Bên trong ‘kim tự tháp’ trên đỉnh núi giá hơn 2 triệu USD

Một ngôi nhà có hình kim tự tháp ở thành phố Malibu (California, Mỹ) đang được rao bán trên thị trường với giá xấp xỉ 2,3 triệu USD.

Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 1 5df921fc71a5ca04ca1fc675.jpg
Ngôi nhà nằm trên đỉnh một ngọn núi ở thành phố Malibu, cao gần 610 m so với mặt nước biển. Năm 2019, chuyên trang bất động sản Zillow ước tính trung bình một ngôi nhà tại Malibu trị giá gần 2,9 triệu USD.
Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 2 5df9221e7f36d0058b60af44.jpg
Ngôi nhà được xây vào năm 1982 bởi 2 kỹ sư, có diện tích khoảng 346 m2, nằm trên một mảnh đất rộng hơn 9.700 m2.
Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 3 5df922f871a5ca05fe5afeea.jpg
Công trình có 2 tầng với không gian sinh hoạt bên trong tương đối rộng rãi. Phòng khách, nhà bếp, 2 phòng ngủ, phòng làm việc, khu vực ăn uống nằm ở tầng 1.
Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 4 5df9229071a5ca05b3085d97.jpg
Phòng khách rộng lớn, thoáng đãng, mang phong cách cởi mở, và được chia thành nhiều khu vực khác nhau. Sàn đá độc đáo tạo điểm nhấn cho căn phòng.
Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 5 5df922ab7f36d00636012a44.jpg
Khu vực ăn uống nhỏ nhắn, được bày biện gọn gàng mà không kém phần tinh tế, trang nhã.
Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 6 5df9232c7f36d006856ec36e.jpg
Phòng làm việc sang trọng với tông màu be chủ đạo cùng ô cửa kính cỡ lớn đem đến cảnh sắc thiên nhiên núi non trập trùng.
Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 7 5df9236271a5ca064f1898a8.jpg
Tầng 1 có một chiếc đồng hồ, lịch mặt trời được đo theo ánh nắng, dựa trên các công thức cổ xưa.
Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 8 5df9239f7f36d006f739ed69.jpg
Phòng ngủ chính thoáng mát nằm ở tầng 2 với những ô cửa sổ đem đến nguồn ánh sáng tự nhiên dồi dào. Căn phòng được trang bị một ban công để gia chủ thoải mái ngắm cảnh.
Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 9 5df9237971a5ca066d6d8756.jpg
Đi kèm với 3 phòng ngủ, ngôi nhà có 3 phòng tắm trang nhã, hiện đại, được trang bị đầy đủ các tiện nghi cần thiết.
Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 10 5df923db7f36d00739060639.jpgKhông gian thư giãn ngoài trời nằm ở sân sau của ngôi nhà, nơi các thành viên trong gia đình có thể tận hưởng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ hay cảnh hoàng hôn rực rỡ.

Minh Đức / Zing

Cuối năm ngồi ngẫm lại cuộc đời: Cứ sống chết vì TIỀN, chúng ta có bao nhiêu ngày thực sự dành cho bản thân?

Cuộc đời con người có thể vì tiền mà “vào sinh ra tử”. Vất vả nửa đời chính là vì mong muốn tích góp nhiều tiền tài, vật chất hơn nữa để có thể nâng chất lượng sinh hoạt lên một độ cao khác. Thế nhưng, đồng thời tiền tài cũng tựa như xiềng xích, lòng tham là nấm mộ chôn vùi bản thân. Chúng ta càng để đồng tiền, danh lợi, vật chất chiếm đoạt bản thân lại càng đánh mất tất cả. Cuối cùng chỉ là công dã tràng, không còn gì trong tay.

Đó chính là lý do mà cổ nhân có câu: “Nhân vị tài tử, điểu vị thực vong”, tức là “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn”. Câu nói này bắt nguồn từ một điển tích xa xưa kể lại rằng:

Thời cổ đại, có một thanh niên tên là A Tam chẳng biết làm gì, chỉ suốt ngày ăn rồi lại nằm, mong chờ cuộc đời không làm mà hưởng, tiền tài từ trên trời rơi xuống.

Một con chim hung ác gần đó biết chuyện, nửa đêm tìm đến nhà A Tam và nói rằng: “Chẳng phải ngươi muốn được giàu có chỉ trong 1 đêm sao? Ta sẽ giúp ngươi.”

