Chỉ mất 100 nghìn/tháng, mẹ Hải Phòng khiến ngôi nhà lúc nào cũng tràn ngập hoa

Thích cắm hoa nên không gian trong nhà chị Nụ lúc nào cũng tràn ngập hương sắc của các loài hoa, mùa nào hoa nấy.

 

Kể từ ngày theo đuổi niềm đam mê cắm hoa chị Phạm Thị Minh Nụ (40 tuổi, Hải Phòng) cảm thấy mình thay đổi đi rất nhiều. Cắm hoa không chỉ giúp chị trang trí không gian sống trong căn nhà nhỏ, giúp chị tăng tư duy thẩm mỹ mà khiến chị được thư giãn, thoải mái hơn, rũ bỏ mọi lo toàn cuộc sống mỗi ngày.

chi mat 100 nghin/thang, me hai phong khien ngoi nha luc nao cung tran ngap hoa - 1

Chị Minh Nụ.

Chị Minh Nụ cho biết, chị hiện đang là giảng viên tại một trường đại học ở Hải Phòng. Ngoài công việc giảng dạy, chị thường dành thời gian cho rất nhiều sở thích như làm bánh, chụp ảnh, chạy bộ,… nhưng hơn tất cả chị thích cắm hoa nhất.

Vì thích hoa từ nhỏ và tập cắm hoa từ hồi cấp 2 nên mỗi lần nhìn thấy hoa chị lại có rất nhiều cảm xúc. Đến bây giờ chị vẫn nhớ bình hoa Tết truyền thống hồi học lớp 7 cũng là bình hoa đầu tiên tự tay cắm đã đưa chị vào niềm đam mê hoa cỏ này. Tuy chỉ là bình hoa đơn giản nhưng khi cắm xong nó khiến chị vui mừng, hạnh phúc như vừa giành được giải thưởng nào đó.

“Hồi đó, mình chỉ biết cắm hoa đơn giản là cắt hoa và thả vào lọ. Bình hoa đầu tiên hồi lớp 7 chỉ kết hợp giữa loại hoa xuân là hoa lay ơn, violet cắm vào một bình thủy tinh miệng nhỏ. Hoa lay ơn là hoa chính, violet là hoa phụ nên mình cắm lay ơn trước rồi cài những cành violet xen kẽ. Dù bình hoa còn vụng về, nhưng khi cắm xong, mình đã rất vui. Tiếp đến thời đi học đại học mình bắt đầu biết cắm hoa trên xốp cắm để tạo kiểu”, chị Minh Nụ chia sẻ.

chi mat 100 nghin/thang, me hai phong khien ngoi nha luc nao cung tran ngap hoa - 3

chi mat 100 nghin/thang, me hai phong khien ngoi nha luc nao cung tran ngap hoa - 4

chi mat 100 nghin/thang, me hai phong khien ngoi nha luc nao cung tran ngap hoa - 5

chi mat 100 nghin/thang, me hai phong khien ngoi nha luc nao cung tran ngap hoa - 6

Loài hoa giống nhau nhưng cắm vào những chiếc bình khác cũng mang lại sự mới lạ, hấp dẫn.

Chị Minh Nụ thường cắm hoa theo mùa, cứ mùa nào thức nấy bởi lúc đó hoa sẽ đẹp và rực rỡ nhất. Hơn nữa chị được thỏa sức sáng tạo với những loại hoa chỉ xuất hiện vào mùa nhất định.

Trong rất nhiều loài hoa đã từng cắm, chị thích nhất cắm hoa sen bởi loài hoa này chỉ xuất hiện vào mùa hè có màu sắc rực rỡ và hương thơm quyến rũ lạ kỳ. Chưa kể, để chinh phục được các nàng sen không hề đơn giản với chị, nhất là cắm hoa với phong cách ikebana mà chị đang theo đuổi.

Chính sự càng ngày càng khó của hoa sen lại càng hấp dẫn, lôi cuốn chị. Mỗi lần cắm hoa sen theo phong cách ikebana, chị lại lặn lội chiều tối ra tận đầm để chọn, lá, đài, nụ hoa theo đúng chuẩn của mình, cẩn thận che chắn để hoa không bị héo, rồi kỳ công mang về dưỡng cho hoa phục hồi để sáng hôm sau dậy thật sớm kịp cắm hoa.

