Khắp nơi trên thế giới từ Australia đến các nước châu Á đều đang rộn ràng không khí chờ đón năm mới 2020 và thập kỷ mới, hy vọng có những thay đổi tích cực sau một năm biến động.
Những nữ sinh trường Ahmedabad tại Ấn Độ vẽ số 2020 lên mặt để đón mừng thế giới bước sang năm mới và thế kỷ mới. Đất nước Nam Á đón năm mới giữa bối cảnh đất nước chìm trong làn sóng phản đối những bất bình đẳng trong xã hội, từ việc bảo vệ phụ nữ khỏi vấn nạn bạo lực và cưỡng hiếp đến luật hạn chế công dân đối với người Hồi giáo. Ảnh: Reuters.
Học sinh trường trường Ahmedabad tổ chức đón mừng năm mới và thập kỷ mới trong buổi học cuối cùng của năm 2019. Ảnh: Reuters.
Những vật lưu niệm và trang trí hình con chuột đã bắt đầu được bày bán trên các gian hàng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Không lâu sau tết dương lịch 2020, các nước châu Á cũng đón tết âm lịch năm Canh Tý. Ảnh: Reuters.
Bắc Kinh sẽ tổ chức một sự kiện hòa nhạc cổ truyền vào ngày 15/1 ở Trung tâm Trình diễn Nghệ thuật Quốc gia nhân Lễ hội Mùa xuân và tết nguyên đán, theo Tân Hoa xã. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc đón năm mới 2020 trong nhiều lo toan, khi cuộc chiến thương mại với Mỹ vẫn chưa tìm ra giải pháp triệt để trong khi bất ổn tại Hong Kong gia tăng sức ép lên giới lãnh đạo nước này. Ảnh: Reuters.
Một hiệu bán pháo bông tại Jakarta, Indonesia, vẫn mở cửa ngày 31/12 để khách hàng mua đón năm mới. Indonesia cùng múi giờ GMT + 7 và sẽ đón năm mới 2020 cùng lúc với Việt Nam. Ảnh: Reuters.
Indonesia tăng cường an ninh tại thủ đô Jakarta cho lễ đón năm mới 2020 trước lo ngại bất ổn. Gần 1.150 nhân viên cảnh sát được tăng cường, đặc biệt ở những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch như Tượng đài Quốc gia. Ảnh: Reuters.
Sự kiện bắn pháo hoa tại Sydney cũng bị kêu gọi hủy bỏ vì không phù hợp trước tình trạng cháy rừng nghiêm trọng ở nước này những tháng qua. Nhiệt độ ở phía tây Sydney trong ngày cuối năm 2019 được ước tính lên đến 40 độ C gây ra các lo lắng về hỏa hoạn. Tuy vậy, cơ quan cứu hỏa bang New South Wales đã chấp nhận cho trình diễn pháo hoa được diễn ra. Ảnh: Reuters.
Hai khách du lịch nữ đến từ Nhật Bản hào hứng chờ pháo hoa tại thành phố Brisbane, Australia vào chiều 31/12. Ảnh: Reuters.
Thủ đô Seoul, Hàn Quốc, được trang hoàng lung linh đón đêm giao thừa 2019 – 2020. Ảnh: Reuters.
Người dân Seoul đêm nay sẽ đón mừng thập kỷ mới với lễ rung chuông truyền thống hàng năm ở Bosinggak Belfry. Chính quyền thủ đô Hàn Quốc đã cấp xe ôtô vào khu vực này từ 22h30 đêm 31/12/2019 đến 1h30 sáng 1/1/2020. Các phương tiện công cộng cũng làm thêm đến 2h sáng 1/1 để hỗ trợ người dân trở về nhà dễ dàng. Ảnh: Reuters.
Từ chuyện cậu bé Sơn La Vì Quyết Chiến đạp xe xuống Hà Nội thăm em trai nằm viện, đến trào lưu dọn rác khoe Facebook của bạn trẻ…, nhiều câu chuyện cảm động lưu dấn ấn năm qua về tình yêu thương và chia sẻ hạnh phúc.
Cuối tháng 3, những hình ảnh về Vì Quyết Chiến lan tràn trên mạng xã hội.
