Ngôi nhà với kiến trúc truyền thống nông thôn Nam Bộ

Quảng Trần và Phương Linh

An House nằm trên mảnh đất 2.000 m2 được thiết kế cho gia đình gồm 3 thế hệ, mang đậm nét truyền thống của ngôi nhà vùng nông thôn Nam Bộ.

Ngoi nha voi kien truc truyen thong nong thon Nam Bo hinh anh 1 1.jpg
Ngôi nhà có địa chỉ tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Chủ nhân có mong muốn con trai giữ gìn và thừa kế ngôi nhà hơn 40 tuổi của ông bà, đồng thời là nơi gặp mặt cuối tuần của đại gia đình.
Ngoi nha voi kien truc truyen thong nong thon Nam Bo hinh anh 2 2.jpg
Các kiến trúc sư của G+ Architects đã phát triển hình thái ngôi nhà theo bố cục nhà truyền thống nông thôn Nam Bộ, khiến An House trông như một ốc đảo trong khu vườn 2.000 m2.
Ngoi nha voi kien truc truyen thong nong thon Nam Bo hinh anh 3 3.jpg
Được xây dựng lại từ ngôi nhà cũ những năm 1980, An House sau khi hoàn thiện gồm phần nhà thờ ba gian và phần nhà ở.
Ngoi nha voi kien truc truyen thong nong thon Nam Bo hinh anh 4 4.jpg
Hầu hết đồ nội thất trong nhà đã có từ hơn nửa thế kỷ trước, được chuyển qua nhiều thế hệ và được bảo quản như báu vật của gia đình.
Ngoi nha voi kien truc truyen thong nong thon Nam Bo hinh anh 5 5.jpg
Các không gian của phần nhà ở được kết nối bằng hành lang mở, và ngăn cách bằng khoảng đệm là hồ nước nằm chính giữa.
Ngoi nha voi kien truc truyen thong nong thon Nam Bo hinh anh 6 6.jpg
Hồ nước nằm ngoài trời khiến ngôi nhà trở nên thoáng đãng.
Ngoi nha voi kien truc truyen thong nong thon Nam Bo hinh anh 7 7.jpg
Phòng bếp ăn đối xứng với phòng khách thông qua hồ nước.
Ngoi nha voi kien truc truyen thong nong thon Nam Bo hinh anh 8 8.jpg
Các phòng của ngôi nhà đều có cửa dẫn ra sân vườn.
Ngoi nha voi kien truc truyen thong nong thon Nam Bo hinh anh 9 9.jpg
An House có diện tích hành lang và các không gian trống khá rộng rãi, đóng góp sự yên tĩnh cần thiết cho chủ nhân.
Ngoi nha voi kien truc truyen thong nong thon Nam Bo hinh anh 10 10.jpg
Phòng thờ và phòng ngủ là 2 không gian kín đáo, nối tiếp không gian mở của khách bếp 2 bên.
Ngoi nha voi kien truc truyen thong nong thon Nam Bo hinh anh 11 11.jpg
Nội thất quen thuộc đã xuất hiện ở miền Nam từ nhiều năm trước.
Ngoi nha voi kien truc truyen thong nong thon Nam Bo hinh anh 12 12.jpg
Mái ngói truyền thống của nhà nông thôn Việt Nam.
Ngoi nha voi kien truc truyen thong nong thon Nam Bo hinh anh 13 13.jpg
An House được bao quanh bởi cánh đồng lúa và một số đất trồng dưa, yên bình như đúng mong muốn của chủ nhân.

Những thói đời khó chịu trong các mối quan hệ xã hội

Thói đời là thói quen không tốt mà người đời thường mắc phải, nhất là ở những nơi, những lúc đang có sự tranh chấp quyền lợi, đang có sự chuẩn bị cho những biến đổi lớn. Nó có tính phổ biến đến mức ai cũng cảm thấy quen thuộc, hình như nó có ở người này, người kia, có cả ở người quen thân, gần gũi mình và có lẽ cả trong bản thân mình.

Có người gọi thói đó là một căn bệnh vì nó cũng gây tác hại, cũng có nguyên nhân và cũng có độ lây lan nhất định. Song có đều là chẳng ai thấy cần phải chạy chữa, nó xấu đấy nhưng cũng có vẻ không xấu lắm, nó nguy hiểm đấy nhưng có lúc thấy chẳng nguy hiểm lắm.

