3 mặt kính giúp ngôi nhà đầy nắng

HẠ LONG

Ngoài cửa, cả mái và sàn nhà đều lắp kính giúp căn nhà ở Hạ Long tràn ánh sáng, cây cối bên trong xanh tốt.

3 mặt kính giúp ngôi nhà đầy nắng

Ngôi nhà sau lớp cổng sắt trên mảnh đất 100 m2 ở Cái Dặm, Hạ Long là tổ ấm của một gia đình nhỏ. Trước khi xây, gia chủ bày tỏ mong muốn về không gian sống “phóng khoáng như người vùng biển”.

3 mặt kính giúp ngôi nhà đầy nắng

Để tận dụng lợi thế nằm gần biển của căn nhà cũng như đáp ứng nhu cầu gia chủ, các kiến trúc sư đưa ra thiết kế với nhiều cửa kính cùng không gian mở.

3 mặt kính giúp ngôi nhà đầy nắng

Mặt tiền công trình được bố trí những ô cửa kính lớn, tạo nên sự liên kết giữa con người và khu vực xung quanh. Do nhà chếch hướng Tây, phần “tường” kính này nằm lui vào trong để tránh nắng gắt chiếu trực tiếp.

3 mặt kính giúp ngôi nhà đầy nắng

Mặt hậu ngôi nhà cũng có những ô cửa kính hướng ra núi non ở đằng xa.

3 mặt kính giúp ngôi nhà đầy nắng

Bên trong, mái kính tạo ra những khoảng trời nhỏ, đưa ánh sáng vào nhà. Trên mái kính có lớp mái che nắng tự động nên khi cần, công trình vẫn tránh được nắng.

3 mặt kính giúp ngôi nhà đầy nắng

Ở tầng ba có một phần sàn kính dẫn vào phòng thờ. Sàn kính này vừa tạo cảm giác thanh tịnh vừa góp phần dẫn ánh sáng xuống không gian bên dưới.

3 mặt kính giúp ngôi nhà đầy nắng

Bên cạnh tường, mái, sàn bằng kính, ngôi nhà có nhiều “khoảng thở” nhờ hệ thống cầu thang và thông tầng.

3 mặt kính giúp ngôi nhà đầy nắng

Ngoài công dụng tạo độ thoáng, hệ thống cầu thang và thông tầng kết nối các thành viên gia đình với nhau.

3 mặt kính giúp ngôi nhà đầy nắng

Người vợ đang quét dọn sân trước dễ dàng trò chuyện với người chồng đang làm vườn ở sân sau. Những đứa con chơi trên tầng nếu muốn cũng có thể nhìn thấy bố mẹ bất cứ lúc nào.

3 mặt kính giúp ngôi nhà đầy nắng

Nội thất nhà hướng tới sự đơn giản. Màu gỗ sáng tương phản với màu trắng, xám của tường và trần.

3 mặt kính giúp ngôi nhà đầy nắng

Sau một năm hoàn thiện, cây cối ngày càng tốt tươi nhờ ngôi nhà kiểm soát nắng gió tốt.

Bài: Minh Trang /Ảnh: Triệu Chiến

Mẹ của tỷ phú Elon Musk đã giúp con thành thiên tài nhờ cách nuôi dạy mà nhiều phụ huynh Việt còn ngần ngại: “Đừng coi con là đứa trẻ không biết gì!”

Mẹ của tỷ phú Elon Musk đã giúp con thành thiên tài nhờ cách nuôi dạy mà nhiều phụ huynh Việt còn ngần ngại: "Đừng coi con là đứa trẻ không biết gì!"

Theo Maye Musk, việc cho phép con cái làm việc từ bé và dạy trẻ tự chịu trách nhiệm với bản thân sẽ giúp chúng thành công trong tương lai.

Ở tuổi 71, Maye Musk có lẽ là một trong những bà mẹ hạnh phúc nhất thế giới. Không chỉ sở hữu sự nghiệp thành công trong vai trò người mẫu, chuyên gia dinh dưỡng và thời trang, bà còn nuôi dạy được 3 người con vô cùng tài giỏi.

Con trai cả của Maye chính là tỷ phú thiên tài Elon Musk – người sở hữu hãng xe điện Tesla thân thiện với môi trường và dự án thám hiểm không gian SpaceX. Người con trai thứ hai Kimbal Musk là chủ của một chuỗi nhà hàng theo mô hình “từ nông trại đến bàn ăn”. Tosca Musk – con gái út – đang là nhà sản xuất, đạo diễn phim tại công ty giải trí của riêng mình.

Khi được hỏi về bí quyết nuôi dạy những đứa con trưởng thành, bà Maye Musk cho biết: “Tôi dạy chúng làm việc chăm chỉ và để chúng tự theo đuổi đam mê của bản thân”.

Mẹ của tỷ phú Elon Musk đã giúp con thành thiên tài nhờ cách nuôi dạy mà nhiều phụ huynh Việt còn ngần ngại: Đừng coi con là đứa trẻ không biết gì! - Ảnh 1.

Gia đình của tỷ phú Elon Musk.

