ANH – Ngôi nhà trông như một vỏ hóa thạch cong, nhưng được điều khiển bằng ipad, muốn vào phải quét vân tay.
Ngôi nhà dáng vòm có tên gọi là The Twist, ở Tây Sussex, rộng 4.000 m2, được rao bán với giá 2 triệu bảng Anh (khoảng 60 tỷ đồng).
Bên trong là 5 phòng ngủ, một phòng ăn, nhà bếp mở, phòng khách, hành lang ốp gỗ và phòng thay đồ. Trong ảnh, phòng khách rộng rãi có lò sưởi hiện đại và trần nhà cao.
Từ ngoài vào nhà phải đi qua sảnh – có tường được ốp gỗ.
Phòng ăn là không gian mở, tích hợp các thiết bị hiện đại nhất.
Ngôi nhà được điều khiển qua iPad, bao gồm: cửa thông minh sinh trắc vân tay, hệ thống camera an ninh không dây và hệ thống loa thông minh.
Một số phòng tắm trong ngôi nhà có màn hình kính tráng men ngăn cách vòi hoa sen với khu vực nhà vệ sinh
The Twist hoạt động trên hỗn hợp các nguồn tái tạo, bao gồm năng lượng mặt trời và địa nhiệt – hoặc nhiệt từ mặt đất. Trong ảnh là một phòng ngủ đón ánh sáng từ cả hai bên, nhờ thiết kế hình vòm.
Trắng là màu sắc chủ đạo, gợi sự sang trọng và lịch lãm.
Bồn tắm nước nóng ngoài trời, nằm giữa một bãi cỏ xanh. Ngôi nhà cũng có một khu để xe riêng biệt, mái che được bao phủ bởi cỏ.
Nhà sinh thái là một phần của xu hướng ngày càng được ưa chuộng, phản ánh sự gắn kết ngày càng lớn của con người với thiên nhiên.
Mới đây, CEO của Alphabet – Larry Page, cho biết ông sẽ từ chức. Theo đó, CEO của Google Sundar Pichai sẽ thay thế vị trí trên, đảm nhận song song với chức vụ hiện tại. Ngoài ra, nhà đồng sáng lập Sergey Brin cũng rời khỏi ghế chủ tịch của Alphabet và vị trí này sẽ bị loại bỏ.
Page và Brin viết trong một bài đăng trên blog cá nhân về sự thay đổi này: “Giờ đây, khi Alphabet đã đứng vững, Google và Other Bets cũng có hoạt động hiệu quả như các công ty độc lập, thì đó là điều đơn giản và tự nhiên diễn ra trong cấu trúc quản lý của chúng tôi. Chúng tôi chưa từng là những người nắm giữ mãi mãi vai trò điều hành, bởi chúng tôi nghĩ rằng có cách hiệu quả hơn để quản lý công ty. Alphabet và Google không còn cần đến 2 CEO và 1 chủ tịch nữa.”
Page trở thành CEO của Alphabet vào năm 2015, khi Google được tái cấu trúc để thành lập công ty mẹ mới nhằm giám sát Other Bets – có hoạt động ngoài công cụ tìm kiếm và mảng kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số. Trước đây, Page cũng từng là giám đốc điều hành của Google. Theo cấu trúc mới, Pichai trở thành CEO của Google sau khi điều hành nhiều hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Trước đây, Pichai đã giữ vị trí lãnh đạo trong bộ phận Android và Chrome tại công ty này.
Bài đăng trên cho biết, cả Page và Brin đều vẫn “tích cực tham gia” vào các hoạt động của hội đồng quản trị Alphabet. Các nhà đồng sáng lập vẫn giữ cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty. Page hiện nắm giữ khoảng 5,8% cổ phần trong Alphabet, Brin nắm giữ khoảng 5,6%, trong khi đó cổ phần của Pichai chỉ khoảng 0,1%. Điều này cho thấy vị CEO mới có thể gặp khó khăn khi đưa ra quyết định trước những nhà sáng lập của công ty. Google cho biết, cấu trúc biểu quyết của họ không thay đổi sau thông báo này.
