Toilet lộ thiên trong phòng ngủ

ĐÀ NẴNG

Phòng tắm trong suốt nằm giữa phòng ngủ, khiến chủ nhân được ở trong không gian rộng thênh thang.

Toilet lộ thiên trong phòng ngủ

Ngôi nhà bốn tầng có kích thước khu đất 5m x 16 m tọa lạc gần biển Sơn Trà, Đà Nẵng, dành cho gia đình bốn người.

Toilet lộ thiên trong phòng ngủ

Chủ nhà phóng khoáng, mong muốn không gian ở hiện đại và khác biệt. Để đáp ứng nhu cầu này cũng như khí hậu địa phương, kiến trúc sư đưa ra thiết kế với những khối “hộp” bê tông xếp chồng ngẫu nhiên lên nhau, lấy cảm hứng từ trò chơi xếp hình của trẻ con.

Toilet lộ thiên trong phòng ngủ

Bên ngoài, hình khối căn nhà đơn giản nhưng mạnh mẽ. Mỗi “hộp” tương ứng với một tầng.

Toilet lộ thiên trong phòng ngủ

Bên trong, không gian nhà thoáng đãng. Tầng trệt đặt hồ bơi 2,7 x 6 m, vừa phục vụ nhu cầu tắm của gia đình vừa giải nhiệt cho toàn bộ nhà vào mùa nắng nóng của miền Trung.

Toilet lộ thiên trong phòng ngủ

Đằng sau bể bơi là bếp, phòng ăn và phòng khách liên thông. Nội thất màu nâu sậm tạo sự tương phản với màu xám của trần, tường bê tông và sàn đá mài.

Toilet lộ thiên trong phòng ngủ

Hàng lang và cầu thang chiếm 40% diện tích công trình. Nhờ đó, không gian bên trong ngập nắng gió, luôn luôn thông thoáng.

Toilet lộ thiên trong phòng ngủ

Hệ hành lang và cầu thang kết nối các phòng ở…

Toilet lộ thiên trong phòng ngủ

…và các thành viên gia đình. Dù đứng ở đâu, họ vẫn dễ dàng nhìn thấy nhau.

Toilet lộ thiên trong phòng ngủ

Căn nhà có bốn phòng ngủ. Tất cả các phòng này đều có phòng tắm – vệ sinh được lắp kính trong suốt.

Toilet lộ thiên trong phòng ngủ

Theo các kiến trúc sư, cách bố trí này giúp căn phòng rộng hơn. Chủ nhân không cần lo lắng về vấn đề riêng tư, bởi chỉ có họ mới sử dụng phòng tắm và toilet đó, cửa sổ phòng trang bị rèm che nên người ngoài không thể nhìn vào. Lớp kính đảm bảo kín để tránh mùi và nước bắn ra ngoài.

Toilet lộ thiên trong phòng ngủ

Để làm “mềm” ngôi nhà, kiến trúc sư bố trí không gian xanh ở các tầng.

Toilet lộ thiên trong phòng ngủ

Mái cũng trở thành nơi trồng cây và thư giãn của gia đình.

Bài: Minh Trang / Ảnh: Hiroyuki Oki

Waltons, gia tộc giàu có nhất thế giới, cứ mỗi giờ lại giàu thêm 4 triệu USD

Waltons, gia tộc giàu có nhất thế giới, cứ mỗi giờ lại giàu thêm 4 triệu USD

Đây chính là gia tộc đứng sau Walmart Inc.

70.000 USD mỗi phút.

4 triệu USD mỗi giờ.

100 triệu USD mỗi ngày.

Đó là những con số không tưởng cho thấy khối tài sản của Waltons, gia tộc đứng sau Walmart Inc., đã và đang tăng với tốc độ kinh khủng ra sao kể từ sau khi Bloomberg công bố bảng xếp hạng các gia tộc giàu có nhất thế giới vào năm ngoái.

Với tốc độ đó, tài sản của họ đã tăng thêm 23.000 USD kể từ khi bạn bắt đầu đọc bài viết này. Trong khoảng thời gian đó, một nhân viên mới của Walmart đã kiếm được khoảng 6 cent trong khoản lương tối thiểu 11 USD/giờ của họ.