A Tam vội vàng hỏi: “Mi chỉ là một con chim thì có thể giúp ta kiểu gì?”.

Con chim hung ác trả lời: “Ở xa ngoài khơi có một hòn đảo, trên đảo toàn là vàng. Chỉ cần mỗi ngày ngươi trả cho ta 1 con dê để ăn no bụng, ta có thể đưa ngươi bay đến đó nhặt vàng về”.

A Tam không cần suy nghĩ gì nhiều đã nhanh chóng đồng ý, leo lên lưng con chim để nó chở mình bay qua núi cao, lướt qua biển rộng, cuối cùng đặt chân tới một hòn đảo được trải vàng óng ánh, dõi mắt nhìn không thấy điểm cuối là đâu. Trước khi thả A Tam xuống, con chim nói: “Ngươi nhất định chỉ được ở lại trên đảo khi màn đêm còn buông xuống. Ngay khi mặt trời vừa lên, chúng ta phải nhanh chóng rời khỏi”.

Nói rồi, nó thả A Tam xuống đất. Tuy nhiên, số vàng khổng lồ trước mắt khiến anh ta quên luôn lời dặn của con chim. Ba lần bảy lượt thúc giục mà A Tam vẫn không chịu đi, thế là con chim lập tức bỏ lại anh ta để bay vút đi. Ngay lúc đó, mặt trời nhô lên, A Tam lập tức bị lửa thiêu cháy.

Về phần con chim, nó tức tối vì đã mất công mất sức bao nhiêu, nhưng kết quả lại không được gì. Thế là đêm xuống, nó lại trở về hòn đảo, lấy thi thể A Tam làm bữa tiệc lớn nhưng vì mải ăn, lần này đến lượt nó quên mất thời gian, cuối cùng rơi vào kết cục không khác gì anh ta vào sáng hôm sau.

Vậy nên người ta mới dùng câu nói “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn” để cảnh tỉnh thế nhân đừng để danh vọng, tiền tài và vật chất che mờ đôi mắt, buông thả ham muốn vô độ, cuối cùng đánh mất chính mình.

Ngày nay, cuộc sống tràn ngập cám dỗ lại càng khiến chúng ta dễ dàng sa ngã, chấp nhận đánh đổi rất nhiều nguyên tắc, quy định và phẩm hạnh chỉ vì một món lợi ích. Vì làm giàu, thương nhân có thể bất chấp thủ đoạn trong cạnh tranh, chỉ tập trung vào lợi nhuận thu về. Khi chữ “Tài” chiếm mất vị trí đầu tiên trong lòng người thì ngũ thường của người quân tử là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín tự nhiên cũng không bị xem nhẹ.

Một người đàn ông trụ cột gia đình thường phải gánh trọng trách kinh tế trên vai, cung cấp và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho cả gia đình. Nếu kiếm được ít, người ta có lý do để coi thường. Tự bản thân người đó cũng sẽ cảm thấy mất mát, tự ti và chua xót chán nản trước cuộc đời. Do đó, áp lực phải làm giàu cũng trở nên nặng nề gấp bội.

Đời xưa đã có câu “Quân tử ái tài”, đời nay cũng chẳng có ai không yêu tiền, không muốn ở nhà đẹp, không muốn đi xe sang, không muốn ăn sung mặc sướng, vinh hoa phú quý đầy nhà. Thế nhưng, nếu cứ một mực nắm giữ những thứ không thuộc về mình, chúng ta sẽ không bao giờ có thể thực sự sở hữu hạnh phúc.

Vàng bạc châu báu chỉ như thêu hoa trên gấm, có thì tốt đẹp, không có cũng chẳng ảnh hưởng gì tới đời sống thực tế của mỗi người. Đôi khi, nếu gạt bỏ lòng tham sang một bên, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình có thể dễ dàng thỏa mãn hơn nhiều. Nhà chỉ cần đủ để ở, không cần quá xa hoa. Xe chỉ cần đủ để di chuyển, không cần quá đắt tiền. Của cải chỉ cần đủ dùng trang trải cuộc sống và có một khoản tiết kiệm, không cần sở hữu quá nhiều số 0 “nằm ngủ” trong tài khoản ngân hàng.

