380 triệu đồng giúp cải tạo căn hộ cũ như rộng gấp đôi

TP HCMNhờ hoán đổi vị trí các phòng, căn hộ 65 m2 ở Sài Gòn vẫn đảm bảo công năng mà rộng rãi, thoáng đãng hơn.

380 triệu đồng giúp cải tạo căn hộ cũ như rộng gấp đôi

Căn hộ hai phòng ngủ ở khu chung cư đã 10 năm tuổi được một đôi vợ chồng mua lại, làm chỗ ở cho nhà 4 người. Gia chủ không ưng ý thiết kế ban đầu nên quyết định cải tạo.

380 triệu đồng giúp cải tạo căn hộ cũ như rộng gấp đôi

Thiết kế cũ của căn hộ tạo cảm giác chật chội, thiếu độ thoáng. Bên cạnh đó, nhiều phần diện tích bị lãng phí.

Để “mở rộng” không gian, kiến trúc sư hoán đổi vị trí bếp ăn và phòng ngủ nhỏ. Quá trình hoán đổi được tính toán để không ảnh hưởng đến an toàn phòng cháy, chữa cháy cũng như hệ thống kỹ thuật chung.

380 triệu đồng giúp cải tạo căn hộ cũ như rộng gấp đôi

Với thiết kế mới, phòng ngủ nhỏ dành cho hai con gái của gia chủ ngăn cách với phòng khách bằng 5 thanh gỗ. Sắp tới, hai bé gái đi du học, nơi đây sẽ trở thành chỗ nghỉ cho khách đến chơi nhà.

380 triệu đồng giúp cải tạo căn hộ cũ như rộng gấp đôi

Bếp và phòng ăn được chỉnh hướng, nối liền với không gian phòng khách và sân vườn.

380 triệu đồng giúp cải tạo căn hộ cũ như rộng gấp đôi

Điểm đặc biệt là bếp không có chậu rửa. Theo nhu cầu của gia chủ, kiến trúc sư bố trí máy lọc nước tinh khiết ở bếp để lấy nước ăn còn chậu rửa đặt ngoài vườn. Nhờ đó, không gian bếp gọn và luôn luôn sạch sẽ.

380 triệu đồng giúp cải tạo căn hộ cũ như rộng gấp đôi

Phần diện tích bỏ trống lúc trước được cải tạo làm không gian thư giãn, tiếp khách với bàn nước lớn, nhìn ra vườn.

380 triệu đồng giúp cải tạo căn hộ cũ như rộng gấp đôi

Bên ngoài, gia chủ vẫn có đủ chỗ để trồng các loại cây, rau.

380 triệu đồng giúp cải tạo căn hộ cũ như rộng gấp đôi

Nhằm tối ưu hóa diện tích, hồ cá cũ được tận dụng làm chỗ giặt phơi và đặt chậu rửa.

380 triệu đồng giúp cải tạo căn hộ cũ như rộng gấp đôi

Tổng chi phí cải tạo toàn bộ căn hộ là 380 triệu đồng.

Bài: Minh Trang / Ảnh: Cát Mộc Studio

 

Vì sao người Mỹ không tiết kiệm?

Người nghèo Mỹ lái xe Ford hoặc Toyota đi lĩnh trợ cấp, điều này khiến người châu Á ngạc nhiên.

Gần đây Sohu, một trong những cổng thông tin điện tử hàng đầu Trung Quốc có bài phân tích về chủ đề này, gây xôn xao dư luận:

“Tiền là thứ để tiêu. Chúng tôi không có tiền tiết kiệm và cũng không bận tâm về điều đó”, một người dân Mỹ nói.

Rất nhiều người Trung Quốc khi đến Mỹ đều có chung câu hỏi: Tại sao người Mỹ không có tài sản ngân hàng hay tiền tiết kiệm mà họ chẳng hề lo lắng?

Theo Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), tỷ lệ người gửi dưới 1.000 USD giảm từ 69% năm 2016 xuống còn 57% vào năm 2017. Cũng theo thống kê, tháng 2/2018, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân ở Mỹ chỉ là 3,4%, trong khi tỷ lệ khuyến cáo ít nhất là 25%.

Người dân ở những nước phát triển như Mỹ thích tiêu dùng hơn là tiết kiệm. Ảnh minh họa.

Người dân ở những nước phát triển như Mỹ thích tiêu dùng hơn là tiết kiệm. Ảnh minh họa.

Điều đó có nghĩa là 40% người Mỹ không có tiền gửi ngân hàng.

Ngược lại tỷ lệ tiết kiệm tại Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới. Đầu những năm 1990, tiết kiệm hộ gia đình chiếm hơn 35% GDP, đến năm 2005, con số này là 51%. Trong khi đó tỷ lệ trung bình tiết kiệm của thế giới luôn ở mức dưới 20%.

