Nhà ống 4 tầng, mặt tiền hẹp vẫn đẹp long lanh

Nhà ống 4 tầng, mặt tiền hẹp vẫn đẹp long lanh

Ngôi nhà ống này được xây trên một khu đất có diện tích 3,5 x 18m tại quận 7, TPHCM. Thiết kế mặt tiền nhà ống đơn giản nhưng vẫn đảm bảo vẻ đẹp hiện đại. Bố cục mặt tiền ở mỗi tầng phi đối xứng tạo ra nét hài hòa, độc đáo.

Nhà ống 4 tầng, mặt tiền hẹp vẫn đẹp long lanh - Ảnh 1.

Ban công các tầng được bao bọc trong một khối hình hộp chữ nhật. Việc kết hợp với kính cường lực trong suốt tạo cảm giác thoáng đãng, mở rộng thêm diện tích cho ngôi nhà.

Nhà ống 4 tầng, mặt tiền hẹp vẫn đẹp long lanh - Ảnh 2.

Các phòng chức năng thông nhau giúp ngôi nhà thêm rộng rãi hơn.

Nhà ống 4 tầng, mặt tiền hẹp vẫn đẹp long lanh - Ảnh 3.

Tận dụng gầm cầu thang tạo một tiểu cảnh nhỏ giúp căn nhà gần gũi với thiên nhiên hơn.

Nhà ống 4 tầng, mặt tiền hẹp vẫn đẹp long lanh - Ảnh 4.

Các phòng chức năng được thiết kế trải dài, thông từ phòng khách sang phòng bếp.

Nhà ống 4 tầng, mặt tiền hẹp vẫn đẹp long lanh - Ảnh 5.

Chức năng kéo và trượt của những hệ tủ lưu trữ thông minh thuận tiện vô cùng.

Nhà ống 4 tầng, mặt tiền hẹp vẫn đẹp long lanh - Ảnh 6.

Sử dụng chiếc bàn bằng kính trong suốt tạo cảm giác nó chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích.

Nhà ống 4 tầng, mặt tiền hẹp vẫn đẹp long lanh - Ảnh 7.

Từng góc hành lang, cầu thang đều có bố trí chậu cây tươi xanh tốt bắt mắt mát mẻ.

Nhà ống 4 tầng, mặt tiền hẹp vẫn đẹp long lanh - Ảnh 8.

Nội thất phòng ngủ đơn giản, đảm bảo sự thoải mái, ấm cúng. Ở đây gia chủ có thể nhìn ra bên ngoài với thiết kế cửa kính trong suốt.

Nhà ống 4 tầng, mặt tiền hẹp vẫn đẹp long lanh - Ảnh 9.

Thiết kế cửa sổ nhìn ra cầu thang sẽ giúp phòng tắm thông thoáng hơn. Phòng tắm nằm sâu bên trong cũng chỉ cần lắp đặt đèn tiết kiệm điện vì tận dụng được ánh sáng từ cửa trước.

Nhà ống 4 tầng, mặt tiền hẹp vẫn đẹp long lanh - Ảnh 10.

Giếng trời tạo cái nhìn đẹp mắt khi nhìn từ trên cao nhìn xuống.

Nhà ống 4 tầng, mặt tiền hẹp vẫn đẹp long lanh - Ảnh 11.

Khu đọc sách cho các thành viên trong gia đình.

Nhà ống 4 tầng, mặt tiền hẹp vẫn đẹp long lanh - Ảnh 12.

Ở vị trí này, bạn có thể ngắm nhìn thành phố về đêm đầy lãng mạn.

Theo Lâm Vỹ / Tiền phong

Park Hang Seo: Từ HLV ‘giải hạng ba’ đến ‘phù thủy xứ Hàn’

Chiến lược gia xứ sở kim chi không phải là lựa chọn đầu tiên cho chiếc ghế HLV đội tuyển quốc gia. Nhưng ông đã nỗ lực để chứng minh quyết định đến Việt Nam là điều tuyệt vời.Sách Chúng ta là Việt Nam- Chúng ta là một đã ghi lại hành trình đầy cảm xúc của HLV Park Hang Seo với bóng đá Việt Nam. Được sự đồng ý của Hanoi Books- đơn vị giữ bản quyền tiếng Việt cuốn sách Zing.vn trích đăng một phần nội dung tác phẩm. Đoạn trích dưới đây ghi lại những cảm xúc của HLV Park Hang Seo khi đảm nhận cương vị HLV trưởng đội tuyển quốc gia.

Người đã kết nối huấn luyện viên Park với Việt Nam chính là quản lý Lee Dong Jun. Ông đã mua quyền phát sóng của K. League bằng tiền của mình và cung cấp cho Đài Truyền hình Việt Nam. Năm 2016, lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam, ông cũng chính là người đã đưa Lương Xuân Trường gia nhập K. League. Đáng tiếc, dự án bán bản quyền phát sóng trực tiếp K. League và Lương Xuân Trường đều thua lỗ.