Giàu hay nghèo thì chúng ta vẫn sống, vẫn có tư cách để được hạnh phúc với chính hiện tại của mình. Cuộc sống có vô vàn cách sống, quan trọng nhất là được sống cho chính bản thân, cho những người xung quanh, cảm nhận sự thỏa mãn từ đáy lòng.

Mỗi người chỉ có 1 cuộc đời để sống. Khoảng thời gian mất đi đều không thể lấy lại được. Vì vậy, tại sao không hưởng thụ cuộc sống của chính mình, tìm kiếm những điều bản thân yêu thích và thoải mái nhất? Trên con đường tương lai, có thể chúng ta còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Do đó, hãy học cách tận hưởng và sống cho vui vẻ ngay tại thời điểm này. Đó mới là cuộc sống có thể khiến bạn hạnh phúc.

Dù có mù quáng theo đuổi tiền tài vật chất, công danh lợi lộc, nhan sắc vóng dáng hay bất cứ thứ gì khác, mục tiêu cuối cùng mà chúng ta tìm kiếm cả đời vẫn chỉ là hai chữ “hạnh phúc”. Đôi khi, chúng ta vẫn luôn có được nó, chỉ là không biết trân trọng mà thôi. Khi được làm điều bạn thích là tự do, thích điều bạn làm chính là hạnh phúc.

Đừng vì những giá trị phù hoa hư vinh phù du của đời người mà đánh mất giá trị cốt lõi của bản thân. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ cũng không thể bằng một khoảng không tĩnh lặng, an yên cho riêng mình. Đừng như con chim hung ác hay A Tam tham lam trong câu chuyện kể trên, chỉ vì cái lợi ích trước mắt mà đánh mất cả sinh mạng của mình. Sống ở đời, đánh mất bản thân thì có khác gì đánh mất sinh mạng?

Dương Mộc / Trithuctre

Quan hệ bạo lực của huyền thoại phim ‘Bố già’ và người vợ cả bí ẩn

 

Tác giả Sarah Broughton đã đi sâu tìm hiểu câu chuyện đằng sau những bê bối của ngôi sao Hollywood Anna Kashfi, người vợ đầu tiên của ‘Bố già’ Marlon Brando.

Có cơ duyên gặp gỡ và trò chuyện trực tiếp với nữ diễn viên Anna Kashfi đã giúp Sarah viết nên cuốn sách Brando’s Bride. Trong đó, Sarah đã khắc họa con đường Kashfi trở thành ngôi sao, cuộc hôn nhân đầy sóng gió của bà với biểu tượng Hollywood Marlon Brando, sự đổ vỡ tai tiếng và những năm cuối đời ẩn dật. Bà Kashfi đã qua đời năm 2015 ở tuổi 80.

Quan he bao luc cua huyen thoai phim ‘Bo gia’ va nguoi vo ca bi an hinh anh 1 bradno-bride.jpg
Cuốn sách đã được ra mắt tháng 6 năm nay. Ảnh: Fox News.

Chia sẻ về cuốn sách với Fox News, Sarah cho biết: “Tôi tìm kiếm thông tin về bà và gửi thư cho bà. Nhưng tôi đã không nhận được bất kì phản hồi nào. Sau đó, tôi viết thư cho bà ấy một lần nữa và bày tỏ rằng tôi sẽ đến và gõ cửa nhà bà ấy vì tôi muốn có cơ hội chia sẻ câu chuyện của bà”.

Sarah nhớ lại: “Tôi tưởng rằng ​​sẽ không nhận được phản hồi nào. Bạn phải biết người phụ nữ này dường như không thích nói chuyện với tôi. Nhưng sau đó bà ấy đã đáp lại tôi. Khi tôi bước vào nhà, những lá thư của tôi được đặt trên bàn. Chúng tôi đã dành ba ngày chỉ để trò chuyện”.

Duyên nợ với Marlon Brando

Kashfi, sinh ra ở Darjeeling, Ấn Độ, từng chia sẻ với cây viết Hedda Hopper rằng bà được một giám đốc của Paramount phát hiện ra tại một bữa tiệc ở London khi mới 18. Kashfi sau đó đã thành danh với nhiều bộ phim như The Mountain năm 1956 (đóng cùng Spencer Tracy) và Battle Hymn năm 1957 (đóng cùng Rock Hudson).

