Picasso nhí của Đức gây ra “cơn bão” trong thế giới nghệ thuật dù mới chỉ 7 tuổi

Dù mới chỉ 7 tuổi nhưng Mikail Akar đã là một cái tên nổi tiếng trong thế giới nghệ thuật. Những bức tranh của cậu bé này được bán với giá hàng ngàn USD trên toàn thế giới cậu được mọi người đặt cho biệt danh là “Picasso mầm non”.

Sinh ra ở Đức, tài năng vẽ tranh của Mikail Akar đã vô tình được phát hiện mới chỉ vài năm về trước, khi bố mẹ của cậu bé mua cho Mikail món quà sinh nhật lần thứ 4 với mong muốn cậu bé có thể thỏa sức sáng tạo những gì mình muốn.

“Chúng tôi đã mua đủ loại đồ chơi và siêu nhân, rồi nảy ra ý tưởng là tặng con trai bộ dụng cụ vẽ tranh màu nước”, cha đồng thời là người quản lý của Mikail Akar – anh Kerem Akar cho biết.

Picasso nhí của Đức gây ra cơn bão trong thế giới nghệ thuật dù mới chỉ 7 tuổi - Ảnh 1.

“Bức tranh đầu tiên trông thật tuyệt. Ban đầu tôi chỉ nghĩ rằng con trai ngẫu hứng vẽ hoặc là do vợ tôi đã vẽ nó”, Kerem Akar nói với AFP.” Tôi nghĩ có lẽ đó chỉ là sự trùng hợp, nhưng qua bức tranh thứ hai và thứ ba thì rõ ràng đây lại là tài năng của con trai tôi”.

Picasso nhí của Đức gây ra cơn bão trong thế giới nghệ thuật dù mới chỉ 7 tuổi - Ảnh 2.

Mikail Akar chuyên vẽ các tác phẩm trừu tượng và đã phát triển được những kỹ thuật vẽ tranh ban đầu cho riêng mình bao gồm găng tay đấm bốc của cha pha màu “đấm” vào khung vẽ để tạo ra bức tranh trừu tượng độc đáo.

Giới chuyên gia đánh giá sự pha trộn màu sắc trong tác phẩm của Mikail thể hiện rõ nét trường phái biểu hiện trừu tượng, khiến nhiều người gợi nhớ về danh họa trừu tượng nổi tiếng người Mỹ Jackson Pollock.

Các nhà phê bình nghệ thuật cũng cho rằng nếu tài năng tiếp tục được vun đắp và phát triển thì “Picasso mầm non” chắc chắn sẽ có một tương lai tươi sáng trong thế giới nghệ thuật, nhưng đó dường như không phải là giấc mơ mà cậu bé này sẵn sàng theo đuổi.

Picasso nhí của Đức gây ra cơn bão trong thế giới nghệ thuật dù mới chỉ 7 tuổi - Ảnh 3.

Mikail Akar cho biết rằng khi lớn lên cậu bé mong muốn trở thành một cầu thủ bóng đá bởi việc vẽ tranh khiến cậu cảm thấy khá mệt mỏi và mất quá nhiều thời gian.

Cha mẹ Mikail Akar cũng khẳng định rằng họ không thúc ép cậu bé và để cho Mikail Akar làm theo ý thích của mình, việc vẽ tranh đôi khi là một tuần một lần hoặc có khi một tháng cậu mới cầm cây bút vẽ lên.

Tuy nhiên, họ thừa nhận rằng tài năng và sự thành công của con trai mình đã khiến cuộc sống của họ có nhiều thay đổi, họ phải tiếp xúc và tìm hiểu về thế giới nghệ thuật nhiều hơn, thậm chí đã mở một công ty để xây dựng thương hiệu của cậu bé.

Picasso nhí của Đức gây ra cơn bão trong thế giới nghệ thuật dù mới chỉ 7 tuổi - Ảnh 4.

Trong buổi triển lãm bộ sưu tập mới ở Berlin vào tháng 12/2019, một khách tham quan – nhiếp ảnh gia có tên Arina Daehnick đã cho biết rằng cô cảm thấy rất ngạc nhiên khi tác giả của những bức tranh này lại là một họa sĩ mới chỉ 7 tuổi.

“Sự cân bằng và hài hòa trong bố cục bức tranh thật tuyệt vời”, Daehnick chia sẻ với AFP.

Diana Achtzig – giám đốc Phòng trưng bày nghệ thuật đương đại Achtzig ở Berlin, cho biết bà rất ấn tượng trước “trí tưởng tượng và cách biến tấu màu sắc” của Mikail.

“Miễn là có người hỗ trợ chứ không lạm dụng tài năng của cậu bé, thì họa sĩ nhí này sẽ có một tương lai tuyệt vời phía trước,” bà Achtzig nói.

Tài năng của Mikail thể hiện qua bộ sưu tập tranh trừu tượng mới nhất. Một tác phẩm trong bộ sưu tập này đã được bán với giá 11.000 euro và một phần doanh thu sẽ chuyển cho tổ chức từ thiện vì trẻ em của ngôi sao bóng đá Đức Manuel Neuer thuộc CLB Bayern Munich.

