Sự thay đổi của cơ thể trong từng phút khi chúng ta ăn chocolate

Ngày xưa, người Aztec gọi sô-cô-la (chocolate) là thức ăn của các vị thần và chúng được bán ở châu Âu như là 1 loại thuốc chữa bệnh.

Ngày nay, sô-cô-la là món ăn được yêu thích nhất thế giới đồng thời cũng rất có lợi cho sức khỏe chúng ta.

Nhưng bạn có từng thắc mắc điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn sô-cô-la thường xuyên không? Hãy cùng khám phá những lợi ích đáng kinh ngạc của loại thực phẩm này với cơ thể; nhưng nên nhớ rằng, những điều này chỉ đúng với sô-cô-la đen thôi nhé!

Sự thay đổi của cơ thể trong từng phút khi chúng ta ăn chocolate - Ảnh 1.
Sự thay đổi của cơ thể trong từng phút khi chúng ta ăn chocolate - Ảnh 2.
Sự thay đổi của cơ thể trong từng phút khi chúng ta ăn chocolate - Ảnh 3.
Sự thay đổi của cơ thể trong từng phút khi chúng ta ăn chocolate - Ảnh 4.
Sự thay đổi của cơ thể trong từng phút khi chúng ta ăn chocolate - Ảnh 5.

Từng bị chê vẽ nguệch ngoạc, cậu bé Anh được mời trang trí nhà hàng

Joe Whale (10 tuổi, đến từ Shrewsbury, Anh) nổi tiếng với biệt danh “The Doodle Boy”. Cậu bé được biết đến với tài năng hội họa thiên bẩm.

Tung bi che ve nguech ngoac, cau be Anh duoc moi trang tri nha hang hinh anh 1
Joe Whale (10 tuổi, đến từ Shrewsbury, Anh) nổi tiếng với biệt danh “The Doodle Boy”. Cậu bé được biết đến với tài năng hội họa thiên bẩm. Whale bộc lộ năng khiếu hội họa từ năm 6 tuổi và đặc biệt yêu thích phong cách vẽ doodle. Cậu bé có sở thích “biến hóa” những con quái vật đáng sợ trở nên dễ thương, gần gũi thông qua nét vẽ của mình. Chỉ cần một tờ giấy trắng và bút lông đen, Whale có thể biến chúng thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo, bắt mắt.
Tung bi che ve nguech ngoac, cau be Anh duoc moi trang tri nha hang hinh anh 2
Vì sở thích vẽ của mình, Whale từng gặp nhiều rắc rối tại trường học. Cậu bé nhiều lần bị cô giáo phàn nàn với gia đình vì vẽ nguệch ngoạc trong sách và trên bàn học. Tuy nhiên, bố mẹ Whale không hề trách phạt mà còn đăng kí cho con trai tham gia một lớp vẽ nghệ thuật sau giờ học ở trường, để khuyến khích cậu bé theo đuổi đam mê của mình.
Tung bi che ve nguech ngoac, cau be Anh duoc moi trang tri nha hang hinh anh 5
Khi tham gia lớp vẽ, cô giáo đã nhận ra năng khiếu của Whale và giúp cậu bé nâng cao năng lực của mình. Vì quá yêu thích các tác phẩm của học trò nên cô đã đăng những bức tranh Whale vẽ lên Instagram cá nhân và không ngờ việc này lại thu hút sự chú ý của một nhà hàng địa phương. Chủ nhà hàng đã xin phép cô giáo và gia đình Whale cho cậu bé đến trang trí bức tường trắng của họ.
Tung bi che ve nguech ngoac, cau be Anh duoc moi trang tri nha hang hinh anh 6
Sau giờ học ở trường, Whale được bố đưa đến nhà hàng để trang trí. Công việc chính của cậu bé là thỏa sức vẽ trên bức tường cao 2,5 m của nhà hàng. Không chỉ được học hỏi thêm kinh nghiệm, “họa sĩ nhí” cũng nhận được một khoản thù lao kha khá cho sự sáng tạo của mình.
Tung bi che ve nguech ngoac, cau be Anh duoc moi trang tri nha hang hinh anh 7
“Ban đầu Joe có vẻ bị bí ý tưởng nhưng thằng bé nhanh chóng giải quyết được. Có vẻ như không gian rộng giúp Joe sáng tạo tốt hơn. Nhìn bức tường sau khi được vẽ thật tuyệt vời”, bố của Joe cho biết.
Tung bi che ve nguech ngoac, cau be Anh duoc moi trang tri nha hang hinh anh 10
Ngoài trang cá nhân có hơn 83.100 người theo dõi, Whale còn sở hữu một trang web để đăng tải những tác phẩm của mình. Toàn bộ số tiền cậu bé tích lũy được từ công việc vẽ sẽ được dùng cho học phí đại học sau này.

