết (và không thể nói không biết được), không phải chờ kết luận của ai cả. Và, nếu như dân có tranh chấp đất với quân đội thì đương nhiên, các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết cũng là các cơ quan có liên quan của bộ Quốc Phòng phải ”ra tay” trước chứ không thể là trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp hay Toà án nhân dân các cấp, trừ khi bộ Quốc Phòng khẳng định đất đai này không phải là của mình và mình không có liên quan gì.
Thái độ lập lờ, nước đôi
Như vậy, quân đội thể hiện ra bên ngoài là không tranh chấp với người dân, nhưng chính cách giải thích lập lờ, nước đôi, không kiên quyết của những người có thẩm quyền của bộ Quốc Phòng là hành động tự loại bỏ quyền của mình trong việc giải quyết vụ việc, nặng lời hơn, đó là hành vi lẩn tránh trách nhiệm, không dám đối diện với người dân để phân định đúng sai. Cũng chính việc này mà từ UBND thành phố Hà Nội tới Thanh Tra Chính phủ đều vượt mặt, xem thường vai trò của bộ Quốc Phòng, tự làm thay vai trò của bộ Quốc Phòng trong gần như toàn bộ các công việc (ngoại trừ việc xây tường bao quanh khu đất tranh chấp là do chính quân đội thực hiện).
Những người có hiểu biết nhìn vào, họ có thể đánh giá rằng ”đất quốc phòng” chỉ là cái cớ để việc thu hồi đất có thể diễn ra một cách thuận lợi và ít tốn kém hơn mà thôi (còn có ai được hưởng lợi hay không thì không rõ). Sự thiếu trách nhiệm của bộ Quốc Phòng trong việc này góp phần nhân lên nỗi bức xúc khôn nguôi của người dânvà có thể đó là một trong những nguồn cơn dẫn tới sự kiện động trời vừa qua.
Có thể khẳng định rằng, sự việc đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ngày 09/01/2020, ngoài những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm trực tiếp liên quan thì Thanh Tra Chính phủ cũng có phần trách nhiệm, và đương nhiên, trách nhiệm của bộ Quốc Phòng cũng không thể được loại trừ.
Lấy đất rồi, người ta sử dụng nó ra sao?
Giả sử tất cả đất tranh chấp đều là quốc phòng vậy sau khi xây tường bao xong rồi, họ sẽ làm gì với nó? Có 3 tình huống có thể xảy ra:
1. Tiếp tục bỏ hoang, cây cối mọc um tùm giống như dự án sân bay Miếu Môn khoảng 40 năm nay.
2. Giao đất cho nhà đầu tư bên ngoài làm dự án như đồn đoán của nhiều người.
3. Thực hiện một dự án quốc phòng khác.
Trong 3 khả năng trên, khả năng đầu tiên là hiển hiện, dễ xảy ra, nếu không nói là chắc chắn xảy ra; phương án 2 thì khó ai dám về đầu tư tại vùng đất đau thương và đầy rủi ro này; còn phương án 3 sẽ là một phương án tốn kém tiền của đầu tư và cực kỳ khó khả thi vào thời điểm này, khi mà ngân sách chi tiêu Nhà nước ngày càng eo hẹp.
Thử tìm một giải pháp
Bất luận vụ việc tranh chấp nêu trên đúng sai thế nào, tới đây bộ Quốc Phòng cần giao trả toàn bộ phần đất mà quân đội chưa sử dụng trên địa bàn xã Đồng Tâm (cả phần trước đây và phần mới xây tường bao thêm) về cho UBND thành phố Hà Nội để cơ quan này giao trả lại cho chính quyền địa phương giao phân bổ cho người dân có nhu cầu canh tác theo đúng thẩm quyền.
Dân số xã Đồng Tâm hiện trên dưới 10.000 người và không ngừng tăng lên, đa số dân thuần nông, nhưng quỹ đất dành cho canh tác ngày càng bị thu hẹp. Do đó, thay vì tìm mọi cách để chứng minh đất tranh chấp nêu trên là đất quốc phòng để thu hồi đất rồi bỏ hoang, hay vẽ nên các dự án mà sau khi đã giải phóng mặt bằng xong rồi, người ta còn chưa biết gọi tên nó là gì, hiệu quả đến đâu, thì nên giao trả nó về cho chính quyền địa phương quản lý, rồi từng bước chia lại cho dân, đây là cách rút lui trong danh dự của bộ Quốc Phòng và là giải pháp đúng luật và nhân văn.
Đừng đem hai chữ ”quân sự”, ”quốc phòng” ra dọa dân, vì dù cho đó có là đất quốc phòng đi chăng nữa thì cũng hoàn toàn có thể bị thu hồi, do vi phạm pháp luật về đất đai. Cụ thể là đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm (Điểm đ, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai 2013) hoặc đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng (Điểm i, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai 2013)… Sẽ không có ngoại lệ cho bất kỳ chủ thể sử dụng đất nào, nếu người ta thực sự tôn trọng các quy định của luật pháp.
Theo Điều 4 Luật Đất đai 2013: ”Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”. Vậy nên, bộ Quốc Phòng cũng không cần phải lo lắng, nếu như phải ”tự nguyện” trả lại đất cho chính quyền để họ điều tiết, phân bổ cho dân vì khi cần sử dụng, có dự án khả thi rõ ràng, thì Nhà nước có thể thu hồi và giao lại, chứ không nên lấy đất về để hoang hoá, trong khi dân chúng lại không có đất để canh tác, như vậy vừa trái luật, vừa trái đạo lý.
