Vườn hoa Tết bên lò gạch 100 tuổi

BẾN TRE

Vườn hoa ven sông Hàm Luông (Phú Sơn, Chợ Lách) nằm trên nền lò gạch 100 năm tuổi, gần đây trở thành điểm check-in đón hàng trăm người mỗi ngày.

Vườn hoa Tết bên lò gạch 100 tuổi

Khu đất 3 ha nằm trên nền lò gạch cũ 100 năm tuổi, được nhiều người dân thuê lại trồng hoa Tết.

Vườn hoa Tết bên lò gạch 100 tuổi

Gần Tết, vườn hoa bung nở. Nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh hoa và lò gạch 100 tuổi.

Vườn hoa Tết bên lò gạch 100 tuổi

Vườn trồng nhiều loại hoa như cúc mâm xôi, cúc Hà Lan, vạn thọ, mào gà, nằm xen giữa những hàng dừa và nhà dân.

Vườn hoa Tết bên lò gạch 100 tuổi

Giữa khu vườn, những lò gạch trăm tuổi với vẻ đẹp trầm mặc trở thành “background” lý tưởng cho những người mê chụp ảnh. Vườn cúc Hà Lan rộng 2.000 m2 của ông Nguyễn Văn Tuấn (43 tuổi) mỗi ngày có hàng trăm người đến chụp ảnh, nhưng ông vẫn không thu vé, để khách chụp cho vui.

Vườn hoa Tết bên lò gạch 100 tuổi

Chị Trịnh Huỳnh Hải Cơ (25 tuổi, phải, quê Bến Tre) cùng bạn chụp ảnh bên các luống cúc mâm xôi.

Vườn hoa Tết bên lò gạch 100 tuổi

Làng hoa Chợ Lách là vựa hoa nổi tiếng miền Tây, sau làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) với 600 ha hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán, tương đương 11 triệu sản phẩm.

Hoàng Nam

Điều thú vị về tranh Đông Hồ thời Pháp thuộc

Chỉ một góc nhỏ thôi trong tranh Đông Hồ đã cho ta thấy nghệ nhân với trách nhiệm xã hội đã đóng vai trò phê phán quyết liệt những thói xấu từ quan trường đến đời sống dân sự.vanminh.jpg

Trước xu thế hội nhập văn hóa thế giới thì tranh dân gian Đông Hồ có thể phản ánh cuộc sống đương đại hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết khám phá những điều thú vị về tranh Đông Hồ – một dòng tranh luôn bám theo thời cuộc.

Nằm nép mình bên bờ đê phía nam của dòng sông Đuống hiền hoà, nghiêng trôi một “dòng lấp lánh”, làng tranh Đông Hồ đã trải qua biết bao những thăng trầm để giữ cho “hồn dân tộc” mãi được “sáng bừng trên giấy điệp”. Tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và có sức cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ con người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài cũng bởi những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi gắn liền với văn hoá người Việt. Ngày nay trước xu thế hội nhập văn hóa thế giới thì tranh dân gian Đông Hồ có thể phản ánh cuộc sống đương đại hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết khám phá những điều thú vị về tranh Đông Hồ – một dòng tranh luôn bám theo thời cuộc.

nhay-dam.jpg

Từ cảnh nhảy đầm đến… nhà chứa!

Ai cũng biết trong phong trào Âu hóa, cái món “nhảy đầm” đã được du nhập vào Việt Nam khiến các cụ đồ Nho phải lắc đầu lè lưỡi. Nhảy đầm đã đi vào tranh Đông Hồ với bức tranh cùng tên, và hiện nay vẫn còn ván khắc để in. Bức tranh mô tả một quầy bar, có ly, cốc, có bồi bàn, có rượu vang hoặc champagne, hình vẽ cũng thô mộc thôi, nhưng rất rõ một sinh hoạt thuộc địa, với hai cặp giai thanh gái lịch trong điệu valse uyển chuyển.

vanminh.jpg

Bức tranh đôi Phong tục cải lương – văn minh tiến bộ vẽ ông Tây – bà đầm đi “picnic”, một bên chú thích là Phong tục cải lương moa tăng phú, còn bên kia: Văn minh tiến bộ, tọa (toa) tăng xương. Theo lý giải của họa sĩ Trần Hậu Yên Thế, thì đây là cách chửi kiểu bồi tiếng Tây của một ông đồ cũng thật hay, Toa tăng xương = Toi attention/ Mày liệu hồn, Moa tăng phú = Moi, je m’enfiche/ Tao mặc kệ. Cả hai câu có nghĩa đầy phẫn nộ: Phong tục thay đổi, thì mày liệu hồn; Văn minh tiến bộ, tao đếch cần.