Quan he bao luc cua huyen thoai phim ‘Bo gia’ va nguoi vo ca bi an hinh anh 2 GettyImages-176686544.jpg
Anna Kashfi đã gây dựng được sự nghiệp diễn xuất cho riêng mình. Ảnh: Archive Photos/Getty Images.

Và cũng chính tại studio của Paramount, Kashfi đã lọt vào mắt xanh của Brando, một trong những ngôi sao lớn của Hollywood thời bấy giờ. Brando đã giành được giải Oscar đầu tiên của ông với bộ phim On the Waterfront năm 1954.

Tác giả Sarah chia sẻ: “Tôi nghĩ họ đã kết hôn vì bà ấy có thai. Vào thời điểm đó, vẫn rất tai tiếng khi một người phụ nữ có con mà không kết hôn. Và điều đó cũng gây tai tiếng cho ông ấy khi không kết hôn với mẹ đứa con của mình. Ông ấy đã nói với bạn bè rằng ông không nghĩ cuộc hôn nhân sẽ kéo dài. Nhưng ông ấy thực sự muốn có một đứa con, vì vậy ông ấy để mọi việc diễn ra”. Năm 1958, cặp vợ chồng chào đón con trai đầu lòng Christian Brando.

Quan he bao luc cua huyen thoai phim ‘Bo gia’ va nguoi vo ca bi an hinh anh 3 GettyImages-515024170.jpg
Quyền nuôi dưỡng Christian Brando khiến mối quan hệ của Kashfi và Brando càng thêm bế tắc. Ảnh: Getty.

Tác giả cũng cho biết trong suốt cuộc hôn nhân hai năm với Kashfi, Brando vẫn có quan hệ với những người phụ nữ khác. Và đúng như điều Brando luôn nghĩ, họ li thân vào năm 1958 và li dị năm 1959.

Nhưng những rắc rối của cuộc hôn nhân chưa kết thúc khi cả hai đều muốn giành quyền nuôi con trai. Theo tờ New York Times, cuộc chiến giành quyền nuôi con kéo dài gần 15 năm với nhiều lần ra tòa. Cả hai còn cáo buộc nhau có hành vi bạo lực gia đình. Tại một phiên tòa, Kashfi thậm chí đã tát Brando ngay trước sự sững sờ của các phóng viên và nhiếp ảnh gia.

Quan he bao luc cua huyen thoai phim ‘Bo gia’ va nguoi vo ca bi an hinh anh 4 GettyImages-515025272.jpg
Kashfi từng tát Brando ngay khi rời phòng xử. Ảnh: Getty.

Sarah cho biết: “Cuộc chiến giành quyền nuôi con của họ được ghi lại chi tiết trên báo chí. Họ bị chụp lại khi cãi nhau tại trường học và có thái độ cực đoan với nhau. Kashfi nói trước tòa rằng bà đã đột nhập vào nhà Brando và đập chiếc bàn của ông. Vào một dịp khác, Brando đột nhập vào phòng khách sạn nơi bà đang ở cùng con trai và đưa con của họ đi. Cả hai đều biện minh cho hành vi của mình. Ông ấy không cảm thấy Kashfi có thể mang đến một ngôi nhà cho con trai của họ. Còn bà ấy cảm thấy có một ‘cuộc diễu hành’ của những người phụ nữ ra vào nhà Brando – điều cách xa cuộc sống gia đình mà bà muốn dành cho con trai. Họ rất khó có mối quan hệ bình tĩnh. Cả hai từng tát vào mặt nhau. Điều đó rất đáng trách. Họ không giấu giếm điều đó”.

Bà Kashfi cũng đã chia sẻ với Sarah rằng dù biết bản tính của Brando, bà ấy từng cố gắng cứu vãn cuộc hôn nhân của họ. “Có những lúc, Anna nghĩ rằng họ có một mối quan hệ thực sự say đắm. Nhưng bà ấy không thể đối mặt với tất cả những người phụ nữ khác”. Bà cũng thường chịu cảnh chăm con một mình khi ông ấy đi chơi với những người phụ nữ khác. Theo Sarah, phải mất vài ngày để Brando nhìn thấy con trai mình sau khi Kashfi sinh.