Ngay cả trong thời đại của những người siêu giàu và của sự bất bình đẳng đến tàn bạo, thì sự tương phản đó vẫn khiến chúng ta rợn người. Những người thừa kế của Sam Walton, nhà sáng lập nổi tiếng tằn tiện của Walmart, đang tích lũy tài sản ở một quy mô gần như chưa từng có tiền lệ – và họ không hề đơn độc.

Tài sản của gia tộc Waltons đã tăng thêm 39 tỷ USD, đạt mức 191 tỷ USD, kể từ khi họ chiếm lấy vị trí đầu bảng xếp hạng các gia tộc giàu nhất thế giới vào tháng 6/2018.

Waltons, gia tộc giàu có nhất thế giới, cứ mỗi giờ lại giàu thêm 4 triệu USD - Ảnh 1.

Từ trái sang: Alice Walton, Jim Walton và Rob Walton, những người con của nhà sáng lập Walmart, Sam Walton

Các “đế chế” Mỹ khác cũng không chịu thua kém gia tộc Waltons khi xét về khối tài sản họ đang tích lũy. Gia tộc Mars, đứng sau hãng bánh kẹo Mars danh tiếng, trong năm qua đã kiếm được 37 tỷ USD, nâng tổng giá trị tài sản lên 127 tỷ USD. Gia tộc Kochs thì kiếm được 26 tỷ USD, hiện có khối tài sản 125 tỷ USD.

Còn trên toàn cầu thì sao?

Những người giàu có nhất nước Mỹ, chiếm 0,1% dân số nước này, hiện kiểm soát khối tài sản có giá trị lớn hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử kể từ năm 1929, nhưng các đại gia châu Á và châu Âu nào đâu ngồi yên. Trên toàn thế giới, 25 gia tộc giàu có nhất hiện nắm trong tay gần 1,4 nghìn tỷ USD, tăng 24% so với năm ngoái.

Bất bình đẳng đang trở thành một vấn đề chính trị lớn, bùng nổ ở khắp nơi, từ Paris, đến Seattle, đến Hong Kong. Nhưng làm thế nào để thu hẹp khoảng cách ngày càng tăng giữa giàu và nghèo?

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, thậm chí một số tỷ phú cũng bắt đầu ủng hộ các giải pháp như đánh thuế tài sản.

Nếu chúng ta không làm điều gì đó như thế này, thì chúng ta sẽ làm gì, cứ tích trữ tài sản vào một quốc gia đang chia rẽ trước những xung đột?” – Liesel Pritzker Simmons, thành viên gia tộc đứng thứ 17 trong bảng xếp hạng của Bloomberg, nói hồi tháng 6. “Đây không phải là nước Mỹ chúng ta muốn sống”.

Đừng quên nhắc đến một gia tộc mới xuất hiện trong “bảng vàng” năm nay: Hoàng tộc Ả-rập Saudi.

Hoàng tộc Saudi có giá trị 100 tỷ USD, được tính dựa trên các khoản tiền tích lũy mà các thành viên hoàng tộc ước tính đã nhận được trong vòng 50 năm qua từ Royal Diwan, văn phòng điều hành của nhà Vua.

Đó là một con số thấp đáng ngờ. Suy cho cùng, gã khổng lồ dầu lửa Saudi Aramco, trụ cột của nền kinh tế Saudi, là công ty sinh lời nhất thế giới. Vương quốc này đang kỳ vọng sẽ đưa công ty lên sàn chứng khoán với giá trị ước tính 2 nghìn tỷ USD.

Waltons, gia tộc giàu có nhất thế giới, cứ mỗi giờ lại giàu thêm 4 triệu USD - Ảnh 2.

Saudi Aramco

Trên thực tế, việc tính toán tài sản của các đại gia tộc công nghiệp cũng chỉ mang tính tương đối. Tài sản của họ được tích lũy qua nhiều thập kỷ, đôi lúc là nhiều thế kỷ, dưới nhiều hình thức khác nhau, và các khoản cổ tức có thể khiến con số tài sản thực tế mà một gia tộc nắm trong tay thay đổi. Ví dụ, giá trị ròng của gia tộc Rothschilds hay Rockefellers quá phức tạp và phân tán, không thể đánh giá được. Các gia tộc mà tài sản không thể được kiểm chứng cũng vắng mặt trong bảng xếp hạng.