Cho con làm việc từ khi còn bé

Maye Musk trở thành bà mẹ đơn thân vào năm 31 tuổi. Để các con có cái ăn cái mặc, bà không còn lựa chọn nào khác ngoài làm việc toàn thời gian. Tuy nhiên, nuôi dạy Elon, Kimbal và Tosca vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của bà. Bà cho phép các con làm việc từ rất sớm để rèn tính tự lập cho con.

Bản thân Maye Musk cũng bắt đầu làm việc cho cha từ năm 8 tuổi. Mỗi ngày, bà và người chị em sinh đôi Kaye sẽ được trả 5 xu/giờ để đi gửi thông báo hàng tháng cho cửa hàng trị liệu xương khớp của cha.

Cha Maye sẽ đọc thông báo để mẹ bà viết rồi gõ lại. Nhiệm vụ của hai chị em bà là in thành nhiều bản, gấp thông báo lại, cho vào phong bì rồi dán tem. Cứ như thế, họ làm được 1000 bản mỗi tháng.

Mẹ của tỷ phú Elon Musk đã giúp con thành thiên tài nhờ cách nuôi dạy mà nhiều phụ huynh Việt còn ngần ngại: Đừng coi con là đứa trẻ không biết gì! - Ảnh 2.

Bà Maye cùng cha, mẹ và các anh chị em hồi bé.

Năm Maye 12 tuổi, chị em bà làm lễ tân cho phòng khám của cha. Họ sẽ lần lượt giúp bệnh nhân đăng ký, pha trà và tiếp chuyện họ trong lúc người cha chuẩn bị.

“Cha mẹ coi chúng tôi như những người lớn có thể tin tưởng được. Họ đã ảnh hưởng tới cách tôi nuôi dạy con mình”, Maye cho biết.

Ngay từ khi còn bé, bà đã để các con phụ giúp mình trong công việc. Tosca sẽ đánh lại thư gửi bác sĩ trên phần mềm soạn thảo văn bản. Elon rất giỏi trong việc giải thích chức năng của phần mềm cho mẹ. Thỉnh thoảng, Kimbal cũng giúp đỡ khá nhiều.

Thời cả gia đình sống ở Bloemfontein, bà Maye đưa Tosca đến làm việc tại trường đào tạo người mẫu của mình. “Hãy tưởng tượng một đứa trẻ 8 tuổi dạy học sinh cách đi đứng, biên đạo cho show diễn và điều hành các lớp dạy nghi lễ. Tôi thậm chí còn để con bé làm người giữ trang phục trong show của mình”, bà nhớ lại.

Mẹ của tỷ phú Elon Musk đã giúp con thành thiên tài nhờ cách nuôi dạy mà nhiều phụ huynh Việt còn ngần ngại: Đừng coi con là đứa trẻ không biết gì! - Ảnh 3.

Ba người con tài giỏi của Maye Musk: Elon, Tosca và Kimbal.

Để con trẻ theo đuổi sở thích của riêng mình

Giống như cha mẹ mình, bà Maye cũng dạy các con các phẩm chất như tự lập, nhân hậu, trung thực, chu đáo, lịch sự… từ khi chúng còn bé. “Tôi dạy con tầm quan trọng của việc lao động chăm chỉ và làm điều tốt. Tôi không coi con là những đứa trẻ hay mắng mỏ chúng. Tôi không bao giờ bắt chúng phải học gì. Tôi thậm chí còn chẳng kiểm tra bài tập về nhà, bởi đó là trách nhiệm của chính chúng”, bà kể.

Khi Elon và các em lớn lên, họ vẫn tiếp tục tự chịu trách nhiệm với tương lai và các quyết định của mình. Tosca tự chọn trường cấp 3. Họ cũng tự chọn trường đại học và chuẩn bị đơn xin học bổng và đơn đăng ký vay vốn sinh viên.

Theo Maye, trẻ con không cần phải được cha mẹ bao bọc khỏi những trách nhiệm của cuộc sống thực tế. “Các con tôi đã trưởng thành nhờ thấy tôi làm việc chăm chỉ thế nào để nuôi chúng, cho chúng có cái ăn cái mặc”, bà giải thích.

Khi Elon, Kimbal và Tosca lên đại học, họ sống trong hoàn cảnh không mấy thuận lợi. Phòng trọ chỉ có đệm mỏng trải trên sàn, với 6 người chen chúc trong căn nhà chật chội. Thế nhưng, họ vẫn sống tốt. “Nếu con bạn không quen sống trong nhung lụa, chúng sẽ tồn tại được ngoài kia. Bạn không cần phải nuông chiều chúng. Chỉ cần đảm bảo rằng chúng được an toàn, còn lại bạn cứ để chúng tự chăm sóc bản thân mình”, bà khuyên.

Mẹ của tỷ phú Elon Musk đã giúp con thành thiên tài nhờ cách nuôi dạy mà nhiều phụ huynh Việt còn ngần ngại: Đừng coi con là đứa trẻ không biết gì! - Ảnh 4.

Maye cho biết, sau một thời gian làm chuyên gia dinh dưỡng, bà đã chứng kiến không ít các phụ huynh lo lắng thái quá về con cái mình. Họ căng thẳng đến mức không buồn ăn vì phải điền đơn giúp con cái xin vào các trường đại học tốt.