Mặc dù vậy, nhưng ông lại nhận được thứ khác: Sự tin tưởng. Sự tín nhiệm này đã tạo nên một mối nhân duyên, và bắt đầu cho một sự kiện đáng kinh ngạc. Vào thời điểm đó, nền bóng đá Việt Nam đang tụt hậu rất lớn trên đấu trường quốc tế nên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đề nghị ông đề cử một huấn luyện viên người Hàn Quốc.

Sự chân thành và thiết tha của HLV “Giải hạng ba”
Sau khi nhận liên lạc từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, ông Lee Dong Jun đã bắt đầu phân tích tài liệu ngay lập tức. Người lãnh đạo mà liên đoàn mong muốn là nhân vật nào đó có thể đưa đội tuyển lên tới hạng trung và hạng cao ở châu Á. Và ông liền nghĩ ngay tới một người thích hợp. Đó chính là huấn luyện viên Park Hang Seo.

Ông liền điện thoại ngay cho huấn luyện viên Park hỏi ông: “Nếu có cơ hội làm huấn luyện viên cho đội tuyển quốc gia của một nước Đông Nam Á thì ông có muốn đi hay không?” và huấn luyện viên Park đồng ý ngay lập tức. Chỉ sau 2 tiếng đồng hồ, ông Lee đã làm giấy tờ như “điên” và gửi e-mail cho phía Việt Nam.

Park Hang Seo: Tu HLV 'giai hang ba' den 'phu thuy xu Han' hinh anh 1 Chung_ta_la_Viet_Nam.jpg
Sách Chúng ta là Việt Nam- Chúng ta là một được viết bởi Lee Won Jae một phóng viên thể thao kỳ cựu của Hàn Quốc. Ảnh: Hanoi Books.
“Tôi đã giới thiệu ông Park một cách tích cực vì những lý do sau: đã có kinh nghiệm làm huấn luyện viên cho đội tuyển bóng đá Hàn Quốc, hai lần làm trợ lý ở World Cup và đã từng làm việc với huấn luyện viên nước ngoài trong khoảng thời gian rất dài nên vấn đề thích ứng văn hóa không có gì khó khăn”.

Và người ta đã điện thoại ngay cho tôi. “Tất cả đều tuyệt vời, chỉ trừ một việc là tại sao một người nhiều thành tích như vậy lại chỉ đang làm huấn luyện viên cho đội Chang Won FC là đội đang chơi ở giải hạng Ba Hàn Quốc. Nếu các nhà báo hỏi như vậy thì phải trả lời như thế nào?”. “Đó là vì đội Chang Won chính là đội bóng quê hương của huấn luyện viên Park”.

Và ngay sau đó, công việc được tiến hành thuận buồm xuôi gió. Chỉ sau 12 ngày từ lúc nhận được cú điện thoại đầu tiên vào ngày 29/9/2017, những nhân vật quan trọng của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc. Ông Lee đã chọn một nơi phỏng vấn để cuộc nói chuyện với huấn luyện viên Park, người từng là trợ lý số một của đội tuyển Hàn Quốc tại World Cup 2002, diễn ra một cách tự nhiên nhất. Đó chính là sân vận động xây dựng cho World Cup: Seoul, nơi diễn ra trận đấu bán kết giữa Hàn Quốc và Đức.

Cuộc phỏng vấn diễn ra trong khu Sky Box bắt đầu từ 10h sáng đến 8h tối. Họ hỏi về triết lý bóng đá, sự quyết tâm, chiến thuật rồi màn hỏi đáp kết thúc lúc 4h chiều và việc thương lượng về chọn trợ lý huấn luyện, lương bổng, thời hạn ký kết… kéo dài đến 8h tối.

“Do CLB Chang Won FC phải thi đấu trong Đại hội Thể thao Toàn quốc vào tháng 10, cho nên tôi không thể nhận nhiệm vụ ngay được. Nếu vì điều đó mà tôi không thể làm việc với các bạn thì tôi cũng đành vậy”. Chính câu trả lời đầy tính trách nhiệm và uy tín của huấn luyện viên Park càng khiến cho ông nhận được đánh giá tích cực hơn.

Jang Won Jae: Thưa huấn luyện viên Park, ông có thể cho chúng tôi biết cụ thể hơn về tâm trạng của ông khi đồng ý nắm giữ vai trò là huấn luyện viên Đội tuyển Việt Nam? Ông đặt ra mục tiêu nào, sẽ đạt thứ hạng ra sao, trong các giải đấu nào?

Park Hang Seo: Vào thời điểm đó, và cho đến sau này, tôi vẫn rất thật lòng muốn dẫn dắt Đội tuyển Bóng đá Việt Nam. Vì Hàn Quốc chỉ muốn những người lãnh đạo trẻ, dưới 40 tuổi, nên đồng nghiệp của tôi gần như đã về vườn hết. Tôi cũng đã không còn giữ vai trò huấn luyện viên “cấp 1”. Chính vì thế, Việt Nam có thể là nơi làm việc cuối cùng trong sự nghiệp bóng đá của tôi. Tôi nghĩ chắc chẳng còn chỗ nào khác nữa để đi. Và điểm mấu chốt đó là: dẫn dắt đội tuyển quốc gia ở bất kỳ nước nào luôn là mong muốn của tôi.

Jang Won Jae: Ý ông là, huấn luyện viên của một đội chuyên nghiệp và đội tuyển quốc gia có nhiều sự khác biệt sao?

