Căn hộ cá tính đẹp mê mẩn, sinh động như tranh vẽ

Gia chủ là họa sĩ, “bệnh nghề nghiệp” in hằn lên từng không gian của tổ ấm với trang trí vui tươi tạo ra một không gian cá tính.

Căn hộ cá tính đẹp mê mẩn, sinh động như tranh vẽ - Ảnh 1.

Phòng khách với những bảng màu tự nhiên nhất gồm xanh lá, xanh dương, tím thẫm…

Căn hộ cá tính đẹp mê mẩn, sinh động như tranh vẽ - Ảnh 2.

Cạnh phòng ăn là một bức tranh hoa lá và cây cối.

Căn hộ cá tính đẹp mê mẩn, sinh động như tranh vẽ - Ảnh 3.

Ánh sáng từ cửa giúp cho việc trang trí nội thất bên trong thêm phần nổi bật.

Căn hộ cá tính đẹp mê mẩn, sinh động như tranh vẽ - Ảnh 4.

Cây trang trí trên bàn hòa lẫn vào bức tranh tường khiến người ta khó phân biệt đâu là cây thật đâu là tranh vẽ.

Căn hộ cá tính đẹp mê mẩn, sinh động như tranh vẽ - Ảnh 5.

Đảo và tủ bếp màu xanh ngọc bích mới lạ.

Căn hộ cá tính đẹp mê mẩn, sinh động như tranh vẽ - Ảnh 6.

Mặt bàn đảo bằng đá, gắn thêm mặt gỗ kéo dài giúp phân biệt khu vực ăn sáng với khu chuẩn bị thức ăn.

Căn hộ cá tính đẹp mê mẩn, sinh động như tranh vẽ - Ảnh 7.

Tường nhà bếp màu xám nhạt, đối lập với tủ bếp đậm màu bên dưới.

Căn hộ cá tính đẹp mê mẩn, sinh động như tranh vẽ - Ảnh 8.

Tường màu xanh tiếp tục được tìm thấy trong góc đọc sách.

Theo Lâm Vỹ / Tiền phong

Du lịch Quảng Ninh và hành trình phát triển thần tốc 5 năm trở lại đây

Chỉ trong vòng 5 năm, du lịch Quảng Ninh đã có những bước phát triển ấn tượng về cả cơ sở vật chất, dịch vụ và chất lượng, khiến lượng khách tới đây ngày một tăng.

Du lich Quang Ninh va hanh trinh phat trien than toc 5 nam tro lai day hinh anh 1

Trọng tâm của giáo dục không nằm ở tri thức mà là hạnh phúc

Mục đích của giáo dục là gì? Rốt cuộc điều gì mới là sự giáo dục chân chính? Nhằm đạt được tri thức chăng? Nắm vững những kỹ năng hay đạt được thành công? Nhận được sự tôn trọng? Hay chỉ là để hưởng thụ niềm hạnh phúc?

(Ảnh: Shutterstock)

Charles Levin, người từng đảm nhiệm chức vị hiệu trưởng trường Đại học Yale suốt 20 năm nói: “Nền giáo dục chân chính không truyền thụ bất cứ tri thức và kỹ năng nào, nhưng lại có thể khiến con người chiến thắng bất kỳ môn học hay nghề nghiệp nào. Đây mới là nền giáo dục chân chính.”

Dưới đây là những nhận thức về bản chất giáo dục của 4 người nổi tiếng trong 4 lĩnh vực khác nhau.

Bước ra tìm hiểu toàn bộ thế giới là bài học trẻ cần học

Catharine Drew Gilpin Faust, hiệu trưởng thứ 28 và cũng là nữ hiệu trưởng duy nhất của trường Đại học Harvard trong vòng 300 năm qua từng nói: “Bước ra tìm hiểu toàn bộ thế giới là bài học trẻ cần học”.

Nữ hiệu trưởng Catharine Drew Gilpin Faust (Ảnh: Harvard Magazine)

Trong một lần diễn thuyết, bà đã dùng trải nghiệm của chính bản thân nói rằng rốt cuộc vì sao cần phải bước ra ngoài và ngắm nhìn thế giới này.