Nhưng trong số các gia tộc hiện diện, hầu hết họ đều làm giàu nhờ lợi dụng tỷ suất lợi nhuận siêu thấp, các khoản cắt giảm thuế, các quá trình phi điều tiết hóa, và những cải tiến. Ví dụ, Koch Industries có một công ty đầu tư mạo hiểm. Thế hệ hiện nay của gia tộc Waltons thì đang thiết lập các tập đoàn của riêng họ.

Các gia tộc làm ăn phát đạt khác bao gồm chủ sở hữu của nhãn hiệu thời trang Chanel và gia tộc Ferrero ở Ý, vốn sở hữu các nhãn hiệu bơ Nutella và bạc hà Tic Tac. Tại Ấn Độ, tài sản của gia tộc Ambani tăng thêm 7 tỷ USD, đạt mức 50 tỷ USD.

So với năm ngoái, 25 gia tộc giàu nhất hành tinh đã kiếm được tổng cộng hơn 250 tỷ USD.

Và không phải mọi gia tộc giàu có đều giàu thêm như nhau. Gia tộc Quandt rớt 8 bậc sau một năm khó khăn của Bayerische Motoren Werke AG (BMW), khi vừa phải đối phó với tình hình căng thẳng thương mại và sự chững lại của thị trường toàn cầu, vừa phải đầu tư vào thị trường phương tiện chạy điện tự hành. Các gia tộc Dassault, Duncan, Lee và Hearst đều gặp tình trạng tương tự.

Và những điều này, theo nhiều cách, cho thấy tình hình đã đạt đỉnh điểm trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump leo thang cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và cả thế giới đang lo lắng về một đợt suy thoái toàn cầu.

Sẽ rất khó khăn để duy trì sự giàu có lâu dài” – Rebecca Gooch, giám đốc nghiên cứu tại Campden Wealth cho biết. “Các công ty thuộc sở hữu gia đình có thể đi từ bùng nổ sang suy thoái, danh mục đầu tư của một gia đình có thể không đủ đa dạng hóa, và có thể có những vấn đề với sự chuyển dịch thế hệ”.

Tham khảo: Bloomberg

Tấn Minh / Trí Thức Trẻ

Có hai việc không nên làm trong cuộc đời

Điều quan trọng nhất mà ta sở hữu trong cuộc đời là gì? Không phải là sự huy hoàng của ngày hôm qua, cũng không phải là hy vọng của ngày mai, mà chính là hiện tại.

Có hai việc không nên làm trong cuộc đời
(Ảnh minh họa qua Pixabay)

Ở ngôi chùa nọ có một vị sư đã ngoài 80 tuổi, trời nắng to vẫn mang phơi nấm hương. Sư trụ trì nhìn thấy, bèn nói: “Ông này, ông đã lớn tuổi vậy rồi, sao phải những chuyện này? Ông không cần phải cực khổ như vậy, tôi có thể tìm người làm thay ông mà!”

Vị sư già thoải mái nói: “Người khác không phải là tôi.”

Sư trụ trì lo lắng đáp: “Đúng là vậy, nhưng nếu có làm việc thì cũng đừng chọn lúc nắng chói chang như vậy chứ.”

Vị sư già lại nói: “Ngày nắng không phơi nấm, chẳng lẽ đợi trời râm hay mưa mới phơi hay sao?”

Sư trụ trì không nói gì thêm được nữa.

Người ta thường nói “việc hôm nay đừng để ngày mai”“việc của mình thì mình làm”, tuy nói thì dễ nhưng làm thì lại rất khó. Chúng ta luôn có thể tìm được rất nhiều lý do để tránh né, nhưng kết quả thì chẳng phải là tự dối mình hay sao? Đời người có hai việc không nên làm, việc đầu tiên chính là “đợi”, việc thứ hai chính là “dựa dẫm”.

Lại có câu chuyện về một tiểu hòa thượng như thế này. Năm 9 tuổi, do cha mẹ mất, một cậu bé đã hạ quyết tâm xuất gia, vì thế cậu đã tìm đến sư thầy Từ Trấn. Sư thầy hỏi cậu rằng: “Cậu còn nhỏ như thế, tại sao lại muốn xuất gia?”