Gai-7-nghe.jpg

Bộ tranh đôi Trai tứ khoái – gái bảy nghề, nghệ nhân đã rất khéo đổi câu vè quen thuộc trong dân gian chê các cô gái hư hỏng: “Ngồi lê là một, dựa cột (lười nhác) là hai/ theo giai là ba/ ăn quà là bốn/ trốn việc là năm/ hay nằm là sáu/ đánh cháu là bảy” thành “đăng sê (nhảy đầm) là một/ theo mốt là hai/ đánh bài là ba/ đàn ca là bốn/ trốn nhà là năm/ đi săm (nhà chứa) là sáu/ Mang cháu (chửa hoang) là bảy. Bộc lộ sự phê phán riết róng cái việc đánh mất thuần phong để đi vào bại tục.

Chỉ một góc nhỏ thôi trong tranh Đông Hồ đã cho ta thấy nghệ nhân với trách nhiệm xã hội đã đóng vai trò phê phán quyết liệt những thói xấu từ quan trường đến đời sống dân sự. Họ là nghệ nhân nhưng cũng là những nhà báo trứ danh đó chứ!

Tranh Đông Hồ: luôn bám theo thời cuộc

Chỉ từ đời sống dân gian, chẳng có ai định hướng mà tranh Đông Hồ cũng có đủ loại từ tranh giáo khoa, phong cảnh, phong tục, sinh hoạt, tín ngưỡng, tranh truyện (dựa theo cổ tích) tranh lịch sử, châm biếm và hài hước, chẳng thiếu thể loại gì.

Có thể nói, một đặc điểm rất đáng nể của tranh Đông Hồ là luôn bám theo thời cuộc. Ta để ý mảng tranh châm biếm, những bức tranh như Trê cóc, Đám cưới chuột, Đánh ghen, Hứng dừa cách nay vài trăm năm đến những tranh Trai tứ khoái, gái bảy nghề vẽ về thói sinh hoạt đàng điếm của đám trai gái thành thị thời thực dân Pháp đến các tranh vẽ người Pháp Văn minh tiến bộ, phong tục cải lương cách đây sáu bảy mươi năm tự nhiên đóng vai trò phản biện xã hội với con mắt phê phán khá sắc cạnh. Thế mới biết nghệ nhân quan sát cuộc sống và hiểu cuộc sống khá kỹ lưỡng. Có thể nói đó là loại tranh biếm xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, ở tư thế độc lập, cao cấp in màu tử tế và được xã hội chấp nhận, giữ gìn.

DamCuoiChuot_RuocTienSi.jpg

Tranh Đám cưới chuột quá nổi tiếng, ai cũng biết nhà chuột trong buổi nghinh hôn phải lo lễ lạt cho bề trên là ông miêu để được vênh vang rước dâu. Nhưng vào thời mua quan bán tước, nghệ nhân ta chế lại hai chữ “nghinh hôn” thành “tiến sĩ”. Cảnh rước dâu thành cảnh rước tiến sĩ vinh quy, cũng lễ lạt cho mèo để được danh phận.

Danhghen-hungdua-cu.jpg

Danh-ghen-hungdua-Moi.jpg

Ai cũng biết tranh đôi Đánh ghen chê cười cảnh lẽ mọn, ông chồng rụt rè can ngăn vợ cả: Thôi thôi bớt giận là lành… còn Hứng dừa thì “đấy trèo đây hứng” quả là ngoạn mục của sự phồn thực. Nhưng lại có một dị bản Đánh ghen, Hứng dừa nữa của thế hệ sau gần chúng ta hơn, khá đặc biệt với chú thích mới: Ở tranh Đánh ghen, cảnh ông già đang lộn xộn trong cảnh tranh chấp vợ cả vợ bé, ông tuyên bố gân guốc với bà cả “nhân lão tâm bất lão” (người già nhưng lòng chưa già!), quyết tâm giữ bà hai. Còn Hứng dừa thì đi xa hơn trong phồn thực với chú thích lẩy từ câu Kiều có sửa đi đôi chút: “trong như ngọc, trắng như ngà”, chẳng phải là anh chồng đang nói về cô vợ “nuy” sao?

