CÚ ĐÁNH KỲ DIỆU-TỘI ÁC CỦA QASEM SOLEIMANI VÀ MỐI HẬN “TÒA ĐẠI SỨ”

Như cả thế giới biết, Qasem Soleimani, tướng lãnh Iran 62 tuổi bị giết trong một vụ không kích của Quân đội Mỹ nhắm vào y tại Phi trường Quốc Tế Baghdad khoảng 1 giờ sáng ngày 3 tháng 1, 2020.

Qasem Soleimani là ai và tại sao Mỹ chỉ nhắm vào Soleimani mà không là một người khác?

Ba năm trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo khi còn là Giám đốc CIA đã từng viết thư riêng cho Qasem Soleimani và trong đó nói gì?

Mười một năm trước, Qasem Soleimani đã gởi tin nhắn cho tướng David Petraeus, tư lịnh quân Hoa Kỳ tại Iraq để khẳng định điều gì?

Nếu cuộc biểu tình không diễn ra tại tòa Đại Sứ Mỹ mà ở một nơi khác tình huống có thể khác hơn không?

TỘI ÁC CỦA QASEM SOLEIMANI

Image result for QASEM SOLEIMANI images

Soleimani là con người huyền bí. Không chỉ quốc tế mà ngay cả tại Iran nơi y được giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei tôn vinh là ‘thánh tử đạo sống’, những người bình thường cũng không biết một cách chi tiết về y. Bởi vì phần lớn hoạt động của Soleimani được xếp vào loại “bí mật quốc gia”.

Dĩ nhiên dù bí mật bao nhiêu, các cơ quan tình báo và an ninh của Mỹ cũng có nhiều nhân viên chuyên trách về Qasem Soleimani.

Ali Soufan, CEO của Soufan Group và từng là một nhân viên FBI đặc biệt, đã có thời phục vụ trong đơn vị tiền phương chống al-Qaida, đồng thời là chuyên viên phản gián hàng đầu của Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu khá đầy đủ về Qasem Soleimani.

Theo nhận xét của Ali Soufan, mặc dù khó khăn về kinh tế, Iran vẫn muốn trở thành một cường quốc quân sự và ngoại giao ở Trung Đông.

Để đạt mục đích đó, Iran thiết lập quan hệ ngoai giao khôn khéo với Putin, cung cấp võ khi và tiền bạc cho các thành phần Hồi Giáo Shia qua các ngã Lebanon, Syria, Iraq và Yemen. Người kiến trúc và thực thi chiến lược đó là Thiếu tướng Qasem Soleimani.

Sinh ra trong gia đình nhà nông nghèo. Soleimani nghỉ học khi chỉ mới 13 tuổi để đi làm thợ xây dựng.

Soleimani gia nhập Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo (IRGC) khi đạo quân này được thành lập năm 1979. Con đường danh vọng của Soleimani từ đó đi lên.

Năm 1998, Soleimani được phong làm chỉ huy trưởng lực lượng Quds Force, một đơn vị đặc biệt trong IRGC chịu trách nhiệm cho các hoạt động yểm trợ các phe nhóm, các thành phần thân Iran trong khu vực.

Mạng lưới do Soleimani phối hợp như Hezbollah , Popular Mobilization Forces (PMF), Asaib Ahl al-Haq (AHH), Houthis Yemen v.v.. trải rộng khắp Trung Đông Hồi Giáo và bàn tay của y từ đó đã dính máu rất nhiều người dân vô tội, nhất là tại Syria và Iraq.

Riêng tại Iraq. Để sát hại quân đội Mỹ đang đồn trú tại Iraq sau Chiến tranh Iraq 2003, Soleimani giúp tình báo Syria dựng những đường ống để chuyển các phần tử khủng bố Jihadis thuộc giáo phái Hồi Giáo Sunni vào Iraq với mục đích đánh bom tự sát những nơi có quân đội Mỹ đóng.

Hàng ngàn vụ khủng bố lớn nhỏ tại Iraq thực hiện bởi các nhóm tay sai tàn ác do lực lượng Quds Force dưới quyền Soleimani điều khiển. Một trong những nhóm tay sai, Asaib Ahl al-Haq, khoe khoang đã gây ra sáu ngàn vụ đánh phá quân đội Mỹ và quân chính phủ Iraq. Trong năm năm từ 2006 đến 2011, trung bình mỗi ngày có ba vụ đánh bom.

Theo kết quả điều tra của tạp chí nghiên cứu The Lancet, đặt trụ sở tại London, chỉ tính đến 2010 thôi đã có trên 12, 284 người dân thường Iraq bị giết và 30,644 người bị thương do các vụ ném bom tự sát. Về phía quân đội Hoa Kỳ, 175 sĩ quan và binh sĩ Mỹ hy sinh.

Năm 2006, Soleimani rời Iraq để giúp tổ chức tay sai Hezbollah tại Lebanon trong việc đối phó với Do Thái.

Không có mặt Soleimani tình hình Iraq lắng dịu, các vụ đánh bom ít xảy ra hơn. Các lực lương Mỹ trong Khu Vực Xanh ít bị thương vong hơn. Khi Soleimani trở lại Iraq, y viết cho tư lịnh Mỹ một lá thư ngắn “Tôi hy vọng ông có một thời gian hòa bình và yên lặng ở Baghdad. Trong thời gian qua, tôi bận rộn ở Beirut.”

Soleimani chẳng những không phủ nhận vai trò đao thủ phủ của mình mà còn khoác lác khoe khoang tội ác đã làm.

