Bố xây nhà cho con ‘thô mộc nhất có thể’

ĐÀ NẴNG

Nhà được xây nên theo cách thô ráp nhất – giữ nguyên vẻ nguyên thủy của các vật liệu – để hai đứa trẻ cảm nhận sự chân thực.

Bố xây nhà cho con 'thô mộc nhất có thể'

Trên mảnh đất 7,5 x 19 m, đôi vợ chồng Đà Nẵng cho xây dựng ngôi nhà hai tầng mang tên hai con gái Chi và Vi. Mong muốn lớn nhất của họ là mang lại không gian sống gần gũi với thiên nhiên, khơi gợi sức sáng tạo cho hai đứa trẻ.

Bố xây nhà cho con 'thô mộc nhất có thể'

Vì gia chủ hướng tới sự đơn giản và mộc mạc, các kiến trúc sư đã đưa ra thiết kế với tinh thần “chân phương nhất có thể”, với các vật liệu như gạch thô, gỗ, đá. Theo thời gian, những vật liệu này sẽ thay đổi cùng với sự trưởng thành của hai bé.

Bố xây nhà cho con 'thô mộc nhất có thể'

Nhìn từ ngoài, ngôi nhà nổi bật với lớp tường gạch bao cao 7 mét. Gạch được xây hai lớp, cách nhau bởi một lớp không khí ở giữa, vừa cách nhiệt vừa cách âm, tạo không gian yên tĩnh cho gia chủ. Lớp bê tông rào khắc dòng chữ “Chivihouse”.

Bố xây nhà cho con 'thô mộc nhất có thể'

Bên trong, gia chủ và kiến trúc sư thống nhất dành nhiều diện tích cho sân, vườn. Công trình nằm xa trung tâm thành phố, trong khu dân cư yên bình nên gia chủ không quá lo lắng về vấn đề an ninh.

Bố xây nhà cho con 'thô mộc nhất có thể'

Tầng trệt được thiết kế với những ô cửa lớn, đưa gió và nắng vào nhà. Phòng bếp – phòng ăn – phòng khách nối liền, tạo thành không gian mở và chỗ chơi đùa của hai đứa trẻ.

Bố xây nhà cho con 'thô mộc nhất có thể'

Tầng trệt cũng là không gian được sử dụng nhiều nhất từ ngày gia chủ tới ở. Đôi vợ chồng thích ngồi ở bàn ăn làm việc, nghe nhạc và ngắm các con chơi ở phòng khách.

Bố xây nhà cho con 'thô mộc nhất có thể'

Cầu thang dưới khoảng thông tầng dẫn lên tầng hai, nơi đặt hai phòng ngủ và một mảnh vườn nhỏ.

Bố xây nhà cho con 'thô mộc nhất có thể'

Phòng ngủ của Chi và Vi được chia làm hai nửa với nội thất mang màu sắc khác biệt. Hai chiếc giường được thiết kế giống như hai căn nhà nhỏ, có cửa sổ riêng. Dù ở chung phòng, đôi chị em vẫn có thế giới riêng của mình.

Bố xây nhà cho con 'thô mộc nhất có thể'

Đối diện với phòng ngủ của hai con, phòng ngủ của vợ chồng gia chủ có hai màu chủ đạo là nâu, xám.

Bố xây nhà cho con 'thô mộc nhất có thể'

Nhằm giảm bức xạ nhiệt, lọc không khí và tạo cảm giác thư thái, kiến trúc sư bố trí cây xanh ở mọi chỗ có thể. Bồn cây tại tầng hai được đúc hoàn toàn bằng bê tông, kích thước đảm bảo để rễ cây phát triển.

Bố xây nhà cho con 'thô mộc nhất có thể'

Tất cả các phòng đều tận dụng ánh sáng tự nhiên và gió trời, hạn chế sự tiêu hao điện năng.

Bài: Minh Trang / Ảnh: Quang Trần

Chiến tranh Việt Nam và hai lần chết của một cựu binh Mỹ

Câu chuyện của một quân nhân Mỹ từng tham gia Chiến tranh Việt Nam, được kể qua cáo phó do em trai ông viết, một lần nữa cho thấy nỗi ám ảnh của những người trở về từ cuộc chiến.

Cuộc đời của ông Bill Ebeltoft có thể được chia thành ba giai đoạn: trước Chiến tranh Việt Nam, trong cuộc chiến và sau cuộc chiến.