Theo ĐỖ ĐỨC / THỂ THAO & VĂN HÓA

Trương Nghệ Mưu: Bỏ vợ khi thành danh, kết hôn với học trò kém 31 tuổi

Trải qua nhiều chuyện tình thị phi, đạo diễn Trương Nghệ Mưu hiện đang hạnh phúc bên vợ trẻ và 3 người con.

Nhắc đến những đạo diễn nổi tiếng nhất của điện ảnh Hoa ngữ, không thể thiếu cái tên Trương Nghệ Mưu.

Trong gia tài điện ảnh của ông, có thể kể đến nhiều bộ phim nổi tiếng như Cao lương đỏ (1987), Đèn lồng đỏ treo cao (1991), Phải sống (1994), Thập diện mai phục (2004), Hoàng kim giáp (2006)…

Tuy nhiên, đi liền với sự nghiệp nghệ thuật vẻ vang, đời tư của Trương Nghệ Mưu cũng rất được chú ý với những chuyện tình phong phú, tai tiếng.

Bỏ vợ con đi theo bóng hồng nổi tiếng

Chuyện tình đầu tiên được vị đạo diễn nổi tiếng công khai là cuộc tình với người vợ đầu tiên tên Tiêu Hoa.

Tiêu Hoa là mối tình đầu của Trương Nghệ Mưu. Bà là người đã cùng ông trải qua những tháng ngày khó khăn, thiếu thốn khi ông còn là một cậu thanh niên không tiền, không của.

Năm 1978, trước khi Trương Nghệ Mưu theo học ở Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, Tiêu Hoa đã quyết định gắn bó cả đời với bạn trai, tình nguyện chăm sóc và làm chỗ dựa vững chắc cho ông cả đời.

 Trương Nghệ Mưu: Bỏ vợ khi thành danh, kết hôn với học trò kém 31 tuổi - Ảnh 1.

Trương Nghệ Mưu bên người vợ đầu và con gái Trương Mạt.

Hằng ngày, không chỉ tất bật đảm nhiệm hết công việc trong nhà để chồng có thời gian làm việc và nghỉ ngơi, Tiêu Hoa còn đốc thúc, giúp đỡ Trương Nghệ Mưu trong công việc.

Chính bà cũng là người đề nghị ông theo đuổi con đường đạo diễn khi nhận thấy tài năng của chồng.

Năm 1987, Trương Nghệ Mưu quay phim Cao lương đỏ. Bộ phim đã đoạt hơn 10 giải thưởng lớn nhỏ trong nước và quốc tế giúp đưa tên tuổi Trương Nghệ Mưu lên hàng ngũ những đạo diễn tài năng bậc nhất của điện ảnh Hoa ngữ.

 Trương Nghệ Mưu: Bỏ vợ khi thành danh, kết hôn với học trò kém 31 tuổi - Ảnh 2.

Tuy nhiên, không ngờ sự thành công này lại dần mang Trương Nghệ Mưu rời xa khỏi mái ấm gia đình.

Trong thời gian quay Cao lương đỏ, Trương Nghệ Mưu đã nảy sinh tình cảm với nữ diễn viên Củng Lợi. Cả hai lén lút qua lại với nhau dù lúc ấy Củng Lợi đã có bạn trai còn Trương Nghệ Mưu là người đàn ông đã có vợ và con nhỏ.

Cũng vì phải lòng người đẹp, Trương Nghệ Mưu quyết định dứt áo ra đi, bỏ lại người vợ tần tảo cùng mình trải qua khó khăn thuở hàn vi để đến với tiền tài, danh vọng và những bóng hồng vây quanh.

