Nhà Sài Gòn trổ 10 mảnh vườn lơ lửng

10 bồn cây trắng muốt nhô ra ngoài, từ xa như những tiểu cảnh nhỏ lơ lửng, là nơi trú ngụ của giáng hương, hoa chuông, cau vàng…

Nhà Sài Gòn trổ 10 mảnh vườn lơ lửng

Trên mảnh đất 12 x 20 m ở Sài Gòn, gia đình bốn thành viên mong muốn có không gian sống tĩnh lặng, tránh xa tiếng ồn và bụi bặm, vừa kết nối với nhau vừa gần gũi với thiên nhiên.

Nhà Sài Gòn trổ 10 mảnh vườn lơ lửng

Vì mảnh đất lọt thỏm giữa các tòa nhà cao tầng san sát, các kiến trúc sư đề xuất thiết kế có hệ thống vườn theo cả phương ngang lẫn phương đứng.

Nhà Sài Gòn trổ 10 mảnh vườn lơ lửng

Nhìn từ ngoài, những mảnh vườn trồng giáng hương, hoa chuông, cau vàng và cây ăn trái như lơ lửng trên không.

Nhà Sài Gòn trổ 10 mảnh vườn lơ lửng

Nhìn từ cao xuống, cả ngôi nhà xanh um nhờ hệ thống vườn trên mái và vườn lơ lửng này. Nhờ hệ thống tưới cây tự động, gia chủ không mất công chăm sóc vườn.

Nhà Sài Gòn trổ 10 mảnh vườn lơ lửng

Bên trong, các kiến trúc sư “cắt đôi” ngôi nhà, dành một nửa cho nắng, gió, nước, cây xanh và những khoảng trống.

Nhà Sài Gòn trổ 10 mảnh vườn lơ lửng

Nửa còn lại cho sinh hoạt gia đình với các tiện ích vừa đủ, nội thất tối giản. Những chiếc ghế làm bằng nhựa trong suốt, inox đem tới điểm nhấn ấn tượng và tạo sự xuyên suốt cho không gian.

Nhà Sài Gòn trổ 10 mảnh vườn lơ lửng

Căn nhà có tổng cộng 23 cửa sổ.

Nhà Sài Gòn trổ 10 mảnh vườn lơ lửng

Nhờ đó, ánh sáng và gió trời đi sâu vào bên trong, gia chủ có thể cảm nhận rõ sự thay đổi của thời gian và thời tiết. Công trình như trở thành một vật thể sống.

Nhà Sài Gòn trổ 10 mảnh vườn lơ lửng

Thông qua các ô cửa này, cha mẹ và con cái còn nhìn thấy nhau ở mọi ngóc ngách, tăng tính kết nối giữa các thành viên.

Nhà Sài Gòn trổ 10 mảnh vườn lơ lửng

Ngôi nhà đóng vai trò như lớp lọc, chỉ giữ lại những điều quý giá của thiên nhiên. Dù ở phòng nào, gia chủ cũng có thể nhìn ra không gian xanh.

Nhà Sài Gòn trổ 10 mảnh vườn lơ lửng

Ngoài ra, công trình có tác dụng giảm áp lực về thị giác cho dân cư xung quanh. Từ những tòa nhà cao tầng nhìn xuống, họ sẽ không thấy một khối bê tông mà thay vào đó là một mảng xanh mát.

Bài: Minh Trang

Ảnh: Oki Hiroyuki, Triệu Chiến, Hoàng Lê

BÍ THƯ HN HOÀNG TRUNG HẢI VI PHẠM KHUYẾT ĐIỂM NGHIÊM TRỌNG

Ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ảnh: Võ Hải
 
Ông Hoàng Trung Hải 
vi phạm ‘đến mức phải xem xét kỷ luật’ 
Thứ hai, 9/12/2019, 15:46 (GMT+7) 

Ông Hoàng Trung Hải trong thời gian giữ cương vị Phó thủ tướng “đã có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO II”.
Ngày 9/12, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo kết luận tại kỳ họp thứ 41 (từ ngày 4 đến 6/12). Theo đó, liên quan đến dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II – Công ty gang thép Thái Nguyên (dự án TISCO II), cơ quan kiểm tra nêu rõ vi phạm của Ban thường vụ Đảng ủy Tổng công ty thép Việt Nam (VNS), Ban cán sự đảng Bộ Công thương và một số cá nhân được nêu dưới đây đã “ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, đến mức phải xem xét kỷ luật”. 

