7 đặc sản ở Phan Thiết

BÌNH THUẬN

Bánh xèo tô, bánh mì chén hay bún bò rau răm là những món đặc sản nổi tiếng du khách nên thử.

7 đặc sản người dân Phan Thiết gợi ý

Bánh canh chả cá

Bánh canh chả cá là một trong những đặc sản dân dã, sử dụng nguyên liệu cá tươi được đánh bắt từ vùng biển Bình Thuận. Món ăn có nước trong, ít váng mỡ, mang vị ngọt thanh được chiết xuất từ xương cá hầm. Một tô đầy đủ luôn có hai loại chả cá chiên và hấp, ngoài ra còn có ruốc cá, chả tai heo, giò heo, huyết. Bạn có thể tìm món này tại các khu chợ, hàng quán vỉa hè ở Phan Thiết với giá khoảng 15.000 – 35.000 đồng một tô. Một số địa chỉ bán bánh canh chả cá được người địa phương gợi ý là bánh canh Xíu (đường Kim Đồng), bánh canh bà Lý (đường Trần Hưng Đạo), bánh canh cô Dung (ngã tư Võ Thị Sáu – Tôn Đức Thắng) và một số quán trên đường Thủ Khoa Huân, đường Tuyên Quang…

7 đặc sản người dân Phan Thiết gợi ý

Bánh căn

Bánh căn Phan Thiết nổi tiếng bởi thức ăn kèm đa dạng và đậm đà hơn so với địa phương khác. Món ăn nóng hổi dùng kèm cá kho, xíu mại, trứng luộc, tóp mỡ cùng nước sốt cá kho hoặc sốt cà chua. Các loại rau gia vị cũng đa dạng không kém, gồm xoài xanh băm, khế chua, chuối chát, dưa leo, rau húng, xà lách… Một phần đầy đủ có giá từ 35.000 đến 50.000 đồng. Một số địa chỉ nổi tiếng gồm quán 168 Thủ Khoa Huân, quán số 8 đường Hải Thượng Lãn Ông hoặc quán dưới chân cầu Dục Thanh.

7 đặc sản người dân Phan Thiết gợi ý

Bánh mì chén

Không ăn cùng patê, chả, ruốc như nhiều nơi, bánh mì ở Phan Thiết thường kèm chả cá, chả tôm, xíu mại, thịt heo xá xíu và trứng luộc. Đặc biệt, phần nhân thường được phục vụ trong chén, chan ngập nước sốt nóng hổi để chấm bánh mì. Gia vị gồm nước tương, mắm ớt cay ngọt, thêm tóp mỡ, hành ngò, đồ chua. Với khoảng 10.000 – 15.000 đồng, bạn có thể mua một phần đầy đủ tại nhiều xe bánh mì vỉa hè vào buổi sáng, hoặc buổi tối có các quán trên đường Nguyễn Huệ.

7 đặc sản người dân Phan Thiết gợi ý

Bún bò rau răm

Đây là một món ăn sáng gia truyền hút khách địa phương lẫn khách du lịch. Tô bún bò có giá 30.000 đồng, không cầu kỳ như bún bò Huế, chỉ gồm bún trắng sợi nhỏ, vài miếng thịt bò, huyết, ớt bột và nước dùng chan xâm xấp. Tuy nhiên, sự đặc biệt của món bún này nằm ở hương vị lạ miệng do được phục vụ kèm rau răm có vị vừa thơm vừa the, ăn cùng bún bò nóng. Nước dùng có vị ngọt thanh, không ngấy dầu mỡ, được nấu chung từ xương heo, thịt bò. Địa chỉ tham khảo là quán ăn 65 năm nằm tại số 469 đường Trần Hưng Đạo, chỉ bán buổi sáng 6h – 10h.

7 đặc sản người dân Phan Thiết gợi ý

Bánh xèo tô

Chiếc bánh xèo Phan Thiết chỉ to bằng bàn tay, thay vì cuốn với rau và hoặc bánh tráng như thông thường, người dân địa phương cho ngập cả chiếc bánh nóng hổi cùng các loại rau gia vị vào tô nước chấm. Nhân bánh gồm tôm, mực, một số nơi thêm cá, sò điệp hoặc tép biển ngoài thịt heo. Bánh xèo được bán nhiều vào buổi sáng ở các khu chợ. Vào chiều tối, đường Tuyên Quang ở trung tâm thành phố được mệnh danh là con đường bánh xèo, tập trung những quán lâu năm bán món này. Giá mỗi chiếc bánh khoảng 5.000 – 7.000 đồng, một suất ăn thường có 5 chiếc.

7 đặc sản người dân Phan Thiết gợi ý

Răng mực

Đây là đặc sản trứ danh Phan Thiết. Từ bộ phận thường bị bỏ đi, răng mực được người địa phương chế biến thành nhiều món lạ miệng như nướng, hấp, xào lăn, chiên, sốt chua ngọt… phục vụ kèm đồ chua, rau răm, ớt xanh. Món ăn vặt này thường được bán buổi tối tại các quán nhậu hải sản dọc bờ kè sông Cà Ty, đường Nguyễn Tất Thành hướng ra biển Đồi Dương, khu ăn đêm đường Võ Thị Sáu. Một đĩa răng mực có giá 10.000 – 15.000 đồng, ngoài ra các quán còn bán thêm chả mực, trứng mực.

