Ngôi làng làm hương 700 năm

THỪA THIÊN – HUẾ

Bên cạnh cung đình và lăng tẩm, làng nghề làm hương rực rỡ sắc màu cũng là một điểm đến thu hút du khách.

Ngôi làng làm hương 700 năm

Cách trung tâm TP Huế khoảng 7 km, làng hương Thủy Xuân gây ấn tượng với nhiều du khách bởi những mảng màu sặc sỡ được bài trí bắt mắt. Khu vực trưng bày phục vụ du khách tham quan tập trung ở hai bên đường Huyền Trân Công Chúa.

Ngôi làng làm hương 700 năm

Người dân làng Thủy Xuân đã theo nghề làm hương khoảng 700 năm. Nơi đây trở thành điểm du lịch gần 10 năm, nằm trong cụm địa điểm tham quan với đồi Vọng Cảnh, lăng Tự Đức, lăng Đồng Khánh.

Ngôi làng làm hương 700 năm

Hiện các hộ vẫn làm hương thủ công để phục vụ du lịch. Du khách sẽ có cơ hội chứng kiến quá trình tạo ra que hương truyền thống và được hướng dẫn để tự tay làm sản phẩm. Trải nghiệm này đặc biệt thu hút khách quốc tế.

Ngôi làng làm hương 700 năm

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, các hộ vẫn làm hương bằng máy tự động.

Ngôi làng làm hương 700 năm

Công đoạn làm hương bắt đầu từ khâu trộn bột gồm nhiều nguyên liệu cầu kỳ như ngũ vị thuốc Bắc với quế chi, thảo quả, nụ tùng, đinh hương, hoa hồi, vỏ quả bưởi rừng, hoa bưởi khô, quế, bạch đàn được hòa cùng với nước.

Ngôi làng làm hương 700 năm

Lõi que hương làm từ ruột tre được chẻ mảnh nhỏ và phơi nắng nhiều ngày để que khô, dễ dính bột.

Ngôi làng làm hương 700 năm

Lõi hương sau đó được nhuộm màu khoảng gần nửa thanh tre.

Ngôi làng làm hương 700 năm

Trước đây, que hương chỉ có hai màu bột nâu và lõi đỏ. Phần hương để bán được phơi kiểu san đều cho nhanh khô.

Ngôi làng làm hương 700 năm

Ở khu trưng bày, để thu hút khách du lịch, người bán nhuộm thêm nhiều màu sặc sỡ và xòe tròn bó hương nhìn tựa những bông hoa.

Làng hương Thủy Xuân không thu phí tham quan. Du khách được chụp ảnh tự do, sau đó có thể mua hương hay quà lưu niệm tại hộ làm nghề.

VnExpress Marathon Huế sẽ diễn ra vào 5/4/2020, cùng thời điểm với lễ hội Festival Huế lần thứ 11. Cung đường chạy của giải đi qua nhiều địa danh nổi tiếng của xứ Huế với sông Hương, lăng tẩm cổ kính. VnExpress Marathon Huế dự kiến thu hút khoảng 5.000 vận động viên, trong đó hơn 30% là người nước ngoài.

Tâm Linh – Chi Ki

Giàu sang ba nơi không đến, nghèo khó hai người chẳng gần

Thành ngữ Trung Hoa có câu “giàu sang ba nơi không đến, nghèo khó hai người chẳng gần” là có ý gì? Lời răn dạy của cổ nhân ắt có ẩn ý sâu xa.

(Ảnh: Shutterstock)

Trước hết, chúng ta thấy câu thành ngữ này đúc kết lại hai trạng thái khác nhau của cuộc sống: giàu và nghèo. Một đời người dẫu ở giai tầng nào, địa vị xã hội nào, cũng đều có những điều cấm kỵ nên tuân theo. Nếu không sẽ rất dễ gặp phiền phức, có khi còn biến thành tai ương.

Vậy “giàu sang ba nơi không đến” là những nơi nào?

Sòng bạc

Có rất nhiều chuyện dẫn tới cảnh tán gia bại sản, nhưng đánh bạc được người xưa xếp hàng thứ nhất. Tự cổ chí kim những người giàu có đắm mình trong sòng bạc nhiều không kể xiết. Đánh bạc có thể gây nghiện, hơn nữa trăm điều hại mà không có lấy một điều lợi. Hễ bước chân vào sòng bạc, muốn rút chân ra cũng khó! Cả người giàu nghèo gì cũng thế.

Bởi lẽ một chút tham dục đã nuôi dưỡng thành thói quen “ngồi mát ăn bát vàng”. Họ thường cảm thấy chỉ một chút đầu tư là sẽ có thể kiếm được bộn tiền, thắng ham ăn, thua ham gỡ. Cuối cùng xảy chân, hủy hoại cả bản thân và gia đình.

Một người dẫu tiền nhiều như nước, cũng có thể tay trắng chỉ trong một đêm. Từ xưa tới nay, vì đánh bạc mà vợ con ly tán nhiều vô số.

Cho nên, lời khuyên đầu tiên cho những người giàu có là chớ bước vào sòng bạc (kể cả ‘online’ hoặc ‘offline’), như vậy những đồng tiền bản thân vất vả bôn ba có được, mới không rơi vào cảnh “không cánh mà bay”.

Kỹ viện

Chốn phong hoa tuyết nguyệt thường là nơi khiến con người dễ dàng đánh mất lý trí của mình nhất. Con người nhọc công gây dựng chí khí, ngược xuôi bôn ba suốt nửa đời người, cuối cùng mới có được một chút tích cóp, có thể giúp bản thân và gia đình có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nhưng hễ sa chân vào chốn này, bước vào thì dễ, bước ra mới khó. Từ đó họ chỉ mải mê hưởng lạc, chẳng thể rút chân ra, cuối cùng tán gia bại sản, vợ con ly tán. Tự cổ chí kim chuyện này cũng không hiếm gặp.

Ngày nay, đàn ông có thể không cần đến những nơi tập trung như kỹ viện ngày xưa, mà những quan hệ ‘ngoài luồng’ chốn công sở, hay những mỹ nữ tự động tiếp cận đến tận nơi đã khiến người ta xem ‘kiều nữ – đại gia’ là chuyện đương nhiên. Ảnh hưởng của việc này cũng không thua kém kỹ viện ngày xưa, có khi tác dụng tàn phá gia môn của nó còn to lớn hơn vì người ta sẽ khó vạch ra được ranh giới điểm dừng.

Cố hương

Về điểm này, có lẽ rất nhiều người không thể lý giải, vì sao sang giàu lại không nên về lại cố hương? Kỳ thực, ý của cổ nhân không phải nói rằng không được trở lại quê nhà, mà là răn dạy người đời khi trở về quê cũ cần lặng lẽ, không nên khoa trương. Khi một người làm ăn xa xứ, huênh hoang trở về quê cũ, khoe mẽ tiền của khắp nơi, họ sẽ phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng. Đó là việc “mượn tiền”!

Lúc này, họ hàng ba bề bốn bên sẽ lũ lượt tới tìm bạn mượn tiền. Đây quả là một sự lựa chọn khó khăn. Nếu cho mượn, có thể sẽ nuôi dưỡng thói quen xấu không làm mà hưởng của người khác, điều này chẳng khác chi làm hại họ. Nếu không cho mượn, bạn lại trở thành kẻ tiểu nhân bạc tình, bạc nghĩa, do vậy mà đắc tội với người khác!

Cho nên, vì tránh phiền hà cho bản thân, chúng ta vẫn nên nghe lời khuyên của cổ nhân, âm thầm lặng lẽ vẫn hơn. Con người khi nghèo khó thường gặp cảnh sa cơ lỡ vận. Nhưng thân có thể nghèo, chí lại chẳng thể nghèo.

Khi “nghèo khó hai người chẳng gần” là chỉ những ai?