Dựa trên tổng dân số là 1,37 tỷ người, tính trung bình mỗi người dân Trung Quốc gửi ngân hàng 40.291 tệ (129 triệu đồng).

Những con số trên phản ảnh một hiện tượng điển hình của nền kinh tế hiện đại: Người dân ở các nước giàu yêu thích tiêu dùng, còn người dân ở các nước đang phát triển – đặc biệt ở châu Á – lại thích tiết kiệm hơn.

Nhiều người Mỹ có châm ngôn “Hãy dành tiền của ngày mai để tận hưởng cuộc sống hôm nay”, bởi vậy tiêu dùng cá nhân ở đất nước này chiếm 70% tổng nền kinh tế. Để ổn định tăng trưởng kinh tế, xã hội Mỹ đang thay đổi mô hình nhằm thúc đẩy tiêu dùng và không khuyến khích tiết kiệm. Hiện trung bình mỗi người Mỹ có tới 8 thẻ tín dụng để cho vay tiêu dùng.

Với người Trung Quốc nói riêng và người Á đông nói chung, luôn có xu hướng tiết kiệm tiền, phần lớn trong số đó đều được gửi vào ngân hàng, mục đích cao nhất không phải để kiếm lợi nhuận mà để giải quyết 3 vấn đề sau:

–  Tiết kiệm để chi trả tiền giáo dục cho trẻ em

–  Tiết kiệm để mua nhà, mua xe

–  Tiết kiệm phòng khi về già bệnh tật, thất nghiệp và các nhu cầu khác.

Vậy chẳng lẽ người Mỹ không muốn mua nhà cửa, sinh con hay kết hôn? Tại sao người Mỹ lại có lối sống phong lưu như vậy?

Theo số liệu từ New York Times, trung bình cứ 7 người Mỹ thì có một người sống dưới mức nghèo khổ. Tuy nhiên những người Mỹ sống dưới mức chuẩn của xã hội chưa bao giờ phải lo lắng về tương lai của mình.

Theo thống kê, 46% gia đình nghèo ở Mỹ nhà có 3 phòng ngủ, 80% hộ nghèo đều có điều hòa. Hầu hết những hộ nghèo đều có điều hòa và 75% trong nhà có tivi. Thậm chí nhiều gia đình vẫn có xe hơi.

Vậy nguyên nhân chính khiến người Mỹ không tiết kiệm tiền là gì?

Đầu tiên, người nghèo ở Mỹ được đảm bảo những quyền lợi cơ bản. Nếu được coi là nghèo, bạn sẽ có 4 lợi ích để hưởng: trợ cấp thu nhập thấp, được trợ cấp thực phẩm, được trợ cấp nhà và có bảo hiểm y tế đầy đủ. Vì thế nhiều người nghèo tại nước này vẫn lái Toyota, Ford và những chiếc xe cao cấp khác đi nhận trợ cấp của chính phủ.

Có được một cuộc sống khá đầy đủ dù chỉ là người nghèo, bởi vậy người Mỹ không cần phải tiết kiệm nữa.

Vậy làm thế nào để được coi là người nghèo ở Mỹ? Điều này phải dựa trên các chỉ số về mức giá và tỷ lệ lạm phát của từng năm. Lấy báo cáo khủng hoảng tài chính năm 2009 làm ví dụ. Chuẩn nghèo 2009 tại Mỹ được tính như sau: Thu nhập trước thuế hàng năm của người độc thân thấp hơn 10.830 USD và một gia đình 4 người thấp hơn 22.050 USD. Tại nhiều quốc gia đang phát triển, mức thu nhập trên thuộc về tầng lớp trung lưu.

Thứ hai, lãi suất tiền gửi ngân hàng tại Mỹ gần như bằng 0. Trong khi đó một số kênh đầu tư khác có thể mang lại thu nhập cố định rất tốt cho người dân như thị trường chứng khoán. Bởi vậy người Mỹ chẳng mặn mà gì khi gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng.

Thứ ba, người Mỹ không có nhu cầu tiết kiệm tiền cho tuổi già, bởi họ đã có lương hưu. Thậm chí nếu bạn từng làm việc cho những công ty nổi tiếng, người ta sẽ có một quỹ tiền dành riêng cho tuổi già của bạn. Nếu vẫn chưa hài lòng, bạn có thể tự mua bảo hiểm an dưỡng tuổi già. Thông qua bảo hiểm này, người già sẽ không phải lo lắng các khoản chi tiêu khổng lồ khi họ nghỉ hưu.

