Phạm Nhật Vũ và tấn trò đời

Other

Mạc Văn Trang / Tiếng Dân

  1. Phạm Nhật Vũ, một chiến binh trên Thương trường

Wikipedia ghi tiểu sử PNV như sau: “Phạm Nhật Vũ sinh năm 1972, quê tại Hà Tĩnh. Ông là em của Phạm Nhật Vượng và đã từng sống, kinh doanh tại Đông Âu trong suốt thập niên 90 và đầu những năm 2000. Sau đó, ông Vũ trở về Việt Nam và bắt đầu kinh doanh bất động sản với một số dự án tại Nha Trang, Khánh Hoà.

Từ năm 2004, ông bắt đầu tuyển dụng một nhóm nhân sự và nghiên cứu lĩnh vực truyền hình trả tiền. Năm 2008, Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG) được thành lập với vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng và phát sóng thử nghiệm từ tháng 11/2010. Một năm sau đó, AVG đưa vào khai thác thương mại”…

“Tháng 1/2016, MobiFone công bố mua 95% cổ phần của AVG. Thanh tra Chính phủ sau đó xác định việc mua bán này là vi phạm kinh tế rất nghiêm trọng. Dự án có tổng mức đầu tư là 8.900 tỷ đồng, tuy nhiên những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone dẫn đến nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp này khoảng 7.006 tỷ đồng”(1)…

Qua vụ đạo diễn bán AVG cho MobiFone của Nhà nước, được lời hơn 7.000 tỉ đồng và mua được cả một dàn quan chức cấp cao, chứng tỏ óc kinh doanh và tài buôn quan của PNV quá siêu, xứng đáng một chiến binh siêu thiện chiến trên Thương trường!

  1. Phạm Nhật Vũ, một dũng sĩ trên Tình trường

Nhiều tiền để làm gì? Nhất là những đồng tiền kiếm được quá dễ, quá nhiều thì phải tiều xài cho đã. Và khỏan “tình phí” của PNV chắc là không tính xuể. Có vậy ông mới giữ lại đến 6 cô vừa ý làm vợ. Nghe nói ông rất chung thủy với cả 6 người vợ, nên tất cả đều hoan hỉ sống chung quây quần bên ông với 12 người con, thành một đại gia đình hiếm có thời nay. Cánh mày râu kháo nhau: Không biết lão Vũ có bảo bối gì mà làm cho 6 bà vợ cả Tây lẫn Ta lúc nào cũng vui tươi hơn hớn?

Khối anh đàn ông có mỗi một mụ vợ mà cũng khốn khổ, khốn nạn không sao chiều nổi! PNV tài đến thế là cùng, đúng là một “dũng sĩ siêu hạng trên Tình trường”!

Có nhiều quan chức, đại gia chức to, tiền nhiều, cũng máu gái lắm, nhưng chỉ giấu giấu giếm giếm, bồ nhí, vợ nhỏ, thì thà thì thụt, chứ đố anh nào dám công khai, đàng hoàng sống ung dung giữa 6 cô vợ và 12 đứa con như PNV. Đáng nể chưa? Mà chả cơ quan Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp nào dám hỏi đến ông ta phạm Luật Hôn nhân – Gia đình của nước CHXHCNVN nhé. Thế mới kinh! Thấy PNV chả dại “học tập làm theo”, càng thương Cụ Hồ quá.

Thì cứ xem Vũ Cà phê Trung Nguyên đi tu được ít bữa, về vợ chồng lục đục kiện tụng nhau ra tòa be bét, còn PNV vẫn đi tu, mà khi bị ra tòa, cô vợ Tây đại diện cho tập thể vợ, bênh vực chồng hết mức với tình cảm yêu thương, xót xa vô hạn, làm các quan tòa phải mủi lòng, rưng rưng… Thế có thần tình không? Vũ Cà phê Trung Nguyên thấy bái phục Đại ca PNV chưa?

  1. Phạm Nhật Vũ, một Cư sĩ Phật giáo lừng danh

Tu theo đạo Phật thì phải giải thoát khỏi Tham, Sân, Si, Sát, Đạo, Dâm… để sống thanh tịnh, an lạc… Sân, Si, Sát, Đạo thì PNV không biểu hiện rõ, nhưng THAM thì rõ ràng ông ta tham TIỀN, tham ÁI quá lớn. Còn không DÂM sao có đến 6 vợ?

Dân gian trêu mấy ông quan:

“Ban ngày quan lớn như Thần/ Đến đêm quan lớn tần mần như Ma”…

Trường hợp PNV thì:

“Ban ngày mặc áo cà sa/ Đêm về phục vụ mấy bà vợ đây?”

Thế mà vẫn TU được thành Cư sĩ lừng danh mới tài!

“Trong một lần tiếp xúc với báo chí, Phạm Nhật Vũ giới thiệu mình là một cư sĩ ở ẩn, tu tại gia và theo đạo Phật. Ông là Phó Ban Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó TBT Tạp chí Nghiên cứu Phật học.