 Trương Nghệ Mưu: Bỏ vợ khi thành danh, kết hôn với học trò kém 31 tuổi - Ảnh 3.

Trong cuốn tự truyện xuất bản năm 1992, Tiêu Hoa tâm sự về chồng cũ: “Anh ấy đã vượt qua rất nhiều những khó khăn, gian lao mà nhiều người bình thường không làm được, nhưng cũng không thắng được tham vọng của mình. 

Cao lương đỏ tạo nên một đạo diễn thành công nhưng cũng hủy hoại một trái tim chân thành. Trong hai mươi mấy năm tôi và Trương Nghệ Mưu quen nhau, dường như tôi trở thành một nhân vật bi kịch, nhưng tôi tin rằng Trương Nghệ Mưu cũng vậy, thời gian sẽ chứng minh điều đó”.

Chuyện tình 8 năm trong tai tiếng

Đến bên Củng Lợi, Trương Nghệ Mưu phải nhận không ít chỉ trích từ công chúng. Trong khi nữ minh tinh nổi tiếng bị “ném đá” vì trở thành kẻ thứ 3 phá hoại hạnh phúc gia đình người khác thì Trương Nghệ Mưu cũng bị chỉ trích là người đàn ông bạc tình, trăng hoa.

Mặc dù vậy, nàng “Mưu nữ lang” vẫn quyết dành tình cảm, hy sinh tất cả để ở bên vị đạo diễn hơn mình 15 tuổi.

Năm 1990, khi công khai cùng Trương Nghệ Mưu xuất hiện trước công chúng, Củng Lợi chia sẻ cô đã sẵn sàng kết hôn trước 35 tuổi và sinh cho Trương Nghệ Mưu 4 người con.

“Đã đến lúc tôi không còn muốn đóng phim nữa, chỉ đợi về nhà chồng yên phận làm dâu thảo vợ hiền thôi”, nữ diễn viên thẳng thắn.

 Trương Nghệ Mưu: Bỏ vợ khi thành danh, kết hôn với học trò kém 31 tuổi - Ảnh 4.

Tuy nhiên, dù đã sẵn sàng từ bỏ cả sự nghiệp và tuổi xuân để ở bên Trương Nghệ Mưu, suốt 8 năm bên nhau, Củng Lợi vẫn chưa nhận được lời cầu hôn mà cô hằng mong chờ.

Mỗi khi đề cập đến việc kết hôn, Trương Nghệ Mưu đều nhẹ nhàng khước từ, ông nói: “Kết hôn không phải chỉ là một tờ giấy hay sao? Vì sao mọi người phải coi trọng nó như vậy”.

Sau này, vì những mâu thuẫn, hiểu nhầm trong chuyện tình cảm, Củng Lợi và Trương Nghệ Mưu quyết định “đường ai nấy đi” vào năm 1995, sau 8 năm vượt qua mọi thị phi để chung sống như vợ chồng.

 Trương Nghệ Mưu: Bỏ vợ khi thành danh, kết hôn với học trò kém 31 tuổi - Ảnh 5.

Kết hôn lần 2 với học trò kém 31 tuổi

Kết thúc chuyện tình với nữ minh tinh nổi tiếng, Trương Nghệ Mưu trở nên kín tiếng hơn trong chuyện tình cảm.

Tuy nhiên năm 2011, thông tin ông đã kết hôn lần hai cùng nữ diễn viên Trần Đình bất ngờ được lan truyền trên trên mạng xã hội khiến nhiều khán giả không khỏi ngạc nhiên.

Không những vậy, việc Trần Đình từng sinh cho Trương Nghệ Mưu 3 người con trong bí mật còn ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng của ông. Đồng thời, Trương Nghệ Mưu cũng bị phạt hơn 24 tỷ đồng vì vi phạm chính sách một con của Trung Quốc.

 Trương Nghệ Mưu: Bỏ vợ khi thành danh, kết hôn với học trò kém 31 tuổi - Ảnh 6.
 Trương Nghệ Mưu: Bỏ vợ khi thành danh, kết hôn với học trò kém 31 tuổi - Ảnh 7.

Trần Đình quen Trương Nghệ Mưu khi còn là một cô sinh viên 17 tuổi.