Đó là cách ông Paul, em trai nhỏ hơn ba tuổi của ông Bill, đã chọn để viết cáo phó cho anh mình. Cáo phó được đăng trên Dickinson Press, tờ báo địa phương của hạt Dickinson, bang Bắc Dakota, nơi hai anh em lớn lên.

Ông Bill đã qua đời hôm 15/12 ở tuổi 73.

Song, như em trai ông mở đầu cáo phó, ông đã chết lần đầu tại Việt Nam.

Một con người “hoàn toàn khác”.

“Trước Việt Nam, Bill là một anh chàng đẹp trai, mặc quần áo đẹp; một người có hàm răng trắng, đều lộ rõ qua ​​nụ cười thường trực”, ông Paul viết, hé lộ anh trai mình chơi rất giỏi nhiều môn thể thao như bắn mục tiêu bay, golf, bóng gỗ, thích săn bắn, siêu xe và thích chơi với người già, trẻ con…

Chien tranh Viet Nam va hai lan chet cua mot cuu binh My hinh anh 1 nah.jpeg
Ông William “Bill” Ebeltoft ở tuổi 31. Ảnh: Paul Ebeltoft.

Từ đây, ông Paul đưa người đọc vào một cuộc hành trình. Ông không viết nhiều về hoạt động thực tế của anh trai tại Việt Nam, mà tập trung vào việc ông Bill là ai và đã trở thành người như thế nào sau khi trở về.

“Sau khi giải ngũ như một người anh hùng với nhiều huân huy chương, Bill đã rất chật vật để tái hòa nhập cuộc sống đời thường. Không cần thiết phải kể lại câu chuyện của Bill về những gì đã quá đỗi quen thuộc với các cựu chiến binh, đặc biệt là những người từng đến Việt Nam”, ông Paul viết trong cáo phó.

“Chỉ biết nói rằng sau thời gian mở công ty làm ăn, một cuộc hôn nhân và trong khi vật lộn hàng ngày với lũ quỷ của mình, anh tôi đã không còn năng lực trí tuệ nữa”.

Ông Paul kể lại chuyện anh trai ông không thể nhận thức được thời gian trôi qua, viết “Bill phủ nhận việc những người anh yêu thương đều đã chết; không thể hiểu tại sao ai đó lại đổ xăng với giá 4 USD một gallon trong khi hãng Johnny’s Standard bán với giá 27 xu”; và vẫn “lái” chiếc Dodge Charger 1968 của ông.

“Bất cứ ai biết Bill trước đây (trước chiến tranh) đều nhìn thấy, như gia đình anh chứng kiến trong đau đớn, thậm chí kinh hãi, việc một người đàn ông thông minh, hướng ngoại, thân thiện, tài năng trở thành một người, không phải kém cỏi hơn, mà là một người hoàn toàn khác”, ông Paul nói với CNN.

Chien tranh Viet Nam va hai lan chet cua mot cuu binh My hinh anh 2 caopho.JPG
Cáo phó được đăng trên Dickinson Press. Ảnh chụp màn hình.

Đến phần cuối cáo phó, ông Paul viết: “Bill luôn là một người đàn ông kiêu hãnh, nhớ về bản thân mình vào năm 1969, không phải con người mà anh trở thành.

Khi được hỏi về dòng này, ông Paul nhớ lại câu chuyện về một khoảnh khắc giữa anh trai và một y tá tại ngôi nhà cựu chiến binh ở Columbia Falls, bang Montana – nơi ông Bill sống từ năm 1994.

Cô y tá vừa chuyển từ Kentucky đến Montana, một sự thật mà cô đã đề cập với ông Bill. Một ngày nọ, khi đi làm, cô cảm thấy vô cùng cô đơn và buồn bã, vì một lý do mà ông Paul không đề cập đến.

Ông Bill nhận ra điều đó. Ông bắt đầu hát bài “My Old Kentucky Home” (Ngôi nhà cũ ở Kentucky của tôi). Người cựu binh hát không hay, nhưng khi ông hát đến đoạn “Ôi mặt trời chiếu sáng rực rỡ trên ngôi nhà cũ của tôi ở Kentucky / Giữ họ những lúc khó khăn cách xa cửa nhà tôi”, cô y tá xúc động rơi nước mắt.

“Anh ấy muốn cổ vũ cô ấy”, Paul nói, kết thúc câu chuyện. “Và nếu bạn nhìn anh ấy, bạn sẽ không tưởng tượng được bất cứ điều gì đằng sau đôi mắt đó. Nhưng thực ra là có”.