Nhiều năm nay, ông đã âm thầm đầu tư xây và sửa nhiều ngôi chùa trên nhiều địa phương trong cả nước”… (xem chú thích 1).

Có như vậy ông Vũ mới truyền cảm hứng cho các “Công ty chùa” phát triển như nấm mùa xuân và xuất hiện nhiều “Tỉ phú Tăng” chứ! Cũng nhờ cái Duyên kinh tế thị trường định hướng XHCN mà Phật giáo quốc doanh phất lên, biến thành thị trường béo bở, thành Tấn trò đời hấp dẫn, đủ cả Ái, Ố, Hỉ, Nộ… trong đời sống Phật giáo nước ta thời nay.

  1. Phạm Nhật Vũ và ma thuật dùng tiền

Qua mấy phiên Tòa xét xử vụ án MobiFone mua AVG mới thấy tài biến hóa của PNV. AVG thua lỗ “Tình trạng kinh doanh bết bát, AVG lỗ lũy kế đến 1.000 tỷ đồng và nợ gần 2.000 tỷ tiền đầu tư cơ sở hạ tầng. (…) Giá trị thật sự của AVG được tính toán không đến 1.000 tỷ đồng, tuy nhiên Lê Nam Trà đã ký quyết định mua lại 95% với giá 8.900 tỷ, cao hơn giá trị thực 8.000 tỷ đồng”… (2)

Thế có tài tình không? Tất nhiên PNV phải lợi dụng được những mối quan hệ đặc biệt mới làm được như thế.

Càng tài hơn, khi PNV đem hơn 6 triệu USD ra mua được cả bộ sậu Bộ TTTT và MobiFone dễ như bắt cua trong lỗ. Thế mới biết, nếu Trung cộng nó dùng 1 tỉ USD thì mua được bao nhiêu loại Son, Tuấn và to hơn nữa? Tất nhiên Tàu thì phải dùng lắm mưu sâu, kế hiểm để giăng bẫy, bắt mồi, chứ PNV cứ ngồi một chỗ, sai khiến TIỀN nó bò đến những nơi cần đến, thế là ok, đôi, ba, bốn bên đều hoan hỉ!

Nhiều tiền như Kiên “bạc”, Đinh La Thăng hay Vũ “nhôm” ra Tòa có ai bênh vực đâu; có bao nhiêu người ký tên xin giảm án cho đâu. Vậy mà PNV cho TIỀN vào đâu là sai khiên được nơi ấy: Có “Hơn 2.000 tổ chức, cá nhân xin bảo lãnh, khoan hồng cho ông Phạm Nhật Vũ”. (3)

PNV là chủ AVG đem bán AVG cho MobiFone thì đương nhiên PNV phải là người trực tiếp chủ mưu, dù có ai chỉ đạo đi nữa. PNV lại là người trực tiếp đưa tiền đi mua cả một đàn quan chức Bộ TT TT cùng ê kip của MobiFone. Chính vì PNV đưa tiền HỐI LỘ mà cả lũ quan chức phải ra tòa, phải tù tội nhục nhã ê chề, thế mà hầu như cả đám quan chức này đều cảm ơn PNV và xin giảm án cho ông ta. Rồi nhiều Luật sư cũng van vỉ, nỉ non xin giảm án cho PNV vì có nhiều công lao và được hơn 2.000 tổ chức và cá nhân xin khoan hồng cho PNV.

Tất nhiên bao nhiêu “tấm lòng” ấy đều có giá của nó cả. Nhưng vẫn đề là PNV điều khiển đồng Tiền thế nào mà hiệu quả đến thế, mới là ma thuật tài tình.

Nhờ thế phiên tòa xử PNV vắng mặt mà vẫn là màn xôm trò nhất.

TÓM LẠI, qua 4 màn của Tấn trò đời, PNV đều thể hiện vai diễn một cách thật xuất sắc, đủ các cung bậc của Hỉ, Nộ, Ái, Ô…gây tò mò, thích thú cho mọi khán giả.

_______

Chú thích:

  1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Phạm_Nhật_Vũ
  2. https://www.facebook.com/ductuan1/posts/10212514395615478
  3. Hơn 2.000 tổ chức, cá nhân xin bảo lãnh, khoan hồng cho ông Phạm Nhật Vũ

Quán cà phê “1 đô” lề đường bỗng nhiên trở thành cơn sốt ở Sài Gòn, mỗi đêm có hàng trăm người kéo tới ngồi “xếp lớp” dài cả chục mét

Quán cà phê “1 đô” lề đường bỗng nhiên trở thành cơn sốt ở Sài Gòn, mỗi đêm có hàng trăm người kéo tới ngồi "xếp lớp" dài cả chục mét

Nếu như trà chanh “chém gió” khuấy đảo Hà Thành thì ở Sài Gòn lại đang cực hot với quán cà phê lề đường giá 1 đô.