Có câu rằng: “tuế hàn tri Tùng Bách, hoạn nạn kiến chân tình” (trời giá lạnh mới biết Tùng Bách vẫn xanh, khi hoạn nạn mới thấy chân tình). Khi một người lâm vào cảnh hoạn nạn, sẽ rất dễ hiểu được những người quanh mình.

Khi khốn cùng không nên gần gũi với hai kiểu người sau:

Người “dậu đổ bìm leo”

Những người này không hiếm gặp trong cuộc sống. Họ vui mừng khi nghe thấy người khác gặp tai ương, coi đó như chuyện đùa.

Khi bạn giàu có họ sẽ vây quanh bạn, tôn sùng bạn. Khi bạn sa cơ lỡ vận, họ không những không giúp đỡ bạn, mà xa lánh, khinh thường, thậm chí vu oan giáng họa cho bạn.

Cho nên, khi nghèo khó đã nhìn rõ bộ mặt của hạng tiểu nhân này, thì lúc gặp thời gặp thế, dẫu họ muốn tiếp cận, cũng nên xa lánh. Bởi lẽ bản thân những người này đã là một tai họa!

Người giả thân với bạn

Khi bạn nghèo khó, những người bình thường gần gũi bạn sẽ tự động xa lánh bạn như thể một thứ bệnh dịch. Họ đối đãi với bạn như thể bạn là kẻ khiến họ “ôm rơm rặm bụng.

Khi khốn cùng, con người ắt sẽ chạy vạy khắp nơi mượn tiền mong cầu có cơ hội đổi đời. Vậy nên, họ vì không muốn ra tay trợ giúp bạn, sẽ tự động rời xa bạn. Kiểu người này chỉ có thể cùng hưởng phúc, chẳng thể chung hoạn nạn. Cho nên, trong cuộc sống tốt nhất là người giàu nghèo gì cũng nên tránh xa họ, người nghèo đừng tìm đến họ để bị họ xem thường, mà mất đi tôn nghiêm của bản thân!

Giàu sang ba nơi không đến, nghèo khó hai người chẳng gần” những lời dạy của cổ nhân đều là kết tinh được kiểm nghiệm trong thực tế, giúp con người dẫu trong hoàn cảnh nào cũng có thể sống bình an, hạnh phúc.

Lê Minh biên tập (Theo Aboluowang)

13 sai lầm về tiền bạc người trẻ tuổi hay mắc phải

Hiện nay, nhiều bạn trẻ do thiếu hiểu biết nên rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất, không thể kiểm soát việc chi tiêu của bản thân.

Việc bạn cần làm ngay bây giờ là làm chủ chi tiêu của mình. Dưới đây là một số sai lầm về tiền bạc nhiều người hay mắc phải, theo Business Insider.

1. Không có đủ tiền để tiết kiệm

Theo báo cáo USA/Bank of America Better Money Habits, hiện nay, có khoảng 69% thanh niên có tài khoản tiết kiệm dưới 5.000 USD, 20% thanh niên không có đủ tiền tiết kiệm.

Điều này ảnh hưởng rất nhiều cho tương lai về sau. Để cải thiện tình hình tài chính, bạn nên dành tiền như một khoản hưu trí.

2. Không ý thức về các khoản vay

Trong năm 2015, sinh viên là những người có nhiều khoản vay nhất. Theo ước tính, trung bình, mỗi lớp sinh viên tốt nghiệp nợ khoảng 35.000 USD.

Với con số cao như vậy, chúng ta có thể thấy, sinh viên không nắm rõ kiến thức về các khoản vay mình cần giải quyết.

Nếu bạn đang nợ một khoản nào đó, cách tốt nhất nên trả dần, trả được càng nhiều càng tốt, nếu không bạn sẽ phải trả thêm cả tiền lãi phát sinh.

3. Kiếm đến đâu tiêu đến đấy

Hầu hết mọi người đều nghĩ, kiếm được tiền phải tiêu và hưởng thụ. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn sai lầm, ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của bạn.

Khi thu nhập nhiều, bạn có thể dễ dàng chi trả cho các khoản mua sắm, phục vụ nhu cầu của bản thân như đi xe taxi, sáng cafe, ăn nhà hàng… Nhưng nếu muốn có tương lai ổn định, bạn nên tiết kiệm số tiền kiếm được vào những mục đích lớn hơn như mua nhà, xe hay để dành lúc về già.

4. Không có tài khoản tín dụng

Tạo tài khoản tín dụng là việc làm rất cần thiết và có ích cho tương lai sau này của bạn. Tài khoản tín dụng có thể giúp bạn thực hiện các mục tiêu lớn hơn như mua nhà, tậu xe…

Tuy nhiên, nhiều sinh viên hiện nay không nhận ra tầm quan trọng của điều này. Họ thường chi tiêu quá mức, không có giới hạn.

Để bảo đảm tương lai tươi sáng, điều tốt nhất các bạn nên làm bây giờ là tạo cho mình tài khoản tín dụng riêng, hoạch định tính toán rõ cho các khoản chi tiêu hàng ngày, sau đó giữ thói quen tiết kiệm, làm cho số tiền trong tài khoản ngày càng lớn.

5. Lấy thẻ tín dụng chi trả các khoản phí sinh hoạt hàng ngày

Theo khảo sát của Hội kế toán viên công chứng Mỹ, hơn nửa giới trẻ Mỹ dùng thẻ tín dụng để thanh toán cho các hóa đơn sinh hoạt, mua thực phẩm hàng ngày. Điều này không có gì sai. Tuy nhiên, nó có thể khiến bạn gặp phải một số rắc rối như các khoản nợ phát sinh.

Nếu cảm thấy mình không thể chi trả cho khoản sinh hoạt phí hàng ngày, bạn không nên dùng thẻ tín dụng, hãy tiết kiệm tiền theo cách khác.

6. Không biết sử dụng tiền vào việc chính đáng

Khi kiểm tra tài khoản, nhiều người thấy số dư nhỏ hơn mình có, cứ như tiền bốc hơi. Họ không nhớ mình đã tiêu gì, sử dụng vào những việc như thế nào. Điều này chứng tỏ bạn đã mất kiểm soát trong việc chi tiêu hàng ngày.

Để thay đổi tình hình, bạn nên bắt đầu hình thành thói quen ghi cụ thể những khoản chi vào cuốn số bỏ túi, giải thích rõ ràng mình đã mua gì, giữ lại tất cả các loại hóa đơn. Sau một thời gian, bạn sẽ nhận ra mình đã tiêu cả đống tiền vào những thứ nhỏ nhặt không cần thiết.

7. Chờ đến khi có nhiều tiền hơn mới đầu tư

Theo một cuộc khảo sát của UBS Investor Watch, từ khi bắt đầu vào thời kỳ đại suy thoái, trong giới trẻ, có khoảng 20% người theo xu hướng bảo thủ ngân sách, chỉ có khoảng 28% thanh niên thành công khi biết sử dụng tiền đầu tư vào các kế hoạch dài hạn,13% thanh niên dùng tiền đầu tư vào chứng khoản và 39% thanh niên có tiền nhưng không sử dụng vào việc gì ngoài những thứ cần thiết cho cuộc sống.

Những người này cho rằng, đầu tư thường cần rất nhiều tiền và gặp nhiều rủi ro nên họ để tiền của mình nhàn rỗi. Điều này là hoàn toàn sai lầm, khiến bạn không bao giờ có được thành công trong cuộc sống.

Gửi tiền tiết kiệm cũng là cách để đầu tư. Tuy nhiên, bạn có thể chọn cách khác, đầu tư vào các dự định lớn hơn. Không nên có suy nghĩ hay tư tưởng chờ đợi nhiều tiền mới đầu tư, như vậy bạn rất khó có thể làm giàu.

8. Cố gắng làm giàu nhanh chóng

Trong khi nhiều người ở độ tuổi 20 không dám đầu tư, lại có những bạn rất nhiệt tình cho việc này.