7 đặc sản người dân Phan Thiết gợi ý

Kem flan Mộng Cầm

Ở Phan Thiết, người địa phương thường gọi kem flan thay vì bánh flan. Tiệm kem flan mở gần 40 năm bởi bà Mộng Cầm, người trong mộng của nhà thơ Hàn Mặc Tử, được nhiều khách du lịch biết đến. Khác với hình thù bánh flan đại trà, phần bánh phục vụ khách nơi đây là một miếng tam giác to ngang lòng bàn tay được cắt từ tảng bánh tròn chia làm sáu. Chất kem flan mềm mịn, thơm ngậy và không quá ngọt, được đựng trên đĩa rưới nước caramen và đá ướp lạnh. Bạn có thể thưởng thức món này tại hai tiệm mang tên bà Mộng Cầm trên đường Trần Hưng Đạo, đều do các con của bà bán, giá khoảng 25.000 – 35.000 đồng.

Tâm Linh

Những thú vui vang bóng một thời

Những thú vui vang bóng một thời

Tại miền Nam, từ giữa thập niên 1950, khi dòng người cuồn cuộn xuống tàu há mồm đi từ Bắc vào Nam theo tinh thần Hiệp định Genève 1954 thì cũng là lúc đời sống bình lặng của vùng đất phương Nam sôi nổi hẳn lên. Đám học trò miền Nam có thêm bạn mới, xa lạ lúc ban đầu, nhưng chẳng mấy chốc thân quen; nhiều khu đất Sài Gòn hoang vắng chợt ấm áp tiếng người.

Điều mà tôi ấn tượng nhất là trong đám người đắng lòng rời bỏ quê cha đất tổ ấy, có những người chỉ mang theo mình mấy rương sách. Và khi chân vừa đặt lên vùng đất mới, họ đã nhanh chóng khai triển một nghề hiếm thấy trên đất Sài Gòn. Đó là nghề cho mướn sách. Thôi thì cơ man nào là sách được họ trưng ra, nhiều nhất là sách Tự Lực Văn Đoàn của những Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, những ấn bản đầu của thập niên 1930; sách của Phổ Thông bán nguyệt san, thập niên 1940, với những cây bút quen thuộc Lê Văn Trương, Tchya, Lan Khai…

Đất nước chia đôi, phân nửa dưới vĩ tuyến 17 không được phép tái bản sách của những tác giả bên trên vĩ tuyến, những tài năng trác tuyệt Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Tuân…, vì thế những cửa hàng cho thuê sách của một số “người Bắc di cư” (theo cách nói lúc bấy giờ) đã giải tỏa cơn khát sách của hàng vạn sinh viên, học sinh miền Nam vào nửa sau thập niên 1950. Bên cạnh những Đoạn Tuyệt, Lạnh Lùng, Anh Phải Sống, Bướm Trắng, Gió Đầu Mùa… của Tự Lực Văn Đoàn với những tình cảm nhẹ nhàng của lứa tuổi đôi mươi; những Thần Hổ, Ai Hát Giữa Rừng Khuya ma quái, rùng rợn của Tchya (Đái Đức Tuấn), nổi lên một tác phẩm độc đáo viết về những gì thuộc về thế hệ đi trước, nay chỉ còn là một hoài niệm xa xôi: Vang Bóng Một Thời.

Ra đời vào đầu thập niên 1940, Vang Bóng Một Thời có một hướng đi riêng, một văn phong đặc biệt phù hợp với những hoài niệm về một thời quá vãng của cha ông. Nó có đủ ma lực để làm rung động những tấm lòng hôm nay, trong cuộc sống xô bồ, muốn nhìn thấy lại hình ảnh của những người đi trước, những hình ảnh có lúc mờ ảo như khói sương, có lúc lại hiển hiện như ở một ngày mưa gần gũi nào. Đọc Vang Bóng Một Thời, ta cảm nhận được chất tao nhã trong thú vui của người xưa, từ thú uống trà đến chuyện thưởng thức mùi hương lan mỗi lúc Xuân về, thậm chí đến trò sát phạt nhau cũng phải trong không khí bàng bạc của chữ nghĩa thánh hiền.

Những thú vui vang bóng một thời

Mê trà và sành trà, khó có ai qua nổi cụ Sáu, nhân vật nghiện trà của nhà văn Nguyễn Tuân. Để có một hương vị trà ngon, nước để pha trà phải lấy từ chiếc giếng nước trong vắt ở ngôi chùa Đồi Mai thì mới được. Cái chất lá chan chát, thơm thơm ấy lôi cuốn một tâm hồn kẻ sĩ đã đành, đôi khi làm lộ diện cả một kỳ nhân. Bữa nọ cụ Sáu ngồi trà đàm với người bạn tương tri thì một gã hành khất mon men đến cửa, ngồi hít lấy mùi thơm tỏa ra từ chiếc ấm đất rồi đánh bạo xin với chủ nhân cho được một ấm trà.

Nhận được tấm lòng thơm thảo của người đàn ông đã quá nửa đời làm bạn với trà, gã ăn mày lấy từ trong bị cói chiếc ấm đất mang theo rồi tự tay đun một ấm trà. Uống xong ngụm trà thứ hai, vẻ sảng khoái như chùng xuống, gã hơi nhíu mày, ngỏ lời cảm ơn gia chủ, khen là trà ngon, nhưng tiếc là có lẫn mùi trấu. Chủ nhân cho là gã ăn mày đa sự, không chấp nhất, để cho gã lau ấm chén và tiếp tục ra đi. Không ngờ buổi chiều hôm ấy, cụ Sáu trút bã trà ra đề súc ấm thì bỗng trố mắt, nhìn thấy lẫn trong đó mươi mảnh trấu. Sự ngạc nhiên kỳ thú khiến người đàn ông chợt nghĩ rằng gã ăn mày kia ngày xưa hẳn là một đại phú gia, chỉ vì mê mải vào núi Vũ Di Sơn tìm lấy trà ngon mà tan tành sản nghiệp!