Thế giới có quá nhiều thứ chúng ta nên làm quen và khám phá, không chỉ giới hạn trong việc học ngôn ngữ của một quốc gia khác. Ngôn ngữ chỉ là công cụ, điều quan trọng hơn là học một nền văn hóa và lịch sử mới lạ, sự nhân văn và cuộc sống của một mảnh đất khác. Khi thế giới trong mắt chúng ta rộng lớn hơn, chúng ta cũng sẽ trở nên nhân văn, tự tại hơn. Trên thực tế, việc tiếp nhận và tôn trọng sự khác biệt đã trở thành “trọng điểm” trong việc chúng ta tìm hiểu thế giới.

Giáo dục không giáo dục tri thức và kỹ năng, nhưng lại có thể khiến con người chiến thắng bất kỳ môn học hay nghề nghiệp nào

Rick Levin là một nhà giáo dục nổi tiếng thế giới, từng đảm nhiệm chức hiệu trưởng tại Đại học Yale từ năm 1993 tới năm 2013. Ông nói: “Nếu một học sinh sau khi tốt nghiệp từ trường Đại học Yale, dẫu đã có trong tay tri thức hay một kỹ năng chuyên nghiệp nào đó, nhưng đây lại là sự thất bại lớn nhất của giáo dục Đại học Yale”.

Rick Levin (Ảnh: Đại học Yale)

Bởi vì ông tin rằng kiến ​​thức và kỹ năng chuyên môn là những thứ mà sinh viên cần học và thành thạo sau khi tốt nghiệp đại học theo mong muốn của họ, nhưng đây lại không phải là nhiệm vụ của giáo dục Đại học Yale.

Trong bài diễn văn “Công tác đại học” của mình, Rick Levin nhắc rằng: “Yale dốc sức đào tạo ra những nhân vật lãnh tụ. Trọng tâm của giáo dục đại học chính quy là những kiến thức chung, là bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập, năng lực phản biện và đặt định cơ sở cho việc học tập suốt đời.”

Giáo dục những kiến thức chung trong tiếng Anh gọi là “Liberal education”, còn có nghĩa là “Giáo dục tự do”, là nuôi dưỡng sự tự do cho tâm hồn. Hạt nhân của nó là tự do phát huy tố chất tiềm tàng của cá nhân, tự do lựa chọn phương hướng học tập, không bị áp lực mệt mỏi bởi công danh, xác định phương hướng trưởng thành cho sinh mệnh, cống hiến cho xã hội, cho sự tiến bộ của nhân loại.

Giáo dục không thay đổi môi trường sống, nhưng lại có thể thay đổi phương thức tư duy của con người

Vào năm 2005, David Foster Wallace, một tiểu thuyết gia quá cố của Mỹ từng diễn thuyết trong Lễ tốt nghiệp của Học viện Kenyon College. Wallace là một nhà văn có ảnh hưởng lớn ở phương Tây, ông được vinh danh là “Nhà văn có sức sáng tạo nhất trong 20 năm qua”.

David Foster Wallace (Ảnh: wikipedia)

Trong phần mở đầu bài diễn thuyết của mình, ông kể một câu chuyện rằng: “Hai con cá trẻ tuổi gặp một con cá lớn tuổi. Con cá lớn tuổi cất lời chào: “Chào buổi sáng, các cậụ bé! Nước ở đây thế nào?” Hai chú cá trẻ tuổi vẫn tiếp tục bơi. Một lúc sau, cuối cùng một trong hai chú cá không thể tiếp tục im lặng bèn cất tiếng hỏi chú cá còn lại: “Nước” là thứ gì?”

Cuộc sống của một người trẻ ngày nay cũng vậy. Họ phải thức giấc thật sớm, vội vàng tới văn phòng, ứng phó với một ngày làm việc 8-10 giờ đồng hồ đầy thách thức. Sau đó lại đi siêu thị, nấu cơm, chăm sóc gia đình, nghỉ ngơi một chút rồi lại lên giường đi ngủ sớm. Bởi vì ngày hôm sau họ lại phải tiếp tục vòng quay đó một lần nữa.

Con người rất dễ hình thành những thói quen vô thức trong một cuộc sống như vậy: Lướt điện thoại một cách vô thức, tăng guồng quay cuộc sống, rơi vào những chuyện vụn vặt tương cà mắm muối, mà lơ là mọi việc và mọi người xung quanh. Họ dễ rơi vào tâm trạng thờ ơ, phẫn nộ, oán trách một cách không tự biết.