“Cứ để các con tự chuẩn bị giấy tờ xin học hay xin việc. Chúng phải tự chịu trách nhiệm cho tương lai của mình”, bà Maye cho biết. “Nếu bạn nghĩ ý tưởng kinh doanh của con tốt, hãy ủng hộ. Hãy dạy chúng phép tắc, nhưng cho chúng thoải mái làm điều mình muốn”.

Tham khảo CNBC

Albert Einstein và 9 câu nói nổi tiếng

Albert Einstein được coi là hình mẫu chuẩn mực của thiên tài, vậy nên mọi câu nói của ông đều được mọi người trân trọng và học tập. Tuy vậy, sự phát triển của các phương tiện truyền thông đã góp phần lan truyền sai lệch những gì Einstein đã thực sự nói.

Albert Einstein
Albert Einstein

Alice Calaprice, tác giả của “The Ultimate Quotable Einstein” cho biết: “Câu nói sai lầm nổi tiếng nhất là ‘Insanity is doing the same thing over and over again and expecting different results’ (Tạm dịch: Thật điên rồ khi bạn làm một việc lặp đi lặp lại nhưng lại mong chờ những kết quả khác nhau). Câu nói này thuộc về tác giả Rita Mae Brown trong cuốn sách Sudden Death năm 1983”. Vậy đâu mới là những câu nói huyền thoại thực sự thuộc về Albert Einstein?

1. “The important thing is not to stop questioning. Curiosity has its own reason for existing”(Tạm dịch: Điều quan trọng là không ngừng đặt câu hỏi. Sự tò mò có lý do riêng cho sự tồn tại của nó).

Đồng hành với sự tò mò là những trải nghiệm đáng quý cho cuộc sống của bạn. Khi cảm thấy mệt mỏi, không muốn tiếp tục cố gắng, sự thôi thúc phải biết trọn vẹn sự thật sẽ là nguồn động lực giúp bạn không bỏ cuộc. Sự tò mò giúp bạn rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm vượt lên chính mình.

2. “The most beautiful thing we can experience is the mysterious. It is the source of all true art and all science” (Tạm dịch: Trải nghiệm tươi đẹp nhất mà chúng ta có chính là những điều huyền bí. Nó là cái nôi của nghệ thuật và khoa học chân chính).

Khi lên 5 tuổi, cha của Einstein tặng ông một chiếc la bàn. Ngay từ thời điểm đó, ông đã luôn thắc mắc về chiếc kim chỉ hướng về một phía. Lớn lên, Einstein dần hướng tới sở thích đọc các loại sách khoa học. Khi tò mò, chúng ta sẵn sàng từ bỏ những gì quen thuộc và chấp nhận rủi ro, ngay cả khi điều đó làm chúng ta lo sợ và không thoải mái. Những người tò mò có khả năng phản ứng một cách bình tĩnh trước sự mới lạ, hoạt động linh hoạt trong 1 thế giới không dự đoán trước được. Trong khi phong trào start up đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, những người trẻ tuổi, đặc biệt là sinh viên mới ra trường nên chuẩn bị sẵn tâm lý đón nhận những thay đổi lớn trong công việc.

3. “Imagination is more important than knowledge” (Tạm dịch: Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức).

Trí tưởng tượng phong phú sẽ đem đến những hình ảnh mới lạ, những sáng kiến hay, những cách giải quyết vấn đề mới. Kiến thức chúng ta biết chỉ hữu hạn nhưng trí tưởng tượng thì vô hạn. Tưởng tượng ra những sự việc/ sự vật mới chính là khởi nguồn cho một kiến thức mới.

Albert Einstein
Albert Einstein

4. “Only a life lived for others is a life worthwhile” (Tạm dịch: Chỉ có cuộc sống biết nghĩ cho người khác mới là cuộc sống đáng giá).

Thế giới này được tạo nên bởi sự gắn kết giữa người với người. Mỗi cá nhân không thể đơn độc tồn tại vì đơn độc đồng nghĩa với tự diệt. Khi sẵn sàng chia sẻ niềm vui, tiền bạc, thời gian của mình với người khác, tức là bạn đã thắng được lòng ích kỷ. Bạn không mưu cầu nhận về lợi ích nhưng chính sự hào phóng sẽ dẫn đường cho hạnh phúc tìm đến với bạn.

5. “I never think of the future. It comes soon enough” (Tạm dịch: Tôi không bao giờ nghĩ về tương lai. Nó sẽ đến sớm thôi).

Einstein nói câu này trong bối cảnh ông có quá nhiều việc phải làm, quá nhiều thứ phải nghiên cứu, quá nhiều sự tò mò về các sự vật/ hiện tượng. Ông say mê với công việc và âm nhạc mỗi ngày. Einstein không nghĩ về tương lai bởi ông cần tập trung sống hết mình cho hiện tại. Với tư cách 1 nhà khoa học, câu nói của ông cũng thể hiện cuộc chạy đua vô hình giữa sức lực con người và thời gian thực tế. Đôi khi ông chưa kịp hoàn thành tư tưởng lớn của mình thì tương lai đã ở trước mặt.