Nhiều loại dưa nặng 17 đến 21 kg, được trang trí bắt mắt bày bán tại TP Long Xuyên ngày cận Tết.
Dưa hấu “khổng lồ” khắc chữ, dưa hình hồ lô, dưa hình thỏi vàng… là những sản phẩm đang được nhiều tiểu thương bày bán tại TP Long Xuyên (An Giang), phục vụ nhu cầu mua sắm chưng Tết của người dân.
Dọc đường Hai Bà Trưng và Nguyễn Huệ, có khoảng 20 gian hàng bán đủ loại dưa độc lạ chào mời khách.
Anh Phạm Hùng Cường, chủ một sạp dưa cân thử trái dưa hấu 18 kg. Anh cho biết, loại dưa này có ruột dày và vỏ mỏng, được nhập từ Long An. “Tôi bán dưa đã được 17 năm. Những năm gần đây tôi thường bán dưa lớn vì nó đặc biệt, ít đụng hàng. Mỗi trái dưa trong sạp này lớn bằng cả bụng bia của tôi”, anh Cường tếu táo nói.
Mỗi trái dưa hấu được khắc hình hoa, các chữ Lộc, Phát, Tài… có giá từ 300.000 – 400.000 đồng.
Vốn là thầy giáo dạy mỹ thuật, anh Trần Phú tận dụng dịp Tết làm cộng tác viên cho một sạp dưa. Mỗi ngày, anh vẽ từ 20 đến 30 cặp với thu nhập từ 2 đến 3 triệu đồng.
Cũng theo anh Phú, mỗi cặp dưa được vẽ hoa, có giá từ 180.000 đến 300.000 đồng, tùy vào kích thước và yêu cầu của khách.
Để khắc một cặp dưa trung bình mất khoảng 30 phút.
Khách hàng đang phân vân chọn cặp dưa hấu có khắc chữ “Chúc mừng năm mới” hay “Vạn sự như ý” có giá 700.000 đồng. Theo các chủ sạp, dịp Tết này, trung bình mỗi ngày có thể bán 5-10 cặp dưa lớn.
Dưa hấu tạo hình hồ lô được tiểu thương nhập từ Long An có giá từ 250.000 đến 350.000 đồng mỗi cặp, tùy theo kích thước.
Dưa hấu hình vuông và thỏi vàng được gia đình anh Hữu Toàn trồng tại Đồng Tháp để đem lên TP Long Xuyên bán. Theo chủ sạp, mỗi cặp dưa vuông có giá khoảng 500.000 đồng, riêng dưa thỏi vàng có giá một triệu đồng mỗi cặp vì kỹ thuật tạo hình khó, tỷ lệ thành công chỉ là 20%.
“Dưa vuông ăn không ngon. Mua dưa này, người ta thường không để ý đến chất lượng, chủ yếu là dáng đẹp và chưng bền. Nó có thể chưng đến tháng 10, lúc này ruột bên trong khô.”, anh Toàn cho biết thêm.
Năm nay, mẹ tôi đã 102 tuổi, nhưng bà cụ vẫn ở quê với cây cối, vườn tược, lợn gà.
Các con đều có nhà cao cửa rộng ở thành phố cả. Nhưng mẹ không ra ở phố. Bà cụ không chịu nổi sự ồn ào, phồn tạp của phố phường. Cụ bảo: “Dân thành phố nó chẳng có tình cảm gì cả. Gặp nhau chẳng chào. Nhà bên này có người chết. Nhà dãy đằng kia vẫn mở nhạc xập xình. Thế thì sống sao nổi hả giời?”. Cụ lại còn bảo: “Tao sinh ra ở đây, sống ở đây thì cũng chết ở đây thôi. Tao đi thì cây cối nó ở với ai?”. Mẹ không ra phố mà mấy anh em cũng không thể về quê ở được nên bà chị gái phải trụ lại ở quê để chăm sóc mẹ già. Dù bận bịu công việc đến đâu, tháng nào tôi cũng về quê. Rồi Tết nào cũng về.
Căn nhà của những gia đình nông dân đồng bằng Bắc bộ thường rất giống nhau, dẫu số phận họ khác nhau, sự giàu nghèo cũng rất khác nhau. Dù tường đất mái gianh hay tường xây mái ngói hoặc nhà bê tông mái bằng thì cũng thường chỉ có ba gian. Ca dao xưa “Ba gian nhà rạ loà xoà”. Rồi Nguyễn Bính “Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều”. Tôi thuở oắt con cũng “Ba gian nhà nhỏ – Đầy tiếng võng kêu”.
Trong ba gian nhà ấy, gian giữa là quan trọng nhất. Đó là gian thờ tổ tiên, cũng là gian dùng để “đối ngoại”. Tất cả những gì sang trọng nhất của cả gia đình, thậm chí của cả dòng họ đều được trưng ra ở đây: Bảng gia đình vẻ vang, Bằng Tổ quốc ghi công; rồi giấy khen, bằng khen, huân chương, huy chương, rồi hoành phi, câu đối; rồi tủ chè, tủ gương. Sau ô kính tủ là những bộ cốc pha lê, những vỏ chai rượu tây được sưu tầm ở rất nhiều nơi. Vỏ chai cũng thành vật trang trí. Bởi đó là những đồ ngoại đắt tiền. Trông rõ ra là một gia đình giàu có, vương giả.