Dù có rời khỏi công ty, thì hai nhà đồng sáng lập này vẫn giữ vị trí tỷ phú giàu thứ 6 và thứ 7 thế giới. Page hiện nắm giữ khối tài sản trị giá 58,9 tỷ USD, trong khi tài sản của Brin là 56,8 tỷ USD.
Khi hoạt động kinh doanh cốt lõi là quảng cáo kỹ thuật số được Google đảm nhiệm có dấu hiệu chậm lại, thì Alphabet có thể cần phát triển mạnh hơn những lĩnh vực khác, như Waymo và Verily. Doanh thu mảng quảng cáo của Google đã sụt giảm trong quý I/2019 và lợi nhuận quý III cũng thấp hơn so với năm trước. Công ty hiện vẫn đang gặp khó khăn trong việc tạo ra doanh thu trong mảng phần cứng, dù hoạt động kinh doanh trên nền tảng đám mây đang tăng trưởng.
Page và Pichai chứng khiến 1 vài năm đầy biến động khi các nhân viên của Google bày tỏ sự bất bình với các chính sách của công ty. Năm ngoái, hàng nghìn nhân viên của Google đã tham gia biểu tình để phản đối khoản tiền 90 triệu USD công ty này chi cho “cha đẻ” của Android khi ông này rời đi, bất chấp những cáo buộc lạm dụng tình dục.
Sau vụ bê bối trên, Google đã phải hoãn lại một số dự án. Năm 2018, giám đốc mảng đám mây của Google cho biết công ty này sẽ không gia hạn hợp đồng với Bộ Quốc phòng sau khi hết hạn vào tháng 3/2019. Đề xuất cho quyết định này đã được hàng ngàn nhân viên đệ trình, họ kêu gọi Pichai ngăn không cho Google tham gia “chiến tranh kinh doanh”. Các nhân viên của Google cũng yêu cầu công ty rút lui khỏi kế hoạch xây dựng một công cụ tìm kiếm được phép hoạt động ở Trung Quốc, sau khi The Intercept cho biết kế hoạch được gọi là Project Dragonfly.
Mới đây, một nhóm cựu nhân viên của Google có tên “Thanksgiving Four” đã tiết lộ về việc họ bị sa thải ngay trước kỳ nghỉ lễ vì cho rằng nhóm 4 người này đã chống lại quy tắc liên quan đến bảo mật dữ liệu. Nhóm này cho biết sẽ nộp đơn lên Uỷ ban Quan hệ Lao động Quốc gia, cáo buộc đây là hành động không công bằng của Google.
“Toàn làm bia ôm”, “đi mát-xa tận nước ngoài mà vẫn gặp gái miền Tây”… những định kiến đã ăn sâu vào đầu biết bao người.
Bài viết của luật sư Ngô Tú Ngân.
Tôi là con gái miền Tây chính hiệu. Tôi lớn lên trong hàng hàng lớp lớp những quan điểm, rằng con gái thì cần gì đi học, học nhiều rồi cũng ở nhà lo bếp núc, con gái là phải kiếm tiền trả ơn cha mẹ, lo cho gia đình, phải theo lời ba mẹ. Nếu có đứa con gái nào làm khác đi, cả xóm sẽ xầm xì bàn tán, rằng con đó bất hiếu, vô dụng, cha mẹ nó vô phúc.
Thậm chí, chính người thân cũng góp phần bạo hành tinh thần đối với con gái trong nhà khi liên tục đòi hỏi chúng phải làm cái này cái kia hoặc so sánh với con hàng xóm. Tôi từng thấy một bà mẹ tát đứa con gái 14 tuổi rất đau vì đứa bé không thể biểu diễn bài catwalk trên đôi giày cao 15 cm tại lớp học người mẫu. Cô bé tên An. An không muốn làm người mẫu nhưng mẹ bắt em đi học vì con gái bà có chiều cao vượt trội. Bà “muốn nó làm người mẫu để có tiền, nổi tiếng”.
Rất nhiều bạn gái cùng lứa với tôi, nếu không nói là phần lớn, đều phải bỏ ngang việc học để lấy chồng. Có chồng, họ vẫn làm thuê làm mướn hoặc chạy chợ để có tiền nuôi con, nuôi cả ông chồng. Cũng phần lớn không có được cuộc hôn nhân vừa ý. Rồi nhanh chóng, họ trở thành mẹ đơn thân.