Cũng chỉ là cà phê lề đường, không sang chảnh, cũng chẳng decor đẹp, thế mà mỗi tối có đến hàng trăm người kéo tới ngồi “xếp lớp” dày đặc kéo dài cả đoạn đường!?

Quán cà phê “1 đô” lề đường bỗng nhiên trở thành cơn sốt ở Sài Gòn, mỗi đêm có hàng trăm người kéo tới ngồi xếp lớp dài cả chục mét - Ảnh 1.

Đây vốn dĩ chỉ là một quán cà phê khá nhỏ nằm trên đường Nguyễn Trãi quận 1.

Khi mới nghe lần đầu, chắc chắn hơn 90% mọi người sẽ nghĩ quán này sẽ toàn bán cà phê và tất cả chúng đều có giá khoảng 1 đô, tức rơi vào đâu đó khoảng 22.000 đồng.

Thế nhưng hoàn toàn trái ngược với điều đó, quán này ngoài cà phê thì còn có “1001” món khác bao gồm trà, nước làm từ hoa quả và cà phê chỉ là một nhánh trong số đó. Còn mức giá thì có món hơn 40k, cũng có món hơn 50k phụ thuộc vào nguyên liệu và kích thước ly.

Quán cà phê “1 đô” lề đường bỗng nhiên trở thành cơn sốt ở Sài Gòn, mỗi đêm có hàng trăm người kéo tới ngồi xếp lớp dài cả chục mét - Ảnh 2.

Quán cà phê này bên trong chỉ là một không gian cực kỳ nhỏ và trông cũng chẳng có gì đặc biệt nếu không nói là khá bình thường.

Thêm một điểm rất lạ nữa là hầu hết các vị khách khi tới đây đa phần đều chọn trà hoặc nước làm từ trái cây là chủ yếu. Những ai chọn cà phê thường là các bạn nam hoặc những người trung tuổi và số lượng ấy cũng không quá nhiều.

Nhưng xét về chất lượng của một ly cà phê giá “1 đô” thì cũng ở mức khá ổn và tương đồng với mặt bằng chung các quán lân cận hoặc cùng phân khúc. Nói chung là không có gì quá đặc biệt hay ấn tượng mạnh.

Quán cà phê “1 đô” lề đường bỗng nhiên trở thành cơn sốt ở Sài Gòn, mỗi đêm có hàng trăm người kéo tới ngồi xếp lớp dài cả chục mét - Ảnh 3.

Nói là quán cà phê “1 đô”, nhưng thực chất không phải món nào cũng có mức giá đó.

Thậm chí đa phần là mọi người đều gọi các loại nước hoa quả, trà thay vì là cà phê như cái tên của nó.

Xét về không gian hay thiết kế thì nơi này cũng khá bình thường, nếu không nói là quá nhỏ với chỉ có duy nhất 1 tầng trệt và 1 tầng lửng, tối đa không quá 50 người có thể ngồi ở bên trong. Bù lại khu vực ngồi ngoài trời ở dọc vỉa hè của tiệm thì kéo dài hàng chục mét.

Những hôm cuối tuần quán đông, cảm giác dòng người ngồi tại đây cứ như dài đến vô tận và vị trí nằm ngay quận 1, cực kỳ dễ dàng di chuyển có lẽ là một trong những điểm nổi bật nhất của quán cà phê này.

Hot một cách không thể tin được, mỗi đêm có cả trăm người đến ngồi!?

Ấy thế mà độ khoảng gần 2 tháng trở lại đây, quán cà phê 1 đô này bỗng trở nên hot một cách lạ thường.

Cứ vào giờ tan tầm là toàn bộ chỗ ngồi bên trong của quán đều hết chỗ và bắt đầu có dấu hiệu phải bày thêm hàng chục bộ ghế xếp đặt bên ngoài cho kịp phục vụ khách.

Bạn có tin được không, toàn bộ những người đang ngồi này đều là khách của quán cà phê ấy kéo dài hàng chục mét chứ chẳng chơi!?

Còn vào những hôm thứ 6, thứ 7 và chủ nhật thì nơi đây giống như “hội” với hàng trăm người từ nam thanh nữ tú, cho đến các anh chị em kiểu công sở, người hơi đứng tuổi một chút đều họp mặt tại đây với 1 mâm cà phê rồi “chém gió” đến tận nửa đêm.

Nhìn khung cảnh này khiến nhiều người liên tưởng tới hình ảnh các khu trà chanh ở Hà Nội đang nổi trở lại cách đây 1 tháng. Nhưng ở Hà Nội là cả một khu với nhiều quán trà nằm san sát nhau. Đằng này chỉ là một quán cà phê duy nhất, nhưng lại có sức hút đặc biệt thế thì đã khiến không ít người mỗi khi đi đang qua đều lấy làm tò mò.