6. “Science without religion is lame, religion without science is blind” (Tạm dịch: Khoa học không có tôn giáo thì không hoàn chỉnh, tôn giáo mà không có khoa học sẽ thành mù quáng).

Trong khoa học, con người liên tục nêu ra các giả thuyết và kiểm định chúng. Lời khẳng định mạnh mẽ nhất trong khoa học xưa nay vẫn chỉ ở dạng “có những bằng chứng gợi ý rằng sự vật, hiện tượng A đúng khi vận động theo quy luật B”. Khoa học và tôn giáo không hề đối kháng như người ta tưởng, mà thực ra đó là hai con đường khác nhau cùng dẫn tới việc tìm kiếm một chân lý.

7. “Though I am now an old fogey, I am still hard at work and still refuse to believe that God plays dice” (Tạm dịch: Mặc dù bây giờ tôi đã già, tôi vẫn chăm chỉ làm việc và từ chối tin rằng Chúa chơi trò súc sắc).

Khi có đam mê sâu sắc với công việc và trân trọng cuộc sống hiện tại, bạn có thể sống hạnh phúc với nó dù tóc đã bạc, chân đã mỏi. Có nhiều người tin rằng, sự may mắn là sự kết hợp của cơ hội và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Bạn không thể trông chờ bất cứ ai quyết định cuộc đời giúp mình, cũng không nên đối chiếu cuộc đời của mình với người khác.

8. “I have no special talents. I am only passionately curious” (Tạm dịch: Tôi không có tài năng đặc biệt. Tôi chỉ có tính tò mò vô cùng say mê thôi).

Sự tò mò giúp ta có trải nghiệm và ý nghĩa từ những kinh nghiệm mới. Động cơ cuối cùng của sự tò mò là bổ sung thêm hiểu biết vào vốn kiến thức, kỹ năng có sẵn của bạn. Các khoa học gia não bộ tiết lộ, khi ta học điều gì đó mới mẻ hoặc cảm thấy ngạc nhiên thì sẽ có một tin báo nháy lên gọi là dopamine (một loại hóa chất liên quan tới sự tưởng thưởng và các hệ thống động cơ của não). Vậy là bạn không sinh ra với tài năng xuất chúng, nhưng sự tò mò do rèn luyện có thể biến bạn thành một người uyên bác.

9. “If I were not a physicist, I would probably be a musician. I often think in music. I live my daydreams in music. I see my life in terms of music. I cannot tell if I would have done any creative work of importance in music, but I do know that I get most joy in life out of my violin” (Tạm dịch: Nếu tôi không phải là nhà vật lý, có lẽ tôi sẽ là một nhạc sĩ. Tôi thường nghĩ về âm nhạc. Tôi sống mơ mộng trong âm nhạc. Tôi thấy cuộc sống của mình trong các thuật ngữ âm nhạc. Tôi không biết liệu mình có tạo ra giá trị gì trong âm nhạc hay không, nhưng tôi biết rằng tôi nhận được nhiều niềm vui nhất trong cuộc sống từ cây vĩ cầm của mình).

Albert Einstein
Albert Einstein (Ảnh: Keystone/Getty Images)

Einstein được cha mẹ tặng cho cây đàn vĩ cầm đầu tiên vào năm 6 tuổi. Ông có sự đồng cảm sâu sắc với âm nhạc của Mozart. Khi biết chơi một loại nhạc cụ, bạn sẽ thấy đời sống tinh thần thư thái hơn, óc sáng tạo rộng mở hơn, tính kiên nhẫn rõ nét hơn. Dù bạn là thiên tài hay một học sinh bình thường, sự kết hợp giữa giải trí và học tập/ làm việc luôn là nhu cầu sống cơ bản.

Minh Minh / TrithucVn

Phạm Nhật Vũ và tiến trình chuyển giao ‘cơ đồ’ cho ‘trọc phú đỏ’

Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnam Investment Review

Bản án mà Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm vụ “đưa, nhận hối lộ”, “vi phạm qui định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG – vừa tuyên giống như một tuyên ngôn: Tương lai quốc gia, vận mệnh dân tộc và “cơ đồ” của đảng CSVN đã được đặt vào tay các “trọc phú đỏ”.

***

Phạm Nhật Vũ – người đứng phía sau chính phủ, âm thầm điều khiển nhiều bộ (từ Công an, Kế hoạch Đầu tư đến Thông tin Truyền thông,…) để có thể dễ dàng bán 95% cổ phần của AVG cho Mobifone với giá cao gấp 14 lần giá trị thật, chiếm đoạt của công quỹ 7.000 tỉ đồng – chỉ bị phạt ba năm tù (1).

Cả giới lãnh đạo đảng CSVN lẫn HĐXX Phạm Nhật Vũ đều cho rằng, ông Vũ đáng được… khoan hồng vì ngoài việc chủ động khắc phục hậu quả còn thành khẩn khai báo, khiến các viên chức cao cấp phải “nhận tội”, giúp đảng và hệ thống bảo vệ pháp luật có đủ căn cứ để xét xử vụ án đầu tiên về tham nhũng (2).