Vượt cung đường Tây Bắc ngoằn ngoèo, những khúc cua tay áo hiểm trở, một cậu bé 13 tuổi một mình trên chiếc xe đạp cà tàng không phanh, không chuông xe, rời bản làng Bống Hà (Chiềng Yên, Vân Hồ, Sơn La) xa xôi với ý nghĩ duy nhất: “Xuống Hà Nội, gặp em trai”. Nơi ấy có bố mẹ và cậu em trai mà từ lúc mới sinh Chiến chưa từng được gặp mặt.
Có người “ngả mũ” trước hành trình đầy yêu thương của người anh trai tuổi vị thành niên dành cho đứa em chưa từng gặp mặt, song cũng không ít người lớn tỏ ra lo ngại. Chúng ta lo ngại thay cho một đứa trẻ miền núi chưa hiểu biết đủ đầy, chưa tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để ứng phó với những kịch bản không may sẽ xảy đến.
Trong cuốn Hoàng Tử bé của Antoine de Saint-Exupéry, chú cáo lông đỏ tiết lộ cho Hoàng Tử bé bí quyết rất giản dị: “Người ta chỉ nhìn thấy thật rõ ràng bằng trái tim mình. Cái chủ yếu thì mắt chẳng thể thấy”. Đôi khi những quyết định mang tính bản năng sẽ đem đến kết quả tốt hơn sự phân tích lý tính.
May mắn thay, quyết định bản năng của Chiến được đáp trả bằng những cánh tay nối dài yêu thương. Hành trình của cậu được tiếp sức bởi anh tài xế, hành khách tốt bụng khi nhìn thấy cậu bé gầy gò, đói lả trên đường.
Trong thế giới với nhiều thông tin độc hại, cướp giật, tranh giành…, câu chuyện truyền cảm hứng của cậu bé đạp xe Vì Quyết Chiến đã phát huy được sức mạnh kỳ diệu. Hàng trăm bạn đọc, hàng ngàn người dùng mạng xã hội gửi đến lời thăm hỏi, động viên kịp thời đến gia đình em.
“Tiền nhiều để làm gì?” – câu hỏi của ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại phiên tòa ly hôn với vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo – khiến cộng đồng mạng một phen chao đảo với rất nhiều những ý kiến trái chiều, vượt ra khỏi những ngụ ý trong phiên tòa dân sự.
“Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó”, độc giả Hoàng Phi viết.
Độc giả Nguyễn Hoàng Chương ao ước có nhiều tiền để lo được cho ba mẹ đang ở độ tuổi xưa nay hiếm có nơi yên nghỉ đường hoàng, để mua được mảnh đất ở vị trí tốt để hưởng thú điền viên. Trả lời cho câu hỏi tiền nhiều có hành phúc không, Hoàng Chương viết: “Nhiều người thường nói với nhau giàu – nghèo số trời cả. Giàu mà tâm tốt sẽ trọn vẹn; bằng không lo âu, tính toán, giành giật liệu niềm vui và xa hơn hạnh phúc có trọn vẹn không?”.
Độc giả Lưu Ly cho rằng chỉ cần bước chân ra khỏi cửa, ai cũng đều cần đến tiền, vì nếu không sẽ không mua được cơm ăn, nước uống, không đổ được xăng xe, ốm đau không có tiền đi khám bệnh. Hơn nữa, tiền giúp người ta thực hiện được giấc mơ. “Nếu ai bảo rằng tiền không quan trọng thì chưa hẳn đã thật lòng”, tác giả chia sẻ suy nghĩ từ những trải nghiệm của bản thân.
Tuy nhiên, “nếu biết hài lòng với cuộc sống, không làm nô lệ cho tiền, có lẽ mỗi người sẽ thấy bình an, hạnh phúc”, Lưu Ly đúc kết.
Lãnh đạo cao nhất Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, tại hội nghị với chính phủ hôm 30/12/2019. Nguồn: Báo NLĐ
Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam – lại khuấy động dư luận khi phát biểu tại một hội nghị giữa lãnh đạo chính phủ và chính quyền các địa phương, diễn ra hôm 30 tháng 12.
Rất nhiều người Việt sửng sốt khi xem, hoặc nghe ông Trọng tuyên bố: Nhờ nỗ lực của toàn đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên mọi lĩnh vực, tốt hơn năm ngoái (2018)!
Sau khi dẫn hàng loạt số liệu để chứng tỏ kinh tế – xã hội năm nay phát triển một cách ngoạn mục, ông Trọng dẫn thêm một ý kiến nêu trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB): “Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời đang tỏa sáng ở Việt Nam!” (1).
