Bí quyết sống khỏe của người Nhật Bản

Bí quyết sống khỏe của người Nhật Bản

Bên cạnh nổi tiếng với công nghệ tiên tiến và các thành phố cực kỳ sạch sẽ, Nhật Bản cũng đứng thứ hạng cao trong danh sách các quốc gia khỏe mạnh nhất thế giới, và quốc gia này cũng có tuổi thọ trung bình thuộc hàng cao nhất.

Không phải ngẫu nhiên mà người dân Nhật Bản lại đạt được thành tích này. Nguyên nhân hàng đầu là nhờ chế độ ăn uống truyền thống của họ. Người Nhật hiểu ý nghĩa của một chế độ ăn uống tốt và đã nhanh chóng kết hợp các thực phẩm lành mạnh và các phương thức nấu ăn để đem lại hiệu quả tối ưu cho sức khỏe. Vậy họ đã làm điều này bằng cách nào?

Bí quyết sống khỏe của người Nhật Bản - Ảnh 1.

Thực phẩm trong một gia đình truyền thống của Nhật Bản sẽ luôn được hấp. Không giống các phương pháp chế biến khác như chiên, nướng hoặc rang, thực phẩm được hấp vẫn sẽ giữ được giá trị dinh dưỡng ban đầu của chúng, vì vậy người ăn có thể hấp thụ được toàn bộ lượng dinh dưỡng này.

Thêm vào đó, hấp cũng giữ được hương vị ban đầu của thực phẩm, cho phép chúng giữ được hương vị tự nhiên hơn. Người Nhật cũng không hạn chế sử dụng các chất làm tăng cường hương vị như nước sốt hoặc gia vị. Do đó, họ thường hấp thụ được toàn bộ dinh dưỡng từ thực phẩm hoàn toàn thuần khiết.

Chế độ ăn uống truyền thống của Nhật Bản bao gồm tối thiểu các loại thực phẩm đã qua chế biến và được ướp gia vị. Các thành phần chính bao gồm hải sản, đồ ăn làm từ đậu nành, hoa quả và rau, gạo hoặc mì, tempura, và trà tự nhiên.

Những thực phẩm tự nhiên không qua chế biến này cung cấp cho người Nhật Bản mọi chất dinh dưỡng, mà không nạp vào cơ thể các chất không có lợi cho sức khỏe như đường bổ sung, chất bảo quản nhân tạo, muối và chất béo. Các món ăn thường được bày trong nhiều đĩa nhỏ thay vì ít đĩa ăn lớn.

Bí quyết sống khỏe của người Nhật Bản - Ảnh 2.

Chế độ đồ ăn truyền thống của Nhật Bản rất giàu chất dinh dưỡng, có vai trò lớn trong việc duy trì sức khỏe dồi dào. Những thực phẩm như rong biển và trà xanh là nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại.

Nhiều cá trong chế độ ăn cung cấp axit béo omega-3 có tác động tích cực đến sức khỏe của não, mắt và tim. Hoa quả, rau và đậu nành giàu chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa, giảm nguy cơ các vấn đề như táo bón và hội chứng kích ứng ruột. Sự kết hợp giữa các loại thực phẩm ít calo, không chưa đường bổ sung hoặc chất béo, và khẩu phần nhỏ giúp người ăn sở hữu cân năng ở mức khỏe mạnh và thậm chí có thể giảm cân.

Các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống truyền thống của Nhật Bản loại bỏ hầu hết các yếu tố dẫn đến nguy cơ các bệnh về tim như đường và chất béo, do đó, nó giúp duy trì sức khỏe tim mạch. Tất cả các yếu tố này đã kết hợp với nhau để người Nhật có được sức khỏe dồi dào, dẫn đến tuổi thọ dài hơn.

Rõ ràng, thông qua chế độ ăn uống truyền thống của Nhật Bản, có thể thấy chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của bạn. Người dân Nhật Bản rất nghiêm túc về sức khỏe của họ, và một chế độ ăn uống lành mạnh đã trở thành một phần không thể thiếu trong lối sống của họ.