Tháng trước về quê đi chợ với mẹ, tôi sà vào hàng rau. “Chị ơi, bán cho em bó rau đắng này nhen”, chị bán hàng bỏ rau vào bịch, đưa cho tôi. Khuôn mặt dưới vành nón đang nhìn tôi sao quen quá. Tôi ngớ người một lúc để khẳng định đây chính là Ly, bạn học chung hồi cấp hai của mình trong dáng hình một phụ nữ lam lũ tại buổi chợ sáng, bên cạnh còn có bé gái khoảng bốn tuổi.
Tôi và Ly đều sinh ra tại Minh Hải, một tỉnh miền Tây sau này tách ra thành Bạc Liêu và Cà Mau. Ba mẹ chúng tôi đều là nông dân, trông chờ vào một vụ lúa mỗi năm. Năm 2008, khi chúng tôi học xong cấp ba, miền Tây rộ lên phong trào cho con gái nghỉ học để làm công nhân bóc vỏ tôm trong xí nghiệp tôm xuất khẩu hoặc lấy chồng Đài Loan.
Quanh xóm tôi, 10 nhà thì 5 nhà bỗng dưng sắm được tivi, tủ lạnh, xe máy mới vì cho con gái nghỉ học đi kiếm tiền. Lớp tôi, hàng chục bạn nữ bỗng nhiên bỏ học để bắt đầu cuộc chiến kiếm tiền nuôi gia đình, trong đó có Ly. Ba mẹ Ly có ba đứa con gái đi làm công nhân, mỗi tháng họ mang về hơn 10 triệu đồng. Nhà chú Hai ngay cạnh nhà tôi cho con gái lấy chồng Đài Loan, chị gửi tiền về cho cha mẹ mua ti vi, tủ lạnh. Chú hãnh diện lắm, đi đâu cũng ngẩng cao đầu.
Lúc đó, nhiều cô dì chú bác, kẻ có con đi làm công nhân, người cho con lấy chồng ngoại đã đến gặp ba mẹ tôi. “Cho nó nghỉ học đi”, họ nói, “con gái cần chi học nhiều, đi còn phụ giúp gia đình”. Ba mẹ tôi chỉ cười: “cháu nó rất thích đi học nên tui ráng cho nó đi để biết chữ với người ta”. Đến lúc tôi lên đường đi thi vào đại học Luật, cha mẹ tôi vẫn phải chịu đựng “sự quan tâm” như: “sau này nó lấy chồng thì cần gì học cho cao”, hay “con gái 18 tuổi rồi mà gia đình không nhờ cậy được gì thì không ổn”, “lớn rồi không lo kiếm tiền, học hành có làm được cái tích sự gì”. Có người muốn giới thiệu cho tôi làm phục vụ ở nhà hàng năm sao, “nhiều tiền bo lắm, toàn tây”. Tôi thấy lo lo nên hỏi, ba mẹ kỳ vọng sau này con sẽ làm gì, họ chỉ nói, hãy chọn nghề con thích làm, ba mẹ chỉ cần con sống vui vẻ. Tôi ngay lập tức thở phào vì trút bỏ được áp lực làm ba mẹ nở mày nở mặt như người lớn xung quanh vẫn xầm xì. Nhờ tinh thần vững vàng từ ba mẹ, tôi đã trở thành một luật sư, có công việc ở Sài Gòn, có nhiều dự định.
Trên đường từ chợ về nhà, mẹ bảo Ly không còn làm ở xí nghiệp tôm nữa vì nghe nói giờ đã có máy móc gì đó tự động. Cô lấy chồng sớm, gặp phải người ham nhậu nhẹt tối ngày nên phải ly hôn, đang tự nuôi con. Mẹ tôi kể thêm về một số bạn bè của tôi, người đã bỏ quê lên Bình Dương làm công nhân, người đi làm thuê làm mướn, người đã ly hôn chồng Đài Loan và đem con về quê, có người đi biệt xứ không tin về.
