Cụ bà quyết tâm thoát nghèo

Mấy ai yêu đời được như cụ bà quyết tâm thoát nghèo: Xuân xanh cũng đến 85, nếu bà trang điểm thì trăng rằm thua xa - Ảnh 1.

Mấy ai yêu đời được như cụ bà quyết tâm thoát nghèo: Xuân xanh cũng đến 85, nếu bà trang điểm thì trăng rằm thua xa - Ảnh 2.

Mấy ai yêu đời được như cụ bà quyết tâm thoát nghèo: Xuân xanh cũng đến 85, nếu bà trang điểm thì trăng rằm thua xa - Ảnh 5.

Cụ Đỗ Thị Mơ sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng biển xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. Cụ từng tham gia dân công hỏa tuyến, phục vụ kháng chiến. Năm 24 tuổi, cô thanh niên xung phong ở chiến trường Điện Biên “kết bạn” với anh lính trẻ quê Thiệu Hóa. 2 người về chung một nhà, rồi cùng nhau tham gia khai hoang, mở mang ruộng đất.

Năm 1987, chồng mất đột ngột sau trận ốm nặng, một mình cụ làm ruộng, bán hàng ăn, cố gắng nuôi 11 người con (10 con đẻ, 1 con nuôi), “đứa nào đứa nấy học hết lớp 10, để lấy con chữ, không học cũng phải học!”. Cụ tự hào “nuôi con dễ dàng, vì năm 12 tuổi đã… tung hoành buôn bán khắp nơi”.

Mấy ai yêu đời được như cụ bà quyết tâm thoát nghèo: Xuân xanh cũng đến 85, nếu bà trang điểm thì trăng rằm thua xa - Ảnh 6.
Mấy ai yêu đời được như cụ bà quyết tâm thoát nghèo: Xuân xanh cũng đến 85, nếu bà trang điểm thì trăng rằm thua xa - Ảnh 7.

Các con của cụ, ngoài hai anh con trai đã mất, đều đã ổn định cuộc sống và lập gia đình riêng, người là công chức, người làm doanh nghiệp. Bản thân cụ vẫn khỏe mạnh, sống một mình trong căn nhà cấp 4 rộng chừng 30 m2. Căn nhà nhìn bên ngoài có vẻ “tiều tuỵ”, “hoang sơ” nhưng bên trong cụ luôn tự hào là “tiện nghi” bất ngờ, không thiếu mà còn thừa: hai quạt máy, một bếp từ, một nồi cơm điện, một tủ đứng, mười mấy chai mỡ,… Trong xóm, “có nhà muốn được một chai cũng không có”.

Cụ không cần tập thể dục, sáng sớm chỉ cần đạp xe mấy vòng là khỏe. Bình thường ngồi một chỗ đầu óc choáng váng, nhưng lên xe thì cụ như hoá… thanh niên, xuống dốc vù vù. Phương châm sống của cụ, là sống vui, sống khỏe, sống vô tư. Cụ muốn xem thời sự thì mở tivi, muốn nghe hát thì bật điện thoại, khi đi ngủ thì vặn nhỏ tiếng.

Hàng ngày cụ trồng rau, nuôi gà, dành dụm đem ra chợ bán lấy tiền mưu sinh, có thể tự lo cho mình, chưa phải cậy nhờ con cái. Không phải vì cụ khó tính, cũng chẳng phải vì con cái bỏ mặc mẹ già, cụ sống một mình vì lỡ… có cái tính hay thương người.

“Nếu ở với con cái thấy bạn bè mình túng khổ, hay những người khó khăn hơn, tôi muốn giúp người ta, không lẽ lấy của con mà cho. Cho nên tôi ở một mình như vậy, tôi cho là của tôi, còn đứa mô gặp khó khăn thì tôi giúp đỡ. Đứa mô giàu có thì tôi không xin. Rứa đó nả! 11 đứa con mà tui chưa phải phiền đến đứa mô”.

Mấy ai yêu đời được như cụ bà quyết tâm thoát nghèo: Xuân xanh cũng đến 85, nếu bà trang điểm thì trăng rằm thua xa - Ảnh 8.

Thực tế, nếu chiếu theo quy định, quy chế hiện hành, thì gia cảnh cụ Mơ vẫn thuộc diện hộ nghèo.

Tôi có chỗ nương tựa rất nhiều, nhưng tôi chưa phải nương tựa ai. Tôi xin phép Ủy ban cho tôi trả lại cái sổ hộ nghèo. Tôi xin thoát nghèo” – cụ Mơ khảng khái.

Chứng kiến quê hương, đất nước trải qua những đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra, cụ thấu hiểu nỗi đau, vất vả của những gia đình có người thân hi sinh trong chiến đấu, bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Cụ mong được thoát nghèo để nhường cơ hội cho họ.

Cụ vội đạp xe lên xã nằng nặc đòi ra khỏi hộ nghèo, xã hỏi rằng: “Giờ bà già bằng ấy tuổi rồi, còn ở một mình, mà bà xin thoát nghèo, liệu có đảm bảo được không?”.

“Tôi đảm bảo được mới xin thoát nghèo! Tôi đang còn giúp đỡ những người nghèo khổ hơn tôi cơ mà. Hay là các ông định để tôi nghèo, mà đến lúc chết tôi còn chết trong cảnh nghèo à? Tôi làm đơn rồi, các ông kí vô đi! Tôi nói không phải chê, nhưng mỗi tháng lên xã xách mấy bao gạo với quần áo về, tôi không làm thế được. Các thứ đó phải nhường cho những người khác”.

Khi đó, cụ sẽ không được nhận Bảo hiểm y tế người nghèo, không được trợ cấp tiền điện hàng tháng hay nhận quà Tết vào dịp cuối năm. Nhưng cụ bảo, ông bác sĩ phải đi học, ông dược sĩ cũng phải đi học, mà viên thuốc cũng phải có người sản xuất ra, đến viện không mất tiền, thì cụ không làm được.

Trong xóm, ai nghèo khó, túng thiếu, nếu không cho được 30-50 nghìn, cụ lấy cái thúng, xúc gạo mang qua tặng họ. Vì cụ bảo, họ đã khổ, mà còn tủi thân, chỉ nằm ở hộ cận nghèo.