Cậu bé trả lời: “Tuy con chỉ mới 9 tuổi, nhưng cha mẹ đều đã không còn, bởi vì con không biết tại sao con người ta lại phải chết, tại sao con phải xa cha mẹ, cho nên để hiểu được đạo lý này, con nhất định phải xuất gia.”

Sư Từ Trấn cực kỳ khen ngợi chí nguyện này của cậu bé và nói: “Được rồi! Ta đã hiểu. Ta đồng ý nhận con làm đồ đệ, nhưng hôm nay quá muộn rồi, đợi sáng ngày mai ta sẽ xuống tóc cho con!”

Cậu bé nghe xong liền nói: “Thưa sư phụ, tuy người nói sáng mai sẽ xuống tóc cho con, nhưng dù sao con cũng còn là trẻ con ngây ngô, con không dám đảm bảo là ngày mai có còn muốn xuất gia nữa hay không. Hơn nữa, thưa sư phụ, người đã già thế rồi, người cũng không thể đảm bảo được liệu ngày mai người có còn thức dậy hay không ạ.”

Sư Từ Trấn nghe lời ông nói xong thì vỗ tay khen hay, đồng thời hài lòng nói: “Nói rất hay! Lời con nói hoàn toàn đúng, bây giờ ta sẽ lập tức xuống tóc cho con.”

Sau này tiểu hòa thượng ấy đã trở thành một người có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo Nhật Bản.

Nếu như còn có ngày mai thì bạn sẽ trang điểm thế nào? Nếu không có ngày mai thì phải nói hẹn gặp lại thế nào đây? Mỗi người chúng ta đều phải đối mặt với sinh lão bệnh tử, trẻ con không biết được liệu có giữ quyết tâm của ngày hôm nay đến ngày mai được hay không, vậy còn bạn có thể bảo đảm ngày mai mình còn nhớ kế hoạch ngày hôm nay hay không? Đúng thế, không có ai biết trước được tương lai cả, chúng ta không thể biết được ngày mai đến sẽ mang theo niềm hy vọng mới hay nỗi tuyệt vọng khó lường. Vì thế chúng ta sống phải nỗ lực, đừng để ngày hôm nay trở thành một phần trong quá khứ.

Khi ngồi trên bờ sông, Khổng Tử có nói: “Thệ giả như tư phù, bất xá trú dạ” (Luận Ngữ), nghĩa là: Người ra đi mãi không trở lại, ngày đêm mãi không ngừng trôi. Sinh mệnh là không thể chờ đợi được, cuộc đời ngắn ngủi, nên phải biết nắm lấy cơ hội.

Điếu quan trọng nhất trong cuộc đời đó là sống mà không cần phải chờ đợi hay dựa dẫm.

Thanh Trúc / Trithucvn

Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông

Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông

Mùa đông đến để lại những khắc khoải, thèm khát trong lòng những ai trót nhớ thương Hà Nội, mà mỗi người có một lý do khác nhau.

Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông - Ảnh 1.

Mùa đông thì có gì mà thú vị? Rét mướt lạnh cóng hết cả người. Thi thoảng lại ụp về những trận mưa dầm dề, không nặng hạt nhưng cứ lâm thâm dai dẳng cả ngày chẳng dứt, mặc áo mưa thì ngại mà không mặc thì ướt hết. Hôm nào ẩm thì quần áo lâu khô, ẩm mốc khắp nơi, hôm nào hanh thì y như rằng nẻ mặt, nứt toác chân tay, trẻ con người già thi nhau ốm. Rét cắt da cắt thịt lại còn khiến người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, khao khát nằm ườn ở nhà cuộn chăn ngủ hoặc ăn vặt rả rích suốt ngày, chứ động lực đi làm trong cái thời tiết này xuống thấp hơn cả nước sông Hồng mùa cạn.

Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông - Ảnh 2.

À lại còn thèm ăn, chao ôi ăn gì cũng bon mồm, ăn gì cũng thấy ngon bất chấp trong cái thời tiết này, nhất là khi có 7749 lớp áo quần che hết tất thảy các thớ mỡ, nên đến khi đông qua xuân lại, cởi đồ ra mới ân hận ngút ngàn, lại tốn cả mớ tiền và hùng hục tập gấp đôi gấp ba, thậm chí gấp 10 thời gian nhâm nhi món ngon mới mong thon thả trở lại mà mặc bikini. Tất cả chỉ tại mùa đông!