Một lý do khác khiến người trung niên và cao tuổi ở Mỹ không có xu hướng tiết kiệm tiền là bởi thuế đánh vào tài sản thừa kế rất cao, lên tới 55%. Con số khổng lồ này khiến nhiều người không muốn để dành tiền cho con cháu.

“Nước Mỹ có phúc lợi xã hội tốt, lợi tức đầu tư cao, lãi suất ngân hàng thấp và được cho vay dễ dàng. Đây chính là nguyên nhân khiến dân Mỹ không mặn mà với việc tiết kiệm tiền để dành cho con cháu”, sohu kết thúc bài viết.

Khi bài viết này được đăng tải, nhiều người Trung Quốc đã thể hiện quan điểm của bản thân. Một độc giả cho hay, không tiết kiệm không phải là điều nên học hỏi. “Đối với những người có ít hoặc không có tiền tiết kiệm, việc thiếu nguồn thu nhập từ đầu tư và thiếu kế hoạch dài hạn, cùng với tuổi thọ tăng lên có thể phá hỏng bất kỳ giấc mơ nào của họ về quãng đời hưu trí”.

Trong khi một độc giả khác lại viết: “Người Mỹ có quan niệm cuộc sống rất ngắn ngủi nên lo cho bản thân mình trước. Với suy nghĩ ấy họ đã tận hưởng cả cuộc đời với thanh xuân đầy hưởng lạc và âm thầm khi về già. Đó là do sự khác biệt về văn hóa mà thôi”.

Hải Hiền (Theo sohu)

Tình yêu đầy nhục cảm của những người đàn bà trong ‘Sữa và mật’

Tình yêu là dấu đỏ rực rỡ tỏa khắp những vần thơ trong “Sữa và mật”, tình yêu đầy chất nhục cảm, khao khát.

Rupi Kaur sinh năm 1992, là một nhà văn, nhà thơ nữ gốc Ấn, hiện sinh sống tại Toronto, Canada. Cô đã xuất bản hai tập thơ được độc giả trên thế giới yêu thích: Milk and honey (Sữa và mật); The Sun and her flowers (tạm dịch: Mặt trời và những đóa hoa của nàng).

Tinh yeu day nhuc cam cua nhung nguoi dan ba trong ‘Sua va mat’ hinh anh 1
Sữa và mật, bản chuyển ngữ tiếng Việt của dịch giả Anh Thư, xuất bản năm 2019.

Sữa và mật được chia thành bốn chương tương đương với bốn chủ đề: đau, yêu, vỡ, lành, tựa như một hành trình trải nghiệm cuộc sống của người thiếu nữ vừa biết yêu, mang theo trong mình tràn đầy nồng nàn, trải qua vết đau rồi bước đến với ánh sáng của sự chữa lành, an ủi. Tất cả trải nghiệm đều được thể hiện bằng thứ ngôn ngữ đầy nữ tính vừa đáo để vừa nồng nàn của Kaur.

Tình yêu là dấu đỏ rực rỡ tỏa khắp những vần thơ trong Sữa và mật. Tình yêu của người nữ dưới ngòi bút của Kaur, dù ngôn ngữ biện bày như thế nào, vẫn là tình yêu đầy chất nhục dục. Cái mê đắm trong tình yêu là sự giao hoan của tinh thần và thể xác.

Ý nghĩ về anh

Khiến chân em tách ra

Như một giá vẽ căng toan

Nài xin nét cọ

Giọng thơ khi dịu dàng, chảy trôi êm tựa như suối, khi lại cuộn lên những dữ dội như cơn bão lớn, đứt gãy, trần trụi, nghẹt thở, đau đớn, lâng lâng, miên man, ngọt ngào, cay đắng…. bện chặt trên từng trang viết của Kaur.

Thể hiện tình yêu ấy, bằng nỗi khao khát căng tràn hưng phấn, và cám dỗ. Mỗi câu chữ như tạc một hình ảnh, biểu lộ ái dục mạnh mẽ, không phải ai cũng có thể viết nên được. Cảm xúc khắc khoải, hân hoan bủa vây trong ngôn từ ấy.

Lưỡi em chua khan

Bởi cơn khát thèm

Nhớ nhung anh

Tinh yeu day nhuc cam cua nhung nguoi dan ba trong ‘Sua va mat’ hinh anh 2
Rupi Kaur tự vẽ những bức tranh minh họa cho tập thơ của mình.

Đổ tràn trên từng con chữ là tình yêu, tình dục, là mê đắm khát vọng. Kaur, tựa như một người nữ khỏa thân đi lại trong căn phòng hẹp, trườn mình trên tấm chăn màu trắng, từng giây khắc đắm vào trong cơn mộng yêu đương, khao khát, làm bừng lên ánh lửa, tỏa rực cả một góc trời.