Theo số liệu thống kê của Openfolio, trong 2.500 thanh niên Mỹ khủng hoảng tài chính, đa phần thuộc về những người ở độ tuổi dưới 25 và những nhà đầu tư trẻ mua cổ phiếu từ các công ty mình yêu thích, cố gắng hết sức để đạt được chiến thắng.

Tuy nhiên, thực tế, lợi nhuận họ thu được thường không cao.

Cách tốt nhất để bạn làm giàu là sử dụng tiền đầu tư vào các kế hoạch dài hạn, không nên ôm mộng làm giàu nhanh chóng. Tỷ phú Warren Buffett từng khẳng định: “Làm giàu từ từ thì dễ nhưng làm giàu nhanh chóng lại rất khó”.

9. Không dự trữ tiền cho trường hợp khẩn cấp

Khi đang ở tuổi đôi mươi, bạn nghĩ rằng mình luôn đúng và bất khả chiến bại. Tuy nhiên, cuộc sống nhiều điều phức tạp, bạn không thể lường trước. Chỉ một lần chi trả tiền viện phí cũng có thể khiến bạn trắng tay.

Vậy nên, cách tốt nhất để tránh trường hợp xấu nhất này, bạn nên đóng tiền bảo hiểm thường xuyên và nếu không có trường hợp như thế xảy ra, bạn cũng có đủ tiền mua một chiếc xe mới, hoặc trả tiền thuê nhà lâu dài.

Hãy cố gắng dành dụm tiền trong 6 tháng như chiếc phao cứu sinh cho tương lai.

10. Phụ thuộc quá nhiều vào khoản trợ cấp của gia đình

Bố mẹ có thể trợ cấp đầy đủ cho con cái từ các khoản chí phí điện thoại, mua sắm, vui chơi và học tập, thậm chí là mua nhà. Tuy nhiên, bạn không nên phụ thuộc vào khoản hỗ trợ đó quá nhiều.

Bạn nên tìm việc làm thêm để có khoản thu nhập cho mình. Sau khi mức lương ổn định, bạn nên nghĩ đến việc tiết kiệm tiền, thiết lập chiến lược cơ bản để đầu tư, dùng số tiền này cùng với sự hỗ trợ của gia đình bắt đầu xây dựng sự nghiệp.

11. Cố gắng thể hiện với bạn bè

Trong độ tuổi 20, nhiều bạn có thói quen dùng tiền mua sắm đồ hiệu, ăn uống ở những nơi sang trọng, đi xe đẹp… để thể hiện với mọi người. Không ít người lại thích chạy theo, đua đòi với những người có điều kiện.

Tuy nhiên, phải nhớ rằng, người ta có xe hơi đi, mua iPhone dùng không đồng nghĩa với việc bạn cũng có thể. Bạn nên biết vị trí của mình như thế nào để sử dụng tiền hợp lý, tránh việc tiêu xài lãng phí.

12. Không nắm được tài chính của bản thân.

Một nghiên cứu của FINRA cho thấy, có khoảng 24% người trung niên có thể trả lời đúng 4-5 các câu hỏi nhanh liên quan đến vấn đề tài chính của mình. Con số này giảm xuống còn 18% với những người trong độ tuổi 18-26 tuổi.

Để kiểm soát tài chính, đầu tiên, bạn nên hiểu rõ khái niệm cơ bản về tiền, sau đó, kiểm tra sổ sách cá nhân, các nguồn tài chính hiện có.

13. Có thói quen thích mua hàng rẻ

Những người có thói quen tiết kiệm tiền thường có xu hướng thích mua hàng rẻ. Tuy nhiên, đây là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Bạn nên biết hàng rẻ, chất lượng sẽ thấp, nhanh hỏng, bạn sẽ phải bỏ tiền một lần nữa sắm thứ khác. Giới trẻ nên nhận thức rõ về hàng hóa, giá hàng và giảm giá để biết thực sự thói quen đó có phải là tiết kiệm tiền hay không?

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Đồng Tâm – Nước mắt & Máu

Đoàn bảo Châu
Để có được một cái nhìn công bằng và toàn diện về vụ việc rất cần một hội nghị mở rộng và công khai để tranh luận. Tôi nói điều này cũng là để khẳng định rằng cho dù tôi có nỗ lực đến đâu thì những điều tôi nêu ra ở đây cũng chỉ có tính tương đối. Bởi một cá nhân với nguồn lực, tài liệu hạn chế thì nếu có thể cũng chỉ là tả được vài bộ phận chứ không vẽ được trọn vẹn cả con voi.

Chúng ta sẽ nhìn góc độ lịch sử & cơ sở pháp lý, cách hành xử của chính quyền, tâm lý người dân, lòng tin…

1. Lịch sử & cơ sở pháp lý:

Một trong những lập luận mà nhiều người dùng để chứng minh cho luận điểm của họ khi nói khu 59 héc ta thuộc đất quốc phòng là stt của Trung tướng Phi công AHLLVT Phạm Phú Thái. Theo ông Thái thì năm 1968 chính phủ đã cho phép quân đội xây dựng một sân bay bí mật ở khu vực Miếu Môn. Đồng thời xây dựng hệ thống hầm giấu máy bay trong các dãy núi song song với đường băng và cách từ vài trăm mét. Đầu tháng 4.1969 khi sân bay bằng đất và hệ thống hầm đã hoàn thành bước một thì ông Phạm Phú Thái và đồng đội đã được nhận lệnh hạ cánh thử nghiệm sân bay và hầm cất giấu máy bay. Các bạn có thể đọc bài viết ở đây:
https://www.facebook.com/phuthai.pham.1/timeline?lst=100013707398564%3A100007393448088%3A1578637556

Trong bài này trung tướng Phạm Phú Thái cho rằng: 1/ Bản đồ đất mà chính phủ giao cho quốc phòng làm sân bay có từ 1968. 2/ Đất này ko có tranh chấp vì đó là đất quân sự và ông khẳng định người dân đã “LẤN CHIẾM ĐẤT CÔNG.”

Ông Thái cũng thừa nhận là bộ quốc phòng không đưa ra được tấm bản đồ giao đất từ 1968 mà chỉ có bản đồ năm 1991.

Theo tôi, lập luận của trung tướng Thái khá là mơ hồ, nhất là khi không có tài liệu chứng minh.

Nhà sử học Dương Trung Quốc gọi việc không đưa ra được bằng chứng lịch sử là gót chân Asin lớn nhất của chính quyền.

Theo ông Quốc, từ thời thượng cổ khi nói về đất đai bao giờ cũng đi kèm với bản đồ. Kho địa bạ nhà Nguyễn làm trong 31 năm đã lập tất cả bản đồ của tất cả thửa đất dù nhỏ nhất trên toàn bộ lãnh thổ của 18.000 làng xã.

Ông Quốc nói:

“Nếu Chính phủ đưa ra một bản đồ về đất mà Thủ tướng Đỗ Mười trao cho Quốc phòng từ năm 1981 thì khỏi có chuyện gì xảy ra. Người dân hỏi tại sao không có bản đồ? Điều này gợi lại cho chúng ta câu chuyện Thủ Thiêm vì nhập nhằng trong bản đồ mà nhân dân bức xúc.

“Bản đồ là tối thiểu. Năm 1980, chúng ta ở trình độ cao. Bây giờ chúng ta không có bản đồ đưa ra, các bản đồ đều dựng lại từ năm 2013, 2014 thì làm sao người dân tin được. Những cán bộ địa phương khi đó chỉ là con cháu của thế hệ như ông Kình. Cho nên như vậy phải tin người dân, phải kiểm tra thẩm định, không nên đứng về một phía.”

Theo tôi phỏng đoán thì cái sân bay bí mật từ năm 1968 như trung tướng Phạm Phú Thái nói chính là tiền đề cho sân bay quân sự Miếu Môn mà cố thủ tướng Đỗ Mười đã kí quyết định 113TTg ngày 14/4/1980.