“Tôi thoát nghèo cũng là để giữ danh dự của tôi. Tuy rằng tôi tuổi cao, nhưng tuổi cao thì ý chí càng cao, có tư duy, có bản lĩnh, nên không có việc gì khó. Những việc khó nếu hạ quyết tâm thì sẽ vượt qua được. Tôi tự tính toán cho cuộc đời của mình, để khi về già không phải sống trong nghèo khổ. Cứ làm việc chân chính, sống có tình làng nghĩa xóm, thì dẫu mình có nghèo, người ta cũng không để mình phải nghèo”.

Nghĩ lại hôm lên xã “quát mắng” rồi “cáu gắt” nằng nặc đòi ra khỏi “đơn vị” hộ nghèo, cụ Mơ thấy có chút… hối lỗi. “Tôi phải xin lỗi ông Chủ tịch, tôi có hơi nóng tính tí. Nhưng tôi không muốn chết trong cảnh nghèo đâu”.

Mấy ai yêu đời được như cụ bà quyết tâm thoát nghèo: Xuân xanh cũng đến 85, nếu bà trang điểm thì trăng rằm thua xa - Ảnh 10.
Mấy ai yêu đời được như cụ bà quyết tâm thoát nghèo: Xuân xanh cũng đến 85, nếu bà trang điểm thì trăng rằm thua xa - Ảnh 11.

Sau khi làm tấm gương “thoát nghèo” trong xã, cụ Mơ đề nghị chính quyền địa phương “quét” hết các gia đình cố tình “bám” vào cái danh “hộ nghèo” không chịu tu chí làm ăn.

“Chồng khỏe mạnh lại hay nát rượu, vợ bế con ngồi lê đôi mách buôn chuyện, cả 2 không chịu làm ăn, nhưng vẫn đăng ký vào hộ nghèo. Anh nghèo vì tai nạn lao động, vì bệnh tình ốm đau, xã còn chấp nhận được, chứ anh nghèo vì uống rượu và lười lao động thì anh không xứng đáng, mất danh dự người nông dân.

Có nhiều người ít tuổi hơn tôi, có con cháu đủ đầy nhưng lại phàn nàn không nơi nương tựa, đó là bêu xấu con.

Nhưng tôi không có quyền nói ai đúng ai sai.


Mấy ai yêu đời được như cụ bà quyết tâm thoát nghèo: Xuân xanh cũng đến 85, nếu bà trang điểm thì trăng rằm thua xa - Ảnh 13.

Thoát nghèo, cụ Mơ lên chức… cận nghèo. Không lương bổng, cụ chỉ còn được hưởng tiền chế độ tuổi già, mỗi tháng 270.000 đồng. Cứ 2 tháng, cụ để dành được 540.000 đồng. Cụ chỉ dám tiêu 40.000, đem 500.000 gửi vào Hội chữ thập đỏ của xã, trao tặng chị Nguyễn Thị Lý ở xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Chồng chết, chị Lý một mình nuôi 4 đứa con chất độc màu da cam. Mỗi ngày, chị đi nhặt sắt vụn, ve chai, ai thuê gì làm nấy, cụ Mơ bảo chị còn khổ hơn cụ gấp vạn lần.

“Tôi có một nỗi buồn không biết chia sẻ với ai” – cụ nói, “là vì tôi già rồi, không công việc, không nhiều tiền để trích ra giúp Nhà nước. Tuy rằng nhỏ thôi, nhưng cũng coi như giúp Nhà nước bớt chút gánh nặng”.

Cụ Mơ thoát nghèo, đến nay cả nước đều biết và coi cụ như tấm gương điển hình của tinh thần vượt khó. Cách đây một tuần, ti vi đưa tin nhiều hộ gia đình đồng loạt viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo, cụ mừng thầm, nhưng… không dám nói với ai.

Sau khi qua đời, cụ Mơ có nguyện vọng nhường căn nhà cấp 4 hiện đang sinh sống cho Hội từ thiện, để bất cứ ai nghèo khổ đều có thể đến ở.

“Tôi thế ni (này) là hạnh phúc lắm rồi, nhưng phải nghĩ tới những người đổ xương máu ở chiến trường, hi sinh cả một cuộc đời. Tôi thoát nghèo vừa là vinh dự cho mình, nhưng còn là tấm gương cho người khác”.

Mấy ai yêu đời được như cụ bà quyết tâm thoát nghèo: Xuân xanh cũng đến 85, nếu bà trang điểm thì trăng rằm thua xa - Ảnh 15.

Chị Trần Thị Thuý – cán bộ chính sách xã Lương Sơn chia sẻ, trước đó khi nhận được đơn xin thoát nghèo của cụ Mơ, chính quyền đã xuống tận nhà chấm điểm.

“Cụ chỉ được 90 điểm, trong khi đấy quy định của Nhà nước, theo chuẩn nghèo Quốc gia là phải trên 120 điểm mới được thoát nghèo. Nhưng cụ trình bày bản thân tự lo được cho mình, không muốn ỷ lại trông chờ vào xã hội. Tôi rất cảm phục cụ” – chị Thuý nói.

Ngày 22/10, Sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa đã trao tặng bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh cho cụ bà Đỗ Thị Mơ vì đã nêu cao tinh thần Tuổi cao – gương sáng. Niềm vui ngập tràn trên khuôn mặt nhăn nheo. Nói đoạn, cụ tặng cả hội trường bài thơ tự sáng tác.

“Quyết tâm thoát khỏi hộ nghèo/ Bởi vì xã hội còn nhiều cưu mang

Bao người chất độc da cam/ Bao người khuyết tật còn mang trên mình

Bao hồn liệt sĩ hi sinh/ Để cho đất nước yên bình ngày nay

Mình thì lành lặn chân tay/ Mắt mũi sáng sủa mặt mày khôi ngô

Lại là con cháu Bác Hồ/ Tại sao lại để cơ đồ tiêu tan”.

Mấy ai yêu đời được như cụ bà quyết tâm thoát nghèo: Xuân xanh cũng đến 85, nếu bà trang điểm thì trăng rằm thua xa - Ảnh 16.

Mấy ai yêu đời được như cụ bà quyết tâm thoát nghèo: Xuân xanh cũng đến 85, nếu bà trang điểm thì trăng rằm thua xa - Ảnh 18.