Trần Đình vốn là học trò của Trương Nghệ Mưu. Từ năm 17 tuổi cô đã rất hâm mộ vị đạo diễn tài năng và quyết định làm bóng hồng bí mật, ở bên chăm sóc và sinh cho ông 3 người con, hai trai và một gái.

Đến năm 2011, cả hai mới đăng ký kết hôn, trở thành một trong những cặp vợ chồng có chêch lệch tuổi tác lớn nhất showbiz Trung: 31 tuổi.

Chia sẻ về lý do giữ bí mật về vợ con trong nhiều năm, Trương Nghệ Mưu cho biết đó là cách ông bảo vệ gia đình nhỏ trước truyền thông.

 Trương Nghệ Mưu: Bỏ vợ khi thành danh, kết hôn với học trò kém 31 tuổi - Ảnh 8.
 Trương Nghệ Mưu: Bỏ vợ khi thành danh, kết hôn với học trò kém 31 tuổi - Ảnh 9.

Cả hai có 3 người con là Trương Nhất Nam (18 tuổi), Trương Nhất Đinh (15 tuổi) và Trương Nhất Kiều (13 tuổi).

Hiện tại, khi các con đã trưởng thành, Trương Nghệ Mưu mới tỏ ra cởi mở hơn khi chia sẻ về gia đình.

Ông cho biết con trai cả thừa hưởng niềm đam mê nghệ thuật giống bố, thường tới các đoàn phim thực tập quay phim, chụp ảnh, dự định nối nghiệp cha.

Con gái út của ông thì bộc lộ năng khiếu nghệ thuật từ bé, cô bé thích vẽ tranh, chơi đàn, viết thư pháp, múa ballet. Đặc biệt, dù mới 14 tuổi, cô bé đã phát hành hai cuốn truyện tranh, nhiều tranh vẽ thì được chọn tham gia triển lãm.

 Trương Nghệ Mưu: Bỏ vợ khi thành danh, kết hôn với học trò kém 31 tuổi - Ảnh 10.

Gia đình 5 thành viên hạnh phúc của Trương Nghệ Mưu.

Hiện tại, dù không còn ra mắt những dự án điện ảnh mới nhưng Trương Nghệ Mưu cũng rất vui vẻ, hạnh phúc với cuộc sống đời thường. Mỗi khi có dịp cùng gia đình xuất hiện trước truyền thông, ông thường bày tỏ sự biết ơn với vợ trẻ và sự tự hào về các con.

@TuoitreVN

Có một khẩu hiệu trên quan tài

Luật Khoa / Trịnh Hữu Long

13-1-2020

Cụ Lê Đình Kình. Ảnh: Green Trees

“Đế quốc chủ nghĩa Pháp dùng pháp luật đạo tặc, dùng võ lực dã man cướp đất của nông dân bản xứ, mỗi lần cho bọn địa chủ người Pháp, cho các công ty tài chính hàng ngàn, hàng vạn mẫu, để chúng lập đồn điền cao su, bông, vải, mía, lúa, v.v.”

Đó là những gì được ghi trong “Nghị quyết về nông dân vận động”, được Đại hội Đảng lần thứ II của đảng Cộng sản Đông Dương thông qua ngày 28/3/1935. [1]

Năm sau đó, có một người đàn ông ra đời ở một vùng quê Bắc Bộ.

Người đàn ông này sẽ dành 84 năm cuộc đời của mình để chứng kiến và trực tiếp tham gia những biến động xã hội long trời lở đất, mà trọng tâm của nó là những cuộc dịch chuyển đất đai khổng lồ từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác. Ông sau cùng mắc kẹt giữa những cuộc dịch chuyển đó và bị nó nghiền nát trong tiếng súng nổ, giữa làng quê mà ông đã được sinh ra.

Tên ông là Lê Đình Kình.

Ông Kình là tất cả những gì mà đảng Cộng sản Việt Nam có thể kỳ vọng ở một đảng viên.

Ông là nông dân, thành phần cốt cán của cuộc cách mạng mà đảng Cộng sản khởi xướng.

Ông sinh ra và lớn lên ở một làng quê Bắc Bộ, thành lũy cách mạng quan trọng bậc nhất trong lịch sử của đảng Cộng sản.