Cái thú uống trà ấy ngày nay vẫn còn, song đã mất đi khá nhiều cái phong vị của người xưa. Nếu trong đời này có ai “nhấm nháp” mùi hương thì người ấy quả là đồng điệu với cụ Kép. Vì cái thú của cụ ­­ là thưởng thức mùi hương hoa lan thấm đẫm vào trong những viên kẹo mạch nha mỗi lúc Xuân về. Thời ấy, khi trời đất sắp chuyển mùa, nhà nhà chuẩn bị đón Tết thì những khóm hoa lan trong vườn nhà cũng bắt đầu hé nụ. Đó là lúc mà người bõ già nhà cụ Kép mang những viên đá tròn và trắng muốt ra chiếc cầu ao, rửa cho thật sạch. Cũng là lúc mấy người con trai của cụ ngồi dán giấy vào những chiếc lồng bàn miệng đủ rộng để trùm lên các chậu lan.

Khi những giò hoa lan bắt đầu mãn khai, mùi hoa thoang thoảng, cụ Kép cho trải lên lớp đất của mỗi chậu lan những hòn cuội xấu, rồi nhẹ nhàng đặt lên đó từng viên đá cuội tròn trịa đã được quấn một lớp kẹo mạch nha, cuối cùng phủ chụp những chiếc lồng bàn đã được dán giấy kín lên từng chậu lan một. Mùi hương lan tỏa ra không có chỗ thoát, quyện vào từng viên đá cuội mạch nha, trong cái dịu ngọt của kẹo, có mùi hương vương giả những loài hoa lan Nhất Điểm, Mặc Lan, Bạch Ngọc… Và cứ thế, mấy ngày sau, cụ già đã chán cảnh phồn hoa đã có thể cùng vài người bạn tâm giao khề khà bên cạnh chén rượu, nhai những hòn đá cuội ngọt ngào vị mạch nha và thoảng mùi hoa vương giả hương đình.

Những thú vui vang bóng một thời

Những lúc nhiều thì giờ hơn, cần động não nhiều hơn, các cụ ngày xưa chơi trò “thả thơ” tuy khá cầu kỳ nhưng đầy thi vị. Thú chơi chỉ dành cho những người chứa một bụng chữ, từ Đường thi, Tống thi đến Minh thi. Nó mang ít nhiều tính chất sát phạt để lôi cuốn người chơi nên đôi lúc cũng trở thành kế sinh nhai của những kẻ sĩ sinh bất phùng thời, những lão quan sống một đời thanh bần khi về trí sĩ nhà dột cột xiêu. Họ bày ra trò thả thơ cho mọi người tham dự. Mỗi câu thơ có bảy chữ, họ chỉ chép trên một mảnh giấy nhỏ sáu chữ, một chữ để trống, gọi là “chữ vòng”, rồi “thả” ra năm chữ khác nhau có thể điền vào chữ “vòng”, ai điền đúng chữ trong sách in thạch bản thì đặt một được chung ba. Ví dụ, họ viết câu thơ “Quân hướng Tiêu tương, ngả (vòng) Tần” rồi thả năm chữ: cố, tại, vọng, phản, hướng – chữ nào ghép vào câu cũng có nghĩa, nhưng chỉ có một chữ là đúng. Khi khách chơi đặt không trúng nhưng chưa tâm phục khẩu phục thì có thể yêu cầu nhà cái xuất trình sách thạch bản có in bài cổ thi đó.

Thường các cụ thả thơ trên những chiếc thuyền hay bè thả trôi trên sông, mỗi câu thơ thả được một giọng ngâm rong trẻo, truyền cảm của một ca nhi nào đó diễn đạt, tiếng ngân vang xa trên mặt nước, nếu vào một đêm trăng sáng nào đó thì người tham dự có thể tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới kỳ ảo nào.

***

Ngày nay cũng không thấy (hay ít thấy) thú vui “Thi Họa”, trong ý nghĩa “thi trung hữu họa” như người xưa đã từng quan niệm. Đề do ban tổ chức cuộc thi đưa ra là một câu thơ và ai vẽ một bức tranh lột tả được hết ý nghĩa của câu thơ đó thì đoạt giải. Lần nọ, ban tổ chức ra đề: Dạ vũ trích nhàn giai (Mưa đêm rỏ thềm vắng), bức họa đoạt giải nhất vẽ một mái tranh dưới bầu trời xám xịt, một chàng thư sinh đang cầm nghiên mực giơ ra dưới mái tranh, đơn giản là thế, nhưng diễn tả được hình ảnh mà thi nhân muốn gửi gắm đến người đọc. Lần khác, ban tổ chức cuộc thi ra đề: Quy khứ mã đề hương (trở về nhà, chân ngựa còn vương vấn mùi hương), bức tranh được chấm giải vẽ một chàng thư sinh đang “lỏng buông tay khấu” trên lưng ngựa, theo sau gót chân ngựa là một đàn bướm nhỏ. Cũng có khi cuộc thi kết thúc mà không có ai đoạt giải cả, vì đề tài khó hình dung quá! Đó là lần ban tổ chức ra đề bằng một câu bát trong thể thơ lục bát: Tuổi son sông nước đò ngang chưa tường. Các nhà danh họa bó tay hoặc có vẽ gỡ gạc cũng không làm vừa lòng ban giám khảo.