Nhưng đó là cái giàu ảo, cái sang ảo, chỉ phô ra, khoe với thiên hạ. Còn đời sống thực của cả gia đình lại chìm khuất ở gian bên. Đó là gian buồng quanh năm tối mò. Ở đấy lỉnh kỉnh những âu muối, lọ mắm, rồi chum khoai, vại gạo, rồi những tấm áo tã, vắt trên cây sào treo bên tường. Mùi ẩm mốc. Mùi của trăm thứ lưu cữu. Chịu không thể phân biệt được một cách rạch ròi. Chỉ biết nó là mùi của sự sống thực.
Tết đến cũng thế. Tết ở ngoài sân, ở gian ngoài, chứ nơi này thì quanh năm vẫn âm u thế. Căn nhà tôi cũng vậy. Thuở xưa là ba gian nhà mái rạ. Nó cũng hao hao như nhà anh Pha, chị Dậu. Năm 1972, bố mẹ tôi mới dựng được thành nhà ngói ba gian. Căn nhà chỉ xây bằng mỗi một bao xi măng trộn với vôi cát. Vậy mà không hiểu sao, nó vẫn tồn tại được đến bây giờ.
Ngày xưa, khi tôi còn là một cậu bé, những ngày Tết rậm rịch lắm. Cả nhà chuẩn bị lá dong, gạo nếp trước đó đến mấy ngày. Rồi gói bánh, luộc bánh, thức suốt đêm, chờ ăn miếng bánh chưng đầu tiên. Giây phút ấy sướng lắm. Người bận nhất nhà vào dịp Tết là mẹ tôi. Chiều 29 Tết, mẹ tôi thường pha một thùng nước vôi, buộc túm ngọn chổi rơm lại, rồi bảo tôi ra quét vào các gốc cây. Tôi rất ngạc nhiên. Mẹ tôi bảo: “Để sắm áo mới cho cây cối. Ngày Tết, mình mặc áo mới thì cây cối nó cũng được mặc áo mới chứ”. Thế là tôi ra vườn, lọ mọ quét nước vôi lên từng gốc cây. Cây bưởi, cây dừa, cây cau, cây na, cây mít. Sáng mồng Một, đúng ngày đầu năm mới, nước vôi khô, cả khu vườn nhà tôi sáng rực lên, tưng bừng trong màu trắng đồng phục của cây cối.
Bữa cỗ tân xuân, mẹ tôi cũng lại sẻ thức ăn, chia làm nhiều phần. Phần nào cũng có đầy đủ các món, xôi, chè, thịt, miến, dưa hành… rồi bảo tôi cho gà, lợn, chó, mèo cùng ăn. Người ăn món gì thì những con vật nuôi trong nhà cũng được ăn những thứ ấy. Mẹ bảo: “Mình có Tết, chúng nó cũng phải có Tết chứ!”. Một tối, mẹ bảo tôi mang đèn ra vườn hái trầu, nhớ vặn to ngọn đèn, để cây trầu nhận ra chủ, không phải là kẻ trộm. Trước khi hái, phải nói: “Trẩu trẩu trầu trầu. Mày làm chúa tao. Tao làm chúa mày. Tao không hái ngày. Thì tao hái đêm. Tỉnh dậy cho tao hái”. Ngày xưa, mẹ hái trầu đêm, bà tôi cũng dặn thế. Không nói như vậy, giàn trầu sẽ lụi. Tôi chẳng biết đấy có phải là ca dao không hay chỉ là câu vè mẹ chợt nghĩ ra để dạy tôi thôi, vì trong kho tàng ca dao, không có mấy câu ấy.
Khi bà ngoại mất, mẹ xé chiếc khăn tang ra thành hàng trăm mảnh nhỏ: “Con hãy ra đeo tang cho cây cối đi, không cây nó héo lụi mất. Bà mất rồi. Con thấy cây cối nó có buồn không?”. Thế là tôi lại ra vườn, lụi cụi đeo tang cho từng cây trầu, cây cau, cây na… Cả khu vườn nhà tôi cũng lại trắng xoá một màu tang tóc.
Có lần, chiều 29 Tết tôi về, thấy cây cối trong khu vườn nhà tôi đã trắng xoá một màu đồng phục mới. Tết như Tết năm nảo năm nào. Tôi ngạc nhiên quá, vì nhà tôi không còn trẻ con nữa. Các cháu nội ngoại của bố mẹ tôi cũng đều đi học xa, rồi theo nhau ra thành phố ở cả. Mẹ tôi cười: “Mẹ quét hôm qua đấy. Quét thế cho cái vườn nó ấm. Nhà mình cũng ấm. Như các con vẫn còn bé tí, vẫn lăng xăng ríu rít ở nhà”.