Nỗi đau mất con và những năm cuối đời ẩn dật

Còn người con trai của họ đã có một cuộc sống khó khăn. Theo tờ New York Times, Christian ở tù 5 năm sau khi nhận tội ngộ sát vào năm 1990 vì giết bạn trai của em gái cùng cha khác mẹ. Vào năm 2005, vợ cũ của Christian, Deborah Brando đã kiện anh ta vì bạo lực gia đình. Cô tuyên bố rằng sau cuộc hôn nhân năm 2004, Christian liên tục đánh đập cô và đe dọa sẽ giết cô. Còn Christian phản đối, cho rằng Deborah đã đột nhập vào nhà và đánh anh ta vì muốn hủy bỏ cuộc hôn nhân chỉ sau 10 tuần trao nhau lời thề. Vụ kiện này đã được giải quyết bằng những điều khoản được giữ kín.

Christian qua đời năm 2008 ở tuổi 49 vì viêm phổi. Tác giả Sarah cho biết cái chết của Christan đã tác động sâu sắc đến Kashfi: “Bà ấy cực kì yêu quý con trai mình. Bà đã nói về anh ta rất nhiều và anh ta là tất cả đối với bà. Bà không có gì ngoài những kỷ niệm đẹp khi nuôi lớn Christian. Bà vẫn xem anh ta là cậu bé của mình. Tôi nghĩ những ký ức đó đã mang lại cho bà ấy sự bình yên, sau tất cả những gì bà ấy phải chịu đựng”.

Quan he bao luc cua huyen thoai phim ‘Bo gia’ va nguoi vo ca bi an hinh anh 5 Anna-author.jpg
Tác giả Sarah trong cuộc trò chuyện với bà Kashfi. Ảnh: Sarah Broughton.

Vụ li hôn của Kashfi và Brando hoàn tất vào năm 1960. Năm 1974, Kashfi kết hôn với giám đốc điều hành ngành điện tử James Hannaford. Ông James qua đời năm 1986. Còn Brando tiếp tục kết hôn thêm hai lần nữa trước khi qua đời năm 2004 ở tuổi 80 vì suy tim.

Sarah hi vọng rằng cuốn sách sẽ vẽ nên một bức tranh mới về người vợ đầu của Brando, làm sáng tỏ những cay đắng mà bà phải chịu đựng. Sarah bày tỏ: “Đã có rất nhiều thông tin sai lệch được viết về bà ấy trong những năm qua. Bà ấy là người đã sống sót. Và tôi hy vọng lần này mọi người sẽ tự nhìn thấy điều đó”.

Minh Hoa / Sách hay / Zing

Vượt Singapore và nhiều thành phố lớn khác, TP. Hồ Chí Minh lot top 3 nơi đáng sống trên thế giới

Vượt Singapore và nhiều thành phố lớn khác, TP. Hồ Chí Minh lot top 3 nơi đáng sống trên thế giới

InterNations đã công bố 30 thành phố tốt nhất để sống, làm việc và kết bạn vào năm 2020. TP. Hồ Chí Minh được xếp thứ 3 trong danh sách này, sau TP. Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) và thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia).

Đây là kết quả thu được sau khi InterNations thực hiện khảo sát 20.000 người để bình chọn và xếp hạng.

TP. Hồ Chí Minh được đứng thứ 3 nhờ vào việc hầu hết người nước ngoài cho rằng chi phí sinh hoạt tương tương đối thấp và họ dễ dàng tìm được nhà. Thành phố này cũng đứng thứ 3 trên thế giới ở góc độ thân thiện. Dù  vậy, một số người đã phàn nàn về chất lượng môi trường khi đường phố bẩn, quản lý rác thải chưa tốt. Giao thông cũng là một khía cạnh mang đến sự không hài lòng cho người nước ngoài sinh sống tại đây.

Đứng đầu bảng xếp hạng là TP. Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc). Nơi đây nổi tiếng với chi phí sinh hoạt thấp và ẩm thực phong phú. Người nước ngoài đồng thời đánh giá cao sự thân thiện của người dân địa phương Đài Loan, cũng như chất lượng chăm sóc sức khoẻ, sự an toàn và triển vọng nghề nghiệp. Khó khăn, bất tiện được người khảo sát chỉ ra ở đây chính là ngôn ngữ.