Ban thường vụ Đảng ủy VNS đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Tổng công ty có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong thực hiện dự án TISCO II.

Những vi phạm, khuyết điểm đó đã “gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự, gây bức xúc trong xã hội”.

Chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy VNS, là các ông Nguyễn Kim Sơn, Đặng Thúc Kháng – nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty.

Ông Lê Phú Hưng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc và ông Trịnh Khôi Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó tổng giám đốc VNS cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Chịu trách nhiệm chính, trực tiếp về những vi phạm, khuyết điểm trong triển khai thực hiện dự án TISCO II, về phía VNS gồm: ông Mai Văn Tinh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT; ông Đậu Văn Hùng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc. Còn ở Công ty gang thép Thái Nguyên là ông Trần Văn Khâm, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT; ông Trần Trọng Mừng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc; ông Ngô Sỹ Hán, nguyên Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó tổng giám đốc.
Thông báo của cơ quan kiểm tra cho hay, ông Hoàng Trung Hải – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó thủ tướng đã có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO II.
Các ông Văn Trọng Lý, Nguyễn Hữu Vũ – nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Nguyễn Văn Tài, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành; ông Đỗ Cảnh Dương, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên Môi trường, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ có vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu lãnh đạo Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo đối với dự án.
Cùng với tập thể và các cá nhân nêu trên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để Bộ Công Thương có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án TISCO II.
Ông Vũ Huy Hoàng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng (giai đoạn 2007 – 2016) chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương liên quan đến dự án.
Các ông nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương: Lê Dương Quang, Đỗ Hữu Hào cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ này và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Dự án TISCO II được phê duyệt năm 2005 với tổng vốn hơn 3.800 tỷ đồng (hơn 242 triệu USD) với hai gói thầu chính. Gói thầu mỏ sắt Tiến Bộ đã hoàn thành đưa vào sử dụng với giá trị thanh toán là trên 224 tỷ đồng. Gói thầu EPC dây chuyền công nghệ luyện kim được tổ chức đấu thầu và tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) trúng thầu với giá hơn 160 triệu USD.
Năm 2013, dự án được Chủ tịch HĐQT Công ty gang thép Thái Nguyên phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư hơn 8.100 tỷ đồng (tăng trên 4.200 tỷ đồng). Tuy nhiên Thanh tra Chính phủ cho rằng việc điều chỉnh này “không có cơ sở“.
Tại thời điểm cơ quan thanh tra vào cuộc (năm 2017), tổng giá trị TISCO thanh toán cho dự án là hơn 4.400 tỷ đồng; trong đó thanh toán cho MCC trên 92% giá trị hợp đồng nhưng các hạng mục đều chưa hoàn thành. Đến năm 2013, MCC và các nhà thầu đã dừng thi công. “Hiện một số thiết bị đã gỉ sét, hư hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng dự án, thiệt hại vốn đầu tư”, kết luận thanh tra nêu.
Tháng 4/2019, cơ quan cảnh sát điều tra (C03) thông báo đã khởi tố vụ án về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí khi điều tra mở rộng 4 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại dự án. Hai cựu sếp của Tổng công ty Thép Việt Nam và ba người từng lãnh đạo Công ty gang thép Thái Nguyên bị bắt.
Ông Hoàng Trung Hải năm nay 60 tuổi, giữ cương vị Phó thủ tướng từ tháng 8/2007. Tại đại hội Đảng lần thứ XII (2016), ông Hải được bầu vào Bộ Chính trị. Từ năm 2016 đến nay, ông Hoàng Trung Hải làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội.
Viết Tuân / Teu64 Blog

Chân dung bà Sanna Marin, vị thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Chân dung bà Sanna Marin, vị thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Việc được chọn làm Thủ tướng Phần Lan ở tuổi 34 đưa tên bà Sanna Marin vào lịch sử chính trị với vai trò thủ tướng trẻ nhất thế giới.

Chân dung bà Sanna Marin, vị thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử - Ảnh 1.

Bà Sanna Mirella Marin sinh ngày 16/11/1985 tại Phần Lan. Bà là thành viên đảng Dân chủ Xã hội.

