Tại TP HCM, nhiều quán bar và hộp đêm mở cửa đến sáng. Nhưng đến Hà Nội, khách nước ngoài phải mất công tìm nếu muốn tiệc tùng thâu đêm.
Dưới đây là những điều Matthew Pike, cây bút đến từ Canada, quan sát được trong quá trình khám phá mảnh đất hình chữ S.
Ngôn ngữ
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính trên khắp Việt Nam, nhưng có sự thay đổi nhau theo từng vùng miền. Người miền Bắc và Nam sử dụng những từ, cụm từ, ngữ âm khác nhau, vì vậy đôi khi họ không thể hiểu nhau. Có lẽ bạn sẽ bối rối khi ai đó định nhắc bạn “rẽ phải” nhưng lại nói là “rẻ”. Đó cũng là phản ứng của chính người Việt khi nói chuyện với một người đến từ vùng miền khác.
Những cơn mưa
Mùa mưa ở Việt Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Tại miền Nam, cơn mưa đến rất nhanh với những cơn gió lạnh cảnh báo bạn, mưa lớn hiếm khi kéo dài hơn vài giờ. Tuy nhiên, tại miền Bắc, trời có thể mưa rả rích cả ngày.
Mùa mưa không phải thời điểm lý tưởng để du lịch Việt Nam. Ảnh: Staffan Scherz/Flickr.
Mùa khô
Miền Nam luôn nóng, và nhiệt độ hiếm khi xuống dưới 20°C tại TP HCM, ngay cả ban đêm. Ở miền Bắc, nhiệt độ có thể hạ thấp đến 17°C từ tháng 1 đến tháng 3. Đó là lúc người dân miền Bắc mặc áo khoác dày, trời đặc biệt lạnh vào buổi sáng, thậm chí nhiệt độ có thể hạ xuống dưới 10°C. Đi về phía Bắc vào mùa đông, bạn có thể thấy tuyết hay băng giá trên những vùng núi cao.
Cà phê
Cà phê đá là đồ uống phổ biến ở miền Nam. Sữa đặc và cà phê Robusta hoặc cà phê đen, thêm chút đường sẽ xoa dịu cơn nóng ở đây. Ở miền Bắc, quán cà phê ít hơn và nhiều người chuộng uống trà.
Bữa ăn thường ngày
Người miền Bắc thích bún phở hơn. Những đặc sản quen thuộc như bún riêu, bún chả và phở có nguồn gốc từ miền Bắc. Trong khi đó miền Nam sản xuất nhiều vật nuôi, gạo và trái cây nhờ khí hậu ấm áp. Người miền Nam thích cơm tấm ăn với thịt heo, trứng, hải sản…
Thời trang
Với vô số cửa hàng và thương hiệu nước ngoài, TP HCM là kinh đô thời trang của Việt Nam. Nhờ nền kinh tế bùng nổ, các nhà thiết kế thời trang Việt Nam cũng phát triển mạnh. Khi một thương hiệu mới xuất hiện ở TP HCM, tin tức lan truyền nhanh chóng và giới trẻ sẽ chờ đợi hàng giờ để săn lùng những mẫu mã mới nhất. Trong khi đó, thời trang ở phía Bắc có vẻ cổ điển hơn.
Đồ ăn nhanh
Giới trẻ ở miền Nam yêu thích đồ ăn nhanh kiểu Mỹ. Bạn sẽ tìm thấy hàng loạt thương hiệu như KFC, Popeye, Lotteria, Burger King, McDonald ở TP HCM. Những chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh tương tự cũng tồn tại ở miền Bắc, nhưng với số lượng khiêm tốn hơn.
Ẩm thực đường phố
Hàng quán vỉa hè là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật tại Việt Nam, với những món ăn ngon, rẻ phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Tại miền Nam, hàng rong thường là những chiếc xe đẩy bằng nhôm trong khi những người bán hàng rong ở miền Bắc truyền thống hơn, vẫn sử dụng quang gánh.
Một gánh bún bán rong tại Hà Nội. Ảnh: Rachel BlackFlickr.
Cuộc sống về đêm
Tại TP HCM, nhiều quán bar và hộp đêm mở cửa đến sáng, đặc biệt tại khu phố Tây Bùi Viện. Tuy nhiên, khi đến Hà Nội, bạn sẽ phải tìm kiếm và sáng tạo một chút nếu muốn tiệc tùng thâu đêm. Người Hà Nội thường gặp nhau hơn sau giờ làm việc, và kết thúc cuộc vui vào một khung giờ “có trách nhiệm”.
Lòng hiếu khách
Người miền Nam thường dễ dàng vui cười với người lạ trong vài giây, trong khi người miền Bắc có vẻ xa cách hơn trong mắt khách nước ngoài, dù chắc chắn có trường hợp ngoại lệ. Từ kinh nghiệm của Matthew, nhân viên tại khách sạn và nhà hàng ở miền Bắc rất lịch sự và có tác phong công nghiệp. Họ có thể không cười nhiều, nhưng khách có thể tin tưởng nhờ họ giúp đỡ. Nếu tiếp xúc đủ lâu, bạn sẽ có thể phá vỡ vẻ ngoài xa cách và trò chuyện gần gũi hơn với họ.
Phố bia Tạ Hiện tại Hà Nội. Ảnh: Texx1978/Flickr.
Địa điểm du lịch
Khách du lịch đến miền Bắc vì cảnh đẹp tự nhiên và lịch sử. Từ vịnh Hạ Long đến những cung đường uốn lượn bất tận xuyên qua núi non trùng điệp. Miền Bắc Việt Nam sở hữu cảnh đẹp đa dạng và nhiều di tích xưa. Miền Nam lại có những bãi biển và khu nghỉ dưỡng cao cấp. Khách nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới đến nghỉ ngơi trên những bãi biển hoang sơ của miền Nam, và hầu hết họ có thể tận hưởng cảnh đẹp chỉ cách TP HCM một chuyến xe hoặc một chuyến bay ngắn, chi phí hợp lý.
Thoát Á luận là tựa đề bài báo của Fukuzawa Yukichi, với nội dung thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nền văn hóa tiểu nông, cổ hủ lạc hậu, nặng về hình thức giả tạo bên ngoài của các nước châu Á mà Trung Quốc là điển hình, để học theo nền văn minh phương Tây và hội nhập vào thế giới bên ngoài.