Park Hang Seo: Có rất nhiều sự khác biệt, bởi tính chất công việc ở mỗi đội bóng rất khác nhau. Nó không phải là sự khác biệt của việc phải làm việc với đội trong suốt cả năm hay chỉ khi nào có thi đấu mới tập trung lại để lập nhóm trong thời gian ngắn. Mà bởi trên hết, việc làm huấn luyện viên cho đội tuyển quốc gia rõ ràng là một vị trí vô cùng quan trọng và vô cùng thiêng liêng. Bởi vị huấn luyện viên đó sẽ phải đền đáp sự mong mỏi của cả nước thông qua bóng đá. Bởi vì, thành bại của một trận đấu không chỉ liên quan tới yếu tố kỹ thuật mà còn liên quan tới danh dự của cả một quốc gia, là chí khí của cả dân tộc.

Muốn thành công, đừng quan tâm tới truyền thông
Từ tháng 6 tới tháng 10 năm 2002, chỉ trong 4 tháng, huấn luyện viên Park đã nếm trải đủ cung bậc cảm xúc giữa địa ngục và thiên đường. Ngày 31 tháng 5, World Cup Hàn – Nhật chính thức bắt đầu. Lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá, Hàn Quốc đã giành chiến thắng liên tiếp, vượt qua nhiều đối thủ như: Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy và Tây Ban Nha. Và lần đầu tiên, một đội bóng ở châu Á tiến vào bán kết chứ không phải một quốc gia đến từ châu Âu hay Nam Mỹ.

Park Hang Seo: Tu HLV 'giai hang ba' den 'phu thuy xu Han' hinh anh 2 Park_Hang_Seo.jpg
Huấn luyện viên Park Hang Seo thừa nhận mình là người rất nóng nảy.
Khi đó, ông là trợ lý huấn luyện số 1 của đội tuyển Hàn Quốc – hay chính là một trong số những “anh hùng quốc dân” của Hàn Quốc. Mọi người đều biết mặt ông, họ không lấy tiền ăn và cũng không lấy tiền đi taxi của ông. Bản thân ông cũng thấy mình lơ lửng trên mây, trên “thiên đường”.

Còn “địa ngục” ở đây chính là khi đội tuyển Hàn Quốc chỉ giành hạng Ba trong kỳ Asian Games được tổ chức tại Busan tháng 10 năm đó. Đội Hàn Quốc đã thua trước Iran và không vào được chung kết. Người anh hùng quốc dân trong phút chốc trở thành người làm mất danh dự của cầu thủ và đất nước Hàn Quốc. Người ta đã phê phán ông cực kỳ gay gắt. Sau đó, ông đã nhận vị trí huấn luyện viên cho nhiều đội bóng chuyên nghiệp nhưng không còn nhân duyên với đội quốc gia nữa.

Jang Won Jae: Những vấn đề nào đã phát sinh khi ông đảm nhận vai trò huấn luyện viên cho đội tuyển quốc gia?

Park Hang Seo: Ngay sau World Cup 2002, tôi nhận nhiệm vụ là huấn luyện viên đội tuyển Hàn Quốc. Đây là khoảng thời gian có nhiều điểm đáng tiếc với tôi. Tất cả mọi mặt đều thất bại. Tôi đã quyết tâm, nếu được trở thành huấn luyện viên đội tuyển quốc gia của bất kỳ nước nào một lần nữa, tôi chắc chắn sẽ không lặp lại những sai lầm trước kia.

Thời gian dần trôi, tôi đã không có cơ hội nào cả. Cho nên khi nhận được lời đề nghị từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, tôi cảm thấy như đã đạt được điều mình mong ước bấy lâu. Tôi sẽ không làm những người đã tin tưởng tôi phải thất vọng.

Jang Won Jae: Kinh nghiệm cầm quân ở Hàn Quốc giúp ích cho ông như thế nào? Khi còn là huấn luyện viên đội tuyển quốc gia trên chính quê hương mình, ông đã phạm phải những sai lầm nào? Ông sẽ khắc phục chúng ra sao khi làm việc tại Việt Nam?

Park Hang Seo: Khi nhìn lại những gì đã qua, tôi thấy tất cả đều do những quyết sách chưa thấu đáo trong quá trình huấn luyện gây ra. Nhưng điều làm tôi vẫn day dứt nhất sau World Cup 2002 là nhận nhiệm vụ dẫn dắt đội Olympic Hàn Quốc trong giải Asian Games mà không giành được huy chương vàng.

Là đội đã vào tới bán kết của World Cup mà chỉ đạt huy chương đồng thì rõ ràng đó là một thất bại không thể phủ nhận. Nói mọi thứ vẫn còn đang lộn xộn chỉ là biện minh thôi. Giờ nhìn lại mới thấy, nếu lúc đó tôi vừa đối xử một cách khôn ngoan, sáng suốt với những tình huống và những người xung quanh thì mọi chuyện có thể khác. Và nếu tôi nhẫn nhịn một chút chắc sẽ là tốt hơn rồi.