Không phải tự nhiên mà công chúng sửng sốt rồi xúm vào dè bỉu nhận định: “Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời đang tỏa sáng ở Việt Nam”. Nhận định đó hoàn toàn mâu thuẫn với thực trạng chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam!
Tuy nhiên ông Trọng không bịa ra nhận định vừa kể. Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời đang tỏa sáng ở Việt Nam gần giống với một ý trong một báo cáo mà WB công bố hồi đầu tháng này…
***
Đó là một báo cáo chuyên đề có tên “TAKING STOCK An Update on Vietnam’s Recent Economic Developments” hay “BƯỚC CHUYỂN VỀ TÀI CHÍNH Mở lối cho các thị trường vốn nhằm phục vụ tương lai phát triển của Việt Nam” (2).
Báo cáo có hai phần. Phần 1 – Những diễn biến kinh tế gần đây – do một người Việt tên là Đinh Tuấn Việt soạn thảo với góp ý của sáu người Việt khác (Nguyễn Việt Anh, Đoàn Hồng Quang, Triệu Quốc Việt, Phạm Minh Đức, Nguyễn Phương Anh, Vũ Hoàng Quyên). Phần 2 – Tầm quan trọng của các thị trường vốn để huy động tài chính dài hạn – do Ketut Kusuma và Zsolt Bango hợp soạn cùng với bốn người khác là Alwaleed Alatabani, Jing Zhao, Mamoudou Nagnalen Barry và Ngô Hà Quân.
Theo WB, báo cáo do Jacques Morisset làm chủ biên và thuộc Chương trình Nghiên cứu – Phát triển thị trường vốn của WB với chính phủ Việt Nam. Chi phí do Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) hỗ trợ.
Báo cáo không tệ nhưng trở thành tệ vì ông Trọng cố tình… cắt gọt, diễn giải sai lệch nhận định của nhóm soạn thảo báo cáo. Ở phần “Tóm lược Tổng quan”, nhóm soạn thảo báo cáo viết như thế này: Mây đen tiếp tục kéo về trên kinh tế toàn cầu với tăng trưởng kinh tế và lưu lượng thương mại thấp hơn dự kiến cho năm 2019. Tuy nhiên, mặt trời vẫn tỏa nắng ở nền kinh tế Việt Nam với dự báo tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm 2019 – chỉ thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với năm 2018...
Theo nhóm soạn thảo, có hai yếu tố khiến kết quả tăng trưởng của Việt Nam “tương đối tốt đẹp” là nhờ “tăng trưởng xuất khẩu và sức cầu trong nước của các doanh nghiệp, hộ gia đình”. Tuy nhiên, nhóm soạn thảo cảnh báo, tăng trưởng sẽ “khó có thể kéo dài vì ít nhiều vẫn nhờ vào tình trạng chuyển hướng xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam do căng thẳng thương mại Trung Mỹ”. Nói cách khác, kết quả tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm nay không hề liên quan đến “nỗ lực của toàn đảng, toàn dân, toàn quân”!
Nếu dành thời gian đọc toàn bộ “TAKING STOCK An Update on Vietnam’s Recent Economic Developments” hay “BƯỚC CHUYỂN VỀ TÀI CHÍNH Mở lối cho các thị trường vốn nhằm phục vụ tương lai phát triển của Việt Nam”, ai cũng có thể thấy, kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều ẩn họa. Song song với những lời lẽ hoa mỹ có tính chất động viên để đối tượng tự điều chỉnh là vô số cảnh báo về đủ loại rủi ro và rõ ràng ông Trọng không đủ thật thà khi cố tình gạt bỏ những cảnh báo ấy!
Nếu thật sự tự trọng và có đủ ý thức trách nhiệm, chắn chắn ông Trọng không thể hăm hở truyền cảm hứng cho đồng chí, đồng bào một cách lệch lạc: “Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời đang tỏa sáng ở Việt Nam”.
Nhóm soạn thảo chỉ nhận định “mây đen tiếp tục kéo về trên kinh tế toàn cầu”, điều đó khác rất xa với khẳng định “mây đen phủ lên toàn cầu”. Tương tự không thể vừa khoe, WB cho rằng “mặt trời vẫn tỏa nắng ở nền kinh tế Việt Nam”, vừa lờ đi chuyện chính WB nhắc nhở, kinh tế Việt Nam “chưa đạt được nhiều tiến triển trong những năm qua, thậm chí còn bị tụt một bậc trong năm 2020, sau khi có tiến triển tốt từ năm 2010 đến 2016 (tăng trên 20 bậc)”.