Trong con mắt tôi, cây cối, trâu bò, gà lợn, chó mèo cũng có niềm vui, nỗi buồn như những con người. Tình cảm ấy, tôi tiếp nhận được từ mẹ. Tiếp nhận rất tự nhiên và nói ra cũng rất tự nhiên. Lúc ấy, tôi hoàn toàn không biết đó là thủ pháp nhân hoá trong nghệ thuật. Mẹ tôi cũng không có ý định dạy tôi làm nghệ thuật. Vì bà chưa từng được cắp sách đến lớp ngày nào. Mãi sau này, tôi mới hiểu mẹ tôi. Đó là khi các anh chị tôi có con. Mẹ dặn: “Chúng mày phải dạy trẻ con yêu thiên nhiên, yêu cây cối và các con vật trong nhà. Một đứa trẻ bẻ ngọn cây non mới trồng, bắn chết con chim đang bay, hay phang gãy chân con gà, con chó thì rồi sau này lớn lên, chúng nó cũng sẽ làm điều ác đối với con người”.
hình ảnhOTHERÔng Nguyễn Quang A, bà Nguyễn Nguyên Bình, bà Đặng Bích Phượng (từ phải sang) trong số những người tới các cơ quan công quyền của TP Hà Nội để nộp ‘đơn tố giác tội phạm’
Cần phải làm rõ vì sao ông Lê Đình Kình, người đứng đầu cuộc khiếu nại đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, ‘bị giết, bị giết bởi ai, bằng phương tiện nào, với mục đích gì’ và đó là lý do vì sao một ‘đơn tố giác tội phạm’ được ông Nguyễn Quang A và một nhóm những người ký tên đã thực hiện và gửi cho các cơ quan công quyền của thành phố Hà Nội, như lời ông nói với BBC hôm thứ Ba.
“Rất là đơn giản, đơn của chúng tôi chỉ có 3-4 dòng thôi. Thứ nhất là theo luật Việt Nam, thì mọi công dân khi thấy có chuyện bất công, thì có thể làm đơn tố giác tội phạm ấy,” ông Nguyễn Quang A nói với BBC News Tiếng Việt hôm 21/01/2020.
“Việc cụ Kình bị giết thì ai cũng rõ rồi, Công an người ta cũng thông báo, rồi trên mạng xã hội, những video clips, rồi hình ảnh nói rất rõ.
“Hay nói cách khác là đã xảy ra một vụ ‘giết người,’ ông Quang A nói về vụ việc mà theo phía nhà nước, là một vụ gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ.
“Chúng tôi không dùng tính ngữ, hay là cái gì có tính chất là phán xét cả, nhưng mà thực sự là đã xảy ra một vụ ‘giết người hết sức dã man và tàn bạo’
“Bây giờ những sự thực ấy được nêu ra ở trong kiến nghị của chúng tôi và chúng tôi theo đúng điều 144 của Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, thì chúng tôi tố cáo vụ ấy.”
Tố cáo để làm gì?
Vì sao chúng tôi đòi điều tra cái chết của cụ Kình?
Bình luận về việc đơn tố giác được tiếp nhận và thái độ của người đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội khi đơn được nộp cùng ngày 21/01 tời Viện này cùng cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội, và lý do của động thái gửi đơn tố giác, ông Quang A nói tiếp:
“Ông ở Viện Kiểm sát nói rằng cái này thì ai cũng biết rồi, đúng là ai cũng biết rồi, nhưng ở đằng sau, thì tố cáo để làm gì?”
“Yêu cầu các ông phải khởi tố một vụ án hình sự về việc giết cụ Kình, đơn giản thế thôi.”
Lá đơn đề ngày 21/01/2020, với một danh sách gồm nhiều người ký tên, trong đó có các vị như Nguyễn Nguyên Bình, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thúy Hạnh, Trần Thanh Vân, Nguyễn Đăng Quang, Trương Văn Dũng, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh, có đoạn viết:
“Theo Điểm 1. Điều 144 Bộ Luật Tố Tụng Hình sự, Luật số 101/2015/QH13 ngày 27/11/2015, chúng tôi, các công dân Việt Nam ký tên sau, tố giác hành vi vi phạm pháp luật hình sự dưới đây. Qua thông tin của Bộ Công An và các video clip trên mạng, các sự thật sau đây đã được phát hiện:
1) Ông Lê Đình Kình, thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã bị giết sáng sớm ngày 9/1/2020.
Bản ảnhOTHERViệc nộp đơn và tiếp nhận diễn ra vào ngày 21/01/2020 tại Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội
2) Ông Kình đã bị bắn từ cự ly gần vào tim, vào đầu, bị đánh trật khớp đầu gối và chết;
3) Xác ông Kình đã bị mổ và được trao lại cho gia đình để mai táng.
“Từ các sự thực trên, chúng tôi cho rằng đã xảy ra sự phạm tội giết ông Lê Đình Kình. Chúng tôi đề nghị các Quý cơ quan nhận đơn tố giác này (theo Điều 145) và tiến hành theo đúng quy trình của Luật (từ Điều 145 đến 150) và khởi tối vụ án hình sự.”
Vụ việc hôm 09/1 xảy ra ở xã Đồng Tâm đã khiến 4 người thiệt mạng, trong đó ngoài ba cảnh sát ‘hy sinh’, thì ông Lê Đình Kình theo nhà chức trách và Bộ Công an đã thiệt mạng trong lúc chống đối người thi hành công vụ.
Ông Kình và những người trong Tổ Đồng thuận bị cáo buộc đã nhận tiền và chịu sự chỉ đạo của một số tổ chức, cá nhân bị chính quyền Việt Nam liệt vào hàng tổ chức, hay cá nhân phản động và khủng bố, vi phạm pháp luật và đe dọa an ninh, đe dọa chính quyền và Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Trong diễn biến liên quan vụ Đồng Tâm, chiều 21/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.