Vậy thói đời mà ta thường thấy trong cuộc sống là gì? Xin tạm kể mấy thói chủ yếu.

Thứ nhất, là thói nói mỗi nơi mỗi khác, nói trong cuộc họp, trong phòng làm việc không giống như nói ở nhà, ở vỉa hè, ở quán nước. Có lẽ vì có sự khác nhau về đối tượng và môi trường đối thoại. Những người có mặt trong cuộc họp, trong phòng làm việc là đối tượng áp đặt. Môi trường ở đó là môi trường nghiêm túc, “một lời nói một đọi máu”, nên ăn nói phải cẩn thận, phải khép mình vào kỷ cương, nền nếp, dù trong lòng nghĩ khác nhưng bên ngoài phải nói đúng ý cấp trên, đúng nội dung văn bản. Còn những nơi khác, thì đối tượng thường là cùng hội cùng thuyền, thuộc diện ngoài vòng cương tỏa, thuộc diện tự do chủ nghĩa nên chẳng cần giữ gìn làm chi, có gì trong bụng nhất là phần đen tối tuôn ra hết.

Thứ hai, là nói xả hơi, mặc đời khi về hưu. Khi đương chức, cái ghế là cuộc sống, là vị trí xã hội cần phải được củng cố, cần phải bảo đảm an toàn. Làm gì, nói gì cũng phải cân nhắc, không được lệch dù chỉ là một ly. Hợp ý trên, được lòng dưới là khuôn vàng thước ngọc, là tiêu chí phấn đấu của không ít cán bộ quản lý còn đầu óc cơ hội. Và chính những người đó khi về hưu, mọi cơ chế ràng buộc không còn nữa thì cái đầu óc cơ hội đó lại tháo khoán hoàn toàn, cho mặc sức thả phanh. Họ nói cho sướng mồm, phê phán cán bộ lãnh đạo đương chức hết lời, khuyết điểm bé xé ra to, quy kết chụp mũ đủ những tội tày đình, hận đời chửi hậu thế. Họ mang nặng tư tưởng công thần, sống ngang tàng, không theo pháp luật, bất chấp cả mọi quy chế của địa phương nơi mình ở, trở nên lực cản cho biết bao cấp ủy phường xã…

Thứ ba, là thói trở cờ thay đổi thái độ đối với thủ trưởng đã thôi chức hoặc về hưu. Tất nhiên mọi sự biến đổi bao giờ cũng đi kèm theo những diễn biến tương ứng tự nhiên. Điều chỉnh thái độ cho thích hợp và cương vị mới của thủ trưởng cũ mà vẫn giữ được đạo lý nhân tình thì chẳng nói làm bạn nào đó đã giật mình dừng lại vì mơ hồ cám thấy nó tồn tại gì. Điều đáng nói ở đây là sự thay đổi theo kiểu không trong sáng. Khi thủ trưởng đang ngồi ở ghế lãnh đạo thì một sếp hai sếp, làm gì và chuyện trò với ai cũng luôn nhắc đến lệnh của sếp. Lời sếp nói ra, bất luận sai đúng, hợp hay không hợp với lòng người, đều được coi là là vàng lời ngọc. Sếp chưa ngỏ lời đã biết ngay mình phải làm gì để vừa lòng sếp. Nhưng đến khi sếp đó thôi chức, chuyển sang làm chuyên viên hoặc về hưu thì lập tức những con người đó quay ngoắt 1080, thái độ khác hẳn. Từ lời chào, cái bắt tay cho đến sự đối đáp đều mất hết tính chất kính trọng, tình nghĩa.

Thứ tư, là gió chiều nào theo chiểu đó, không cần xác định rõ lẽ phải ở đâu, chân lý đang nghiêng về ai, chi cần biết ai đang có thế mạnh hiện nay là đứng ngay về phía đó. Cách tư duy ấy đã chi phí không ít người đã tạo nên một sức mạnh không bền vững nhưng lại có sức công phá trước mắt khá mạnh mẽ. Thói đời đó còn dẫn người ta đến một kiểu trò chuyện “đầu lưỡi”, ngồi với ai thì nói chuyện theo tạng của người đó. Ngồi với người hay có ý mới, ý khác người thì luôn ca ngợi tư tưởng tìm tòi sáng tạo, ca ngợi đường lối tư duy, ngồi với người bảo thủ, ngại thay đổi thì lại luôn mồm phê phán tư tưởng phiêu lưu, thiếu cẩn trọng, thiếu chín chắn. Thói đời đó cũng dẫn người ta đến một kiểu quan hệ bạn bè có điều kiện. Đang quen thân nhưng bỗng chốc một trong hai người lên chức, đặc biệt lên vượt cấp thì tình bạn cũng chuyển màu – mức đậm đà, tính sắt son, chất vô tư đều không còn như trước. Đang quen thân mà bỗng chốc một trong hai người giàu ụ lên thì tình bạn cũng dễ có những biến đổi tương tự.