Ngay cả sau tổn thương

Mất mát

Đau đớn

Tan vỡ

Thân thể anh vẫn là

Thứ duy nhất

Em muốn được

Trần truồng ấp trong

Những vần thơ ấy đã thêm một lần khơi vào dòng sâu thẳm bản năng của giới nữ trong tình yêu. Yêu như sống và chết. Yêu như chữa lành và hủy hoại.

Kaur, cô gái trẻ, hay người đàn bà làm thơ. Ở cô, dung chứa tất thảy. Cô ngây thơ lao vào người yêu, nhưng cũng kiêu hãnh bứt ra khỏi những kẻ “chẳng xứng”, không thể làm tròn đầy cùng cô, không thể nhảy lên điệu vũ rực cháy khát khao cùng cô.

Đừng bận tâm níu giữ

Thứ không còn tha thiết với ta

Dẫu yêu đến kiệt cùng, cũng kiêu hãnh đứng lên đi ngược về phía kẻ mình đã yêu, kẻ hôm nay đã cạn tình yêu. Ấy là cất lên tiếng nói giùm mỗi người phụ nữ. Ấy cũng là tiếng ủi an tha thiết của một người đàn bà đã tự chữa lành cho mình vết cắt sâu hoắm của yêu đương, của phản bội, chia lìa.

Hãy mạnh mẽ vượt qua nỗi đau

Để hoa trổ trên đó

Tinh yeu day nhuc cam cua nhung nguoi dan ba trong ‘Sua va mat’ hinh anh 3
Chân dung nhà thơ trẻ Rupi Kaur.

Người đàn bà vừa bước vào tuổi ba mươi ấy, đã viết nên những câu thơ chất đầy tâm tư chữa lành ấy gửi trao cho những người như mình. Những dòng thơ ấy, có thể nào khiến ta vịn đau đớn đứng lên hay chăng?

Nên hãy bừng nở đẹp đẽ

Dữ tợn

Sặc sỡ

Bừng nở êm ái

Dù thế nào chăng nữa

Bạn chỉ cần nở hoa

Hãy nở hoa ngay trên nỗi đau đớn của em, rực rỡ ngay cả khi không ai đoái hoài gì đến em. Hãy nở hoa vì chính em, không phải vì những người đàn ông đến bên em và lìa bỏ em. Sau những đau đớn, em có thể tạo ra sữa ngọt và mật thơm, em có thể một lần nữa thoát thai để trở về bản nguyên của chính mình. Để đắm chìm vào tình yêu thêm vạn lần nữa, vạn lần tràn đầy, vạn lần đắm say.

Tập thơ Sữa và mật của Rupi Kaur thể hiện một cá tính đương đại độc đáo, sắc sảo, đầy hấp dẫn. Ngay từ khi xuất hiện đã làm khuynh đảo cả nền xuất bản Mỹ. Với 2,5 triệu lượt mua online, cùng hơn triệu bản in chỉ sau một năm ra mắt, và được dịch ra 25 ngôn ngữ trên thế giới. Sữa và mật đã thay đổi cái nhìn của người đọc về sự cuốn hút của thơ hiện đại.

Thủy Nguyệt / Zing

Laha Cafe

Năm 2012, khi tốt nghiệp trường Đại học kinh tế TP. HCM, chàng trai Hoàng Việt đã được giữ lại làm việc trong một ngân hàng lớn. Có một công việc ổn định là vậy nhưng chỉ sau một thời gian Việt bắt đầu cảm thấy nhàm chán. Trong một lần tình cờ đi ngang qua một xe bán cà phê trên vỉa hè và được người bán hàng chia sẻ về mô hình bán cà phê take away tại các nước phát triển, Việt đã có một quyết định táo bạo: nghỉ việc để bán cà phê dạo.

CEO Laha Cafe: Từ bỏ ngân hàng đi bán cà phê dạo đến với giấc mơ mang cà phê Việt Nam chất lượng cao đến tận tay từng người tiêu dùng Việt - Ảnh 1.

Từ ý định đến thực tế kinh doanh là cả một chặng đường dài đầy khó khăn, trong đó có những điều bản thân Việt không thể lường trước. Với vốn liếng ban đầu chỉ vỏn vẹn 2 triệu đồng chỉ đủ mua một cái bàn tre và vài vật dụng đơn sơ, Việt phải đối mặt với nhiều lần thất bại, lúc thì bởi sản phẩm không đạt chất lượng, khi lại do bị lấy lại mặt bằng bán hàng. Vào thời điểm bế tắc ấy, một người bạn đã giới thiệu Việt đến ké chỗ bán cà phê trước một bãi xe trên đường Nguyễn Thái Sơn, nơi Việt miêu tả là “đầy rẫy kim tiêm ma tuý và nồng nặc nước tiểu”. Hàng ngày bắt đầu công việc pha cà phê vào lúc 3 giờ sáng và dọn hàng về lúc 10 giờ, lượng khách hàng của Việt ngày càng đông. Chỉ trong vòng 6 tháng sau đó Việt đã mở được 3 địa điểm bán hàng mới.