Cho đến tận bây giờ, mỗi khi về nhà thăm ba mẹ, xung quanh tôi luôn có những lời ong tiếng ve rằng ba mẹ tôi vô phước khi có một đứa con gái chỉ biết đến học hành, hay “con gái gì 30 vẫn chưa yên bề gia thất”. Những câu nói tưởng như vô hại, theo thói quen, thốt ra nhân danh sự quan tâm lẫn nhau, nhưng nó là xiềng xích mà không mấy cô gái mới lớn đủ sức tự tháo ra cho mình. Ngay khi tôi đang viết bài này, hàng xóm lại đến đưa ba tôi thiệp mời dự đám cưới. Cô dâu 18 tuổi đi lấy chồng Đài Loan sau ba năm nghỉ học làm công nhân ở xưởng bao bì.
Tôi nhớ mãi câu nói vừa thân tình vừa chân thật của Ly khi chúng tôi chào nhau ở chợ. Ly bảo sẽ cho con gái đi học đến nơi đến chốn để nó tự chọn điều nó muốn. Nhưng tôi vẫn tự hỏi, liệu con bé sẽ không lặp lại vòng tuần hoàn như đời mẹ nó?
Sống ở Sài Gòn, tôi còn vô tình nghe được những bình phẩm của nam giới về “gái miền Tây” như: “Ôi giời, lười lao động, ham hưởng thụ chơi bời thì mới thế”, “bọn miền Tây ấy”… Tôi chỉ có mong muốn nhỏ bé, rằng ai đó giúp họ hiểu ra, những cô gái miền Tây không hề muốn làm một món hàng.
Các bạn gái học cùng với tôi đều thông minh, nhanh nhẹn và nhiều mơ ước. Họ lớn lên, hồn nhiên và vô tư như sông nước. Và rồi, họ bị những tuyên ngôn như “chân lý” chắc nịch của người lớn ập lên đầu. Mấy ai đủ hiểu biết, liều lĩnh và can đảm bước qua “lời nguyền con gái miền Tây”?
Hình ảnh các loại hoa phong lan nghệ sĩ Google Doodle thực hiện nhằm kỷ niệm 97 năm ngày sinh của Giáo sư Rapee Sagarik. Nguồn: Google Doodle
Giáo sư Rapee Sagarik là một nghệ nhân làm vườn, nhà thực vật học sinh ngày 4/12/1922 tại Bangkok, thủ đô của Thái Lan – đất nước của gần 1.300 loài phong lan bản địa sinh sống.
‘Cha đẻ của hoa lan Thái Lan’
Ông nổi tiếng với tư cách là ‘cha đẻ của hoa lan Thái Lan’, Giáo sư Rapee Sagarik sau này cũng là hiệu trưởng của trường Đại học Kasetsart (Bangkok). Ông cũng làm việc tại Khoa Nông nghiệp tại Đại học Maejo ở thành phố phía bắc của Chiang Mai.
Giáo sư Rapee Sagarik được coi là chuyên gia hàng đầu của Thái Lan trong việc nhân giống và bảo tồn những loài thực vật đẹp, tinh tế này – hoa phong lan.
Ông là người có công tổ chức Hội nghị Hoa lan Châu Á-Thái Bình Dương đầu tiên. Nguồn: Boat Magazine
Trước đây, hoa phong lan là loại cây quý, chỉ người giàu mới sở hữu. Tuy nhiên, việc trồng lan được dễ dàng tiếp cận với mọi tầng lớp người dân hơn một phần nhờ vào nỗ lực nghiên cứu và giáo dục của Giáo sư Rapee Sagarik.
Ông thành lập Hiệp hội Hoa lan Thái Lan vào năm 1957 và sau đó trở thành diễn giả thường xuyên tại Hội nghị Hoa lan Thế giới. Năm 1984, ông tổ chức Hội nghị Hoa lan Châu Á-Thái Bình Dương đầu tiên. Nhờ những nỗ lực của Giáo sư Rapee Sagarik, thư viện hoa lan đầu tiên của Thái Lan đã khai trương vào tháng 12/1993.