Ám ảnh cả đời

Ông Paul tiếp tục: “Chúng ta là ai để nói ai đó tàn tạ. Chúng ta có thể như vậy về những người vô gia cư, chúng ta có thể nói rằng về nhiều người, nhiều người kém may mắn hơn tôi trong cuộc sống. Nhưng chúng ta là ai chứ?”.

Kể từ khi cáo phó được đăng, ông Paul đã nhận được nhiều email từ những người mà ông không quen biết, ông nói. Họ nói với ông rằng bài viết của ông đã khiến họ xúc động, nói về người thân và bạn bè của họ với những rắc rối tương tự như anh trai ông.

Chien tranh Viet Nam va hai lan chet cua mot cuu binh My hinh anh 3 ccb.jpg
Các cựu chiến binh Mỹ trở về từ Chiến tranh Việt Nam thường có nguy cơ trầm cảm cao. Ảnh: Shutterstock.

Những ảnh hưởng của Chiến tranh Việt Nam, và cách các cựu chiến binh Mỹ được đối xử khi họ trở về, đã kéo dài dai dẳng với rất nhiều người, ông Paul nói. Cuộc đời của anh trai ông đã tan nát sau cuộc chiến, và ông Bill không phải là người duy nhất.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam tại Mỹ có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi so với cựu chiến binh thời khác. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy nhiều cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam bị rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (PTSD), và thường là khởi phát muộn. Khoảng 30% cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam đã bị PTSD trong đời, theo Bộ Cựu chiến binh Mỹ.

“Đó là một nỗi buồn”, ông Paul nói, khi nói về những khó khăn mà các cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam phải đối mặt khi trở về nước. “Và tôi nghe thấy nỗi buồn đó trong những phản hồi mà tôi đã nhận được”.

Đông Phong  / Zing.

 

Lò đào tạo thiên tài – “Địa ngục tri thức” đẩy nhiều tài năng trẻ rơi vào bi kịch, người bỏ đi tu người tái phát bệnh tâm thần

Lò đào tạo thiên tài – “Địa ngục tri thức” đẩy nhiều tài năng trẻ rơi vào bi kịch, người bỏ đi tu người tái phát bệnh tâm thần

Nếu được chọn lại, những tài năng trẻ này chắc hẳn không bao giờ tham gia lò đào tạo thiên tài nữa. Bởi chính nó đã gián tiếp đẩy họ vào những bi kịch cuộc đời.

Lò đào tạo thiên tài hay Lớp học thần đồng (Special Class for the Gifted Young) là một dự án được thành lập lần đầu vào năm 1978 tại Đại học Khoa học và Công nghệ tỉnh An Huy, Trung Quốc. Mục đích để chọn sinh viên trẻ tài năng vào các trường đại học.

Ý tưởng thành lập dự án được đề xuất bởi các nhà khoa học nổi tiếng như Lý Chính Đạo, Dương Chấn Ninh, Đinh Triệu Trung và được hỗ trợ từ Phó Thủ tướng Phương Nghị. Những người này hy vọng sẽ khám phá ra các cách hiệu quả nhất để nuôi dưỡng tuổi trẻ đầy triển vọng.

Lò đào tạo thiên tài – “Địa ngục tri thức” đẩy nhiều tài năng trẻ rơi vào bi kịch, người bỏ đi tu người tái phát bệnh tâm thần - Ảnh 1.

Lò đào tạo thiên tài ở Trung Quốc.

Dự án này đã thành công rực rỡ khi đào tạo ra nhiều người tài cho xã hội. Tuy nhiên nó cũng là nơi chôn vùi tuổi thơ của nhiều thiên tài, khiến họ gặp cú sốc tâm lý lớn và có bước trượt dài.

Chỉ tập trung vào việc học và không được tham gia các hoạt động vui chơi, cũng như không được rèn luyện các kỹ năng sống đã khiến những những thiên tài dưới đây gặp phải nhiều bi kịch.

Cuộc đời ngang trái của các thiên tài

Năm 1978, Ninh Bạc là một trong 21 thiếu niên toàn Trung Quốc được chọn vào lò đào tạo thiên tài. Trong lớp này, người lớn nhất 16 tuổi còn người nhỏ nhất chỉ mới 11 tuổi. Những học viên ưu tú nhất của lớp gồm Ninh Bạc, Tạ Nhiêm Bác và Tiền Chính.