Cận cảnh trường đại học VinUni quy mô đầu tư 6.500 tỷ đồng vừa khánh thành

Cận cảnh trường đại học VinUni quy mô đầu tư 6.500 tỷ đồng vừa khánh thành

Với tổng diện tích 23ha, đại học VinUni đáp ứng quy mô khoảng 3.500 sinh viên, cán bộ giảng viên. Ngay từ hôm nay, trường đại học sẵn sàng đón các sinh viên đầu tiên, niên khóa 2020 – 2021.

Cận cảnh trường đại học VinUni quy mô đầu tư 6.500 tỷ đồng vừa khánh thành - Ảnh 1.

Với quy mô 6.500 tỷ đồng do Tập đoàn Vingroup đã cam kết tổng tài trợ, trong đó, bao gồm 3.500 tỷ đồng chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và 3.000 tỷ đồng dành để cấp học bổng tài năng, hỗ trợ tài chính cho sinh viên cũng như bù lỗ vận hành cho 10 năm đầu tiên, hôm nay, Đại học VinUni xây dựng tại Gia Lâm, Hà Nội chính thức khánh thành.

Cận cảnh trường đại học VinUni quy mô đầu tư 6.500 tỷ đồng vừa khánh thành - Ảnh 2.

Niên khóa đầu tiên, trường đại học VinUni sẽ đón khoảng 300 sinh viên đầu tiên trong lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý, Kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin và Sức khỏe; tuyển 50 giảng viên phục vụ công tác giảng dạy.

Cận cảnh trường đại học VinUni quy mô đầu tư 6.500 tỷ đồng vừa khánh thành - Ảnh 3.

Về thiết kế, trường có 9 khối nhà, gồm toà nhà chính, ký túc xá, khu phức hợp thể thao, thư viện, các phòng thí nghiệm và trung tâm mô phỏng… đảm bảo tối ưu trải nghiệm việc giảng dạy và học tập cho quy mô 3.500 sinh viên. Bao quanh là khuôn viên cây xanh rộng lớn.

Cận cảnh trường đại học VinUni quy mô đầu tư 6.500 tỷ đồng vừa khánh thành - Ảnh 4.

Toàn bộ ngôi trường mang kiến trúc Gothic, đặc trưng bởi các trục đứng gợi nhắc những cột đá La Mã hướng thẳng lên trời.

Cận cảnh trường đại học VinUni quy mô đầu tư 6.500 tỷ đồng vừa khánh thành - Ảnh 5.

Theo VinUni, kiến trúc trường, cảnh quan và nội thất của trường Đại học được Kiến trúc sư trưởng người Đức cùng đội ngũ đến từ Singapore, Mỹ, Canada đảm nhiệm tư vấn, thiết kế.

Cận cảnh trường đại học VinUni quy mô đầu tư 6.500 tỷ đồng vừa khánh thành - Ảnh 6.

Nổi bật nhất là biểu tượng Mặt trời được đặt trên đỉnh tháp tòa hiệu bộ có độ cao 108m, tượng trưng cho sự lan tỏa tri thức.

Cận cảnh trường đại học VinUni quy mô đầu tư 6.500 tỷ đồng vừa khánh thành - Ảnh 7.

Bên trong các khu nhà được thiết kế xen kẽ nhiều yếu tố kiến trúc cổ điện và cơ sở vật chất hiện đại.

Cận cảnh trường đại học VinUni quy mô đầu tư 6.500 tỷ đồng vừa khánh thành - Ảnh 8.

Giảng đường của trường đại học được thiết kế mở, phù hợp với phương pháp học tập chủ động theo nhóm, dành cho tất cả ngành học.

Cận cảnh trường đại học VinUni quy mô đầu tư 6.500 tỷ đồng vừa khánh thành - Ảnh 9.

Các thiết bị trong phòng học được điều khiển tự động thông qua hệ thống công nghệ thông tin.

Thư viện rộng với nguồn tài liệu khổng lồ, hoạt động 24/7, là nơi lý tưởng cho việc học nhóm, nghiên cứu và bàn thảo các dự án khởi nghiệp.

Cận cảnh trường đại học VinUni quy mô đầu tư 6.500 tỷ đồng vừa khánh thành - Ảnh 11.

Hội trường đại học có 1.500 chỗ ngồi, sân khấu và 3 màn hình lớn.

Cận cảnh trường đại học VinUni quy mô đầu tư 6.500 tỷ đồng vừa khánh thành - Ảnh 12.

Khu liên hợp thể thao có nhà thể thao diện tích 4.000m2, gồm bể bơi trong nhà chuẩn Olympic kích thước 50x20m…

Cận cảnh trường đại học VinUni quy mô đầu tư 6.500 tỷ đồng vừa khánh thành - Ảnh 13.

… cùng khu vực sân bóng, phòng gym và khu thể dục đa năng; sân vận động và khu thể thao ngoài trời tại VinUni.

Cận cảnh trường đại học VinUni quy mô đầu tư 6.500 tỷ đồng vừa khánh thành - Ảnh 14.