Hiếu My / Zing

Sự lớn mạnh của kinh tế tư nhân Việt Nam

Như Ý – Hiếu Công

Tư nhân đang đóng góp trên 42% GDP và 53% cơ cấu vốn của nền kinh tế Việt Nam. Sự lớn mạnh còn thể hiện rõ qua việc giải quyết công ăn việc làm cho xã hội.

Su lon manh cua kinh te tu nhan Viet Nam hinh anh 1

Nghe người Trung Quốc nói về thói xấu của chính mình

Một nước rộng ngần đó, một dân tộc lớn ngần đó, chiếm đến một phần tư dân số toàn cầu, lại là một vùng cát chảy của sự đói nghèo, ngu muội, đấu tố, tắm máu mà không tự thoát được.

Những nhận định về bản chất thật của người Trung Quốc thông qua bình luận, phân tích của một người Trung Quốc – nhà văn, nhà thơ, nhà báo kiêm sử gia Bá Dương.

Tôi nghĩ người Trung Quốc chúng ta có phẩm chất cao quý. Nhưng tại sao cả trăm năm rồi, cái phẩm chất ấy vẫn không làm cho người Trung Quốc thoát khỏi khổ nạn? Nguyên do vì sao?

Tôi muốn mạo muội đề xuất một câu trả lời có tính cách tổng hợp : Đó là vì văn hóa truyền thống Trung Quốc có một loại siêu vi trùng, truyền nhiễm, làm cho con cháu chúng ta từ đời này sang đời nọ không khỏi được bệnh.

Có người sẽ bảo: “Tự mình không xứng đáng, lại đi trách tổ tiên!”. Xét cho kỹ câu nói này có một sơ hở lớn. Trong vở kịch nổi tiếng “Quần ma” (Những con ma) của Ibsen có kể chuyện hai vợ chồng mắc bệnh giang mai sinh ra một đứa trẻ mắc bệnh di truyền. Mỗi lần phát bệnh nó lại phải uống thuốc. Có lần tức quá nó kêu lên: “Con không uống thuốc này đâu! Con thà chết đi thôi! Bố mẹ đã cho con cái thân thể như thế này à!?”.

Trường hợp này thì nên trách đứa bé hay trách bố mẹ nó? Chúng ta không phải trách bố mẹ, cũng không phải trách tổ tiên chúng ta, nhưng nhất quyết phải trách cái thứ văn hóa họ đã truyền lại cho chúng ta.

Một nước rộng ngần đó, một dân tộc lớn ngần đó, chiếm đến một phần tư dân số toàn cầu, lại là một vùng cát chảy của sự đói nghèo, ngu muội, đấu tố, tắm máu mà không tự thoát được.

Tôi nhìn cách cư xử giữa con người với nhau ở những nước khác mà lại càng thèm. Cái văn hóa truyền thống kiểu nào để sinh ra hiện tượng này? Nó đã khiến cho người Trung Quốc chúng ta mang sẵn trong mình nhiều đặc tính rất đáng sợ!

Một trong những đặc tính rõ nhất là dơ bẩn, hỗn loạn, ồn ào. Đài Loan đã từng có một dạo phải chống bẩn và chống hỗn loạn, nhưng chỉ được mấy ngày. Cái bếp của chúng ta vừa bẩn vừa lộn xộn. Nhà cửa chúng ta cũng vậy. Có nhiều nơi hễ người Trung Quốc đến ở là những người khác phải dọn đi.