Ninh Bạc sinh năm 1965, năm đó mới 13 tuổi. Ngay từ năm 2 tuổi, Ninh đã bộc lộ tài năng xuất chúng khi thuộc 30 bài thơ hiện đại. 8 tuổi, Ninh kê được đơn thuốc, 12 tuổi thắng 2 ván cờ vây với Phó thủ tướng Phương Nghị. Ninh khi đó là hiện tượng phủ sóng khắp các mặt báo.

Lò đào tạo thiên tài – “Địa ngục tri thức” đẩy nhiều tài năng trẻ rơi vào bi kịch, người bỏ đi tu người tái phát bệnh tâm thần - Ảnh 2.

Ninh Bạc hồi nhỏ.

Tuy vậy, đường đời của Ninh lại không xán lạn như mọi người tưởng tượng. Khi vào lò đào tạo thiên tài, Ninh không hạnh phúc và luôn cảm thấy có áp lực vô hình đè nặng lên vai.

Ninh thậm chí phải học môn mình ghét là Vật Lý. Anh từng muốn đến Nam Kinh học Thiên văn học nhưng nhà trường không đồng ý. Họ ép Ninh sống theo khuôn mẫu, sống vì mọi người, vì nhà trường, xã hội chứ không được tự do theo ý mình.

“Em là tấm gương cho trẻ em và thanh thiếu niên trong nước. Hãy ngoan ngoãn và làm gương tốt”, nhà trường nói với Ninh.

Năm 19 tuổi, Ninh Bạc tốt nghiệp đại học và trở thành giảng viên trẻ tuổi nhất Trung Quốc lúc bấy giờ. Song trong một cuộc phỏng vấn năm 34 tuổi, Ninh đã công khai chỉ trích lò đào tạo thiên tài và nhấn mạnh: “Tôi không phải thần đồng. Tôi chỉ là một sản phẩm của thời đại. Nếu tuổi trẻ có thể quay lại, tôi sẽ không bao giờ vào lò đào tạo này nữa”.

Lò đào tạo thiên tài – “Địa ngục tri thức” đẩy nhiều tài năng trẻ rơi vào bi kịch, người bỏ đi tu người tái phát bệnh tâm thần - Ảnh 3.

Ninh Bạc khi trưởng thành.

Sau này Ninh chuyển sang nghiên cứu chiêm tinh học và dành nhiều thời gian cho triết học, tôn giáo. Hôn nhân không hạnh phúc, Ninh dành hết thời gian học khí công, ăn chay và dần tách mình khỏi xã hội.

Ở tuổi 38, Ninh quyết định đi tu ở núi Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Có thể nói, Ninh Bạc là một trường hợp “giành chiến thắng ở vạch xuất phát nhưng không thể nở nụ cười ở vạch đích”.

Lò đào tạo thiên tài – “Địa ngục tri thức” đẩy nhiều tài năng trẻ rơi vào bi kịch, người bỏ đi tu người tái phát bệnh tâm thần - Ảnh 4.

Ninh Bạc sau khi đi tu.

Giống như Ninh Bạc, Trương Tiểu cũng gặp tình cảnh tương tự.

Tham khảo thêm Cuộc đời một thần đồng bị hủy hoại vì sự bao bọc của người mẹ: 17 tuổi đã học thạc sĩ nhưng ăn phải có người đút, đánh răng cũng tận giường

Trương là thần đồng nổi tiếng ở tỉnh Liêu Ninh. Năm 10 tuổi, Trương được nhận vào đại học nhưng đến khi bảo vệ luận văn thạc sĩ, Trương nổi điên lên với cha mẹ.

Trương yêu cầu cha mẹ phải mua cho mình 1 ngôi nhà ở Bắc Kinh nếu không sẽ bỏ dở luận án.

Tạ Nhiêm Bác (cùng lớp với Ninh Bạc) vào lò đào tạo thiên tài khi mới 11 tuổi. Năm 15 tuổi, anh theo học thạc sĩ và lấy bằng sau 3 năm. Tạ được tuyển thẳng vào Đại học Princeton và tự tin sẽ lấy được bằng tiến sĩ trước tuổi 20.

Tuy nhiên tại Mỹ, Tạ gặp vấn đề với người hướng dẫn (trước đó anh cũng gặp với người hướng dẫn ở Trung Quốc). Do tính cách quá tự mãn nên Tạ khiến thầy giáo khó chịu. Mối quan hệ thầy trò căng thẳng, Tạ bị nghi ngờ sẽ gây nguy hiểm cho người khác.