Chân dung bà Sanna Marin, vị thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử - Ảnh 2.

Từ năm 2015, bà Marin đã là Thành viên của Nghị viện Phần Lan. Từ tháng 6/2019, bà đảm trách cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông và Truyền thông của Phần Lan.

Chân dung bà Sanna Marin, vị thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử - Ảnh 3.

Sau khi Thủ tướng Antti Rinne từ chức, đảng Dân chủ Xã hội Phần Lan đã chọn bà Marin làm Thủ tướng vào ngày 8/12.

Chân dung bà Sanna Marin, vị thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử - Ảnh 4.

Bà Marin sẽ trở thành Thủ tướng trẻ tuổi nhất Phần Lan, Thủ tướng trẻ tuổi nhất thế giới và là Thủ tướng nữ thứ 3 trong lịch sử chính trị của quốc gia này.

Chân dung bà Sanna Marin, vị thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử - Ảnh 5.

Bà Marin sinh tại Helsinki, sống ở Espoo và Pirkkala trước khi chuyển tới Tampere. Bà tốt nghiệp Đại học Tampere với ngành học Khoa học Hành chính năm 2012.

Chân dung bà Sanna Marin, vị thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử - Ảnh 6.

Cũng trong năm 2012, bà được bầu vào Hội đồng Thành phố Tampere. Bà là Chủ tịch Hội đồng Thành phố từ năm 2013 đến năm 2017.

Chân dung bà Sanna Marin, vị thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử - Ảnh 7.

Năm 2017, bà tiếp tục tái đắc cử Hội đồng Thành phố đồng thời cũng là thành viên của Hội đồng khu vực Tampere.

Chân dung bà Sanna Marin, vị thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử - Ảnh 8.

Năm 2014, bà Marin được chọn là phó chủ tịch thứ 2 của đảng Dân chủ Xã hội. Năm 2015, bà được bầu vào Nghị viện Phần Lan. 4 năm sau, bà tiếp tục tái đắc cử.

Chân dung bà Sanna Marin, vị thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử - Ảnh 9.

Ngày 6/6/2019, bà Marin trở thành Bộ trưởng Bộ Giao thông và Thông tin của Phần Lan.

Chân dung bà Sanna Marin, vị thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử - Ảnh 10.

Marin là con của một cặp đôi đồng giới. Bà có một con với người bạn đời Markus Räikkönen.

Linh Anh / Theo Trí thức trẻ

“Dở khóc dở cười” với xã hội không tiền mặt ở Trung Quốc: Quét mã QR đã được mở rộng cho người nước ngoài nhưng thường xuyên lỗi

"Dở khóc dở cười" với xã hội không tiền mặt ở Trung Quốc: Quét mã QR đã được mở rộng cho người nước ngoài nhưng thường xuyên lỗi

Theo phóng viên của SCMP, Alipay và Wechat Pay đã mở rộng hệ sinh thái thanh toán qua điện thoại cho người nước ngoài nhưng việc sử dụng những ứng dụng trong đó lại rất hạn chế.

*Bài viết dựa trên trải nghiệm của Louis Moon trong thời gian sinh sống và làm việc tại Trung Quốc. Moon là phóng viên mục Kinh doanh của South China Morning Post từ năm 2017.

Rob nhắn tin cho tôi qua WeChat: “Bạn không cần đến ngân hàng nữa.” Rob gửi cho tôi một thông cáo báo chí cho biết Alipay đã ra mắt phiên bản quốc tế của nền tảng thanh toán trên điện thoại dành cho khách du lịch đến Trung Quốc. Phiên bản này có tên “Tour Pass”, có thể được sử dụng tới 90 ngày và có lẽ nó sẽ giúp ích cho tôi. 1 tháng trước, tôi đã chuyển từ Hồng Kông sang Bắc Kinh để sinh sống, dự định sẽ ở đây khoảng 3 tháng.

Lần gần đây nhất tôi đến Bắc Kinh là khoảng 5 năm trước, khi tôi theo học tại Đại học Bắc Kinh. Ở thời điểm đó, tiền mặt vẫn là một phương tiện để trao đổi, mua bán, dịch vụ dùng chung xe đạp vẫn chưa có và mọi người không đặt đồ uống của Starbucks qua ứng dụng giao hàng.