Giống như câu chuyện về những chú cá, khi sống trong “nước” quá lâu, chúng đã không còn biết tới nước là thứ gì nữa.

Giáo dục có giúp bạn sống hạnh phúc hơn hay không quyết định ở phương thức tư duy có ý thức

Giáo sư Tal Ben-Shahar tại trường Đại học Harvard, trong “Bài học hạnh phúc” đã nói rằng: “Hạnh phúc quyết định ở phương thức tư duy có ý thức”.

Tal Ben-Shahar (Ảnh: innertruth.org)

Dưới đây là 12 điểm về phương thức tư duy có ý thức giúp bạn hạnh phúc:

1. Không ngừng hỏi về vấn đề của bản thân. Mỗi một vấn đề đều sẽ mở ra những con đường khám phá mới cho chúng ta. Sau đó những thứ xứng đáng cho bạn tin theo và ngưỡng vọng sẽ hiển hiện trong cuộc sống hiện thực của bạn.

2. Tin tưởng vào bản thân. Làm thế nào mới có thể làm được? Thông qua mỗi lần giải quyết vấn đề, chấp nhận thử thách, thông qua tưởng tượng về thị giác, hãy nói với bản thân mình rằng nhất định phải làm tốt, và đặt niềm tin vào người khác.

3. Học cách chấp nhận thất bại. Nếu không, bạn vĩnh viễn sẽ không thể trưởng thành.

4. Học cách chấp nhận sự không hoàn mỹ. Cuộc sống không phải là một đường thẳng tắp, mà là một đường cong gấp khúc hướng lên trên.

5. Cho phép bản thân có những cảm xúc bình thường, gồm cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực.

6. Ghi nhật ký.

7. Suy nghĩ tích cực về tất cả những vấn đề bạn gặp phải, học cách cảm kích chúng. Cảm kích có thể mang lại niềm vui đơn thuần nhất cho nhân loại.

8. Đơn giản hóa cuộc sống. Coi trọng sự tinh túy, không coi trọng số lượng. Học cách nói không với những điều bản thân không mong muốn.

9. Yếu tố hạnh phúc đầu tiên là một mối quan hệ thân thiết. Đây là nhu cầu bẩm sinh của con người, cho nên, muốn có mối quan hệ thân thiết, hạnh phúc bền lâu cần học cách nỗ lực và cho đi.

10. Nghỉ ngơi và vận động hợp lý.

12. Làm việc có 3 tầng thứ: Công việc, sự nghiệp, sứ mệnh. Hãy tìm kiếm sứ mệnh của bạn trong thế giới này.

*** Hãy nhớ kỹ: Chỉ khi bản thân hạnh phúc, mới có thể khiến người khác hạnh phúc. Cách giáo dục con cái tốt nhất chính là làm những bậc cha mẹ thành thực. Vậy rốt cuộc thế nào mới là giáo dục chân chính?

Trong bài diễn thuyết của mình, Wallace nói: Mục đích của giáo dục không phải là học tri thức, mà là học một phương thức tư duy. Trong cuộc sống đầy ắp những chuyện vụn vặt vô bổ, chúng ta cần luôn giữ gìn ý thức tự ngã một cách tỉnh táo, không nên để cuộc sống kéo đi một cách vô thức, hãy sống trong sự kiểm soát của bản thân.

Một nền giáo dục chân chính là học cách suy nghĩ, lựa chọn, có niềm tin và tự do. Mục đích chân chính của giáo dục là giúp trẻ nhỏ có được năng lực đạt được hạnh phúc.

Lê Minh / Trithucvn

Chuyên gia Nhật: Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là cách làm cho “Trung Quốc nghèo trở lại”

Chuyên gia Nhật: Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là cách làm cho "Trung Quốc nghèo trở lại"
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Ảnh: AFP

Đồng thời, một số chuyên gia cho rằng, con đường để TQ giành quyền kiểm soát khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ rất “quanh co” khi đối mặt với Mỹ, các đồng minh và đối tác của Mỹ.

Trong một báo cáo được công bố vào thứ Tư (27/11), nhóm chuyên gia tại Viện Chính sách Quốc tế Lowe (Australia) cho biết, Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt qua Mỹ về số lượng các cơ quan ngoại giao được thiết lập trên toàn thế giới. Báo cáo khẳng định, đây là một bằng chứng khác về tham vọng toàn cầu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, mặc dù ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc ở châu Á và thế giới đang gia tăng nhưng nước này không dễ giành quyền kiểm soát khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương vì Mỹ và các đồng minh, đối tác ở châu Á đang thực thi nhiều biện pháp nhằm kiểm chế tham vọng mở rộng của Trung Quốc.