“Để cắm hoa sen theo phong cách ikebana phải có lá sen tươi, có nụ, hoa và đài sen. Thế nên mình phải đến tận đầm để chọn lá, đài, nụ và hoa theo đúng tiêu chuẩn vì ngoài cửa hàng hoa không thể đáp ứng được đủ yêu cầu mong muốn.

Muốn có hoa lá tươi vào thời điểm mùa hè nắng nóng, mình phải chọn thời điểm hái phù hợp là chiều tối. Và khi hái xong, mình phải che chắn sao cho hoa lá không bị héo, vì lá sen rất dễ bị héo. Mang về nhà mình cũng phải dưỡng ngay để hoa lá hồi phục. Sáng hôm sau còn phải dậy thật sớm để cắm hoa, vì hoa sen nở sớm, chỉ đến tầm 8h sáng là bắt đầu có xu hướng cụp lại rồi”, chị Minh Nụ cho hay.

chi mat 100 nghin/thang, me hai phong khien ngoi nha luc nao cung tran ngap hoa - 7

chi mat 100 nghin/thang, me hai phong khien ngoi nha luc nao cung tran ngap hoa - 8

Chị cắm hoa theo phong cách Ikebana.

Để cắm được bình hoa đẹp, trước khi cắm chị luôn phải suy nghĩ và tư duy về những đặc điểm và vẻ đẹp riêng của từng loài hoa. Chị cẩn thận suy nghĩ cách dưỡng hoa thế nào, cắm bình lọ nào và mix kết hợp hoa đó với những loại hoa khác. Đặc biệt, mỗi lần cắm ikebana theo phong cách tự nhiên, chị còn phải quan sát những đăc điểm riêng của từng loài hoa để cắm sao cho thể hiện những nét tự nhiên nhất của loài hoa đó.

“Hoa đẹp phải là hoa tươi, cành lá và hoa không bị dập nát, héo. Nếu có thời gian mọi người đến vườn vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát để chọn những cành vừa đủ độ nở cắt về cắm là đẹp nhất.

Hoa khi mua về, mọi người nên cắt gốc trong chậu nước, sau đó cắm vào một xô to để hoa hút được nhiều nước nhất. Người ta gọi bước này là dưỡng hoa. Sau đó, mọi người mới được cắm vào bình lọ.

Với mỗi loài hoa mình có những cách cắm phù hợp riêng như hoa sen, súng phải cắm ngập nước ở bình vì thân hoa rỗng, khả năng hút nước kém, nếu không ngập nước hoa sẽ nở không căng, hoặc bị héo. Một số loài hoa khác lại chỉ cần đổ ít nước, nếu nhiều nước, thân hoa sẽ chóng bị thối, hoa sẽ nhanh tàn như hoa cúc mi. Một số hoa khác lại thích hợp khi cắm nước ấm như hoa chuông, hoa cúc bất tử”, chị Minh Nụ chia sẻ bí quyết cắm hoa của mình.

chi mat 100 nghin/thang, me hai phong khien ngoi nha luc nao cung tran ngap hoa - 9

chi mat 100 nghin/thang, me hai phong khien ngoi nha luc nao cung tran ngap hoa - 10

Hoa sen là loài hoa cắm khó nhất và phải kỳ công.

Vì yêu hoa nên chị Nụ cũng mê luôn bình và có thú vui sưu tầm bình, lọ hoa. Hiện nay số lọ, bình chị sở hữu phải lên tới hàng trăm và đựng 3 kệ bày không hết. Vì thường mua hoa theo mùa, thêm vào đó vì yêu các loại hoa giản dị như cúc họa mi, cúc chi, violet,… với giá thành hợp lý lại lâu tàn nên chi phí chị dành mua hoa mỗi tháng không nhiều. Tháng 11 vừa qua chị, chơi cúc họa mi được 2 tuần nên chị chỉ mất khoảng 100 nghìn tiền mua hoa.

Thông thường, sau khi cắm xong, với bình hoa to chị Nụ sẽ đặt kệ riêng trong phòng khách, với bình hoa nhỏ chị đặt lên trước mặt bàn. Ngoài ra chị để hoa trưng bày trên mặt bàn ăn trên kệ tủ giày, hoặc chiếu nghỉ ở cầu thang làm điểm nhấn cho không gian, làm không gian sống sinh động hơn.

chi mat 100 nghin/thang, me hai phong khien ngoi nha luc nao cung tran ngap hoa - 11

Kệ bình, lọ hoa của chị.