Quán cà phê “1 đô” lề đường bỗng nhiên trở thành cơn sốt ở Sài Gòn, mỗi đêm có hàng trăm người kéo tới ngồi xếp lớp dài cả chục mét - Ảnh 5.

Chỉ mới khoảng 6h chiều hơn vào 1 ngày giữa tuần mà lượng khách đã như thế này, ngồi lấn cả sang “nhà hàng xóm”.

Trong đám đông ấy, chúng tôi đã trò chuyện với bạn Phú sống ở quận Bình Thạnh và bạn không ngần ngại chia sẻ rằng bản thân đã biết về quán này hơn 1 tháng nay do mấy người bạn tới trước rồi rủ đến ngồi chung.

“Sau do thấy ngồi ở đây thoải mái và giá cũng rẻ, đặc biệt là cái không khí nhộn nhịp vào buổi tối cảm giác rất vui. Nếu mình nhớ không lầm từ hồi khu cà phê bệt ở nhà thờ Đức bà bị dẹp cho tới nay thì đây là lần đầu tiên mình cảm giác cái không khí ấy được trở lại. Mọi người tụ tập, gọi một ly cà phê ở vỉa hè rồi ngồi tám chuyện cho tới nửa đêm cũng chẳng bị ai nói gì”.

Quán cà phê “1 đô” lề đường bỗng nhiên trở thành cơn sốt ở Sài Gòn, mỗi đêm có hàng trăm người kéo tới ngồi xếp lớp dài cả chục mét - Ảnh 6.

Đến cuối tuần vào khoảng hơn 7h thì “ôi thôi”, một khung cảnh đông đến mức cảm giác như giới trẻ cả Sài Gòn đang tụ họp tại đây.

Tương tự như Phú, bạn Mỹ Hạnh cũng cho biết: “Hiếm có quán cà phê nào ngồi thoải mái thế này ở khu trung tâm lắm. Ý mình là thoải mái theo cái kiểu giá cả bình dân, view thì có thể ngắm đường phố xe cộ qua lại thế này, nên từ khi biết chỗ này mình và mấy đứa bạn hầu như tối nào cũng ra ngồi. Rẻ, tiện thì lấy gì tiếc?”

Quán cà phê “1 đô” lề đường bỗng nhiên trở thành cơn sốt ở Sài Gòn, mỗi đêm có hàng trăm người kéo tới ngồi xếp lớp dài cả chục mét - Ảnh 7.

Ngoài ra do quán mở cửa khá muộn đến khoảng hơn 12h đêm, nên càng tạo điều kiện cho những bạn trẻ hay đi muộn, thức khuya đến đây tán dóc có chỗ để tụ tập bạn bè.

@ Trithuc Trẻ

Kiều hối về Việt Nam đến từ đâu?

Image result for us dollar images

(VNTB) – Sau khi đã thử làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia… cho thấy tổng số kiều hối 16,7 tỉ USD ở năm 2019, vẫn không tìm được nguồn gửi ‘chính danh’ từ đâu là nhiều nhất?

Ngày 26/12/2019 tại Hà Nội, phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, ông Lương Thanh Nghị thông báo hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đang hoạt động đầu tư trên cả nước, với tổng số vốn góp và vốn đăng ký là 4 tỉ USD tại 52 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu ở các thành phố và trung tâm kinh tế lớn.

Theo ông Nghị, năm 2019, lượng kiều hối về Việt Nam ước đạt 16,7 tỉ USD, trong đó TP.HCM nhận lượng kiều hối đổ về cao nhất cả nước, ước tính đạt 5,6 tỉ USD.

Câu hỏi đặt ra: giả dụ lượng kiều hối đó được tính gộp luôn con số 4 tỉ USD vốn góp và vốn đầu tư làm ăn tại Việt Nam, thì 12,7 tỉ USD còn lại là đến từ nguồn nào?

Kiều hối tăng nhờ người Việt bỏ nước ra đi?

Theo định nghĩa của Báo cáo về “Di trú và kiều hối” được thống kê hàng năm bởi Ngân hàng Thế giới (World Bank, WB), thì kiều hối là tiền bạc được di chuyển từ những người đang trú ngụ hay là lao động ở nước ngoài đến thân nhân của họ tại quê hương.

Ghi nhận từ con số thống kê của Công ty kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (SBR) – cho biết trong một số thời điểm kiều hối tại SBR đã tăng mạnh từ 200 – 300% so với ngày thường. Nếu trước kia thị trường kiều hối thường thông qua trợ cấp người thân là chính, thì hiện nay Việt Nam đã hội nhập sâu rộng nên thị trường kiều hối không chỉ đơn thuần là trợ cấp thân nhân mà còn đến từ nguồn xuất khẩu lao động và đầu tư sản xuất kinh doanh.

Kiều hối hỗ trợ người thân đang giảm dần do thu nhập bình quân đầu người Việt Nam tăng lên, nhu cầu hỗ trợ không nhiều như trước. Bên cạnh đó, thế hệ những người Việt Nam tại các thị trường này đã lớn tuổi – ý chỉ các thế hệ người Việt đã bỏ nước ra đi trong các thập niên trước, không còn nhiều người thân tại Việt Nam.