Dự kiến, chi phí đào tạo trung bình hàng năm gồm giảng dạy, nghiên cứu, thực tập, trao đổi quốc tế, học kỳ doanh nghiệp… cho mỗi sinh viên tại đây là 35.000 USD (hơn 810 triệu đồng) với hệ đại học và 40.000 USD (hơn 900 triệu đồng) với hệ sau đại học.

Đồng Tâm: Cảnh sát ập vào sau video ‘chiến đấu đến cùng’ của ông Lê Đình Kình?

Các đơn vị quân đội và công an Việt Nam vào cuộc vì công trình xây tường sân bay Miếu Môn sau khi xuất hiện video phát biểu ‘chiến đấu đến cùng’ của ông Lê Đình Kình ở Đồng Tâm.

Dường quyết định đưa trung đoàn cảnh sát cơ động E22 vào “lập chốt” để bảo vệ việc xây tường sân bay được đưa ra sau khi chính quyền không muốn áp dụng các thủ tục dân sự, thông qua tòa án, như một số luật sư ở Việt Nam gợi ý.

Xem trang Tường thuật trực tiếp về vụ Đồng Tâm

Video đưa lên mạng xã hội trước khi chính quyền bắt đầu triển khai xây tường ở Đồng Tâm cho thấy ông Lê Đình Kình và con trai kêu gọi dân làng sẵn sàng chiến đấu tới cùng để bảo vệ đất.

Trong video đưa lên mạng xã hội, ông Kình nói:

“Đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của mình. Chúng ta phải quyết giữ cho đến cùng. Nếu kẻ nào cố tình xâm phạm, lươn lẹo mà cướp mảnh đất này thì chúng ta phải kiên quyết sẵn sàng chiến đấu mặc dù có thể chúng ta phải đầu rơi máu chảy.

“Theo thông báo ngày 25 này Quân chủng Phòng không Không quân sẽ tiến hành xây dựng trên 47,36 hecta, đất này chúng ta đã bàn giao cho quốc phòng, mặc dù đã qui hoạch treo cho tới nay là 39 năm.

“Và vì chúng ta là người dân sống có trình độ và có văn hóa nên chúng ta vẫn tôn trọng cái đó. Nếu họ cứ xây trên 47,36 hecta thì chúng ta đồng tình ủng hộ và giúp đỡ họ. Còn nếu họ nhích ra bên ngoài cái 47,36 hecta đó, mặc dù chỉ 1 mét vuông, thì chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất của chúng ta.

“59 hecta của chúng ta to thật nhưng danh dự danh sự phẩm chất con người của xã Đồng Tâm là quê hương anh hùng thì cái danh dự đó còn lớn hơn. Và chúng ta phải bảo vệ đến cùng,” ông Kình nói trước khi hỏi “Bà con có đồng ‎ý không và nhận tiếng đáp cổ vũ ông nhiệt tình.

Tiếp lời của cha mình, con trai ông Kình là ông Lê Đình Công cũng khẳng định rằng người dân Đồng Tâm sẽ giữ mảnh đất 59 hecta sẽ quyết chiến ”tới hơi thở cuối cùng”.

Các kết luận của Bộ Công an, được truyền thông nhà nước loan tải, chỉ được đưa ra sau vụ đụng độ khiến bốn người thiệt mạng, gây hoang mang và chia rẽ dư luận Việt Nam sâu sắc.

Công trình nhiều đơn vị

Cảnh sát Cơ động được điều tới Đồng Tâm với số lượng lớn trong và sau hôm 9/1ảnhTHANHNIEN.VN
Cảnh sát Cơ động được điều tới Đồng Tâm với số lượng lớn trong và sau hôm 9/1

Tính đến cuối 2019, có hai sư đoàn quân đội từ hai Quân khu I và II đã tham gia làm công tác dân vận ở Đồng Tâm.

Việc này được cho là để hỗ trợ có một lữ đoàn công binh xây dựng công trình Bức tường sân bay Miếu Môn ở Đồng Tâm.

Sau đó là một trung đoàn cảnh sát cơ động của Bộ Công an vào cuộc, theo truyền thông truyền thông chính thống từ Việt Nam.

“Nhiệm vụ xây dựng hơn 1.000 m tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn tại xã Trần Phú, xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) được giao cho Lữ đoàn công binh 543, Quân khu 2 cùng một số đơn vị từ cuối tháng 12/2019.

Cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, Sư đoàn 312 và Sư đoàn 308 (Quân đoàn 1) cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho bộ đội về mục đích, ý nghĩa công trình xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn.”

“Ngay hôm 08/01, Thượng tướng Trần Quang Phương từ Bộ Quốc phòng, đã đến thăm, động viên, tặng quà các đơn vị đang thi công công trình tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn.”

Đêm cùng ngày sang mờ sáng 09/01/2020, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động E22, thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ ̣đã vào “tuần tra” xã Đồng Tâm.