Kết cục, thần đồng bị trục xuất về nước. Sau này anh chỉ làm một giáo viên bình thường. Các phương tiện truyền thông còn tiết lộ Tạ Nhiêm Bác có vấn đề tâm lý.

Lò đào tạo thiên tài – “Địa ngục tri thức” đẩy nhiều tài năng trẻ rơi vào bi kịch, người bỏ đi tu người tái phát bệnh tâm thần - Ảnh 5.

Các thần đồng chỉ biết đến việc học.

Trường hợp của Tiền Chính (bạn cùng lớp của Nhiêm Bác, Ninh Bạc) – một thần đồng khác cũng bi đát không kém. Tiền Chính được nhận vào lò đào tạo thiên tài năm 12 tuổi.

Năm 16 tuổi, anh giành vị trí thứ 2 trong kỳ thi Vật lý quốc gia và được nhận vào Đại học Princeton. Từng được kỳ vọng có tương lai sáng lạn, đóng góp cho quốc gia nhưng khi ra nước ngoài, Tiền Chính lộ toàn bộ khuyết điểm.

Anh không có khả năng tự lập, không biết xử lý mối quan hệ cá nhân. Mâu thuẫn với người cố vấn trực tiếp khiến Tiền Chính buộc phải trở về Trung Quốc.

Sau này Tiền Chính tái phát bệnh tâm thần và thất nghiệp suốt thời gian dài.

Một loạt nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý và điều chỉnh hành vi trẻ em Mỹ đã khẳng định rằng, trí thông minh siêu đẳng của các thần đồng đôi khi trở thành vật cản.

Nhiều người có chỉ số IQ cao nhưng trí tuệ cảm xúc không song hành, nhiều trường hợp thậm chí thấp hơn so với độ tuổi trung bình và tâm lý bất thường. Trong thế giới thực, điểm số, độ tuổi nhiều khi ít quan trọng và trí tuệ cảm xúc mới tạo nên sự thành công.

Vì chỉ chú trọng vào việc học mà không được rèn luyện các kỹ năng sống, các kỹ năng cảm xúc nên các thần đồng này mới có cú trượt dài.

Các thần đồng nói riêng và trẻ em nói chung đều là những hạt giống. Muốn lớn lên thành cây to, hạt giống cần trải qua quá trình đơm chồi, nảy lộc, được tưới nước, tắm nắng mỗi ngày.

Việc bắt hạt giống chín ép đôi khi sẽ gây ra những hậu quả đau lòng.

Theo Thanh Hương / Helino

Cây cọ nhí người Việt được khen ngợi và so sánh với họa sĩ nổi tiếng trên đất Mỹ, mới 12 tuổi đã thu về 3,5 tỷ từ việc bán tranh

Cây cọ nhí người Việt được khen ngợi và so sánh với họa sĩ nổi tiếng trên đất Mỹ, mới 12 tuổi đã thu về 3,5 tỷ từ việc bán tranh

Dù chỉ mới 12 tuổi, tác phẩm của Xèo Chu đã được so sánh với các công trình ở đỉnh cao sự nghiệp của họa sĩ trừu tượng Pallock nổi danh những năm 1940, 1950.

Mới đây, tờ Reuters – một trong những hãng thông tấn lớn nhất thế giới đã đưa tin về cây cọ nhí Xèo Chu của Việt Nam. Cậu bé được gọi là “thần đồng hội họa” khi mở triển lãm tranh riêng tại New York, Mỹ ở tuổi 12.

Vốn xuất thân từ một gia đình nghệ thuật và có mẹ là chủ sở hữu một phòng tranh tại Việt Nam, Chu đã có năng khiếu hội họa từ nhỏ. Em bắt đầu cầm cọ khi chỉ mới 4 tuổi và tác phẩm đầu tay là tranh vẽ anh trai.

Cây cọ nhí người Việt được khen ngợi và so sánh với họa sĩ nổi tiếng trên đất Mỹ, mới 12 tuổi đã thu về 3,5 tỷ từ việc bán tranh - Ảnh 1.

Cây cọ nhí Xèo Chu tại triển lãm ở New York.

Cây cọ nhí người Việt được khen ngợi và so sánh với họa sĩ nổi tiếng trên đất Mỹ, mới 12 tuổi đã thu về 3,5 tỷ từ việc bán tranh - Ảnh 2.