Tôi có một cô bạn trẻ tốt nghiệp một trường đại học về chính trị. Cô này lấy một người Pháp rồi sang Paris sinh sống. Rất nhiều bạn bè đi du lịch Âu châu đều ghé nhà cô trú chân. Cô ta bảo với tôi: “Trong tòa nhà tôi ở, người Pháp đều dọn đi cả, bây giờ toàn người Á đông nhảy vào!” (Người Á đông có khi chỉ người châu Á nói chung, có khi lại chỉ người Trung Quốc).

Tôi nghe nói vậy rất buồn, nhưng khi đi xem xét tận mắt mới thấy là chỗ nào cũng đầy giấy kem, vỏ hộp, giầy dép bừa bãi, trẻ con chạy lung tung, vẽ bậy lên tường, không khí trong khu bốc lên một mùi ẩm mốc. Tôi hỏi : “Các người không thể tổ chức quét dọn được hay sao?” Cô ta đáp: “Làm sao nổi!”

Không những người nước ngoài thấy chúng ta là bẩn, loạn, mà qua những điều họ nhắc nhở chúng ta cũng tự thấy mình là bẩn, loạn.

Còn như nói đến ồn ào, cái mồm người Trung Quốc thì to không ai bì kịp, và trong lĩnh vực này người Quảng Đông phải chiếm giải quán quân.

Ở bên Mỹ có một câu chuyện tiếu lâm như sau: Có hai người Quảng Đông lặng lẽ nói chuyện với nhau, người Mỹ lại tưởng họ đánh nhau, bèn gọi điện báo cảnh sát. Khi cảnh sát tới, hỏi họ đang làm gì, họ bảo: “Chúng tôi đang thì thầm với nhau”.

Tại sao tiếng nói người Trung Quốc lại to? Bởi tâm không yên ổn. Cứ tưởng lên cao giọng, to tiếng là lý lẽ mình mạnh. Cho nên lúc nào cũng chỉ cốt nói to, lên giọng, mong lý lẽ đến với mình. Nếu không, tại sao họ cứ phải gân cổ lên như thế?

Tôi nghĩ những điểm này cũng đủ để làm cho hình ảnh của người Trung Quốc bị tàn phá và làm cho nội tâm mình không yên ổn. Vì ồn ào, dơ bẩn, hỗn loạn dĩ nhiên có thể ảnh hưởng tới nội tâm, cũng như sáng sủa, sạch sẽ với lộn xộn, dơ bẩn là hai thế giới hoàn toàn khác xa nhau.

Còn về việc xâu xé nhau thì mọi người đều cho đó là một đặc tính nổi bật của người Trung Quốc.

Một người Nhật đơn độc trông chẳng khác nào một con lợn, nhưng ba người Nhật hợp lại lại thành một con rồng.

Tinh thần đoàn kết của người Nhật làm cho họ trở thành vô địch. Bởi vậy trong lĩnh vực quân sự cũng như thương mại người Trung Quốc không thể nào qua mặt được người Nhật.

Ngay tại Đài Loan, ba người Nhật cùng buôn bán thì lần này phiên anh, lần sau đến lượt tôi. Người Trung Quốc mà buôn bán thì tính cách xấu xa tức thì lộ ra bên ngoài theo kiểu: Nếu anh bán 50 tôi sẽ bán 40. Anh bán 30 tôi chỉ bán 20.

Cho nên, có thể nói, mỗi người Trung Quốc đều là một con rồng, nói năng vanh vách, cứ như là ở bên trên thì chỉ cần thổi một cái là tắt được mặt trời, ở dưới thì tài trị quốc bình thiên hạ có dư.

Người Trung Quốc ở một vị trí đơn độc như trong phòng nghiên cứu, trong trường thi – nơi không cần quan hệ với người khác – thì lại có thể phát triển tốt. Nhưng nếu ba người Trung Quốc họp lại với nhau, ba con rồng này lại biến thành một con heo, một con giòi, hoặc thậm chí không bằng cả một con giòi nữa. Bởi vì người Trung Quốc có biệt tài đấu đá lẫn nhau.