Là thành phố đứng thứ 2 trong danh sách nơi tốt nhất để sống, Kuala Lumpur (Malaysia) được đánh giá cao về ấm thực, văn hoá địa phương độc đáo và người nước ngoài dễ dàng giao tiếp bằng tiếng Anh. Chi phí sinh hoạt cũng được xem là phù hợp và người nước ngoài có thể dễ dàng đi du lịch khắp châu Á từ Malaysia.

Tuy nhiên, InterNations cho biết người được khảo sát nói rằng triển vọng công việc cho người nước ngoài ở đây khá khó khăn. Chính phủ Malaysia đặt ra các hạn chế về việc làm đối với công dân nước ngoài để bảo vệ lực lượng lao động nội địa.

Các vị trí tiếp theo trong top 10 thuộc về Singapore (thứ 4), Montreal – Canada (thứ 5), Lisbon – Bồ Đào Nha (thứ 6), Barcelona – Tây Ban Nha (thứ 7), Zug – Thụy Sĩ (thứ 8), The Hague – Hà Lan (thứ 9) và Basel – Thụy Sĩ (thứ 10).

Hà Thư / Theo Trí thức tre

 

10 nan đề của năm 2019

Tuấn Khanh

Năm 2019 đã qua, như thường lệ, những gì gây ấn tượng nhất cho người Việt sẽ được nhắc lại. Đặc biệt là nhắc lại khi đó là vấn đề không chỉ hôm nay mà của cả ngày mai. Dưới đây là 10 sự kiện hay vấn đề tạo nên dư luận, và cũng tạo nên một thái độ của người Việt về đất nước, con người và cả chế độ cầm quyền, được tạm liệt kê. Thứ tự các sự kiện không có tính bình chọn cao thấp, chỉ là tuần tự gợi nhớ.

1. Vấn đề Trung Quốc

Trung Quốc vẫn là ý nghĩa then chốt trong nhiều sự tranh luận, phản ứng của người Việt với nhau, người Việt với nhà cầm quyền. Đầu tiên phải nói đến Bãi Tư Chính và cuộc xâm lấn của Bắc Kinh vào chủ quyền của Việt Nam, căng thẳng suốt trong nhiều tháng. Không chỉ vậy, dư âm của Luật Đặc Khu vẫn nhìn thấy thông qua các đạo luật riêng lẻ về sự ưu tiên của người Trung Quốc ở Vân Phong.

Hậu quả của Trung Quốc về các dự án dang dở và tốn kém, các nhà máy nhiệt điện và Formosa đang đầu độc người dân Việt Nam ngày đêm nhưng lại được sự yểm trợ của nhà cầm quyền là điều gây không ngớt sự chỉ trích.

2. Luật An Minh Mạng

Được thực thi từ tháng 1/2019, Luật An Ninh Mạng trở thành cớ để ruồng bố, bắt giữ và kết án hàng chục người dân. Nhận định của nhiều báo chí quốc tế cũng như các nhà bình luận thời sự nói rằng, Luật An Ninh Mạng đang hành động như một mạng lưới khủng bố nhân dân để bảo vệ chế độ, chứ không phải thuần túy phục vụ xã hội. Cũng vì sự phát tác chống lại con người và phát triển xã hội mà vào 5/11, tổ chức Freedom House đã xếp hạng thấp Việt Nam về tự do internet với điểm 24/100, gần cuối bảng, chỉ trên Cuba, Syria, Iran và Trung Quốc.

3. Công cuộc đốt lò

Công cuộc chống tham nhũng của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong năm 2019 đã hết sức gay cấn khi rất nhiều quan chức, đảng viên… bị kỷ luật, mất chức và vào tù. Sự kiện mới nhất trong tháng 12 là cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận án chung thân do nhận hối lộ 3 triệu USD. Vào lúc khởi đầu cuộc “đốt lò”, nhiều người dân có phần tin rằng đây là một cuộc chống tham nhũng và làm trong sạch bộ máy cầm quyền, thế nhưng, đến lúc này thì câu chuyện được nhìn thấy mang nhiều hình ảnh hưởng về một cuộc thanh trừng nội bộ, phe phái. Tuy nhiên, phải nói rằng công cuộc đốt lò này mở ra nhiều sự kiện để công chúng có thể suy gẫm sâu hơn về bộ máy cầm quyền.