Chú Lê Xuân Hạnh, 46 tuổi, con trai thứ 7 của cụ Mơ, là người từng vào tù ra tội 5 năm vì tội nghiện ngập. Thời điểm đó, trong nhà không còn gì, kể cả ti vi đầu đĩa, chiếc xe đạp rách mẹ cũng đành bán để vào tù thăm con.

Ngày ra tù, chú tu chí làm ăn, nhớ lại điều mẹ dặn: “Giàu 30 tuổi thì đừng mừng mà khó 30 cũng đừng lo”. Chú gọi điện, báo cụ: “Nếu mẹ có mệnh hệ gì, thì ít nhất còn phải gượng sống 3 năm nữa, chờ ngày con về”.

Cụ Mơ đáp lại bằng giọng điệu kiên cường: “Mi cứ yên tâm làm ăn, không phải suy nghĩ gì. Tao còn sống lâu!”.

Làm ăn phất lên, chú Hạnh đón mẹ lên thăm “cơ ngơi” của mình ở làng Chánh (thuộc vùng núi phía Tây của tỉnh Thanh Hoá). Cụ Mơ tự hào, về khoe với hàng xóm láng giềng. “Thằng con trai tuy tù tội, nhưng phấn đấu làm lại cuộc đời”.

“Mỗi lần mẹ vào tù thăm non, tôi đều xúc động. Sai lầm của tôi, nhưng mẹ không bỏ rơi, vẫn thương tôi như bình thường. Tôi có người mẹ rất tuyệt vời. Bà từng dạy, ‘khoản vay 10 triệu anh nợ, coi như mẹ cho anh. 5 năm tù mẹ đi tiếp tế là tấm lòng người mẹ, còn bổn phận làm con thì tùy anh đối đáp. Từ nay, anh vay ai, nợ ai, thì anh phải tự trả'”.

Mẹ không có gì cả, nhưng đánh giá là nghèo thì mẹ nghèo thật, đằng sau bà từng là 11 người con thơ nheo nhóc. Ngày xưa mẹ tần tảo, một mình gánh vác mọi gian khổ. Mẹ khởi nghiệp chỉ có 10 cân gạo, năm đó tôi còn rất nhỏ, khoảng 9-10 tuổi. Tôi vẫn còn nhớ tiếng bà tính toán: ‘Nếu như làm 10 cân bánh đúc, bán hết ra tiền sẽ mua được 20kg gạo’. Từ chỗ bán bánh đúc, mẹ mở được quán ăn ngay chợ Lương Sơn. Sau khi chồng mất, mẹ nghỉ bán” – chú Hạnh kể.

Nhà đông anh em, nhưng để mẹ phải nhận sổ hộ nghèo, không ai trong số 11 người con cảm thấy hài lòng với điều đó. Nhiều lúc thương mẹ lủi thủi một mình, những muốn đón mẹ về sống chung, nhưng cụ Mơ nhất quyết không đi.

“‘Ngày đó chắc chắn sẽ tới, nhưng nó tới như thế nào thì tôi chưa thể hình dung được. Anh em tôi đều sợ không thể ở bên mẹ những ngày cuối đời. Nhiều lần tôi khuyên mẹ nên ở với ai đó, nhưng bà chỉ gạt phăng đi”.

Mấy ai yêu đời được như cụ bà quyết tâm thoát nghèo: Xuân xanh cũng đến 85, nếu bà trang điểm thì trăng rằm thua xa - Ảnh 20.

Không tính toán thiệt hơn, học cách vươn lên mỗi ngày, dùng ý chí và thái độ sống tích cực để đối đáp với đời, đó là cách những người như cụ Mơ đã lựa chọn. Ngày xưa đó, cô thanh niên Đỗ Thị Mơ hăng hái đi tải gạo dưới trời bom đạn. Đến bây giờ vẫn miệt mài đi tải những ước mơ, ý chí.

Chiều hôm đó, cụ ra vườn, nằm thảnh thơi trên chiếc võng cũ. Điện thoại phát những giai điệu của quê hương, miệng cụ lẩm bẩm đọc vài bài thơ, đầu nghiêng nghiêng tỏ vẻ tâm đắc: “Cuộc đời này, chỉ cần tâm mình thấy thanh thản là đủ, những vật ngoài thân đến khi nhắm mắt cũng có mang theo được đâu”.

Bài viết:Minh Nhân
Ảnh:Minh Nhân, Jino
Thiết kế:Nhật Ánh
Tri thức trẻ.

15 địa danh mang vẻ đẹp hình học tuyệt vời nhìn từ trên cao

Cho dù là một căn cứ không quân, một thành phố đông dân cư hay một cánh đồng hoa, sự đối xứng hài hòa luôn khiến du khách cảm thấy ấn tượng. 15 dia danh mang ve dep an tuong cua su doi xung hinh anh 2

15 dia danh mang ve dep an tuong cua su doi xung hinh anh 1

Central Park (Công viên trung tâm) nằm ở thành phố New York, Mỹ. Quần thể này rộng 341 ha, chiếm 6% diện tích khu Manhattan. Một trong những điểm đặc biệt nhất trong thiết kế của công viên là “hệ thống đường giao thông riêng biệt” dành cho đi bộ, xe đạp, ngựa và ôtô. Công viên có nhiều sân tennis, sân bóng chày, sân trượt băng và bể bơi. Đây cũng là một trong những điểm đến nổi bật nhất nước Mỹ. Ảnh: Redditery.

15 dia danh mang ve dep an tuong cua su doi xung hinh anh 2

Sun Lakes là một địa điểm thu hút du khách ở bang Arizona, với nhiều khách sạn, biệt thự, và câu lạc bộ. Các ngôi nhà ở đây đều được bố trí có trật tự đẹp mắt. Dân cư trong khu vực này chủ yếu là người lớn, số trẻ em dưới 18 tuổi chỉ chiếm 1 % trên tổng số hơn 6.680 hộ gia đình ở đây. Ảnh: Público.

15 dia danh mang ve dep an tuong cua su doi xung hinh anh 3

Sân bay Quốc tế Dallas- Fort Worth, Mỹ trải dài trên diện tích 70 km2 ở giữa Dallas và Fort Worth thuộc bang Texas, Mỹ. Đây là sân bay bận rộn thứ 10 trên thế giới với hơn 64 triệu khách mỗi năm. Ảnh: Geoawesomeness.