Ngày 10/11/1981, UBND tỉnh Hà Sơn Bình (tên cũ) ra quyết định 386 QĐ/UB, tiến hành dự án giai đoạn I, thu hồi khu đất 47,36 ha thuộc phía đông của cánh đồng Đồng Sênh, có đền bù cho hợp tác xã Đồng Tâm và giao cho Bộ Tư lệnh Công binh, và sau này thuộc Lữ Đoàn 28, Quân chủng Phòng không, Không quân.

Từ 1981 đến 2015, dự án sân bay Miếu Môn không thực hiện được. Như vậy là dự án sẽ không có giai đoạn 2 và khu đất phía Đông của Đồng Sênh với diện tích 47,36 ha là khu đất duy nhất của Đồng Tâm được thu hồi và đền thù.

Ngày 27/3/2015, Bộ Tham mưu ra quyết định 551 thu hồi lại khu đất này và giao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel để xây dựng nhà máy sản xuất, nhưng theo chủ tịch Nguyễn Đức Chung thì là để xây dựng công trình quốc phòng A1.

Theo như ông Lê Đình Kình thì ranh giới và cột mốc của khu đất 47,36 vẫn còn và cơ sở pháp lý của mảnh đất này rõ ràng và giữa quân đội và người dân không hề có tranh chấp.

Vấn đề ở đây là nằm ở khu đất 59 hec-ta phía Tây của Đồng Sênh. Thanh tra Hà Nội và sau là Thanh tra Chính phủ khẳng định khu 59 héc-ta này là đất quốc phòng nhưng lại không hề đưa ra được quyết định thu hồi hay bản đồ nào. Đây chính là gót chân Asin như đại biểu Dương Trung Quốc nói. Trong khi ấy thì suốt mấy chục năm từ năm 1981 đến nay, người dân Đồng Tâm vẫn canh tác liên tục trên khu đất này, vẫn đóng thuế sử dụng đất đầy đủ. Khu đất 59 héc-ta chính là nguyên nhân của sự tranh chấp giữa người dân và chính quyền.

Ông Lê Đình Kình đã từng lập luận như trong những clip được phổ biến rộng rãi:

Một là: Nếu là đất quốc phòng thì sao Viettel và chính quyền Hà Nội lại bồi thường bố trí tái định cư cho các hộ dân ở đây? Chưa phạt họ chiếm dụng đất quốc phòng đã là may cho họ rồi, sao lại còn ưu đãi đền bù hàng tỷ đồng cho mỗi hộ dân và lập dự án bố trí tái định cư cho họ nữa?

Hai là: Khi có chuyện thu hồi đất, dân làng Đồng Tâm khiếu nại cơ quan chủ quản dự án sân bay Miếu Môn là Quân chủng Phòng không – Không quân thì họ đề nghị liên hệ với các cấp chính quyền Hà Nội. Thế nghĩa là đất dân sự, chứ nếu là đất quốc phòng thì sao Quân chủng đẩy trách nhiệm sang cho chính quyền Hà Nội được?

Ba là: Nếu là đất quốc phòng thì sao chính quyền xã Đồng Tâm bao lâu nay vẫn thu thuế đất nhà ở cho các hộ dân được xã cấp tạm đất?

Chính bởi những lý do quan trọng như trên mà người dân xã Đồng Tâm đã không phục chính quyền và họ nghi ngờ có sự không minh bạch và có lợi ích nhóm ở đây. Điều này họ nói trong những clip về cuộc họp thường kì của người dân.

2. Tâm lý và nguyện vọng của người dân Đồng Tâm:

Chính bởi chính quyền không đưa ra được bản đồ, quyết định thu hồi đất nên người dân không phục. Hơn nữa theo họ, Viettel là của bộ quốc phòng nhưng cũng là một doanh nghiệp, nếu muốn dùng đất nông nghiệp của dân thì phải thoả thuận bồi thường theo luật đất đai, có vậy họ mới có thể có điều kiện để chuyển đổi ngành nghề.

3. Dư luận:

Rất nhiều bạn phóng viên không biết có nghiên cứu kĩ về cơ sở pháp lý hay không nhưng đã khẳng định người dân Đồng Tâm chiếm đất quốc phòng và căn cứ vào việc đổ máu để kết luận những người phản kháng là tội phạm chứ không đại diện cho người dân.

Tôi chỉ lưu ý các bạn rằng việc đổ máu này là do chính quyền đã chủ động khởi phát. Theo luật định thì việc cưỡng chế đất đai phải thực hiện trong giờ hành chính và phải trước hay sau Tết nguyên đán 15 ngày. Không chỉ như vậy mà theo tôi, nếu cơ sở pháp lý của chính quyền đã không đầy đủ thì chính quyền cần phải có một cách ứng xử kiên nhẫn, mềm mại với người dân chứ không thể đánh úp vào nhà dân với một lực lượng được trang bị đến tận răng như vậy.

Quan điểm của riêng tôi là không ủng hộ bạo lực cả từ hai phía. Những chiến sỹ cảnh sát cũng là con em của dân, không có đất đai nào đáng giá bằng mạng người. Nhưng ở đây tôi cho rằng lỗi của chính quyền là phần lớn và sai về nhiều mặt.

Chính quyền làm thế này là làm mất đi hình ảnh trên trường quốc tế về mặt nhân quyền, về thái độ với người dân. Có nhiều bạn sẽ chửi rằng họ không phải là dân mà là tội phạm, nhưng đấy chỉ là một cách nói nguỵ biện, khi đã phải huy động tới cả nghìn quân thì đám đông “tội phạm” kia chính là dân đấy.

Chính quyền “do dân, vì dân” mà ứng xử với dân như với địch như vậy là không ổn.
Chính quyền nắm quyền trong tay, sao không làm truyền thông công khai để thuyết phục người dân và dư luận trước đi?
Một điều lạ là khi tôi đọc những bài báo trên báo chí chính thống thì thông tin đều rất mơ hồ mà không bao giờ chỉ ra thực chất vấn đề.
Trong bối cảnh tham nhũng tràn lan, thì người dân có quyền đặt câu hỏi đằng sau sự mập mờ là cái gì?
Đây cũng chính là câu chuyện của niềm tin. Khi niềm tin thấp thì người dân rất khó đồng thuận với sự giải thích sơ sài.

Theo tôi, sự việc xảy ra chẳng những là một nỗi đau với cả nước, một thảm hoạ nhân đạo mà còn là một thất bại lớn của chính quyền.

Hãy để báo chí trong nước và nước ngoài, quốc hội, luật sư, và các tổ chức xã hội dân sự tham gia làm sáng tỏ sự việc này. Làm được thế là để tránh những thảm kịch Đồng Tâm khác.

Tôi viết không phải để bênh bên nào, mà với một mục đích duy nhất là để cố gắng chạm tới sự thật. Tôi biết sự cố gắng này là rất khó và chắc chắn sẽ không đầy đủ và có thể có thiếu sót nhưng ai cũng có quyền thu thập thông tin và phát ngôn quan điểm của mình.

Bàn về việc này không chỉ để nêu ra đúng sai của sự việc vừa xảy ra mà còn để ứng xử sao cho có tình có lý với hậu quả của sự việc.

Rồi đây những người dân bị bắt sẽ bị xử sao đây? Nhà cửa của họ tan hoang, mưu sinh khó khăn, gia đình xé nhỏ tan tác… nhưng lỗi của họ đến đâu? Ai, quyết định nào đã góp phần đẩy số phận của họ tới bước đường cùng ấy?

Các luật sư chắc hẳn sẽ đồng hành cùng họ. Nhưng như các nhà báo quốc doanh chế giễu các luật sư bênh người dân là các “luật sư toàn thua”, tôi thấy đấy chính là một sự thật cay đắng khi có luật nhưng luật sư ở Việt Nam không có tiếng nói thật sự.