Xèo Chu bắt đầu cầm cọ khi chỉ mới 4 tuổi.

Năm 6 tuổi, Chu đã có khách hàng đầu tiên của mình. Em nghẹn ngào kể: “Một khách hàng đã đến và mua tranh của cháu và cháu thực sự hạnh phúc. Lúc đó cháu 6 tuổi”. Tuy chỉ mới lớp 7, Chu đã có sự nghiệp nghệ thuật đáng nể khi kiếm được gần 3,5 tỷ đồng từ những bức tranh trừu tượng đầy màu sắc của mình.

Cây cọ nhí người Việt được khen ngợi và so sánh với họa sĩ nổi tiếng trên đất Mỹ, mới 12 tuổi đã thu về 3,5 tỷ từ việc bán tranh - Ảnh 3.

Một trong những tác phẩm của Xèo Chu.

Ở tuổi 12, Chu được mẹ giúp đỡ mở triển lãm riêng trên đất Mỹ, tại phòng tranh George Berges thuộc Manhattan, trung tâm thành phố New York. Buổi triển lãm mang tên “Thế giới lớn, đôi mắt nhỏ” diễn ra từ 19/12/2019 đến ngày 2/1/2020.

Trung tâm của buổi triển lãm là một bức tranh không tên cỡ lớn, dài 4,5 m, được ghép lại từ 4 bảng vẽ. Chu chia sẻ: “Khi nghe mẹ bảo cháu sắp được mở một buổi triển lãm tại New York, cháu đã nảy ra ý tưởng vẽ một bức tranh thật lớn. Cháu mất khoảng 3 tháng để hoàn thành nó”.

Biểu diễn nghệ thuật trên đất khách, tác phẩm của Chu còn được so sánh với Jackson Pollock – một cây cọ theo trường phái hội họa trừu tượng nổi danh những năm 1940, 1950 tại Mỹ. Điều khác biệt duy nhất là Pallock bước lên đỉnh cao sự nghiệp ở tuổi ngoài 20, trong khi Chu chỉ mới 12 tuổi, chủ sở hữu phòng trưng bày George Berges nhận xét.

Cây cọ nhí người Việt được khen ngợi và so sánh với họa sĩ nổi tiếng trên đất Mỹ, mới 12 tuổi đã thu về 3,5 tỷ từ việc bán tranh - Ảnh 4.

Ông nói: “Chu đã có thể tạo nên tác phẩm mang tầm cỡ tương tự khi chỉ mới bắt đầu sự nghiệp. Vì vậy, rất có thể cậu bé sẽ còn đi xa hơn nữa trong tương lai”.

Chia sẻ về đam mê hội họa của mình, Chu tâm sự: “Cháu thích hội họa vì sự sáng tạo. Cháu có thể tạo ra đủ thứ từ việc cầm cọ. Cháu có thể lựa chọn vẽ bất kỳ cái gì, chi tiết nào hoặc màu nào cháu thích”.

Tham khảo: SCMP, Reuters

MOBIFONE MUA AVG:  KỊCH BẢN DỌN ĐƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?

Nhà báo Uông Ngọc Dậu

Mấy ngày diễn ra phiên toà xét xử thương vụ Mobifone mua AVG, vấn đề kẻ chủ mưu vẫn còn bí ẩn. Tôi không nghĩ ông Nguyễn Bắc Son là chủ mưu. “Cơ” ông Son khi ấy không thể điều hành cả hệ thống nhiều bộ, ngành trung ương nhập cuộc trong thương vụ đen này được. Phải là kẻ siêu quyền lực, “bàn tay che cả mặt trời” khi ấy. Ông Son chỉ là người đóng vai trò đầu têu tổ chức, thực thi, kiểu như “chú thực hiện, anh yên tâm”.