15 dia danh mang ve dep an tuong cua su doi xung hinh anh 4

Giao lộ Jacksonville nằm giữa hai đường cao tốc ở Jacksonville, Florida, Mỹ. Đây là các đoạn đường dốc quay quanh nút giao, tạo thành xoắn ốc. Ảnh: Cdn.

15 dia danh mang ve dep an tuong cua su doi xung hinh anh 5

Angkor Wat là một trong những công trình tôn giáo lớn nhất trên thế giới được gìn giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đền thờ được xây dựng vào thế kỷ 12, diện tích 820.000 m2, xung quanh là hào rộng và rừng cây xanh tốt. Ảnh: Overview.

15 dia danh mang ve dep an tuong cua su doi xung hinh anh 6

Eixample là một quận nằm ở Barcelona gây ấn tượng nhờ quy hoạch giống như bảng mạch điện tử. Các căn hộ được thiết kế vuông vức chung một sân. Hệ thống giao thông và khoảng cách giữa các tòa nhà được bố trí để tất cả đều được hưởng ánh sáng mặt trời, thông gió tốt và nhiều khu vực đỗ xe. Ảnh: Overview.

15 dia danh mang ve dep an tuong cua su doi xung hinh anh 7

Ipanema là một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới, thu hút du khách nhờ cảnh quan và văn hóa bản địa. Bãi biển này thuộc Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: Chernozem.

15 dia danh mang ve dep an tuong cua su doi xung hinh anh 8

Những hồ nước nhiều màu sắc này thuộc khu vực nhà máy sản xuất kali Intrepid Potash, nằm dọc theo con sông Colorado, Mỹ. Nước nóng hòa tan kali được hút từ dưới lòng đất lên, bơm vào các hồ phía trên. Nước bốc hơi hết sẽ thu được kali. Màu sắc của các hồ nước được tạo nên nhờ thuốc nhuộm, nhằm tăng khả năng hấp thụ ánh nắng mặt trời, đẩy nhanh quá trình bốc hơi. Ảnh: Metro.

15 dia danh mang ve dep an tuong cua su doi xung hinh anh 9

Thị trấn Lisse, Hà Lan nổi tiếng bởi cánh đồng hoa tulip rộng lớn. Mỗi năm, thị trấn thu hoạch khoảng 4 tỷ bông hoa tulip. 2,3 tỷ bông được bán trong nước, số còn lại xuất khẩu khắp châu Âu và thế giới. Ảnh: Quartz.

15 dia danh mang ve dep an tuong cua su doi xung hinh anh 10

Căn cứ quân sự Davis-Monthan được xây dựng ở khu vực Tucson, bang Arizona, Mỹ. 4000 máy bay quân sự nằm ngay ngắn tại căn cứ này. Đây là nơi tập kết của hàng nghìn máy bay chiến đấu, trực thăng không còn được sử dụng của Bộ Quốc phòng, Cơ quan Hàng không Vũ trụ, lực lượng Vệ binh Quốc gia và một số lực lượng khác của Mỹ. Ảnh: Público.

15 dia danh mang ve dep an tuong cua su doi xung hinh anh 11

Gemasolar, Seville, Tây Ban Nha nhà máy năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới có thể hoạt động vào ban đêm. Nhà máy gồm 2.650 tấm gương cầu, mỗi tấm rộng 120 m2 phân bố theo hình tròn đồng tâm trong khoảng diện tích 195 ha. Ở trung tâm là một tháp cao có nhiều bóng đèn công suất lớn. Theo ước tính, nhà máy nhiệt điện Gemasolar giảm được khoảng 30.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm. Ảnh: Geoawesomeness.

15 dia danh mang ve dep an tuong cua su doi xung hinh anh 12

Cảng Tần Hoàng Đảo nằm ở tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc là cảng vận chuyển than lớn nhất ở Trung Quốc. Mỗi năm, có khoảng 210 triệu tấn than từ cảng này được vận chuyển đến các nhà máy nhiệt điện ở miền nam. Ảnh: Wired.

15 dia danh mang ve dep an tuong cua su doi xung hinh anh 13

Burning Man là một sự kiện hàng năm được tổ chức tại sa mạc Black Rock của bang Nevada, Mỹ. Burning Man thu hút hơn 65.000 người tham gia mỗi năm, được mô tả như là một sự kiện văn hóa, âm nhạc, nghệ thuật mang tính cộng đồng mà ở đó mỗi cá nhân tự tin phô diễn tài năng và cá tính. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất hành tinh. Ảnh: GeoEye.

15 dia danh mang ve dep an tuong cua su doi xung hinh anh 14

Marabe Al Dhafra, thuộc Abu Dhabi (UAE), là khu vực tập trung rất nhiều biệt thự lớn, với khoảng 2.000 người sinh sống. Đây là một trong những vùng nóng nhất trên thế giới, nhiệt độ trung bình đạt 49,2°C (120,6°F). Ảnh: Geoawesomeness.

15 dia danh mang ve dep an tuong cua su doi xung hinh anh 15

La Plata là thành phố thủ phủ của tỉnh Buenos Aires, Argentina. Nó được quy hoạch chặt chẽ, vuông vức như một bàn cờ. Tại Hội chợ Thế giới năm 1889 ở Paris (Pháp), thành phố La Plata được trao hai huy chương vàng ở danh mục “Thành phố của tương lai” và “Hiệu suất xây dựng cao”. Ảnh: Geoawesomeness.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Nguyễn Duy đọc thơ Tiếng tắc kè và lời mong ‘sắp về’

Image result for nhà thơ nguyễn duy images

“Khi ở trong lò lửa chiến tranh, gần với cái chết nhất, người lính luôn khát vọng về hòa bình, khát vọng được sống,” nhà thơ Nguyễn Duy nói với BBC News Tiếng Việt.

“Khi về tới Sài Gòn, một thành phố đầy tắc kè, đi đâu cũng nghe tiếng tắc kè kêu, tôi nhớ đến đoàn quân đi xuyên Trường Sơn, toàn những thằng lính trẻ.”

“Nghe tiếng tắc kè kêu, tôi nhớ về những người lính không về đến Sài Gòn.”