Do vậy, hơn bao giờ hết công luận cần quan tâm tới những số phận kém may mắn kia, những con tim có lương tri cần đập những nhịp tha thiết và gần gũi hơn với đồng loại khốn khổ của mình.
Nếu không, tôi sợ rằng những sự việc đau lòng sẽ còn xảy ra nhiều hơn nữa trên đất nước của chúng ta.

Xin trân trọng cảm ơn các bạn đã quan tâm tới sự việc này. Xin các bạn hãy bổ sung để bức tranh “sự thật” được đầy đủ hơn. Xin cảm ơn!

Tễu Blog

Vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq: Một câu chuyện, hai số phận

Trung Cận Đông đang nóng lên khi Tướng Qassem Soleimani, chỉ huy Lực lượng Quds tinh nhuệ thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bị giết chết trong một vụ nã tên lửa của Mỹ tại sân bay Baghdad rạng sáng ngày 3/1/2020. Vụ việc xảy ra chỉ một ngày sau cuộc biểu tình tấn công Đại sứ quán Mỹ (ĐSQ) tại Iraq do một nhóm dân quân Iraq được Iran hậu thuẫn. 

Cuộc tấn công ĐSQ Mỹ hôm 31/12/2019 đã gợi nhớ đến một trong những ký ức tồi tệ nhất cách đây hơn 7 năm tại thành phố Benghazi (Libya), còn gọi là Biến cố Benghazi, khi một nhóm chiến binh vũ trang đã tấn công Đại sứ quán Mỹ vào ngày 11/9/2012 khiến bốn người Mỹ thiệt mạng, trong đó có Ðại sứ Christopher Stevens.

Chú thích ảnh: Tướng Qassem Soleimani (giữa), chỉ huy Lực lượng Quds tinh nhuệ thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC)

Trong dòng sự kiện nóng hổi này, cùng điểm lại sự khác biệt giữa hai cuộc tấn công ĐSQ Mỹ ở Benghazi (Libya) dưới thời Tổng thống Barack Obama và vụ tấn công ĐSQ Mỹ ở Baghdad (Iraq) do Tổng thống Donald Trump lãnh đạo.

Bối cảnh cuộc tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq

Cái chết của Tướng Qassem Soleimani vào rạng sáng ngày 3/1/2020 đã trở thành nút thắt đỉnh điểm trong cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran diễn ra trong vòng một tuần, bắt đầu từ vụ một nhà thầu dân sự Mỹ bị giết chết trong cuộc không kích ở miền Bắc Iraq ngày 27/12/2019. Trước khi phát động vụ nã tên lửa tiêu diệt đoàn xe trong đó có Soleimani, tình báo Mỹ có nhiều lý do để tin rằng, tướng Soleimani có tham gia ở “giai đoạn cuối” trong việc hoạch định chiến dịch tấn công người Mỹ tại Iraq, Syria và Lebanon.

Ngày 27/12/2019, hơn 30 quả tên lửa đã trút xuống một căn cứ quân sự của Iraq gần Kirkuk, khiến một nhà thầu dân sự Mỹ thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Mỹ cáo buộc nhóm dân quân Kataib Hezbollah được Iran hậu thuẫn đứng sau vụ tấn công này.

Hai ngày sau, ngày 29/12/2019, quân đội Mỹ đã đáp trả bằng 5 cuộc không kích xuống 3 địa điểm ở Iraq và Syria, giết chết 25 dân quân Kataib Hezbollah và làm bị thương 55 chiến binh khác. Washington không công bố địa điểm chính xác nhưng tiết lộ có liên quan đến nhóm dân quân Kataib Hezbollah, bao gồm kho vũ khí và sở chỉ huy được sử dụng để phối hợp tấn công quân đội liên minh do Mỹ dẫn đầu.

Hình ảnh mô tả trước và sau khi căn cứ của nhóm dân quân Kataib Hezbollah bị Mỹ không kích hôm 29/12.
Hình ảnh mô tả trước và sau khi căn cứ của nhóm dân quân Kataib Hezbollah bị Mỹ không kích hôm 29/12. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ)

Ngày 31/12/2019, đáp trả cuộc không kích nói trên của Mỹ, những người biểu tình do dân quân Iraq được Iran hậu thuẫn đã tấn công ĐSQ Mỹ ở Baghdad. Những kẻ quá khích đã đập vỡ camera an ninh, cửa sổ, đập phá cửa chính, xông vào khu vực An ninh bên ngoài rồi phóng hỏa khu vực Tiếp tân, nhưng đã bị cảnh vệ ĐSQ Mỹ đáp trả bằng lựu đạn gây choáng và hơi cay.

Members of Iraq's Hashed al-Shaabi military network attempt to break into the US embassy  in the capital Baghdad, on December 31, 2019, during a rally to vent anger over weekend air strikes that killed pro-Iran fighters in western Iraq. - The US State Department said that embassy personnel are safe and there are no plans to evacuate, after Iraqi supporters of pro-Iran factions attacked the compound. It is the first time in years that protesters have been able to reach the building, sheltered behind a series of checkpoints in the high-security Green Zone. (Photo by Ahmad AL-RUBAYE / AFP) (Photo by AHMAD AL-RUBAYE/AFP via Getty Images)

Đám đông biểu tình, trong đó có rất nhiều người mặc đồng phục dân quân Iraq đã bị đẩy lùi sau khi 2 trực thăng Apache bắn pháo sáng và 100 lính thủy đánh bộ được điều động từ Tiểu đoàn 2, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến số 7 có mặt nhanh chóng bảo vệ ĐSQ Mỹ. Đơn vị thiện chiến này được đào tạo đặc biệt để nhanh chóng đáp ứng các vấn đề phát sinh tại Trung Đông và Afghanistan. Những hình ảnh Lầu Năm Góc công bố cho thấy đoàn thủy quân lục chiến này di chuyển lên chiếc “ưng biển” MV-22 Osprey cùng với hai trực thăng tấn công AH-64 Apache hộ tống.

Tấn công Đại sứ quán Mỹ
Lầu Năm Góc công bố video đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ triển khai tới Baghdad trên các trực thăng lai MV-22 Osprey. (Courtesy Photo)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuyên bố rằng, “lực lượng mới sẽ giúp bảo đảm an ninh cho ĐSQ và nhân viên chúng tôi làm việc tại Baghdad”. Một quan chức giấu tên cho biết, quân đội Mỹ sẵn sàng điều thêm trực thăng Apache cùng hàng ngàn binh lính đang tập kết tại biên giới Kuwait sẵn sàng triển khai bảo vệ ĐSQ Mỹ tại Baghdad cũng như các căn cứ của Mỹ tại Iraq bất cứ lúc nào.  Theo Fox News, với sự dũng cảm và hiệu quả của lực lượng an ninh Mỹ, đám đông biểu tình đã bị giải tán trong nỗ lực xâm nhập và chiếm cứ ĐSQ Mỹ tại Baghdad. (1)

Tấn công Đại sứ quán Mỹ
Trực thăng Mỹ đổ quân xuống đại sứ quán ở Baghdad hôm 31/12. Video: USMC.

Tổng thống Donald Trump đã viết trên Twitter: “Đại sứ quán Mỹ tại Iraq đã trải qua nhiều giờ, AN TOÀN! Nhiều chiến binh tuyệt vời của chúng ta, cùng với trang thiết bị quân sự có tính sát thương nhất trên thế giới, đã lập tức nhanh chóng tới hiện trường. Cảm ơn ngài Tổng thống và Thủ tướng Iraq vì đã phản ứng nhanh theo yêu cầu.

Donald J. Trump

@realDonaldTrump

The U.S. Embassy in Iraq is, & has been for hours, SAFE! Many of our great Warfighters, together with the most lethal military equipment in the world, was immediately rushed to the site. Thank you to the President & Prime Minister of Iraq for their rapid response upon request….