Thứ năm, là thói ghen đố kỵ. Niềm vui của người này chưa hẳn là niềm vui của người khác, thậm chí thắng lợi của bạn mình có khi dễ bị coi là nguyên nhân thất bại của mình hoặc bị coi là cản trở cho sự phát triển của mình. Một tài năng mới xuất hiện, một sự nổi trội về mặt khả năng của ai đó chưa hẳn đã được tất cả hoan nghênh, nhất là những người có điều kiện và hoàn cảnh tương tự và những đương sự nói trên.

Tuy nhiên, cần phải nói rõ một điều khi ta gọi nó là thói đời là khi nó còn ở mức nhẹ nhàng, nhiều người có, còn khi ai đó đã nâng cái thói đời trên lên đến mức nặng nề, có nguy cơ gây thảm họa thì không còn là thói đời nữa, nó đã trở thành bệnh cấp tính, phải chữa chạy, nghĩa là phải xử lý kịp thời.

Thói đời, đúng là một căn bệnh, một căn bệnh nan y, tồn tại qua nhiều thế hệ. Hiện nay khá nhiều người bi quan khi nhắc đến thói đời không tin là bệnh này có thể giảm bót trong tương lai, nhất là nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển. Có người khi phê phán nặng lề cái bệnh đời thể hiện ở một người bạn nào đó đã giật mình dừng lại vì mơ hồ cảm thấy nó tồn tại trong mình cũng chẳng kém.

Song, không ít người, nhất là giới trí thức vẫn tin là con người ngày càng hướng thiện hơn, sống trong sáng đẹp đẽ hơn, nhất là khi nền dân trí được nâng cao, nền văn minh thời đại được lan tỏa. Cái bệnh đời nói trên cũng có lúc phải biến dạng và mất dần. Nó là thói đời mà đời không chấp nhận.

Theo TRƯỜNG GIANG / TẠP CHÍ TRÍ TUỆ

Cuộc đời một thần đồng bị nghiền nát dưới bánh xe số phận

Không ai trên đời lại không hi vọng những người con của mình là người kiệt xuất, nhưng liệu số phận của những thần đồng ấy có thật sự hạnh phúc?

Không có gì trên đời áp lực bằng kỳ vọng, áp lực ấy đè nặng lên mỗi người chúng ta, những ước vọng, mong muốn thôi thúc họ vươn lên, vươn lên mãi, gánh trên vai niềm tin của những người thương yêu, của những đứa con thơ, của một gia đình nhỏ, của những gì thân thương. Áp lực, kỳ vọng và trách nhiệm làm nên một con người trưởng thành.

Cuoc doi mot than dong bi nghien nat duoi banh xe so phan hinh anh 1 sach_Banh_xe_so_phan_2.jpg

Sách Bánh xe số phận.

Nhưng đối với những đứa trẻ được ông trời trao tặng tư duy thiên phú, gánh trên vai không chỉ là sự kỳ vọng của những người thương yêu mà còn của vô số những người khác, của trường học, của quê hương, của những người tự trao cho họ phải có trách nhiệm dìu dắt những đứa trẻ ấy trở thành một người vĩ đại; chuyện gì xảy ra đối với những thần đồng như thế?

Không phải đến tận bây giờ chúng ta mới quan tâm và tìm hiểu về số phận của những đứa trẻ bị “chín ép” ấy, ở Bánh xe số phận của Hermann Hesse ra đời cách đây hơn 100 năm, số phận của một thần đồng với tất cả những điều tuyệt vời và bi kịch của cuộc đời cũng đã được khắc họa.

Nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết là Hans Giebenrath, một cậu bé xuất thân không có gì đặc biệt ở một vùng không có gì đặc biệt tên là Rừng Đen với những thiên phú của một thần đồng, và cũng mang trong mình những bi kịch của những thần đồng.