Theo báo The Guardian, trong tin nhắn gởi Đại tướng David Petraeus đầu năm 2008, Soleimani viết “Đại tướng nên biết rằng tôi, Qassem Soleimani, kiểm soát chính sách của Iran đối với Iraq, Syria, Lebanon, Gaza, và Afghanistan…”

Đương nhiên các giới chức an ninh, tình báo trong đó có Giám đốc CIA Mike Pompeo biết vai trò của Soleimani trong và ngoài Iran rất rõ.

Theo tin của hãng Reuters, Ngoại trưởng Mike Pompeo năm 2017 còn là Giám đốc CIA đã gởi cho Soleimani một lá thư.
Trong thư Mike Pompeo cánh cáo y về việc gia tăng các hành vi đe dọa tại Iraq.

Tại Diễn Đàn Reagan National Defense Forum, Ngoại trưởng Pompeo giải thích khi gởi lá thư ông muốn nhấn mạnh với Soleimani rằng y sẽ là người phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại của quyền lợi Mỹ tại Iraq do khủng bố gây ra.

Số phận của Soleimani đã được an bài từ ba năm trước chứ không phải vài ngày mới đây. Lời cảnh cáo của Mike Pompeo năm 2017 đã được thực hiện sau giữa khuya ngày thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020.

MỐI HẬN “TÒA ĐẠI SỨ”

Phân tích để thấy mọi việc trên đời đều có nguyên nhân.

Nguyên nhân xa đã trình bày ở trên nhưng nguyên nhân gần dẫn tới cái chết của Soleimani phát xuất từ các cuộc biểu tình bạo động tại tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Iraq trong ba ngày cuối năm 2019.

Khác với các lần trước, hành động khiêu khích của Iran lần này dội lại trong ý thức của các lãnh đạo Mỹ một trong những nỗi ám ảnh hãi hùng, một mối hận sâu xa của nước Mỹ đối với một quốc gia khác, mối hận “Tòa đại sứ Mỹ tại thủ đô Tehran 1979.”

Hai biến cố có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng cách giải quyết lại có tính nhân quả.

TT Trump ‘tweet’ hôm 4 tháng Giêng, 2020: “Chúng tôi đã ….nhắm 52 vị trí của Iran (đại diện cho 52 người Mỹ bị Iran giữ làm con tin nhiều năm trước …)” là có ý nhắc lại mối thù không phai khi 52 nhân viên ngoại giao và công dân Mỹ bị bắt làm con tin suốt 444 ngày từ khi lực lượng Cách Mạng Hồi Giáo Iran chiếm tòa đại sứ Mỹ ngày 4 tháng 11, 1979 cho tới 20 tháng Giêng, 1981.

Theo tác phẩm The Iran Hostage Crisis của R. Conrad Stein, hôm đó sáng ngày 4 tháng 11, 1979, một đám đông khoảng 500 người Iran bao vây tòa đại sứ Mỹ tại Iran. Phần đông còn trẻ. Một nhóm tràn vào sân và chiếm tòa đại sứ. Lực lượng bảo vệ gồm 13 Thủy Quân Lục Chiến được lịnh không nổ súng dưới bất cứ hoàn cảnh nào. Các nhân viên tòa đại sứ bị đánh và bị sỉ nhục trước họng súng của đám đông. Một số bị nhốt trong những chiếc tủ nhỏ và phải sống trong đó nhiều ngày. Phần còn lại bị trói và giam dưới hầm. Sự thất bại của kế hoạch giải cứu và nỗ lực đàm phán kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. TT Jimmy Carter thất cử. Cuối cùng, sau khi tổng thống Jimmy Carter đồng ý giải tỏa cho chính phủ Hồi Giáo Iran số tiền 7.9 tỉ Mỹ Kim đã bị chính phủ Mỹ niêm phong sau khi vua Iran Shah bị lật đổ, 52 nhân viên tòa đại sứ Mỹ được trả tự do.

Nhìn cảnh biểu tình chống Mỹ trước tòa đại sứ Mỹ ngày 30 tháng 12, 2019, các lãnh đạo Mỹ liên tưởng ngay đến cảnh Tòa Đại Sứ Mỹ có thể bị thành phần thân Iran chống Mỹ tràn ngập tương tự như biến cố Tehran 1979. Với lực lương nhỏ để bảo vệ tòa đại sứ và những thảm cảnh do các phần tử tay sai của Iran gây ra, không ai có thể tiên đoán sự thiệt hại về nhân mạng sẽ trầm trọng đến mức nào.

Cần nhắc lại, trước đó ba ngày, căn cứ không quân Mỹ tại tỉnh Kirkuk bị lực lượng Kataib Hezbollah pháo kích làm một người Mỹ chết và bốn người Mỹ khác bị thương.

Ngày 29, tháng 12, Mỹ không kích các căn cứ Kataib Hezbollah. Hai mươi lăm thành viên Kataib Hezbollah bị giết và 55 bị thương.

Ngày cuối năm 2019, đám đông Iraq thân Iran biểu tình quanh khu vực tòa đại sứ Mỹ. Họ vượt qua khỏi vòng ngoài và bao vây cổng vào tòa đại sứ. Đám đông biểu tình nổi lửa đốt cháy ba chiếc xe của nhân viên an ninh tòa đại sứ đậu bên ngoài. Theo hãng AP, lực lượng an ninh Iraq bảo vệ tòa đại sứ đã không ngăn cản.

Lãnh tụ của các tổ chức chống Mỹ trong đó có Hadi al-Amiri thuộc tổ chức Badr Organization và Qais Khazali của Special Groups do Iran ủng hộ, tham gia đoàn biểu tình.