Việt Nam nói hôm 9/1 tại xã Đồng Tâm, ba công an, trong đó có hai thuộc lực lượng này, đã hy sinh.
Trang web chính phủ dẫn lời ông Nguyễn Xuân Phúc nói tại đây rằng gần 30 cán bộ Nhà nước có vi phạm đã bị xử lý, trong đó có một số bị xử lý hình sự vì để xảy ra khiếu kiện của người dân.
hình ảnhOTHERÔng Lê Đình Kình, cựu bí thư xã Đồng Tâm, cựu chiến binh, đảng viên đảng Cộng sản với 60 năm tuổi đảng, thiệt mạng trong biến cố hôm 09/01/2020 ở xã này
“Tuy nhiên, mặc dù đã hiểu rõ bản chất sự việc, được tuyên truyền, vận động nhiều lần, nhưng rất đáng tiếc, một số cá nhân cố tình vi phạm pháp luật, thậm chí là sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, chống lại lực lượng chức năng làm 3 chiến sĩ công an hy sinh,” trang web chính phủ tường thuật lời ông Nguyễn Xuân Phúc.
“Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chúng ta kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người dân và cũng tuyên truyền, vận động mọi người dân sống và làm việc theo pháp luật.
“Tuy nhiên, chúng ta cũng cần bảo đảm pháp luật phải được thực thi nghiêm minh. Tất cả cán bộ, công chức và người dân đều phải có nghĩa vụ thực hiện đúng quy định của pháp luật, bất kể ai vi phạm đều phải xử lý theo đúng quy định,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ quan điểm.
hình ảnhMANAN VATSYAYANA/GETTY IMAGESĐại hội 13 sẽ diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực. Nhưng Việt Nam sẽ quay lại với mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống hay duy trì Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước?
Đâu là ưu thế/ hạn chế của ba ứng viên tiềm năng của chức vụ cao nhất tại Đại hội 13 sắp tới của Đảng CSVN. Và với lãnh đạo mới, chiến dịch ‘đốt lò’ sẽ như thế nào?
Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định nhân sự chủ chốt của đảng này, và cũng là của chính quyền Việt Nam trong nhiệm kỳ mới.
Đây là nhóm mà lâu nay vẫn được gọi là “tứ trụ”, liên hệ đến 4 chức danh chủ chốt của đảng CS và nhà nước Việt Nam là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội. Nhưng tất nhiên, trong hệ thống chính trị do đảng CS lãnh đạo ở Việt Nam, quan trọng nhất vẫn là chức danh Tổng bí thư của đảng.
Hợp nhất hay quay lại truyền thống?
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, nghiên cứu viên, Trung tâm Tương lai Chính sách, Khoa Nhân văn và Xã hội học, Đại học Queensland, Úc, trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt qua điện thoại cho rằng, hiện có ba ứng cử viên nổi lên cho vị trí Tổng bí thư là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Hải, câu hỏi lớn nhất mang tính quyết định đến việc lựa chọn là liệu đảng cộng sản có tiếp tục theo đuổi việc hợp nhất chức danh Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện tại, hay quay về với mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống.
Tiến sĩ Hải cũng lưu ý, việc dùng từ ‘hợp nhất’ chưa hẳn đã chính xác, mà chỉ tiện cho cách diễn giải cho cấu trúc quyền lực phức tạp ở các hệ thống chính trị như Việt Nam và Trung Quốc. Bởi lẽ, Điều lệ Đảng CSVN và Hiến pháp Việt Nam vẫn có quy định riêng cho chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, nên dù một người đảm nhận hai chức vụ thì đây vẫn là hai chức vụ riêng rẽ trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Nếu quay lại với mô hình truyền thống, nghĩa là bốn vị trí ‘tứ trụ’ do bốn ủy viên bộ chính trị khác nhau đảm nhiệm, thì ông Trần Quốc Vượng có nhiều lợi thế để trở thành Tổng bí thư, bởi ông là người hiện ở vị trí quyền lực thứ tư trong Đảng (sau khi ông Trọng đảm nhiệm luôn cả vị trí Chủ tịch nước từ tháng 8/2018). Ông cũng từng đảm nhiệm vị trí phù hợp với chức danh lãnh đạo đảng. Ở vị trí này, quy định về tuổi tác cũng có thể được áp dụng với trường hợp ngoại lệ.
Một mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống khi đó cũng sẽ có mở ra lựa chọn khác, như Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch hay thậm chí Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.
Trong khi đó, nếu tiếp tục giữ mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện nay, đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có nhiều lợi thế hơn.
Muốn chống tham nhũng có cần dân chủ?
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cũng cho rằng, dẫu hiện tại đang đặt vấn đề về việc kiểm soát quyền lực, nhưng xét các yếu tố về sự ủng hộ trong đảng thì mô hình kiêm nhiệm hai chức danh này có phần được ủng hộ.
Ông Hải cũng lưu rằng, vấn đề một người vừa nắm giữ chức Tổng bí thư vừa làm Chủ tịch nước đã được đặt ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8, 9. Tuy nhiên, khi đó chưa hội đủ điều kiện về ‘thiên thời, địa lợi, nhân hòa’ như lần này.