Bài luận nổi tiếng này đã khơi nguồn cho dòng triết học Khai sáng của Nhật Bản, nền tảng tư tưởng và tinh thần của cuộc Canh tân Minh Trị đưa nước Nhật thoát khỏi nguy cơ lệ thuộc và phát triển ngang hàng với phương Tây cuối thế kỉ 19, đầu thế kỷ 20.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài luận này như một tư liệu để bạn đọc tham khảo.
—————————————–
Thử nghĩ mà xem, những người phương Tây từ thời cổ kim đến nay đều có cùng dòng dõi giống nhau và họ không khác nhau nhiều lắm. Nếu ngày xưa họ chậm chạp thì ngày nay họ di chuyển hoạt bát và nhanh chóng hơn chính là vì họ lợi dụng được thế mạnh của phương tiện giao thông đó mà thôi. Đối với chúng ta, những người sống ở phương Đông, trừ khi chúng ta có quyết tâm vững chắc muốn chống lại xu thế văn minh phương Tây thì chúng ta mới có thể chống đỡ được, còn nếu không tốt nhất là chúng ta hãy cùng chia sẻ chung số mệnh với nền văn minh ấy.
Nếu chúng ta quan sát kĩ lưỡng tình hình thế giới hiện nay, chúng ta sẽ nhận thấy được rằng chúng ta không thể nào chống lại được sự tấn công dữ dội của nền văn minh ấy. Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau bơi nổi trên biển văn minh ấy, cùng nhau tạo ra một làn sóng văn minh ấy, cùng nhau nỗ llực xây dựng và hưởng lạc những thành quả của nền văn minh ấy?
Làn gió văn minh như là sự lan truyền của dịch bệnh sởi. Hiện giờ dịch bệnh sởi khởi phát từ vùng miền tây ở Nagasaki đang lan truyền về phía đông tới vùng Tokyo nhờ tiết trời ấm áp của mùa xuân. Thời điểm này chúng ta sợ sự lan truyền của dịch bệnh này thì phải tìm phương thuốc, nhưng liệu có phương thuốc nào có thể ngăn chặn sự lây lan này không? Tôi có thể chứng minh rằng chúng ta không có một phương thuốc nào ngăn chặn được dịch bệnh cả. Cho dù chúng ta có ngăn chặn được dịch bệnh có thể lây lan này thì hậu quả là con người chúng ta sẽ chỉ có hư hỏng mà thôi.
Trong nền văn minh ấy có cả lợi lẫn hại song song, nhưng lợi luôn nhiều hơn hại, sức mạnh của những điều lợi đó không gì có thể ngăn cản được. Đó chính là điểm mà tôi muốn nói rằng chúng ta không nên tìm cách ngăn cản lại sự lan truyền của nền văn minh ấy. Là những người trí thức, chúng ta hãy góp sức giúp cho sự lan truyền của làn sóng văn minh đó tới toàn dân trong nước để họ thấy được và làm quen với nền văn minh ấy càng sớm càng tốt. Làm được như vậy chính là sự nghiệp của những người trí thức.
Nền văn minh phương Tây đang xâm nhập vào Nhật Bản và có thể tính bắt đầu từ chính sách mở cửa của nước nhà vào thời Gia Vĩnh (Kaei, 1848-1854). Người dân trong nước bắt đầu biết đến những giá trị hữu ích của nền văn minh ấy, và đang dần dần tích cực hướng tới tiếp nhận nền văn minh ấy. Nhưng con đường tiến bộ tiếp cận nền văn minh đang bị cản trở bởi chính phủ già nua lỗi thời. Cho nên đó là vấn đề không thể giải quyết được. Nếu chúng ta duy trì chính phủ hiện nay thì nền văn minh chắc chắn không thể xâm nhập vào được. Đó là vì nền văn minh hiện đại không thể song song tồn tại được cùng với những truyền thống Nhật Bản. Nếu chúng ta tìm cách thoát ra khỏi những truyền thống cũ kĩ đó thì đồng nghĩa với việc phải hủy bỏ chính phủ đương thời đi. Thế thì đương nhiên, nếu chúng ta ngăn cản lại nền văn minh đang xâm nhập vào Nhật Bản thì chúng ta không thể giữ gìn được nền độc lập của chúng ta. Dù thế nào đi chăng nữa thì sự náo động mãnh liệt của nền văn minh thế giới không cho phép vùng Đảo Đông Á cứ tiếp tục ngủ trong sự cô độc nữa.
Trong thời điểm hiện nay, những sĩ phu Nhật Bản chúng ta hãy dựa trên cơ sở đại nghĩa “coi trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ”, thêm nữa chúng ta có cơ may được dựa trên thánh chỉ tôn nghiêm của Thiên Hoàng, nhất định chúng ta phải từ bỏ chính phủ cũ, thành lập chính phủ mới, không phân biệt quan lại triều đình và thần dân, toàn dân trong nước tiếp thu nền văn minh hiện đại phương Tây. Nếu chúng ta làm được như vậy, chúng ta không những có thể thoát ra khỏi sự trì trệ lạc hậu cũ kĩ của nước Nhật Bản mà còn có thể đặt lại được một trật tự mới trên toàn Châu Á. Chủ trương của tôi chỉ gói gọn trong hai chữ “Thoát Á”.
Nước Nhật Bản chúng ta nằm tại miền cực đông Châu Á, giá như chúng ta có tinh thần dân tộc thoát ra khỏi những thói quen cổ hủ của Châu Á mà tiếp cận tới nền văn minh phương Tây thì chúng ta đã có thể hoà nhập với nền văn minh phương Tây rồi. Tuy nhiên, thật không may cho Nhật Bản chúng ta, bên cạnh nước chúng ta có hai nước láng giềng, một nước gọi là Chi Na (Trung Quốc), một nước gọi là Triều Tiên. Cả hai dân tộc của hai nước này giống như dân tộc Nhật Bản chúng ta đều được nuôi dưỡng theo phong tục tập quán, tinh thần và nền giáo dục chính trị kiểu Châu Á cổ lai hi. Tuy nhiên, có lẽ do nhân chủng khác nhau, hoặc do quá trình di truyền khác nhau, hoặc do nền giáo dục khác nhau nên có sự khác biệt đáng kể giữa ba dân tộc. Dân tộc Trung Quốc và Triều Tiên giống nhau nhiều hơn và không có nhiều điểm giống với dân tộc Nhật Bản. Cả hai dân tộc này đều không biết đường lối phát triển quốc gia tự lập.