Vào một buổi chiều nắng đẹp tháng Bảy 2019 ở Porto, Bồ Đào Nha, nhà thơ Nguyễn Duy đọc tặng khán thính giả BBC News Tiếng Việt bài thơ ông viết hồi năm 1978.

Nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Tắc kè…

tắc kè…

tôi giật mình

nghe

trên cành me góc đường Công Lý cũ

cái âm thanh của rừng lạc về thành phố

con tắc kè

sao mày ở đây?

Sáng ra nhìn soi mói những cành cây

chả thấy con tắc kè đâu cả

khi chùm đèn thuỷ ngân xanh lên trong vòm lá

tắc kè kêu như tiếng vọng về

Chợt hiện về, thăm thẳm núi non kia

dưới lá là hầm, là tăng, là võng

là cơn sốt rét rừng vàng bủng

là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn…

Những đoàn quân đi xuyên Trường Sơn

ngủ ôm súng suốt một thời trai trẻ

đêm trăn trở đố nhau:

bao giờ về thành phố?

con tắc kè nhanh nhảu nói: sắp về!

Sắp về!…

sắp về!…

người bạn tôi rung võng cười khoái trá

ấy là lúc những cánh rừng trút lá

mùa khô năm một nghìn chín trăm bảy tư

Tết rừng xong

từ giã chú tắc kè

chúng tôi xuôi – ào ào cơn lũ đổ

các binh đoàn tràn vào thành phố

đang mùa thay lá những hàng me

Lá me vàng lăn tăn rải thảm phố hè

chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy

cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy

hột mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay

Người bạn tôi không về tới nơi này

anh nằm lại bên kia cầu xa lộ

anh gục ngã trước cửa vào thành phố

giây phút lạnh lùng chấm dứt cuộc chiến tranh

Đồng đội, bao người không “về tới” như anh

nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa…

tất cả họ, suốt một thời máu lửa

đều ước ao thật giản dị:

sắp về!

Qua hai mùa thay lá những hàng me

cái tết hoà bình thứ ba đã tới

chao ôi nhớ tết rừng không hương khói

đốt nhang lên

chợt hiện tiếng tắc kè

Tôi giật mình

nghe

có ai nói ở cành me:

sắp về!

sắp về!

sắp về!…

PGS.TS 8X của Việt Nam lọt top 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á

PGS.TS 8X của Việt Nam lọt top 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á: “Đừng nghĩ làm nghiên cứu là gạt tiền ra khỏi đầu, không có kinh tế sẽ khó theo đuổi nghề!”

“Vấn đề tài chính không còn khi bạn khẳng định được khả năng nghiên cứu. Khi đó, sẽ có nhiều quỹ sẵn sàng đầu tư. Vấn đề là bạn phải đi con đường ra sao và bằng cách nào để khẳng định bản thân” – PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp chia sẻ.

PGS.TS 8X của Việt Nam lọt top 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á: “Đừng nghĩ làm nghiên cứu là gạt tiền ra khỏi đầu, không có kinh tế sẽ khó theo đuổi nghề!” - Ảnh 1.
PGS.TS 8X của Việt Nam lọt top 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á: “Đừng nghĩ làm nghiên cứu là gạt tiền ra khỏi đầu, không có kinh tế sẽ khó theo đuổi nghề!” - Ảnh 2.
PGS.TS 8X của Việt Nam lọt top 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á: “Đừng nghĩ làm nghiên cứu là gạt tiền ra khỏi đầu, không có kinh tế sẽ khó theo đuổi nghề!” - Ảnh 3.

– Tháng 9/2019, chị cùng với bác sĩ Nguyễn Thanh Liêm là hai nhà khoa học Việt Nam lọt top 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á. Cảm xúc khi được ghi nhận ở lĩnh vực của mình lúc ấy thế nào?

– Hàng năm, tạp chí Asian Scientist (Tạm dịch: Nhà khoa học châu Á – PV) sẽ lựa chọn những gương mặt nhà khoa học trong khu vực, sau đó tiến hành bình chọn top 100. Thường thì các giải khác tôi phải đi nộp nên với giải thưởng lần này, tôi bất ngờ lắm. Phía ban tổ chức chỉ gửi thông báo ngắn gọn rằng tôi được chọn, dù báo chí đã đăng tin được cả tháng.

Trước đây, để đi xin tài trợ cho đề tài thực sự khó khăn, trong khi không có tiền thì không làm được gì. Mà tôi thấy giải thưởng có tiền nên mang hồ sơ đi nộp. Nộp xong có giải thì lấy tiền về nuôi cả nhóm nghiên cứu. Chúng tôi cứ làm mãi, làm mãi như thế, rồi cũng nhận từ giải thưởng này tới giải thưởng kia.

Bây giờ, giải thưởng không còn là nguồn tài chính lớn để tôi nuôi nhóm nhưng là danh dự để tôi dễ xin tiền tài trợ cho nhóm của mình. Tôi thường khuyến khích các bạn trẻ làm background thật tốt rồi đi xin các giải thưởng. Đó là cơ hội để vực dậy, xây dựng nhóm và tồn tại.

Nhiều bạn nhắc tới nộp hồ sơ đi xin giải thưởng thì rất ngại, nhưng miễn là khi đi làm, bạn giữ vững cái tâm, làm điều tốt cho mọi người thì không sao cả.

– Để làm được điều đó có khó khăn đối với một nhà nghiên cứu không?

– Có. Các nhà khoa học thường hay săm soi sản phẩm của mình nên biết cái nào tốt, cái nào không cho người bệnh. Nhưng do marketing và nhiều vấn đề mà cái tốt chưa tới được với người dùng. Trong khi đó không phải ai cũng hiểu được hết những điều nhà khoa học nói. Nhiều lúc, họ chỉ nghe những gì quảng cáo nói. Còn các nhà khoa học lại bị “mua” để nói lên điều quảng cáo muốn nói.

Bản thân tôi là nhà khoa học có tiếng, từng được đặt vấn đề rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ nhận. Có khi người ta trả cả bạc tỷ để nói nhưng tôi không nói. Đứng trước báo đài, những việc liên quan tới cá nhân hóa một tập thể, tôi sẽ không làm.

Tôi bảo với họ: “Tôi sẽ nói những điều bản thân thấy đúng. Chừng nào tôi thấy bản thân không thể sống với khoa học nữa thì sẽ bỏ và làm nghề khác. Chứ không bán danh dự của mình để đi nói những thứ không đúng sự thật”.