Theo TRÍ THỨC TRẺ

Thảm kịch 39 thi thể ở Anh không đủ sức dập tắt ‘giấc mộng đổi đời’

Chỉ đơn giản cảnh báo về hiểm nguy – thậm chí nhắc nhở liên tục đến thảm kịch ở Essex – chưa đủ để ngăn người dân tiếp tục những hành trình xuất ngoại lành ít dữ nhiều.

Bài viết của tác giả Mimi Vũ, chuyên gia người Mỹ gốc Việt về lĩnh vực chống buôn người, đã sinh sống và làm việc tại Việt Nam được 13 năm. Bà từng là Giám đốc vận động chính sách của tổ chức chống buôn người Pacific Links (Mỹ). Trong vụ 39 thi thể ở Anh, bà được nhiều cơ quan truyền thông uy tín như Washington Post, BBC, Reuters trích dẫn ý kiến. Đây là bài viết riêng của bà cho Zing.vn.

Khi thảm kịch ở Essex (Anh) được truyền thông đưa tin liên tục, câu hỏi tôi nhận được mỗi ngày là liệu sau khi ai cũng đã rõ nguyên nhân của những cái chết thương tâm này, câu chuyện người Việt di cư, tìm mọi cách để nhập cư trái phép vào Anh sẽ chấm dứt?

Câu trả lời của tôi là “chắc chắn không”.

Sự thật là nếu cuộc sống ở quê nhà không được cải thiện, nếu người dân không được trao nhiều cơ hội việc làm hơn, sẽ vẫn còn rất nhiều người ở các tỉnh nghèo giữ niềm tin rằng chỉ có trốn ra nước ngoài làm chui thì mới đem lại tương lai tươi sáng cho cả gia đình.

Có chăng, sau thảm kịch ở Essex, khi những rủi ro và nguy hiểm đã được phơi bày, các bậc cha mẹ sẽ cẩn thận hơn và sẵn sàng trả thêm nhiều tiền cho những mạng lưới tổ chức di dân trái phép (hay còn gọi là buôn lậu người) để đảm bảo con họ vượt biên an toàn.

Nếu muốn đẩy lùi vấn nạn này, điều cốt lõi là phá vỡ “hình thức kinh doanh” do các nhóm tội phạm có tổ chức điều hành và sở hữu “chân rết” trải khắp Việt Nam, Nga, Đông Âu, Tây Âu và Anh.

Tất nhiên, đây không hề là một nhiệm vụ dễ dàng và có thể giải quyết mau chóng. Song, giờ chúng ta đều nắm được đâu là đối tượng tiềm năng, dễ bị lôi kéo vào con đường này nhất; cũng như do đâu mà họ trở thành mục tiêu nhắm tới của các mạng lưới buôn lậu người, cách họ di chuyển từ Việt Nam sang Anh.

Từ đó, chúng ta có thể thiết lập và triển khai các giải pháp cụ thể, lâu dài, trên nhiều phương diện và có mục đích cụ thể để ngăn chặn cảnh người Việt bị bóc lột, bỏ mạng nơi đất khách quê người.

THUYẾT PHỤC Ở LẠI KHÓ HƠN CẢNH BÁO VỀ HIỂM NGUY NƠI ĐẾN

Ông Mike Dottridge, một chuyên gia kì cựu trong lĩnh vực chống buôn bán người trái phép, từng chỉ ra 5 yếu tố “móc xích” lẫn nhau, tác động đến việc một cá nhân trở thành đối tượng của kẻ buôn người.

– Khả năng kinh tế: Hoàn cảnh gia đình khó khăn tỷ lệ thuận với nguy cơ dễ bị dẫn dụ đi lao động chui ở nước ngoài.

– Trình độ học vấn: Những người bỏ học sớm hơn có nguy cơ bị buôn bán cao hơn.

– Giới tính: Tại Trung Quốc, nơi hầu hết người Việt bị lừa bán sang, 80% số nạn nhân là phụ nữ và bé gái. Mặt khác, theo số liệu của cơ quan chính phủ Anh, 65% số người Việt Nam bị bóc lột sức lao động ở nước này là nam giới.