Kể ra, đây cũng là một thú vui tao nhã cần được cổ vũ để làm đẹp thêm cho cuộc sống đang ngày một thực dụng và xấu xí hơn!

Lê Nguyễn / Saigonnhonews.com.

Ngừa ung thư, sống trường thọ không khó nếu bạn chăm chỉ ăn một nắm đậu này mỗi ngày

Không chỉ là món ăn yêu thích của nhiều người, loại đậu này còn được giới nghiên cứu đánh giá cao vì sở hữu vô vàn lợi ích cho sức khỏe.

Được mệnh danh là “thực phẩm trường thọ”, đậu phộng là một trong các loại đậu bổ dưỡng và đáng tiền nhất so với vẻ ngoài nhỏ nhắn ấy. Với tên gọi khác là lạc, đậu phộng ngày xưa bắt nguồn từ miền nam nước Mỹ rồi dần được phổ biến trên khắp thế giới. Không chỉ là nguyên liệu của nhiều món ăn hấp dẫn, hạt đậu phộng nhỏ bé ấy còn mang rất nhiều giá trị dinh dưỡng, protein và nhiều công năng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm.

Ngừa ung thư, sống trường thọ không khó nếu bạn chăm chỉ ăn một nắm đậu này mỗi ngày - Ảnh 1.

Đậu phộng không chỉ là thực phẩm bổ ích mà còn có công năng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm.

Thế nên nhiều người rất thắc mắc giữa việc ăn đậu phộng sống và chín, bên nào tốt hơn? Theo các chuyên gia trên trang Aboluowang thông tin, trên thực tế thì cả hai loại đều tốt ngang ngửa nhau, tùy theo nhu cầu ăn uống mà hãy lựa chọn cho phù hợp. Ngoài ra, thường xuyên ăn đậu phộng còn mang lại một số lợi ích như:

1. Tăng cường sức khỏe mạch máu não

Cũng như nhiều loại đậu khác, đậu phộng chứa một lượng axit béo không bão hòa vừa phải, giúp tăng hàm lượng cholesterol lipoprotein trong cơ thể lên mức tốt hơn. Ngoài ra, đậu phộng còn hỗ trợ và tăng cường sức khỏe tim mạch lẫn mạch máo não hiệu quả.

2. Cung cấp nhiệt và tăng cảm giác no

Đậu phộng là loại đậu rất giàu chất béo và protein, nếu thường xuyên ăn chúng sẽ cung cấp nhiệt lượng cho cơ thể, tránh việc thân nhiệt bị hạ quá thấp. Cụ thể hơn, 1gr protein trong đậu phộng có thể cung cấp 4kcal và 1gr chất béo cung cấp 9kcal năng lượng cần thiết hàng ngày.

3. Bổ sung nhiều dưỡng chất, ngừa chứng suy dinh dưỡng

Ngừa ung thư, sống trường thọ không khó nếu bạn chăm chỉ ăn một nắm đậu này mỗi ngày - Ảnh 2.

Bơ đậu phộng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nên thường được mọi người ăn kèm với bánh mì.

Phần cơm đậu phộng chứa rất nhiều Vitamin E, lecithin, protein cùng các dưỡng chất dễ hấp thu khác. Chúng là nền tảng của sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng và ngăn ngừa cơ thể rơi vào trạng thái suy dinh dưỡng do thiếu chất. Ngoài ra, Vitamin E còn hỗ trợ ngăn ngừa nếp nhăn , giúp chị em phụ nữ trẻ lâu và sống trường thọ hơn bình thường.

4. Tăng cường khả năng miễn dịch

Trong đậu phộng sở hữu phong phú các loại axit amin như lysine hay axit glutamic tốt cho sức đề kháng. Chỉ cần ăn đậu phộng thường xuyên, cơ thể sẽ ngày càng tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại sự xâm nhập của các loại virus gây bệnh nguy hiểm.

5. Ngăn ngừa ung thư

Các loại đậu như đậu phộng chứa hàm lượng beta-sitosterol (SIT) khá cao. Những chất này có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi ung thư bằng cách ức chế sự phát triển của khối u. Trước đó, một nghiên cứu tại Mỹ đã chứng minh rằng ăn đậu phộng ít nhất 2 lần/tuần có thể giảm đến 58% nguy cơ bị ung thư ruột già.

Ngừa ung thư, sống trường thọ không khó nếu bạn chăm chỉ ăn một nắm đậu này mỗi ngày - Ảnh 3.

Ăn đậu phộng tốt là thế nhưng cũng cần phải ăn đúng cách, bằng không sẽ bị phản tác dụng. Vậy nên, để tăng cường sức khỏe nhờ đậu phộng thì hãy cố gắng tuân thủ những điều sau:

– Không ăn quá nhiều đậu phộng

Cái gì nhiều quá cũng không tốt, kể cả các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như đậu phộng. Do hàm lượng chất béo cao, lên tới 40% cho mỗi hạt, nên nếu ăn đậu phộng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, tăng lipid máu và các vấn đề bệnh tật khác. Tốt nhất 1 ngày không nên ăn quá 20 hạt.