Ngày nay, trong thời đại phương tiện giao thông tiện lợi, cả hai dân tộc không thể không nhìn thấy được sự hiện hữu của nền văn minh phương Tây. Nhưng họ lại cho rằng những điều mắt thấy tai nghe về nền văn minh phương Tây như vậy cũng không làm họ động tâm động não. Suốt hàng nghìn năm họ không hề thay đổi và vẫn quyến luyến với những phong tục tập quán cũ kĩ bảo thủ. Giữa thời buổi văn minh mới mẻ và đầy khí thế ngày nay mà khi bàn luận về giáo dục thì họ thường lên tiếng giữ gìn nền giáo dục Nho học (Hán học), bàn về giáo lý của trường học thì họ chỉ trích dẫn những lời giáo huấn “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí”, và chỉ phô trương coi trọng hình thức bên ngoài giả tạo, thực chất họ coi thường chân lí và nguyên tắc, còn đạo đức thì hung hăng tàn bạo và vô liêm xỉ không lời nào tả xiết, đã vậy họ lại còn kiêu căng tự phụ.
Theo đánh giá của tôi, trong tình hình lan truyền mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây sang phương Đông như hiện nay, hai nước ấy không thể giữ gìn được nền độc lập. Nếu trong hai nước ấy, xuất hiện những nhân tài kiệt xuất mở đầu bằng công cuộc khai quốc, tiến hành cuộc đại cải cách chính phủ của họ theo quy mô như phong trào Duy Tân (Minh Trị Duy Tân) của chúng ta, rồi cải cách chính trị, đặc biệt là tiến hành các hoạt động đổi mới nhân tâm và cách suy nghĩ thì may ra họ mới giữ vững được nền độc lập, còn nếu không làm được như vậy thì chắc chắn chỉ trong vòng vài năm tới hai nước sẽ mất, đất đai của các hai nước ấy sẽ bị phân chia thành thuộc địa của các nước văn minh khác trên thế giới. Vậy lý do tại sao? Đơn giản thôi, vì tại thời điểm mà sự lan truyền của nền văn minh và phong trào khai sáng (bunmei kaika) giống như sự lan truyền bệnh sởi, hai nước Trung Quốc và Triều Tiên đã chống lại quy luật lan truyền tự nhiên ấy của nền văn minh. Họ quyết liệt tìm cách chống lại sự lan truyền nền văn minh ấy ví như họ tự đóng chặt cửa sống trong phòng khép kín không có không khí lưu thông thì sẽ bị chết ngạt.
Tục ngữ có câu “môi hở răng lạnh”, nghĩa là các nước láng giềng không thể tách rời được nhau và giúp đỡ lẫn nhau, nhưng hai nước Trung Quốc và Triều Tiên trong thời điểm hiện nay không đóng vai trò giúp đỡ một chút nào cho nước Nhật chúng ta cả. Dưới nhãn quan của người phương Tây văn minh, họ nhìn vào những gì có ở hai nước Trung Quốc và Triều Tiên thì sẽ đánh giá nước Nhật chúng ta cũng giống hai nước ấy, có nghĩa là họ đánh giá ba nước Trung – Hàn – Nhật giống nhau vì ba nước cùng chung biên giới. Lấy ví dụ, chính phủ Trung Quốc và Triều Tiên chuyên chế cổ phong và không có hệ thống pháp luật nên người phương Tây cũng nghĩ rằng Nhật Bản chúng ta cũng là một nước chuyên chế và không có luật pháp. Các sĩ phu hai nước Trung Quốc và Triều Tiên mê tín hủ lậu không biết đến khoa học là gì thì học giả phương Tây nghĩ Nhật Bản chúng ta cũng chỉ là một nước âm dương ngũ hành. Nếu người Trung Quốc hèn hạ không biết xấu hổ thì nghĩa hiệp của người Nhật cũng bị hiểu nhầm. Nếu ở Triều Tiên có hình phạt thảm khốc thì người Nhật cũng bị người phương Tây coi là không có lòng nhân ái. Chúng ta có thể nêu ra biết bao nhiêu ví dụ cũng không hết được.
Lấy những ví dụ này, tôi ví trường hợp nước Nhật Bản bên cạnh các nước Trung Quốc và Triều Tiên không khác gì trường hợp trong một làng có một người sống bên cạnh toàn những người ngu đần, vô trật tự, hung bạo và nhẫn tâm thì dù người đó có là người đúng đắn lương thiện đến đâu đi chăng nữa cũng bị nhiều người khác cho rằng là “cá mè một lứa”, cũng chẳng khác gì những người hàng xóm. Khi những vụ việc rắc rối này sinh sôi nảy nở có thể gây ảnh hưởng trở ngại lớn tới con đường ngoại giao của chúng ta. Thực tế này là một đại bất hạnh cho nước Nhật Bản!
Vì vậy, nhằm thực hiện sách lược của chúng ta thì chúng ta không còn thời gian chờ đợi sự khai sáng (enlightenment, bunmei kaika) của các nước láng giềng Châu Á để cùng nhau phát triển được mà tốt hơn hết chúng ta hãy tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây. Chúng ta không có tình cảm đối xử đặc biệt gì với hai nước láng giềng Trung Quốc và Triều Tiên cả, chúng ta hãy đối xử với hai nước như thái độ của người phương Tây đối xử. Tục ngữ có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nghĩa là nếu chúng ta chơi với những người bạn xấu, thì chúng ta cũng trở thành người xấu. Đơn giản là chúng ta đoạn tuyệt kết giao với những người bạn xấu ở Châu Á!
Fukuzawa Yukichi (1835-1901, tên phiên âm Hán Việt: Phúc Trạch Dụ Cát) là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại. Ông là một nhà cải cách chính trị xã hội, nhà giáo dục tiên phong, nhà tư tưởng tiêu biểu của Nhật Bản từ cuối thời Edo, đầu thời kỳ Minh Trị – thời kỳ diễn ra những chuyển biến lớn lao trong lịch sử Nhật Bản.Tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào Khai sáng ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tạo tiền đề cho Nhật Bản trở thành một cường quốc trên thế giới.