PGS.TS 8X của Việt Nam lọt top 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á: “Đừng nghĩ làm nghiên cứu là gạt tiền ra khỏi đầu, không có kinh tế sẽ khó theo đuổi nghề!” - Ảnh 4.

– Tức là chị gạt bài toán kinh tế ra khỏi đầu để tập trung cho đam mê nghiên cứu và giữ vững cái tâm của nhà khoa học?

– Không phải đâu. Nhà khoa học mà không có kinh tế thì làm sao nuôi được bản thân và nhóm nghiên cứu? Không có kinh tế thì khó theo đuổi nghề. Nhà nước không thể nuôi mình mãi được. Nhưng con đường đi của mình phải danh chính ngôn thuận.

Ai làm khoa học mà không muốn đưa sản phẩm của mình lên thị trường thì người đó không đúng. Khoa học phải đưa tới người dùng, chứ đem bỏ hộc tủ thì không còn là khoa học nữa. Nhưng đến tay người dùng phải đi sao cho đúng bản chất mới là vấn đề.

Công trình tôi đang làm mà có thể gần ra thị trường là những băng gạc hiện đại. Còn keo thông minh – có thể dùng để cầm máu, diệt khuẩn và giảm thời gian tái tạo mô, mang tới giải pháp tự tạm chữa vết thương hữu hiệu cho những người sống xa bệnh viện – sẽ cần phải qua nhiều quy trình. Vì keo sẽ tiêm vào bên trong cơ thể. Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ tốt. Và tôi cũng sẽ làm vì cái tốt.

PGS.TS 8X của Việt Nam lọt top 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á: “Đừng nghĩ làm nghiên cứu là gạt tiền ra khỏi đầu, không có kinh tế sẽ khó theo đuổi nghề!” - Ảnh 5.

– Người ta thường nói là các nhà khoa học rất nghèo, làm nghiên cứu thì luôn gặp khó khăn kinh tế để theo đuổi đam mê. Với một PGS.TS có giải thưởng quốc tế như chị thì sao?

– Tôi xuất thân trong một gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn. Nhưng tôi tin niềm đam mê sẽ mang lại những thuận lợi trong nghiên cứu. Các giải thưởng cũng sẽ đến với mình. Sau đó, những công trình mình làm ra sẽ được xã hội chấp nhận.

Vấn đề tài chính không còn khi bạn khẳng định được khả năng nghiên cứu. Khi đó, sẽ có nhiều quỹ sẵn sàng đầu tư. Vấn đề là bạn phải đi con đường ra sao và bằng cách nào để khẳng định bản thân.

Thời tôi còn là sinh viên, ba từng ngăn cản tôi theo con đường này. Lý do vì thời đó khoa học chưa phát triển, việc nghiên cứu rất cực. Thầy cô của tôi chính là những nhân chứng sống cho chuyện đó. Nhưng bây giờ tôi thấy mọi chuyện khởi sắc hơn nhiều.

Nhà nước đầu tư và công nhận các công trình cùng những đóng góp của chúng tôi. Nhiều công trình sau đó sẽ được đưa vào ứng dụng. Tôi nghĩ dù có đi sau nhưng ít ra, chúng ta cũng đã chuyển mình và một ngày nào đó sẽ bắt kịp với thế giới.

PGS.TS 8X của Việt Nam lọt top 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á: “Đừng nghĩ làm nghiên cứu là gạt tiền ra khỏi đầu, không có kinh tế sẽ khó theo đuổi nghề!” - Ảnh 6.

– Lý do gì thôi thúc chị lựa chọn con đường cực khổ và ít nhận được sự ủng hộ này?

– Đam mê thôi (cười). Hồi trẻ, tôi có xem chương trình Discovery và rất thích cách người ta đi làm nghiên cứu, lấy mẫu và khám phá thiên nhiên. Vì yêu thích nên tôi xin học bổng nước ngoài để đi du học. Cái khẳng định đầu tiên của tôi với ba chính là tôi đi học bằng học bổng, không phải bằng tiền của gia đình.

Học xong, tôi quyết định về nước dù từng nhận được mức lương 3.000 USD sau khi tốt nghiệp. Về rồi thì tôi cứ làm thôi và không coi khó khăn là khó khăn. Tôi hy vọng một ngày nào đó mọi người sẽ công nhận.

Điều làm tôi thấy thích thú là mỗi lần làm ra cái gì đó, bản thân có cảm giác như khám phá ra điều mới. Nó giống như một chất kích thích làm cho mình đam mê và dấn thân vào. Chứ thực ra con đường khoa học đúng là gian nan.

Những ai có lòng đam mê, óc tìm tòi thì khoa học là con đường thích hợp để đi và phát triển nghề nghiệp. Vì người đam mê sẽ có cái nhìn khác về khía cạnh khoa học và sẽ dễ thành công hơn. Còn để coi đó là một cái nghề mưu sinh thì hơi khó so với các nghề khác.

PGS.TS 8X của Việt Nam lọt top 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á: “Đừng nghĩ làm nghiên cứu là gạt tiền ra khỏi đầu, không có kinh tế sẽ khó theo đuổi nghề!” - Ảnh 7.

– Vì sao vậy?

– Vì sẽ có nhiều trở ngại về tài chính và gia đình. Đặc biệt đối với phụ nữ, công việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh nở, chăm lo cho gia đình, con cái trong lúc chúng đi học. Công việc nghiên cứu mà bỏ một thời gian là sẽ bị tụt, không theo kịp nữa là mất phương hướng.

– Sau khi lập gia đình, chị có nhận được sự ủng hộ của ông xã trong công việc không?

– Rất ủng hộ nên tới giờ tôi vẫn đang làm việc đây (cười). Kể cả những lúc rất khó khăn của giai đoạn đầu hay như bây giờ, khi nào tôi mệt quá thì anh lo cho con cái hết. Chỉ có mỗi việc dạy con là tôi phải dạy. Phụ nữ có tính ôn hòa nên dễ dàng hơn trong việc đó. Còn đàn ông, họ nóng tính nên hay la và sẽ khó cho con.