Giáo sư Rapee Sagarik bên cây phong lan cổ. Nguồn: Boat Magazine
Lời khuyên đắt giá của Giáo sư Rapee Sagarik
Thái Lan hiện là nước xuất khẩu hoa phong lan hàng đầu thế giới và nhiều giống phổ biến nhất được lai tạo từ hoa lan Thái Lan hoang dã. Nhờ có giáo sư, mà ngành công nghiệp hoa lan ở Thái Lan ra đời và phát triển rực rỡ. Hiện, Thái Lan là nhà xuất khẩu hoa lan hàng đầu thế giới và kiếm được hàng tỷ baht ngoại hối mỗi năm.
“Những bông hoa mang nét đẹp tinh tế này không đơn thuần là loài hoa sớm nở tối tàn. Vẻ đẹp kỳ diệu của chúng phải được truyền từ đời này sang đời khác, giống như tình yêu ở con người vậy.” – Giáo sư Rapee Sagarik cảm nghĩ.
Ở độ tuổi 93, Giáo sư Rapee Sagarik từ chối nghỉ hưu. Ông làm việc 12 giờ mỗi ngày để viết bài, lưu trữ hình ảnh và giấy tờ, liên lạc với các hiệp hội phong lan khác nhau và nói chuyện trên toàn cầu.
Khi được hỏi về bí quyết để có một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh, hạnh phúc là gì, Giáo sư Rapee Sagarik nói: “Tôi có ba gợi ý. Một, ăn chỉ một chút thôi, không quá nhiều, vừa đủ. Hai, làm việc chăm chỉ. Ba, hãy vui vẻ giữ một thái độ tích cực trong suốt cả ngày, và biến nó thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn.”
Sau nhiều năm cống hiến tình yêu vì loài hoa phong lan, Giáo sư Rapee Sagarik qua đời vì tuổi già tại bệnh viện Vibhavadi lúc 7 giờ sáng ngày 17/2/2018 ở tuổi 96. Dầu vậy, công lao to lớn mà cả đời ông dành cho loài hoa đẹp này được người dân Thái Lan nhớ mãi.
Bài viết sử dụng nguồn: Doodle Google, Boat Magazine
Các tệp tiền 100 nhân dân tệ trong một ngân hàng Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg
Quy mô vỡ nợ Trung Quốc sắp lên kỷ lục
Từ đầu tháng 11, ít nhất 15 vụ vỡ nợ đã diễn ra, nâng tổng quy mô vỡ nợ năm nay lên 120,4 tỷ nhân dân tệ (17,1 tỷ USD).Con số này đã gần bằng kỷ lục năm ngoái – 121,9 tỷ nhân dân tệ. Dù số vụ vỡ nợ chỉ chiếm phần nhỏ trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp nội địa 4.400 tỷ USD của Trung Quốc, nó cũng làm dấy lên lo ngại tác động lan tràn khi nhà đầu tư khó đánh giá công ty nào sẽ được Bắc Kinh hỗ trợ.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang phải đi trên dây. Họ muốn thu hồi khoản bảo lãnh ngầm từ lâu đã bóp méo thị trường nợ nước này, mà không kéo tụt nền kinh tế vốn đang chịu tác động từ chiến tranh thương mại và tăng trưởng toàn cầu chậm lại. “Giới chức cảm thấy khó khăn khi phải cứu tất cả công ty”, Wang Ying – nhà phân tích tại Fitch Ratings cho biết.
Năm nay, sự lo lắng về khối nợ tại Trung Quốc đã lan ra hàng loạt ngành công nghiệp, từ bất động sản, thép đến phần mềm và năng lượng mới. Số doanh nghiệp phải chật vật trả nợ cũng mở rộng từ công ty tư nhân, công ty nhà nước đến mảng kinh doanh của các trường đại học.
Peking University Founder Group thuộc Đại học Bắc Kinh hôm thứ hai không thể hoàn trả 2 triệu nhân dân tệ trái phiếu đáo hạn. Cùng ngày, Tunghsu Optoelectronic Technology không thể trả cả tiền gốc và lãi cho 1,7 tỷ nhân dân tệ trái phiếu.