Trưởng thành trong sự quan tâm đặc biệt từ những người thầy, mục sư, gia đình và cả cộng đồng, Hans Giebenrath gánh trên vai trách nhiệm là thí sinh duy nhất của Rừng Đen tham gia “kỳ thi Quốc gia”, nơi nhà nước tuyển chọn ra những thí sinh giỏi nhất để được hưởng một nền giáo dục miễn phí phục vụ cho đất nước sau này.

Đây cũng là con đường duy nhất để trở thành một người vĩ đại, khi mà học phí học trung học và đại học vượt quá khả năng của bất cứ người dân bình thường nào.

Để đạt được điều ấy, Hans Giebenrath phải từ bỏ đi những thú vui của tuổi trẻ, thời thiếu niên bên những khu rừng, những người bạn và những trò chơi con trẻ. Thiếu niên của cậu là những giờ học đến đêm, những môn tiếng Hy Lạp, Latin, Do Thái cổ, toán học… những môn học được dùng để thi trong “Kỳ thi Quốc gia” vào chủng viện Cistercian Maulbronn và được học tại đây trong những năm tiếp theo.

Cuoc doi mot than dong bi nghien nat duoi banh xe so phan hinh anh 2 Hermann_Hesse_2.jpg
Tác giả Hermann Hesse.

Cả cuộc đời của Hans Giebenrath được dùng để học. Học với cậu không phải là một sự ép buộc, tìm kiếm tri thức mà với cậu chính là đam mê và vươn lên để trở thành người dẫn đầu, đấy mới là động lực của mọi hành động.

Phải chăng đấy chính là điểm chung của mọi thần đồng, cũng chính là bi kịch của mọi thần đồng. Con người ta chỉ sống đúng nghĩa là khi được làm những gì mình muốn, là sống chứ không phải là để vươn lên đứng đầu và sống vì kỳ vọng của những người khác.

Việc bị cuốn vào quỹ đạo của chàng thi sĩ Hermann Heilner nổi loạn và phóng túng không phải là cuộc đời mà cậu mong muốn. Đó là một tình bạn nguy hiểm mà ngay từ đầu cậu bị cuốn theo bởi sự tươi mới của người bạn so với sự khô khan của kinh viện.

Tiếng Hy Lạp cổ, tiếng Do Thái cổ, tiếng Latin, toán học và những điều khác nữa cũng không phải là cuộc đời của cậu. Lúc nào cũng muốn vươn lên hàng đầu, muốn vượt qua tất cả những kỳ thi, vượt qua những người bạn đồng trang lứa không phải là một cuộc đời của cậu.

Sự si mê, nụ hôn đầu đời, những buổi hẹn hò lúc tối muộn trời đông với một mối tình với một cô gái không thực sự yêu cậu cũng không phải là cuộc đời của cậu.

Việc lao động chân tay tại một xưởng cơ khí, ngày ngày rũa những thanh kim loại, làm việc đến mệt nhoài và quan hệ với những người có lối sống khác hoàn toàn với lối sống trước đó của Hans Giebenrath cũng không phải là cuộc đời của cậu.

Không điều gì trong những thứ cậu làm, cậu sống, cậu thực hiện và suy nghĩ là những gì cậu muốn, chúng đều là những gì mà người khác tác động, là số phận đưa đẩy đến Hans.

Tất cả những điều ấy đều bắt nguồn từ chính áp lực mà những người xung quanh đè nặng lên đôi vai của Hans Giebenrath, từng chút một khiến cậu theo một cuộc sống mà tất cả kỳ vọng để rồi đánh mất chính mình.

Gánh trên vai trách nhiệm quá lớn lao khiến những cơn đau đầu đến. Và áp lực học tập, khi không còn động lực của hi vọng dẫn đầu chống đỡ, đã kéo sụp con người ấy. Để rồi sau đó là những cơn mộng mị trong lớp học, thả hồn vào những miền xa lạ trong sách vở. Đó là lúc cậu trốn chạy cuộc sống, trốn chạy những gì đang diễn ra không thể theo nguyện ước.

Đến khi cậu chết, cái chết mà cậu đã luôn nghĩ đến trong nhiều tháng cuối cùng của cuộc đời, khi lưỡi hái của thần chết và cái lạnh giá của mùa đông đưa cậu đi vào hư vô, không biết tất cả những người đã từng bước đẩy cậu đến cái chết kia, ai thương xót cậu thật lòng?