Một ngày mới của tôi thường bắt đầu bằng việc ăn sáng cùng ông xã và con. Tôi bắt đầu làm việc từ 7 rưỡi sáng cho tới 6 giờ chiều. Về công việc cụ thể là giải quyết việc trong khoa, họp với sinh viên để xem dự án thế nào, lên kế hoạch giảng dạy và xử lý các công việc tại phòng nghiên cứu.

PGS.TS 8X của Việt Nam lọt top 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á: “Đừng nghĩ làm nghiên cứu là gạt tiền ra khỏi đầu, không có kinh tế sẽ khó theo đuổi nghề!” - Ảnh 8.

– Xuất thân nghèo khó, lại nhận được mức lương cao ngay sau khi tốt nghiệp, vì sao chị lại quyết định trở về Việt Nam lập nghiệp với hai bàn tay trắng?

– Tôi muốn quay về để xây dựng việc nghiên cứu trong nước. Những thứ tôi làm đã được người ta dùng trong bệnh viện rồi nhưng nước mình lại chưa bao giờ được biết đến.

Thật ra, để đi tới quyết định đó, tôi đã phải suy nghĩ 6 tháng trời. Tôi tự hỏi: “Tại sao mình lại không về? Đây vừa là cơ hội, vừa là cách để mình giúp đỡ người dân nước mình”.

Rồi tôi đặt ra vấn đề là mình sẽ phát triển ở đâu. Trả lời được thì tôi quay về, đối mặt và làm việc để vượt lên những khó khăn. Rồi đạt được những thành tích từ chính những khó khăn ấy.

PGS.TS 8X của Việt Nam lọt top 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á: “Đừng nghĩ làm nghiên cứu là gạt tiền ra khỏi đầu, không có kinh tế sẽ khó theo đuổi nghề!” - Ảnh 9.

– Mức thu nhập của chị hiện tại so với con số 3.000 USD đấy thế nào?

– Lương trong trường quốc tế rất cao. Ngay khi tôi về là đã được hơn 20 triệu/ tháng. Con số này giúp tôi không còn nhiều lo lắng, có thể tập trung vào nghiên cứu và đủ để lo cho gia đình.

Còn hiện tại là lo những thu nhập khác cho sinh viên, phòng lab để phát triển nghiên cứu. Phải làm sao để các bạn ấy có đời sống ổn định và tạo cho các bạn ấy một nghề nghiên cứu ổn định, chứ không phải là đi theo mình rồi sau đó chơi vơi, không biết đi đâu về đâu.

Tôi thường vạch cho các bạn đó những kế hoạch, ví dụ như phải học cái gì, đi học ở nước nào. Nên những bạn làm với tôi toàn xin được học bổng vào những trường top đầu thế giới như Cambridge, Melbourne…

– Hai vai trò nhà nghiên cứu và người dạy học của chị có tương quan và hỗ trợ thế nào cho nhau?

– Rất tương quan. Ví dụ, khi dạy thì mình đem kiến thức từ nghiên cứu ra dạy. Sinh viên đặt vấn đề thì mình lại đem những vấn đề đó về nghiên cứu tiếp. Nên hai vai trò này phải bổ trợ qua lại cho nhau. Nếu chỉ phát triển riêng lẻ thì sẽ bị thiếu hụt.

Mà những người làm khoa học, lại làm việc với sinh viên thì khoa học của họ có tính nhân văn rất nhiều. Ví dụ mấy đứa nhỏ làm nghiên cứu thì sáng tạo và bộc phá hơn, lại kèm theo sự chín chắn của mình thì sẽ cho ra những công trình tốt.

Thú thật, một tuần không được lên lớp thì tôi thấy buồn, mà không được đi vào phòng thí nghiệm cũng thấy buồn luôn (cười).

– Trong quá trình giảng dạy, điều gì khiến chị trăn trở và luôn nhắc nhở sinh viên mỗi ngày?

– Khi nghiên cứu và giảng dạy, tôi luôn phải cẩn thận và đặt an toàn của tất cả mọi người lên trên hết. Khi làm thí nghiệm thì phải xem xét đủ điều kiện cho mình, cho sinh viên và cả môi trường xung quanh. Ví dụ khi có sinh viên nào lỡ làm đổ hóa chất ra thì phải xử lý. Tôi phải dạy sinh viên rằng bạn làm đổ hóa chất mà lỡ ai đó đụng vào thì rất tội cho người ta.

Đó là vấn đề y đức. Khoa tôi cũng có một môn về y đức trong nghiên cứu khoa học và đó là tiêu chí đầu tiên mà sinh viên phải biết và thực hành. Y đức trong nghiên cứu khoa học không chỉ về việc dùng hóa chất mà còn về mặt kết quả, mình đừng dối trá về điều đó.

PGS.TS 8X của Việt Nam lọt top 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á: “Đừng nghĩ làm nghiên cứu là gạt tiền ra khỏi đầu, không có kinh tế sẽ khó theo đuổi nghề!” - Ảnh 11.

– Theo chị, điều gì sẽ làm nên thành công của một nhà khoa học nữ?

– Tôi thấy một người phụ nữ thành công trong khoa học thì ngoài sự tò mò còn có tính kiên nhẫn và đức tính của người mẹ. Mình sinh con ra và mong cho tương lai của con ở mấy chục năm nữa được tốt thì cần làm điều gì đó ở ngay thời điểm này. Sau này, con mình, cháu mình sẽ được hưởng những điều đó.

Tôi nghĩ đó là điều tôi đang làm và cũng là vấn đề các nhà làm khoa học cần phải chú ý. Chặng đường sẽ còn dài nhưng mình cố gắng từng ngày, từng ngày thôi.

Cảm ơn chị vì những chia sẻ.

Bài: Hồng Đăng
Thiết kế: Hương Xuân

Theo Trí Thức Trẻ

‘Mặt trời’ chỉ ‘tỏa sáng’ trên báo cáo?

Bloomberg cho rằng Việt Nam được ví là nối gót Trung Quốc về tăng trưởng kinh tế nhưng kỳ thực chỉ “trông tốt trên báo cáo”.

Điều này dường như mâu thuẫn với phát biểu mới đây của ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước, về kinh tế Việt Nam năm 2019, rằng “mặt trời đang tỏa sáng” dù “mây đen phủ lên toàn cầu”.