Các dấu hiệu gần đây trên thị trường nợ quốc tế của Trung Quốc cũng không mấy khả quan. Tewoo Group – một công ty thương mại lớn tại Thiên Tân có thể trở thành công ty quốc doanh lớn nhất Trung Quốc vỡ nợ trái phiếu quốc tế trong hơn 20 năm qua tại đây. Theo các nhà đầu tư, Tewoo Group có thể vỡ nợ 300 triệu USD trái phiếu đáo hạn ngày 16/12.
Dù đối mặt với hàng loạt tin xấu, các nhà phân tích cho rằng rủi ro khủng hoảng nợ có hệ thống tại Trung Quốc vẫn còn xa vời. “Trung Quốc là thị trường lớn với nhiều tổ chức phát hành trái phiếu. Vì vậy, xảy ra một số vụ vỡ nợ cũng là chuyện tự nhiên”, Todd Schubert – Giám đốc mảng công cụ trả lãi cố định tại Bank of Singapore nhận xét. Tỷ lệ vỡ nợ nội địa tại Trung Quốc năm nay được dự báo vẫn tương đương năm ngoái, với 0,5%, S&P Global Ratings hồi tháng trước cho biết.
Dù vậy, trong một báo cáo hôm qua, Fitch cho biết tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu của các công ty tư nhân Trung Quốc đã lên kỷ lục 4,5% trong 10 tháng đầu năm. Con số này có thể còn cao hơn nữa, do nhiều công ty thỏa thuận riêng với trái chủ, thay vì qua các trung tâm thanh toán bù trừ. Trong khi đó, tỷ lệ vỡ nợ với các công ty quốc doanh chỉ là 0,2%, nhờ hỗ trợ tài chính từ chính phủ và khả năng tiếp cận vốn ngân hàng tốt hơn.
Từ năm ngoái, khi khối nợ doanh nghiệp lên kỷ lục 165% GDP, giới chức Trung Quốc đã thoải mái hơn với việc để các công ty vỡ nợ, nhằm tăng sức ép tuân thủ quy định với cả tổ chức phát hành và nhà đầu tư. “Vỡ nợ tăng lên là một phần tất yếu trong chu kỳ của thị trường tín dụng”, Anne Zhang – Giám đốc Công cụ trả lãi cố định châu Á tại JPMorgan Private Bank cho biết, “Trong dài hạn, điều này có lợi trong việc giúp thị trường hình thành cơ chế định giá rủi ro”.
Dù vậy, nhà đầu tư sẽ tránh được nhiều thiệt hại hơn nếu giới chức cải thiện tính minh bạch trong quá trình quản lý vỡ nợ, Cindy Huang – nhà phân tích tại S&P Global Ratings cho biết. “Đến nay, cả việc vỡ nợ và hồi phục đều không đoán trước được. Việc này sẽ làm giảm niềm tin của nhà đầu tư và suy yếu thị trường tín dụng Trung Quốc”, Huang kết luận.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage caption79 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia làm kiểm tra PISA 2018
Bất thường xảy ra khi Việt Nam không được đưa vào xếp hạng kết quả đánh giá học sinh quốc tế PISA 2018, do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thực hiện và công bố hôm 3/12.
Việt Nam thuộc số 79 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia làm kiểm tra và có điểm thi rất cao, nhưng rốt cuộc, Việt Nam không được đưa vào bảng xếp hạng.
Bảng xếp hạng chung cuộc chỉ có 78 quốc gia, vùng lãnh thổ, với Trung Quốc đứng số một.
Phần nói về Việt Nam của OECD giải thích ngắn gọn rằng vào lúc báo cáo công bố, họ “chưa thể hoàn toàn chắc chắn” về tính chất so sánh giữa kết quả của Việt Nam và các nước.
Vì thế, mặc dù điểm kiểm tra của các học sinh Việt Nam tham gia PISA 2018 được công bố, với điểm rất cao, nhưng Việt Nam không được hay chưa được đưa vào bảng xếp hạng hôm 3/12.
Điều bất thường này đang làm nảy sinh các thắc mắc.
Bộ Giáo dục Việt Nam ngày 4/12 ra thông cáo dài giải thích.
Theo cơ quan quản lý của Việt Nam, có 2 lý do chính để OECD chưa đưa kết quả của Việt Nam vào bảng so sánh.