Một chi tiết rất đáng chú ý: Trước thời điểm thực thi thương vụ đen liều lĩnh và bẩn thỉu này, Bộ 4T đang có Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, bề thế, với hơn 10 kênh phát sóng, chiếm thị phần chỉ sau VTV. Thế thì cơn cớ gì, khi ấy, Bộ 4T lại tìm mọi cách chuyển đẩy VTC về Đài Tiếng nói Việt Nam(VOV)? Nên nhớ rằng VOV khi ấy đã có 2 kênh truyền hình là VOVTV và Truyền hình Quốc hội.
Không nghi ngờ gì nữa, kịch bản thương vụ đen mua bán AVG bắt đầu từ hồi dọn dẹp chuyển đẩy VTC khỏi Bộ 4T, để Bộ 4T không còn có đài truyền hình thì mới dễ bề đạo diễn Mobifone mua AVG.
Thương vụ mua bán AVG nên gọi là điệp vụ-điệp vụ đen, vì nó chứa đựng âm mưu chiếm đoạt một khối lượng tiền khổng lồ. Nó được toan tính, dàn dựng, thực thi bài bản, kỹ lưỡng, trong đó có việc đóng dấu “mật” các tài liệu liên quan. Những thông tin liên quan cất tiếng nói rằng, ông Phạm Nhật Vũ bán AVG, nhưng tiền không thuộc về ông, và những ông chủ Mobifone, AVG đều tỏ ra bị động và thụ động trong thương vụ, lẽ ra họ phải chủ động.
Ai là kẻ chủ mưu? Phần lớn lượng tiền khổng lồ này vào tay bố con ai? Phiên toà đang diễn ra có trả lời được câu hỏi này?
********************

VAI TRÒ ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG TRONG VỤ ÁN AVG

Nhà báo Trần Quang Vũ

Phải xem xét các tình tiết này sẽ thấy vai trò của ông Nguyễn Tấn Dũng trong vụ án AVG.Mobiphone là doanh nghiệp thuộc Bộ TTTT được Ttg cho phép mua 95% cổ phiếu AVG. Đừng ngụy biện rằng mới chỉ là văn bản của VPCP chứ chưa phải là quyết định của Ttg.Trong văn bản này có 2 ý:

1,Ttg đồng ý về chủ trương.
2, thực hiện đúng pháp luật.1. Chủ trương mà Ttg đồng ý cho mua sai về 2 điểm. a, Mobiphone là DN thuộc Bộ TTTT. Khi đó Bộ này đang sở hữu đài Truyền hình kỹ số VTC. Năng lực của Đài này gấp nhiều lần AVG cả về hệ thống truyền dẫn, năng lực hoạt động báo chí. ĐTH KTS VTC đang nợ đầu tư của DN VTC, cũng thuộc Bộ TTTT hơn 2.000 tỷ. Nếu thực sự thấy Mobiphone cần phát triển mảng truyền hình thì Ttg cho phép chuyển ĐTH KTS VTC từ Bộ về Mobiphone. Ông Nguyễn Tấn Dũng không làm thế mà ký quyết định chuyển ĐTH KTS VTC từ Bộ TTTT về VOV để ngân sách nhận nợ hơn 2.000 tỷ(VOV là đơn vị hoạt động bằng ngân sách) đồng thời cũng cho lấy ngân sách để Mobiphone mua AVG từ doanh nghiệp dân doanh.Đây là vụ bán bò rẻ để tậu ễnh ương giá trên giời.Vụ án đang xét xử là hành vi mua bán chứ không xem xét đến mưu đồ đen tối. Không có mưu đồ đen tối này thì không có cuộc mua bán AVG.2. Việc mua AVG về Mobiphone là mua một đơn vị không có thẩm quyền báo chí mà núp dưới danh nghĩa báo chí Đài TH Bình Dương về một đơn vị thuộc Bộ TTTT và hoạt động báo chí là trái với quy hoạch báo chí.Nói thêm 2 điểm nữa.
1. ĐTH KTS VTC về VOV sau vài lần thay đổi tổ chức để đưa người VOV về và đưa lãnh đạo cũ có nghề của VTC đi nơi khác thì nội dung èo ọt, cán bộ bị nợ lương, đội ngũ PV, BTV có nghề đang tan tác, bạn đọc quay mặt với các nội dung ít có tác dụng và gần đây khách hàng đang phản đối về việc cắt của họ những kênh quảng bá.
2. Nếu cho rằng văn bản của VP CP chưa có giá trị pháp lý vì chưa phải là quyết định thì hà cớ gì Bộ KHĐT, Bộ TC, Bộ CA…đều vào cuộc cho vụ mua bán AVG.Không chỉ riêng tôi nhận thấy có một ổ nhóm phá nát ngân sách quốc gia thời Nguyễn Tấn Dũng làm Ttg. Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà… cũng chỉ là những kẻ tham lam, cơ hội được Nguyễn Tấn Dũng cho vào một cuộc chơi trong vô vàn cuộc chơi của Dũng.