Ông gia nhập đảng ở độ tuổi đôi mươi.

Ông cầm súng trong cuộc “kháng chiến chống Mỹ”, làm nên tính chính danh của đảng Cộng sản.

Ông từng là chủ nhiệm hợp tác xã trong thời kỳ hợp tác xã vẫn còn là trái tim của nền kinh tế.

Ông từng là trưởng công an xã – người bảo vệ cho an nguy của chế độ.

Ông từng là bí thư đảng ủy, chủ tịch xã trong những năm 1980, trực tiếp thi hành chính sách của đảng Cộng sản ở cấp sát nhất với quần chúng nhân dân.

Trong mắt đảng Cộng sản, không ai có thể có bản lý lịch đẹp hơn đảng viên Lê Đình Kình.

Nhưng cuối cùng, ông chết trong một cuộc đụng độ với chính đảng mà ông dành cả đời phục vụ. Xác ông nằm ở trụ sở của cơ quan công quyền mà ông từng là lãnh đạo. Và là một cái xác không còn nguyên vẹn: ông bị mổ tử thi.

Người cộng sản hoàn hảo là ông đã chết với tư cách là một kẻ khủng bố trong con mắt của đảng.

Còn với đảng Cộng sản, năm ông Kình ra đời, họ đã phải thanh minh thế này trong một thư ngỏ gửi công luận Pháp:

“Chúng tôi không phải là những kẻ khủng bố. Chúng tôi là những người cộng sản chân chính và chúng tôi không từ bỏ bất cứ một nguyên tắc mácxít – lêninnít nào. Rõ ràng là không đúng nếu trình bày chúng tôi như những kẻ khủng bố và những phần tử gây rối loạn, trái lại chúng tôi là những người đấu tranh nồng nhiệt nhất cho tinh thần hòa hợp và bình đẳng giữa các dân tộc và cho hòa bình thế giới”. [2]

Ông Kình đã đi trọn một vòng đời từ khi đảng Cộng sản bị cáo buộc là một nhóm khủng bố, đến khi chính ông bị chính quyền của đảng Cộng sản cáo buộc là kẻ cầm đầu của một nhóm gây rối có vũ trang, còn những tiếng nói ủng hộ đảng Cộng sản thì lên án ông là một kẻ khủng bố thực sự.

Ông đã đi trọn một vòng đời từ một xã hội bị thực dân Pháp dùng bạo lực cướp đất đến một xã hội khác, có tên gọi khác, nhưng vẫn buộc ông phải chết để bảo vệ mảnh đất mà ông cho là của dân làng mình, trước súng ống của những người ông gọi là đồng chí.

Cái chết của ông Kình không đơn thuần là cái chết của một lãnh tụ nông dân. Dường như đảng Cộng sản không nhận thấy họ đã đi một quãng đường xa thế nào để vô hiệu hóa người cộng sản tốt nhất của mình, ngay trên thành lũy cách mạng quan trọng nhất của mình.

Khẩu hiệu “người cày có ruộng” đã vĩnh viễn được chôn cùng với quan tài của người cộng sản Lê Đình Kình. Lịch sử đang lặp lại chính nó. Một vòng nữa.

___

Tài liệu tham khảo:

[1] Văn kiện Đảng toàn tập, tập 5, trang 43.

[2] Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, trang 125.

Từ vụ ‘Vũ Nhôm’, phải hỏi ai sinh ra tình báo viên ‘Trần Đại Vũ’

Blog VOA / Trân Văn

Vũ ‘Nhôm’ trong phiên tòa hôm 30/1/2019, ở Hà Nội. Ảnh: AFP

Phiên xử sơ thẩm vụ án “vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Đà Nẵng kết thúc, đại diện cơ quan công tố đề nghị phạt Phan Văn Anh Vũ (Vũ “Nhôm”) từ 25 đến 27 năm tù đối với cả hai tội này.