Và chẳng phải chỉ có thế, khi cố tình nhấn nhá “mặt trời” chỉ “tỏa sáng ở Việt Nam”, ông Trọng còn gạt bỏ nhiều sự thật khác mà nhóm soạn thảo báo cáo lưu ý, chẳng hạn, Việt Nam nên phấn đấu để sớm có một chỗ trong “chỉ số trái phiếu toàn cầu”, điều mà nhiều quốc gia bình thường ở khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan đã đạt được từ lâu! Lẽ nào Việt Nam trở thành lẻ loi, lạc loài chỉ vì… phần còn lại của thế giới chìm trong bóng tối?..
***
“TAKING STOCK An Update on Vietnam’s Recent Economic Developments” hay “BƯỚC CHUYỂN VỀ TÀI CHÍNH Mở lối cho các thị trường vốn nhằm phục vụ tương lai phát triển của Việt Nam” vừa phân tích, vừa giải thích về vai trò, vị trí của các thị trường vốn đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Nếu đọc báo cáo với tinh thần cầu thị sẽ có rất nhiều người Việt cảm thấy âu lo cho tương lai của xứ sở và dân tộc khi đang có quá nhiều ẩn họa chực chờ.
Trung tuần tháng này, Moody’s (Moody’s Investors Service – tổ chức chuyên xếp hạng về mức độ tín nhiệm đối với hoạt động tín dụng toàn cầu) loan báo hạ triển vọng tín nhiệm đối với các khoản nợ do chính phủ Việt Nam bảo lãnh xuống mức “tiêu cực” (3). Trong khi chính phủ Việt Nam hối hả triệu tập đại diện các cơ quan hữu trách, ra lệnh kiểm điểm vì trả nợ cho WB trễ hạn (4), cam kết với cộng đồng quốc tế sẽ nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ trả nợ (5) thì Tổng Bí thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch Nhà nước mạnh dạn “biên tập” nhận định của WB, lên “dây cót” động viên “toàn đảng, toàn dân, toàn quân” rằng thế giới thì… âm u và “mặt trời” chỉ… “tỏa sáng ở Việt Nam”!
Hiện nay, nhiều công ty hàng đầu thế giới như Google, Microsoft, Pepsi, Deutsche Bank, MasterCard, Adobe Systems, hay công ty về tiêu dùng Reckitt Benckiser đều có điểm chung là họ sử dụng các CEO gốc Ấn Độ để điều hành.
Sundar Pichai – CEO của Google, cũng là một người gốc Ấn
Ảnh: AFP
Liệu có điều gì khiến người gốc Ấn được tin tưởng để giao phó các vị trí trọng yếu này? Hầu hết họ đều ở độ tuổi 40-50 và đã tốt nghiệp các trường đại học quốc tế danh tiếng ở Mỹ hoặc Anh, trước đó họ xuất thân và học phổ thông ở Ấn Độ.
Trong số đó phải kể tới những CEO nổi bật như Sundar Pichai (Google) và Satya Nadella (Microsoft), họ đều là những sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật từ các trường Đại học hàng đầu của Ấn Độ, họ có bằng MS (Master of Science) và MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh) ở nước ngoài. Còn những CEO khác như Indra Nooyi (Pepsi) , Ajay Banga (MasterCard) và Ivan Menezes (Diageo) đều là những người lấy bằng MBA từ các trường thuộc Học viện quản lý Ấn Độ (IIM).
Nhưng phải có một lý do tại sao khiến hiện có rất nhiều người (gốc) Ấn Độ mà không phải nước khác mới nổi như Trung Quốc, Nga hay Nhật lại trở thành những người điều hành các doanh nghiệp có ảnh hưởng trên thế giới như chúng ta đang thấy? Điều gì khiến cho người Ấn Độ phù hợp với các vị trí CEO tại các công ty công nghệ?