Nếu tôi đề nghị bạn viết ra con số “chín mươi hai”, thì hẳn là bạn viết được ngay không cần phải nghĩ.
Con người ta cho tới khi trưởng thành thì việc kết nối tư duy giữa các con số và tên gọi của chúng gần như là tự động, vì vậy chúng ta hầu như không cần phải nghĩ.
Đó là lý do tại sao mà bạn sẽ thật sự ngạc nhiên khi nghe nói rằng cách thể hiện con số 92 trong tiếng Anh (“ninety two”) chưa phải là theo cách hay nhất.
Có một số ngôn ngữ khác có cách mô tả các con số có hai chữ số hợp lý hơn nhiều. Nhưng vấn đề ở đây không phải là chuyện ngữ nghĩa – ngay từ năm 1798, các nhà khoa học cho rằng ngôn ngữ mà chúng ta học để đếm có thể ảnh hưởng đến khả năng tư duy số học của chúng ta.
Trên thực tế, có một nước phương Tây đã phải xem xét lại toàn bộ hệ thống ngôn ngữ số đếm của mình trong thế kỷ trước, để giúp việc dạy toán và làm toán được dễ dàng hơn.
Vậy đếm theo cách nào là tốt nhất?
Gần như tất cả các nền văn hóa ngày nay đều sử dụng hệ thập phân, hay hệ đếm cơ số 10, theo đó sắp xếp các số từ 0 đến 9 thành các số hàng đơn vị, hàng chục và hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn, hàng triệu, và cứ tiếp tục như vậy.
Một con số, nhiều cách gọi
Các hệ thống đếm hợp lý nhất sử dụng các từ phản ánh cấu trúc của hệ số thập phân và đặt ra các quy tắc nhất quán, đơn giản – song cũng có nhiều ngôn ngữ lại dùng các quy ước phức tạp và rắc rối.
Ví dụ, trong tiếng Pháp, số 92 được đọc là “quatre-vingt douze“ nghĩa là “bốn lần hai mươi và mười hai”.
Trong tiếng Đan Mạch, số 92 được đọc là “tooghalvfems“, trong đó halvfems nghĩa là 90, là một cách viết tắt của từ halvfemsindstyve trong tiếng Bắc Âu cổ, có nghĩa “bốn lần hai mươi và một nửa của hai mươi”.
ảnhJAVIER HIRSCHFELD/ GETTY IMAGESTrong tiếng Đan Mạch, số 90 được đọc là halvfems, viết tắt của từ halvfemsindstyve trong tiếng Bắc Âu cổ, có nghĩa là “bốn lần hai mươi và một nửa của hai mươi”
Còn trong tiếng Anh, những từ như là “twelve” (12) hay “eleven” (11) không hề gợi cho ta manh mối gì về cấu trúc thông thường của con số 12 và 11 cả. Những từ này thực ra có nguồn gốc của các từ “ellevan” và “twelif” trong tiếng Saxon cổ, có nghĩa là “dư một” và “dư hai” sau khi trừ đi mười.
Tương phản với cách diễn tả này là tiếng Quan Thoại của Trung Quốc, thứ ngôn ngữ biểu thị rất rõ ràng mối quan hệ giữa hàng chục và hàng đơn vị. Cụ thể, số 92 được đọc là “cửu thập nhị”, tức là “chín mươi hai”.
Nhật Bản và Hàn Quốc cũng sử dụng các quy tắc tương tự, trong đó số lớn hơn được tạo ra bằng cách ghép tên từ các số nhỏ hơn.
Các nhà tâm lý học gọi các hệ thống như vậy là “minh bạch”, vì trong đó có tồn tại một mối liên kết hiển nhiên và nhất quán giữa con số với tên gọi của chúng.
Ngôn ngữ định hình khả năng học toán của chúng ta như thế nào
Ngày càng nhiều bằng chứng cho rằng sự minh bạch của một hệ thống số đếm ảnh hưởng đến cách chúng ta tính toán xử lý con số. Ví dụ, trẻ em đếm bằng các ngôn ngữ Đông Á nắm vững hơn về hệ thập phân.
Trong một nghiên cứu, trẻ em lớp một được yêu cầu biểu thị các con số, chẳng hạn như số 42 bằng cách sử dụng các khối hàng chục và và khối hàng đơn vị.
Những bé từ Mỹ, Pháp hoặc Thụy Điển có xu hướng sử dụng 42 khối hàng đơn vị riêng lẻ, trong khi các bé từ Nhật Bản hoặc Hàn Quốc có xu hướng sử dụng bốn khối hàng chục và hai khối hàng đơn vị.
Điều đó cho thấy rằng cách trí óc trẻ em tư duy biểu thị các số từ khi còn nhỏ có thể đã được định hình bởi ngôn ngữ mà chúng sử dụng.
Tất nhiên, còn nhiều lý do khác khiến trẻ em từ các quốc gia khác nhau có thể có khả năng làm toán khác nhau, trong đó có cả phương pháp dạy toán và mức độ quan tâm của gia đình và xã hội đối với lĩnh vực giáo dục.
Đó là các yếu tố khó kiểm soát khi nghiên cứu trên những thành viên đến từ các nền văn hóa khác nhau – song việc trên thế giới có quốc gia cải tiến ngôn ngữ dùng cho việc đếm số đã thực sự đặt ra một giải pháp thú vị cho vấn đề này.
Các con số trong hệ thống tiếng Wales hiện đại được biểu thị rất trong sáng, dễ hiểu: 92 được đọc là “naw deg dau“, nghĩa là “chín mươi hai”, theo quy tắc giống như các ngôn ngữ Đông Á đang sử dụng.
Trong ngôn ngữ truyền thống cũ của xứ Wales (hiện vẫn còn được sử dụng cho việc đếm ngày và đếm tuổi), thì 92 lại được viết thành “dau ar ddeg a phedwar ugain“, nghĩa là “hai và mười và bốn lần hai mươi”.