Vẫn truyền thông trích lời giới chức VN mô tả, “theo kế hoạch, sáng 9/1, lực lượng quân đội triển khai xây dựng đất Đồng Sênh, lực lượng Công an TP Hà Nội cùng sự hỗ trợ của một số đơn vị của Bộ triển khai các chốt nhằm đảm bảo an toàn trụ sở, cán bộ, người dân của Đồng Tâm.”

Số người dân ‘chống đối’ hiện bị bắt, theo Nhà nước, là 20 người, gồm cả một số phụ nữ làm nông, nội trợ hoặc buôn bán nhỏ ở quê.

Cùng các thân quyết khác, họ hiện bị khởi tố vì tội “giết người” và tất cả đều mang những cái tên thuần Việt của phụ nữ nông thôn Bắc Bộ Việt Nam, như La, Nối, Đục, Lụa, Bét.

Các đơn vị tinh nhuệ

Theo báo Việt Nam, mới hồi tháng 11 năm 2019, sư đoàn 312 đã có cuộc diễn tập trên bộ thành công.

“Bộ tư lệnh Quân khu I chỉ đạo Sư đoàn 312 tổ chức bắn chiến đấu trong diễn tập đánh địch đổ bộ đường không có hiệp đồng các đơn vị binh chủng của quân đoàn.

“Trong quá trình thực hành bắn đạn thật, các lực lượng bộ binh, xe tăng, xe thiết giáp, pháo binh, pháo phòng không đã phối hợp nhịp nhàng; hỏa lực của bộ binh và các đơn vị binh chủng của Quân đoàn 1 đã tiêu diệt 100% mục tiêu đảm nhiệm.”

Còn về Sư đoàn 308, hồi tháng 8/2019, đơn vị này đón nhận Huân chương Quân công hạng Ba nhân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống sư đoàn.

Theo các báo quốc phòng ở Việt Nam, trong giai đoạn cuối “kháng chiến chống Mỹ” sư đoàn này tham gia thành lậư Quân đoàn 1, quân đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của QĐNDVN, vào tháng 10/1973.

Lữ đoàn công binh 543 thuộc Quân khu 2 được nói là luôn “phất cao cờ truyền thống ‘Mở đường thắng lợi’.

Một phần tường xây tại khu vực sân bay Miếu MônBản quyền hình ảnhTTXVN
Image captionMột phần tường xây tại khu vực sân bay Miếu Môn

“Là đơn vị công binh hỗn hợp của Quân khu 2, Lữ đoàn 543 có nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; xây dựng công trình quốc phòng; rà phá vật cản; làm đường tuần tra biên giới;”

Ngoài ra là “phòng, chống lụt bão; tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, và thực hiện các nhiệm vụ khi có mệnh lệnh trên giao”.

Lữ đoàn “hoạt động không chỉ trên địa bàn 9 tỉnh của Quân khu 2 mà còn làm nhiệm vụ tham gia rà phá bom mìn, vật nổ thuộc Dự án Việt Nam – Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả sau chiến tranh tại Phước Mỹ, Quy Nhơn, Bình Định.”

Lữ đoàn này “tham gia xây dựng các công trình chiến đấu tại Trung tâm huấn luyện Miếu Môn thuộc Cục Quân huấn, Bộ Tổng Tham mưu,” trang web viết.

Về trung đoàn cảnh sát cơ độngE22, các báo chính thống viết đây là “đơn vị vũ trang chiến đấu tập trung, đóng tại xã Tân Dân (Sóc Sơn, Hà Nội)”

“Trung đoàn có tính cơ động cao, hình ảnh người lính cơ động E22 từ lâu có mặt ở khắp vùng, miền của Tổ quốc.”

Các chiến sĩ thuộc trung đoàn này “thành thạo về võ thuật, chiến thuật chiến đấu, chuyên giải cứu con tin, chống bắt cóc, khủng bố, họ là niềm tự hào của lực lượng công an cơ động”.

BBC

Bất ngờ ‘gây bão’ chính trường Nga, Tổng thống Putin đang chọn con đường giống một nhà lãnh đạo châu Á?

Bất ngờ 'gây bão' chính trường Nga, Tổng thống Putin đang chọn con đường giống một nhà lãnh đạo châu Á?

Thủ tướng Medvedev không còn là lựa chọn cho con đường chính trị tương lai của Tổng thống Putin (ảnh: sputnik)

Chính trường Nga đã có một ngày bận rộn với quyết định từ chức của Thủ tướng Medvedev và những đề xuất mới từ Tổng thống Putin.

Hôm thứ tư (15/1), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất một số thay đổi hiến pháp giúp ông có thể kéo dài quyền lực chính trị sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống. Cùng lúc, Thủ tướng Dmitry Medvedev – một đồng minh lâu năm của ông Putin cũng quyết định từ chức.

Những thay đổi mà ông Putin nêu ra có thể giới hạn quyền lực của người có khả năng kế thừa ông vào năm 2024 khi ông phải rời bỏ vị trí theo quy định pháp luật. Ông cũng đề xuất tăng cường vai trò của Hội đồng Quốc gia mà ông hiện đang đứng đầu. Với cương vị Chủ tịch Hội đồng Quốc gia, ông Putin có thể nắm trong tay quyền lực và chỉ huy chính sách ngay cả khi không còn là tổng thống.