Cũng theo tin của phóng viên AP có mặt, một số thủy quân lục chiến Mỹ đứng trên nóc tòa đại sứ trong tư thế sẵn sàng đương đầu với đám đông chỉ cách cổng bên trong chừng 5 mét.

Cảnh hãi hùng diễn ra tại Tehran 1979 chắc chắn lần nữa sống lại trong đầu của các lãnh đạo chính phủ Mỹ.

Với tất cả tội ác của Qasem Soleimani từ nhiều năm, việc quyết định áp dụng phương án “phủ đầu” (Preemptive) để “phòng ngừa” (Preventive) là chọn lựa đúng, và không mục tiêu nào thích hợp hơn là Qasem Soleimani.

Qasem Soleimani, người quyết định và thực hiện các kế hoạch “mượn đao giết người” hàng loạt tại Trung Đông đã đánh giá quá thấp phản ứng của Mỹ nên chính y chứ không ai khác chịu trách nhiệm cho cái chết của mình.

Câu nói của Việt Câu Tiễn thời Xuân Thu “Quân tử mười năm trả thù không muộn” không chỉ là ngạn ngữ quen thuộc tại Trung Quốc và các nước Á Đông mà còn là một nguyên tắc chính trị đang được dùng ở Mỹ.

Trần Trung Đạo

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài dát vàng nghìn tỷ của đại gia Ninh Bình

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài dát vàng nghìn tỷ của đại gia Ninh Bình

Được khánh thành vào ngày 10/12/2019, tòa lâu đài nghìn tỷ của doanh nhân tại Ninh Bình thu hút sự chú ý của nhiều người qua lại.

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài dát vàng nghìn tỷ của đại gia Ninh Bình - Ảnh 1.

Tòa nhà siêu khủng có tên Thành Thắng thuộc sở hữu của ông Đỗ Văn Tiến (52 tuổi) – một doanh nhân ở Ninh Bình trong lĩnh vực sản xuất xi măng. Công trình này được khởi công xây dựng từ năm 2016 nằm trên quốc lộ 1A, huyện Gia Viễn.

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài dát vàng nghìn tỷ của đại gia Ninh Bình - Ảnh 2.

Theo chia sẻ của ông Tiến, công trình này được lấy ý tưởng từ Nhà thờ Thánh Peter và những công trình ở Vatican (Italy) kết hợp với một số chi tiết thuần Việt và sở thích của gia chủ.

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài dát vàng nghìn tỷ của đại gia Ninh Bình - Ảnh 3.

Cung điện Thành Thắng được chia thành khối. Trong đó, 2 khối gần mặt đường được dành cho con trai. Ngoài việc để ở, khu nhà chính còn được ông Tiến sử dụng làm văn phòng công ty.

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài dát vàng nghìn tỷ của đại gia Ninh Bình - Ảnh 4.

“Công trình này được xây dựng để thỏa đam mê về kiến trúc của tôi, không phải phô trương gì. Đây cũng là nơi để gia đình có một cuộc sống thoải mái, luôn rộng mở tâm trí để có thể làm việc hiệu quả”, ông Tiến tiết lộ.

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài dát vàng nghìn tỷ của đại gia Ninh Bình - Ảnh 5.

Đây là công trình lớn nhất Việt Nam được xây dựng theo phong cách Hoàng gia Châu Âu với tổng diện tích lớn hơn 14.000m2.

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài dát vàng nghìn tỷ của đại gia Ninh Bình - Ảnh 6.

Bên cạnh đó, diện tích xây dựng với hơn 2500,2/sàn trong khuôn viên rộng 28.000m2 với hàng chục nghìn tấn thép và bê tông.

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài dát vàng nghìn tỷ của đại gia Ninh Bình - Ảnh 7.

Phần mái vòm cửa công trình có nhiều chi tiết phức tạp, đây cũng là điểm nhấn nổi bật khi nhìn vào ngôi nhà.

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài dát vàng nghìn tỷ của đại gia Ninh Bình - Ảnh 8.

Ở trung tâm tòa nhà, các chi tiết chạm nổi trên trần đều được mạ vàng. Những bức họa về chúa và các vị thần được lồng ghép khéo léo, từ đó mang tới cảm giác bình an cho gia chủ.

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài dát vàng nghìn tỷ của đại gia Ninh Bình - Ảnh 9.

Ngoài ra còn có 1 phòng nghe nhạc rộng khoảng 700 m2 với đủ bộ sân khấu, chứa được hơn 300 khán giả.

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài dát vàng nghìn tỷ của đại gia Ninh Bình - Ảnh 10.

Theo chia sẻ từ công ty thiết kế, công trình này có nhiều phần được ốp đá Tây Ban Nha. Hàng vạn m3 khối gỗ quý được được sử dụng. Chiều cao nội thất đại sảnh vòm không gian trong nhà thông tầng tương đương với chiều cao của nhà 11 tầng, đường kính rộng tới 18m không có cột ở giữa, chiều cao kiến trúc phía ngoài tương đương với chiều cao của tòa nhà 18 tầng với số tiền đầu tư lên tới hơn nghìn tỷ đồng.

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài dát vàng nghìn tỷ của đại gia Ninh Bình - Ảnh 11.

Hệ thống sân vườn, hồ ao, tiểu cảnh và những loại cây có thế độc đáo quý hiếm hàng trăm tuổi. Hơn nữa, nhiều cây tùng dáng trực, dánh long có xuất xứ Nhật Bản, nhiều cây bóng mát có tuổi thọ lớn được sắp xếp theo phong thủy tứ trụ.