Park Hang Seo: Tu HLV 'giai hang ba' den 'phu thuy xu Han' hinh anh 3 Park_Hangseo_zing.jpg
Một huấn luyện viên nên quan tâm nhiều đến chiến thuật và tìm hiểu kỹ đối phương, đừng quá quan tâm tới truyền thông.
Jang Won Jae: Cụ thể đó là sự việc gì?

Park Hang Seo: Tôi sẽ không nói cụ thể về vấn đề này. Điều đó không phải phép với những người xung quanh, và người thất bại thì không cần nói nhiều. Nhưng tôi có thể nói như thế này, lúc đó tôi còn trẻ, những người xung quanh đều khuyên tôi phải thế này, thế kia nhưng tôi nghĩ điều đó không đúng nên đã không làm theo lời họ. Tôi cũng không điều hành đội với 100% sự tự tin. Bởi vì lúc đó tôi cảm thấy không tự tin khi phải chịu ảnh hưởng của dư luận. Tôi vừa không nghe lời khuyên từ những người có liên quan, vừa không tự tin với quyết định của mình, cho nên thất bại là đương nhiên.

Jang Won Jae: Nếu như vậy, ở Việt Nam ông đang làm một cách hoàn toàn tự tin sao?

Park Hang Seo: Do tôi không hiểu ngôn ngữ của họ hoàn toàn nên tôi không bị áp lực. Khi ở Hàn Quốc, tôi tìm đọc hết thông tin ở SNS và các bài báo. Đã nhủ lòng là không được đọc, dù chỉ là một phần rất nhỏ trong số chúng, nhưng không hiểu sao mắt và tay mình cứ phải để ý tới.

Nhưng ở Việt Nam thì không như vậy. Tất nhiên định hướng ngôn luận hay các bài báo ở quy mô lớn thì tôi nghe qua Mr Lee và thông dịch. Điều quan trọng là ở Việt Nam tôi không bị rơi vào trạng thái vui buồn lẫn lộn. Tôi không hề bị nhiều áp lực, khiến cảm xúc lên xuống đột ngột. Chính vì thế tôi hoàn toàn tập trung vào bóng đá.

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cũng là một bức tường bảo vệ vững chắc để tôi toàn tâm toàn ý trong công việc. Tôi không bị ảnh hưởng từ bên trong và bên ngoài. Các quyết định của tôi và các cộng sự cũng được thông qua sau nhiều cuộc họp một cách kỹ lưỡng nên mọi thứ trở nên tuyệt vời hơn.

Trích sách Chúng ta là Việt NamChúng ta là một / Zing

 

‘Việt Nam sẽ mất đảng CS nhanh hơn nếu liên kết với Trung Quốc’

David Hutt
Trước tình trạng cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang, Hà Nội ngày càng khó giữ được sự cân bằng trong liên hệ ngoại giao với hai cường quốc đối thủ, tác giả David Hutt bình luận.

David Hutt, nhà báo làm việc tại Á châu, chuyên viết trong mục ‘Đông Nam Á’ của The Diplomat, đưa ra nhận định này trong bài ‘‘Cạnh tranh giữa Mỹ và TQ khiến Việt Nam khó xoay sở’‘.

Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt hôm 10/12, David Hutt giải thích rằng Hà Nội thật ra không có lựa chọn nào hơn là giải pháp ngoại giao – có vẻ không hữu hiệu, trước một Trung Quốc ngày càng trở nên táo bạo và không có lý do gì phải nhượng bộ.

Tình trạng được David Hutt gọi là tiến thoái lưỡng nan này xảy ra là vì, theo ông, bận tâm lớn nhất của Hà Nội là không muốn mất chế độ cộng sản, vì thế mọi quyết định liên quan đến chính sách ngoại giao đều bị nỗi ám ảnh sợ mất đảng chi phối.

Thế nhưng ông cũng cho rằng Việt Nam cũng không muốn mất nước (khẳng định chủ quyền trên vùng Biển Đông), vì nếu để mất nước thì ”tính chính danh của nhà nước Việt Nam sẽ bị đe dọa.”

Giữa thế tiến thoái lưỡng nan này, David Hutt kết luận rằng Hà Nội sẽ mất đảng nhanh hơn nếu liên kết với Trung Quốc. 

David Hutt: Vấn đề của Hà Nội là, khi Trung Quốc trở nên táo bạo hơn, Hà Nội mất đi nhiều lựa chọn. Hiện tại, những gì Việt Nam có chỉ là ngoại giao. Hà Nội cố gắng đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh, điều này đôi khi có kết quả, nhưng biện pháp ngoại giao đòi hỏi Bắc Kinh phải tử tế.

Trung Quốc giờ đã xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông, nên các tàu của họ không cần phải quay trở lại đất liền để lấy thêm nguyên liệu, vì vậy họ có thể quấy rối tàu biển Việt Nam thường xuyên hơn và lâu hơn.

Ngoài ra, nếu Bắc Kinh thuyết phục được ASEAN ký kết bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông với các điều khoản Bắc Kinh muốn, thì chẳng lâu sau đó Hà Nội có thể sẽ buộc phải ngừng khoan dầu với các đối tác nước ngoài – hiện đang là các công ty Mỹ và Nga, cũng như tham gia hợp tác quân sự với Mỹ. Vì vậy, Hà Nội sớm có thể mất đi phòng thủ chính của mình.