36.6K people are talking about this

Thượng nghị sĩ Cộng hòa, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ Lindsey Graham cũng viết trên Twitter: “Tổng thống Trump quyết tâm bảo vệ nhân viên Mỹ và hy vọng các đối tác của chúng ta sẽ tăng cường hành động phản ứng với cuộc khủng hoảng này. Không để lặp lại sự kiện Benghazi nữa”.

Vậy vì sao sự kiện Benghazi lại được nhắc đến trong vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad vừa qua?

Sự khác biệt ở “Biến cố Benghazi”

Giờ đây khi nhắc đến địa danh Benghazi, người ta không chỉ nghĩ đến thành phố lớn nhất ở Đông Libya, mà còn nhắc nhớ đến thảm kịch tại tòa đại sứ Mỹ vào tối ngày 11/9/2012. Vụ tấn công phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Benghazi đã khiến 4 người Mỹ tử nạn, trong đó có Đại sứ Christopher Stevens, đã bị các phiến binh giết chết trong một cuộc tấn công – được cho là có thể ngăn chặn được –  nếu chính quyền Tổng thống Barack Obama có biện pháp phòng ngừa nhiều hơn và phản ứng nhanh hơn.

Thảm kịch

Tối ngày 11/9/2012, một nhóm lực lượng vũ trang Hồi giáo đã tấn công Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Benghazi trong nhiều đợt, sát hại dã man Ðại sứ Chris Stevens cùng một tham vụ ngoại giao chuyên về thông tin là Sean Smith. Vài giờ sau, đến lượt tiền trạm của CIA nằm ngay gần đó cũng bị tấn công khiến hai nhân viên ngoại ngạch của CIA tử nạn là Tyrone Woods và Ghen Doherty. Cuộc bao vây và tấn công Tòa lãnh sự Mỹ đã diễn ra trong vòng 13 tiếng đồng hồ khiến bốn người thiệt mạng và nhiều người bị thương.

A vehicle sits smoldering in flames after being set on fire inside the US consulate compound in Benghazi late on September 11, 2012. An armed mob protesting over a film they said offended Islam, attacked the US consulate in Benghazi and set fire to the building, killing one American, witnesses and officials said.          AFP PHOTO        (Photo credit should read STR/AFP/GettyImages)

Ngay sau đó, các quan chức tình báo Hoa Kỳ và Chính quyền Obama đã nhiều lần kết luận rằng, cuộc tấn công tự phát này do một đám đông quá khích phản đối một video có nội dung nhục mạ Hồi giáo sản xuất tại Mỹ có tiêu đề: The Innocence of Muslims. Đoạn video dài 14 phút được đăng trên Youtube từ tháng 6/2012 không gây tiếng vang gì và cách thời điểm xảy ra thảm kịch 3 tháng, đã trở thành một lý do chính đáng để chính quyền Obama vin vào nhằm che giấu hậu quả. Kết luận vội vã này sau đó đã được chính CIA khẳng định lại: “Những người ban đầu được cho là những người biểu tình thực sự là một nhóm phiến quân Hồi giáo với mục tiêu tấn công Tòa lãnh sự”.

An armed man waves his rifle as buildings and cars are engulfed in flames after being set on fire inside the US consulate compound in Benghazi late on September 11, 2012. An armed mob protesting over a film they said offended Islam, attacked the US consulate in Benghazi and set fire to the building, killing one American, witnesses and officials said.          AFP PHOTO        (Photo credit should read STR/AFP/GettyImages)

Vụ tấn công tại Benghazi đã trở thành một thảm kịch quốc gia, dẫn tới một cuộc điều tra do các nghị sĩ Đảng Cộng hòa và giới Truyền thông bảo thủ đứng đầu, họ lo ngại rằng chính quyền Tổng thống Obama đã làm sai lệch sự thật về những gì đã xảy ra tại Benghazi. Hai năm sau, vào ngày 17/9/2014, một Ủy ban Giám sát của Hạ viện Mỹ đã mở cuộc điều trần trong khuôn khổ của việc điều tra của Hạ viện về “Biến cố Benghazi”. Cuộc điều tra này xoay quanh ba câu hỏi:

  1. Liệu Tòa lãnh sự Benghazi có được bảo vệ đầy đủ hay không?
  2. Liệu nước Mỹ có ngăn chặn được cuộc tấn công này hay không?
  3. Và liệu Chính quyền Obama có che đậy sự thật về nguồn gốc của cuộc tấn công hay không?

Lần ngược thời gian, hé lộ nhiều nghi vấn

Vụ tấn công Tòa lãnh sự Mỹ tại Benghazi xảy ra 18 tiếng sau khi có lời hiệu triệu của trùm khủng bố Al-Qaeda là Ayman al-Zawahiri. Một ngày trước khi xảy ra tấn thảm kịch, trùm khủng bố Ayman al-Zawahiri đã đăng tải một băng hình kêu gọi các lực lượng khủng bố cùng tấn công người Mỹ tại Libya để trả thù việc một trùm đặc công của Al-Qaeda là Abu Yahya al-Libi bị máy bay không người lái của Mỹ hạ sát.

Khi ấy, truyền thông Mỹ ít nhắc đến lời hiệu triệu của al-Zawahiri cũng như đưa tin hạn chế về sự kiện một đám đông Hồi giáo đã biểu tình bạo động trước ĐSQ Mỹ tại Cairo (Ai Cập). Cuộc bạo động tại ĐSQ Mỹ ở Cairo chỉ diễn ra 6 tiếng sau lời hiệu triệu đó và chỉ 12 giờ đồng hồ trước khi xảy ra Biến cố Benghazi.

Benghazi là thành phố lớn thứ hai của Libya và là tâm điểm của các cuộc biểu tình chống nhà độc tài Libya là Muammar Gaddafi trong cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả rập 2011, dẫn tới cuộc nội chiến vào ngày 18/3/2011. Sau khi nội chiến kết thúc vào tháng 8/2011, Benghazi trở thành cái nôi của các hoạt động dân quân, là căn cứ quan trọng của phiến quân và các nhóm thánh chiến. Rất nhiều phiến quân sau đó đã gia nhập lực lượng dân quân đều có nguồn gốc từ Benghazi, nên có thể nói Benghazi là một nơi đại loạn. Các tổ chức quốc tế như Ủy ban Chữ Thập đỏ quốc tế hay các ĐSQ phương Tây đã rút khỏi điểm nóng này từ trước. Nhưng chính quyền Obama vẫn duy trì Tòa Lãnh sự và một tiền trạm CIA cách đó gần hai cây số.

A picture shows the main entrance of the US consulate compund in Benghazi on September 13, 2012, following an attack on the building late on September 11 in which the US ambassador to Libya and three other US nationals were killed. Libya said it has made arrests and opened a probe into the attack, amid speculation that Al-Qaeda rather than a frenzied mob was to blame. AFP PHOTO/GIANLUIGI GUERCIA        (Photo credit should read GIANLUIGI GUERCIA/AFP/GettyImages)

Tại sao Đại sứ Mỹ lại không được bảo vệ?

7 tháng trước khi thảm kịch xảy ra, tháng 2/2012, chính quyền Obama đã nhận được yêu cầu của đại sứ Chris Stevens mong muốn bổ sung thêm lực lượng bảo mật. Ngày 25/6/2012, Chris Stevens đã gọi điện về Nhà Trắng, bày tỏ nỗi lo ngại về chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang gia tăng xung quanh Benghazi, với sự xuất hiện 10 trung tâm huấn luyện khủng bố cài cắm quanh các trụ sở của Mỹ, trong đó ngài đại sứ đã lưu ý với ông chủ nhà Trắng rằng, các nhân viên ngoại giao Mỹ đã phát hiện lá cờ đen của Al-Qaeda nhiều lần bay qua các tòa nhà chính phủ.