Trong lúc đó mảng kiều hối từ xuất khẩu lao động, lại đang tăng trưởng mạnh do số lượng xuất khẩu lao động theo đường chính thức tăng bình quân hằng năm 10 – 15%. Kiều hối dạng này tập trung ở Đài Loan, Nhật, Malaysia, Hàn Quốc, UAE…; đặc biệt là còn ở nhiều quốc gia tại châu Âu mà bi kịch 39 ‘thùng nhân’ người Việt đã tử nạn trên đường nhập cư ‘lậu’ vào Anh quốc hồi tháng 10/2019 là ví dụ bi kịch đau lòng liên quan dòng chảy kiều hối về Việt Nam.

Theo đánh giá của WB, ngoài mức chênh lệch lãi suất giữa tiền đồng và ngoại tệ giúp thu hút dòng kiều hối, thì chi phí dịch vụ kiều hối tại Việt Nam cũng ở mức khá thấp. Kiều hối chuyển về Việt Nam chịu phí dịch vụ bằng 0,05% giá trị khoản tiền gửi và tối đa không quá 200 USD. Đồng thời, chính sách người thụ hưởng kiều hối có thể nhận bằng tiền đồng, ngoại tệ theo yêu cầu và không phải đóng thuế đã giúp lượng kiều hối chuyển về gia tăng. Các ngân hàng thương mại cũng chạy đua trong việc phát triển các dịch vụ chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền tận nhà đã áp đảo các loại hình chuyển tiền ‘chui’.

Mặt trái của việc kiều hối mỗi năm đều tăng là gì?

Ghi nhận tại TP.HCM cho thấy người dân Sài Gòn vẫn giữ thói quen thích sở hữu ngoại tệ USD, và kiều hối chủ yếu được chuyển đổi sang tiền Việt qua các tiệm vàng tư nhân. Như vậy về mặt vĩ mô, nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam là áp lực gia tăng tổng phương tiện thanh toán thông qua gia tăng tài sản có yếu tố nước ngoài ròng (NFA), gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước trung ương trong việc kiểm soát tiền tệ.

Mặt khác, khi kiều hối bán ra chợ đen sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế; và là cơ hội tiền mặt cho các quan hệ hiếu hỉ, ‘lợi quả’… ở những cú áp phe làm ăn lẫn hậu trường chức tước. Ngoài ra, kiều hối đổ vào Việt Nam phần lớn là các hộ gia đình hưởng, đem tiêu dùng cũng làm tăng tổng cầu, có thể đã góp phần làm mất cung – cầu hàng hóa, khiến lạm phát dễ xảy ra.

Một phúc trình của  Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam, cho biết 11 tháng đầu năm năm 2019 có 132.802 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng 1,32% so với 11 tháng đầu năm 2018. Riêng trong tháng 11/2019, các doanh nghiệp đã cung ứng được 14.772 lao động, tăng 2.58% so với cùng kỳ năm trước. (http://vamas.com.vn/tong-quan-tinh-hinh-cung-ung-lao-dong-viet-nam-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai-trong-11-thang-nam-2019_t221c657n44768).

“Bình quân thu nhập của người lao động đi làm việc ở nước ngoài là 500 USD/người/tháng ở thị trường Trung Đông; 800-1.000 USD/người/tháng ở thị trường Đài Loan; 1.300 – 1.400 USD/người/tháng ở thị trường Nhật Bản; 1.700 USD/người/tháng ở Hàn Quốc. Một số thị trường châu Âu mức thu nhập của người lao động cũng đạt 700 – 1.000 USD/người/tháng. Sự gia tăng số lượng lao động làm việc ở các thị trường có thu nhập cao đưa Việt Nam trở thành một trong số những nước có lượng kiều hối lớn. Cụ thể, từ năm 2010 đến nay, mỗi năm lượng tiền người lao động gửi về nước 2 – 2,5 tỉ USD, với mức tăng trung bình mỗi năm là 6 – 7%”.

Một tài liệu tại Hội nghị truyền thông về xuất khẩu lao động, tháng 10/2019 tại tỉnh Quảng Ninh, cho biết về những con số thống kê ở trên liên quan chuyện kiều hối.

Như vậy sau khi đã thử làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia… cho thấy tổng số kiều hối 16,7 tỉ USD ở năm 2019, vẫn không tìm được nguồn gửi ‘chính danh’ từ đâu là nhiều nhất?