4. BOT và cuộc trấn áp nhân dân bởi các nhóm lợi ích

Vào thời điểm tranh tối tranh sáng trước đại hội đảng Cộng sản lần thứ 13, các cuộc đấu đá và giành quyền lợi từ các nhóm lợi ích bùng nổ với phần ăn có tên BOT. Từ các thông tin rò rỉ và và ngầm hậu thuẫn từ sau bức màn để lật đổ các nhóm lợi ích cũ, đã dẫn đến việc người dân bị hút theo và phản ứng liên tục với các trạm BOT từ Bắc chí Nam. Dĩ nhiên, trên bề mặt thông tin, những trạm BOT đó hoàn toàn sai phạm về lạm thu, lừa gạt, lạm quyền… và người dân có quyền để chất vấn và phẫn nộ, nhưng đồng thời dư luận cũng nói rằng các nhóm lợi ích mới đang muốn chiếm lĩnh các vị trí màu mỡ như vậy. Nhiều người tranh đấu vô tư để đòi quyền lợi chung đã bị đánh, bị mất tài sản thậm chí bị bỏ tù như Hà Văn Nam, Đặng Thị Huệ (Huệ Như)…

5. 39 người Việt trong Container

Sự kiện 39 thanh niên Việt Nam chết trên xe đông lạnh để nhập cảnh lậu vào Anh Quốc không chỉ là sự kiện của Việt Nam, mà còn là của thế giới. Dư luận trong Việt Nam cũng chia rẽ với những người theo quan điểm nhà nước thì chỉ trích người đã chết, phần còn lại thì cảm thương và đồng quan điểm với báo chí quốc tế rằng Việt Nam đang có tình trạng buôn người trầm trọng, cũng như ước muốn được thoát ly ra khỏi nước để kiếm sống là một vấn nạn có thật. Sự kiện này nhắc lại về hình ảnh boat people ở miền Nam Việt Nam sau 1975, với những người giàu có và đủ cơ hội, nhưng vẫn ra đi vì muốn tìm một tương lai khác.

6. Ô nhiễm tràn ngập cả nước

Từ giữa năm 2019, tình trạng ô nhiễm nặng nề không khí và đời sống nói chung ở Việt Nam được bàn tán và trở thành đề tài chính của sự sống và phát triển của 94 triệu người Việt Nam. Đỉnh cao là tháng 10/2019, khi đưa các thông tin liên quan về ô nhiễm không khí tại Việt Nam, hãng Air Visual đã phải tạm đóng cửa trong một thời gian do bị tấn công dữ dội, thậm chí đe dọa từ giới dư luận viên và các thành phần cực đoan ủng hộ nhà cầm quyền. Tuy nhiên sau đó, thì Việt Nam vẫn phải công nhận các đo lường ô nhiễm từ công ty toàn cầu này. Các quan chức nhà nước thì nói rằng ô nhiễm đến do nướng than, đốt rác, bụi quét nhà, gàu tóc… nhưng không thấy nói gì đến nhiệt điện than hay Formosa.

Theo thống kê của báo chí nhà nước, mỗi năm Việt Nam có 50.000 người trong nguy cơ thiệt mạng vì ô nhiễm.

7. EVFTA và xã hội Việt Nam

Hiệp định thương mại của Liên minh Châu Âu đối với Việt Nam dù được coi là ở những chặng sắp hoàn thành, tuy nhiên đang trục trặc ở vấn đề nhân quyền. Trong giai đoạn tìm hiểu và ký kết giữ hai bên, nhiều tổ chức và cá nhân trong Việt Nam đã gửi thư đến Nghị viện Châu Âu và đề nghị ngừng ký kết nếu Việt Nam không tôn trọng nhân quyền, bắt bớ người bất đồng chính kiến và ngược đãi tù nhân lương tâm. EVFTA là một vấn đề vô cùng quan trọng với nền kinh tế của chính quyền Hà Nội, nhưng nay có thể sẽ hoãn vô thời hạn. Việc bắt giữ Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội nhà báo Độc Lập dường như là mồi lửa cho các ngôn luận chống EVFTA từ phía Châu Âu bùng nổ.