“Hiện chưa rõ ông ấy sẽ giữ vai trò nào và ở vị thế nào. Điều chắc chắn duy nhất là ông ấy sẽ vẫn là người số 1”, nhà phân tích chính trị, cựu cố vấn Điện Kremlin Aleksei Chesnakov cho hay.

Lá đơn từ chức của ông Medvedev được đánh giá là sự kiện bất ngờ nhất trong chính phủ Nga trong gần một thập kỷ qua, đặc biệt khi mà ông Putin đang nỗ lực để giữ cho một nền chính trị Nga ổn định bất chấp những áp lực kinh tế và cô lập từ phương Tây.

Trong bài phát biểu thường niên liên bang ngày 15/1, ông Putin khẳng định, những đề xuất thay đổi hiến pháp sẽ được thông qua bằng bỏ phiếu “do chúng là những thay đổi mang tính nền tảng cho hệ thống chính trị”. Truyền thông Nga dẫn lời một quan chức giấu tên tiết lộ, cuộc trưng cầu dân ý có thể diễn ra trước mùa hè.

Các đề xuất sẽ cho phép quốc hội có thẩm quyền xác nhận thông qua thủ tướng và các thành viên nội các, đồng thời giảm bớt một số quyền lực của văn phòng tổng thống. Ông Putin cũng đề nghị, vai trò của Hội đồng Nhà nước phải được ghi rõ trong Hiến pháp như một cơ quan điều hành.

Theo Thomas Graham, một học giả tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại ở New York, Tổng thống Putin đang tìm cách để duy trì ảnh hưởng của mình tại Nga trong mọi tình huống.

“Ông ấy muốn kiểm soát quá trình”, ông Graham nói. Với khả năng hiến pháp thay đổi, ông Putin “đã tự cho mình một số lựa chọn để có thể làm vậy”.

Truyền thông Nga đăng tải, ông Mikhail Mishutin – người đứng đầu cơ quan thuế Nga từ năm 2010 đã được đề cử trở thành thủ tướng Nga tiếp theo. Duma Nga sẽ xem xét điều này vào ngày 16/1. Trong khi đó, ông Medvedev có thể sẽ đảm nhiệm một vị trí mới khá “khiêm tốn” là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga.

“Với những điều kiện lúc này, tôi tin rằng, việc chính phủ liên bang Nga đương nhiệm từ chức là điều đúng đắn”, ông Medvedev tuyên bố.

Trong khi một số nhà lãnh đạo thế giới đã thay đổi hiến pháp để duy trì quyền lực vô thời hạn, ông Putin lại chọn tuân thủ theo pháp luật. Năm 2008, ông từ tổng thống trở thành thủ tướng còn ông Medvedev giữ cương vị tổng thống trong 4 năm.

Một số nhà phân tích nhận định, ông Putin đang đi theo mô hình từng được nhà lãnh đạo Singapore Lý Quang Diệu thực hiện – đó là dần rời bỏ quyền lực và đảm nhận vai trò bảo hộ cho quốc gia cho tới cuối đời. Năm ngoái, Tổng thống lâu năm Nursultan Nazarbayev của Kazakhstan đã rời bỏ vị trị để trở thành người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia mới thành lập.

“Một sự chuyển giao quyền lực đã bắt đầu”, nhà phân tích chính trị độc lập Valery Soloevi nói. “Nhưng ông Putin gần như chắc chắn không muốn ở trong tâm điểm nữa. Sau 20 năm là nhà lãnh đạo, ông ấy muốn chỉ đạo từ phía sau”.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia khác lại cho rằng, ông Putin e ngại mình đã nắm quyền quá lâu và muốn “chỉnh trang” lại di sản của mình khi vẫn còn sống.

Phản ứng từ Washington tỏ ra không quá vồn vã khi giới chức Mỹ hầu như tập trung vào kết quả của cuộc tranh luận tổng thống của Đảng Dân chủ và phiên tòa luận tội sắp tới nhằm vào Tổng thống Trump tại Thượng viện.

Ông Medvedev được đánh giá là gần như chắc chắn sẽ không còn là lựa chọn hàng đầu dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin. Ông Putin chịu trách nhiệm về các quyết định quốc phòng và đối ngoại còn ông Medvedev đảm nhận các chính sách đối nội và kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra khi người dân Nga cảm nhận được rõ hơn những thách thức kinh tế và mức sống sụt giảm.

“Ông Medvedev không được người dân Nga ưa thích,” nhà sáng lập tổ chức tư vấn chính trị R.Politik Tatiana Stanovaya chỉ ra.

“Đây là một sự chia tay bất ngờ giữa ông Putin và Medvedev”, bà Stanovaya nói. “Putin đang tìm kiếm một ai đó có thể giúp thực thi các cải cách hiến pháp của ông, thông qua đó, ông sẽ muốn kiểm soát người kế nhiệm tương lai. Và Medvedev lại không phải là người như vậy”.