Chị Minh Nụ tâm sự, cắm hoa mang đến cho chị rất nhiều lợi ích, không chỉ trang trí cho không gian sống, làm không gian sinh động hơn tạo điểm nhấn cho căn phòng, giúp chị tăng tư duy thẩm mỹ mà mỗi lần ngắm hoa chị lại cảm thấy thư thái hơn. Đặc biệt, cắm hoa như một cách thiền nên mỗi khi cắm xong chị cảm thấy như rũ bỏ mọi thứ lo toan cuộc sống, được đối diện với hoa và thư giãn cùng hoa.

chi mat 100 nghin/thang, me hai phong khien ngoi nha luc nao cung tran ngap hoa - 12

Ông xã rất yêu hoa và ủng hộ chị cắm hoa. Con gái 8 tuổi của chị cũng bắt đầu học cắm hoa.

chi mat 100 nghin/thang, me hai phong khien ngoi nha luc nao cung tran ngap hoa - 13

chi mat 100 nghin/thang, me hai phong khien ngoi nha luc nao cung tran ngap hoa - 14

chi mat 100 nghin/thang, me hai phong khien ngoi nha luc nao cung tran ngap hoa - 15

chi mat 100 nghin/thang, me hai phong khien ngoi nha luc nao cung tran ngap hoa - 16

chi mat 100 nghin/thang, me hai phong khien ngoi nha luc nao cung tran ngap hoa - 17

chi mat 100 nghin/thang, me hai phong khien ngoi nha luc nao cung tran ngap hoa - 18

chi mat 100 nghin/thang, me hai phong khien ngoi nha luc nao cung tran ngap hoa - 19

Một số bình hoa của chị.

@ eVan.vn

Nghiên cứu đã chứng minh: 70% bệnh tật đều bắt nguồn từ 1 nhân tố nguy hiểm mà ăn uống hay thể dục nhiều đến mấy cũng không thể cứu được

Nghiên cứu đã chứng minh: 70% bệnh tật đều bắt nguồn từ 1 nhân tố nguy hiểm mà ăn uống hay thể dục nhiều đến mấy cũng không thể cứu được

Khỏe bên ngoài thôi chưa đủ, nhất định phải khỏe cả bên trong, như vậy, khi chúng ta kết hợp thêm vào ăn uống và tập luyện, cơ thể mới có thể chống chọi được với bệnh tật nguy hiểm.

Cả các nghiên cứu gần đây của Tây y đã phát hiện ra hơn 200 căn bệnh khác nhau có liên quan trực tiếp tới cảm xúc của con người. Các tình tố trong lòng sẽ tác động trực tiếp tới lục phủ ngũ tạng, làm thay đổi hiệu quả hoạt động của các chức năng cơ thể. Từ xa xưa, y học cổ truyền cũng đã chỉ ra rằng, bản đồ cảm xúc trong thân thể mới là con đường nhanh nhất để kiểm soát sức khỏe. Nhưng khi cảm xúc không thể khống chế, nó sẽ trở thành tác nhân gây hại trực tiếp cho cơ thể.

Trong cuốn “Hoàng Đế Nội Kinh”, một tác phẩm y học nổi tiếng của Trung Hoa từ 5000 năm trước, 7 loại cảm xúc tiêu cực có thể gây ra nhiều loại bệnh tật nghiêm trọng nhất chính là: Kinh, Hỷ, Nộ, Tư, Bi, Ưu và Khủng. Mỗi cảm xúc khác nhau lại dẫn tới những tác hại khác nhau cho lục phủ ngũ tạng con người theo quan điểm “hình thần hợp nhất”.

Sự tức giận

Mỗi cơn giận có thể ứng với một trận “động đất” của cơ thể. Theo Đông y, “nộ” ứng với tạng Can, là nơi điều tiết lượng huyết, giúp khí tức lưu thông toàn thân mà không trệ, tán mà không uất. Còn theo Tây y, sẽ có 20 loại bệnh tật có khả năng sinh ra trong cơn tức giận như là khó thở, tức ngực, mọc u, viêm loét dạ dày, đột quỵ, nhồi máu não, mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng sản vú, ung thư phổi….