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài dát vàng nghìn tỷ của đại gia Ninh Bình - Ảnh 12.

Để hoàn thành công trình lớn này, nhiều kiến trúc sư, kỹ sư nổi tiếng đã miệt mài làm việc không kể ngày đêm trong suốt 3 năm.

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài dát vàng nghìn tỷ của đại gia Ninh Bình - Ảnh 13.

Tận mắt chứng kiến tòa lâu đài nguy nga, chị Nguyễn Thị Mai, người dân sống tại Ninh Bình cho hay, tôi rất ngỡ ngàng và choáng ngợp trước công trình đồ sộ này dù đã được chứng kiến quá trình xây dựng trong thời gian qua.

Theo Hương Nguyễn / Báo dân sinh

Quán cà phê dưới vòm cây xanh

TP HCM Quán cà phê có nhiều không gian ngồi, nhưng thú vị nhất là ngồi dưới vòm cây xanh.

Quán cà phê dưới vòm cây xanh

Café Fly Garden là quán cà phê nằm trên một con phố nhỏ thuộc quận 3, khá yên tĩnh. Quán gây ấn tượng bởi một khoảng sân nhỏ phía ngoài với màu xanh mướt của cây cối.

Quán cà phê dưới vòm cây xanh

Cây được trồng ở nhiều vị trí, nhưng thú vị nhất là “ngôi nhà” cây được tạo tác bởi 6 gốc cây leo tạo thành một không gian có vòm mái xanh. Dưới vòm mái là những lồng chim. Ngồi ở đây mát mẻ, thoáng đãng và khách có thể nghe chim hót.

Quán cà phê dưới vòm cây xanh

Phía sân ngoài còn có một bức tường cây xanh dịu mát.

Quán cà phê dưới vòm cây xanh

Cạnh vòm cây phía sát hè phố cũng là chỗ ngồi được bao bọc bởi cây xanh. Tuy nhiên, ở đây không gian ồn và bụi hơn.

Quán cà phê dưới vòm cây xanh

Đi qua sân vườn là không gian trong nhà. Đây là một kiến trúc cổ được cải tạo phù hợp với quán cà phê gồm những bức tường gạch cũ và cửa xây cuốn vòm gợi nét hoài cổ.

Quán cà phê dưới vòm cây xanh

Nội thất được thiết kế theo phong cách vintage với hệ thống chiếu sáng nhằm tôn lên vẻ đẹp cổ điển. Mỗi bàn được sắp xếp để phù hợp với từng nhóm lớn – nhỏ và sở thích không gian khác nhau.

Quán cà phê dưới vòm cây xanh

Trên tường treo nhiều tranh. Mỗi bàn ở đây đều có một lọ hoa tươi.

Quán cà phê dưới vòm cây xanh

Ngoài cà phê và các loại nước hoa quả, ở đây bán bánh ngọt và đồ ăn nhẹ. Giá cà phê trung bình là 50.000 đồng mỗi ly.

Hà Thành

6 dấu hiệu cho thấy bạn là người rất thông minh, điều số 5 tưởng vô lý nhưng rất thuyết phục

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra 6 dấu hiệu có thể nhận thấy ở một người rất thông minh.

Ngoài chỉ số thông minh (IQ) được đánh giá bằng bài test đặc thù thì các dấu hiệu trong thói quen, hoạt động, tính cách cũng có thể cho biết một người có thông minh hay không. Đó chính là thành tựu sau nhiều thập kỷ dày công nghiên cứu, khảo sát của các nhà khoa học trên thế giới. Sau đây là 6 dấu hiệu điển hình đã được các chuyên gia chứng minh và chỉ ra, hãy cùng tham khảo!

1. Sự tò mò

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Individual Differences vào năm 2016 đã chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa mức độ thông minh trong suốt thời thơ ấu và sự sẵn sàng trải nghiệm khi trưởng thành ở mỗi chúng ta.

Trong vòng 50 năm, các nhà khoa học đã theo sát sự trưởng thành của hàng ngàn người sinh ra tại Anh và nhận thấy rằng nếu một đứa trẻ 11 tuổi có IQ (chỉ số thông minh) cao thì khi ở tuổi 50 những đứa trẻ mà sau sẽ là những người trung niên sẽ thích thú hơn với việc tiếp thu những điều mới.

6 dấu hiệu cho thấy bạn là người rất thông minh, ai là con cả thì nên vui! - Ảnh 1.

2. Sáng tạo

Những người rất thông minh thì thường hay sáng tạo. Điển hình như Albert Einstein, bằng trí tưởng tượng, sáng tạo của mình ông đã phát triển ra Thuyết tương đối. Tất cả khởi đầu từ việc ông tự đặt câu hỏi rằng liệu điều gì sẽ xảy ra khi “cưỡi” một chùm ánh sáng. Thế nên, sáng tạo chính là một biểu hiện của sự thông minh.

6 dấu hiệu cho thấy bạn là người rất thông minh, ai là con cả thì nên vui! - Ảnh 2.

3. Chấp nhận rủi ro

Chấp nhận rủi ro có thể xem là một dấu hiệu của người có chỉ số trí thông minh cao. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan từ năm 2015, những người có can đảm chấp nhận rủi ro thì sẽ thông minh hơn những người khác.

Những người tham gia nghiên cứu đã phải vượt qua bài kiểm tra lái xe mô phỏng. Họ đã phải lái xe qua đèn giao thông màu vàng hoặc đợi đèn chuyển sang màu đỏ. Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng những người đưa ra quyết định rủi ro trong thí nghiệm có nhiều chất trắng hơn – phần não liên quan đến năng lực nhận thức.