Hệ thống mới này thực ra được tạo nên bởi một doanh nhân người xứ Wales cho mục đích kế toán, nhưng cuối cùng nó đã được đưa vào các trường học xứ Wales vào những năm 1940.
ảnhJAVIER HIRSCHFELD/ GETTY IMAGESTheo ngôn ngữ hiện đại của xứ Wales thì số 92 được đọc là “naw deg dau”, nghĩa là “chín mươi hai”. Trong ngôn ngữ truyền thống, số 92 được viết thành “dau ar ddeg a phedwar ugain”, nghĩa là “hai và mười và bốn lần hai mươi”
Ở xứ Wales ngày nay, khoảng 80% học sinh được dạy toán bằng tiếng Anh, 20% được dạy bằng tiếng Wales mới.
Điều này mang đến cơ hội hoàn hảo để thử nghiệm với những đứa trẻ học cùng một chương trình giảng dạy tại cùng một nền văn hóa song học toán bằng các ngôn ngữ khác nhau, để xem hệ thống đếm kiểu Đông Á có thực sự hiệu quả hơn hệ thống đếm mà người phương Tây đang sử dụng hay không.
Trẻ em sáu tuổi được dạy bằng tiếng Wales hiện đại và trẻ em cùng tuổi được dạy bằng tiếng Anh đã cùng được kiểm tra khả năng điền đúng vị trí của các số có hai chữ số trên một dòng trống đánh số từ 00 đến 100.
Cả hai nhóm có kết quả tương đương trong các bài kiểm tra số học nói chung nhưng trẻ em được dạy bằng tiếng Wales hiện đại đạt kết quả tốt hơn trong việc điền đúng vị trí con số.
“Chúng tôi nghĩ rằng đó là bởi vì những đứa trẻ học lực trung bình ở xứ Wales có tư duy biểu thị chính xác hơn các số có hai chữ số,” Ann Dowker, nhà tâm lý học thực nghiệm tại Đại học Oxford và là tác giả chính của nghiên cứu, nói. “Chúng có thể hiểu mạch lạc hơn về mối quan hệ giữa các con số, độ lớn của chúng so với các con số khác.”
Đảo ngược hàng đơn vị lên trước hàng chục
Trong các ngôn ngữ khác, các con số hàng chục và hàng đơn vị lại bị đảo ngược.
Ví dụ, trong tiếng Hà Lan, số 94 được viết là “vierennegentig” (nghĩa là “bốn và chín mươi”), và một nghiên cứu khác cho thấy điều này có thể làm cho việc thực hiện một số bước làm toán trở nên khó khăn hơn.
Ví dụ, trẻ em mẫu giáo Hà Lan làm toán kém hơn trẻ mẫu giáo Anh trong một phép tính cộng các số có hai chữ số, tuy các bé ở Hà Lan lớn tuổi hơn một chút và có trí nhớ tốt hơn vì độ tuổi đi mẫu giáo lớn hơn so với ở Anh.
Tuy nhiên, trên hầu như mọi khía cạnh khác, từ khả năng đếm, làm tròn số, đến làm phép cộng đơn giản giữa các số chỉ có một chữ số, hai nhóm đạt kết quả hầu như giống nhau.
“Thực tế là chúng gần như tương đương nhau ở mọi khía cạnh, trừ khi dính đến các số có hai chữ số, cho thấy rằng chính ngôn ngữ tạo ra sự khác biệt,” Iro Xenidou-Dervou, giảng viên nhận thức toán học tại Đại học Loughborough và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Cách giải thích của Xenidou-Dervou là khi những đứa trẻ được yêu cầu làm toán với một con số có hai chữ số, chẳng hạn như số 38, chúng sẽ đọc thầm con số đó trong đầu, và sau đó hình dung vị trí của nó trên một dãy số tưởng tượng.
Trong ngôn ngữ Hà Lan, bước tưởng tượng này phải thêm khâu tái đảo số “tám” và số “ba” trước khi các bé có thể đánh giá giá trị của số 38 ở đâu trên dãy số. Chính điều này tạo thêm sự căng thẳng trong nhận thức và ảnh hưởng đến hiệu suất làm bài của các bé.
Có vẻ như hiệu ứng này không chỉ giới hạn ở trẻ em. Để tìm hiểu thêm về cơ chế này, nhóm của Iro đã thực hiện một phiên bản bài tập tìm số đúng trên dãy số với đối tượng tham gia là người lớn, song lần này các thành viên được trang bị phần mềm theo dõi mắt.
“Theo dõi mắt cho thấy quá trình nhận thức bên trong tâm trí người tham gia, bởi vì chúng ta có thể biết liệu họ có mất nhiều thời gian hơn để tìm đúng con số của đầu bài ra hay không, và cũng kiểm tra xem họ có lần nào nhìn vào con số sai hay không,” Xenidou-Dervou nói.
ảnhJAVIER HIRSCHFELD/ GETTY IMAGESTrong tiếng Hà Lan, chữ số hàng đơn vị được đọc trước số hàng chục, có nghĩa là trẻ con phải đảo ngược để hiểu đúng giá trị biểu thị của con số
Cả hai nhóm đều đạt cùng mức độ chính xác về vị trí nhìn cuối cùng của họ, nhưng khi các con số được đọc lên thay vì viết ra, các thành viên người Hà Lan nhìn nhiều hơn về vị trí của số đảo ngược trước. Vì vậy, nếu được yêu cầu nhìn vào số 94, mắt của họ có thể liếc lần đầu về hướng số 49. Các thành viên người Anh hầu như không lần nào thực hiện chuyển động mắt về hướng con số đảo ngược như vậy.
Kết quả thật đáng ngạc nhiên, bởi người ta cho rằng khi con người ta trưởng thành thì cách gọi tên con số đã được tự động hóa trong tâm trí, vì vậy ngôn ngữ không ảnh hưởng mấy đến cách chúng ta xử lý con số.
Mặc dù cả hai nhóm đều có kết quả như nhau trong bài kiểm tra khả năng toán cơ bản, nhưng có khả năng là sự kém minh bạch của hệ thống ngôn ngữ Hà Lan trong việc biểu thị con số đã khiến môn toán trở nên khó hơn một chút đối với người nói tiếng Hà Lan.