Thức phẩm người Nhật ăn rất có lợi cho sức khỏe của họ. Hệ quả là Nhật Bản được xếp trong top 5 các quốc gia hàng đầu trên thế giới về sức khỏe tốt nhất và tuổi thọ cao nhất.

K Nguyễn

Theo Nhịp Sống Kinh 

Đây là cách người xưa mường tượng ra nhà ở của thế giới tương lai từ hơn 100 năm trước

Đây là cách người xưa mường tượng ra nhà ở của thế giới tương lai từ hơn 100 năm trước

Trí tưởng tượng và thực tế đôi khi không đi chung đường…

Giơ tay lên nếu bạn từng mơ hồ tưởng tượng ra, năm 2100, con người sẽ có ô tô bay, robot tích hợp AI đi đầy đường, nghỉ dưỡng trên sao Hỏa và nhiều tiện tích hiện đại khác…

Trên thực tế, trí tưởng tượng đã góp phần tạo nên xã hội loài người với cuộc sống đủ đầy của thế kỷ 21. Tuy nhiên, không phải dự đoán nào cũng trở thành hiện thực vì quá kỳ quặc hoặc rời xa thực tế.

Công ty nhà ở Angie’s List đã hợp tác với Neomam Studios để chúng ta mường tượng ra 7 ý tưởng nhà ở dị nhất, vô lý nhất mà con người của những năm 1900s đưa ra.

Dù sao đi nữa, những ý tưởng này đã phản ánh giấc mơ của con người về cách chúng ta sinh sống trong “thời đại không thể đoán biết.”

Nhà di động (1900s)

Đây là cách người xưa mường tượng ra nhà ở của thế giới tương lai từ hơn 100 năm trước - Ảnh 1.

“Ngôi nhà di động lăn bánh qua vùng quê” của Jean-Marc Côté, có mặt trên thẻ bài sưu tập trong hộp thuốc lá của thế kỷ 19, cho thấy bức tranh đô thị của con người vào năm 2000.

Trong đó, ông mường tượng ra xã hội đầy biến loạn như trong Mad Max: Fury Road hoặc Wacky Races. Do đó, người ta tìm cách làm nhà với cấu trúc bánh xe để dễ bề di chuyển. Nó không phải kiểu nhà cabin lắp sau xe tải đâu, mà có đầy đủ vườn tược, khu vui chơi… Tóm lại là ngôi nhà như thật và đó là lý do nó vẫn chưa thành hiện thực.

Nhà làm bằng 100% kính lọc tia UV (1920s)

Đây là cách người xưa mường tượng ra nhà ở của thế giới tương lai từ hơn 100 năm trước - Ảnh 2.

Vào năm 1920, các KTS đưa ra ý tưởng về ngôi nhà làm hoàn toàn bằng kính, có thể lọc tia cực tím gây hại cho sức khỏe với tên gọi Vitaglass. Khi đó, người ta cho rằng Vitaglass sẽ giúp cắt giảm tiêu hao năng lượng cho việc thắp sáng.

Vitaglass từng được thử nghiệm những cũng gây ra tranh cãi khi khuyến khích mọi người ở… trong nhà. Với tình hình khí hậu của thế kỷ 21, Vitaglass vĩnh viễn chỉ là ý tưởng trên trang giấy.

Nhà lăn (1930s)

Đây là cách người xưa mường tượng ra nhà ở của thế giới tương lai từ hơn 100 năm trước - Ảnh 3.

Vào tháng 9/1934, trong ấn phẩm của tờ Khoa học Mỗi ngày có nhắc đến ý tưởng về ngôi nhà hình cầu, có trục ở giữa trông cực kỳ hiện đại.

Nhà siêu nhẹ (1940s)

Đây là cách người xưa mường tượng ra nhà ở của thế giới tương lai từ hơn 100 năm trước - Ảnh 4.

Nhà cửa phải kín cổng cao tường, càng vững chãi càng tốt?