Theo Tiến sĩ Hải, tuy nhiên, việc hợp nhất không chỉ đòi hỏi người đảm nhận chức vụ đó cả về uy tín lẫn năng lực, thì bộ máy giúp việc cũng phải rất rạch ròi, đòi hỏi sự phối hợp rất nhuần nhuyễn trong các bộ máy này để chức trách của mỗi chức vụ khác nhau, tránh không bị nhầm lẫn về chức năng và cách điều hành của từng vị trí.
Ông Nguyễn Xuân Phúc là ‘ứng viên sáng giá’?
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, xét về lợi thế từ cách thức thể hiện năng lực điều hành, xử lý vấn đề, ông Nguyễn Xuân Phúc là ứng cử viên sáng giá.
Theo Tiến sĩ Hải, “thành tựu kinh tế của Việt Nam trong nhiệm kỳ hiện nay, đặc biệt là trong năm 2019 vừa qua, cũng như sự thể hiện của ông Phúc qua trong các hoạt động đối ngoại thời gian qua đã cho thấy điều đó”.
Hơn nữa, kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng bị lâm bệnh ở Kiên Giang đến nay, ông Phúc đã đứng ra gần như điều hành, chỉ đạo ở những vai trò thuộc các lĩnh vực như quốc phòng, công an, vốn do Tổng bí thư đảm trách.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, với tất cả những kinh nghiệm như thế, cũng như với việc sang năm ông Phúc ở tuổi 67 – độ tuổi không phải là quá cao – đồng thời, bằng quan sát cũng thấy, ông Phúc đủ điều kiện về sức khỏe để đảm trách được công việc của một Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.
hình ảnhNHAC NGUYEN/GETTY IMAGESÔng Nguyễn Xuân Phúc được cho là ứng cử viên sáng giá nếu vẫn duy trì mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.
Về Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, bà Ngân sẽ phù hợp với vị trí Thủ tướng bởi bà có kinh nghiệm điều hành Quốc hội. Bà cũng từng là thành viên Chính phủ phụ trách lĩnh vực Lao động – thương binh và xã hội hay Thứ trưởng Bộ Tài chính, cũng như từng kinh qua kinh nghiệm từ cơ sở.
Tuy nhiên, bà Ngân cũng không dành được sự ủng hộ hoàn toàn, vì vẫn có ý kiến cho rằng, bà chưa đủ tầm để làm thủ tướng.
Một ứng cử viên khác cho vị trí này thay vì bà Ngân là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ – người đang phụ trách mảng kinh tế của chính phủ.
Ông Trần Quốc Vượng sẽ có lợi thế để trở thành Tổng bí thư nếu đảng quay lại với mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống. Tuy nhiên, ông lại chưa thể hiện nhiều ở lĩnh vực đối ngoại hay điều hành về kinh tế, nên nếu chọn mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện nay, thì ứng viên số một vẫn là ông Nguyễn Xuân Phúc.
Còn nếu quay lại mô hình ‘tứ trụ’, sẽ có thêm một ủy viên bộ chính trị đảm nhận một trong bốn vị trí này. Khi đó, những ứng cử viên thích hợp có thể là ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội hoặc ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP HCM.
Khi được hỏi về dự đoán trước đây của một số nhà quan sát liên quan đến khả năng ông Nguyễn Thiện Nhân trở thành Thủ tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, điều này là khó.
Ông nói: “Sẽ ít người ủng hộ việc ông Nhân trở thành Thủ tướng, bởi nhìn vào thành tích của ông khi còn là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, rồi Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam hay ngay cả khi ông vào TP HCM đảm nhiệm Bí thư Thành ủy, thì chúng ta thấy ông là người ôn hòa, không quyết liệt.
“Trong khi đó, với tăng trưởng GDP ở mức 7,2% như năm 2019 thì việc trong những năm tới, duy trì đà tăng trưởng cao hơn hay ít nhất không thấp hơn mức đó là rất khó. Điều này đòi hỏi Thủ tướng phải là người rất năng nổ, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành. Thứ hai, vị trí Thủ tướng hiếm khi được chọn từ những trường hợp đặc biệt về tuổi, trong khi sang năm 2021, ông Nhân đã ở tuổi 68, nên nếu không đảm nhận chức vụ trong đảng thì sẽ rất khó vượt qua quy định về giới hạn độ tuổi”.
Không phức tạp như trước đại hội 12
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, việc xác định các ứng cử viên Bộ Chính trị khóa tới sẽ không gặp nhiều khó khăn như thời điểm năm 2016 -trước đại hội 12, vì thời điểm hiện nay rõ ràng là không phức tạp bằng.
Về nhân sự cao nhất, theo ông Hải, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gần như chắc chắn sẽ nghỉ do sức khỏe không bảo đảm và bản thân ông có lẽ cũng không muốn tiếp tục tại vị. Do vậy, việc chuyển giao quyền lực sang thế hệ lãnh đạo mới là điều gần như chắc chắn.
Về danh sách những người sẽ tham gia bộ chính trị khóa mới, theo Tiến sĩ Hải, hầu như cũng đã được chốt. Bởi trong tổng số 15 ủy viên bộ chính trị hiện có, 7 người sẽ tại vị.