“Dù các hiệu ứng chỉ là nhỏ, song đây là số học ở mức căn bản nhất, chỉ cần tìm ra con số đúng trên một dãy số thôi,” Xenidou-Dervou giải thích. “Khi trưởng thành, hàng ngày chúng ta phải thực hiện cả đống những công việc rất phức tạp và do đó, ngay cả những khó khăn nhỏ của hệ thống đặt tên số cũng có thể làm tăng thêm trở ngại đối với các kỹ năng làm toán thông thường.”
Như vậy, khi các hệ thống đếm trong sáng hơn dường như giúp chúng ta dễ dàng xử lý con số hơn thì điều này có ý nghĩa thế nào đối với cách chúng ta dạy toán cho trẻ em?
“Tôi không nghĩ rằng đây phải là quy tắc cơ bản đối với thứ ngôn ngữ mà chúng ta đang dùng để dạy trẻ em học toán,” Dowker nói. “Tuy nhiên, [chúng ta nên] nhận thức được những khó khăn mà trẻ em có thể gặp phải trong các hệ thống số học nhất định.”
Xenidou-Dervou đồng ý. “Sẽ thật tốt nếu trẻ em Hà Lan nhận được một hướng dẫn chính thức cho việc biểu thị các số có hai chữ số từ khi còn nhỏ. Thật tốt khi nhận ra rằng đây là một trở ngại, và trẻ em cần cố gắng nhiều hơn khi chúng phải dùng ngôn ngữ có hệ thống gọi các con số rắc rối như vậy.”
Cho nên dù rằng tất cả chúng ta có thể đều đang sử dụng cùng một hệ số đếm, nhưng những từ mà ta dùng vẫn có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta tư duy về những con số.
Người ta nói rằng toán học là một thứ ngôn ngữ phổ quát, song có lẽ nói vậy chưa hẳn đã là hoàn toàn đúng.
Nikkei nhận xét: “Các hoạt động kinh tế xuất sắc của Việt Nam trong vài năm qua đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp trên toàn thế giới, và cũng đã minh chứng rằng các công ty hàng đầu đã trở thành một lực lượng để các đối thủ nước ngoài phải dè chừng”.
Trong số những ngôi sao đang lên đó có Vingroup, tập đoàn bắt đầu với vai trò một nhà phát triển bất động sản, hiện đã phát triển thành tập đoàn lớn nhất của Việt Nam, tập trung vào các công nghệ mới.
Gần đây, Vingroup đã ra mắt một chiếc TV thông minh có tên “Vsmart” được trang bị nền tảng Google, ganh đua thị phần trong nước, cạnh tranh với những người chơi nước ngoài như Sony Electronics và Samsung Electronics của Hàn Quốc .
Điều quan trọng, Vingroup, được niêm yết trên thị trường chứng khoán địa phương và có vốn hóa thị trường là 13,7 tỷ USD, có sự hỗ trợ từ Chính phủ trong việc phát triển các hoạt động kinh doanh của mình.
Chiếc TV thông minh được sản xuất tại nhà máy mới tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc gần Hà Nội, nơi mà Chính phủ Việt Nam rất muốn phát triển trở thành một trung tâm công nghệ.
Vingroup cũng tham gia vào lĩnh vực sang sản xuất ô tô, vào năm 2017 và đã chi khoảng 3,5 tỷ USD xây dựng nhà máy tại thành phố cảng phía bắc Hải Phòng với các công nghệ tiên tiến.
Công ty cũng đang hợp tác với các ông lớn của nước ngoài, như Posco, nhà sản xuất thép lớn nhất Hàn Quốc, và BMW và Bosch của Đức trong liên doanh này. Trong giai đoạn đầu tiên hoạt động, nhà máy đã bắt tay vào sản xuất xe thể thao và xe mui kín vào tháng 6.
Mặc dù doanh số bán xe tại Việt Nam chỉ ở mức khoảng 300.000 hàng năm, Vingroup đã có kế hoạch tăng sản lượng từ 250.000 chiếc ban đầu lên 500.000 xe trong tương lai, từng đề cập đến tham vọng xuất khẩu của họ.
Nhà sáng lập kiêm chủ tịch của Vingroup Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất Việt Nam, với tài sản trị giá 7,6 tỷ USD, theo Forbes. Câu chuyện thành công của ông phản ánh rằng nhiều doanh nhân ở Việt Nam cũng khởi nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.
Ông Vượng từng học tại Moscow và bắt đầu kinh doanh nhà hàng tại Ukraine. Ông sớm phát triển việc kinh doanh sang sản xuất mì ăn liền và sau đó là phát triển bộ máy khử nước dùng để sản xuất mì ăn liền. Năm 2009, ông đã bán công ty này cho Nestle.
Chủ tịch của Tập đoàn Sovico, Nguyễn Thị Phương Thảo, cũng học tại Moscow năm 1988. Trong khi đó, bà bắt đầu nhập khẩu cao su, máy fax, quần áo và hàng tiêu dùng từ Nhật Bản và Hàn Quốc để bán tại địa phương.
Khi bà hoàn thành việc học, bà đã kiếm được khoảng 1 triệu USD. Sử dụng số tiền đó, bà và chồng bắt đầu kinh doanh bất động sản. Cuối năm 2011, tập đoàn Sovico đã thành lập hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air.
Những doanh nghiệp này cũng được hưởng lợi từ sự bùng nổ bất động sản tại Việt Nam. Đầu những năm 2000, đầu tư vào bất động sản đã tăng vọt. Tiếp theo đó là đầu tư nước ngoài tăng mạnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007.
Một báo cáo gần đây của Savills Vietnam, một công ty tư vấn bất động sản, cho thấy giá nhà chung cư ở Hà Nội đã điều tiết phần nào trong quý đầu tiên của năm 2019. Tuy nhiên, giá đất tại các trung tâm đô thị của các thành phố lớn của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng.
Sự tăng trưởng nhanh chóng như vậy trong lĩnh vực bất động sản song hành với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tăng trưởng GDP được dự báo sẽ đạt 7,02% trong cả năm, cao nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á.
Một số lượng lớn các tập đoàn đa quốc gia hiện đang chuyển các hoạt động sản xuất của họ tại Trung Quốc sang Việt Nam để tránh bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Chi tiêu tiêu dùng cũng đang tăng lên do tầng lớp trung lưu mở rộng. Aeon, một chuỗi siêu thị lớn của Nhật Bản, vào ngày 5/12 đã khai trương cửa hàng thứ 5 tại Việt Nam và Uniqlo vào ngày 6/12 đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam.