– Không ăn đậu phộng sống đã bị mốc

Trong đậu phộng bị mốc sẽ sản sinh ra các chất có hại như aflatoxin cực độc, có thể gây hại cho cơ thể nếu ăn phải. Thế nên cần phải bảo quản kỹ đậu phộng, tránh để ở nơi ẩm ướt và nấm mốc. Bên cạnh đó, nếu khi ăn đậu phộng mà thấy vị đắng nghĩa là chúng đã bị hỏng, cần phải vứt bỏ ngay.

Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý thêm một vài nhóm người không thể ăn được đậu phộng. Nếu bạn nằm trong 2 nhóm này thì lập tức ngưng ngay kẻo hậu quả sẽ khó lường:

– Những người bị dị ứng đậu phộng.

– Những người mắc chứng rối loạn lipid máu hoặc tăng lipid máu đều phải tránh ăn đậu phộng.

Theo Aboluowang / Theo Minh Võ / Helino

Cú lừa ngoạn mục: Báo động Đỏ!

Lưu Trọng Văn

Cụ Kình cùng người Dân Đồng Tâm sau sự cố đấu tranh giành đất ở Đồng Tâm bị chính quyền căm ghét, bỏ rơi. Trong khi đó Đồng Tâm và nhà cụ trở thành bến đỗ tấp nập của Dân oan toàn quốc và của rất nhiều người đấu tranh, phản biện đủ các thành phần đến chia sẻ.

Trên mạng các hình ảnh các nhân vật phản biện bấy lâu bị coi là phản động, thế lực chống đảng… thường xuyên công khai xuất hiện bên cụ Kình… và cụ Kình không thể ngờ rằng, đó chính là chứng cứ để một vụ án chống chế độ được dựng lên thay vì chỉ là một phiên toà phân xử tranh chấp đất đai dân sự.

Kịch bản đã được sắp đặt không khác kịch bản Thái Bình, Thủ Thiêm – có bọn quấy rối chống chế độ.

Báo động Đỏ!

Bắt đầu chỉ là chống tham nhũng, chống cướp đất sau bị nống lên thành phản động, khủng bố…

Báo động Đỏ!

Vụ Thái Bình sau khi có những người lãnh đạo tỉnh thức và có trách nhiệm dám đến Dân, biết nghe Dân đã tránh được cuộc nổi dậy đổ máu.

Vụ Thủ Thiêm lãnh đạo cuối cùng buộc phải nghe sự thật từ Dân, cuối cùng không thể nhắm mắt coi Dân là lũ quấy rối, chống chế độ nữa nên tránh được phát súng tử thủ của một vị tướng chiến trận sẵn sàng bắn kẻ nào cướp đất của ông. Tránh được máu đổ.

Nhưng Đồng Tâm đã đổ máu. Máu của Dân và máu của chiến sĩ công an bị đẩy ra chống Dân.

Xin cúi mình tưởng nhớ tất cả những người đã đổ máu cho một Sự Thật Máu đã đến lúc ra Ánh Sáng Công Lý.

Một Nguyễn Đức Chung không đủ uy tín và đủ tấm lòng vì Dân khi gặp Dân Đồng Tâm như một Phạm Thế Duyệt khi về Thái Bình.

Máu có thể tránh bị đổ đau thương nếu sau cú gặp Dân thất bại của Nguyễn Đức Chung là sứ giả khác cỡ cao hơn, có uy tín hơn, có lòng với Dân, thương Dân hơn.

Tại sao trước khi cho quân bao vây coi Dân như kẻ thù, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hoặc chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, thậm chí chủ tịch Nguyễn Phú Trọng lại không trực tiếp gặp Dân để hiểu sự thật?

Lẽ nào với họ sự thật chỉ từ báo cáo đúng quy trình của hệ thống quan quyền của họ mà sự thật không từ miệng Dân?

Trước sự kiện sinh tử đối với mạng Dân và cả mạng người của mình, tại sao các vị không đến với Dân trực tiếp nghe Dân dù chỉ một lần?

Nghe, tự mình cho người mình tin cần điều tra lần nữa. Dân sai thì thuyết phục Dân. Dân sai mà chống đối thì lập hồ sơ khởi tố công khai. Nào muộn? Nào máu đổ? Nào xóm làng tang thương? Nào Lòng Dân ngút trời oán thán?

Chả lẽ đối với các vị, đến với Dân khó đến vậy ư? Các vị nói học tập, noi gương cụ Hồ, cụ Hồ luôn gần Dân, luôn lắng nghe Dân tấm gương ấy sao không học?

Báo chí một chiều đang đổ thêm dầu vào lửa.

Việc tặng huân chương tức tốc cho những người cầm súng chĩa vào Dân cũng đổ thêm dầu vào lửa.

Không có sự vô can của kẻ chủ mưu lừa biến Dân chỉ tranh chấp đất thành kẻ khủng bố chống chính quyền rồi xua hàng ngàn quân đang đêm đánh úp Dân với kẻ bị lừa vì nỗi lo sợ mất đảng, mất chế độ cổ vũ cho hành động ấy?

Sự thật luôn là sự thật!

Nước mắt không phải nước muối và máu không phải nước bọt!

@ Tễu Blog

TẠI SAO CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH PHẢI CHẾT?