6 dấu hiệu cho thấy bạn là người rất thông minh, ai là con cả thì nên vui! - Ảnh 3.

4. Không ngại thừa nhận mình không biết

Những người thông minh không ngại thừa nhận rằng họ không biết điều gì đó. Theo Business Insider, một nghiên cứu được thực hiện bởi Justin Kruger và David Dunning đã chứng minh rằng những người không thông minh, có xu hướng đánh giá quá cao khả năng của họ.

Chẳng hạn, như những sinh viên có kết quả thấp nhất trong một bài kiểm tra đã đánh giá quá cao số lượng câu hỏi mà họ đã trả lời đúng đến gần 50%. Trong khi, những người có điểm số cao nhất đã đánh giá thấp số lượng câu trả lời đúng mà họ đưa ra.

6 dấu hiệu cho thấy bạn là người rất thông minh, ai là con cả thì nên vui! - Ảnh 4.

5. Là con đầu lòng

Có một sự thật rằng những ai là con cả (con đầu lòng) trong gia đình thường có chỉ số thông minh cao. Điều này có thể liên quan đến việc cha mẹ thường nghiêm khắc hơn với những đứa con đầu lòng của họ. Theo tờ The Independent, một số nhà kinh tế từ Đại học Edinburgh cũng ủng hộ giả thuyết rằng những đứa con đầu lòng thường thông minh hơn vì hành vi dạy dỗ của cha mẹ chúng.

6 dấu hiệu cho thấy bạn là người rất thông minh, ai là con cả thì nên vui! - Ảnh 5.

6. Dành thời gian cho bản thân

Một bài báo trên tờ Washington Post đã đề cập về một nghiên cứu từ năm 2016. Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà tâm lý học từ Trường Kinh tế Luân Đôn và Đại học Quản lý Singapore. Theo kết quả, những người thông minh hơn thường thực sự cảm thấy ổn hơn nếu họ ít giao tiếp xã hội.

Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu này đã dùng “thuyết thảo nguyên của hạnh phúc” (the savanna theory of happiness) để phân tích thông tin được cung cấp bởi ông trình nghiên cứu quốc gia tại Hoa Kỳ bao gồm 15.000 người tham gia.

Đầu tiên, họ thấy rằng những người sống ở những nơi đông dân cư hơn cảm thấy không hài lòng với cuộc sống của họ.

Điều này có thể giải thích vì “mật độ dân số của môi trường càng cao thì càng ít hạnh phúc”

Thứ hai, họ nhận thấy rằng càng có nhiều người tương tác với bạn bè thân thiết thì niềm hạnh phúc trong họ càng lớn.

6 dấu hiệu cho thấy bạn là người rất thông minh, ai là con cả thì nên vui! - Ảnh 6.

Nhưng với những người thông minh thì lại là ngoại lệ. Họ nhận thấy “Người có chỉ số IQ thấp hơn sẽ chịu áp lực của mật độ dân số lớn gấp 2 lần so với những người có chỉ số IQ cao”. Và “những người thông minh sẽ thấy thực sự không thoải mái khi cứ phải giao thiệp thường xuyên với bạn bè.”

Vì vậy, hóa ra mức độ hạnh phúc của những người thông minh sẽ giảm đi khi họ dành nhiều thời gian hơn với bạn bè.

Nguồn: The Minds Journal

Cận cảnh nhà, đất “vàng” Vũ “nhôm” mua được của Đà Nẵng

22 nhà đất công sản và 7 dự án mà Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) mua lại của Đà Nẵng đều nằm ở những vị trí đắc địa.

Phiên tòa xét xử Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến cùng 18 đồng phạm đang diễn ra tại Hà Nội với hàng loạt sai phạm được chỉ ra.

Theo đó, Vũ “nhôm” đã thâu tóm 22 nhà đất công sản và 7 dự án tại Đà Nẵng. Đây là những lô đất nằm ở vị trí đắc địa nhưng được bán với giá thấp hơn giá trị thực tế.

 Cận cảnh nhà, đất vàng Vũ nhôm mua được của Đà Nẵng - Ảnh 1.
 Cận cảnh nhà, đất vàng Vũ nhôm mua được của Đà Nẵng - Ảnh 2.

Quán cà phê Memory số 7 đường Bạch Đằng được Vũ “nhôm” thâu tóm và xây dựng. Đây vốn là trụ sở cũ của cảng sông Hàn.

 Cận cảnh nhà, đất vàng Vũ nhôm mua được của Đà Nẵng - Ảnh 3.
 Cận cảnh nhà, đất vàng Vũ nhôm mua được của Đà Nẵng - Ảnh 4.

Lô đất vàng 37 Pasteur có diện tích 962 m2 giá trị gần 17 tỉ đồng được UBND TP Đà Nẵng bán cho Công ty Cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng của ông Huỳnh Tấn Lộc làm giám đốc vào năm 2010. Công ty này sau đó có tờ trình đề nghị đổi tên đơn vị nhận chuyển quyền sử dụng đất tại số 37 Pasteur cho cá nhân ông Vũ “nhôm”. Tháng 11/2010, quyền sử dụng đất tại số 37 Pasteur từ Công ty Cổ phần Công nghệ phẩm sang cá nhân ông Vũ. Tháng 5/2017, một người thân của ông Vũ đã nhận chuyển nhượng khu đất số 37 Pasteur. Riêng nhà, đất số 39 Pasteur và 73 Nguyễn Thái Học do Công ty Nhất Gia Phúc mua nhưng sau đó cũng chuyển lại cho Vũ “nhôm”.