CEO Laha Cafe: Từ bỏ ngân hàng đi bán cà phê dạo đến với giấc mơ mang cà phê Việt Nam chất lượng cao đến tận tay từng người tiêu dùng Việt - Ảnh 2.

Với 4 điểm bán hàng, những tưởng việc làm ăn sẽ thuận buồm xuôi gió, nhưng đến khi nhìn thấy lượng khách quen đến quán ngày càng thưa thớt cũng là lúc Việt nhận ra chất lượng cà phê có vấn đề và buộc phải đóng cửa toàn bộ các điểm bán hàng để nghiên cứu. Lần này, thay bằng việc mua thành phẩm, Việt quyết định nhập loại cà phê nhân chất lượng tốt từ Lâm Đồng để đi gia công. Các điểm bán hàng được mở lại, và lần này khách hàng đã quay về để thưởng thức loại cà phê mới được Việt cung cấp.

Sau hơn 2 năm đi bán dạo, Việt dồn hết tiền sang lại một “tiệm bán thịt dê” để làm “đại bản doanh” và bắt đầu huy động bạn bè để chung tay. Tuy nhiên, quá trình hợp tác này chưa được bao lâu thì cả hai không tìm được tiếng nói chung, Việt phải vay mượn khắp nơi để mua lại cổ phần của người bạn mình. Khi việc kinh doanh ổn định, có thêm thời gian, Việt bắt tay vào nghiên cứu sâu hơn về cà phê. Thông qua các trung tâm dạy học cà phê, những buổi giao lưu với các barista lành nghề, chàng trai này mới nhận ra thế giới của cà phê rộng lớn nhường nào, phong cách uống cà phê tại Việt Nam và các quốc gia khác nhau ra sao… Thay bằng việc sử dụng những loại cà phê tẩm trộn, thị trường quốc tế ưa chuộng phong cách cà phê mộc với những hạt cà phê có nguồn gốc được sơ chế cẩn thận. Nhận biết như vậy nhưng chỉ khi có người nhận xét: “Cà phê của quán em còn dở lắm, muốn ngon thì phải hái chín và sơ chế mật ong” thì Việt mới bừng tỉnh để tự tìm cho mình một hướng đi đột phá.

Cà phê đặc sản các nước khác sản xuất giá cao hơn gấp nhiều lần, hái chín từng trái và sơ chế kiểu mật ong – một kiểu sơ chế để nguyên mật trái cà phê trên vỏ lụa và phơi. Sau khi phơi khô lột vỏ thóc thì hạt đã thấm đầy mật cà phê, rang lên sẽ có mùi thơm của đường mật chocolate rất rõ. Phương thức sơ chế thoạt nghe có vẻ đơn giản nhưng lại yêu cầu cao ở khâu sân phơi, máy móc, phải đánh vỏ hạt cà phê làm sao để không ảnh hưởng đến lớp mật bên trong. Sau năm lần mua máy đánh vỏ về thử nghiệm đều thất bại, thành công đã mỉm cười với chàng trai Tây Nguyên sau chuyến đi “giả vờ mua hàng để vào nhìn trộm” máy đánh vỏ trong một xưởng sản xuất cà phê lớn tại Lâm Đồng. Sau khi đặt máy thành công, trong năm đầu tiên Việt đưa vào sản xuất được 5 tấn thành phẩm chất lượng cao.

CEO Laha Cafe: Từ bỏ ngân hàng đi bán cà phê dạo đến với giấc mơ mang cà phê Việt Nam chất lượng cao đến tận tay từng người tiêu dùng Việt - Ảnh 3.

Nỗi lo về máy móc qua đi, nỗi lo tiêu thụ sản phẩm lại bắt đầu. Do sản lượng quá lớn, Việt buộc phải tìm đến các đối tác khác để giải quyết nguồn hàng. Sau khi nhận về hàng chục cái lắc đầu từ chối bởi giá thành nhập hàng quá cao, cuối cùng Việt đã thành công khi tìm được một đối tác chuyên cung cấp cà phê cho doanh nghiệp nước ngoài chấp nhận nhập hàng. Trong thương vụ này Việt đã tiêu thụ được 3 tấn cà phê. Khi tự chủ được về nguồn hàng, guồng máy sản xuất của Việt bắt đầu đi vào ổn định thì thật không may tất cả vốn đầu tư đã bị một trận hỏa hoạn cuốn đi trong vụ cháy xưởng rang cà phê. Khi đám cháy được dập tắt, Việt nhận ra mình đã mất tất cả. “Nhìn vào đám tàn tro đổ nát và những mảng tường nhuốm khói, đối mặt với áp lực từ chính quyền và người dân xung quanh làm tôi túng quẫn đến mức có ý định tự tử. Nhưng rồi tôi chợt nghĩ, mình có thể đã mất tất cả nhưng không thể mất đi danh dự của bản thân và gia đình được”, Việt quyết định đi vay mượn thêm tiền của người quen, khách hàng để bắt đầu làm lại từ đầu.