Tại sao không thể thương lượng đất đai mà đang đêm tấn công vào làng Hoành, xã Đồng Tâm với lực lượng VŨ TRANG HÀNG NGHÌN QUÂN LÍNH?
Có phải cưỡng chế 59ha đất cho cái “Sân bay Miếu Môn” vẽ trên giấy cách đây 40 năm không? Không! Có phải bắt mấy đối tượng “Chống người thi hành công vụ” không? Không! Đang đêm Dân ở TRONG NHÀ mình, TRONG LÀNG mình thì bị bao vây tấn công, chứ lúc đó có “CÔNG VỤ” gì?
Không! Đó chỉ là để xóa sổ, tiêu diệt MỘT BIỂU TƯỢNG của LÀNG QUÊ VIỆT NAM với truyền thống đoàn kết giữ ĐẤT, giữ LÀNG.

Tại sao Cụ Lê Đình Kình phải chết? Vì Cụ là THỦ LĨNH của BIỂU TƯỢNG TÌNH YÊU ĐẤT, YÊU LÀNG, YÊU NƯỚC, tức Tình yêu ĐẤT NƯỚC.

Tình yêu QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC hay TỔ QUỐC của người Việt Nam bắt đầu từ tình yêu ngôi nhà mình rồi Cây đa, Giếng nước, Đình làng, Con Sông, Dòng Suối và nhất là Đất đai, Mồ mả ông cha… Để có được những mảnh ruộng bậc thang đẹp như tranh hay những cánh đồng cấy lúa nước phẳng phiu thẳng cánh có bay, bờ xôi ruộng mật, Tổ tiên, Ông cha ta đã phải trải qua hàng ngàn năm, đổ bao mồ hôi, nước mắt và cả máu xương. Vì thế RUỘNG ĐẤT là tài sản quý giá nhất, sống còn của mỗi làng quê. Xưa, ruộng đất là tư hữu cá nhân, nhưng làng nào cũng có “Ruộng Đình”, “Ruộng Chùa”, “Ruộng Từ đường” của họ, để phục vụ cho việc thờ cúng; Có một ít công điền giao cho dân canh tác, nộp cho làng để làm “ngân sách” chung… Ruộng đất gắn kết làng xã thành cộng đồng bền vững, có những Hương ước riêng, tục lệ riêng, “Đất lề, quê thói”, “Phép Vua thua Lệ làng”; ở đó có những Thủ lĩnh “Già làng”, “Trưởng bản”, “Lão nông tri điền” thuộc ruộng đồng như lòng bàn tay, được dân làng kính trọng và tin tưởng… Mỗi làng có Thành hoàng làng riêng, có những Hội làng riêng… Vì thế mỗi Làng là một cộng đồng dân cư gắn kết bao đời, có Lịch sử, có truyền thống, sướng khổ, hoạn nạn có nhau… Các mâu thuẫn trong làng được giải quyết chủ yếu bằng Hương ước…

Trải qua bao nhiêu cuộc chiến chống Thiên tai và nhất là CHỐNG GIẶC NỘI XÂM và NGOẠI XÂM dân làng phải đồng sức, đồng lòng: “Lụt thì lút cả làng”, “Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh”, “Một tấc không đi, một ly không rời”, mỗi “Làng kháng chiến” trở thành những pháo đài, những dinh lũy chiến đấu kiên cường, bất khuất. Trong lịch sử đã có những làng bị tiêu diệt, xóa sổ, rồi lại phục sinh, như làng HẬU TÁI ở Thái Bình (https://mactoc.com/hau-tai-dia-danh-co-tu-thoi-nha-mac/); Rất nhiều đề tài nghiên cứu về “LÀNG CHIẾN ĐẤU” ở Việt Nam https://123doc.org/…/4348722-lang-chien-dau-vung-dong-bang-… )

LÀNG gắn với NƯỚC, nên khi giặc, cướp đến, thì dân kêu “ỐI LÀNG NƯỚC ƠI”!… “Nước mất, nhà tan”, nhưng nhiều thời kỳ NƯỚC MẤT, nhưng LÀNG CÒN; Làng còn vẫn nuôi dưỡng lòng yêu nước, nên từ các làng sẽ dấy lên khởi nghĩa, lấy lại nước… Nước phải dựa vào Làng, Làng gắn liền với Nước. Cho nên tình yêu QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC gắn liền với nhau làm một. Tình yêu nước rất cụ thể. Chế Lan Viên từng viết:

“Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…”

Làng HOÀNH xã ĐỒNG TÂM là BIỂU TƯỢNG của tình yêu đó; Cụ LÊ ĐÌNH KÌNH là BIỂU TƯỢNG của tình yêu đó – Tình yêu RUỘNG ĐỒNG, LÀNG XÓM QUÊ HƯƠNG gắn liền với TÌNH YÊU ĐẤT NƯỚC.

Những kẻ suy nghĩ, xúc cảm “bằng DẠ DÀY” luôn nói rằng: Cụ Kình không có đất ở 59ha tại Cánh đồng Sênh, mà kiên quyết đấu tranh giữ đất là vì trục lợi (?). Tim óc chúng không sao hiểu Cụ Kình đấu tranh giữa đất cho làng để làm gì, nếu không có phần ở đó!

Với “những tấm lòng lạnh tanh máu cá” (Chế Lan Viên) như vậy thì thấy người ta xẻ thịt Đất nước ra bán dần hay cho thuê 90 năm, 120 năm cũng chẳng sao, vì đất ấy có phải của mình đâu và Hoàng Sa, Trường Sa… mình có phần ở đấy đâu mà tiếc, mà đấu tranh! Nếu đa số người dân có tâm lý như vậy thì đó là nguy cơ mất nước.