Từ hậu quả nghiêm trọng của nó, các chuyên gia khuyến cáo rằng, hãy học cách kiềm chế cơn giận bằng cách nhắm mắt lại, hít thở thật sâu và nhắc nhở mình không được đưa ra bất cứ quyết định quan trọng gì trong thời điểm này. Nạp thêm các protein và chất béo vào cơ thể có thể giúp tâm trạng bình tĩnh hơn.

Sự ưu phiền

Tỳ khí kiên định thì khí huyết và dinh dưỡng của tứ chi mới sung túc. Các nỗi buồn kéo dài sẽ gây áp lực gia tăng, dẫn tới hậu quả là quá trình vận chuyển khí huyết gặp vấn đề, đẩy cao nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và hội chứng chuyển hóa.

Tâm trạng xấu cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và ăn uống. Khẩu vị của chúng ta sẽ nghiêng về các thực phẩm có vị chua, đắng hoặc ngọt, gây thừa cân hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng, và để lại hậu quả lâu dài là các bệnh huyết áp, đường huyết.

Vì thế, hãy tập “hành động tâm lý giả tạo” là mỉm cười để giải phóng những áp lực, cảm xúc tiêu cực trong lòng khi cảm thấy buồn phiền nhất. Các lớp học yoga, thiền, khí công… đều có thể trợ giúp chúng ta lấy lại tâm tình hòa ái, thoải mái hơn.

Nỗi sợ hãi

Sợ hãi, lo lắng, bồn chồn là những cơ chế thuộc phòng vệ tự nhiên của cơ thể khi nó nhận thấy mình đang đứng trước một mối đe dọa nào đó về tinh thần hoặc thể xác. Nó có thể giúp chúng ta phòng vệ trước hiểm nguy nhưng đồng thời cơn sợ cũng khiến tâm lý trở nên mất bình tĩnh, dễ mất tự tin, không muốn đối diện…

Tình trạng này nếu bị kéo dài trường kỳ, hệ thần kinh sẽ trở nên “căng như dây đàn”, có thể “đứt” bất cứ lúc nào, dẫn tới bệnh lý rối loạn thần kinh hoặc mắc phải các bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu…

Để xua tan những tác hại để lại của nỗi sợ hãi, chúng ta phải học cách giữ tâm trạng bình tĩnh trước khó khăn, thử thách, luôn chuẩn bị sẵn tinh thần trước các kết quả tệ nhất, từ đó đối mặt và làm chủ cảm xúc của chính mình.

Cảm giác chán nản

Khi con người rơi vào trạng thái chán nản lâu ngày, não sẽ tự động giải phóng một số hoạt chất để bù đắp, lấy lại trạng thái cảm xúc. Tuy nhiên, chính những hoạt chất này có tác dụng không khác gì thuốc phiện, có thể ảnh hưởng tới nguy cơ đột quỵ, mắc bệnh tim mạch, ảnh hưởng tới hoạt động của hệ miễn dịch, hội chứng chuyển hóa…

Các chuyên gia khuyến cáo không nên để tinh thần rơi vào trạng thái chán nản lâu dài vì dễ sản sinh ra các hormone gây stress như cortisol, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Hãy học cách chủ động thay đổi góc nhìn, tư duy để tiếp nhận những mặt tích cực của vấn đề, ổn định tâm trạng và cải thiện sức khỏe.

Sự thù ghét, hoài nghi

Những người thường xuyên sống trong cảm xúc tiêu cực thường rất dễ rơi vào trạng thái thù ghét và hoài nghi, bao gồm cả bản thân lẫn những người xung quanh. Trung tâm Y khoa của Đại học Mỹ Duke đã nghiên cứu và cho thấy rằng, nguy cơ bệnh tật tổn hại về sức khỏe sẽ tăng cao hơn ở nhóm người thường xuyên xuất hiện cảm xúc thù ghét, so với những người có tính cách thoải mái và dễ chịu. Trường Y tế công cộng Harvard cũng công bố kết quả của tiến sĩ Rosalind Wright và cho biết, tâm lý thù ghét sẽ khiến suy giảm chức năng phổi, gây ra các bệnh lý hen suyễn, bệnh tim mạch…Tâm lý chịu ảnh hưởng lâu dài cũng trở nên suy sụp, gia tăng căng thẳng, đánh mất chất lượng giấc ngủ và ăn uống.