Câu trả lời cho những câu hỏi này rất đơn giản. Người quản lý gốc Ấn Độ đang “lên đỉnh” vì họ có sự kiên trì. Họ có đủ kiên nhẫn để từ từ vươn lên từ các vị trí thấp trong một công ty và cũng không luân chuyển qua các công ty khác, cho tới khi họ đạt được cấp độ kinh nghiệm và tin cậy nhất định. Họ đã ‘đạt được’ (chứ không phải ‘trở thành’) những gì mà họ xứng đáng với các vị trí lãnh đạo (họ đang có). Sau hơn hai thập kỷ làm việc chăm chỉ tại Microsoft, Nadella đã được bổ nhiệm làm CEO. Còn Sundar Pichai đã làm việc cho Google từ năm 2004. Nooyi cũng đã gia nhập PepsiCo vào năm 1994 và đã đồng hành cùng họ kể từ đó.
Ngoài ra, các CEO gốc Ấn khác như Anshu Jain, Menezes và Narayen đều đã kiên nhẫn làm việc trong các công ty tương ứng của họ suốt hơn một thập kỷ trước khi được bổ nhiệm vào vị trí CEO. Narayen là chủ tịch kiêm CEO của Adobe. Ông gia nhập Adobe vào năm 1998 và trở thành CEO công ty này vào năm 2007. Ông đã góp phần vào thành công của Adobe trong việc chuyển thương hiệu phần mềm thiết kế sáng tạo sang nền tảng đám mây và được tạp chí Barron đề cử là một trong những CEO giỏi nhất thế giới vào năm 2016 và 2017.
Một điểm quan trọng khác cần ghi nhận đối với người Ấn Độ là sự khiêm tốn trong công việc. Bạn có thể là một CEO nhưng vẫn là người ngồi làm việc cả ngày trong văn phòng, tham gia trực tiếp vào các dự án, di chuyển khắp văn phòng từ bàn này sang bàn khác để làm việc với các nhân viên mà không nề hà gì. Theo nghiên cứu, khi có được cảm giác rằng công ty thực sự quan tâm, các nhân viên sẽ có sự trung thành mạnh mẽ vượt xa các phần thưởng tài chính vốn “dễ đến và dễ đi”. CEO Indra Nooyi của Pepsi Co cho rằng cần tôn trọng nhân viên của mình trong cả cuộc sống ở ngoài công ty nữa, chứ không chỉ là một nhân viên của hãng. CEO của công ty bán dẫn hàng đầu thế giới GlobalFoundries là Sanjay Kumar Jha cũng nổi tiếng với việc sẵn sàng xắn tay áo nhảy vào làm việc cùng với các đồng nghiệp công nghệ của mình.
Một đức tính khác là người Ấn thường tập trung vào các chiến lược dài hạn và có khả năng đạt được mơ ước của họ. CEO Nadella của Microsoft đã chia sẻ với nhân viên của mình trong bức thư đầu tiên lúc nhậm chức rằng, “chúng ta cần tin vào những điều không thể và loại bỏ những điều không thiết thực” (We need to believe in the impossible and remove the improbable).
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là ngôn ngữ. Người Ấn rất thành thạo tiếng Anh và họ có khả năng giao tiếp lưu loát tiếng Anh hơn các vị lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản hay một số quốc gia mới nổi khác. Rất có thể các sản phẩm của các quốc gia khác tốt nhưng lại thiếu khả năng giao tiếp và tiếp thị với thế giới một cách trọn vẹn như người Ấn đang làm, điều đó thật đáng tiếc. Chúng ta có thể coi đây là một dấu ấn tích cực của giai đoạn thực dân Anh đô hộ Ấn Độ, bên cạnh hàng tá những hậu quả tiêu cực khác trong giai đoạn lịch sử đó.
Dưới tài lãnh đạo của CEO Satya Nadella, Microsoft đã thích nghi với thị trường hơn
Ảnh: AFP
Với sự gia tăng của các CEO gốc Ấn ở các tập đoàn có ảnh hưởng như Microsoft, Google, MasterCard, PepsiCo, câu hỏi đặt ra là liệu tham vọng công nghệ của chính người Ấn đang ở đâu? Bởi hiện vẫn rất khó tìm thấy các phiên bản “Ấn Độ” của Microsoft, Google,… ở quốc gia này. Vì sao một số công ty như Apple lại vẫn “miễn nhiễm” với các nhà lãnh đạo gốc Ấn?