Đùa đấy! Ai mà nói vậy về mùa đông, chắc họ đang trong kỳ khó ở, hoặc hờn dỗi chi đó chút thôi, chứ hiếm ai từng ở Hà Nội, từng đến Hà Nội vào mùa đông mà lại “thù ghét” thời tiết đến mức ấy. Mùa đông là một đặc sản của Hà Nội, một thứ đặc sản phương Bắc khó lẫn vào đâu khác.

Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông - Ảnh 3.

Nếu phương Nam thi thoảng còn được tặng cho mấy ngày thu mát dịu, đẹp đẽ lãng mạn tựa như một mùa xuân thứ hai trong năm, nếu Đà Lạt là nơi có khí hậu mát mẻ dịu dàng quanh năm, tháng xuân cũng như ngày hạ thì mùa đông Hà Nội có những màu vẻ rất riêng mà chẳng thể lẫn vào đâu khác, dễ khắc vào lòng người trót nhớ thương một nỗi nhớ cồn cào. Mà khi đã yêu, mọi điều “xấu xí” sẽ được thứ tha.

Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông - Ảnh 4.

Cái rét của mùa đông Hà Nội rất lạ, nó không phải kiểu gió đồng hun hút, thốc vào mặt vào lưng như cái rét của thợ cày thợ cấy, nó không buốt thấu xương như Sa Pa mùa sương muối đọng thành băng giá, nó là một cái rét rất lạ, lạnh đó mà cũng ấm đó giữa phố xá. Mà lạ, trừ người già, trẻ nhỏ bị hạn chế ra đường vì ngại ốm, sống ở Hà Nội mùa đông cũng đồng nghĩa với việc ra phố chơi là một thú vui khó nhịn.

Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông - Ảnh 5.

Những ngày mưa phùn, bầu trời ảm đạm, rét mướt và cũng khiến người ta giận hờn, dễ ỉu thật, nhưng nếu bỏ qua những bụi nước mờ ảo đọng trên tóc, trên áo như những hạt muối li ti, tận hưởng cái lạnh từ từ ngấm vào da thịt làm ta run rẩy – điều nhiều người Hà Nội sống ở phương xa thèm đến phát điên – mà lao ra phía hồ Tây ngắm khói sương bảng lảng trôi trên mênh mông gương hồ, mà ngắm cây lá từ hàng cổ thụ ven đường Cổ Ngư xanh thẫm, mà bước chân dạo quanh Bờ Hồ liễu rủ, thả bộ lên cầu Thê Húc cong cong, hít hà hơi phố xá, mùa đông sẽ đáng yêu hơn nhường nào.

Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông - Ảnh 6.
Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông - Ảnh 7.

Giữa nhịp sống hối hả, buổi sáng người ta vẫn dành thời gian xếp hàng ăn phở, thủng thẳng chấm cái quẩy giòn tan vào nước dùng trong veo mà thơm ngậy; trưa trưa, ở những quán cóc khiêm nhường nép bên vỉa hè, vẫn kín người ngồi bên chén trà nóng, nhâm nhi cái bánh rán, kẹo lạc mà ngắm người lại qua. Và sự lãng mạn, trầm tĩnh của mùa vẫn ẩn khuất đâu đó trên phố xá, trong lòng người.

Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông - Ảnh 8.
Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông - Ảnh 9.
Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông - Ảnh 10.
Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông - Ảnh 11.

Mùa đông Hà Nội cũng thi vị và đáng yêu hơn bởi cái thú quà chiều. Nào trứng ngải cứu, bánh đúc nóng, cháo sườn cháo trai, bát ốc luộc hay chè nóng, bánh trôi tàu, bánh chuối bánh khoai… bày biện khắp nơi khó lòng mà cưỡng lại. Ấy là còn chưa kể những tối mùa đông, ven các mặt hồ, những hàng thịt xiên nướng, dồi sụn thơm nước mũi, đi qua mà thấy cả cái khói cũng thơm bủa vây, rồi ngô nướng, khoai nướng, mía tím nướng, hạt dẻ rang la liệt, rồi các quán cafe nho nhỏ ấm cúng gọi mời một cuộc tâm tình thủ thỉ mùa đông.