Khi khắc họa sự thành tâm và thiện ý của Phạm Nhật Vũ để giải thích cho việc tạo ra – áp dụng “chính sách hình sự đặc biệt” hết sức bất thường (không chỉ luật pháp chưa hề đặt định mà trong thực tế xử lý hình sự cũng chưa bao giờ có tiền lệ) đối với Phạm Nhật Vũ, có một điều mà cả giới lãnh đạo đảng CSVN, lẫn hệ thống bảo vệ pháp luật, hệ thống truyền thông chính thức cùng lờ đi: Phạm Nhật Vũ đã sản xuất như thế nào, kinh doanh ra sao để có đủ năng lực tài chính, chịu đựng cả thiệt đơn lẫn thiệt kép?

Thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG là một trường hợp điển hình, minh họa cho thực trạng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền bị các “doanh nhân” lũng đoạn, thi nhau bán rẻ tài nguyên quốc gia, tước đoạt đủ thứ quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của dân chúng để giao cho một số “doanh nhân”, hỗ trợ những “doanh nhân” này thành các tỉ phú đô la! Không phải ngẫu nhiên mà thiên hạ gọi những “doanh nhân” hối mại quyền thế để “phá sơn lâm, đâm hà bá” giàu có “nứt đố, đổ vách” là “trọc phú đỏ”!

Không phải tự nhiên mà giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam nhiều lần thừa nhận về sự tồn tại và phát triển càng ngày càng nguy hiểm, kể cả cho đảng, của các “nhóm lợi ích” – tập hợp những cá nhân hoặc là viên chức hoặc là “doanh nhân” câu kết với nhau để chia chác tài sản quốc gia, các nguồn lợi xã hội.

Nếu trước đây, việc xử lý một số “nhóm lợi ích” luôn theo khuynh hướng tha những viên chức hữu trách, chỉ “chặt đầu, lột da” các “doanh nhân” thì nay, cách xử lý hình sự Phạm Nhật Vũ trong bản án sơ thẩm xử thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG cho thấy “gió đã đổi chiều”. Khi khối tài sản của các “doanh nhân” là “trọc phú đỏ” càng ngày càng lớn, vai trò của các “trọc phú đỏ” càng ngày càng quan trọng, gánh nặng “trách nhiệm hình sự” được chuyển sang vai các viên chức hữu trách như Nguyễn Bắc Son,…

***

Cần lưu ý thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG vốn đã hoàn tất và “tiền đã trao, cháo đã múc”, tình thế chỉ bị lộn ngược sau khi Phạm Nhật Vũ đột nhiên “tự nguyện” hoàn lại toàn bộ số tiền đã nhận, “thành khẩn khai báo” đã đưa hối lộ 6,2 triệu Mỹ kim cho Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải.

Đó cũng là lý do, tuy Nguyễn Bắc Son bị xem như nghi can hàng đầu trong thương vụ vừa kể, đảng ta vẫn phải tổ chức trao “Huân chương Độc lập hạng Nhì” cho “đồng chí” Son, nhẫn nại chờ đến khi “doanh nhân” Phạm Nhật Vũ quyết định “đổi chủ giữa dòng”, đảng ta mới khởi tố và biến “đồng chí” Son thành “chủ mưu”!

Ai cũng biết tại sao một số “doanh nhân” ở Việt Nam đột nhiên trở thành tỉ phú đô la chỉ trong một thời gian rất ngắn. Khi các “doanh nhân” loại này được hưởng “chính sách hình sự đặc biệt” như Phạm Nhật Vũ, đó chính là sự khuyến khích “đổi chủ giữa dòng” và từ nay, các viên chức hữu trách sẽ trở thành “con tin” của “trọc phú đỏ”.

Bởi tương quan giữa thế và lực của các nhóm trong đảng liên tục thay đổi, qua trường hợp Pham Nhật Vũ, việc “đổi chủ giữa dòng” mở ra một cơ hội mới, khuyến khích các “trọc phú đỏ” chủ động chọn “chủ” để hoán chuyển các “trọng tội” thành những “đại công” giới này sẽ sớm nắm giữ toàn bộ “cơ đồ”.

Giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền rồi hệ thống bảo vệ pháp luật, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đã cũng như đang bảo rằng, áp dụng chính sách hình sự đặc biệt với Phạm Nhật Vũ là cần thiết vì nhờ vậy mà thu hồi được tài sản bị thất thoát do tham nhũng. Đây là một kiểu ngụy biện nguy hiểm!

Nếu thật sự muốn chống tham nhũng và thu hồi tài sản bị tham nhũng, tại sao từ giới lãnh đạo đảng đến giới lãnh đạo nhà nước, quốc hội, chính phủ vẫn gạt bỏ đề nghị đưa “giàu có bất minh” vào bộ luật hình sự theo tinh thần của Công ước Chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc (3)?

Thất bại trong việc đề nghị hình sự hóa “giàu có bất minh” (điều tra – truy cứu trách nhiệm hình sự tất cả những viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản của họ) khi soạn – sửa Luật Hình sự Việt Nam vào các năm 2015, 2017, một số chuyên gia pháp lý tại Việt Nam tiếp tục đề nghị xử lý các viên chức “giàu có bất minh” bằng Luật Phòng – chống tham nhũng như: Định giá phần tài sản mà viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc rồi buộc nộp thuế hoặc tịch thu sung công,… (4).