Va ly 3 triệu Mỹ kim ‘tiền tươi’ biếu ngài Nguyễn Bắc Son

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cho biết có 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài. Nếu dùng phép tính loại trừ dần từ kiều hối của lao động Việt ở xứ người gửi về là 2,5 tỉ USD (mức cao nhất), và 4 tỉ USD gọi là “vốn góp và vốn đầu tư làm ăn tại Việt Nam”, thì có tới 10,2 tỉ USD đến từ Việt kiều, vị chi trung bình mỗi Việt kiều trên toàn thế giới phải “gánh” trên vai gần 2.000 USD kiều hối mỗi năm. Con số này có tin được không khi mà một gia đình người Việt tầng lớp trung lưu ở Mỹ, mỗi năm dành dụm được 10.000 USD là điều hoàn toàn chẳng mấy dễ dàng.

Lúc chưa vướng vòng lao lý, nhà báo Phạm Chí Dũng từng đặt nghi vấn sau khi ông đối chiếu các số liệu liên quan đến kiều hối từ nhiều nguồn trong lẫn ngoài nước, đã cho rằng có điều gì còn khuất tất trong các số liệu cũng như nguồn gốc kiều hối được công bố. Và ông không loại trừ hoạt động rửa tiền có thể núp bóng kiều hối.

Nhà báo Phạm Chí Dũng đặt vấn đề là khi có những phi vụ làm ăn bất chính, cách đơn giản để các công ty nước ngoài liên quan đến đầu tư trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu tạo thế đứng và lợi nhuận, là tăng chi phí phải trả cho phía nước sở tại, một phần chi phí này được “lại quả” cho quan chức liên quan qua việc thiết lập tài khoản cho họ ở nước ngoài. Những quan chức ấy tất nhiên muốn chuyển tiền về nước và cách đơn giản nhất là dùng hình thức kiều hối…

Va ly 3 triệu Mỹ kim ‘tiền tươi’ mà ông Phạm Nhật Vũ đã mang hiếu hỉ ngài bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, và sau đó ông Son mang về nhà cho vợ, con số ngoại tệ này, có lẽ cũng là số bạc nằm trong thống kê hàng năm về kiều hối.

@ Vietnam Thời báo

Khôi hài khi đề nghị trao huy chương vàng cho kinh tế và Thủ tướng Việt Nam!

"Việt Nam nợ quá đến nỗi bị Moody's hạ mức tín nhiệm; kinh tế vu mô loạn cào cào mà đòi đeo huy chương vàng cho nền kinh tế...", Nguyễn Tiến Tường (Hình minh họa -RFA edited from AFP photo)

“Việt Nam nợ quá đến nỗi bị Moody’s hạ mức tín nhiệm; kinh tế vu mô loạn cào cào mà đòi đeo huy chương vàng cho nền kinh tế…”, Nguyễn Tiến Tường (Hình minh họa -RFA edited from AFP photo)

“Tiến sĩ Tuấn và huy chương zàng” là tựa bài viết của tác giả Nguyễn Tiến Tường trên trang mạng baotiengdan.com hôm 23 tháng Mười Hai vừa qua.

Thay vì dùng từ ‘huy chương vàng’, tác giả dùng từ ‘huy chương zàng’   để nói về đề nghị mà giảng viên kinh tế Đại Học Fulbright, Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn, đưa ra cho kinh tế và Thủ tướng Việt Nam trong năm qua.

Theo người viết Nguyễn Tiến Tường, khi đề nghị như vậy  thì Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn đã ‘mang nhân dân và Thủ tướng ra bỡn cợt rất mất nết’.

Tác giả Nguyễn Tiến Tường viết: “ Quốc gia đang gia tăng nợ, cần vay đến 459 nghìn tỷ Đồng để …đi trả nợ cũ, khác nào đi bốc bát họ để trả góp ngày, khác nào vay tín dụng đen để trả tiền FE Credit”

Ông nói Việt Nam nợ quá đến nỗi mới rồi bị Moody’s hạ mức tín nhiệm tín dụng xuống tiêu cực, rằng trong bối cảnh kinh tế vi mô loạn như cào cào và người lao động miệt mài một ngày công mà không mua nổi một ký thịt heo, thì đòi đeo huy chương vàng kinh tế là chơi khăm đất nước, miệt thị nhân dân, khác nào áo rách bị xúi đi nhảy đầm, húp cháo loãng mà bắt đeo nhân sâm giả vào cổ.

Không chỉ mai mỉa, tác giả còn suy diễn đề nghị của tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn là “mượn gió bẻ măng, mượn đao giết người, cả gan “gài” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi ca ngợi về tầm nhìn 2045 mà ông chia sẻ, rằng giữa bốn bề thất bát mà anh đòi trao huy chương vàng cho Thủ tướng tức là mang Thủ tướng ra giải tỏa cái thói tư hữu tham lam của mình

Qua tìm hiểu của RFA, bài viết đưa lên mấy hôm nay đã lôi kéo sự chú ý của nhiều giới, nhất là trên cộng đồng mạng,. Nhiều người cho rằng có thể coi đây là chuyện vui với nhau cuối năm 2019 này.