Được xem là cuốn hồi ký của chính nhà văn Hermann Hesse về những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, Bánh xe số phận chính là một vở bi kịch, mà ở đó nhiều cuộc đời của những thần đồng bị số phận vùi lấp trong áp lực, quá ít trong số đó có thể thực sự nổi tiếng và ghi dấu vào lịch sử. Bản sách được dịch giả Phạm Đức Hùng chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Đức.

Hermann Hesse (2/7/1877-9/8/1962) là nhà thơ, nhà văn và họa sĩ vĩ đại người Đức. Năm 1891 ông vào Trường Thần học Tin lành ở Maulbronn (Đức) nhưng đã trốn khỏi đây sau vài tháng nhập học. Chính ở trong trường Thần học Maulbronn, cá tính chống đối của ông đối với nền giáo dục kinh viện cũng như sự hà khắc trong học tập đã được bộc lộ. Người ta tìm thấy Hesse lang thang trên cánh đồng một ngày sau khi ông trốn khỏi Maulbron, tiếp theo đó là căn bệnh trầm cảm và ý định tự tử trong suốt quãng thời gian tiếp theo…

Năm 1946, Hermann Hesse được trao tặng hai giải thưởng danh giá là Goethe và Nobel Văn chương.

Nguyễn Linh / Zing

Giàu có nhưng già nua và chia rẽ: Dân số sẽ là thứ xé toạc châu Âu?

Trên khắp châu Âu, người dân đang sống lâu hơn nhưng lại sinh ít con hơn. Tất nhiên đây là xu hướng đang bao trùm các nước phát triển, thậm chí một số nước đang phát triển cũng gặp phải vấn đề này. Nhưng ở châu Âu việc tìm ra giải pháp ứng phó sẽ khó khăn hơn bội phần.

20200111fnp004-1579084694611108898073-crop-1579084715232820240437

Đối với những ông chủ người Bulgary, quá trình tuyển dụng đang ngày càng giống với 1 cơn ác mộng. Có thể mất tới hơn 6 tháng để có thể tìm thấy 1 người vận hành máy tiện thành thục, và rất có thể phải tốn một khoản tiền lớn cho công ty tuyển dụng. Những người vận hành máy móc lớn tuổi dày dặn kinh nghiệm đang dần nghỉ hưu, Julian Stephanov, người đang điều hành 1 nhà máy sản xuất ở gần thủ đô Sofia than phiền. Có rất ít người trẻ đủ tiêu chuẩn. Một phần vấn đề là do họ không được đào tạo, nhưng suốt từ 2008 đến nay mỗi năm lực lượng lao động của Bulgary đều giảm 6%. Ngày càng có nhiều người di cư và tình trạng tỷ lệ sinh thấp kéo dài khiến tình hình ngày càng trầm trọng.

Trên khắp châu Âu, người dân đang sống lâu hơn nhưng lại sinh ít con hơn. Tất nhiên đây là xu hướng đang bao trùm các nước phát triển, thậm chí một số nước đang phát triển cũng gặp phải vấn đề này. Nhưng ở châu Âu việc tìm ra giải pháp ứng phó sẽ khó khăn hơn bội phần, vì cấu trúc liên minh khiến người lao động có thể di chuyển dễ dàng và dù sử dụng đồng tiền chung nhưng các nước không hề có chung chính sách tài khóa hay 1 chiến lược chung để đối mặt với già hóa dân số.

Các nhà đầu tư đang nhận thức rất rõ về những khó khăn của châu Âu. Cuộc khủng hoảng nợ quốc gia cuối thập niên trước cho thấy lạm phát đồng điệu và lãi suất chung không thể đảm bảo về 1 liên minh tiền tệ bền vững hay 1 hệ thống ngân hàng được gắn kết chặt chẽ. Để giải quyết tình trạng mất cân bằng giữa các nước, họ phải đồng điệu cả về các chính sách quản lý, chính sách tiền lương và nhiều thứ khác. Giờ đây gánh nặng dân số đang đe dọa sẽ xé toạc liên minh châu Âu.

Mặc dù châu Âu tiếp nhận nhiều người nhập cư hơn so với lượng người di cư, Liên hợp quốc dự báo đến năm 2050 dân số của châu lục này sẽ giảm khoảng 5%. Độ tuổi trung bình sẽ là 47, nhiều hơn 9 tuổi so với năm 2000 và cao hơn 4 tuổi so với độ tuổi trung bình của người Mỹ. Năm 2015, cứ 4 người trong độ tuổi lao động thì sẽ có 1 người hơn 65 tuổi, nhưng đến năm 2050 tỷ lệ sẽ là cứ 2 người thì có 1 người. Ở Mỹ tỷ lệ là cứ 3 người thì có 1 người.