Nổi bật bởi một môi trường kinh tế tích cực như vậy, các tập đoàn phát triển từ các doanh nghiệp bất động sản có khả năng phát triển mạnh hơn nữa để trở thành động lực phía sau nền kinh tế Việt Nam.
Người Iran tham dự tang lễ tướng Qassem Soleimani.
Đó là ngày 31 tháng 12, ngày cuối cùng của năm 2019, April Shumard – vợ một người lính của Sư đoàn Dù 82 – nhận được tin nhắn từ chồng, rằng anh phải trình diện đơn vị và không rõ lệnh triệu tập này có phải là một yêu cầu nhằm huấn luyện sẵn sàng chiến đấu hay không?
Vào thời điểm ấy, chồng của Chumard đang ở nhà với năm đứa trẻ, cô thì đang đi làm… Chồng của Shumard nhập ngũ năm 2010 và được chỉ định phục vụ tại một đơn vị phản ứng nhanh của quân đội Mỹ. Anh đã được điều động đến Afghanistan hai lần. Shumard kể với AP rằng, hai lần ấy, chồng cô được thông báo trước để cả gia đình chuẩn bị (1)…
Lần này thì khác, Chumard không kịp gặp chồng. Tin nhắn tiếp theo, chồng của cô cho biết anh sẽ lên đường luôn mà không về nhà. Ở Fayetteville – một thành phố thuộc tiểu bang North Carolina và một số thành phố nằm bên cạnh Fort Bragg (“nhà” của Sư đoàn Dù 82 và các đơn vị thuộc lực lượng đặc biêt của lục quân Mỹ) hiện có vài ngàn gia đình đang hụt hẫng vì thân nhân (chồng, cha) bị điều động một cách hết sức đột ngột như gia đình Shumard… Sau khi cấp tốc đưa một tiểu đoàn (quân số khoảng 700) sang Trung Đông, Sư đoàn Dù 82 vừa điều động thêm một lữ đoàn cơ động (quân số khoảng 3.500) sang Trung Đông.
Trung tá Mike Burns, Phát ngôn viên của Sư đoàn Dù 82, bảo với AP rằng, Lữ đoàn Dù vừa lên đường cũng thuộc Lực lượng Phản ứng nhanh. Trước giờ họ đã được tập luyện kỹ lưỡng để có thể từ Fort Bragg đến bất kỳ đâu trên thế giới cùng với quân cụ, quân xa,… để tham chiến trong vòng một ngày.
Chẳng phải chỉ có các gia đình quân nhân cư trú trong hoặc quanh Fort Bragg hụt hẫng, nhiều gia đình khác cũng đang hụt hẫng như vậy. Bà Staci Yanta ở Texas, mẹ của Colton Yanta, nghẹn ngào xác nhận với phóng viên truyền hình kênh ABC 11: Vâng! Thằng bé con tôi cũng vừa lên đường sang Trung Đông (2)!
Colton Yanta tốt nghiệp trung học năm 2018 rồi tình nguyện nhập ngũ. Sau khi rời quân trường, cậu được chỉ định về phục vụ tại Sư đoàn Dù 82. Từ ngày nhập ngũ đến nay, Colton chưa được về thăm nhà. Cậu báo với cha mẹ sẽ lấy phép để về thăm họ vào dịp Giáng sinh nhưng giờ chót, cậu chỉ báo rằng cậu không thể!…
Qua ABC 11, Staci xin mọi người cầu nguyện không chỉ cho con trai của bà mà cầu nguyện cho tất cả những người lính nam cũng như nữ đang bảo vệ nước Mỹ, những người đã và đang sẵn sàng hi sinh… Không chỉ hàng ngàn mà có thể sẽ là hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người thắc thỏm khi thân nhân (chồng, vợ, cha, con, anh chị em) của họ đang hiện diện hoặc sắp phải lên đường ra tuyến đầu…
***
Tình hình Trung Đông vốn đã nóng sau khi các căn cứ nơi quân đội Mỹ và đồng minh đang trú đóng để huấn luyện cho quân đội Iraq chống ISIS bị pháo kích, Lãnh sự quán Iran ở Iraq bị đốt, Đại sứ quán Mỹ ở Iraq bị tấn công, nơi ẩn náu của nhóm dân quân thân Iran bị không kích, giờ còn nóng hơn sau khi Qasem Soleimani bị giết.
Iran thề sẽ trả thù, Mỹ cảnh cáo sẽ đáp trả mạnh mẽ và lập tức triển khai lục quân như một bằng chứng nhằm răn đe. Không chỉ có lính Dù được vận chuyển đến Trung Đông, tin mới nhất cho biết, một đại đội của Trung đoàn 75 Biệt động quân Mỹ (Army Rangers) cũng đã đến Trung Đông (3).
Trước nay, Biệt động quân Mỹ thường song hành với lính Dù Mỹ. Ngoài đột kích để phá hoại, tiêu diệt các mục tiêu quan trọng, kể cả yếu nhân của đối phương, Biệt động quân Mỹ còn là lực lượng chuyên chiếm các phi trường, dọn bãi cho các đơn vị nhảy dù đổ cả lính lẫn các trang, thiết bị cần thiết cho một cuộc tấn công trên diện rộng…
Iran vừa chính thức vứt bỏ cả Thỏa thuận Khung về Chương trình hạt nhân từng ký với năm quốc gia là thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc (Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc) và Đức lẫn Kế hoạch Hành động chung toàn diện có thêm sự tham gia của châu Âu (Joint Comprehensive Plan of Action – JCPOA) hồi 2015. Tuy sau này (2018) không còn sự ủng hộ của Mỹ song nỗ lực của các bên còn lại nhằm hối thúc Iran thiết kế lại, giảm và chuyển đổi các cơ sở hạt nhân,… đã thành công cốc (4)!
Quốc hội Iraq vừa thông qua một Nghị quyết yêu cầu chính phủ Iraq hủy bỏ đề nghị cộng đồng quốc tế hỗ trợ Iraq chống lại ISIS và chấm dứt sự hiện diện của quân đội ngoại quốc ở Iraq, không cho quân đội của bất kỳ quốc gia nào sử dụng lãnh thổ, lãnh hải, không phận của Iraq vì bất kỳ lý do gì.