Mặt khác, sự khó chịu, bức bối do các cảm xúc tiêu cực mang lại cũng khiến người ta dễ sa vào các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia, nghiện đường hoặc nghiện cà phê, thậm chí là nghiện các loại chất kích thích… Đây là nhân tố chính gây tổn hại đến sức khỏe một cách nghiêm trọng.

Không kiểm soát được cảm xúc

Các khảo sát và nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cảm xúc của chúng ta cũng dễ biến đổi, dao động lớn hơn và dẫn tới mất kiểm soát theo sự thay đổi của các mùa. Vào mùa hè, hỏa vượng dẫn tới “nộ” tăng, chúng ta dễ cảm thấy bực tức, cáu kỉnh, rơi vào tranh cãi và gây hấn với những người xung quanh. Ngược lại, trong mùa đông, cảm giác chán nản và ưu phiền lại tăng cao, tạo thành áp lực tâm lý, dễ dẫn tới các bệnh rối loạn cảm xúc, trầm cảm…

Vì thế, để có thể sở hữu một nền tảng thể lực, sức khỏe tốt, chỉ riêng thực hiện một chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên là không đủ để duy trì các chức năng cơ thể. Muốn khỏe mạnh bên ngoài, trước hết phải khỏe mạnh từ bên trong. Tâm lý có vững vàng, cảm xúc có bình an thoải mái thì các chức năng cơ thể mới có thể hoạt động bình thường, không phải chịu các áp lực tiêu cực thường xuyên.

Dương Mộc / Theo Trí thức trẻ

 

Tăng trưởng kỷ lục 126 tháng liên tiếp, kinh tế Mỹ đang ở trong giai đoạn thăng hoa chưa từng có trong lịch sử

Tăng trưởng kỷ lục 126 tháng liên tiếp, kinh tế Mỹ đang ở trong giai đoạn thăng hoa chưa từng có trong lịch sử

Các nhà kinh tế thường nói rằng “quá trình tăng trưởng không kết thúc dựa vào việc nó đã kéo dài bao lâu” (expansions don’t die of old age). Đối với những gì đã diễn ra ở nền kinh tế Mỹ trong thập kỷ qua, thì câu nói này là đúng.

Tính đến tháng 12, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng ở mức kỷ lục là 126 tháng liên tiếp, khoảng thời gian dài nhất trong lịch sử của nước này, theo Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER). Nói một cách khác, thì đây là lần đầu tiên nước Mỹ đã không rơi vào tình trạng suy thoái trong cả một thập kỷ.

Michelle Meyer, kinh tế gia trưởng tại Bank of America Merrill Lynch, cho hay: “Điều bất hường ở đây là sự phục hồi sau khủng hoảng lại bền bỉ đến như vậy.”

Các nhà kinh tế đã đưa ra một số lý do giải thích tại sao đà tăng trưởng ở thời gian này lại kéo dài đến vậy. Thứ nhất, Mỹ bắt đầu từ điểm “đáy” ở cuối thập kỷ trước. Phần lớn quá trình tăng trưởng trong 10 năm qua là để bù đắp cho cuộc Đại suy thoái. David Wilcox, cựu giám đốc của Phòng Nghiên cứu và Thống kê tại Uỷ ban Dự trữ Liên bang, cho hay: “Rất khó để hình dung ra rằng thời điểm đó tồi tệ đến như thế nào.”

Tăng trưởng kỷ lục 126 tháng liên tiếp, kinh tế Mỹ đang ở trong giai đoạn thăng hoa chưa từng có trong lịch sử - Ảnh 1.

Tăng trưởng việc làm.

Ví dụ, tăng trưởng việc làm đã hồi phục chậm hơn so với sự bùng nổ của nền kinh tế trước đây, một phần vì tỷ lệ thất nghiệp quá cao khi khủng hoảng tài chính diễn ra, như một số kinh tế gia từng nói, “cái hố càng sâu thì càng khó để thoát ra ngoài.”

Nhìn chung, đà phát triển của nền kinh tế bắt đầu kéo dài hơn trong giai đoạn hậu chiến. NBER – đã theo dõi sát sao các cuộc suy thoái ở Mỹ, nhận thấy rằng đà tăng trưởng đã kéo dài trung bình 58,4 tháng từ năm 1945 cho tới 2009, trong khi từ năm 1919 đến 1945 là 35 tháng. Một lý do có thể lý giải cho điều này đó là các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra những biện pháp tốt hơn để xoay chuyển nền kinh tế, trong khi lạm phát vẫn ở mức thấp.