Người xưa lại không nghĩ vậy, họ từng nghĩ ra loại nhà ở siêu nhẹ, có thể vác vai bởi hàng chục anh đàn ông to khỏe.

Vào tháng 1/1949, tác giả của cuốn “Thế giới chưa hoàn thiện” đã đưa ra tầm nhìn về những ngôi nhà làm từ “aerogel”, chất liệu đặc biệt có thể giúp các công trình chống chịu động đất và tiết kiệm tài nguyên. Đặc biệt hơn là nó siêu nhẹ nhưng siêu bền.

Nghe thú vị đấy, nhưng chất liệu nhẹ nhất của con người trong thế kỷ 21 là graphene aerogel, có thể in 3D nhưng để làm nhà ư? Tiền đâu cho đủ…

Nhà ngoài không gian (1950s)

Đây là cách người xưa mường tượng ra nhà ở của thế giới tương lai từ hơn 100 năm trước - Ảnh 5.

Tháng 12/1953, trang bìa của tạp chí Khoa học viễn tưởng in hình một ngôi nhà vòm kính, bay lơ lửng giữa ngoài không gian.

Đó là ý tưởng của nghệ sĩ người Puerto Rico Alex Schomburg. Dù trôi nổi những bên trong có hệ thống giả lập trọng lực cũng như điều hướng để những nhà vòm không gian này di chuyển theo ý chủ nhân. Thậm chí, có cả cổng để xe cộ (như ô tô bay chẳng hạn) phóng ra ngoài không gian.

Thú vị đấy chứ, chỉ là chưa làm nổi thôi.

Nhà dưới nước (1960s)

Đây là cách người xưa mường tượng ra nhà ở của thế giới tương lai từ hơn 100 năm trước - Ảnh 6.

General Motors đã tạo ra nhà dưới nước “Futurama II Pavilion” để thổi bùng trí tưởng tượng của khách tham quan World’s Fair tại New York vào năm 1964.

Trong khi phần còn lại của thế giới nhìn chằm chằm vào những vì sao trên trời, General Motors lưu ý rằng đại dương của chúng ta vẫn chưa bị chinh phục. Họ cho rằng kiến thức cũng như tiềm lực tài chính sẽ khiến G.M dẫn đầu trong công cuộc sinh sống dưới nước.

Và từ đó đến giờ, vẫn chưa thấy ai mua nhà dưới nước của General Motors…

Long.J – WeBuy

Trí Thức Trẻ

8 sự thật khó tin về ngành công nghiệp sôcôla

Giáng sinh sắp đến cũng là thời điểm rất nhiều người chọn sôcôla làm món quà cho các bé hoặc người yêu. Sôcôla với vị ngọt đắng hòa quyện đã trở thành món tráng miệng phổ biến toàn cầu, thậm chí còn là một trong những biểu tượng của tình yêu. Bạn có tò mò muốn biết 8 sự thật đáng ngạc nhiên về ngành công nghiệp sôcôla không?

(Ảnh: Jonathan Borba/ Pexels)

1. Phải mất khoảng 400 hạt ca cao để tạo ra 1 pound (453,59 g) sôcôla

Sôcôla là hỗn hợp giữa ca cao và bơ ca cao, được cho thêm đường, sữa, và những chất khác vào, cuối cùng được đóng thành dạng thanh. Sôcôla còn có thể được chế thành thức uống (được gọi là ca cao hay sôcôla nóng). Thức uống này được người Aztec và người Maya phát minh ra đầu tiên rồi được lan truyền rộng rãi khắp châu Âu.

2. Trung bình, mỗi cây ca cao mỗi năm sinh ra số trái đủ để tạo ra 1 – 3 pound sôcôla

Cây ca cao cho năng suất trung bình từ 20 đến 30 quả mỗi năm. Mỗi quả chứa 20 đến 40 hạt ca cao, nghĩa là mỗi năm mỗi cây ca cao sẽ có từ 400 đến 1.200 hạt. Vì phải mất khoảng 400 hạt ca cao để tạo ra một pound sôcôla, điều này tương đương mỗi cây sẽ tạo ra 1 đến 3 pound sôcôla.