Cho nên “ĐẤT ĐAI THUỘC SỞ HỮU TOÀN DÂN, DO NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ”, ai đang sử dụng đất, nhưng Nhà nước thích “CƯỠNG CHẾ THU HỒI” lúc nào cũng được, thực chất là đã tước đoạt đi sự gắn bó, tình yêu RUỘNG ĐỒNG, QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC của người dân Việt.

Tại sao mới rồi, khi đồng ruộng làng VŨ LA quê tôi bị “cưỡng chế thu hồi” gần hết, tôi đã khóc, đau buồn, uất hận, muốn gào thét lên, mặc dù tôi đã lên Hà Nội từ 1966 và không có tấc đất nào ở quê?

Đó là vì từ ngày tôi 6-7 tuổi, cứ trước Tết cha tôi lại dắt mấy anh em đi ra thăm mồ mả Tổ tiên, ông bà, chỉ cho đây là mộ ai, mất năm nào, tại sao lại chôn ở đây và mấy bố con sửa sang lại các mộ, thắp hương, mời các Cụ về ăn Tết. Cha tôi cũng chỉ cho từng thửa ruộng của nhà mình trên cánh đồng. Cha tôi thuộc ruộng đồng như lòng bàn tay. Có lúc chỉ cho anh tôi: cày sá vét sát mé đống Con Phượng này phải cho lưỡi cày nông thôi, bên dưới có tảng đá đấy…

Tết này tư nhiên tôi chẳng muốn về quê nữa. Tình yêu ruộng đồng, làng quê từ thẳm sâu trong tâm hồn như đã tan nát hết!

Cho nên tôi thấu hiểu, vì sao Cụ Kình lại nói “Phải giữ đất, dù phải hy sinh xương máu”!
Cụ Kình ơi! Vì thế người ta phải giết Cụ! Giết Cụ là để tiêu diệt một biểu tượng của TÌNH YÊU ĐẤT, YÊU LÀNG, YÊU NƯỚC, GIỮ LÀNG, GIỮ NƯỚC! Để người ta muốn “cưỡng chế thu hồi”, xẻ thịt đất nước ra, muốn làm gì thì làm, bán cho ai thì bán… Ai quyết giữ đất, giữ nhà, giữ làng sẽ bị tiêu diệt!

Kẻ thù truyền kiếp phương Bắc càng biết rõ hơn ai hết, sức mạnh gắn kết thành pháo đài chiến đấu của mỗi làng, xã Việt Nam trong những cuộc chiến tranh Nhân dân suốt trường kỳ lịch sử, đáng sợ như thế nào. Cho nên tiêu diệt vụ Đồng Tâm như vậy, hẳn họ vừa lòng lắm.

12/1/2020
Mạc Văn Trang

World Bank: Quốc gia nào sẽ “nổi”, quốc gia nào sẽ “chìm” năm 2020?

World Bank: Quốc gia nào sẽ "nổi", quốc gia nào sẽ "chìm" năm 2020?

Việt Nam được World Bank dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng dự báo là 6,8%, cao hơn so với dự báo 6,5% cho năm 2019, mặc dù thực tế năm 2019 Việt Nam đã báo cáo tăng trưởng kinh tế 7,02%.

Ngân hàng Thế giới đã công bố báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2020, trong đó, hầu như tất cả các nền kinh tế, dù ít dù nhiều đều đang tăng trưởng.

Một số nền kinh tế đang tăng trưởng rất thấp. Argentina được dự kiến sẽ tăng trưởng 1,3%, Haiti tăng trưởng 1,4%. Iran được dự báo sẽ không tăng không giảm, ở mức 0%, mặc dù điều đó chắc chắn sẽ thay đổi khi Tổng thống Trump tuyên bố các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với quốc gia này.

Một điểm đáng chú ý từ báo cáo thường niên là không có quốc gia nào rơi vào suy thoái kinh tế trong ít nhất hai năm tới.

Tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020 được dự báo sẽ đạt 2,5%, tăng từ 2,4% ước tính vào năm 2019. Ngân hàng Thế giới dự báo tốc độ tăng trưởng toàn cầu sẽ nhích lên một chút vào năm 2021 với 2,6% và năm 2022 với 2,7%.

Tăng trưởng của Mỹ được dự báo sẽ ở mức 1,8% trong năm nay, sau đó giảm xuống còn 1,7% vào năm 2021. Lĩnh vực sản xuất vẫn còn yếu, có thể là do vấn đề thương mại với Trung Quốc. Ngoài ra, hỗ trợ kinh doanh từ việc cắt giảm thuế dự kiến ​​sẽ giảm dần cho đến hoàn toàn trong năm nay và không còn là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng, các nhà kinh tế của Ngân hàng Thế giới viết.

Trong khi đó, các thị trường mới nổi sẽ có một năm 2020 tốt hơn, đặc biệt là ở Brazil và Nga, nơi hy vọng sẽ đẩy GDP trung bình của họ sẽ tăng 4,1% vào năm 2020, cao hơn mức 3,5% của năm ngoái và dự báo là 4,3% trong năm 2021, không tệ chút nào.

World Bank: Quốc gia nào sẽ nổi, quốc gia nào sẽ chìm năm 2020? - Ảnh 1.

Trong các quốc gia BRIC, Trung Quốc sẽ tăng trưởng dưới 6% trong 3 năm tới, nhưng điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Ngay cả Bắc Kinh cũng đã dự báo điều tương tự. Ngân hàng Thế giới cho rằng Trung Quốc tăng trưởng 5,9% trong năm nay.