Tuy nhiên sau ba năm nâng lên, đặt xuống, tất cả những đề nghị xử lý các viên chức “giàu có bất minh” và gian dối khi kê khai tài sản đều bị gạt khỏi Dự luật sửa đổi Luật Phòng – chống tham nhũng khi Quốc hội thông qua dự luật này hồi tháng 11 năm ngoái. Nếu xác định “giàu có bất minh” là tham nhũng, chấp nhận dùng Luật Hình sự xử lý “giàu có bất minh”, chắc chắn hệ thống bảo vệ pháp luật của Việt Nam không cần đến sự “hợp tác” của Phạm Nhật Vũ. Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống truyền thông chính thức cũng không cần phải ca ngợi “thành tâm, thiện ý” của Phạm Nhật Vũ!

***

Nếu ngẫm cho kỹ, bản án sơ thẩm vụ “đưa, nhận hối lộ”, “vi phạm qui định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG chỉ minh định một điều: Sau khi đã cùng nhau bán đủ thứ theo kiểu đại hạ giá, để có thể triệt hạ các “đồng chí” có lợi ích khác biệt với mình, nhằm củng cố quyền lực, những đồng chí đang ở thế thượng phong trong đảng ta tiếp tục bán cả “cơ đồ” của đảng. Đáng lo là “cơ đồ” ấy bao gồm cả vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc!

Trần Văn /Blog VOA

“Nợ máu phải trả bằng máu”, trước khi tử nạn ở Baghdad, vị tướng Iran là chủ mưu sát hại một Đại sứ Mỹ?

“Nợ máu phải trả bằng máu”, trước khi tử nạn ở Baghdad, vị tướng Iran là chủ mưu sát hại một Đại sứ Mỹ?
Một dân quân thân Iran cầm bức ảnh của Tướng Souleimani trong lễ tang.

Tướng Souleimani, người đứng đầu Lực lượng Quds Iran bị đánh giá là “kẻ đã dàn dựng một chiến dịch gây hỗn loạn chống lại nước Mỹ trên phạm vi toàn thế giới”.

Ngày 3/1/2020, Tướng Qassem Souleimani, chỉ huy Lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã thiệt mạng tại Iraq sau một cuộc không kích của máy bay không người lái Hoa Kỳ.

Nhằm đem lại cho độc giả một cái nhìn khách quan về một phần lý do khiến Mỹ tiến hành một hoạt động quân sự có khả năng kích hoạt chiến tranh với Iran, chúng tôi xin lược dịch bài viết:

“The shadowy Iranian spy chief who helped plan Benghazi (tạm dịch: Trùm tình báo Iran, “bóng ma” đã lên kế hoạch cho vụ tấn công Benghazi) được đăng trên tờ New York Post năm 2014.

Tướng Qassem Souleimani: “Phù thủy xứ Oz” của chủ nghĩa khủng bố Iran?

Trong cuốn sách “Lực lượng bóng tối” xuất bản vào năm 2014, tác giả Kenneth R. Timmerman cho rằng Souleimani là “bóng ma” đứng sau vụ sát hại Đại sứ Christopher Stevens ở Benghazi, Libya năm 2012 và bình luận về hợp tác giữa Mỹ và IRGC trong cuộc chiến chống lại IS:

“Người Mỹ đang thực hiện một thỏa thuận với ma quỷ, một đội quân Hồi giáo cực đoan đang hành quân trên khắp Iraq.

Qassem Souleimani, người đứng đầu Lực lượng Quds của Iran là đồng minh của chúng ta ở Baghdad nhưng hắn ta âm mưu giết hại người Mỹ ở nơi khác. Hắn ta là “Phù thủy xứ Oz” của chủ nghĩa khủng bố Iran, là kẻ khủng bố đáng sợ nhất và hoạt động hiệu quả nhất còn sống”.

“Nợ máu phải trả bằng máu”, trước khi tử nạn ở Baghdad, vị tướng Iran là chủ mưu sát hại một Đại sứ Mỹ? - Ảnh 1.

Theo cuốn sách “Lực lượng bóng tối” của tác giả Kenneth R. Timmerman, Tướng Souleimani là “bóng ma” đứng sau vụ sát hại Đại sứ Mỹ Christopher Stevens ở Benghazi, Libya năm 2012.

Lực lượng Quds, tổ chức của Iran được tác giả đánh giá là “sự kết hợp của CIA và Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ” còn Tướng Qassem Souleimani, người đứng đầu tổ chức này là “kẻ đã dàn dựng một chiến dịch gây hỗn loạn chống lại nước Mỹ trên phạm vi toàn thế giới”.

Người Mỹ đã phải chấp nhận “bắt tay” với Souleimani để chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria khi mục tiêu của Iran về một chính phủ thân thiện với người Shia ở Iraq trùng khớp với hy vọng giữ cho đất nước này khỏi sụp đổ của nước Mỹ.