Theo cáo buộc của phía công tố, hành vi phạm pháp của Vũ “Nhôm” và 19 viên chức (bao gồm cả các cựu Chủ tịch và Phó Chủ tịch, Giám đốc và Phó Giám đốc nhiều sở, lãnh đạo nhiều bộ phận nghiệp vụ, doanh nghiệp nhà nước) ở thành phố Đà Nẵng đã gây thiệt hại cho công quỹ hơn… 22.000 tỉ đồng!

Diễn biến của phiên xử sơ thẩm vừa kể khắc họa thêm sự bệ rạc của cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền Việt Nam.

Cho dù rõ ràng ông Nguyễn Bá Thanh nhân vật từng đảm nhận vai trò Chủ tịch rồi Bí thư thành phố Đà Nẵng liên tục “vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “vi phạm các quy định về quản lý đất đai” nhưng ông Thanh không chỉ “bình an vô sự”…

Sau khi chỉ đạo bán gần như sạch sẽ công sản ở Đà Nẵng, ông Thanh được điều động ra Hà Nội làm Trưởng ban Nội chính của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN. Nếu không vắn số, chắc chắn giờ này ông đang dẫn đầu công cuộc chống tham nhũng và tất nhiên, Vũ “Nhôm” không phải liên tục… hầu Tòa về đủ thứ tội!

Tuy ông Trần Văn Minh (một trong hai cựu Chủ tịch của thành phố Đà Nẵng đang hầu Tòa) chỉ phân trần, song những gì mà ông Minh và nhiều đồng phạm vừa phân trần trước HĐXX chẳng khác gì một thứ cáo trạng mà cơ quan thực thi quyền công tố cố tình không soạn: Năm 2011, Thanh tra của chính phủ Việt Nam đã xác định các văn bản liên quan đến công thự, công thổ mà hệ thống công quyền ở Đà Nẵng đã bán là sai pháp luật nhưng các cơ quan hữu trách ở trung ương đã “thống nhất không xem xét kỷ luật Ban Cán sự Đảng của UBND thành phố Đà Nẵng các nhiệm kỳ 2005 – 2010 và 2011 – 2015”. Thậm chí Ủy ban Kiểm tra (UBKT) của BCH TƯ đảng CSVN cũng cho rằng “sai sót” trong sử dụng công thự, công thổ ở Đà Nẵng là “sáng tạo, có hiệu quả” nên không truy cứu trách nhiệm và đó chính là lý do ông Minh và các đồng phạm đồng loạt kêu… oan (1)!

Rõ ràng, việc cả UBKT của BCH TƯ đảng CSVN lẫn Thanh tra của chính phủ cùng nhất trí xem sự tùy tiện trong sử dụng công thự, công thổ ở Đà Nẵng là “sáng tạo, có hiệu quả” đã góp phần bơm thổi ông Nguyễn Bá Thanh trở thành một thứ “thần tượng” của công chúng vì… “dám nghĩ, dám làm”, mở rộng con đường đưa ông ra Hà Nội để đảm nhận vai trò “tiên phong” trong… phòng – chống tham nhũng. Đâu phải tự nhiên mà gia đình ông Thanh dựng đền thờ cho ông, thuê người tạc sự nghiệp của ông vào bia đá ngay sau khi ông qua đời! Lờ đi vai trò, trách nhiệm của ông Thanh để phủi bỏ trách nhiệm qui hoạch ông Thanh nhằm tiến hành… chỉnh đốn đảng, cho phép… thờ ông thì nên cho phép lập đền để… thờ cả… Vũ “Nhôm” – như một kẻ… giơ đầu chịu báng thay cho nhiều người! Có như thế mới hợp… lý và phải… đạo!

***

Như vậy là Vũ “Nhôm” (45 tuổi) sẽ phải ở tù khoảng… 50 năm bởi trước đây Vũ “Nhôm” đã bị phạt tổng cộng 25 năm tù trong hai vụ án khác (8 năm tù vì “cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”, 17 năm tù vì “lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”).

Dẫu từ năm 2018 đến nay, Vũ “Nhôm” liên tục phải hầu Tòa song cho đến bây giờ, dù đã từng công khai cam kết sẽ trả lời rõ ràng, sòng phẳng nhưng hệ thống tư pháp Việt Nam vẫn chưa… thèm bận tâm làm rõ, tại sao chủ một cửa hàng chuyên gia công khung nhôm, cửa kính, chưa tốt nghiệp cấp ba, sau khi thành công trong việc khuấy đảo Đà Nẵng lại đột nhiên được tuyển dụng làm… sĩ quan tình báo?