John Christopher Stevens, newly appointed US ambassador to Libya, shakes hands with Libyan National Transitional Council (NTC) chairman Mustafa Abdel Jalil (R) after presenting his credentials during a meeting in Tripoli on June 7, 2012. AFP PHOTO/MAHMUD TURKIA        (Photo credit should read MAHMUD TURKIA/AFP/GettyImages)

Vị đại sứ yêu cầu bổ sung thêm 11 binh lính bảo vệ với lưu ý: “Việc hỗ trợ an ninh từ nước chủ nhà là không đủ và không thể phụ thuộc vào việc cung cấp một môi trường an toàn như vậy cho nhiệm vụ ngoại giao”. Nhưng yêu cầu này liên tục bị từ chối. Hai năm sau tấn thảm kịch, trong cuộc điều trần làm chứng trước Ủy ban Giám sát Hạ viện Mỹ, các quan chức an ninh hé lộ lý do từ chối bổ sung lực lượng bảo vệ là do Tổng thống Obama “không muốn một màn trình diễn của lực lượng Mỹ tại Benghazi sẽ xúc phạm người Hồi giáo”. Thay vào đó, chính quyền Obama muốn dựa vào lực lượng an ninh của nước chủ nhà – điều mà chính đại sứ Chris Stevens nhiều lần nói là “không  thỏa đáng và không thể phụ thuộc”. 

Khi ngày 11/9 đến gần, thời điểm nhạy cảm đối với các cơ sở đồn trú của Mỹ tại nước ngoài, chính quyền Obama nhẽ ra phải tăng cường thêm an ninh để bảo vệ các cơ quan ngoại giao đặt tại các quốc gia ngày càng thù địch thì họ lại làm ngược lại. Theo The Wall Street Journal, tháng 8/2012, chính quyền Obama cho rút 16 lính đặc nhiệm bảo vệ Tòa lãnh sự rời Libya và thay thế vào đó là các nhân viên an ninh của nước chủ nhà (2). Trớ trêu, nhóm nhân viên an ninh này lại là nhóm dân quân người Libya có biệt danh là The 17th of February Martyrs Brigade (Lữ Ðoàn Tuẫn Ðạo 17/2) –  nhóm vũ trang có liên hệ đến một nhánh của al-Qaeda là Ansar al-Sharia. Vì sao lại có sự hớ hênh về tình báo và an ninh đến như vậy?

A picture shows a burnt building at the US consulate compound in the eastern Libyan city of Benghazi on September 13, 2012 following an attack late on September 11 in which the US ambassador to Libya and three other US nationals were killed. Libya said it has made arrests and opened a probe into the attack, amid speculation that Al-Qaeda rather than a frenzied mob was to blame. AFP PHOTO/GIANLUIGI GUERCIA        (Photo credit should read GIANLUIGI GUERCIA/AFP/GettyImages)

Dựa trên các tài liệu do Ủy ban Giám sát Hạ viện công bố vào tháng 9/2014, phòng Tình huống của Nhà Trắng đã nhận được một email gửi tới vào lúc 1 giờ chiều ngày 11/9/2012 thông báo Tòa lãnh sự Mỹ tại Benghazi đang bị bao vây. Câu trả lời duy nhất mà Nhà Trắng đáp lại trong tình huống khẩn cấp đó, là “cử” một máy bay không người lái được trang bị máy quay video tới hiện trường để mọi người tại Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao, Lầu Năm Góc có thể theo dõi trực tiếp diễn biến tại Benghazi.

Án binh bất động

Vào lúc 4h chiều, Washington nhận thêm được một email báo rằng Tòa lãnh sự tại Benghazi đang bị tấn công, khoảng 20 kẻ có vũ trang đã nổ súng tấn công khi đại sứ Stevens đang có mặt trong tòa lãnh sự, và chỉ có Lữ Ðoàn Tuẫn Ðạo hỗ trợ an ninh. Nhưng mọi lời cầu cứu từ Benghazi gửi đi đều bị chìm trong im lặng. Trong suốt 13 tiếng giao tranh tại Tòa lãnh sự và tại sở tiền trạm của CIA nằm ngay gần đó, chính quyền Obama không hề có bất cứ động thái nỗ lực nào giải vây và cứu nguy cho nhân viên của mình.

Người ta tính toán, chỉ cần ít giờ bay từ Libya, từ trạm Không quân Hải quân lớn ở Sigonella (Ý), từ các căn cứ quân sự ở vịnh Aviano và Souda gần đó là có thể điều máy bay chiến đấu và pháo hạm bay AC-130 tới Benghazi, nhanh chóng giải tán được đám đông hoặc đáp trả một cuộc tấn công khủng bố, nhưng lệnh giải cứu không bao giờ đến tới Benghazi. Tại sao? Câu trả lời vẫn là: Có lẽ Barack Obama không muốn xúc phạm đến người Hồi giáo bằng cách điều động quân đội đến giải vây.

Khi bị hỏi về chuyện này, cấp dưới của Tổng thống Obama cho biết, vụ tấn công không đủ lâu để kịp đưa lực lượng tới ứng cứu. Nhưng trên thực tế,  Nhà Trắng cùng các cơ quan đầu não khác tại Washington đã được máy bay do thám không người lái “tường thuật trực tiếp” diễn biến tại hiện trường và báo thẳng về căn cứ.

Tờ Investors Business Daily cho biết: Sáng ngày 12/9, vài tiếng sau khi vụ tấn công  kết thúc, Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton bước vào Vườn hồng họp báo, họ đã biết chắc chắn cuộc tấn công vào lãnh sự quán Benghazi là do những kẻ khủng bố gây ra. Họ biết vì họ đã bí mật gửi một loạt email tới các quan chức chính quyền để thảo luận trong thời điểm vụ tấn công đang diễn ra. Tuy nhiên, họ không nói gì về những việc họ biết, và tệ hơn nữa là không làm gì để giải cứu, mặc cho vị đại sứ cùng nhân viên của mình trong cảnh ngàn cân treo sợi tóc. Theo Fox News, có tới 300 đến 400 nhân viên an ninh tại Washington đã nhận được những email này trong thời gian cuộc đột kích diễn ra và kết thúc. Những người này làm việc trực tiếp với các quan chức an ninh, quân sự và ngoại giao hàng đầu của chính quyền Obama. (3)

U.S. President Barack Obama (R) makes a statement about the death of U.S. ambassador to Libya J. Christopher Stevens with Secretary of State Hillary Clinton in the Rose Garden at the White House September 12, 2012 in Washington, DC. Stevens and three other embassy employees were killed when the embassy in Benghazi was attacked by a mob potentially angered by an American-made video mocking Islam's founding prophet.  (Photo by Chip Somodevilla/Getty Images)

Cho tới khi công chúng biết được cuộc tấn công tại Benghazi diễn ra như thế nào thì đã quá muộn. Vị đại sứ Mỹ đã bị nhóm khủng bố kéo lê với cơ thể nhuốm máu trên đường phố Benghazi và bị sát hại. Đại sứ Chris Stevens cùng với hai lính thủy đánh bộ và một người khác bị sát hại khi đang làm việc phục vụ đất nước, dưới sự lãnh đạo của Barack Obama – đã kết thúc trong bi thảm. (4)

Tấn công Đại sứ quán Mỹ
Vị đại sứ Mỹ đã bị nhóm khủng bố kéo lê với cơ thể nhuốm máu trên đường phố Benghazi và bị sát hại

Theo The Guardian, các quan chức cao cấp của Nhà Trắng không xác nhận về việc ngài đại sứ chết như thế nào trong một cuộc họp ngắn về vụ tấn công ở Benghazi: Đại sứ Stevens đã ở trong khu vực ngoại giao tại thời điểm xảy ra vụ tấn công, nhưng các quan chức không biết nguyên nhân cái chết của ông cho đến khi thi thể của ông được trả lại cho phía Mỹ tại sân bay Benghazi vào lúc bình minh sớm mai. (5)

Thêm nữa, khi vụ tấn công xảy ra, người ta mới ‘tá hỏa’ ra là Tòa lãnh sự Mỹ tại Benghazi chỉ giống như một “cơ sở tạm thời”, nghĩa là nó thiếu các trang thiết bị an ninh ở cấp đại sứ: Tòa lãnh sự đã không được trang bị kính chống đạn, cửa gia cố và nhiều tính năng phòng thủ như các ĐSQ Mỹ thông thường. Nó tương phản với ĐSQ Mỹ ở Cairo (Ai cập), nơi vừa bị tấn công cách đó 6 tiếng đồng hồ trước khi xảy ra thảm kịch Benghazi.