Năm nay 53 tuổi, ông Mishustin đã dẫn đầu những cải tổ lớn trong cơ quan thuế Nga, giúp gia tăng doanh thu và giảm bớt tình trạng tham nhũng. Việc Mishustin không quá nổi tiếng có thể là một lí do khiến Tổng thống Putin quyết định đề cử ông.

“Điều đó có thể thỏa mãn mong muốn của dư luận về những gương mặt mới”, nhà tư vấn chính trị từng làm việc với ông Putin Abbas Gallyamov đánh giá.

Sự ra đi của ông Medvedev mở ra một sân khấu mới cho những “người chơi” mới trong một chính phủ vốn đang bị cho là ngày càng xa rời quần chúng Nga.

“Nó tạo nên cảm giác về quyền lực được tái tạo và sẵn sàng để giải quyết các nhiệm vụ lớn hơn bởi vì, xã hội đang có ấn tượng là chính phủ không thể giải quyết được các thách thức quy mô lớn hiện tại”, nhà phân tích Chesnakov nhận xét.

Theo Tổ quốc

Chuyện gì sẽ xảy ra khi siêu núi lửa lớn nhất châu Mỹ bùng nổ ngay lúc này? Câu trả lời gói gọn trong 4 từ: thảm họa toàn cầu

Chuyện gì sẽ xảy ra khi siêu núi lửa lớn nhất châu Mỹ bùng nổ ngay lúc này? Câu trả lời gói gọn trong 4 từ: thảm họa toàn cầu

Yellowstone là ngọn núi lớn nhất châu Mỹ, có thể quan sát được từ quỹ đạo tầm thấp của Trái đất. Nhưng điều quan trọng là bên trong ngọn núi ấy có chứa hàng vạn kilomet khối dung nham – một con số thực sự khổng lồ.

Chắc hẳn đã không ít lần bạn nghe đến cái tên “Yellowstone”? Đây là một siêu núi lửa có dạng hình vạc (cauldron) cùng quy mô lớn nhất trên lục địa Mỹ. Bề mặt núi lửa trải rộng tới 72km, nó lớn đến nỗi có thể quan sát được từ không gian, trong quỹ đạo Trái đất tầng thấp.

Và điều quan trọng nhất là bên trong ngọn núi ấy có chứa hàng vạn kilomet khối dung nham – một con số thực sự khổng lồ. Theo ước tính, sẽ cần đến hàng trăm năm để ngọn thác Niagara hùng vĩ bậc nhất thế giới đổ đầy được một buồng dung nham nông nhất của ngọn núi này, chưa tính đến các ngăn sâu hơn.

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu như siêu núi lửa kinh khủng ấy đột nhiên phát nổ? Nước Mỹ sẽ thế nào? Châu Mỹ sẽ ra sao? Và với mọi người trên Trái đất, chuyện gì sẽ xảy ra?

Chuyện gì sẽ xảy ra khi siêu núi lửa lớn nhất châu Mỹ bùng nổ ngay lúc này? Câu trả lời gói gọn trong 4 từ: thảm họa toàn cầu - Ảnh 1.

Yellowstone bùng nổ chỉ là sớm hay muộn

Ở thời điểm hiện tại, 2 buồng trên cùng của núi lửa Yellowstone vẫn đang trong trạng thái nguội. Theo tiến sĩ Michael Poland – chuyên gia thuộc Phòng quan sát núi lửa Yellowston thì ngọn núi này hiện chưa tích đủ năng lượng để tạo ra một vụ phun trào khổng lồ.

“Ở thời điểm hiện tại, phần lớn dung nham của Yellowston đã bị hóa cứng, mà chúng ta thì cần một lượng magma khổng lồ để kích hoạt nó bùng nổ.” – Poland cho biết.

Những chuyên gia giám sát khu vực núi lửa Yellowstone đã chứng kiến nhiều vụ dung nham chảy dày đặc, và một số vụ nổ thủy nhiệt. Điều này cho thấy trong tương lai, các sự việc tương tự cũng sẽ xảy ra. Dĩ nhiên đây là một vấn đề, nhưng nó khó lòng tạo ra thảm họa. Còn nguy cơ siêu núi lửa này bùng nổ mạnh chỉ rơi vào khoảng 1:730.000 – còn nhỏ hơn khả năng siêu thiên thạch và vào Trái đất nữa.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi siêu núi lửa lớn nhất châu Mỹ bùng nổ ngay lúc này? Câu trả lời gói gọn trong 4 từ: thảm họa toàn cầu - Ảnh 2.

Khả năng núi Yellowstone bùng nổ thực ra rất thấp

Tuy nhiên, trong trường hợp các dòng dung nham ở tầng sâu hơn đột ngột bơm thêm vào, hoặc tầng địa chất bên dưới suy yếu thì lại là vấn đề khác. Nếu nó xảy ra, nhiều khả năng sẽ đủ áp suất để đẩy toàn bộ magma lên bề mặt, phóng thẳng ra ngoài. Chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo thì không ai có thể trả lời chính xác, nhưng lịch sử của Yellowstone đã chỉ cho chúng ta những manh mối đầy tăm tối.