8. Ngược đãi tù nhân

Tình trạng trừng phạt các tù nhân lương tâm vì ý chí của họ đã là chuyện làm xôn xao, khiến các tổ chức như Amnesty International, Human Rights Watch… phải lên tiếng. Rất nhiều tù nhân đã trải qua sự đối xử bất công như Trần Hoàng Phúc, Nguyễn Văn Hóa, Trần Huỳnh Duy Thức… nhưng đến tháng 7/2019 thì bùng nổ sự kiện trại giam số 6, Nghệ An hành hạ tù nhân đang chịu thời tiết nắng khủng khiếp tại vùng này, bằng cách tháo quạt để tù nhân bị ngộp thở trong trại, khiến xảy ra tình trạng tuyệt thực tập thể phản đối. Khi người nhà của các tù nhân hay tin, đến thăm thì lại bị các cán bộ trại phối hợp với côn đồ tấn công, hành hung và cướp giật. Cũng ở trại này, tù nhân Đào Quang Thực (59 tuổi) qua đời, gia đình cũng không được mang xác về chôn.

9. Án oan và chết trong trại tạm giam

Vấn đề án oan luôn được xã hội quan tâm. Cho đến nay, việc bồi thường và phải tuyên bố công khai xin lỗi những người tù oan nhiều năm, bị bức cung và tra tấn trong Việt Nam vẫn diễn ra như vụ ông Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn… nhưng gần đây nhất vụ án tù kêu oan lại làm dấy lên dư luận là Hồ Duy Hải. Bên cạnh đó còn có vụ án của Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh… Chậm trễ và tắc trách cũng như bất minh là vấn nạn của người dân Việt Nam khi bị đưa vào tầm ngắm của các điều tra viên.

Riêng tình trạng người dân chết trong đồn công an khá phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2018 có 11 vụ, năm 2019 có 3 vụ, phần lớn do phản ứng của gia đình mà xã hội mới biết. Nhiều trường hợp được gia đình nạn nhân xác định là do bị công an tra tấn. Nhiều trường hợp có người chết, công an ở nơi xảy ra án mạng thường đến nhà nạn nhân để điều đình việc im lặng. Nhưng phía công an thường cho biết những nạn nhân bị chết là do sức khỏe yếu hoặc tự tử. Theo Bộ Công an, từ năm 2011 đến 2014, có đến 226 người chết trong các trại tạm giữ, tạm giam, mà lời giải thích, phần lớn là ăn năn và tự tử.

10. Trẻ em Việt Nam không còn an toàn

Năm 2019 là năm của trẻ em Việt Nam đứng trước cánh cửa vào đời đầy những vấn nạn. Các vụ xâm hại tình dục, tấn công trẻ em vị thành niên xuất hiện ở nhiều nơi, thậm chí ngay trong trường học, con số được báo cáo từ các tỉnh lên đến hàng ngàn. Nhiều vụ có liên quan đến các viên chức nhà nước nên đã bị bao che, làm nhẹ đi. Trường hợp ông Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện phó VKSND Đà Nẳng bị 18 tháng tù là trường hợp đặc biệt do dư luận xã hội theo đuổi và tức giận đòi công lý.

Các vụ đánh đập và hành hạ trẻ em vẫn diễn ra và không được quan tâm cũng là một vấn nạn, mặc dù hiện có tổng đài 111 dành riêng cho việc bảo vệ trẻ em, nhưng hiệu quả rất kém.

Thậm chí việc trẻ đến trường cũng không an toàn. Trường hợp bé L. 6 tuổi, chết tại trường Gateway, Hà Nội vào tháng 8/2019 là sự kiện làm chấn động xã hội. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng sự việc đã được ỉm đi, bởi trường này được sở hữu của giới con ông cháu cha.

***

Dĩ nhiên, những lựa chọn trên đây chỉ là chủ quan. Vì bên cạnh đó vẫn còn những sự kiện như họp thượng đỉnh Mỹ-Triều, 9 người đi chuyên cơ của chủ tịch Quốc hội mất tích ở Hàn Quốc, Vườn rau Lộc Hưng bị cưỡng chiếm, Thủ Thiêm bị lừa gạt về chuyện giải quyết, Lư hương Trần Hưng Đạo bị cướp mang đi, giải tán và phục hoạt chương trình Tri ân Thương Phế Binh VNCH… Và dù là chuyện như thế nào, nếu đó là nỗi đau và nước mắt Việt Nam, thì sẽ mãi được ghi nhớ qua một năm đầy biến động 2019. Phần ghi nhớ nối tiếp, xin dành cho tất cả mọi người.

Bình Luận từ Facebook