Một số nước sẽ phải chịu tình cảnh tồi tệ hơn. Tây Ban Nha và Italy được dự báo sẽ mất đi 25% lực lượng lao động vào năm 2050. Dân số của Nam và Đông Âu được dự báo sụt giảm trung bình 10%. Có ít lao động hơn, các nước có nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm chạp, trong khi nợ công sẽ tăng lên vì phải chi nhiều hơn cho dịch vụ y tế và lương hưu.

28 thành viên của Liên minh châu Âu được phân thành 3 nhóm. Phụ nữ ở Tây và Bắc Âu có xu hướng sinh con nhiều hơn so với mức trung bình ở EU (Đức là ngoại lệ). Mặc dù tỷ lệ sinh của họ vẫn thấp hơn 2,1% (là mức cần thiết để số dân không sụt giảm), tỷ lệ nhập cư cao đồng nghĩa dân số sẽ tiếp tục tăng lên.

Nhóm thứ hai, gồm các nước Nam Âu, đang trì trệ hoặc thậm chí đã suy giảm. Tỷ lệ sinh của họ thấp hơn, và ở một số nước đã rơi vào tình trạng lượng người di cư lớn hơn người nhập cư kể từ năm 2010 đến nay. Italy là ví dụ điển hình. Những người già ở đây thường nghỉ hưu sớm, và do thiếu các dịch vụ chăm sóc con trẻ nên nhiều phụ nữ đã không quay trở lại làm việc sau khi sinh con. Đến tuổi 50, chỉ một nửa vẫn còn đang làm việc. Nếu như tình trạng này kéo dài, đến năm 2050 sẽ có số người Italy hơn 50 tuổi ở ngoài lực lượng lao động sẽ nhiều hơn cả số lượng người tham gia lực lượng lao động ở mọi độ tuổi, theo dự báo của OECD.

Ở nhóm thứ ba, gồm các nước Trung và Đông Âu, số dân đã sụt giảm rất nhanh vì làn sóng di cư. Khoảng 2,5 triệu người Romani ở trong độ tuổi lao động – tương đương 20% dân số – hiện đang sống ở các nước EU khác. Những quốc gia này cũng ở trong tình trạng có khá ít người già và phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động. Ba Lan và Hungary có chính sách ưu đãi cho người nuôi con nhỏ, nhưng nghiên cứu cho thấy chúng hiếm khi tỏ ra hiệu quả.

Những xu hướng này lại càng khiến các nền kinh tế thuộc Liên minh châu Âu bị chia tách nhiều hơn. Khu vực Nam Âu nghèo hơn nhưng sản lượng thấp và lực lượng lao động ngày càng co hẹp khiến tăng trưởng càng yếu ớt hơn. Tỷ lệ nợ công của họ vốn đã cao – ở Italy là 130% GDP – giờ có nguy cơ tăng cao hơn nữa. Chính sách tiền tệ chung sẽ không thể hiệu quả nếu như triển vọng tăng trưởng của các nước khác nhau hoàn toàn.

Hầu hết các nước Trung và Đông Âu nằm ngoài liên minh tiền tệ nhưng cũng đang gặp phải rắc rối vì cấu trúc dân số. Nhiều thành viên mới của EU ban đầu khuyến khích lao động tự do dịch chuyển, nhưng sau khi mất đi nhiều người trong độ tuổi lao động vào tay các nước Bắc và Tây Âu, họ đã không còn hào hứng. Croatia đã mất 5% dân số trong 3 năm kể từ khi gia nhập EU.

Giống như ở Mỹ, dòng người di cư ở EU chủ yếu hướng tới các thành phố và khu vực có nền kinh tế phát triển năng động hơn. Nghiên cứu của Trung tâm cải cách châu Âu cho thấy những người di cư đến các địa điểm ít hấp dẫn hơn có xu hướng già hơn và có năng suất lao động thấp hơn.

Giải pháp cho một châu Âu đang cùng nhau già đi là phải có những chính sách đồng bộ. Người già và phụ nữ nên được khuyến khích trở lại với công việc. Nếu phụ nữ Italy thích làm việc như Đức, lực lượng lao động của nước này sẽ tăng thêm 14%.