Kể từ đó, Trung Quốc đã thay đổi và trở thành một xã hội không tiền mặt với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Theo ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC), khối lượng giao dịch qua phương thức thanh toán trên điện thoại di động đã đạt 277,4 nghìn tỷ CNY (41,51 nghìn tỷ USD) vào năm 2018, tăng hơn 28 lần so với 5 năm trước đó.

Dở khóc dở cười với xã hội không tiền mặt ở Trung Quốc: Quét mã QR đã được mở rộng cho người nước ngoài nhưng thường xuyên lỗi - Ảnh 1.

Tuy nhiên, tôi nói với Rob rằng có thể tôi sẽ gặp phiền phức khi tạo một tài khoản ngân hàng mới ở đây, tôi cảm thấy việc rút tiền từ tài khoản ở Hồng Kông sẽ dễ dàng hơn. Sau đó, mọi thứ xảy ra hoàn toàn ngược lại. Cuộc sống hàng ngày ở nơi này hoàn toàn diễn ra xung quanh màn hình điện thoại và hầu như người dân chỉ sử dụng 2 ứng dụng đó là WeChat Pay và Alipay. Hầu như hoạt động thanh toán đều được thực hiện qua smartphoen, thậm chí khi đi vào một toà nhà làm việc họ cũng yêu cầu quét mã QR trên WeChat.

Tại Trung Quốc, WeChat Pay và Alipay chiếm đến hơn 90% thị trường thanh toán trên điện thoại di động tại Trung Quốc. Để có thể thanh toán, bạn cần một tài khoản ngân hàng mới và số điện thoại cá nhân. Hiện tại, phiên bản quốc tế của Alipay chính là yếu tố thay đổi “cuộc chơi”. Tour Pass chỉ yêu cầu một số điện thoại ở nước ngoài và một thẻ ngân hàng, từ đó bạn có thể nạp thêm vào tài khoản với tối đa 2.000 CNY (284,50 USD) mỗi lần.

Sự tiện lợi của các ứng dụng thanh toán trên điện thoại

Tuy nhiên, tôi đã gặp phải tình huống “dở khóc dở cười”. Số điện thoại Hồng Kông không được coi là số điện thoại quốc tế và tôi phải sử dụng phiên bản Trung Quốc. Sau 2 ngày và vài lần sử dụng thông tin của người thân thì tôi đã sử dụng được Alipay. Khi đó, nói rằng tôi khá vui mừng vẫn là chưa đủ, thực ra, tôi cảm thấy mình đã là một phần của nơi này. Chỉ cần một lần quét hoặc tiếng “bíp”, tôi có thể thanh toán tất cả mọi thứ, từ bữa ăn cho tới đồ tạp hoá mua ở 7 Eleven, hay thậm chí là vé xem phim, tiền taxi.

Đó là tất cả những gì phiên bản trong nước có. Phiên bản quốc tế của Alipay còn có chức năng hỗ trợ việc chuyển tiền tự động cho các nhà cung cấp dịch vụ, ví dụ như đặt đồ ăn hay gọi xe. Nhưng tôi nhận thấy rằng hệ thống này chưa hoàn toàn mở rộng với người nước ngoài, tôi không thể truy cập các tính năng khác trên ứng dụng. Do đó, bạn không thể thực sự những điều mà người Trung Quốc trải nghiệm mỗi ngày.

Dở khóc dở cười với xã hội không tiền mặt ở Trung Quốc: Quét mã QR đã được mở rộng cho người nước ngoài nhưng thường xuyên lỗi - Ảnh 2.

Giao diện trên điện thoại của Tour Pass.

Mới đây, Alipay đã “lấn sân” sang thị trường ô tô, công bố thoả thuận với start-up xe điện Xpeng Motors để phát triển hệ thống thanh toán được tích hợp ngay bên trong xe, hỗ trợ các dịch vụ như sạc pin và các ứng dụng giải trí. Trong khi đó, WeChat Pay dường như chiếm ưu thế hơn và được sử dụng nhiều hơn. Đây là phương thức thanh toán dành cho các tài xế taxi và các nhà hàng không chấp nhận thanh toán qua Alipay.