– Định danh: Các nhóm đối tượng buôn người thường nhắm đến chủ yếu người dân tộc thiểu số, người nhập cư, công nhân nhà máy.

– Pháp luật hiện hành: Mức độ được đào tạo để xác minh và ngăn chặn các tình huống vận chuyển người trái phép của hải quan, cảnh sát phụ trách vấn đề nhập cư, lực lượng biên phòng tại Việt Nam và cả Anh, các nước châu Âu trên đường di chuyển của di dân Việt. Khả năng phối hợp, hợp tác của các bên khi làm việc chung.

Dựa trên các yếu tố liên quan mật thiết tới nhau này và câu chuyện thực tế của người trong cuộc, chúng ta có thể xác định “con mồi tiềm năng” mà các nhóm buôn người hướng đến.

Những khó khăn kể trên đòi hỏi các giải pháp dài hạn. Các giải pháp này một mặt cần bám vào lý thuyết, phân tích, một mặt cần thích ứng với bối cảnh và văn hóa địa phương nhằm phát huy hết tính thiết thực và hiệu quả khi áp dụng vào thực tế.

Những di dân Việt Nam tìm cách nhập cư trái phép vào châu Âu đều tin rằng hành trình vượt biên sẽ an toàn, ít rủi ro và chỉ cần đặt chân thành công vào nước Anh, cơ hội kiếm tiền của họ sẽ rộng mở hơn bao giờ hết. Ngay cả khi muốn quay về, họ cũng không thể vì gánh trên vai khoản nợ khổng lồ của gia đình.

Cuộc sống “màu hồng” ở trời Tây hoàn toàn là mộng tưởng sai lầm. Tại quê nhà, người dân hoàn toàn có khả năng kiếm đủ tiền nuôi sống gia đình. Nếu muốn ra nước ngoài làm việc, vẫn luôn có những chương trình hợp pháp, chính thống của Chính phủ hỗ trợ người lao động.

Đó là ba điều quan trọng mà những người làm công tác phòng chống nạn buôn người cần thuyết phục người dân đầu tiên trước khi tính đến các phương án khác.

Trong thời gian làm công tác vận động tại Việt Nam, tôi nhận ra các thông điệp phòng chống buôn người phát huy tối đa hiệu quả khi có cách tiếp cận càng gần gũi càng tốt (tại nhà, trường học, những nơi tập trung đông người dân địa phương đến sinh hoạt).

Người phát đi thông điệp cũng nên là các thành viên quen thuộc, có tiếng nói với cộng đồng đó và cùng hợp tác, làm việc với các tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương hay khu vực tư nhân.

Tuy nhiên, chỉ đơn giản cảnh báo về hiểm nguy – thậm chí nhắc nhở liên tục đến thảm kịch ở Essex – cũng chưa đủ để ngăn người dân tiếp tục những hành trình xuất ngoại lành ít dữ nhiều.

Thứ có khả năng thuyết phục được họ là cơ hội việc làm ở Việt Nam, điều sẽ giúp họ kiếm sống, nuôi bản thân và gia đình.

Cơ hội để thoát cảnh nghèo đói vẫn luôn tồn tại, song cũng như nhiều thị trường mới nổi khác, việc tiếp cận việc làm thường nằm ngoài tầm với của người dân nghèo ở khu vực nông thôn.

Cách truyền tải thông điệp cũng đòi hỏi sáng tạo. Khi đảm nhận chức Giám đốc vận động chính sách của tổ chức chống buôn người Pacific Links (Mỹ), tôi từng tiến hành một chiến dịch truyền thông có sự tham gia của các ngôi sao bóng đá Việt Nam và cầu thủ của giải Ngoại hạng Tây Ban Nha La Liga.

Lý do tôi chọn các ngôi sao bóng đá tham gia chiến dịch thật ra rất đơn giản. Các di dân Việt Nam chủ yếu là nam thanh niên trong độ tuổi 15-30, nhóm tuổi thường không coi trọng lời khuyên từ cha mẹ hay của một người lạ hoắc từ một tổ chức phi chính phủ nào đó, nhưng lại rất sẵn lòng dõi theo và học hỏi các thần tượng bóng đá của mình.