Từ Sài Gòn, một cây viết phản biện trên mạng, nhà báo Nguyễn Ngọc Già ,cho biết:

“Tin tôi đọc trên VietnamNet, báo lề phải, thì Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn là người nổi tiếng của Đại Học Fulbright Vietnam có nói rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xứng đáng được thưởng huy chương vàng thứ 100. Theo thiển ý của tôi đó là một câu cợt nhả hơn là lời nói thật.”

Vậy Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn là ai, đề nghị của ông ta nghiêm túc hay chỉ là chuyện nói cho lấy được. Nếu nhìn trên góc độ nghiêm túc thì không riêng Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới người dân hay báo chí thường đem những khuôn mặt lãnh đạo ra để bàn tán, đánh giá, thậm chí châm biếm bằng những câu chuyện khôi hài, nửa đùa nửa thật miễn là không hại gì. Lại nữa, đôi khi phản ứng từ những câu chuyện ấy lại phản ảnh nếp nghĩ của người dân trước thực tế của đất nước, là khẳng định của tiến sĩ Vũ Ngọc Xuân, giảng viên kinh tế Đại Học Quốc Dân Hà Nội:

“Theo quan  điểm của mình đây chỉ là một nhà kinh tế đơn lẻ thì không nói lên được điều gì. Nói đến góc độ huy chương là nói đến các đoàn thể thao đi tham dự thế vận hội hay khu vực mà đoạt huy chương, chứ còn về mặt kinh tế thì ta không nói đến chuyện huy chương hay không huy chương bởi vì nền kinh tế Việt Nam mới chỉ ở mức thu nhập trung bình và vẫn còn nhiều cái để mà lo ngại”

“Thủ tướng đã có một cái tổ tư vấn kinh tế toàn là chuyên gia hàng đầu rồi, ông đấy chỉ là một quan đểm mang tính cá nhân chứ không phải chính thức. Mà thực ra ông ấy cũng không có một góc độ gì để phát ngôn không hợp lý như vậy”.

Một người từng là giảng viên Đại Học Fulbright trước tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn nhiều năm, ông Bùi Văn, hiện phụ trách kênh TV FBNC chuyên về kinh tế, cho rằng đây chẳng qua chỉ là chuyện đùa:

“ Tôi nghĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn nửa đùa nửa thật, trong lúc thân tình thì anh nói thế. Đỗ Thiên Anh Tuấn là bạn tôi, khá thân, được học hành đào tạo đàng hoàng và là một giảng viên nghiêm túc. Mấy lần Thủ tướng đi dự Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Thụy sĩ thì đều mời anh này đi cùng. Nhưng mà anh này vẫn là một anh nghiên cứu kinh tế, anh thiên về Academic, là người đàng hoàng tử tế  chứ không có ý đồ gì về chính trị hay làm quan chức đâu”.

Đây cũng là giải thích  gián tiếp của ông Bùi Văn khi nghe cư dân mạng kháo nhau rằng Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn, không dưng nịnh bợ ông  Nguyễn Xuân Phúc bằng đề nghị huy chương vàng, chẳng qua vì đang ngấm nghé chiếc ghế mà một tiến sĩ kinh tế khác là Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, vừa được cất nhắc lên chức Tổ trưởng Tổ Tư Vấn cho Thủ tướng.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già vẫn tin rằng Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn, kể cả người viết Nguyễn Tiến Tường trên baotiengdan.com, đều có ý bỡn cợt ngay từ đầu:

“Tôi nghĩ trong cách bỡn cợt, khen như vậy ông vẫn lách được. Trong giới gọi là Sĩ Phu Bắc Hà thì người ta có cách chửi thâm thúy là “khen cho mày chết”. Không có gì ngạc nhiên khi ông tiến sĩ khen tặng ông Nguyễn Xuân Phúc với cái huy chương vàng. Không thể nào ông Đỗ Thiên Anh Tuấn không biết, huống chi ông là tiến sĩ kinh tế nổi tiếng của trường đại học Fulbright cơ mà. Đâu có thể làm gì ổng được đâu, ổng khen mà”.

Về bài viết của ông Nguyễn Tiến Tường, nhà báo Nguyễn Ngọc Già diễn giải tiếp:

“ Tôi nghĩ bài của ông Nguyễn Tiến Tường là một hình thức tương kế tựu kế, có thể ông ta hiểu được cái ý sâu xa của ông Đỗ Thiên Anh Tuấn và ông ta viết mang tính chất trào lộng thì cũng không có gì để ngạc nhiên”.

Sau cùng,  từ đề nghị của Tiến sĩ kinh tế Đỗ Thiên Anh Tuấn thuộc Đại Học Fulbright cho đến bài viết phản bác của tác giả Nguyễn Tiến Tường  trên baotiengdan.com, nhà hoạt động xã hội Trần Bang cho rằng tất cả như màn hài kịch:

“ Ông Nguyễn Tiến Tường có kiến thức sâu và ông nói hài như thế cũng thấy hay. Có thể cái cách buộc phải dùng đại ngôn như vậy, mua vui cũng được một vài phút cho người đọc, nó buồn cười mà có cái gì đó rất thật, còn thực tế thì người ta sẽ thấy đau…”

Thanh Trúc, RFA

Việt Nam: ‘Tăng trưởng GDP 2019 cao hàng đầu thế giới!’