Rõ ràng là Ấn Độ hiện vẫn đang ở trong giai đoạn cực thịnh về khởi nghiệp, với hàng loạt startup như Flipkart, Paytm, Hike, Ola, Freecharg,.. vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi các doanh nghiệp mới nổi này chuyển dịch dần sang các công ty đa quốc gia. Đó cũng là bài học đáng để cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể học hỏi, từ cách tiếp cận ngôn ngữ “quốc tế” là tiếng Anh cho tới sự kiên nhẫn của giới trẻ Ấn Độ trong công việc, trước khi được ghi nhận và đề bạt ở những vị trí quản lý quan trọng.
Dưới đây là danh sách một số CEO gốc Ấn tiêu biểu ở các tập đoàn hàng đầu tại Mỹ và châu Âu:
1. Sundar Pichai- Google
2. Satya Nadella- Microsoft
3. Chaianu Narayen- Adobe Systems.
4. Anshuman Jain – Deutsche Bank
5. Indra Nooyi- Pepsi Co.
6. Ajaypal Singh Banga- Mastercard
7. Rajeev Suri – Nokia
8. Sanjay Jha- Global Foundries
9. Sanjay Mehrotra – Sandisk
10. Dinesh Paliwal- Harman International Industries
Bên cạnh các CEO gốc Ấn khác của những tập đoàn lớn như NetApp, Reckitt Benckiser, Motorola, Micron, Softbank Vision Found, Citigroup, Diageo, Novartis…
Việt Nam được Forbes dự báo sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2020.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và sự chậm lại của xuất nhập khẩu toàn cầu đang gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế châu Á đang phát triển, khiến ADB cắt giảm dự báo tăng trưởng cho khu vực.
ADB kỳ vọng các nền kinh tế châu Á đang phát triển (gồm 45 nền kinh tế bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản) sẽ tăng trưởng 5,5% vào năm 2020.
ADB cho biết căng thẳng thương mại kéo dài vẫn là rủi ro chính đối với triển vọng của khu vực, nhưng một số ít quốc gia dự kiến sẽ vượt trội hơn so với các nước láng giềng vào năm tới. Đây là những nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh nhất vào năm 2020:
Bangladesh được dự báo sẽ tăng trưởng 8% nhờ đầu tư nước ngoài gia tăng vào ngành dệt may, may mặc và giày dép giá rẻ. Bangladesh đã tăng trưởng ít nhất 6% mỗi năm kể từ năm 2011. Mức lương trung bình chỉ 101 USD/tháng đã thu hút các khoản đầu tư đó.
Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trưởng 7,2% khi nước này tìm cách trở thành một cường quốc sản xuất mới, đặc biệt là lĩnh vực thiết bị điện tử, theo chính sách của chính phủ.
Tajikistan được dự báo sẽ tăng trưởng 7% nhờ các mỏ vàng và bạc, lĩnh vực chế biến kim loại và kiều hối từ khoảng một triệu công dân sống ở nước ngoài. GDP của Tajikistan đã tăng 6,9% trong năm 2016, 7,1% vào 2017 và 7,3% vào năm 2018.
Myanmar được dự kiến sẽ tăng trưởng 6,8%, vì xuất phát điểm còn thấp. Ngành sản xuất xuất khẩu của Myanmar đã tăng trưởng nhanh chóng trong 5 năm qua, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
Campuchia dự kiến sẽ tăng trưởng 6,8%, một phần nhờ đầu tư của Trung Quốc. Các nhà đầu tư Trung Quốc đang đổ vốn vào bất động sản, khu nghỉ dưỡng ven biển và cơ sở hạ tầng như đường xá và 2 sân bay. Trung Quốc đã đầu tư khoảng 2 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng Campuchia từ năm 2018.
Việt Nam được Forbes dự báo sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm tới. Trước đó, Việt Nam đã tăng trưởng đều trên 6% mỗi năm kể từ năm 2012, trong những nỗ lực chuyển sang các mặt hàng sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn như hàng điện tử.
Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tạo sức mạnh lớn cho nền kinh tế Việt Nam, với mức tăng 69,1% so với cùng kỳ trong đầu tư trực tiếp trong năm tháng đầu năm nay, lên 16,74 tỷ USD.
Các nền kinh tế châu Á đang phát triển khác mà ADB dự báo sẽ tăng trưởng hơn 6% bao gồm Nepal và Maldives ở mức 6,3%, Lào và Philippines đều ở mức 6,2% và Mông Cổ ở mức 6,1%.