KHÔNG CHỈ LÀ CHUYỆN GIỮA ANH VÀ VIỆT NAM

Để thực hiện chiến dịch, không chỉ tổ chức tôi làm việc tham gia mà còn có sự chung tay của nhiều bên ở cả Anh và Việt Nam.

Các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân, chính phủ Anh, Việt Nam, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) phải cùng nhau tài trợ, phát triển và thực hiện các chương trình giúp tăng khả năng tiếp cận các cơ hội cho nhóm người này.

Những cơ hội này cần được trao khi các cô bé cậu bé tại các tỉnh nghèo vẫn đang trong độ tuổi đi học, chẳng hạn như học bổng của trường kết hợp với thông tin phòng chống buôn bán người.

Có vậy, những đứa trẻ lớn lên và chứng kiến người thân trong gia đình lần lượt ra nước ngoài lao động mới có thể rũ bỏ niềm tin rằng tương lai của chúng được định đoạt sẵn theo cách tương tự.

Học bổng đào tạo nghề sẽ giúp những người trẻ bỏ học sớm có kỹ năng cần thiết, tăng khả năng có công việc với mức lương xứng đáng tại Việt Nam. Doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và chính quyền địa phương có thể tổ chức các hội chợ việc làm, đóng vai trò cầu nối người dân với các nhà máy đang thiếu hụt công nhân.

Chính phủ Anh, Việt Nam và các nước EU cũng có thể làm việc với khu vực tư nhân để tạo ra các chương trình trao đổi công nhân cho cả lao động tay nghề lẫn chưa có kỹ năng để được làm việc hợp pháp ở nước ngoài.

Tại nhiều nước EU, một số lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn như điều dưỡng đang trong tình cảnh thiếu hụt lao động. Và một chương trình đào tạo lao động lành nghề theo con đường hợp pháp, với mức lương tương xứng sẽ tạo động lực cho người Việt tiếp tục học nghề lâu dài.

Ngăn chặn nạn buôn người không chỉ là trách nhiệm của Việt Nam hay Anh, mà còn của các quốc gia thuộc cung đường di chuyển của di dân Việt Nam.

Chính phủ các nước này có thể không xem đó là vấn đề phải đối mặt vì người Việt chỉ đơn giản là đi ngang qua lãnh thổ của họ. Song, một sự thật không thể chối bỏ là các di dân Việt Nam đã bị đưa vào những nước này một cách trái phép và chịu cảnh bị bóc lột mỗi ngày.

Nếu các quốc gia như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ và nhiều nước châu Âu muốn giảm số lượng di dân Việt Nam quá cảnh qua lãnh thổ của mình, họ cần san sẻ trách nhiệm và:

– Coi việc buôn người Việt Nam là tội hình sự – thay vì chỉ là vấn đề kinh tế xã hội – trong bối cảnh tội phạm có tổ chức hoạt động ngày càng tinh vi hơn. Cơ quan thực thi pháp luật từ các quốc gia quá cảnh EU phải chia sẻ thông tin và hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật từ Anh và Việt Nam để phá vỡ mạng lưới tội phạm rộng lớn mà nạn nhân không chỉ là con người – còn bao gồm cả ma túy, động vật hoang dã và nhiều loại hàng cấm khác.

– Hỗ trợ tài chính cho các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam để ngăn chặn người Việt sa chân vào con đường nguy hiểm này. Nếu nhiều người quyết định ở lại, số người bỏ đi xa xứ cũng sẽ giảm đi.

– Đẩy mạnh và chi nhiều tiền hơn cho việc đào tạo các nhân viên thuộc cơ quan thực thi pháp luật ở chính đất nước họ và Việt Nam về cách xác minh, hỗ trợ tốt hơn cho các nạn nhân người Việt Nam.

– Thắt chặt chính sách quản lý các tiệm làm móng (ngành kinh doanh do người Việt chiếm đa số ở khắp châu Âu và Anh) để xác định rõ hơn các tình huống người di cư Việt Nam bị bóc lột hoặc bị bắt làm nô lệ.

– Xem xét lại chính sách của quốc gia về cần sa và tội ác hình sự.