Người ta đặt câu hỏi: Trong suốt 13 tiếng hỏa ngục tại Tòa lãnh sự Mỹ ở Benghazi, Tổng thống Obama làm gì? Chỉ biết đến tối ngày hôm sau, Tổng thống Barack Obama đã có mặt tại một buổi gây quỹ cho chiến dịch tranh cử của ông tại Las Vegas, và tiếp sau đó là dự tiệc cùng cặp vợ chồng siêu sao của làng giải trí là Jay-Z và Beyonce. Vụ thảm sát tại Benghazi và cái chết bi thảm của ngài đại sứ Chris Stevens bị mờ dần vào dĩ vãng bởi chiến dịch tái tranh cử rầm rộ của Tổng thống Obama diễn ra sau đó…

Dối trá

Nhưng với người dân Mỹ, câu chuyện không kết thúc ở đó. “Biến cố Benghazi” đã được Tổng thống Barack Obama, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Đại sứ LHQ khi ấy là Suzan Rice liên tục giải thích rằng, những gì xảy ra tại Benghazi là do đoạn video “Innocence of Muslims” đã kích động những người Hồi giáo cực đoan gây ra thảm kịch.

22 giờ tối ngày 11/9 theo giờ Washington, tức là sáng hôm sau tại Libya (khi vụ tấn công đã diễn ra nhiều tiếng đồng hồ tại Benghazi),  Ngoại trưởng Hillary Clinton là người đầu tiên giải thích nguyên do xuất phát từ video có tên“Innocence of Muslims”. Khi mọi người đều biết rằng không có chuyện bạo động vì cái video ấy, bà Hillary đã phát biểu lại là vì “Fog of war” – một thành ngữ hàm ý chưa biết rõ thực hư câu chuyện.

Chính quyền Barack Obama đã đưa ra nhiều lời giải thích khác nhau về nguyên nhân và diễn tiến của vụ việc, nhưng vẫn giấu nhẹm sự thật và trách nhiệm của các quan chức liên đới, đặc biệt là Ngoại trưởng Hillary Clinton – sếp trực tiếp của Ðại sứ Chris Stevens. Ngược lại, các nghị sĩ Ðảng Cộng hòa khi ấy đã nêu ra nhiều nghi vấn, về một âm mưu che giấu sự thật từ phía chính quyền Obama khi ngày bầu cử Tổng thống cận kề (tháng 11/2012)

Sự thật 

Nếu có bất kỳ một sự kiện nào tương phản làm nổi bật sự khác biệt về tính trung thực và hiệu quả giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ đang nắm quyền, thì đó chính là sự so sánh giữa vụ tấn công ĐSQ Mỹ ở Benghazi (Libya, ngày 11/9/2012) và vụ tấn công ĐSQ Mỹ ở Baghdad (Iraq, ngày 31/12/2019).

Tại Libya năm 2012, chính quyền Đảng Dân chủ của cựu Tổng thống Barack Obama đã nói dối ngay từ đầu về nguyên nhân của vụ việc, tuyên bố sai lầm rằng cuộc tấn công bắt nguồn từ một cuộc biểu tình tự phát và phủ nhận đó là một cuộc tấn công khủng bố đã được lên kế hoạch. Chính quyền Obama viện cớ là do một video vô danh sản xuất tại Mỹ đã mạo phạm đến người Hồi giáo và các phương tiện truyền thông cánh tả ủng hộ nhiệt tình “thuyết” này của Barack Obama. Sau nhiều cuộc điện thoại và email cầu cứu phát đi từ Tòa lãnh sự Mỹ tại Benghazi, Nhà Trắng dưới thời Obama vẫn án binh bất động. Kết quả là ĐSQ Mỹ tại Benghazi bị đập phá đốt cháy, cùng cái chết bi thảm của Đại sứ Chris Stevens và ba nhân viên người Mỹ khác.

Tại Iraq, trong ngày cuối cùng của năm 2019, chính quyền Đảng Cộng hòa của Tổng thống Donald Trump đã cập nhật chi tiết về vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq qua các tuyên bố và Twitter. Khi đám đông Hezbollah được Iran hậu thuẫn tấn công ĐSQ Mỹ, phản ứng từ chính quyền Donald Trump khá nhanh chóng và quyết liệt. ĐSQ Mỹ tại Baghdad không những có sự hỗ trợ thiện chiến của Thủy quân lục chiến và nhân viên an ninh Hoa Kỳ được đào tạo bài bản, có khả năng đẩy lùi cuộc tấn công ngay tại chỗ, mà Tổng thống Trump còn nhanh chóng điều thêm 100 lính thủy đánh bộ từ Kuwait sang tiếp viện trong một khoảng thời gian ngắn, đã chặn đứng rất đông người biểu tình Iraq (nhiều người trong số đó mặc đồng phục dân quân) ngay lối cổng vào an ninh, khiến ý định xâm nhập và chiếm cứ khu phức hợp chính của ĐSQ Mỹ của nhóm bạo loạn bị thất bại.

Jack Posobiec 🇺🇸

@JackPosobiec

BREAKING: US Marines arriving to Baghdad embassy

Embedded video

Kết

Trong một bức ảnh Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chia sẻ trên Twitter khi cuộc biểu tình bạo loạn đang diễn ra tại ĐSQ Mỹ ở Baghdad, ông Pompeo đã chỉ đích danh người đàn ông trong bức ảnh là Hadi al-Amiri, là “người hậu thuẫn Iran” và những người xung quanh ông ta là “những kẻ khủng bố”.

Secretary Pompeo

@SecPompeo

The attack today was orchestrated by terrorists – Abu Mahdi al Muhandis and Qays al-Khazali – and abetted by Iranian proxies – Hadi al Amari and Faleh al-Fayyad. All are pictured below outside our embassy.

View image on TwitterView image on TwitterView image on Twitter

Hadi al-Amiri là người đứng đầu phe Shia thân Iran và có vai trò  rất lớn trong Lực lượng Huy động Phổ biến (PMF) – nhóm dân quân Iraq do Iran hậu thuẫn và bị Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo liệt vào  danh sách nhóm 3 người cầm đầu cuộc biểu tình tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iraq: Một câu chuyện, hai số phận tại Baghdad hôm 31/12/2019. Hadi al-Amiri còn bị cáo buộc tội khủng bố chống lại nước Mỹ, giúp Iran vận chuyển vũ khí cho độc tài Bashar al-Assad ở Syria và bị bắt gặp cúi đầu trước Lãnh tụ tối cao của Cộng hòa Hồi giáo Iran Ayatollah Ali Khamenei. Điều đáng ngạc nhiên là, Hadi al-Amiri từng có mặt trong phái đoàn của Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki, đã tới Phòng Bầu dục năm 2011 với tư cách là khách mời của Tổng thống Barack Obama.  (6). 

Mạnh Hùng
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

(1):https://www.foxnews.com/world/crowd-shouting-down-usa-attempts-to-storm-us-embassy-in-baghdad-report-says

(2): https://www.mediamatters.org/sean-hannity/comprehensive-guide-benghazi-myths-and-facts

(3): https://www.investors.com/politics/editorials/obama-knew-benghazi-linked-to-al-qaida/

(4):https://www.dailymail.co.uk/news/article-2204626/Chris-Stevens-death-Video-shows-ambassadors-body-pulled-embassy.html

(5):https://www.theguardian.com/world/middle-east-live/2012/sep/12/libya-egypt-attacks-muhammad-film-live