Đây cũng là câu trả lời cho GS,TS Nguyễn Như Phát,(Phat Nguyen Nhu) nguyên Viện trưởng Viện Pháp luật của Viện Hàn lâm khoa học VN : ai là đầu vụ trong vụ án AVG.
**************

VIỆN KIỂM SÁT ĐỀ NGHỊ TỬ HÌNH NGUYỄN BẮC SON

Phạm Dự – Bảo Hà

Hà NộiSáng 20/12, VKSND Hà Nội đề nghị phạt ông Nguyễn Bắc Son án tử hình, ông Trương Minh Tuấn từ 14 đến 16 năm tù.

Cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son bị đề nghị 16-18 năm tù về tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, án tử hình do Nhận hối lộ; hình phạt chung là tử hình.Cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn bị đề nghị 6-7 năm tù về tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, 8-9 năm tù về Nhận hối lộ, hình phạt chung 14-16 năm tù.

Cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ bị đề nghị 3-4 năm tù về tội Đưa hối lộ.

Cùng tội danh như hai cựu bộ trưởng, bị cáo Lê Nam Trà (cựu chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone) bị đề nghị 23-25 năm tù, Cao Duy Hải (cựu tổng giám đốc MobiFone) 14-16 năm tù.

 
Cơ quan công tố cho hay các bị cáo đều giữ cương vị lãnh đạo trong cơ quan nhà nước song vì hám lợi đã gây thiệt hại đặc biệt lớn, ảnh hưởng niềm tin của nhân dân. Đây là “biểu hiện suy thoái đạo đức công vụ, tham nhũng”. Việc đưa vụ án ra xét xử đã thể hiện “không có vùng cấm”; bất kỳ ai, giữ chức vụ gì khi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý.

Bị cáo Son đứng đầu một bộ quan trọng nhất của nhà nước nhưng “tha hoá đạo đức” mà phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Do tư lợi cá nhân, ông đã định hướng chỉ đạo cấp dưới ở MobiFone thực hiện sai phạm việc mua cổ phần của AVG. Ông phải chịu trách nhiệm với vai trò là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất, chỉ đạo mang tính quyết liệt buộc cấp dưới phải thực hiện.
Sau vụ án, ông còn nhận hối lộ của Phạm Nhật Vũ 3 triệu USD, đây là số tiền hưởng lợi đặc biệt lớn và cao nhất so với các bị cáo khác. Ông có những tình tiết giảm nhẹ như có nhiều bằng khen của Chính phủ, bộ ngành, có huân chương lao động hạng nhì…
Trong quá trình xét xử, cựu bộ trưởng 66 tuổi đã phủ nhận hành vi nhận hối lộ và sau đó lại thừa nhận nên bị đánh giá “chưa ăn năn hối lỗi”.
VKS đề nghị HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ với cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn do có nhiều thành tích trong công tác, khai báo thành khẩn. Theo VKS, ông Tuấn ký nhiều văn bản trái quy định để thúc đẩy việc MobiFone mua, trong đó có quyết định 236 phê duyệt dự án, dẫn đến thiệt hại gần 6.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc ký là do “hoàn cảnh bắt buộc”. Ông cũng là người nhận hối lộ ít nhất trong 4 bị cáo.
Giải thích lý do đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Vũ, VKS cho hay cựu chủ tịch AVG đã chủ động khắc phục toàn bộ thiệt hại và các chi phí liên quan vụ án. Trong quá trình điều tra, bị cáo tự thú tội Đưa hối lộ, ăn năn hối lỗi, tích cực với cơ quan pháp luật trong giải quyết vụ án. Bị cáo có nhiều hoạt động từ thiện và có nhiều đóng góp cho Giáo hội phật giáo Việt Nam.
Viện Kiểm sát cáo buộc quá trình phạm tội
VKS đọc bản luận tội.
Ở tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Phạm Đình Trọng (cựu Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông) bị đề nghị 5-6 năm tù, Phan Thị Hoa Mai (thành viên Hội đồng thành viên MobiFone) từ 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù, Hồ Tuấn (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Phạm Thị Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Nguyễn Mạnh Hùng (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù, Nguyễn Đăng Nguyên (cựu phó tổng giám đốc MobiFone phụ trách) từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù.
Võ Văn Mạnh (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX) bị đề nghị từ 4 đến 5 năm tù, Hoàng Duy Quang (thẩm định viên Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX) 3-4 năm tù. 
( Sưu tầm & Tổng hợp )