– Kết hợp với khu vực tư nhân và chính phủ Việt Nam để thiết lập các chương trình cho người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc hợp pháp, đồng thời cải thiện tình trạng thiếu hụt lao động ở nước ngoài.

Niềm tin về một cuộc sống “dễ thở”, tương lai tươi sáng khi làm việc bất hợp pháp tại các tiệm làm móng ở Anh đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam khi họ nhìn vào giá trị kiều hối đổ về quê nhà.

Trước thảm kịch tại Essex, thật khó để thuyết phục người Việt rằng việc đến Anh hay châu Âu đầy rẫy hiểm nguy và chẳng thể biến giấc mộng đổi đời của họ trở thành sự thật. Người dân vẫn thường nghĩ tôi cố tình phóng đại để làm họ sợ hãi.

Thực tế này xuất phát từ việc những di dân, người lao động chui hiếm khi chia sẻ sự thật với gia đình của họ về hành trình khắc nghiệt lẫn cuộc sống bủa vây trong khó khăn, đầy rẫy nước mắt nơi đất khách quê người.

Tất cả chúng ta đều nợ các nạn nhân – những người con gái, con trai, chị gái, anh trai, cha mẹ của một gia đình bất hạnh nào đó – một lời đảm bảo rằng cái chết của họ sẽ giúp ngăn chặn thảm kịch tương tự xảy ra.

Ánh sáng hy vọng vẫn hiện diện nếu các bên liên quan cùng bắt tay vào làm việc, hỗ trợ lẫn nhau. Mặc dù không thể ngăn cản tất cả những người có ý định mạo hiểm cuộc sống của chính mình để tìm kiếm một cuộc sống “tươi đẹp hơn” ở nước ngoài, chúng ta vẫn cần nỗ lực bằng mọi giá.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Tuyến phố đi bộ thương mại náo nhiệt tại khu Đông Sài Gòn

Royal Vạn Phúc là khu thương mại giải trí với tuyến phố đi bộ phong cách châu Âu đậm chất Italia tại khu Đông…

Nhân dịp đón chào kỷ niệm 25 năm thành lập tập đoàn, khách hàng khi mua Premium Shophouse của dự án sẽ nhận được ưu đãi cực kỳ đặc biệt.

Các tuyến phố đi bộ tại Tp.HCM đều nằm ở những vị trí đắc địa, giao thương, kinh doanh ở những nơi này cũng nhộn nhịp hơn những nơi khác, giá trị bất động sản cũng liên tục tăng cao theo thời gian.

Nhộn nhịp ở những tuyến phố đi bộ tại Tp.HCM

Không phải đợi đến mùa World Cup hay chờ những dịp lễ tết, mà bất kể thời gian nào trong năm, hai phố đi bộ tại Tp.HCM là Nguyễn Huệ và Bùi Viện lúc cũng náo nhiệt khách vui chơi, mua sắm.

Phố đi bộ Bùi Viện và Nguyễn Huệ được yêu thích bởi đây là nơi xem – chơi nổi tiếng với bất kể ai đến đây, người địa phương hay khách du lịch, cùng với đó là sự phát triển rầm rộ với các dịch vụ khách sạn, trung tâm thương mại, quán ăn, cửa hàng, quán bar, cà phê, các dịch vụ du lịch… đáp ứng được mọi nhu cầu của du khách.

Kéo theo sự đông đúc nhộn nhịp đó, giá bất động sản tại 2 tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ và Bùi Viện cũng “trên đỉnh” so với những khu vực khác, giá bất động sản thực tế theo 2 khu vực này lên đến hàng tỷ đồng mỗi m2. Mặc dù giá trị mua bán và cho thuê bất động sản ở đây “đắt xắc ra miếng” nhưng rất nhiều người chờ đợi để được sở hữu một mặt bằng tại đây.

Trước nhu cầu ngày càng lớn của người dân và du khách, một số chủ đầu tư bất động sản đã có kế hoạch triển khai các tuyến phố đi bộ tại dự án của mình. Đặc biệt tại những dự án có quy mô lớn, điển hình là tuyến phố đi bộ Royal Vạn Phúc tại khu Đông Tp.HCM.