Hệ thống tư pháp Việt Nam mới chỉ điều tra – xét xử – kết án Trung tướng Trần Việt Tân (cựu Thứ trưởng Công an), Trung tướng Bùi Văn Thành (cựu Thứ trưởng Công an), Trung tướng Phan Hữu Tuấn (cựu Tổng cục phó Tổng cục Tình báo Bộ Công an), Đại tá Nguyễn Hữu Bách (cựu Cục phó Cục B61 Tổng cục Tình báo Bộ Công an) vì đã sử dụng danh nghĩa Bộ Công an, khoác cho các doanh nghiệp của Vũ “Nhôm” danh nghĩa “công ty bình phong của cơ quan tình báo”, giúp Vũ “Nhôm” mua rẻ công sản.

Các Kết luận Điều tra, Cáo trạng, Bản án chưa bao giờ chú ý làm rõ ai lựa chọn – sắp đặt Vũ “Nhôm” làm “sĩ quan tình báo”? Vì sao ông Trần Đại Quang, Thứ trưởng Công an rồi Bộ trưởng Công an thời Vũ “Nhôm” mang bí danh “Trần Đại Vũ” tung hoành ngang dọc, “hô gió, gọi mây” lại thoát sự liên đới về trách nhiệm, ít nhất là trách nhiệm để cho hàng loạt sĩ quan cao cấp dưới trướng của mình bị Vũ “Nhôm” khiển dụng?

Cho đến giờ này, qua bốn vụ án liên quan đến Vũ “Nhôm” (ngoài ba vụ án Vũ “Nhôm” trực tiếp hầu tòa, phải tính cả vụ án khiến bốn viên chức lãnh đạo UBND TP.HCM vừa bị phạt tù vì bán rẻ công sản cho Vũ “Nhôm”), thiên hạ đã thấy, sở dĩ doanh nhân Phan Văn Anh Vũ có thể vươn vòi ra khỏi Đà Nẵng, sản nghiệp trở thành “nứt đố, đổ vách”, dư sức khiến cho “trời nghiêng, đất lệch” là nhờ sắm vai “Trần Đại Vũ” (2).

“Hoạt động nghiệp vụ” của “Tình báo viên” mang bí danh “Trần Đại Vũ” dẫu chỉ xoay quanh chuyện thâu tóm công sản với giá rẻ, vượt ra ngoài khuôn khổ của cả đạo lý lẫn pháp lý song vẫn suôn sẻ nên thu đoạt hết ngàn tỉ đồng này đến ngàn tỉ đồng khác, chính là nhờ hàng loạt ông tướng công an. Ai là thủ lĩnh của các ông tướng công an này khiến họ “đồng tâm nhất trí” bảo bọc “Tình báo viên” mang bí danh “Trần Đại Vũ”?

Giống như ông Nguyễn Bá Thanh, ông Trần Đại Quang cũng vắn số. Giống như ông Nguyễn Bá Thanh được vợ con lập đền thờ, ông Quang cũng được thân nhân xuất tiền xây lăng để ông lưu danh với hậu thế. Ông Quang tạ thế khi đang là Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các vụ án liên quan đến Vũ “Nhôm” chính là những bài tường thuật về tài, đức của ông khi ông lãnh đạo Bộ Công an Việt Nam… Và giống như trường hợp Nguyễn Bá Thanh, phải hỏi, ai phải chịu trách nhiệm khi lựa chọn – qui hoạch một người như ông Quang trở thành nguyên thủ quốc gia? Khuyến khích tưởng nhớ ông Quang mà quên Vũ “Nhôm” rõ ràng là chưa sòng phẳng!

Chú thích

(1) https://plo.vn/phap-luat/vu-an-vu-nhom-nhieu-bi-cao-nhac-ten-co-bi-thu-da-nang-881697.html

(2) https://vnexpress.net/phap-luat/ong-nguyen-huu-tin-khong-ngo-bi-ke-khac-truc-loi-4034831.html