CEO Laha Cafe: Từ bỏ ngân hàng đi bán cà phê dạo đến với giấc mơ mang cà phê Việt Nam chất lượng cao đến tận tay từng người tiêu dùng Việt - Ảnh 4.

Sau khi sửa lại quán và xưởng rang, loay hoay cả năm làm gia công cà phê trả nợ dần, Việt bắt đầu tính đến câu chuyện đường dài cho thương hiệu của mình. Ấn tượng với cách vận hành của cà phê pha máy, Việt bắt đầu tìm hiểu về mô hình cà phê pha máy take away đang phổ biến tại các quốc gia phát triển.

Khi dốc toàn lực để mua được chiếc máy pha cà phê, Việt quyết định mang máy ra lề đường “trình làng”. Mới lạ thì có mới lạ nhưng nhiều khách hàng vẫn không lựa chọn phương thức pha mới này. Việt quyết định dừng bán cà phê pha phin để tập trung quảng cáo cho cà phê pha máy. Sau một tuần thử nghiệm, khi 99% khách hàng cảm thấy hài lòng với cách pha mới, lúc này Việt mới có thể thở phào nhẹ nhõm.

Cũng trong thời điểm đó, Việt bắt đầu nhận được những lời đề nghị mua cà phê và xin lấy tên thương hiệu Laha. Vừa nghiên cứu phương thức bán cà phê trên các xe di động để thuận tiện cho người bán hàng, Việt vừa bắt tay vào làm bộ quy chuẩn cho thương hiệu Laha. Laha vốn là tên viết tắt của Lâm Hà – vùng đất cà phê nổi tiếng của Lâm Đồng, là nơi Việt đã sinh ra và lớn lên với tuổi thơ đi hái cà phê cùng bố mẹ trong trang trại của gia đình anh.

CEO Laha Cafe: Từ bỏ ngân hàng đi bán cà phê dạo đến với giấc mơ mang cà phê Việt Nam chất lượng cao đến tận tay từng người tiêu dùng Việt - Ảnh 5.

Trong vòng 2 năm (2016 – 2017) Việt đã phát triển được hơn 50 xe đẩy bán cà phê tại các địa điểm khác nhau. Sang năm 2018, chàng trai này quyết định đầu tư vào mô hình kinh doanh lớn hơn, khách hàng đến với quán cũng có thêm nhiều sự lựa chọn mới là nước ép trái cây và các loại trà. Mô hình mới được đầu tư hơn về không gian với thiết kế bắt mắt đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng và các nhà đầu tư.

Mô hình nhượng quyền của Laha Cafe khá đa dạng, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều nhà đầu tư. Từ mô hình Laha xe, Laha kiosk, Laha store với mức đầu tư từ 130 triệu đồng – 1,5 tỷ đồng, biên độ lợi nhuận thu về từ 20 – 60 triệu đồng / tháng quả thực đã mở ra cơ hội đầu tư cho nhiều đối tác. Sau 7 năm hoạt động, hiện nay Laha đã xây dựng được hệ thống chuỗi cà phê gồm 80 chi nhánh tại TP. HCM, Đắk Lắk và Lâm Hà, trung bình có 15.000 ly cà phê được bán ra mỗi ngày. Mục tiêu được Việt đặt ra trong vòng 5 năm tới là sẽ phát triển Laha thành chuỗi có mặt tại 63 tỉnh thành để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế.

CEO Laha Cafe: Từ bỏ ngân hàng đi bán cà phê dạo đến với giấc mơ mang cà phê Việt Nam chất lượng cao đến tận tay từng người tiêu dùng Việt - Ảnh 7.

Khi được hỏi làm sao để thực hiện ước mơ mang cà phê đến tận tay cộng đồng người uống cà phê Việt Nam, Việt cho biết bản tính mình “chậm mà chắc”. Để phát triển thành chuỗi cửa hàng ở khắp các tỉnh thành thì việc xây dựng bộ máy quản trị chuyên nghiệp là vấn đề “đầu tư ưu tiên hàng đầu”. Bên cạnh đó, phát triển sâu hơn về nguồn nguyên liệu sẽ là “bí quyết mang đến sự độc đáo riêng bền vững cho Laha”. Vị CEO của Laha Cafe đã nghiên cứu và biết đến Yellow Bourbon – một loại cà phê hảo hạng đã từng được người Pháp đưa vào Việt Nam trồng từ thế kỷ XIX. Tuy nhiên, năng suất của loại cà phê này quá thấp nên sau khi giải phóng đất nước, người dân đã phá hủy hầu hết diện tích trồng Yellow Bourbon.