Hà Nội còn có những lựa chọn nào khác? Việt Nam không thể đụng độ quân sự vì quân đội của họ yếu hơn hẳn so với Trung Quốc, và tại thời điểm này, nếu có chiến tranh, Hà Nội không tin là Mỹ sẽ đến hỗ trợ. Điều tôi muốn nói là Hà Nội cần nghĩ ra những ý tưởng mới và không thể phụ thuộc vào mong muốn rằng tình huống nguyên trạng sẽ kéo dài.

Ví dụ, ông Trọng hoặc ông Phúc có thể đến Washington, nâng cao quan hệ đối tác của họ thành một đối tác chiến lược, và thậm chí đưa ra ý tưởng về một liên minh hiệp ước – để nếu có cuộc tấn công vào Việt Nam thì Hoa Kỳ sẽ phải đáp trả.

Điều này sẽ thay đổi chính sách đối ngoại được quyết định vào thập niên 1990 của Việt Nam. Mọi thứ bây giờ rất khác xưa và Hà Nội cần phải bắt đầu có những suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ nếu muốn làm chủ được tình hình. Thật thế, Hà Nội đang đối mặt với nguy cơ không chủ động thích ứng được với các sự kiện chung quanh.

Hà Nội đang ở thế tiến thoái lưỡng nan. Tuy nhiên, vấn đề là hình như họ không có vẻ như muốn ra khỏi vị trí đó, nơi họ ngày càng bị đẩy sâu vào hơn.

BBC:Bài viết của ông trích dẫn câu châm ngôn ”chơi với Mỹ mất chế độ, chơi với Trung Quốc mất nước”. Theo ông thì nếu bắt buộc phải chọn, Hà Nội sẵn lòng bỏ chủ nghĩa cộng sản hơn hay sẵn lòng bỏ lãnh thổ hơn?

David Hutt: Ồ, họ không muốn bỏ cái nào. Tôi đoán là Đảng Cộng sản có lẽ muốn tự cứu mình nhiều hơn. Nhưng bây giờ đảng và nước gắn liền với nhau. Tôi nghĩ rằng, ngoài tăng trưởng kinh tế, bảo vệ lãnh hải Việt Nam ở Biển Đông giờ đây là điều duy nhất mang lại đến cho đảng chút tính hợp pháp. Từ bỏ khẳng định chủ quyền ở Biển Đông là điều tôi cho là có thể khiến đảng Cộng sản Việt Nam bị sụp đổ. 

BBC: Ông nhận định rằng nguy cơ dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam sẽ cao hơn nếu Hà Nội liên kết với TQ thay vì nghiêng hẳn về phía Mỹ. Xin giải thích tại sao. 

David Hutt: Đúng! Việt Nam sẽ có thể mất đảng nhanh hơn nếu liên kết với Trung Quốc.

Trước hết, theo tôi, chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc ở Việt Nam hiện nay mãnh liệt đến mức nó thực sự đe dọa Đảng Cộng sản. Nguyễn Tấn Dũng quản lý tinh thần bài Trung khá tốt khi ông còn là Thủ tướng, như trong các sự kiện năm 2012. Nhưng kể từ năm 2016, nhiều người dân Việt Nam bây giờ cho rằng thấy nhiều lãnh đạo của Đảng hiện nay, đặc biệt là những người như Nguyễn Phú Trọng, là tay sai của Bắc Kinh.

Hãy nhìn vào các cuộc biểu tình chống Luật Đặc khu năm ngoái hoặc các cuộc biểu tình chống Formosa năm 2016; đó là những sự kiện khiến công chúng Việt Nam thực sự tức giận và đang dẫn đến cuộc tranh luận gay gắt trong đảng. Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn liên kết với Bắc Kinh, trong trường hợp đó sẽ phải từ bỏ chủ quyền của mình ở Biển Đông, tôi nghiêm túc nghĩ rằng điều đó sẽ dẫn đến sự tức giận công khai đến mức Đảng Cộng sản bị đe dọa.

Thứ hai, chính phủ Hoa Kỳ không có mục đích thay đổi chế độ, tạo ”diễn biến hòa bình” hay sự ”tự chuyển hóa” ở Việt Nam. Họ muốn từ Hà Nội một chính phủ thân thiện, phản đối sự bành trướng của Trung Quốc, điều mà Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang làm. Các dân biểu Mỹ nói đúng, chính quyền Hoa Kỳ đã vuốt ve Việt Nam. Hãy nhìn cách họ nhân nhượng với Việt Nam, chẳng hạn như khi Obama rút lệnh cấm bán vũ khí mà không bắt Hà Nội phải có bất kỳ tiến bộ nhân quyền lớn nào.

So sánh điều này với cách Mỹ đối phó với Campuchia hoặc Thái Lan. Tập đoàn Podesta, với mối liên hệ chặt chẽ với Đảng Dân chủ và Trump, đã vận động chính phủ Việt Nam trong nhiều năm và giết chết các dự luật đòi hỏi VN phải có nhiều tiến bộ về nhân quyền của Hoa Kỳ. John Kerry cũng bị cáo buộc đã làm việc chăm chỉ trong vai trò Bộ trưởng Ngoại giao để ngăn chặn bất kỳ dự luật nào như vậy đi qua Quốc hội.