 Cận cảnh nhà, đất vàng Vũ nhôm mua được của Đà Nẵng - Ảnh 5.
 Cận cảnh nhà, đất vàng Vũ nhôm mua được của Đà Nẵng - Ảnh 6.

Nhà đất số 20 đường Bạch Đằng được các lãnh đạo TP Đà Nẵng ký các văn bản xác định giá bán tài sản trên đất, chuyển quyền sử dụng cho Vũ không phù hợp với quy định tại quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng. Việc UBND TP Đà Nẵng giảm 10% tiền sử dụng đất đối với nhà, đất 20 Bạch Đằng là trái quy định.

 Cận cảnh nhà, đất vàng Vũ nhôm mua được của Đà Nẵng - Ảnh 7.

Nhà đất số 106 Trần Phú có diện tích 118,5 m2 thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Đà Nẵng. Sau đó, công ty đã chuyển nhượng tài sản này cho Công ty Cổ phần Xây dựng 79 do Phan Văn Anh Vũ làm chủ.

 Cận cảnh nhà, đất vàng Vũ nhôm mua được của Đà Nẵng - Ảnh 8.

Lô đất 57 Lê Duẩn được công ty Lương thực Đà Nẵng quản lý và sau đó được UBND TP Đà Nẵng bán lại. Công ty này tiếp tục sang nhượng lại cho Phan Văn Anh Vũ với giá thấp hơn 10% so với giá trị đất và chỉ số sinh lời gây thiệt hại cho ngân sách.

 Cận cảnh nhà, đất vàng Vũ nhôm mua được của Đà Nẵng - Ảnh 9.
 Cận cảnh nhà, đất vàng Vũ nhôm mua được của Đà Nẵng - Ảnh 10.

Nhà đất tại số 16 Bạch Đằng (Đà Nẵng), ban đầu CTCP Xây dựng Bắc Nam 79 thuê của Nhà nước, sau đó được chuyển nhượng Công ty. Ban đầu UBND TP Đà Nẵng phê duyệt giá khởi điểm là 83,3 tỷ đồng nhưng sau khi có văn bản của Bộ Công an đề nghị xem xét lại định giá thuê nhà đất thì UBND TP Đà Nẵng phê duyệt giá bán nhà và thuê đất 45 tỷ đồng.

 Cận cảnh nhà, đất vàng Vũ nhôm mua được của Đà Nẵng - Ảnh 11.

Căn nhà công sản 82 Trần Quốc Toản trước đây thuộc sở hữu của 1 tờ báo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Vũ “nhôm” sau đó thâu tóm và xây dựng thành căn biệt thự hoành tráng và cũng là nơi sinh sống trước khi bị bắt.

 Cận cảnh nhà, đất vàng Vũ nhôm mua được của Đà Nẵng - Ảnh 12.
 Cận cảnh nhà, đất vàng Vũ nhôm mua được của Đà Nẵng - Ảnh 13.

Dự án nhà hàng bến du thuyền tại khu vực nam cảng sông Hàn được UBND TP Đà Nẵng cho Công ty TNHH I.V.C của Vũ “nhôm” thực hiện vào năm 2015 với diện tích đất được thuê gần 3.000m2, thời hạn sử dụng 50 năm. Năm 2016, UBND TP Đà Nẵng có quyết định điều chỉnh diện tích thuê đất từ 3.000m2 lên 4.082m2. Đây là thời điểm Vũ “nhôm” cho xây dựng công trình. Đến giữa năm 2017, công trình hoàn thành với cảnh quan rất đẹp, có nhiều điểm nhấn nhưng hiện vẫn chưa được khai thác.

Theo Bảo Ngọc / Trí Thức Trẻ

Tranh chấp đất Đồng Tâm: Bốn người thiệt mạng

Nhân chứng nói dân ném bom xăng khi hàng ngàn cảnh sát đổ về Đồng Tâm đêm 9/1. Bộ Công an xác nhận 3 cảnh sát, 1 người dân thiệt mạng.

“Hàng ngàn” cảnh sát đổ về trong đêm

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt qua điện thoại sáng 9/1, một phụ nữ yêu cầu không nêu danh tính do lo sợ bị trả thù, cho hay chị là dân Đồng Tâm, đang ẩn nấp tại một nhà dân trong làng. Chị nói:

Người dân dựng chướng ngại vật ở Đồng Tâm hình ảnhSTR/GETTY IMAGES
Người dân dựng chướng ngại vật ở Đồng Tâm năm 2017

“Khoảng ba giờ sáng nay, rất đông người của chính quyền trong trang phục cảnh sát cơ động, cầm theo gậy gộc, dùi cui, súng, khiên, đổ về làng.”

“Theo thông tin mà dân làng chúng tôi được mật báo từ trước thì lần này có khoảng 8.000 người. Còn theo quan sát của tôi thì rất đông, đổ về các ngõ trong làng.”

Để xác minh thông tin, BBC News Tiếng Việt đã gọi điện đến số điện thoại di động mà ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, từng công khai qua báo chí, tuy nhiên, ông không nhấc máy.

Trong khi đó, nhân chứng mô tả vụ việc với BBC Tiếng Việt:

“Họ ném pháo sáng, bắn đạn hơi cay, chặn hết các ngõ ngách, đánh đập thâm tím mặt mày cả phụ nữ, người già – những người đi ra khuyên bảo họ.”

“Trước khi tôi chạy đi được, tôi đã thấy họ khiêng đi một số thanh niên, không biết sống chết ra sao.”