Trong trường hợp của Pháp, phát triển dịch vụ chăm sóc trẻ em giá rẻ sẽ khuyến khích phụ nữ quay trở lại làm việc và còn giúp tăng tỷ lệ sinh. Những người lao động hiện tại nên được đào tạo tốt hơn. Đầu tư cho giáo dục và cơ sở hạ tầng sẽ giúp tăng năng suất. Các chính sách này còn giúp thu hút thêm người nhập cư và thuyết phục những người di cư ở lại.

Đến thời điểm này, các nước Bắc Âu đang làm tốt nhất. Đức đã hành động quyết liệt từ những năm 2000. Các chính sách cải cách hệ thống lương hưu đã giúp cải thiện tình hình. Nhưng châu Âu cần nhiều hơn thế để có thể thoát khỏi những mối đe dọa từ tình trạng già hóa dân số, và cải thiện cơ cấu dân số – dù không hề dễ dàng – sẽ có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của liên minh.

Tham khảo Economist

Thu Hương /Theo Trí thức trẻ

VẾT ĐẠN XUYÊN TIM CỤ KÌNH DƯỚI CON MẮT BÁC SỸ PHÁP Y

Cuong Pham

Một người thân của anh bạn bác sĩ quân y của tôi cũng được điều động tham gia đàn áp dân thôn Hoành và gia đình cụ Lê Đình Kình, cho biết là anh ấy rất xấu hổ và nhục nhã. Anh ấy nói với anh bạn bác sĩ quân y của tôi là tại sao không điều anh ấy ra Hoàng Sa, Trường Sa chiến đấu giết giặc cộng sản Trung Quốc xâm lược, mà lại điều anh ấy đi đàn áp dân Đồng Tâm?

Những ngày này, nhiều người bạn của tôi và cả tôi rất khó ngủ vì thiệt hại sinh mạng người Việt quá lớn ở Đồng Tâm rạng sáng ngày 9/1/2020. Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động đã chết, còn về phía người dân thì chắc chắn ít nhất cụ Lê Đình Kình đã mất. Video clip và hình ảnh thi thể cụ Lê Đình Kình đã được gia đình, hàng xóm đưa lên mạng xã hội để rộng đường dư luận.

NHẬN ĐỊNH BAN ĐẦU CỦA PHÁP Y

Một người bạn của tôi là bác sĩ quân y. Sau khi xem xét hình ảnh thi thể cụ Lê Đình Kình, anh ấy đã có những nhận định sơ khởi như sau:

Nhận định thứ nhất, viên đạn bắn vào người cụ Kình ở cự ly rất gần, từ 7 đến 8 cm, vì nếu viên đạn được bắn từ xa thì vết thương sẽ phải nở lớn ra từ 2 tới 2,7 cm. Điều này chứng tỏ cảnh sát cơ động đã bắn cụ ở cự ly rất gần chứ cụ Kình không hề chết vì bị bắn từ xa.

Chúng ta có thể suy ra rằng việc Bộ Công an thông báo cụ Kình khi chết còn cầm trên tay lựu đạn là không có cơ sở vì nếu như cụ có quyết tâm ném lựu đạn giết cảnh sát cơ động thì cảnh sát cơ động đã không thể áp sát cụ và bắn ở cự ly gần như thế.

Theo như cáo buộc của Bộ Công an thì công an đã thu giữ tại hiện trường 8 quả lựu đạn, 20 bom xăng,… Nếu vậy thì chắc chắn dân làng và cụ Kình biết cách sử dụng lựu đạn, nếu cụ liều chết thì đơn giản là cụ sẽ rút chốt an toàn của lựu đạn và nắm chặt mỏ vịt để lựu đạn không nổ, chờ cơ hội ném lựu đạn, nếu cảnh sát cơ động bắn cụ, tay cụ buông ra thì lựu đạn sẽ nổ ngay lập tức.

Thêm nữa, nếu cụ Lê Đình Kình bị bắn chết ở tư thế đứng thì quả lựu đạn sẽ rơi khỏi tay cụ ngay. Còn nếu cụ Lê Đình Kình chết khi đang nằm ngủ thì rõ ràng cụ không hề đe dọa đến cảnh sát cơ động để phải bắn cụ. Thậm chí, nếu bị bắn khi cụ đang nằm thì việc chấn động thể do viên đạn gây ra cũng khiến lựu đạn lăn ra khỏi tay cụ ngay, và tay cụ cũng buông ra chứ không thể nắm chặt. Cáo buộc của Bộ Công an là tử thi của cụ Lê Đình Kình cầm lựu đạn hoàn toàn không logic và không hề có cơ sở khoa học.