Đồng thời, đội ngũ tham gia tham gia bộ chính trị khóa 13, nếu hiện nay họ đang là thành viên ban bí thư sẽ dễ dàng hơn, như các ông như Trần Cẩm Tú, Nguyễn Văn Nên, Phan Đình Trạc, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Xuân Thắng, và Lương Cường… Tất cả những vị đó đều có thể vào ủy viên bộ chính trị được.
Như vậy, ít nhiều có thể thấy, danh sách Bộ chính trị khóa mới không có nhiều biến động.
hình ảnhGETTY IMAGESViệc lựa chọn nhân sự tại Đại hội 13 được cho là sẽ không phức tạp như trước Đại hội 12
Còn với danh sách ứng cử viên tham gia ban chấp hành trung ương khóa 13 mới, theo Tiến sĩ Hải, hiện cũng đã ổn định. Những ứng viên thuộc các bộ, ngành trung ương đủ điều kiện để tái cử khá rõ ràng, những người dự kiến sẽ tham gia khóa mới đã được luân chuyển về các địa phương.
Đồng thời, nhân sự chủ chốt ở địa phương, cũng là người sẽ tham gia ban chấp hành Trung ương khóa mới, cũng đã được chuẩn bị cho đại hội ở cấp địa phương và được đào tạo các khóa cấp chiến lược.
“Tất nhiên, danh sách ấy có thể sẽ có thay đổi trước đại hội nhưng tôi cho là không nhiều”, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải nói.
‘Lò’ vẫn nóng, bất kể ai là lãnh đạo?
Khi được hỏi việc một ban lãnh đạo mới có ảnh hưởng đến chiến dịch ‘đốt lò’ hiện nay của ông Nguyễn Phú Trọng hay không, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, chiến dịch này sẽ tiếp tục.
“Đảng CSVN sẽ quyết tâm đẩy mạnh chống tham nhũng. Điều này rất quan trọng để bảo đảm tính chính danh, duy trì niềm tin tưởng vào chế độ.
“Khi phân tích tình hình chính trị Việt Nam, ít người để tâm đến mức trần mà đội ngũ lãnh đạo hiện nay đã vạch ra và mong đợi của người dân. Bất cứ sự thay đổi nào, nếu tốt hơn thì không sao, nhưng nếu kém đi sẽ đe dọa đến sự tồn tại và tính chính danh của chế độ. Người dân mong đợi sự thay đổi nhưng là sự thay đổi để tình hình tốt hơn lên chứ không phải là ngược lại.
“Nếu một cá nhân nào đó lên nắm quyền mà không tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng thì người đó đi ngược lại với mong đợi của người dân và điều đó sẽ đe dọa đến chế độ”, Tiến sĩ Hải nói với BBC News Tiếng Việt.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cũng cho rằng, mô hình chống tham nhũng nhiệm kỳ tiếp theo sẽ khác đi.
“Chiến dịch chống tham nhũng hiện nay đang tập trung vào các đại án và đó là di sản của nhiệm kỳ trước. Danh sách các đại án sẽ tiếp tục bị điều tra, truy tố và xét xử trong năm 2020 đã được chốt tại phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng hôm 15/1 vừa qua.
“Giả sử nếu trong nhiệm kỳ tới xác định những đại án lớn, thì đó sẽ là đại án của nhiệm kỳ này. Điều đó đồng nghĩa với việc xác nhận là nhiệm kỳ này có vấn đề. Và khi đó, tạo cảm giác là nhiệm kỳ mới lên bới móc lại các sai phạm của nhiệm kỳ trước.
“Như vậy, bên cạnh giải quyết nốt những đại án đã xác định trong nhiệm kỳ này nhưng chưa công khai thì nay tiếp tục xử lý, cuộc chiến chống tham nhũng ở nhiệm kỳ tới sẽ có hướng đi khác” ông Hải nhận định.
Do vậy, Tiến sĩ Hải dự đoán rằng, chiến dịch chống tham nhũng nhiệm kỳ tới sẽ tập trung vào những tham nhũng ở quy mô nhỏ hơn, tham nhũng vặt, hay chuyện nhận hối lộ chẳng hạn, chứ không mở ra các đại án lớn.
“Việc xử lý các vụ án tham nhũng vặt ở cấp cơ sở một mặt sẽ làm trong sạch bộ máy chính quyền cơ sở và củng cố niềm tin của người dân, mặt khác sẽ tránh sự chú ý đến hệ thống quyền lực ở cấp cao hơn”, Tiến sĩ Hải nhận xét.
Đầu năm 2020, một trader người Thuỵ Sĩ đã tiết lộ với toà án New York về việc ông kiếm được 70 triệu USD lãi bất hợp pháp từ mạng lưới giao dịch nội gián trên toàn cầu. Ngoài ra, ông cho biết thêm, ông còn chia sẻ “mối” này với nhiều người khác để lấy tiền.
Marc Demane Debih, đã nhận tội với hàng chục tội danh về giao dịch nội gián, đã đứng ra làm chứng trước các công tố viên Mỹ, ông là một nhân chứng quan trọng của chính phủ trong phiên xét xử Telemaque Lavidas – bị cáo đầu tiên bị đưa ra trước toà vì liên quan đến một âm mưu gian lận trên quy mô lớn hồi năm 2013.