Cũng mùa đông ấy, nếu là những ngày nắng hanh thì đáng yêu vô ngần, bởi những vệt nắng hiếm hoi ấy sẽ khiến người ta thổn thức cả ngày. Vạt nắng mùa đông, nhất là nắng đến sau một chuỗi ngày u tịch, tái tê lại càng quý giá, vì nó mang đến cho Hà Nội một phong vị thật khác.

Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông - Ảnh 12.
Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông - Ảnh 13.
Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông - Ảnh 14.
Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông - Ảnh 15.

Nắng mùa đông Hà Nội không gay gắt như nắng của mùa hè mà chỉ là những tia nắng dịu ngọt pha chút hoang hoải, pha với chút gió lành lạnh thổi ngang. Nắng mùa đông vàng như mật, hong khô Hà Nội, hong khô cả cái ảm đạm ủ dột của tâm hồn ai đó, phủ lên đất trời cái màu óng ả say mê, khiến cảnh vật bừng lên sức sống. Ánh nắng đầy diệu kì ấy như thúc giục người ta ra đường để ngắm nghía hình ảnh phố phường được gột rửa tưng bừng trong màu nắng, để hòa mình vào cuộc sống còn bao điều tươi đẹp mà đôi khi vì sợ cái lạnh và vì chút biếng lười, ta đã bỏ lỡ đi.

Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông - Ảnh 16.

Mà ngay cả khi không có nắng, những ngày đông cũng có thể lộng lẫy, khi ta có trong lòng niềm hân hoan của kẻ biết yêu: “Ngoài phố mùa đông, đôi môi em là đốm lửa hồng”. Hội ế chòng ghẹo nhau, đông đến rồi, nhớ mặc thêm áo, quàng thêm khăn, đi tất vào, đừng để thời tiết đánh lừa rằng ta đang cần yêu cũng chẳng quá lời, vì mùa đông dường như sinh ra để “phục vụ” cho tình yêu. Có những cái nắm tay chỉ mùa đông mới thật khác biệt, có những cái ôm chỉ mùa đông mới thật sự ý nghĩa, có những chuyến đi chỉ mùa đông mới ấm áp. Những người yêu nhau, họ mong chờ mùa đông hơn bao giờ hết, bởi có những cảm xúc thú vị với người trong cuộc mà rơi vào mùa khác, nó kém duyên đi.

Cái lạnh của mùa đông khiến người ta cảm thấy cần nhau hơn, lãng mạn hơn, yêu nhau nhiều hơn. Cái lạnh của phố xá có là gì, vì đã có mười ngón tay đan lại sưởi ấm cho nhau, đã có bờ vai, khuôn ngực, vòng tay ôm siết khiến gió rét trở thành cái cớ để người ta được nép vào nhau gần hơn. Mưa bụi, gió mùa có là gì khi người ta có thể luồn tay vào túi áo nhau mà sưởi, ngồi kề nhau trong một quán trà, bên ly cafe ấm, hoặc lang thang cùng nhau trên một con phố dài.

Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông - Ảnh 17.
Mùa đông Hà Nội có hương vị gì khiến người ta phải lòng đến thế, năm nào cũng đến mà vẫn khắc khoải ngóng trông - Ảnh 18.

Mùa đông có là gì khi đã có đôi có cặp quấn quýt, khi khăn áo chẳng là gì so với những bờ môi, nụ hôn ấm, khi những ngón tay lạnh có cớ luồn trong áo nhau thật sâu… Vì khi người ta sống để yêu, ngày đông bỗng dưng ấm lại.

Có bao nhiêu lý do để người ta cằn nhằn với mùa đông (một trong đó là sắp đến Tết rồi, giời ơi đang yên đang lành tự nhiên lại Tết) thì cũng có ngần ấy lý do để người ta yêu da diết, mong ngóng mùa đông. Người lãng mạn mê vẻ đẹp phố xá, người say ẩm thực buông mình cho những món ngon, người có đôi nhẩn nha nếm vị ái tình… mùa đông

Theo Thiên Yết / Helino