Nhưng đừng để bị lừa, đó chỉ là sự hợp tác của dựa trên lợi ích ngắn hạn và không thể kéo dài như một cựu giám đốc tình báo Mỹ ở Châu Âu đã bình luận:

“Iran muốn một sự hỗn loạn. Họ muốn tạo ra tâm lý giận dữ chống Mỹ, hỗ trợ triệt để cho các nhóm phiến quân và duy trì bầu không khí chiến tranh. Họ rất nghiêm túc về vấn đề này. Họ muốn làm tổn hại danh tiếng của Mỹ trong mắt người Arab”.

“Nợ máu phải trả bằng máu”, trước khi tử nạn ở Baghdad, vị tướng Iran là chủ mưu sát hại một Đại sứ Mỹ? - Ảnh 2.

Bìa cuốn sách của tác giả Kenneth R.Timmermail

Đạo quân của Souleimani đã đóng vai trò “lính xung kích” của Iran để dàn xếp các vụ tấn công khắp nơi trên thế giới từ Lebanon đến Thái Lan.

Bộ Tư pháp Mỹ từng cáo buộc vị tướng này đã cố gắng thuê một băng đảng ma túy Mexico ám sát Đại sứ Saudi tại Mỹ ngay tại Washington, DC.

Các nguồn tin của tác giả Kenneth R. Timmerman cũng tiết lộ rằng Tướng Souleimani có liên quan đến một “đòn đau” nhằm trực tiếp vào Mỹ đó là vụ giết hại Đại sứ Christopher Stevens ở Benghazi, Libya vào năm 2012.

Tại Libya, Iran muốn ngăn ảnh hưởng của Mỹ, điều mà họ coi là mối đe dọa. Họ thấy sự hỗn loạn sau cuộc nổi dậy lật đổ nhà lãnh đạo Gaddafi là một “cơ hội trời cho” để thực hiện điều này.

Tướng Souleimani liên quan thế nào tới cái chết của Đại sứ Mỹ ở Libya năm 2012?

Ngày 30/7/2012, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ở Benghazi đã bí mật theo dõi thông tin liên lạc của các nhóm vũ trang Libya và biết rằng có 7 người Iran đã đến Tripoli.

Những người này được xác định là thành viên của Lực lượng Quds Iran dưới “vỏ bọc” là bác sĩ, y tá và hộ lý của tổ chức nhân đạo Trăng lưỡi liềm đỏ.

CIA biết rằng nhóm người Iran này tới để thực hiện một cuộc tấn công vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi nhưng không biết liệu kế hoạch của họ là ám sát – bắt cóc đại sứ Mỹ hay thuê người dân địa phương lái xe bom tới gần khu vực.

Những người Iran đã tới Benghazi, sau khi lấy phòng khách sạn họ đã ra ngoài ăn tối với các thành viên Trăng lưỡi liềm đỏ địa phương và sau đó trở về khách sạn.

Vào lúc 1 giờ sáng, một sự cố đã xảy ra, một nhóm dân quân Libya trên khoảng 5-6 xe bán tải Toyota gắn súng máy đã bắt những người Iran ra ngoài, trói họ và tống vào 2 xe Jeep Cherokees.

Tại thời điểm đó, CIA đã “mất dấu” nhóm người Iran bị “bắt cóc”. Trong hơn 24 giờ sau đó mạng lưới đặc vụ của CIA ở Benghazi không thể tìm ra nơi nhóm Iran bị giam giữ hoặc tìm ra kẻ nào đang giữ họ.

“Nợ máu phải trả bằng máu”, trước khi tử nạn ở Baghdad, vị tướng Iran là chủ mưu sát hại một Đại sứ Mỹ? - Ảnh 4.

Một đồ họa của New York Post miêu tả “tội ác” của Tướng Qassem Souleimani trong các cuộc xung đột ở Trung Đông và Bắc Phi.

Theo Dylan Davies, cựu lính đặc nhiệm Anh tại khu ngoại giao ở Benghazi, một người dân địa phương cho CIA biết rằng nhóm người Iran đang bị giam giữ trong một trại quân đội Libya cũ ở ngoại ô Tripoli.

Người dân này nói rằng “có một số người Libya (dân quân) cho rằng những người Hồi giáo Shia Iran không được chào đón ở đây”.

Người đứng đầu căn cứ CIA ở Benghazi đã giao nhiệm vụ cho một nhóm đặc nhiệm thực hiện một cuộc “giải cứu con tin” và thẩm vấn những người Iran trong những chiếc xe bọc thép.

Tuy nhiên vào phút cuối trước khi lính Mỹ di chuyển, người dân địa phương nói với CIA rằng những người Iran đã được thả tự do và đã lên máy bay trở về Tehran.

Nhưng rõ ràng các bậc thầy tình báo của CIA đã bị người Iran “đưa vào bẫy”. Không chỉ có 7 người Iran ở Benghazi.

Nguồn tin từ hai cựu sĩ quan tình báo Iran và tình báo phương Tây đã xác nhận rằng nhóm người Iran hôm đó là các “sát thủ” của Lực lượng Quds chuẩn bị thực hiện một cuộc tấn công khủng bố nhằm vào lợi ích của Mỹ ở Benghazi.