Lavidas bị buộc tội vì đã tiết lộ với một người bạn – Georgios Nikas – một doanh nhân người Hy Lạp sở hữu nhiều nhà hàng ở New York, thông tin về xu hướng biến động của thị trường khi nhậm chức CEO thay cha. Nikas và Demane Debih là trung tâm của mạng lưới sử dụng những thông tin, mánh khoé từ nội bộ và các ông chủ ngân hàng để kiếm hàng chục triệu USD tiền lãi bất hợp pháp. Cựu giám đốc hàng đầu tư của Goldman Sachs – Bryan Cohen, đã nhận tội chuyển thông tin bí mật để tạo giao dịch.
Demane Debih phát biểu trước toà: “Tôi sử dụng các thông tin, thông tin mật, thông tin không được công khai lấy từ nhiều nguồn – các nhân viên ngân hàng đầu tư, những người làm việc ở các công ty, để thực hiện các giao dịch trái phép. Chúng tôi thống nhất với nhau sẽ chia sẻ những thông tin này và những lời đồn thổi. Nếu có thông tin nội gián, họ sẽ đưa cho tôi và tôi sẽ giao dịch cho họ.”
Hiện tại, trader này đang hợp tác tích cực với Mỹ để hy vọng có được sự khoan hồng khi bị kết án. Ông đã đứng ra làm chứng và hầu hết những nguồn tin có được đều đến từ các nhân viên ngân hàng. Ông cho biết ông đã liên lạc với những nguồn tin đó bằng loại điện thoại giá rẻ dùng một lần (burner phone), mua bằng tiền mặt tại London, Hy Lạp và Thuỵ Sĩ.
Tại phiên toà, Demane Debih cho biết một trong những cổ phiếu mà ông và Nikas giao dịch là Ariad Pharmaceuticals – một nhà sản xuất thuốc điều trị ung thư có trụ sở tại Boston. Cha của Lavidas – Athanase Lavidas, là cựu thành viên hội đồng quản trị của Ariad và CEO của Lavipharm – một công ty dược phẩm Hy Lạp. Athanase Lavidas không bị cáo buộc phạm tội. Demane Debih cho hay: “Nikas nói với tôi rằng ông ta nhận được thông tin từ một người bạn và cha mình.”
Khi được hỏi rằng Nikas có được thông tin đó bằng cách nào, Demane Debih nói rằng ông ta rất thân thiết với Lavidas: “Họ nói chuyện qua điện thoại và thường xuyên gặp nhau ở New York.”
Trader người Thuỵ Sĩ này cũng phát biểu với các bồi thẩm đoàn rằng một số điện thoại ở Thổ Nhĩ Kỳ – Thuỵ Sĩ tại Geveva đã tiết lộ một tin đồn hồi năm 2013 rằng Ariad sẽ được mua lại và đây là thông tin được giữ kín. Demane Debih xây dựng “kịch bản” cùng Nikas bởi ông này có thể tiếp cận lấy thông tin từ một thành viên hội đồng quản trị của Ariad, thông qua Lavidas. Nikas khi đó cho biết tin đồn đó không quan trọng, khuyên Demane Debih nên chốt vị thế mua ở Ariad. Tuy nhiên, Demane Debih lại rất tin tưởng vào tin đồn trên và nói lại rằng đó không phải thời điểm thích hợp để giữ vị thế mua đối với cổ phiếu của công ty sản xuất thuốc.
Demane Debih đã bị giam giữ ở Mỹ từ tháng 5/2019 và nhận tội thực hiện 38 giao dịch nhờ thông tin nội bộ. Ông này là nhân vật chủ chốt trong mạng lưới tiết lộ thông tin trải dài 3 lục địa. Họ chia sẻ thông tin nội gián về các thương vụ mua lại đang trong quá trình xem xét và trả tiền cho những người cung cấp thông tin.
Lavidas đã bị giam giữ kể từ khi bị bắt hồi tháng 10, cho biết Nikas có nhận thông tin từ một cựu nhân viên ngân hàng đầu tư của Centerview Partners investment – Darina Windsor. Còn Nikas đang đối mặt với các cáo buộc giao dịch nội gián nhưng hiện vẫn trốn ở Hy Lạp.
Demane Debih bị cáo buộc với 38 tội danh và cho biết ông bị bắt ở Belgrade, Serbia – nơi đã bị giam giữ 6 tháng cho tới khi bị dẫn độ về Mỹ hồi tháng 5. Các công tố viên trước đó đã cẩn thận giữ kín danh tính của ông này, cho đến khi ông nhận tội tại phiên điều trần kín vào ngày 3/10, đồng ý nộp 49 triệu USD tiền lợi nhuận từ giao dịch nội gián và hợp tác điều tra với Mỹ.
Kể từ năm 2013, các công tố viên Mỹ, hợp tác với các quốc gia khác, đã điều tra về một trang web bị cáo buộc là giao dịch nội gián, bao gồm những trader đến từ Mỹ, Anh, Pháp, Thuỵ Sĩ, Israel, Síp, Hy Lạp và Hồng Kông. Những người tham gia đã bị cáo buộc sử dụng thông tin mật từ các thương vụ sáp nhập, thay đổi theo quy định và những biến động thị trường khác liên quan đến những công ty dược phẩm. Cuộc điều tra được đưa thông tin công khai vào tháng 10 khi các công tố viên New York buộc tối 6 người, gồm Lavidas, Nikas, Cohen và Windsor.