Việc cụ bị bắn chính xác ngay tim ở cự ly gần cũng cho thấy, lực lượng cảnh sát cơ động đã có lệnh phải giết chết cụ từ trước. Nói cách khác, cảnh sát cơ động đã hành quyết cụ Lê Đình Kình theo lệnh của quan chức cộng sản và hoàn toàn không hề theo bất kỳ một quy trình pháp luật chuẩn mực nào. Cụ Lê Đình Kình không hề chết trong lúc lộn xộn, giao chiến và bị trúng đạn lạc của cảnh sát.

Nhận định thứ hai, đường khâu vết mổ dọc người cụ Lê Đình Kình được thực hiện bởi bác sĩ pháp y chuyên nghiệp, rất lành nghề. Bác sĩ pháp y này có nhiều thời gian để khâu xác cụ Kình lại. Việc pháp y phải mổ xác cụ Kình chính là để lấy viên đạn găm trong tim cụ ra vì từ thông tin viên đạn, những người có chuyên môn sẽ biết ngay đây là loại đạn gì, số hiệu gì, bắn ra từ khẩu súng nào, đường đạn ra sao, thậm chí có thể truy ra được chính xác ai là người sở hữu khẩu súng bắn cụ Kình ở cự ly gần như thế.

Việc nhà cầm quyền cho mổ xác cụ Kình để lấy viên đạn ra chứng tỏ họ quyết tâm che giấu sự thật về thủ phạm, không gian, thời gian, bối cảnh của việc cụ Lê Đình Kình bị sát hại, hòng qua mắt người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Nhận định thứ ba, vết bầm lớn cạnh lỗ đạn trên ngực trái của cụ là thủ thuật của các sát thủ để che giấu cái chết kinh hoàng của nạn nhân. Khi bị trúng đạn thì khuôn mặt nạn nhân luôn co rúm, cứng đờ. Các sát thủ phải dùng vật cứng, ví dụ như báng súng AK, đập rất mạnh vào cơ thể của nạn nhân để xác nạn nhân mềm ra và trở lại bình thường. Có nghĩa là việc giết cụ Lê Đình Kình đã được thực hiện bởi đội sát thủ chuyên nghiệp của cảnh sát cơ động.

Làm sao che giấu được sự thật ở Đồng Tâm?

Việc gia đình cụ Lê Đình Kình cáo buộc công an ép gia đình phải ký xác nhận là cụ chết ở đồng Sênh mới cho nhận xác, thật ra là thủ đoạn rất trẻ con vì hàng ngàn chiến sĩ cảnh sát cơ động, bộ đội và dân làng Đồng Tâm biết sự thật. Gia đình cụ Lê Đình Kình có mặt tại hiện trường, biết sự thật. Nhà cầm quyền không thể nào bưng bít hay bóp méo thông tin bằng thủ đoạn đơn giản như vậy, trừ khi họ giết sạch toàn bộ quân lính tham gia vào chiến dịch đàn áp Đồng Tâm rạng sáng 9/1/2020, giết sạch toàn bộ người dân Đồng Tâm và giết sạch toàn bộ gia đình cụ Lê Đình Kình đang chứng kiến sự việc.

Một người thân của anh bạn bác sĩ quân y của tôi cũng được điều động tham gia đàn áp dân thôn Hoành và gia đình cụ Lê Đình Kình, cho biết là anh ấy rất xấu hổ và nhục nhã. Anh ấy nói với anh bạn bác sĩ quân y của tôi là tại sao không điều anh ấy ra Hoàng Sa, Trường Sa chiến đấu giết giặc cộng sản Trung Quốc xâm lược, mà lại điều anh ấy đi đàn áp dân Đồng Tâm?

Bản thân trên Facebook được cho là của một chiến sĩ đã hy sinh theo thông báo chính thức của Bộ Công an là thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân, cán bộ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an, cũng có đăng tải bài viết cuối cùng ngày 11/6/2018 với nội dung chỉ vẻn vẹn một câu mà hết sức đáng suy ngẫm:

“Chiến tranh bảo vệ tổ quốc không đáng sợ. Nhưng đáng sợ là máu đổ chính vì người dân mình”.

Nguyễn Trung / Tễu Blog