Mặc dù tất cả các nền kinh tế trên thế giới đang ở giai đoạn tăng trưởng, một số trong số họ không tăng trưởng nhiều như năm 2019, với Trung Quốc là quốc gia nổi bật nhất ở các thị trường mới nổi.

Tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm tốc, do nhu cầu từ Trung Quốc suy yếu hạ nhiệt và căng thẳng thương mại gia tăng. Chính sách thương mại không chắc chắn và thuế quan cao hơn đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư doanh nghiệp trong hầu hết năm 2019. Tăng trưởng sản xuất công nghiệp đã đạt mức thấp nhiều năm và dòng chảy thương mại đã suy yếu đáng kể, Ngân hàng Thế giới cho biết trong báo cáo.

World Bank: Quốc gia nào sẽ nổi, quốc gia nào sẽ chìm năm 2020? - Ảnh 2.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Brazil sẽ thực sự đánh bại Mỹ lần đầu tiên sau nhiều năm, tăng lên 2% trong năm nay, 2,5% trong năm 2021 và 2,4% vào năm 2022 nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch. Nga được dự báo sẽ tăng trưởng 1,6% trong năm 2020 và 1,8% trong hai năm tới.

Cuối cùng, trong 4 thị trường mới nổi lớn, Ấn Độ sẽ tăng 5,8% trong năm nay, cao hơn mức 5% dự báo cho năm 2019. Tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tăng trong hai năm tới.

Các quốc gia đang phát triển duy nhất mà Ngân hàng Thế giới đánh giá sẽ tăng trưởng thấp hơn vào năm 2020 là Ba Lan và Pakistan. Việt Nam, cũng được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng dự báo là 6,8%, cao hơn so với dự báo 6,5% cho năm 2019, mặc dù thực tế năm 2019 Việt Nam đã báo cáo tăng trưởng kinh tế 7,02%.

Hoàng An / Theo Trí thức trẻ

Tesla trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ

Tesla trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ

Giá trị thị trường của Tesla đã đạt 86,5 tỷ USD, gần bằng vốn hoá của GM và Ford cộng lại.

Sự phấn khích của các nhà đầu tư phố Wall với Tesla thời gian gần đây đã đẩy giá cổ phiếu công ty này lên mức cao nhất trong lịch sử, đạt giá trị thị trường chưa từng công ty nào trong lịch sử nước Mỹ đạt được trước đó.

Cụ thể, cổ phiếu Tesla đã tăng hơn 160% kể từ sau khi chạm mức thấp nhất trong suốt 52 tuần vào tháng 6 vừa qua. Hiện tại, giá trị thị trường của Tesla đã đạt 86,5 tỷ USD. Con số này đưa nhà sản xuất xe ô tô điện có giá trị vượt xa nhiều hãng sản xuất ô tô Mỹ khác trong lịch sử.

Tesla trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ - Ảnh 1.

Thành tựu này dễ dàng vượt qua thời điểm đạt mức cao kỷ lục 76,1 tỷ USD của Ford vào năm 1999 hay gần đây hơn là 67,7 tỷ USD vào tháng 10/2017.

Hiện tại, cả 2 cổ phiếu này đều đã mất đi một lượng lớn giá trị, GM chỉ còn 50,7 tỷ USD và Ford trị giá 36,9 tỷ USD. Nhà sản xuất ô tô Fiat Chrysler đứng vị trí thứ 4 với giá trị 22 tỷ USD.

Dĩ nhiên, Tesla không phải là Apple – công ty đang có giá trị thị trường tới 1,4 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, mức giá trị này thực sự đáng kể bởi nó lớn hơn nhiều hãng ô tô có lịch sử lâu đời.

Công ty tuyên bố đã bán ra 367.500 chiếc xe trên toàn thế giới vào năm 2019, trong khi đó doanh thu của GM tai Mỹ lên tới 2,9 triệu xe, còn ở Trung Quốc là 3 triệu xe. Con số tương tự của Ford lần lượt là 2,4 triệu chiếc và 2,2 triệu chiếc.

Tesla thực sự phát triển nhanh hơn so với các hãng sản xuất ô tô khác. Doanh thu của họ đã tăng 50% trong năm 2019 và tốc độ tăng trưởng này cùng hy vọng của các nhà đầu tư vào tình hình trong tương lai đã giúp cổ phiếu của công ty thăng hoa.

Cổ phiếu Tesla đã tăng trong 7 tháng vừa qua sau khi doanh thu và lợi nhuận cải thiện đáng kể. Đáng kể nhất là nhà máy sản xuất ở Thượng Hải đi vào hoạt động sớm hơn dự kiến. Đối với những người bán khống cổ phiếu Tesla thời gian trước, các nhà phân tích ước tính họ có thể mất tới 7 tỷ USD so với giá trị hiện tại.

Dẫu vậy, Tesla cũng còn phải rất nỗ lực nếu muốn trở thành nhà sản xuất ô tô giá trị nhất thế giới.

Toyota hiện có giá trị thị trường 25 nghìn tỷ yen, tương đương 228 tỷ USD. Volkswagen có vốn hoá thị trường 100,4 tỷ USD. Hiện tại, giá trị Tesla lớn hơn Honda, Nissan, Hyundai, BMW và Daimler.

Theo Vân Đàm / Trí Thức Trẻ