Một góc Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ quận 2.

Một góc Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ quận 2.

Hôm 27/12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết năm 2019 tăng trưởng GDP của Việt Nam là trên 7%, đạt mức tăng trưởng “cao hàng đầu thế giới”. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Việt Nam cần cải cách để khơi thông tiềm năng của thị trường vốn.

“Theo số liệu vừa mới công bố, tăng trưởng GDP là 7,02%. Năm 2016 chỉ số này 6,21%, năm 2017 là 6,8%, 2018 là 7,08% và năm nay 7,02%. Như vậy 2 năm liền chúng ta tăng trưởng GDP trên 7%”, trang Tuổi Trẻ Online trích lời Bộ trưởng nói. Ông cho biết thêm: “Đây là mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới!”

Về chỉ số lạm phát, ông Dũng nói: “Chỉ số lạm phát được kiểm soát dưới mức Quốc hội giao rất nhiều, với 2,79% – mức thấp nhất 3 năm qua.”

Hãng tin Bloomberg hôm 27/12 trích lời ông Vishnu Varathan, Giám đốc bộ phận kinh tế và chiến lược thuộc Ngân hàng Mizuho tại Singapore nhận định: “Mức tăng trưởng của Việt Nam có thể chậm lại một chút vào đầu năm tới”.

Ông nói rằng Việt Nam khó có thể giữ được mức tăng trưởng này trong năm 2020 nếu như quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đi vào ổn đị

Trong một báo cáo hôm 17/12, Ngân hàng Thế giới (World Bank) nói: “Tranh chấp thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể làm suy yếu động lực xuất khẩu trong thời gian ngắn, trong khi nền kinh tế Việt Nam vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế toàn cầu thông qua các kênh đầu tư và thương mại”.

“Hai khía cạnh gây trở ngại đó là: Thứ nhất, cách thức Việt Nam quản lý các vấn đề năng lực của mình, điều này đang tạo thêm những hạn chế khi nền kinh tế tiếp tục phát triển, và thứ hai, liệu Mỹ có thể xem xét kỹ lưỡng hơn về vấn đề thâm thụt thương mại rất lớn và đang ngày càng tăng với Việt Nam”, ông Varathan nhận định với trang BloombergTờ Los Angeles Times hôm 26/12 có bài nhận định về giá nhà ở rẻ, chi phí y tế thấp và mức sống khá ở Việt Nam khiến ngày càng có nhiều người Mỹ quyết định chọn nơi này để nghỉ hưu.

Trang này viết: “Sự phát triển vượt bậc ở Việt Nam và các nước láng giềng Đông Nam Á khác đã tạo ra những câu chuyện mà không ai có thể tưởng tượng trong quá khứ: những người già thuộc thế hệ boomer (sinh từ năm 1946 đến 1964) ở Mỹ đang có một lối sống gợi nhớ đến Florida, Nevada hay Arizona, nhưng ngay tại Việt Nam”.

Việt Nam đã nới lỏng các chính sách thị thực để thu hút những người nước ngoài đã về hưu, cùng với tài khoản tiền tiết kiệm của họ, tờ báo Mỹ cho biết thêm.

Trang Los Angeles Times viết: “Việt Nam đã nhìn thấy lợi ích lan tỏa từ sự bùng nổ kinh tế ở Trung Quốc nhưng cũng có mối quan hệ gần gũi với nước láng giềng này, dù hai bên đã xảy ra một chiến ngắn vào năm 1979. Người nước ngoài có xu hướng coi Việt Nam hiếu khách hơn Trung Quốc; thành phố Hồ Chí Minh, trước đây là Sài Gòn, vẫn giữ được phong cách của một đô thị quốc tế”.

Tuy nhiên, xét những rủi ro bên ngoài, đồng thời để mang đến động lực tăng trưởng bổ sung cho nền kinh tế, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Việt Nam cần ưu tiên phát triển khu vực tư nhân vững mạnh và năng động.

“Mặc dù các thị trường vốn ở Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm qua, nhưng vẫn còn nhỏ so với Thái Lan và Malaysia lần lượt ở mức từ 1,5 đến 2 lần, và vẫn chủ yếu do một vài tổ chức lớn chi phối, bao gồm cả Chính phủ”, World Bank nhận định.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, khuyến cáo: “Xử lý những hạn chế về huy động tài chính cho doanh nghiệp cần nhận được sự quan tâm cao nhất của các nhà hoạch định chính sách nếu Việt Nam muốn tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bao trùm hướng tới trở thành quốc gia thu nhập cao trong những thập kỷ tới”.

VOA