Người dân Đồng Tâm đã mất dần niềm tin vào chính quyền? hình ảnhREUTERS
Người dân Đồng Tâm đã mất dần niềm tin vào chính quyền?
Cảnh sát được người dân Đồng Tâm trả tự do sau khi bắt giữ làm con tin trong vụ tranh chấp đất ở Mỹ Đức, Hà Nội năm 2017
Cảnh sát được người dân Đồng Tâm trả tự do sau khi bắt giữ làm con tin trong vụ tranh chấp đất ở Mỹ Đức, Hà Nội năm 2017

BBC cố gắng liên hệ với ông Lê Đình Công, người thường đại diện cho dân Đồng Tâm lên tiếng về vụ việc tranh chấp đất với chính quyền, nhưng không liên lạc được.

“Gia đình ông Công, gồm vợ chồng cháu nội đã bị bắt. Ông Công vẫn đang cố thủ, tôi không rõ hiện giờ ông đã bị bắt hay chưa. Riêng cụ Kình (bố ông Công), thì gia đình đã đưa cụ đi giấu ở chỗ khác từ mấy hôm trước,” nhân chứng ở Đồng Tâm nói với BBC News Tiếng Việt.

Nhân chứng cũng cho hay là điện không bị cắt nhưng internet thì bị cắt hoàn toàn.

“Họ đánh úp chứ không hề đọc lệnh. Dân làng chúng tôi cũng chỉ nghe ngóng tin ngầm nên biết họ sẽ về, chứ không hề được chính quyền thông báo. Cách đây chục ngày thì xã bắt đầu phát loa cỡ lớn hàng ngày, tuyên truyền trong xã rằng gia đình ông Lê Đình Công, cụ Lê Đình Kình là những phần tử chống phá, mua chuộc người dân để lấy tiền.”

“Cả gia đình tôi là nông dân, Gia đình tôi cũng lên tiếng về vụ việc này từ lâu, nên tôi tin là họ sẽ không cho vợ chồng và ba con tôi có tương lai. Giờ tôi biết phải làm gì đây,” nhân chứng nói với BBC từ Đồng Tâm.

Người dân đáp trả bằng gạch đá, bom xăng

Người dân Đồng Tâm trong một cuộc họp thường kỳ về đất đai
Người dân Đồng Tâm trong một cuộc họp thường kỳ về đất đai. Ông Lê Đình Công (ngoài cùng, phải sai) đứng cạnh Trịnh Bá Phương (áo đỏ), và cụ Lê Đình Kình (thứ ba, phải sang) là những người lên tiếng mạnh mẽ về vụ tranh chấp đất Đồng Tâm

Video mà BBC Tiếng Việt có được cho thấy cảnh đêm tối và có đèn pha rọi ra từ một ngõ, có tiếng nổ. Trong video, giọng một người đàn ông nói với “đồng bào cả nước” rằng “chúng nó đang vào đàn áp dân, súng bắn và lựu đạn cay ném vào dân…”

Nhân chứng cho BBC News Tiếng Việt hay rằng người dân đã đáp trả lại lực lượng cảnh sát bằng gạch đá, bom xăng, nhưng “không lại” vì “họ quá đông và trang bị vũ khí”.

“Dân làng chúng tôi vẫn chuẩn bị tinh thần từ trước nhưng vẫn bị bất ngờ khi họ đổ về rạng sáng nay. Chúng tôi cũng chuẩn bị chiến đấu từ trước, nhưng là dân nghèo, chúng tôi chỉ có gạch đá, bom xăng. Còn họ có lựu đạn cay, súng. Chúng tôi không thể chống cự được.”

Người phụ nữ cho biết, nhà cụ Lê Đình Kình và ông Lê Đình Công đã bị nổ mìn làm sập tường, hỏng nhà.

Chị cũng nói với BBC News Tiếng Việt từ nơi ẩn nấp, rằng chị “đang rất lo sợ, buồn chán, và căm hận…”

Ông Lê Đình Công cho biết từ sau vụ 'bắt cóc' thô bạo hồi tháng 4, cha ông, cụ Lê Đình Kình (trong hình), gần như tàn phế.ảnhOTHER
Ông Lê Đình Công cho biết từ sau vụ ‘bắt cóc’ thô bạo hồi tháng 4, cha ông, cụ Lê Đình Kình (trong hình), gần như tàn phế.

“Tôi không tin Đảng, chính quyền, nhưng hiện thời tôi cũng không biết tin ai trong làng, không biết ai là chính nghĩa. Tôi không dám ra, cũng không chạy được ra khỏi làng, vì trong làng có chỉ điểm. Tôi không biết chồng và em chồng tính mạng ra sao. Tôi đã đem con đi gửi từ trước nhưng cũng không dám gọi về nhiều vì sợ bị phát hiện.”

Cũng trong sáng 9/1, nhà hoạt động Trịnh Bá Phương có livestream trên Facebook cá nhân từ hơn 4 giờ sáng tường thuật lại những gì xảy ra ở Đồng Tâm. Trong đó ,anh Phương có trao đổi với một người được cho là dân làng Đồng Tâm, tường thuật lại vụ việc mà họ gọ là “đàn áp” này. Tuy nhiên sau đó vài giờ đồng hồ, có tin ông Trịnh Bá Phương bị bắt.