Giờ hãy giả sử tình huống xấu nhất xảy ra – tức là toàn bộ dung nham của siêu núi lửa đột ngột phát nổ. Trong lịch sử, đã có 3 lần Yellowstone xảy ra sự kiện như vậy, với chu kỳ rơi vào khoảng 660.000 – 800.000 năm/lần. Đầu tiên là 2,1 triệu năm trước, rồi 1,3 triệu năm trước, và gần nhất là khoảng 640 ngàn năm trước.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi siêu núi lửa lớn nhất châu Mỹ bùng nổ ngay lúc này? Câu trả lời gói gọn trong 4 từ: thảm họa toàn cầu - Ảnh 3.

Trong đó, vụ phun trào đầu tiên cũng là vụ kinh khủng nhất, khi tạo ra lượng vật chất núi lửa (dung nham, tro bụi…) lớn hơn gấp 2.500 lần so với vụ phun trào của núi St Helens vào năm 1980. Dành cho những ai chưa biết, đó là thảm họa được xem là chết chóc và ảnh hưởng nhất về kinh tế trong lịch sử nước Mỹ, khi giết chết 57 người, hủy diệt các công trình trong phạm vi hàng trăm kilomet xung quanh. Mà thậm chí, ngay cả vụ phun trào “yếu” nhất vào 640 ngàn năm trước cũng đủ để bao phủ 60% diện tích nước Mỹ bằng một lớp tro bụi dày đặc.

Chuyện gì sẽ xảy ra với con người trên thế giới sau đó?

Không rõ liệu các tổ chức quan sát núi lửa của Mỹ sẽ được cảnh báo như thế nào, nhưng sự thật thì vào những ngày trước khi núi lửa phun, toàn bộ vùng đất xung quanh Công viên quốc gia Yellowstone sẽ phình lên. Hệ thống thủy nhiệt bên dưới sẽ khiến nhiệt độ tăng lên nhanh chóng khiến các mạch nước ngầm xung quanh gia tăng nhiệt độ, và độ acid trong không khí cũng tăng lên rõ rệt.

Tiếp theo, một loạt chấn động bắt đầu xảy ra do magma dồn về trung tâm và đẩy nhanh lên mặt đất. Thế rồi, lớp đất đá trên cùng sẽ không chịu nổi, vỡ ra, và vụ phun trào bắt đầu.

Theo dự tính, một cột tro bụi và dung nham sẽ phóng thẳng lên trời, cao ít nhất là 25.000m. Cột vật chất sẽ được duy trì trong nhiều ngày, bơm thẳng tro bụi lên đến tầng bình lưu. Và khi rơi xuống, chúng sẽ tạo ra những vụ nổ lớn xung quanh phạm vi Công viên quốc gia.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi siêu núi lửa lớn nhất châu Mỹ bùng nổ ngay lúc này? Câu trả lời gói gọn trong 4 từ: thảm họa toàn cầu - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Hỗn hợp tro bụi, vụn dung nham và khí siêu nóng với nhiệt độ trên 1000°C có thể di chuyển với tốc độ lên tới 482km/h. Bất kỳ ai không may chạm phải, họ chắc chắn sẽ chết ngay tức thì. Còn các khu vực xung quanh, nhiệt độ không khí sẽ tăng nhanh lên khoảng 300°C.

Về cơ bản, các dòng dung nham có thể di chuyển khoảng 15km từ tâm vụ nổ, nhưng cũng có lúc trải rộng tới 100km – tương đương với chiều dài của công viên Yellowstone. Vậy nên khi vụ nổ xảy ra, các sinh vật xung quanh công viên (bao gồm cả con người) sẽ chết hàng loạt, cả vì dung nham lẫn do kết cấu ngọn núi sụp đổ.

Trung bình mỗi thời điểm có khoảng 11.000 du khách ghé Yellowstone, nghĩa là 1 năm khoảng 3,8 triệu. Và nếu nó xảy ra vào đến những tháng hè – thời điểm nhiều người ghé đến nhất, con số thương vong chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, hỗn hợp dung nham – tro bụi khi xuống dốc có thể trộn với bùn đất, làm tăng tốc độ di chuyển. Và như đã nêu, bất kỳ ai vô tình đứng cản đường chắc chắn sẽ phải đi gặp tử thần.

Nhuộm đen bầu trời

Những vấn đề trên chưa phải phải phần nguy hiểm nhất của một vụ phun trào núi lửa, mà nó nằm ở tro bụi, với khả năng gây ảnh hưởng ở phạm vi toàn cầu.

Khi hít phải không khí có chứa tro núi lửa, phổi sẽ bị suy yếu trầm trọng, đồng thời hình thành các kết tinh giống xi-măng trong đó. Ngoài ra, tro bụi đặc hơn nước tới 6 lần, nên nó có thể khiến các công trình sụp đổ vì quá nặng. Theo Poland, chỉ cần một lớp tro ẩm ướt dày khoảng vài chục centimet là đủ để cả một tòa nhà lớn bị rạn nứt. Mà với Yellowstone, có lẽ nguyên khu vực rộng 80km xung quanh phải chịu lớp tro dày ít nhất 3m.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi siêu núi lửa lớn nhất châu Mỹ bùng nổ ngay lúc này? Câu trả lời gói gọn trong 4 từ: thảm họa toàn cầu - Ảnh 5.