Theo các nguồn tin Iran, nhóm người này được lệnh bắt cóc hoặc giết đại sứ Mỹ tại Libya, để gửi một thông điệp rằng Iran có thể hành động chống lại Mỹ “bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu” tại Trung Đông và Bắc Phi.

Nhưng khi đã sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, một nhóm khác của Lực lượng Quds ở Benghazi thông báo rằng họ đã bị lộ và CIA đang theo dõi họ. Vì vậy, họ quyết định sẽ rút khỏi Libya bằng các dàn dựng vụ bắt cóc khiến đối phương nghĩ rằng nguy hiểm đã qua.

Bản thân Tướng Souleimani và Lực lượng Quds của ông đã rất thành công trong việc khai thác thông tin từ lực lượng Mỹ trong cuộc nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Mỹ ở Iraq.

Các nhóm nổi dậy Iraq do họ hậu thuẫn không đặt IED (bom tự chế) bên vệ đường một cách ngẫu nhiên, họ đặt IED ở nơi mà họ biết trước một đoàn xe Mỹ sẽ đi qua.

Vụ bắt cóc được dàn dựng ở Benghazi là một ví dụ điển hình về cách thức mà Lực lượng Quds “ẩn mình”. Họ đã sử dụng một nhóm dân quân địa phương Hồi giáo Sunni tỏ rõ xu hướng ghét người Hồi giáo Shia, giống như cách mà họ đã sử dụng Taliban và thao túng al-Qaeda.

Lực lượng Quds này nhiều năm qua đã tài trợ bằng tiền và vũ khí cho nhóm dân quân Ansar al-Sharia (vào khoảng 1.000 tay súng) ở Libya và đã sử dụng nhóm dân quân Hồi giáo cực đoan này để đánh lạc hướng CIA.

“Nợ máu phải trả bằng máu”, trước khi tử nạn ở Baghdad, vị tướng Iran là chủ mưu sát hại một Đại sứ Mỹ? - Ảnh 6.

Một tay súng người Libya (được cho là thành viên Ansar al-Sharia) trong vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya năm 2012.

Mắc “cú lừa ngoạn mục”, CIA cũng bó tay trước Lực lượng Quds?

Đến giữa tháng 8/2012, kế hoạch tấn công vào Đại sứ quán Mỹ và căn cứ CIA ở Benghazi đã được lên kế hoạch một lần nữa.

Đứng đầu nhóm người Iran ở Benghazi là một sĩ quan cao cấp của Lực lượng Quds có tên Ibrahim Mohammed Joudaki. Người này đã truy lùng các chiến binh người Kurd ở tây bắc Iran, và sau đó huấn luyện các tay súng Hezbollah ở Lebanon.

Phó tướng của ông ta là Khalil Harb, người đã hoạt động nhiều năm trong thành phần của lực lượng Hezbollah ở Lebanon.

Trong vòng hai tháng, Joudaki đã “rải tiền” khắp nơi, còn Harb và nhóm sát thủ của ông ta thu thập thông tin tình báo, tuyển mộ dân quân và lập kế hoạch tấn công. Cũng trong thời gian này, số lượng thành viên của Lực lượng Quds ở Benghazi đã tăng tới 50 người.

“Nợ máu phải trả bằng máu”, trước khi tử nạn ở Baghdad, vị tướng Iran là chủ mưu sát hại một Đại sứ Mỹ? - Ảnh 7.

Đại sứ Mỹ Christopher Stevens thiệt mạng trong vụ tấn công Benghazi năm 2012.

Mệnh lệnh ban đầu của họ là bắt cóc Đại sứ Mỹ trong chuyến thăm Benghazi và phá hủy căn cứ bí mật của CIA. Họ muốn đuổi người Mỹ khỏi Benghazi, nơi họ cho rằng CIA đang tiến hành việc chuyển vũ khí cho phiến quân Syria.

Kế hoạch bắt cóc đã bị hủy bỏ do nhóm “sát thủ” Iran giả danh Trăng lưỡi liềm đỏ bị CIA theo dõi đã phải trở về Tehran. Harb và Joudaki đã thay thế nó bằng lệnh “giết” nhằm vào đại sứ Mỹ.

Một số tiền từ 8 triệu đến 10 triệu USD đã tới tay người Iran ở Benghazi khoảng ba tuần trước cuộc tấn công và Harb đã chuyển tiền cho các chỉ huy Ansar al-Sharia. Vào ngày 11/9/2012, Ansar al-Sharia đã tấn công lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, giết hại Đại sứ Stevens.

Mặc dù hành động bạo lực của Ansar al-Sharia được thúc đẩy bởi tiền của Iran, bản thân Tướng Qassem Souleimani và Lực lượng Quds của ông đã không bị “bẩn tay” trong vụ việc.

Đây có lẽ là “cú lừa chết người” mà chúng ta (người Mỹ) đã phải đối mặt. Souleimani có thể đã hợp tác với chúng ta để chống lại IS, nhưng đừng tin rằng hắn là bạn của chúng ta.

Tri thức Trẻ.