Ngoài ra, WeChat cũng cho biết họ sẽ hỗ trợ thẻ tín dụng quốc tế, cho phép người dùng truy cập, sử dụng hàng chục dịch vụ, bao gồm của thương mại điện tử và gọi xe. Tuy nhiên, nhiều lần cài đặt dịch vụ này tôi luôn nhận được thông báo “dịch vụ đang bận”. Tôi vẫn tiếp tục chờ đợi để có thể trải nghiệm những tiện ích mà dịch vụ thanh toán của Trung Quốc mang lại.

Việc thanh toán không chỉ đơn giản là cầm điện thoại và quét mã QR

Trở thành một xã hội không tiền mặt không chỉ có nghĩa là sử dụng Apple Pay để thanh toán cho một cốc cafe. Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán của Trung Quốc còn tạo ra một hệ sinh thái, trong đó có nhiều ứng dụng nhỏ cho phép người dùng thực hiện mọi thao tác hoàn toàn thông qua một hệ thống – như chuyển tiền, thanh toán dịch vụ điện nước, mua vé số, trả tiền mua tạp hoá hàng tuần và “gọi ship” đồ ăn.

Dù mỗi nhà cung cấp lại có một ứng dụng khác, nhưng hầu hết đều yêu cầu người dùng phải có tài khoản ngân hàng Trung Quốc hay tài khoản đã kết nối với WeChat và Alipay. Đối với khách du lịch lưu trú trong vòng 1 hay 2 tuần, phiên bản quốc tế của Alipay sẽ rất phù hợp và họ không cần rút tiền mặt. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định ở lại lâu hơn, giống như tôi, thì giữa chúng ta và Trung Quốc “thực sự” vẫn có một rào cản. Bạn sẽ không thể đặt đồ ăn qua Meituan, không được thưởng thức đồ uống tại Luckin Coffee và điều đáng tiếc nhất là không thể đi tham quan trên một chiếc Mobike.

Bạn không thể sử dụng ứng dụng chia sẻ xe đạp với hàng dài xe được xếp ngăn nắp trên những con phố, bởi bạn phải quét mã QR và chuyển tiền mới có thể sử dụng. Điều khó chịu nhất, đó là rất khó để gọi taxi khi đứng trên phố, trong khi tôi đến từ “thành phố của những chiếc taxi”, phần lớn phải được đặt trước trên ứng dụng, hay các ứng dụng riêng có liên kết với những hệ thống thanh toán phổ biến. Hay khi vào Luckin Coffee, tôi đã rất hào hứng nhưng nhận ra là toàn bộ mô hình kinh doanh của họ sử dụng dịch vụ thanh toán trên smartphone.

Dở khóc dở cười với xã hội không tiền mặt ở Trung Quốc: Quét mã QR đã được mở rộng cho người nước ngoài nhưng thường xuyên lỗi - Ảnh 3.

Là một người nước ngoài, tôi cảm thấy không hề thoải mái. Khi thanh toán đồ uống bằng tiền mặt, người phục vụ chỉ nhún vai và ánh nhìn khó chịu từ anh ta, dù tôi phải được trả lại tiền thừa. Hành động này thể hiện rằng, chúng tôi không có tiền mặt để trả chị. Thế nhưng, tôi đã có một chuyến xe taxi, nhưng khi trả tiền cho một người bạn, cô ấy nói với tôi: “Tôi không muốn nhận tiền mặt thôi!” Chưa dừng ở đó, khi một quán cafe không có tiền lẻ trả lại tôi, họ thay thế bằng một bông cải xanh.

Mọi người thường ca ngợi Trung Quốc là một quốc gia dẫn đầu trong việc sử dụng các phương thức thanh toán trên điện thoại, nhưng còn rất nhiều mặt hạn chế. Thực tế là, họ sử dụng WeChat Pay và Alipay vì không có nhiều lựa chọn. Trong khi đó, những quốc gia khác vẫn chấp nhận thẻ ghi nợ, Visa, Mastercard, American Express, thanh toán điện tử và cả tiền mặt. Đó là lý do tại sao khối lượng thanh toán qua ứng dụng ở những nơi đó lại không cao như Trung Quốc.