NATO vốn đã cùng Mỹ ngưng tất cả các hoạt động huấn luyện quân đội Iraq sau khi Qasem Soleimani bị giết đã quyết định thảo luận khẩn cấp về tình hình Iraq ngay trong ngày 6 tháng 1. Tổng thống Mỹ thì tuyên bố, nếu chính phủ Iraq yêu cầu quân đội Mỹ và đồng minh rút khỏi Iraq, Iraq sẽ đối diện với lệnh cấm vận chưa từng có!
Trung Đông lại hỗn loạn. Hòa bình lại cận kề bên bờ vực thẳm chiến tranh. Một cuộc chiến tại Trung Đông không chỉ khiến Mỹ chật vật hơn trong bối cảnh châu Âu đang bất an vì tham vọng của Nga, châu Á đang hết sức căng thẳng vì Trung Quốc càng ngày càng tăng động, chiến tranh tại Trung Đông cũng sẽ làm kinh tế thế giới lao đao.
Những người Lebanon ủng hộ chỉ huy Iran Qassem Soleimani ở vùng ngoại ô Beirut hôm Chủ nhật. Ảnh: Reuters
Các quan chức cao cấp Lầu Năm Góc đã rất ngạc nhiên và choáng váng khi TT Trump quyết định không kích tướng Iran.
Sau khi Mỹ giết tướng Iran Qassem Soleimani, căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang mạnh mẽ. Tuy nhiên, đằng sau đó ai mới là người đã thúc đẩy Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra quyết định này?
Bàn tay phía sau
Tờ Washington Post (Mỹ) ngày 5/1 cho biết, vào 4 giờ sáng thứ Năm (2/1), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bị đánh thức bởi một cuộc gọi điện thoại khẩn cấp, thông báo Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad bị bao vây bởi nhiều người biểu tình. Vào thời điểm đó, những người biểu tình đã bắt đầu ném bom xăng vào đại sứ quán, đe dọa sự an toàn của các nhà ngoại giao Mỹ.
Đến 4 giờ 30 phút sáng, ông Pompeo nói chuyện qua điện thoại với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley và Đại sứ Mỹ tại Iraq Matthew H. Tueller.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, Ngoại trưởng Mike Pompeo, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley phát biểu tại Mar a Lago vào ngày 29/12/2019. Ảnh: Getty
Một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ với Washington Post rằng, trong vài ngày sau đó, ông Pompeo liên tục nói chuyện với Tổng thống Mỹ Donald Trump, đề xuất loại bỏ Thiếu tướng Soleimani. Phó Tổng thống Mike Pence cũng ủng hộ quan điểm của ông Pompeo. Trên thực tế, khi Iran bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ vào năm 2019, Ngoại trưởng Pompeo đã từng thúc đẩy Tổng thống Trump phải cứng rắn với Iran nhưng ông chủ Nhà Trắng khi đó đã từ chối, điều này khiến ông Pompeo “rất chán nản”. Tuy nhiên, giờ đây, Tổng thống bắt đầu lo ngại ông sẽ bị nghi ngờ “thiếu quyết đoán” nếu không đối phó với “sự gây hấn” của Iran, vì vậy, ông Pompeo đã được bật đèn xanh.
Washington Post nhận định, ý đồ của Ngoại trưởng Pompeo rất rõ ràng. Ông từng chỉ trích mạnh mẽ người tiền nhiệm Hillary Clinton vì đã không bảo vệ các nhà ngoại giao Mỹ ở Benghazi, Libya.
“Chúng tôi đã loại bỏ một kẻ độc ác khỏi chiến trường, chúng tôi đã đưa ra quyết định đúng đắn và tôi tự hào về những nỗ lực của Tổng thống Trump“, ông Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn với CNN.
Lầu Năm Góc cũng bị sốc
Một quan chức chính phủ Mỹ cho biết, vài tháng trước, Ngoại trưởng Pompeo đã đề xuất loại bỏ tướng Soleimani nhưng cả Tổng thống Trump và các quan chức Lầu Năm Góc đều không đồng ý với lựa chọn này.
Một phương tiện bốc cháy gần sân bay quốc tế Baghdad, Iraq sau vụ không kích của Mỹ. Ảnh: EPA
Trong hơn một năm qua, các quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ đã cảnh báo Tổng thống, phản đối ông leo thang trừng phạt Iran và họ cũng phản đối đẩy mạnh quá mức một cuộc đối đầu căng thẳng với Tehran, bởi vì nó liên quan đến nguồn lực to lớn của Mỹ. Hơn nữa, nhiều quan chức Lầu Năm Góc hy vọng, trong tương lai, các nguồn lực sẽ được đầu tư vào Đông Á hơn là Trung Đông.
Tổng thống Trump cũng hy vọng sẽ thực hiện cam kết của mình để giảm sự hiện diện của lực lượng Mỹ ở Trung Đông. Nhưng vào ngày 27/12/2019, 30 quả rocket đã tấn công căn cứ của quân đội Mỹ ở Kirkuk, giết chết một nhà thầu dân sự Mỹ và làm bị thương nhiều người khác. Hai ngày sau, hai ông Pompeo và Milley đến resort triệu đô của Tổng thống Trump ở Mar-a-Lago.
Tại đây, hai quan chức Mỹ đưa ra các phương thức Mỹ có thể lựa chọn để trả đũa Iran, bao gồm loại bỏ tướng Soleimani và Tổng thống Trump đã đồng ý.
Theo Washington Post, trong bối cảnh căng thẳng tiếp diễn ở Iran và Trung Đông, các quan chức Bộ Quốc phòng thường đề xuất với ông Trump một loạt các biện pháp đối phó với Iran. Đối với các nhà hoạch định chiến lược, loại bỏ Soleimani là một trong những lựa chọn cực đoan và phi thực tế nhất. Các quan chức cao cấp của Lầu Năm Góc đã rất ngạc nhiên và choáng váng. “Họ không ngờ [Tổng thống] Trump lại tiến hành hành động đó“, quan chức Nhà Trắng khẳng định.