Tác giả Shuli Ren viết trên Bloomberg ngày 30/12 rằng Việt Nam vốn được ví von là Trung Quốc thứ hai từ cách đây hai thập kỷ. Rằng Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, bất động sản bùng nổ, nền chính trị cộng sản ổn định, có mối quan hệ tốt với Mỹ… Nhưng cần phải bổ sung thêm điều này khi bước vào năm 2020: đó là một sự thịnh vượng không lợi nhuận.


‘Sự thịnh vượng không lợi nhuận’

Khi Việt Nam gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, nước này được khen ngợi là người hưởng lợi lớn nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Việc các tập đoàn nối tiếng chuyển địa điểm từ Trung Quốc sang Việt Nam là minh chứng rõ rệt nhất.

Google của tập đoàn Alphabet đã chuyển nơi sản xuất điện thoại thông minh Pixel, trong khi tập đoàn điện tử Samsung đã đóng cửa nhà máy điện thoại cuối cùng ở Trung Quốc.

Thậm chí một số công ty Trung Quốc như Goertek Inc. – nhà cung cấp tai nghe AirPods của Apple – cũng đang dời đi.

Đây là thời điểm vàng cho Việt Nam trong thế giới kỹ thuật số.

Việt Nam cũng ghi nhận mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP trên 7%, nằm trong nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Thế nhưng, sự khởi sắc này không được trông thấy ở thị trường chứng khoán.

Chỉ số VN-Index của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM từ đầu năm đến nay chỉ tăng vỏn vẹn 7,3%, thua xa mức tăng 32% của chỉ số CSI 300 trên hai sàn Thượng Hải và Thẩm Quyến.

Trong khi các thị trường mới nổi tăng trưởng ổn định vào tháng 12, chứng khoán Việt Nam lại đi theo một hướng khác.

Vậy thì cái gì đang làm suy yếu sức tăng trưởng của Việt Nam?

Các quỹ giao dịch ngoại hối (Exchange Traded Fund – ETF) đang trở thành một nguồn vốn nước ngoài quan trọng, năm 2019 các quỹ ETF đóng góp 44% dòng vốn ngoại vào Việt Nam.

Tuy nhiên, khi nhìn kỹ vào đó, người ta sẽ phải cau mày, Bloomberg bình luận.

‘Thị trường chứng khoán không lành mạnh’

Thị trường chứng khoán Việt Nam kém hơn hẳn so với thị trường sản xuất đang phát triển như vũ bão, theo Bloomberg.

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện bị chi phối bởi các ngân hàng, và chỉ có một nhà phát triển bất động sản, Vingroup JSC.

Trong khi Vingroup đã chuyển sang sản xuất ô tô và điện thoại thông minh, kinh doanh bất động sản vẫn là nguồn thu chính của tập đoàn này.

Với lợi nhuận trung bình trên vốn chủ sở hữu ở mức 15%, các ngân hàng tại Việt Nam là khu vực có lợi nhuận lớn nhất theo bất kỳ tiêu chuẩn nào. Nhưng các khoản vay ngân hàng đã vượt quá GDP của Việt Nam, ở mức cao đối với một quốc gia chỉ kiếm được khoảng 2.500 đô la trên đầu người.

Vì vậy, các ngân hàng cần tăng vốn để tránh nợ xấu trong tương lai.

Gần một nửa các ngân hàng địa phương không thể đáp ứng tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu 8%, theo cảnh báo của Fitch Ranking.

Nhưng việc các ngân hàng tăng vốn là rất khó, ngay cả khi nhà đầu tư ngoại muốn mua cổ phần, do chính phủ áp giới hạn 30% cho sở hữu nước ngoài.

Với việc không nâng mức trần này, chỉ có hai kết quả cho ngành ngân hàng: Hoặc rơi vào một cuộc khủng hoảng tín dụng như Trung Quốc, hoặc phải giảm quy mô cho vay doanh nghiệp.

Đây không phải là tin tốt cho các nhà đầu tư.

Vingroup và các công ty con, hiện có tỉ trọng ảnh hưởng chỉ số VN-Index khoảng 15%, cũng có vấn đề.

Đất đai trở nên khan hiếm – rất khó tìm thấy những khu đất lớn ở các siêu đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, chính phủ đã chậm phê duyệt các dự án mới, làm giảm tiềm năng tăng trưởng của các nhà phát triển.

Bloomberg nhận định rằng, quy định về tỉ lệ sở hữu nước ngoài quá hà khắc là nguyên nhân chính cho tình trạng kém khởi sắc của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các cổ phiếu chất lượng cao đã chạm hạn ngạch và nhà đầu tư ngoại đang giao dịch với nhau với giá cao hơn mặt bằng thị trường.

Do vấn đề thanh khoản, các cổ phiếu này được các tổ chức cung cấp chỉ số phân bổ mức tỉ trọng rất nhỏ. Những cổ phiếu còn lại trong chỉ số đều là những món hàng kém hấp dẫn mà nhà đầu tư không mấy mặn mà.

Việt Nam thực sự đang trở thành Trung Quốc tiếp theo, nhưng là ở khía cạnh của một thị trường chứng khoán không lành mạnh bị chi phối bởi các ngân hàng nợ nần và không có cổ phiếu công nghệ kinh tế mới.

Dù không thiếu nhà đầu tư nước ngoài muốn rót vốn vào, nền kinh tế của Việt Nam không tránh khỏi sẽ bị chậm lại, Bloomberg bình luận.

Việt Nam cần “đột phá thể chế”

Ngày 18/12, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ triển vọng tín nhiệm của Việt Nam xuống Tiêu cực.

Theo TS Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam, việc này không chỉ ảnh hưởng đến việc huy động vốn nước ngoài mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư và hình ảnh Việt Nam.

Để giải quyết việc này, TS Thọ viết cho BBC Tiếng Việt ngày 25/12 rằng Việt Nam cần “đột phá thể chế”, lấy phát triển doanh nghiệp làm động lực phát triển, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh, đồng thời với cải cách hành chính, gỡ bỏ các rào cản, chấn chỉnh thực thi công vụ của bộ máy.

Ngoài ra, TS Phạm Quý Thọ cho rằng Việt Nam cần tránh tập trung quyền lực tuyệt đối, nên mở rộng dân chủ theo hướng thiết lập các thể chế phù hợp với các nguyên tắc thị trường và giá trị phổ quát, nên dựa vào dân hơn nữa để chống tham nhũng.