Trung Quốc ngày càng mở rộng tham vọng toàn cầu

Báo cáo Chỉ số Ngoại giao Toàn cầu năm 2019 của Viện Chính sách Quốc tế Lowe cho biết, Trung Quốc hiện có 276 văn phòng ngoại giao trên toàn thế giới, nhiều hơn Mỹ ba văn phòng.

Chia sẻ trên Twitter, bà Bonnie Bley, tác giả chính của báo cáo viết: “Trung Quốc thay thế Mỹ về mạng lưới ngoại giao lớn nhất thế giới, đồng thời, ngoại giao Mỹ đang bước vào giai đoạn cận biên“.

Theo phân tích của Viện chính sách quốc tế Lowy, hiện tượng này có thể được hiểu là điềm báo của việc chuyển giao quyền lực địa chính trị. “Đó là một bằng chứng khác về tham vọng toàn cầu của Trung Quốc“, báo cáo khẳng định.

Chuyên gia Nhật: Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là cách làm cho Trung Quốc nghèo trở lại - Ảnh 1.

Trung Quốc đang mở rộng tham vọng toàn cầu, theo chuyên gia Australia. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc rất khó để giành quyền kiểm soát khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Tại một cuộc hội thảo của Viện nghiên cứu Hudson, Mỹ diễn ra vào thứ Ba (26/11), các chuyên gia từ Philippines, Nhật Bản và Ấn Độ khẳng định, Mỹ cùng với các đồng minh và đối tác ở châu Á đã và đang hành động để ngăn chặn tham vọng mở rộng của Trung Quốc .

Sức mạnh của Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương vẫn vững chắc

Chuyên gia phân tích chính trị Philippines Richard Heydarian cho biết, con đường để Trung Quốc giành quyền kiểm soát ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ “quanh co” hơn dự kiến. Bởi trước hết, sức mạnh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương vẫn còn rất lớn.

Ông nói: “Đầu tiên, sức mạnh Mỹ và sự dẻo dai cùng ảnh hưởng của sức mạnh này ở châu Á đã bị đánh giá thấp. … Tất cả đều nói rằng Trung Quốc đã vượt qua Mỹ vì GDP của Trung Quốc quá lớn. Tuy nhiên, sức mạnh quốc gia không chỉ nằm ở sức mạnh kinh tế, mà còn nằm ở sức cạnh tranh, tài nguyên sinh thái, nguồn nhân lực, tiêu chuẩn mức sống người dân, công nghệ…“.

Chuyên gia Philippines cũng nói rằng, mặc dù Tổng thống Donald Trump đã bị chỉ trích vì rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương nhưng uy tín của Mỹ hiện vẫn đang tăng lên đối với nhiều quốc gia châu Á.

Có rất nhiều chỉ trích đối với Tổng thống Trump, như rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, làm suy yếu vị thế của Mỹ tại khu vực này (khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương) v.v… Tuy nhiên, đối với một số quốc gia, vùng lành thổ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tham vọng của Trung Quốc như Philippines thì chính quyền đương nhiệm đáng tin cậy hơn chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama“, ông Heydarian nói.

Ông này lấy “hoạt động tự do hàng hải” của quân đội Mỹ làm dẫn chứng, cho biết, hoạt động tự do hàng hải của quân đội Mỹ – dưới thời chính quyền Tổng thống Trump – diễn ra thường xuyên với quy mô rộng hơn. Ông nói rằng, mặc dù mối quan hệ Mỹ-Philippines hiện có chút căng thẳng nhưng chỉ riêng trong năm 2019, hai nước đã có hơn 290 hoạt động quân sự chung.

Chuyên gia Nhật: Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là cách làm cho Trung Quốc nghèo trở lại - Ảnh 2.

Sức mạnh của Mỹ tại Ấn Độ – Thái Bình Dương vẫn rất chắc chắn. Ảnh: Reuters

Theo VOA (Mỹ), sau khi ông Trump lên nắm quyền, Nhà Trắng đã thúc đẩy Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương để thay thế Chiến lược trở lại châu Á của chính quyền cựu Tổng thống Obama và dần dần đưa những nội dung mang tính thực chất. Trong Báo cáo chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tháng 8/2019, Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng, Ấn Độ-Thái Bình Dương là khu vực ưu tiên và cạnh tranh chiến lược lâu dài với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.