Wilcox, từng là cố vấn cấp cao của các chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Ben Bernake, Janet Yellen và Jerome Powell, cho biết những nỗ lực kích thích tài chính của các nhà hoạch định chính sách trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, như nới lỏng định lượng, là một phần quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hồi phục nền kinh tế hiện nay.

Tăng trưởng kỷ lục 126 tháng liên tiếp, kinh tế Mỹ đang ở trong giai đoạn thăng hoa chưa từng có trong lịch sử - Ảnh 2.

Tăng trưởng GDP.

Trong suốt thập kỷ, Fed đã giữ nguyên lãi suất đi vay ở mức thấp và dần nâng lên từ cuối năm 2015 đến 2018, đến năm 2019 đã thực hiện 3 lần hạ lãi suất nhằm đối phó với những bất ổn tác động đến nền kinh tế. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương ở mức khoảng 4 nghìn tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với năm 2008.

Biện pháp kích thích tài khoá trong khi khủng hoảng diễn ra, như Chương trình Trợ cấp Tài sản xấu (TARP) và Đạo luật Hồi phục Kinh tế (ERA), cũng giúp duy trì sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ, theo Torsten Slok – kinh tế gia trưởng tại Deutsche Bank. Ông cho hay, những động thái quyết liệt từ các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã phần nào lý giải tại sao nền kinh tế Mỹ phục hồi với tốc độ nhanh hơn các nền kinh tế phát triển khác như châu Âu hay Nhật Bản.

Slok nhận định: “Một lý do quan trọng giúp Mỹ có đà tăng trưởng dài và mạnh mẽ đến vậy là chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ của họ, được Fed và các chính trị gia đưa ra, tạo được sự đột phá.”

Một lý do khác mà các nhà kinh tế nhắc đến đó là ký ức về cuộc khủng hoảng vẫn hiện hữu đối với người tiêu dùng và các doanh nghiệp, khiến họ lo sợ về rủi ro hơn và cảnh giác đối với cuộc suy thoái tiếp theo. Điều này có nghĩa là tình trạng mất cân đối trong hệ thống tài chính là không lớn, đã giúp đà phục hồi diễn ra lâu hơn. Tuy nhiên, đây cũng chính là yếu tố phần nào kiến tăng trưởng kinh tế yếu hơn trong thập kỷ vừa qua. Dù phá vỡ kỷ lục về khoảng thời gian diễn ra, nhưng tăng trưởng của Mỹ đã chậm hơn nhiều so với với những đợt bùng nổ trước đây.

Michelle Meyer nhận định: “Ở thời điểm này, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ không còn vượt trội nữa – có nghĩa là chu kỳ như trước đây có thể tiếp tục diễn ra.”

Tăng trưởng kỷ lục 126 tháng liên tiếp, kinh tế Mỹ đang ở trong giai đoạn thăng hoa chưa từng có trong lịch sử - Ảnh 3.

Tăng trưởng tiền lương.

Đà tăng trưởng kéo dài hiện tại vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro, ví dụ như lãi suất thấp kỷ lục đã đưa lượng nợ lên mức cao nhất từ trước đến nay. Slok cho hay: “Có nhiều cuộc thảo luận trên thị trường tài chính về việc liệu đà tăng trưởng có thể tiếp tục hay không, đặc biệt là liệu nước Mỹ có quá ‘yếu ớt’ trong giai đoạn này vì nợ sinh viên và nợ doanh nghiệp đã lên mức quá cao?”

Những “cơn gió ngược” khác bao gồm rủi ro chính trị, bất ổn thương mại và đà tăng trưởng yếu kém ở những nền kinh tế khác. Bất bình đẳng về thu nhập và giàu – nghèo cũng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các nhà đầu tư và chính trị gia.

Dẫu vậy, một số vẫn kỳ vọng rằng, chừng nào các nhà hoạch định chính sách vẫn cảnh giác thì, Mỹ sẽ tiếp tục phá vỡ kỷ lục. Josh Bivens, giám đốc nghiên cứu của Viện Chính sách Kinh tế, cho biết: “Các cuộc suy thoái thường có nguyên nhân từ những sai lầm về chính sách. Chúng ta thực sự có thể giữ vững giai đoạn hồi phục trong một khoảng thời gian khá dài, nếu có chính sách khôn ngoan và cẩn trọng.”