3. Thụy Sĩ là nước tiêu thụ sôcôla lớn nhất thế giới

Thụy Sĩ được biết đến là nơi tiêu thụ sôcôla nhiều nhất trên thế giới. Tại đây, hãng La Maison Cailler Chocolaterie cho ra đời dòng sản phẩm dựa trên nhân vật hư cấu Willy Wonka, xuất hiện ở bộ phim nổi tiếng Charlie and The Chocolate Factory. Nhà máy xây dựng dây chuyền sản xuất tựa một trang viên, xung quanh bao bởi đồng cỏ xanh tốt với nguồn sữa tươi được lấy từ 2.000 con bò ăn cỏ trong bán kính 20 dặm. Tại chuyến tham quan, du khách được chứng kiến toàn bộ các công đoạn như nhào nặn, tạo hình… qua lớp kính bảo vệ trong suốt. Người Mỹ tiêu thụ một lượng sôcôla ấn tượng trong các ngày lễ như Halloween, lễ Phục sinh và ngày lễ Tình nhân. Nhưng người châu Âu thì yêu thích sôcôla mỗi ngày. Thụy Sĩ đứng đầu danh sách ở mức tiêu thụ 19,4 pound/người/năm. Theo sát phía sau là Đức (17,8 pound/người/năm), Ireland (17,4 pound/người/năm), Vương quốc Anh (16,8 pound/người/năm) và Thụy Điển (14,6 pound/người/năm).

 

4. Sản lượng ca cao toàn cầu ước tính sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm nay: 4,85 triệu tấn

Do điều kiện thời tiết thuận lợi, sản lượng ca cao có khả năng đạt mức cao kỷ lục vào năm 2019, nhưng đây không hẳn là tin tốt cho ngành công nghiệp sôcôla. Bởi số lượng bán ra quá lớn sẽ khiến sản phẩm bị trượt giá. Bờ biển Ngà tiếp tục là nhà sản xuất ca cao lớn nhất thế giới, với ước tính 2,12 triệu tấn cho vụ thu hoạch năm nay.

(Ảnh: Pexels)

5. Trong khi các nhà sản xuất sôcôla lớn tiếp tục chiếm lĩnh thị trường, doanh số sôcôla ‘siêu cao cấp’ đang tăng trưởng đều đặn qua từng năm

Một báo cáo năm 2016 phân tích thị trường kẹo sôcôla Mỹ cho thấy doanh số sôcôla siêu cao cấp (loại sôcôla được bán ở mức hơn 1,5 đô la mỗi ounce hoặc hơn 24 đô la mỗi pound) đạt 55 triệu đô la trong năm đó, tăng 15,4% so với năm trước. Thị trường sôcôla cao cấp 1,9 tỷ đô la đã tăng 4,6% trong năm 2016 và thị trường sôcôla 8,9 tỷ đô la hàng ngày chỉ tăng 0,3% trong năm 2016. Ngày nay, người tiêu dùng đã chuyển từ ‘ăn no mặc ấm’ sang ‘ăn ngon mặc đẹp’, không có gì bất ngờ khi họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để thưởng thức sản phẩm chất lượng hơn. Không những thế, các nhà kinh doanh online không cần mở cửa hàng, lại dễ dàng chuyển sôcôla đến tận nhà cho khách ở mọi khu vực. Chúng ta hoàn toàn có thể nếm những món ăn cao cấp ở mức giá hợp lý nhờ phương thức bán hàng ngày nay đã thay đổi.

6. Ngành công nghiệp đang tiếp tục phát triển mỗi năm, nhưng nông dân trồng ca cao kiếm được ít hơn 1 đô la mỗi ngày

The Guardian báo cáo rằng các công nhân trong ngành công nghiệp sôcôla trung bình kiếm được dưới 1 đô la/ngày. Họ thường phải làm việc trong điều kiện nắng nóng không có bóng râm và tiếp xúc với lượng lớn thuốc trừ sâu. Nông dân là người chịu gánh nặng khi ca cao mất mùa nhưng chỉ nhận được 6% giá bán của mỗi thanh sôcôla, còn các nhà sản xuất và nhà bán lẻ giữ 80%.