Nhật Bản vượt Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở châu Á

VOA nhận định, sáng kiến ​​Vành đai và Con đường thường được coi là một công cụ để Trung Quốc mở rộng tham vọng toàn cầu. Tuy nhiên, ở châu Á, Nhật Bản mới là nhà đầu tư lớn nhất vào các dự án cơ sở hạ tầng khu vực này.

Dữ liệu khảo sát của Fitch Ratings (Mỹ) vào tháng 6 cho thấy, Nhật Bản dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh phát triển cơ sở hạ tầng ở  Đông Nam Á, bao gồm tổng giá trị các dự án cơ sở hạ tầng nhận đầu tư nước ngoài của khu vực này, đạt 367 tỷ USD, gần gấp 1,5 lần Trung Quốc – quốc gia đang đứng thứ hai với 255 tỷ USD.

Hiện tại, Nhật Bản có 240 dự án cơ sở hạ tầng tại 11 quốc gia Đông Nam Á, còn Trung Quốc có 210 dự án.

Ngoài ra, các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đang ngày càng bị hoài nghi và được coi là một “bẫy nợ”. Một số quốc gia như Malaysia, thậm chí đã tiến hành đàm phán lại các dự án này.

Về mặt cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, học giả Nhật Bản Satoru Nagao thuộc Viện nghiên cứu Hudson cho biết, mặc dù quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản đã được cải thiện kể từ năm 2017, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến đến thăm Nhật Bản vào tháng 5 tới nhưng nhiều người Nhật vẫn chưa thực sự tin tưởng Trung Quốc và khẳng định, Tokyo sẽ tiếp tục đồng hành cùng Mỹ.

Chuyên gia Nhật: Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là cách làm cho Trung Quốc nghèo trở lại - Ảnh 3.

Sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc đang bị hoài nghi là đã tạo ra những “bẫy nợ ngoại giao” đối với các nước tham gia. Ảnh: VOA

Ông nói: “Trung Quốc là mối đe dọa đối với Nhật Bản. Trung Quốc chưa nhận được sự tin tưởng từ Tokyo. Nhật Bản hoan nghênh chính sách cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc…“.

Ông này tiết lộ, người Nhật tin rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là cách đúng đắn để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc; bởi như vậy, Mỹ có thể làm cho “Trung Quốc nghèo trở lại”. Điều này cũng lý giải vì sao nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã rời Trung Quốc chuyển sang Đông Nam Á.

Ấn Độ tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ

Phát biểu ở hội thảo, ông Dhruva Jaishankar, chuyên gia công tác tại Observer Research Foundation (Ấn Độ), cho biết, ông đã đến thăm nhiều quốc gia trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Các quốc gia này đều lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc, chủ yếu thể hiện ở bốn khía cạnh sau: Chính sách không rõ ràng, chủ nghĩa trọng thương trong phát triển kinh tế, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng và không tôn trọng quy tắc quốc tế trên một số phương diện.

Ông Jaishankar nói rằng, sự khác biệt giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng được phản ánh ở bốn khía cạnh: Tranh chấp biên giới, thâm hụt thương mại song phương, an ninh khu vực và quản lý toàn cầu. Ông nhận định, sự cạnh tranh của Trung Quốc với Ấn Độ mang tính kết cấu và khó thay đổi.

Để đối phó với sự gia tăng của Trung Quốc, Ấn Độ cũng đã có những bước đi trong những năm gần đây. Kể từ năm 2017, Ấn Độ đã tăng cường giám sát vùng biển Ấn Độ Dương, tăng cường hợp tác quân sự với các quốc gia khác, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và tăng cường hội nhập kinh tế với các nước Đông Nam Á.

Chuyên gia Ấn Độ nhấn mạnh, những nỗ lực này của New Delhi phần lớn phù hợp với chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ.

Ông này cho biết, người Ấn Độ đang rất ủng hộ quan hệ đối tác Mỹ-Ấn. Một khảo sát năm 2017 của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy, chỉ có 9% người Ấn Độ không hoan nghênh Mỹ.