“Thứ nhất, báo cáo so sánh quốc tế đầy đủ không thể hoàn thành tại thời điểm công bố nếu đưa Việt Nam vào phân tích dữ liệu so sánh quốc tế. Bởi vì, ban đầu OECD đề nghị để dữ liệu của Việt Nam sang 2020 mới công bố, họ muốn dành thêm thời gian để nghiên cứu sâu hơn sự khác biệt của Việt Nam. Tuy nhiên, do sự phối hợp tích cực của phía Việt Nam trong quá trình xử lý số liệu nên đến tháng 9/2019 OECD đã đồng ý công bố kết quả của Việt Nam cùng với các nước khác vào ngày 3/12/2019.”
“Thứ hai, số liệu thu được của Việt Nam không phù hợp (misfit) với mô hình lý thuyết hồi đáp câu hỏi, mức độ không phù hợp cao hơn so với các quốc gia khác, có sự khác biệt lớn với mô hình đánh giá của OECD.”
Bộ Giáo dục Việt Nam nói tiếp: “Trong quá trình phân tích, xử lý dữ liệu PISA của Việt Nam, OECD đã có những chất vấn, kiểm tra rất nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật của việc tổ chức thực hiện PISA tại Việt Nam ở tất cả các công đoạn, đã cử Trưởng Ban phân tích dữ liệu của OECD sang Việt Nam làm việc, thẩm định các quyển đề thi của học sinh, phỏng vấn các cán bộ, giáo viên trực tiếp tham gia PISA, xác minh dữ liệu.”
“Sau quá trình xác minh, thẩm tra, OECD khẳng định Việt Nam không có gì sai sót về quá trình tổ chức thực hiện, hoặc thao túng số liệu hay thiên lệch khi chấm điểm. Tuy nhiên, do kết quả các câu trả lời của học sinh Việt Nam thi trên giấy quá khác biệt với các nước OECD thi trên máy tính, cho ra một mô hình khác biệt (misfit) với mô hình các nước OECD đang thi trên máy tính.”
Được biết cuộc kiểm tra PISA 2018 có hai hình thức thi là trên giấy và máy tính.
Bài thi trên giấy được sử dụng ở chín quốc gia: Argentina, Jordan, Lebanon, Cộng hòa Moldova, Cộng hòa Bắc Macedonia, Romania, Ả Rập Saudi, Ukraine và Việt Nam.
So sánh với các nước trên giấy, Việt Nam có mô hình hoàn toàn tương tự nhưng điểm khác biệt là kết quả của Việt Nam cao hơn rất nhiều.
Bộ Giáo dục Việt Nam nói họ hy vọng OECD “sẽ có thêm thời gian để phân tích các điểm khác biệt của kết quả trả lời PISA Việt Nam 2018”.
Ngoài ra, phía Việt Nam nói sẽ xem xét để chuẩn bị dần các điều kiện để có thể tham gia các kỳ thi PISA sắp tới qua máy tính.
Trong kỳ thi PISA 2018, ở phần Đọc hiểu, Việt Nam đạt 505 điểm, điểm số cao thứ 13/79 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia.
Lĩnh vực Toán học, Việt Nam đạt 496 điểm, điểm số cao thứ 24/79 quốc gia và vùng lãnh thổ tham.
Lĩnh vực Khoa học, Việt Nam đạt 543 điểm, điểm số cao thứ 4/79 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia.
Trung Quốc ‘số một’
Đáng chú ý, khi thi PISA 2018, Trung Quốc chỉ cử bốn địa phương tham gia là Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô và Triết Giang.
OECD thừa nhận kết quả thi bốn nơi này “vượt xa” thành tích của học sinh 78 quốc gia, lãnh thổ khác.
Nhưng kết quả của Trung Quốc vẫn được OECD công nhận, khiến Trung Quốc xếp số 1 trong bảng PISA 2018.
Xếp thứ hai là Singapore, tiếp theo là Macao, Hong Kong, Estonia, Canada, Phần Lan, Ireland, Hàn Quốc, Ba Lan, Thụy Điển, New Zealand, Mỹ, Anh, Nhật, Úc, Đài Loan, Đan Mạch…
Thái Lan, Indonesia, Philippines thuộc nhóm nước xếp gần chót bảng.