 

(Ảnh: Jonathan Borba/ Pexels)

7. Bùng nổ nạn phá rừng

Thời báo Seattle đưa tin rằng ở Tây Phi, nơi sản xuất hai phần ba ca cao của thế giới, nạn phá rừng nhiệt đới đang tăng chóng mặt trong những thập kỷ qua. Bờ Biển Ngà đã mất 80% rừng trong 50 năm qua. Vấn nạn xảy ra bởi nông dân nghèo tìm cách mở rộng vùng đất trồng trọt cho mình.

8. Hơn 2 triệu trẻ em đang lao động tại các trang trại ca cao

Đầu năm nay, Washington Post báo cáo rằng các công ty sôcôla lớn nhất thế giới tiếp tục ngó lơ yêu cầu loại bỏ lao động trẻ em khỏi chuỗi cung ứng ca cao. Tham khảo một câu chuyện trong báo cáo của Bộ Lao Động Hoa Kỳ năm 2015, hơn 2 triệu trẻ em ở vùng trồng ca cao ở Tây Phi đang phải bán sức lao động trong điều kiện nguy hiểm. Các em phải sử dụng dao rựa, mang vác nặng và phun thuốc trừ sâu.

(Ghi chú: 1 pound = 0.45359237 kilograms)

Minh Minh / Trithucvn

Bộ GD&ĐT nói về vụ hơn 160 sinh viên Việt Nam ‘mất tích’ tại Hàn Quốc

Bộ GD&ĐT đang phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc để xử lý vụ việc.

Đại học Quốc gia Incheon
Đại học Quốc gia Incheon. (Ảnh: incheon.ac.kr)

Ông Phạm Quang Hưng – Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GĐ&ĐT) cho biết sau khi biết thông tin về vụ sinh viên Việt Nam học ngoại ngữ tại Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Incheon (Hàn Quốc), Bộ GD&ĐT đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc.

Theo ông Hưng, hiện có 1.800 sinh viên Việt Nam đang theo học tại đây, trong số này có 161 sinh viên Việt Nam và 3 sinh viên Uzbekistan đã vắng mặt không đến trường học 15 ngày. Hiện nay, phía Hàn Quốc đang phối hợp với Cục Xuất nhập cảnh để xác định rõ nguyên nhân những sinh viên này đi đâu.

“Chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm về việc các sinh viên nói trên đi du học theo hình thức nào, có thông qua các tổ chức tư vấn du học hay không và kiểm tra xem những tổ chức tư vấn du học đó có vi phạm quy định hay không. Nếu có vi phạm sẽ xử lý theo quy định”, ông Hưng cho biết.

Trước đó, từ ngày 9/12, Đại học Quốc gia Incheon đã ra thông báo về sự vắng mặt quá 15 ngày của 130 người trong số khoảng 1.900 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Học viện Ngôn ngữ Hàn Quốc (trực thuộc Đại học), theo Yonhap news.

Đến ngày 10/12, tờ Incheon Today đã cập nhật danh sách sinh viên Việt Nam “mất tích” lên tới 164 người.

Theo Luật cư trú của Hàn Quốc, các trường đại học phải trình báo với cảnh sát nếu sinh viên nước ngoài bỏ học từ 15 ngày trở lên.

Cảnh sát Hàn Quốc đang cho rằng sau khi xin visa đến Hàn Quốc theo diện du học tiếng Hàn, những sinh viên Việt Nam này đã tìm cách trở thành lao động trái phép.

Theo thông tin từ trường Incheon, 164 sinh viên đang theo học chương trình đào tạo ngôn ngữ Hàn kéo dài 1 năm và vừa bắt đầu khoảng 4 tháng trước.

Minh Long / TrithucVn