Royal Vạn Phúc – tuyến phố đi bộ thương mại đầu tiên tại khu Đông

Nằm tại cửa ngõ Khu đô thị Vạn Phúc, mạch giao thương trọng yếu kết nối Bình Dương – Sân bay Tân Sơn Nhất và trung tâm Tp.HCM, Royal Vạn Phúc là khu thương mại giải trí với tuyến phố đi bộ phong cách châu Âu đậm chất Italia tại khu Đông.

Royal Vạn Phúc gồm 170 căn Premium Shophouse có chiều cao 5 tầng được chia thành bốn khối nhà với tầng hầm chung cho mỗi khối. Các khối nhà được thiết kế theo trường phái Tân cổ điển, sự kết hợp giữa kiến trúc phục hưng Hy Lạp và La Mã với các nguyên tắc kiến trúc của Vitruvius tạo nên một góc châu Âu tráng lệ với hệ cửa kính cao hình vòm bán nguyệt vừa làm điểm nhấn tôn tạo giá trị khối nhà vừa tạo không gian ở xa hoa kết hợp kinh doanh mang tầm chiến lược.

Royal Vạn Phúc gây ấn tượng bởi hình khối và đường nét kiến trúc châu Âu, những mái vòm độc đáo chạy dọc lối đi, những vườn hoa trên dãy ban công trải dài, những con đường nội khu được ốp đá cubic, đài phun nước mô phỏng kiến trúc Ý đặc trưng, những thức cột La Mã hùng vĩ…, không chỉ là nơi khẳng định vị thế vàng mà còn mang lại sự thịnh vượng bền vững cho các nhà đầu tư.

Royal Vạn Phúc quy về từ các nhãn hàng cao cấp mang thương hiệu quốc tế đến các văn phòng đại diện doanh nghiệp, trung tâm chăm sóc sắc đẹp… dọc theo trục đường chính Đinh Thị Thi và đặc biệt là tuyến phố đi bộ trung tâm với phong phú loại hình kinh doanh phục vụ nhu cầu từ mua sắm, ăn uống, vui chơi, giải trí đến thư giãn ngày đêm như gym, spa, yoga, cafe sách, nhà hàng, cafe phố, thời trang, khách sạn boutique, mỹ phẩm xen kẽ các quán bar, pub… phong cách châu Âu.

Giao nhau giữa hai tuyến phố chính là q uảng trường lễ hội với đài phun nước trung tâm mang biểu tượng thần vệ nữ sẽ là nơi diễn ra các lễ hội văn hóa, ẩm thực, đại nhạc hội…đây cũng là điểm đến lý tưởng cho các nhóm bạn, gia đình trẻ và du khách.

Tính đến năm 2019, Khu đô thị Vạn Phúc đã đón gần 2.000 cư dân sinh sống, là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho các doanh nghiệp đang hoạt động, kinh doanh tại Khu đô thị Vạn Phúc. Đây là điểm đến đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài…, đã có hơn 200 doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài đã liên hệ mua, thuê các sản phẩm bất động sản tại đây để đặt văn phòng, trụ sở.

Đại diện một tập đoàn lớn từ Hàn Quốc nhận xét: “Khu đô thị Vạn Phúc là Khu đô thị lớn, nhờ hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi về mặt đầu tư cho các doanh nghiệp nên trong tương lai không xa, nơi đây sẽ trở thành một khu thương mại sầm uất, năng động…”.

Trong quý 4/2019, Tập đoàn bất động sản Đại Phúc giới thiệu ra thị trường sản phẩm Premium Shophouse mặt tiền phố đi bộ Royal Vạn Phúc. Nhân dịp đón chào kỷ niệm 25 năm thành lập tập đoàn, khách hàng khi mua Premium Shophouse sẽ nhận được ưu đãi cực kỳ đặc biệt: Chỉ cần thanh toán 25% cho đến khi nhận nhà (2 năm sau). Bên cạnh đó còn nhiều ưu đãi “khủng” khác. Chương trình này chỉ áp dụng trong vòng 30 ngày.

VN Economy