Nhưng nếu Việt Nam không còn tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở Biển Đông và không còn đưa ra một thái độ chống Trung Quốc trong ASEAN, thì Mỹ không có lý do gì để nâng niu Việt Nam. Nếu Hà Nội gắn kết chặt chẽ hơn với Bắc Kinh, thì Mỹ sẽ tìm cách thay đổi chế độ ở Hà Nội. Và nếu Hà Nội liên kết chặt chẽ hơn với Bắc Kinh, người dân Việt Nam sẽ phản đối với con số lớn chưa hề thấy trong nhiều thập niên. Theo tôi, Đảng Cộng sản có nhiều thứ để mất trong nước và quốc tế nếu nó nghiêng hẳn về với Bắc Kinh hơn với Washington. 

BBC:Gỉa sử nhận định vừa rồi là đúng, ông có nghĩ rằng Hà Nội cũng nhận ra điều đó và vì thế không muốn hoàn toàn liên kết với Trung Quốc, hay là họ có những lý do khác để không muốn làm như vậy? 

David Hutt: Tôi nghĩ rằng Đảng Cộng sản, trước hết, không thích thay đổi. Nó muốn mọi thứ, trong nước và quốc tế, được giữ nguyên trạng như hiện tại. Xét cho cùng, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển, Việt Nam đang được quốc tế đánh giá cao hơn – ví dụ, có ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc – và Đảng Cộng sản vẫn nắm quyền.

Vì vậy, với các nhà lãnh đạo đảng mọi thứ bây giờ khá tốt. Nhưng mọi thứ cũng đang thay đổi và tôi không nghĩ rằng Đảng Cộng sản, về bản chất, giỏi thích nghi với thay đổi. Về mặt tư tưởng, họ muốn gần gũi với Bắc Kinh, với tư cách là anh em xã hội chủ nghĩa, và chắc chắn họ nghi ngờ ‎ý đồ của Hoa Kỳ – mặc dù, như tôi đã nói trước đây, nỗi sợ về sự tiến hóa hòa bình của Hà Nội thực sự không phù hợp với thực tế.

Tôi không thấy có các phe thân Mỹ hoặc thân Trung Quốc trong đảng – Tôi nghĩ rằng nhận định này từ đâu đó là điều đã bị cường điệu hóa. Nhưng hiện Hà Nội đang đứng trước một tình huống rất khó khăn phải giải quyết.

Nếu không làm gì và hy vọng rằng mọi việc sẽ còn ở nguyên trạng, Hà Nội có nguy cơ không thể chủ động thích ứng được với các sự kiện. Nhưng nếu liên kết chặt chẽ hơn với Mỹ, Việt Nam có nguy cơ chiến tranh với Trung Quốc và các vấn đề kinh tế. Mặt khác, nếu nó liên kết chặt chẽ hơn với Trung Quốc, họ sẽ mất quyền khẳng định chủ quyền ở Biển Đông và có nguy cơ khiến Washington ngày càng tức giận và có biện pháp trừng phạt.

Vì vậy, như tôi đã viết trong bài, Hà Nội phải chọn một con đường ít xấu nhất, và đó là một quyết định thực sự khó khăn. Tôi chỉ muốn nói đây là một quyết định mà Hà Nội sẽ phải đưa ra vào một lúc nào đó. 

BBC: Điều gì cần xảy ra để giúp Hà Nội thoát khỏi tình huống khó xoay sở này? Và nếu được hỏi, ông khuyên chính phủ Việt Nam nên làm gì? 

David Hutt: Tự hào về điều mình là người ủng hộ phong trào dân chủ hóa Việt Nam, và những người dũng cảm đấu tranh cho quyền tự trị của chính họ – như Phạm Chí Dũng vừa bị bắt tháng trước – tôi sẽ khuyên Đảng Cộng sản cải cách hệ thống chính trị, cho các đảng độc lập được phép hoạt động và cho người dân Việt Nam có được bầu cử dân chủ thực sự. Tôi nói điều này với tất cả sự chân thành và cẩn trọng.

Vấn đề đối với Hà Nội ngay bây giờ là chính sách đối ngoại chỉ đứng hàng thứ yếu so với sự tồn tại của Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản nghĩ về vị trí của chính mình trước, rồi mới nghĩ đến chính sách đối ngoại.

Vì vậy, nếu Việt Nam bắt đầu dân chủ hóa, thì chính sách đối ngoại sẽ trở nên đơn giản hơn: Hà Nội sẽ không phải lo lắng về việc Mỹ muốn đổi chế độ; sẽ không phải lo lắng về việc xúc phạm người anh em xã hội chủ nghĩa ở Bắc Kinh; và sẽ không còn phải lo lắng là những người bất đồng chính kiến muốn nổi loạn và lật đổ toàn bộ hệ thống nhà nước.

Tâm trạng luôn lo lắng về sự sống còn của đảng CSVN là nguyên nhân tạo ra tình cảnh tiến thoái lưỡng nan này. Lịch sử dạy chúng ta rằng chính sách đối ngoại của các chế độ và nhà nước độc tài hiếm khi tốt về lâu dài, bởi vì họ luôn thận trọng quá mức về những gì xảy ra trong nước.