Đường sá, hệ thống nước… tất cả sẽ bị tắc nghẽn và phá vỡ. Nguồn nước bị nhiễm bẩn không thể sử dụng, trong khi hệ thống điện bị chập cháy. Hàng triệu ngôi nhà tại Mỹ sẽ không thể ở được nữa.

Giờ hãy giả sử như gió quanh đó không quá mạnh, thì những thành phố như Denver, Calgary cũng ngập trong ít nhất 10 – 30cm tro bụi. Số tro ấy sẽ phải mất hàng tháng, thậm chí vài năm mới giải quyết hết được. San Francisco, Los Angeles, Seattle… chịu khoảng 3cm tro, nhưng chỉ vậy cũng đủ để xe cộ bị phá hủy, nước uống không thể sử dụng.

Các chuyến bay chắc chắn không thể tiếp diễn, mà buộc phải dời điểm hạ cánh ra khỏi nước Mỹ ít nhất vài tuần. Và gần như chắc chắn quân đội sẽ buộc phải ra mặt để giải cứu cư dân bị ảnh hưởng, với số lượng lên tới cả chục triệu người.

Và thảm họa cho cả thế giới

Điều đáng sợ nhất xảy ra với thế giới, đó là lượng tro bụi khổng lồ ấy sẽ khiến bầu trời tối lại, nhiệt độ nhiều khu vực hạ xuống, thậm chí là nhiệt độ trên toàn cầu. Nếu lượng tro nhiều lưu huỳnh – vật liệu chặn ánh sáng Mặt trời cực tốt, nhiệt độ trên toàn cầu có thể giảm xuống vài độ, đến cả thế giới có thể không còn mùa hè nữa trong vài năm kế tiếp.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi siêu núi lửa lớn nhất châu Mỹ bùng nổ ngay lúc này? Câu trả lời gói gọn trong 4 từ: thảm họa toàn cầu - Ảnh 6.

Người dân sẽ phải di chuyển trong bầu không khí mờ đục vì tro bụi

“Nhiệt độ sẽ giảm đi rõ rệt trong nhiều năm. Vấn đề là bao lâu thì không rõ. Không ai có thể trả lời,” – Poland giải thích. Dựa trên vụ phun trào của núi Tambora từ năm 1815, thì Yellowstone hoàn toàn có thể thay đổi khí hậu trên thế giới, tạo ra những ảnh hưởng kinh khủng đến cuộc sống của con người.

Đầu tiên là thời gian diễn ra gió mùa sẽ thay đổi. Vòng tuần hoàn khí quyển cũng trở nên khó đoán định hơn, trong khi sự lây lan của các dịch bệnh qua đường nước cũng tăng lên chóng mặt.

Nền nông nghiệp cũng sẽ phải chịu hậu quả lớn, gây thiếu hụt nguồn cung thực phẩm. Điều này sẽ làm tổng thiệt hại kinh tế cho cả thế giới gia tăng. Theo ước tính của FEMA (Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Hoa Kỳ), thiệt hại riêng cho nước Mỹ sẽ là 3 nghìn tỉ USD – bằng 16% tổng GDP của cả nước. Để so sánh thì nó còn nhiều hơn 400 triệu USD so với những gì họ đã phải chịu đựng vì biến đổi khí hậu trong các thập kỷ vừa qua.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi siêu núi lửa lớn nhất châu Mỹ bùng nổ ngay lúc này? Câu trả lời gói gọn trong 4 từ: thảm họa toàn cầu - Ảnh 7.

Nhiệt độ toàn cầu sẽ giảm xuống đáng kể, gây ra nhiều hậu quả tiêu cực

Tuy vậy theo Poland, điều này không có nghĩa sự sống trên Trái đất sẽ bị diệt vong. Ông lấy ví dụ về vụ phun trào Toba vào 74.000 năm trước – một trong những vụ phun trào mạnh nhất lịch sử, lớn hơn cả 3 vụ nổ đỉnh cao của Yellowstone. Rõ ràng, loài người đã vượt qua sự kiện ấy, trong khi họ còn chẳng có công nghệ hiện đại như loài người hiện nay.

Có thể khẳng định Yellowstone nếu thực sự bùng nổ sẽ là một thảm họa môi trường cực kỳ khủng khiếp, khiến sự sống trên khắp hành tinh chịu ảnh hưởng. Nhưng nó không có nghĩa nền văn minh của chúng ta sẽ chấm dứt, chỉ là thế giới sẽ trở thành nơi khó sống hơn thôi.

Và dù sao đi nữa, cần phải nhấn mạnh rằng thảm họa ấy sẽ không xảy ra trong tương lai gần đâu, vì tỉ lệ là rất nhỏ.

Tham khảo: IFL Science  / Theo J.D / Helino