Hôm 22/4, Chủ tịch Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã xuống ký giấy cam kết không truy tố người dân Đồng Tâm vì đã giam giữ các cán bộ ảnhAFP
Hôm 22/4, Chủ tịch Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã xuống ký giấy cam kết không truy tố người dân Đồng Tâm vì đã giam giữ các cán bộ

Trên Facebook cá nhân, em trai của ông Phương là Trịnh Bá Tư sau đó tiếp tục livestream về tình hình Đồng Tâm. Ông Tư cho hay con trai ông Lê Đình Công bị bắn gẫy tay. Vợ chồng con trai ông Công sau đó bị bắt đi cùng hai con nhỏ.

Ông Tư cũng xác nhận anh trai là nhà hoạt động Trịnh Bá Phương đã bị Công an quận Hà Đông đánh và bắt đi từ khoảng 6 giờ 20 sáng 9/1, sau khi ông Phương livestream về tình hình Đồng Tâm.

Chính quyền nói gì?

Bộ Công an

Bộ Công an đã đăng tải trên website “Thông báo về vụ việc gây rối tại xã Đồng Tâm” trong sáng 9/1.

Theo đó, Bộ này cho hay đây là vụ việc “chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.”

Thông báo này cũng cho hay một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, TP. Hà Nội “theo kế hoạch” từ ngày 31/12/2019.

Thông báo nói trong sáng 9/1, đã có một số người ở Đồng Tâm “có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng”.

Bộ Công an xác nhận trong thông báo rằng đã có bốn người chết trong vụ đụng độ tại Đồng Tâm rạng sáng 9/1, trong đó có ba cảnh sát và một dân thường.

“Các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, các đơn vị liên quan đang tiến hành xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn theo kế hoạch,’ thông cáo cho hay.

Tranh chấp đất đai Đồng Tâm diễn ra như thế nào?

Bản đồ đất đai Đồng Tâm và các vị trí tranh chấp
Bản đồ đất đai Đồng Tâm và các vị trí tranh chấp

Từ cách đây chục ngày, trên mạng xã hội lan truyền thông tin rằng cảnh sát sắp về đàn áp tại Đồng Tâm.

Một số nguồn tin trên mạng cho hay người dân Đồng Tâm đã bị cắt điện và internet trong vài ngày.

Vụ tranh chấp đất đai Đồng Tâm giữa người dân và chính quyền nổi lên từ năm 2016.

11/2016: Tranh chấp giữa dân Đồng Tâm và chính quyền bắt đầu căng thẳng từ khi UBND huyện Mỹ Đức căng dây khắp khu vực 59h ở tây Đồng Sênh, san gạt một số mặt bằng và cắm biển ‘Vùng cấm – Khu vực quân sự'”.

2/2017: Người dân thu dây, nhổ biển báo “Khu vực quân sự” và đưa máy móc vào canh tác, dẫn đến việc giới chức huy động hàng trăm công an, cảnh sát, an ninh dân phòng, xe vòi rồng, xe cứu thương đến nơi.

15/4/2017: Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi chính người dân Đồng Tâm bị bắt giữ và khi được giới chức mời ra khu đất có tranh chấp để ‘làm việc’, và bị đưa về Hà Nội, trong đó có ông Lê Đình Công và cụ Lê Đình Kình. Dân Đồng Tâm đáp trả bằng cách bắt giữ 38 cán bộ và cảnh sát, giam tại nhà văn hóa thôn trong 7 ngày.

22/4/2017: Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch TP Hà Nội phải về Đồng Tâm đối thoại với bà con. Tại đây ông Chung ký vào bản cam kết viết tay về việc sẽ làm rõ nguồn gốc khu đất sân bay Miếu Môn, đồng thời không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm. Đổi lại ông Chung được ‘trả người’.

13/6/2017: Công an Hà Nội khởi tố vụ án hình sự liên quan việc dân Đồng Tâm bắt giữ 38 người thi hành công vụ.

Cụ Lê Đình Kình sau đó nói với BBC rằng ông Nguyễn Đức Chung “phản bội ý kiến và danh dự của chính ông ấy”.

7/2017: Thanh tra Hà Nội công bố kết luận: “Toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng”.

2017-2019: Ông Lê Đình Kình (đại diện cho dân Đồng Tâm) nhiều lần gửi đơn lên Thanh tra Chính phủ đề nghị xem xét tính chính xác của kết luận của Thanh tra Hà Nội, khẳng định 59 ha đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của Đồng Tâm từ bao đời nay, không phải đất quốc phòng. Mảnh này tiếp giáp với mảnh 47,36 ha đã được giao cho Bộ Quốc phòng từ lâu như một phần của sân bay Miếu Môn.

Theo người Đồng Tâm, các cán bộ địa phương đã lập lờ khi báo cáo về hai khu đất này khiến chính quyền hiểu nhầm khu 59ha cũng trùng với khu 47,36 ha.

Dân Đồng Tâm tổ chức các buổi họp truyền hình trực tiếp trên Facebook hàng tháng để thông báo diễn biến mới trong vụ tranh chấp đất đai với chính quyền.

26/3/2018: Quân đội cho đào hào quanh khu 47,63ha để phân định với khu đất nông nghiệp Đồng Sênh khiến dân Đồng Tâm rất phấn khởi. Ông Lê Đình Công nói với BBC vào thời điểm đó rằng “Quân đội đã có chiều hướng ủng hộ nhân dân Đồng Tâm”.

25/4/2019: Thanh tra Chính phủ khẳng định nội dung kết luận thanh tra đất đai tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) của Thanh tra Hà Nội là chính xác, khiến khơi lại tranh chấp vốn đã nóng bỏng giữa chính quyền với người dân nơi đây.

Ông Lê Đình Công nói với BBC News Tiếng Việt ở thời điểm đó rằng “dân Đồng Tâm sẵn sàng đổ máu để giữ đất“.