Trong một nền dân chủ, nếu một chính sách đối ngoại thất bại, thì sau cuộc bầu cử, chính phủ mới bước vào sẽ tìm cách giải quyết tình hình – và nhà nước vẫn tương đối ổn định. Chỉ cần nhìn vào các sự kiện ở Mỹ sau khi Mỹ bị thua trận trong cuộc chiến Việt Nam, đã không có bất kỳ vấn đề chính trị hay cuộc cách mạng lớn nào. Nhưng ở một quốc gia độc tài như Việt Nam, một chính sách đối ngoại thất bại có thể sẽ gây ra một cuộc cách mạng có nguy cơ tàn phá hủy toàn bộ nhà nước. Nguy cơ này khiến chính phủ thận trọng hơn, bảo thủ hơn và luôn tự phải lo lắng về sự sống còn hơn.

  

Thêm đoàn 700 phụ nữ Trung Quốc mặc áo sườn xám đến Hạ Long tụ tập chụp ảnh

Thanh Niên

Hơn 700 phụ nữ người Trung Quốc lại tụ tập tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) chụp ảnh. Chính quyền địa phương đã huy động hàng chục người để giám sát hoạt động này.
Ngày 12.12, hơn 700 khách du lịch Trung Quốc, chủ yếu là khách nữ, đến Cung quy hoạch, hội chợ, triển lãm và văn hóa tỉnh Quảng Ninh (phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long) tụ tập chụp ảnh.


Theo quan sát của phóng viên, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng huy động khoảng 30 người đến giám sát các hoạt động của đoàn khách Trung Quốc trên.

700 phụ nữ Trung Quốc mặc áo dài sườn xám đến Hạ Long quay phim, chụp ảnh.
Ảnh Lã Nghĩa Hiếu

Theo ông Trần Đức Lâm, Bí thư Thành ủy Hạ Long, đoàn khách Trung Quốc này đã chụp ảnh khá trật tự.

Đoàn này cũng không vào bên trong Cung quy hoạch, hội chợ, triển lãm và văn hóa tỉnh Quảng Ninh tổ chức giao lưu văn nghệ như đoàn hơn 600 người Trung Quốc tụ tập, trình diễn trang phục tại đây hôm 10.12.
Liên quan đến vụ việc hơn 600 người Trung Quốc tổ chức giao lưu văn nghệ tại Cung quy hoạch, hội chợ, triển lãm và văn hóa tỉnh Quảng Ninh vào chiều 10.12, Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Quảng Ninh cho rằng, doanh nghiệp tổ chức sự kiện trên không vi phạm.
Ông Bùi Quang Nam, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Quảng Ninh, cho biết theo các quy định của nhà nước thì doanh nghiệp chỉ cần gửi văn bản thông báo đến các cơ quan chức năng có liên quan như Sở Văn hóa – Thể thao, chính quyền địa phương, công an… là được phép tổ chức mà không cần chờ cấp giấy phép hay có ý kiến phản hồi.
Tuy nhiên, một lãnh đạo của Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh lại phản bác quan điểm trên của Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh này khi cho rằng, nếu chương trình giao lưu có sự tham gia của người nước ngoài thì sẽ áp dụng khoản 2, điều 12 Nghị định 79/2012/NĐ-CP, phải thực hiện cấp phép theo quy định.
Cụ thể, đơn vị tổ chức biểu diễn phải đáp ứng các điều kiện như: có đăng ký kinh doanh tổ chức biểu diễn nghệ thuật; diễn viên tham gia biểu diễn phải được Cục Quản lý Xuất nhập cảnh đồng ý vào Việt Nam du lịch kết hợp biểu diễn nghệ thuật; có văn bản của UBND tỉnh Quảng Ninh đồng ý chủ trương biểu diễn nghệ thuật cho số lượng lớn diễn viên là người nước ngoài tham gia; tổ chức cho Hội đồng nghệ thuật của Sở thẩm định chương trình trước khi được cấp phép.
“Doanh nghiệp đã sai khi thực hiện tour không đúng với mục đích tham quan. Đoàn khách Trung Quốc đã tổ chức giao lưu nội bộ thì không còn là đi du lịch nữa”, vị lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết.
Trước đó, như Thanh Niên đưa tin, ngày 10.12, hơn 600 khách Trung Quốc tụ tập trước cửa Cung quy hoạch, hội chợ, triển lãm và văn hóa tỉnh Quảng Ninh để biểu diễn thể dục dưỡng sinh, chụp ảnh và vào hội trường giao lưu văn nghệ. Trong đó chủ yếu là trình diễn trang phục.

Từ đầu năm 2019 đến nay vẫn có hàng trăm phụ nữ Trung Quốc đến Hạ Long tổ chức
các hoạt động tập thể. Ảnh Lã Nghĩa Hiếu

Ngay trong chiều 10.12, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có công văn yêu cầu Ban Hỗ trợ xúc tiến đầu tư tỉnh (đơn vị quản lý Cung quy hoạch, hội chợ, triển lãm và văn hóa tỉnh Quảng Ninh) dừng việc tổ chức hoạt động nêu trên; đồng thời, có báo cáo cụ thể về hợp đồng cho doanh nghiệp thuê làm nơi tổ chức sự kiện trên.

Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng giao UBND thành phố Hạ Long kiểm tra, giám sát, không để doanh nghiệp tổ chức cho đoàn khách Trung Quốc tiến hành các hoạt động tập thể tại khu vực Cung quy hoạch, hội chợ, triển lãm và văn hóa tỉnh Quảng Ninh khi chưa có ý kiến của các cơ quan chức năng có liên quan.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, từ đầu năm 2019 đến nay, tại khu vực Cung quy hoạch, hội chợ, triển lãm và văn hóa tỉnh Quảng Ninh, vẫn có hàng trăm người Trung Quốc tụ tập để đồng diễn thể dục dưỡng sinh rồi quay phim, chụp ảnh.
Lã Nghĩa Hiếu

Tổng thống Trump đã phê chuẩn thỏa thuận thương mại giai đoạn 1

Bloomberg: Tổng thống Trump đã phê chuẩn thỏa thuận thương mại giai đoạn 1

Phiên hôm qua chứng khoán toàn cầu tăng điểm mạnh mẽ, lập kỷ lục mới và lợi suất trái phiếu cũng tăng cao nhờ niềm lạc quan về thỏa thuận thương mại. Đồng nhân dân tệ tăng mạnh nhất 1 năm.

Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết Tổng thống Donald Trump đã chính thức đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc, đồng nghĩa sẽ không có 1 đợt thuế quan mới đánh vào số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá khoảng 160 tỷ USD vào ngày 15/12 như lịch trình trước đó.

Cũng theo nguồn tin này, thỏa thuận được các cố vấn thương mại trình lên Tổng thống Trump hôm qua (12/12) có bao gồm lời hứa sẽ mua thêm nông sản Mỹ của Trung Quốc. Các quan chức cũng thảo luận về khả năng giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Hai bên đã nhất trí các điều khoản nhưng các tài liệu pháp lý vẫn chưa được chốt chính thức. Một người phát ngôn viên của Nhà Trắng từ chối bình luận về tin tức này.

Trước khi gặp các cố vấn thương mại, ông Trump đã gặp một số lãnh đạo của các doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ.

Phiên hôm qua chứng khoán toàn cầu tăng điểm mạnh mẽ, lập kỷ lục mới và lợi suất trái phiếu cũng tăng cao nhờ niềm lạc quan về thỏa thuận thương mại. Đồng nhân dân tệ tăng mạnh nhất 1 năm. Tối qua ông Trump viết trên Twitter rằng Mỹ và Trung Quốc đang tiến “rất gần” đến 1 thỏa thuận thương mại “lớn”.

Sau gần 20 tháng kể từ khi chiến tranh thương mại nổ ra, Mỹ đã áp mức thuế bổ sung 25% đối với 250 tỷ USD và sau đó là 15% lên 110 tỷ USD hàng Trung Quốc. Giờ đây hai bên đang thảo luận về việc giảm nhiều nhất là một nửa số thuế này.

Ngoài cam kết tăng mua nông sản, thỏa thuận giai đoạn 1 còn có thể buộc Trung Quốc cam kết hành động nhiều hơn để ngăn chặn tình trạng ăn cắp sở hữu trí tuệ và hai bên sẽ thống nhất không bóp méo tỷ giá hối đoái.

Những vấn đề nan giải hơn như các chính sách trợ cấp doanh nghiệp nội địa của Trung Quốc tạm thời được gác lại.

Đến tận trước hôm qua, các cố vấn của ông Trump vẫn phát đi những tín hiệu trái chiều và nhấn mạnh rằng Tổng thống vẫn chưa quyết định bước đi tiếp theo sẽ như thế nào. Diễn biến hiện tại cho thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan mà ông Trump đang gặp phải trước thềm bầu cử 2020: nên cứng rắn, leo thang căng thẳng với Trung Quốc và tiếp tục theo đuổi thuế quan hay đi theo lời khuyên của các nhà cố vấn và lãnh đạo doanh nghiệp – những người cho rằng 1 thỏa thuận thương mại với Trung Quốc sẽ giúp kinh tế Mỹ hồi phục và tạo lợi thế để tái tranh cử.

Thông tin về thỏa thuận giai đoạn một ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ đảng Dân chủ và cả một số thành viên của đảng Cộng hòa. Thượng nghị sĩ Marco Rubio, một trong những người chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ nhất trong Quốc hội Mỹ, cho rằng Nhà Trắng nên xét đến những rủi ro của thỏa thuận.

“Một thỏa thuận ngắn hạn sẽ làm mất đi đòn bẩy cần thiết để giải quyết những vấn đề quan trọng nhất như chính sách trợ cấp doanh nghiệp nội địa, ép buộc chuyển giao công nghệ của Trung Quốc”, ông Rubio viết trên Twitter.

Các nhà làm luật của đảng Dân chủ thì cho rằng đây là biểu hiện cho thấy Mỹ sẽ nhượng bộ trước “những thức thức lớn càng ngày càng khó giải quyết”.

Tham khảo Bloomberg