Quyết định lên đường tìm loại cà phê trứ danh đó tại Cầu Đất, anh tìm đến được một trang trại cà phê lâu năm – nơi núi rừng còn sót lại một gốc cà phê Yellow Bourbon. Lắng nghe câu chuyện khởi nghiệp và niềm đam mê với cà phê của Việt, chủ trang trại đã tặng lại Việt toàn bộ số cà phê đang chín vàng trên cây về làm giống. Hiện nay, ngoài trang trại trồng cà phê của gia đình tại xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), Việt cũng đang hợp tác cùng nông dân sản xuất cà phê theo đúng tiêu chuẩn chất lượng cao của Laha.

Nằm ở độ cao 1000m so với mực nước biển, Laha Farm là trang trại cà phê của gia đình anh canh tác đã hơn 20 năm. Thu hoạch tại Laha Farm hoàn toàn thủ công để lựa chọn được những trái chín – cơ sở đầu tiên để đảm bảo cho chất lượng cà phê ngon. Khi nhu cầu sản xuất gia tăng, Laha bắt đầu thực hiện việc liên kết và bao tiêu cho các hộ nông dân trong huyện với giá cao hơn 15% – 20% so với thị trường. Những hộ gia đình này sẽ được đội ngũ nhân sự của Laha hướng dẫn cách chăm sóc, thu hái quả đúng tiêu chuẩn; cách phơi cà phê trong nhà kính và sân xi măng để đảm bảo không bị ẩm mốc. Sau đó, các máy móc thiết bị sẽ hỗ trợ quá trình tách các hạt kém chất lượng; người nông dân cũng phải lựa hạt cà phê thủ công bằng tay để đảm bảo đúng tiêu chuẩn do Laha đặt ra.

Điều khác biệt của Việt là ngoài đam mê cà phê chất lượng thì anh luôn nghĩ làm sao để mang lợi ích bền vững tới những người liên quan trong mô hình kinh doanh của mình. Anh đang hợp tác với nông dân tận dụng đất trồng xen canh cây cà phê Yellow Bourbon vào các vườn cây Macca, bơ, tiêu và sầu riêng để tăng thu nhập. Ngoài ra anh còn dự định sẽ hợp tác trồng cà phê một cách tự nhiên không sử dụng thuốc sâu, bón phân hoá học. Mục tiêu lâu dài là sẽ đưa các loại cà phê này thành đặc sản của Lâm Hà và đưa vào chuỗi Laha phục vụ cho khách hàng thiên về chất lượng và sức khoẻ.

CEO Laha Cafe: Từ bỏ ngân hàng đi bán cà phê dạo đến với giấc mơ mang cà phê Việt Nam chất lượng cao đến tận tay từng người tiêu dùng Việt - Ảnh 9.

Bằng những phương pháp sơ chế cà phê độc đáo tại Laha như phơi nguyên trái (Natural), sơ chế kiểu mật ong (Honey), rửa sạch hoàn toàn (Fully washed)… hương vị thơm ngon của những ly cà phê Laha đang ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người tiêu dùng trên thị trường. Sở hữu những dòng sản phẩm cà phê sơ chế độc đáo cùng chiến lược phát triển bền vững, Laha Cafe đang hướng tới không chỉ phục vụ thị trường cà phê trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu thưởng thức của những tín đồ yêu cà phê trên thế giới.

Bài: Nam Phương
Thiết kế: Hương Xuân
@ Trithuctre

Ác mộng tuổi xế chiều của những con người đã giúp Trung Quốc trở thành “công xưởng thế giới”

Ác mộng tuổi xế chiều của những con người đã giúp Trung Quốc trở thành "công xưởng thế giới"

Trong sự chuyển mình của Quảng Châu, một nhóm người lao động đang bị bỏ lại. Ngày càng có nhiều người đến tuổi nghỉ hưu và phát hiện ra rằng họ đã bị mạng lưới an sinh xã hội bỏ qua.