Có thể rằng, việc đếm tiền lẻ sẽ khiến nhiều người khó chịu, trong khi người Trung Quốc chỉ cần quét mã và thanh toán. Thế nhưng, tôi cảm thấy bản thân như một “trò hề” đối với những cửa hàng địa phương khi họ không có tiền lẻ để trả lại. Khi đến Trung Quốc, bạn có thể gặp tôi đang thanh toán qua mã QR, nhưng giờ đây thời tiết đang lạnh dần và xu hướng thuê xe đạp cũng “nguội” đi, tôi cảm thấy việc trải nghiệm dịch vụ này là không cần thiết. Ngoài ra, tôi cũng phải chấp nhận một sự thật rằng, tôi không thể hoàn toàn hoà nhập với cuộc sống hiện tại ở Trung Quốc.

Tham khảo SCMP / Giang Ng / Theo Trí thức tre

Con số bất ngờ lý giải tại sao Trung Quốc lại muốn thỏa thuận thương mại

Con số bất ngờ lý giải tại sao Trung Quốc lại muốn thỏa thuận thương mại

Thuế quan của Mỹ đã gây ra những thiệt hại không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của nước này ở ngay chính thời điểm mà lực cầu vốn đã yếu ớt trên toàn cầu.

Hôm qua (8/12), Trung Quốc vừa công bố số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11. Và những con số này cho thấy phần nào lý do tại sao Trung Quốc lại muốn đi đến thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Mỹ: thuế quan của Mỹ đã gây ra những thiệt hại không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của nước này ở ngay chính thời điểm mà lực cầu vốn đã yếu ớt trên toàn cầu.

Theo số liệu mà Tổng cục hải quan Trung Quốc công bố, kim ngạch xuất khẩu tháng 11 giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ sụt giảm 23% – kết quả tồi tệ nhất kể từ tháng 2 và chỉ số này đã giảm 12 tháng liên tiếp. Trước đó, kim ngạch xuất khẩu được dự báo sẽ tăng nhẹ 0,8% vì các nhà bán lẻ và các công ty tăng tích trữ hàng hóa trước mùa mua sắm dịp lễ Giáng sinh.

Con số bất ngờ lý giải tại sao Trung Quốc lại muốn thỏa thuận thương mại - Ảnh 1.

Sau 18 tháng hai bên liên tiếp áp thuế để trả đũa lẫn nhau, cả kinh tế Mỹ và kinh tế Trung Quốc đều bị tổn hại. Khi hai bên phát tín hiệu đồng ý tiến đến “thỏa thuận giai đoạn 1” hồi tháng 10, thị trường từng kỳ vọng cuộc chiến thương mại hoặc ít nhất là những vấn đề căn bản nhất sẽ sớm được giải quyết. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã kéo dài hơn dự kiến và kể cả nếu thuế quan được dỡ bỏ, cả hai bên đều phải chịu thiệt hại nặng nề.

“Lực cầu toàn cầu rất yếu, đặc biệt là ở những đối tác thương mại chính như Mỹ, EU và Nhật Bản, đã kéo lùi tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu”, theo Wang Youxin, chuyên gia nghiên cứu tại Viện tài chính quốc tế trực thuộc Bank of China. “Trong tương lai gần, hoạt động xuất khẩu phải phụ thuộc vào tiến trình đàm phán thương mại. Nếu hai bên đạt được thỏa thuận giai đoạn 1 và dỡ bỏ thuế quan, các công ty sẽ tự tin hơn và xuất khẩu mới có thể tăng trưởng”.

Những tín hiệu mới nhất từ các cuộc đàm phán cho thấy hai bên đang tiến gần hơn đến thỏa thuận bất chấp những căng thẳng xung quanh các vấn đề chính trị. Phía Mỹ dự kiến sẽ hoàn tất thỏa thuận trước hạn chót 15/12 – khi thuế mới của Mỹ có hiệu lực và những sản phẩm như điện thoại thông minh và máy tính sẽ bị đánh thuế.

Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu tháng 11 hồi phục nhẹ, cho thấy kinh tế Trung Quốc đang dần ổn định trở lại, theo Larry Hu, chuyên gia của công ty chứng khoán Macquarie Securities. Nhập khẩu từ Mỹ tăng 2,7%, trong đó liên quan nhiều đến động thái tăng mua nông sản Mỹ.

Tham khảo Bloomberg / An Nguyên / Theo Trí thức tre