Giang Ng / Theo Trí thức trẻ

NGƯỜI TRUNG QUỐC TRÀN SANG: DÂN LO, CHÍNH QUYỀN LỚ RỚ

Du khách Trung Quốc tham quan thành phố Hà Nội bằng xe xích lô.
Ảnh chụp năm 2015.
Diễm Thi, 
Dân không tin Trung Quốc!
Chỉ trong 10 ngày, ba đoàn khách Trung Quốc với số lượng từ hàng trăm lên đến vài ngàn sang Việt Nam tham gia các hoạt động văn hóa của riêng họ khiến nhiều người đọc báo ngỡ ngàng. Lý do theo họ chưa bao giờ có hiện tượng như vậy xảy ra. Trong khi đó cơ quan chức năng và chính quyền chỉ có biện pháp khi sự việc dường như đã rồi.
Vụ việc đầu tiên diễn ra hôm 10 tháng 12, hơn 600 người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam theo hình thức “tour 0 đồng” qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) sau đó tập trung về thành phố Hạ Long, tụ tập tại Cung Quy hoạch – Hội chợ và Triển lãm tỉnh (Cung Cá heo), để biểu diễn trang phục, ca hát…
Ngày 11 tháng 12, bà Nguyễn Thị Hạnh – Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Quảng Ninh – cho báo chí biết đã đề xuất cho tạm dừng chương trình vì chưa được phép của các cơ quan chức năng.
Trong khi đó, ông Bùi Quang Nam, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Quảng Ninh, cho rằng doanh nghiệp chỉ cần gửi văn bản thông báo đến các cơ quan chức năng là được phép tổ chức mà không cần chờ cấp giấy phép hay có ý kiến phản hồi.
Ngày 12 tháng 12, hơn 700 khách du lịch Trung Quốc, chủ yếu là khách nữ, đến Cung Cá heo quy hoạch, hội chợ, triển lãm và văn hóa tỉnh Quảng Ninh (thành phố Hạ Long) tụ tập chụp ảnh khiến chính quyền địa phương phải đưa khoảng 30 người đến giám sát.
Hai vụ đó chưa kịp lắng xuống trong công luận thì sáng 20 tháng 12, hơn 2.000 người Trung Quốc di chuyển trên 60 xe khách từ tỉnh Quảng Ninh đến thành phố Hải Phòng để dự tiệc mà dư luận cho rằng họ dự định tổ chức hội thảo tại Trung tâm tiệc cưới Hải Đăng khiến dư luận không khỏi lo ngại.
Theo TS Nguyễn Xuân Diện thuộc Viện Hán Nôm, thì theo lẽ thường, khi một nước, một tỉnh hoặc một vùng du lịch mà có khách du lịch đến ăn uống, tiêu xài, thuê mướn khách sạn, hội trường… thì đấy là một điều mừng chứ không phải điều lo, nhưng dư luận Việt Nam lại thấy lo ngại trước hiện tượng người Trung Quốc đến Việt Nam ồ ạt vì nhiều lý do. Ông giải thích:
“Thứ nhất là họ ồn ào, mất vệ sinh, hung dữ. Thứ hai là họ đến tuyên truyền những điều không được phép như tuyên truyền về đường lưỡi bò; tuyên truyền lịch sử Việt Nam vốn là từ Trung Quốc tách ra; tuyên truyền Hoàng Sa, Trường Sa là của họ.”
Tuy dư luận xã hội lo lắng trước hiện tượng này nhưng ông Lê Thế Hùng – Giám đốc Công ty lữ hành quốc tế Quảng Ninh, cho rằng việc hơn 600 du khách qua biểu diễn thời trang tại địa phương này chỉ là buổi sinh hoạt nội bộ của du khách, cũng giống như du khách trong nước đi du lịch thường mặc đồng phục để check-in, sau đó ăn uống, ca hát…
Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang, một trong những thành phố có đông khách du lịch Trung Quốc, phân tích lý do vì sao có hiện tượng trên:
“Mình không ở trong ban tổ chức nên mình không biết chắc chắn họ có ý đồ gì không, nhưng tôi nghĩ nó có thể rơi vào mấy trường hợp sau: 
Thứ nhất họ coi chuyện đó là bình thường, không vi phạm luật pháp Việt Nam. Thứ hai là họ có sự cố ý. Họ làm vậy để thể hiện người Trung Quốc có quyền làm bất cứ điều gì trên lãnh thổ Việt Nam theo tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc”. 