Kể cả ở Trung Quốc, nền kinh tế đã lột xác ngoạn mục trong mấy thập kỷ vừa qua và luôn tràn ngập những điều mới lạ, thì Quảng Châu vẫn nổi bật. Chỉ 10 năm trước, thành phố này gắn liền với hình ảnh những nhà máy, công xưởng ngày đêm nhả khói lên bầu trời. Ngày nay, Quảng Châu đang nỗ lực trở thành 1 trung tâm thương mại tầm cỡ toàn cầu. Tháp Quảng Châu, tòa nhà cao 600m được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Zaha Hadid, cùng với hệ thống tàu cao tốc cho phép đi tới Bắc Kinh chỉ mất 8 giờ đồng hồ là những công trình tiêu biểu cho Quảng Châu hiện đại.

Tuy nhiên, trong sự chuyển mình của Quảng Châu, một nhóm người lao động đang bị bỏ lại. Ngày càng có nhiều người đến tuổi nghỉ hưu và phát hiện ra rằng họ đã bị mạng lưới an sinh xã hội bỏ qua. Tỉnh Quảng Đông đã chứng kiến 129 vụ đình công và biểu tình của công nhân kể từ đầu năm đến nay, và ngày càng có nhiều người tham gia là những người sắp đến tuổi nghỉ hưu phát hiện ra rằng 1 tương lai u ám đang chờ đón họ.

Lao động nhập cư, những người mà 30 năm qua đã rời bỏ làng quê ở sâu trong đất liền để tới làm việc trong các nhà máy ở vùng duyên hải, đang dần bước vào tuổi nghỉ hưu. Hiện độ tuổi trung bình của nhóm này là hơn 40 tuổi, và hơn 25% đã bước qua tuổi 50. Khảo sát về điều kiện sống của người trung niên ở thành thị và nông thôn được công bố năm 2018 đã khắc họa rõ nét sự bất bình đẳng. Khoảng 100 triệu người nghỉ hưu ở Trung Quốc được hưởng chế độ lương hưu cơ bản ở thành thị mà theo đó phần lớn các công nhân toàn thời gian ở thành thị sẽ trích một phần lương hàng tháng để đóng bảo hiểm và nhận về trung bình 369 USD mỗi tháng khi nghỉ hưu. Tuy nhiên khoảng 150 triệu người khác đang hưởng chế độ hưu trí áp dụng cho cả nông thôn và thành thị với mức chỉ 17 USD mỗi tháng.

Hiện ở Trung Quốc có 288 triệu lao động nhập cư, trong đó 173 triệu người phải xa quê. Về lý thuyết, họ nên được hưởng cùng chế độ an sinh xã hội với những người có hộ khẩu ở các thành phố lớn như Quảng Châu. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy.

Học giả Mark Frazier của New School (New York) gọi những người nhập cư 40-50 tuổi ở Trung Quốc là “thế hệ mất mát”. Họ bị mắc kẹt giữa những lao động nhập cư thế hệ đầu – những người sẽ sớm trở về quê nhà để nghỉ hưu và vẫn còn đất đai để dựa vào – và những lao động nhập cư ngoài 20 tuổi sẽ được hưởng lợi từ luật lao động mới mang lại nhiều quyền lợi hơn.

Rất ít người cho rằng hệ thống hưu trí hiện tại là bền vững, với các số liệu u ám về già hóa dân số và dự đoán quỹ bảo hiểm xã hội sẽ vỡ vào năm 2035. Trung Quốc còn đang có kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu. Dẫu vậy điều đó cũng chẳng có nhiều ý nghĩa đối với nhóm 8 lao động nhập cư mà The Economist phỏng vấn.

7 người phụ nữ và 1 người đàn ông chìa ra những đôi tay run run khi rót trà vì những năm tháng làm các công việc nặng nhọc trong nhà máy. Họ thậm chí không thể về thăm quê đôi ba lần mỗi năm, phải bỏ mặc con cái cho ông bà chăm sóc. Ngay cả dịp lễ tết vốn được coi là dịp để đoàn tụ gia đình cũng trở thành quãng thời gian để kiếm thêm tiền vì họ được trả mức lương ngoài giờ rất cao. Một người phụ nữ 50 tuổi đến từ Hồ Bắc cho biết đã có tới 20 năm không ăn Tết ở nhà. Ngoài lý do ở lại đi làm, về quê khá phiền hà vì đó những chuyến đi rất xa và họ còn phải mua quần áo, giày dép, quà cáp cho họ hàng.

Không may là khi đến tuổi nghỉ hưu vào tháng 9 năm sau, bà không thể nhận được toàn bộ tiền lương hưu ở Quảng Đông vì bà mới chỉ bắt đầu đóng bảo hiểm ở đây từ 40 tuổi. Nếu bà có hộ khẩu thì câu chuyện đã khác, nhưng vì là dân nhập cư nên lựa chọn duy nhất của bà là quay trở về Hồ Bắc, đồng nghĩa sẽ chỉ được nhận lương hưu 85 USD mỗi tháng.

Tham khảo The Economist