Cô Trần Thị Tuyết, nhân viên công ty bảo hiểm Prudential cũng bày tỏ nỗi lo lắng của mình rằng người Trung Quốc họ không bao giờ đối xử tốt với người Việt Nam mà họ chỉ tìm cách hại người Việt Nam từ thực phẩm cho đến chủ quyền quốc gia. Cô nói thêm:
“Người Trung Quốc họ đâu có tốt. Ở bên nước nó mà nó đã xấu rồi thì qua tới Việt Nam mình nó còn xấu tới cỡ nào nữa!” 
Chính quyền quản lý lỏng lẻo hay sợ Trung Quốc?
Là một nước lớn lại nằm cạnh Việt Nam, từ hàng ngàn năm qua Trung Quốc lăm le xâm chiếm Việt Nam, coi Việt Nam như một nước chư hầu của mình. Gần nhất là cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước.
Chính vì thế, chuyện từng đoàn khách du lịch Trung Quốc hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người tụ tập như những ngày qua khiến người dân không thể an lòng. Các cấp chính quyền cũng chỉ giám sát hoặc tạm ngưng các chương trình của họ khi “gạo đã nấu thành cơm” mà không thể ngăn cản ngay từ đầu.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhận định:
“Điều đó nói lên Việt Nam rất lỏng lẻo trong vấn đề để người Trung Quốc sang Việt Nam. Thứ nhất là sự lỏng lẻo của hệ thống chính quyền tại các địa phương đó. Thứ hai là không có sự chỉ đạo một cách nhất quán từ trung ương xuống đến địa phương. Thể hiện sự buông lỏng quản lý của cấp trung ương với hiện tượng này.” 
Theo lãnh đạo Công an thành phố Hải Phòng và Sở Du lịch thành phố Hải Phòng, sự có mặt của hơn 2.000 khách Trung Quốc như kể trên là hoạt động du lịch bình thường.
Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng, thật ra chính quyền chỉ lên tiếng khi công luận bức xúc lên tiếng trên báo chí hoặc trên mạng xã hội. Lúc đó họ mới giật mình rồi đổ qua đổ lại. Ông nói tiếp:
“Tôi cũng ở trong bộ máy Nhà nước nhiều năm nên tôi biết. Họ vô tâm lắm, họ chả có ý thức chuyện đó đâu. 
Cán bộ cao cấp Việt Nam rất là sợ Bắc Kinh. Nếu làm phật ý Bắc Kinh là có thể bay ghế liền, cho nên hiện tượng người Trung Quốc sang Việt Nam ờ ạt như vậy chỉ có người dân là bức xúc mà thôi chứ cán bộ thì ít, đặc biệt cán bộ cao cấp nhiều khi còn tránh né sợ đụng chạm.” 
RFA hỏi chuyện một vài người dân rằng giả sử người Mỹ qua Việt Nam du lịch từng đoàn người đông như vậy và có những hoạt động tương tự các đoàn khách Trung Quốc thì họ có thấy lo lắng không?
Cô Tuyết trả lời không do dự:
“Không! Tôi không thấy lo vì người Mỹ họ qua họ giúp Việt Nam Từ hồi nào giờ tôi chỉ thấy người Trung Quốc là xấu thôi chứ Mỹ thì không!”
Nhà báo Võ Văn Tạo cũng cùng ý kiến. Ông nêu dẫn chứng chiếc tàu sân bay USS Carl Vinson đến Đà Nẵng vào tháng 3 năm 2018. Hải quân Mỹ trong ban nhạc Hạm đội 7 đã có một đêm nhạc sôi động thu hút hàng trăm người dân tham gia tại chân cầu Rồng. Ông nói:
“Không hề lo ngại. Hoan nghênh và vui vẻ là đằng khác. Đó không phải là suy diễn mà là thực tế. Những chiếc tàu hải quân Mỹ đến Đà Nẵng hay Nha Trang tổ chức những sự kiện văn nghệ, người dân đến xem và tham gia vui vẻ. Họ đâu có ghét. Phải nói thẳng tâm lý của người Việt Nam là rất kỵ Trung Quốc.”
Qua mấy vụ vừa rồi, mạng xã hội lan truyền lại bài thơ “Đường sang nước bạn” của Tố Hữu với hai câu:
“Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương…”