Ngôi nhà toàn những đường cong

TP HCMĐường cong cả trong lẫn ngoài giúp mọi ngóc ngách trong ngôi nhà Sài Gòn như mềm lại, thông thoáng.

Ngôi nhà toàn những đường cong

Trên mảnh đất 5,5 x 25 m ở quận Thủ Đức (TP HCM), ngôi nhà của đôi vợ chồng trẻ cùng ba con gây chú ý bởi thiết kế khác lạ so với những công trình xung quanh. Trước khi xây, gia chủ bày tỏ mong muốn về một không gian sống hiện đại, thông thoáng, nhiều ánh sáng tự nhiên và tạo sự gắn kết giữa các thành viên.

Ngôi nhà toàn những đường cong

Nhà có hai mặt tiền, gần sông. Để tận dụng lợi thế này và đảm bảo công năng theo yêu cầu của chủ nhà, các kiến trúc sư đưa ra thiết kế với nhiều đường cong ở cả trong lẫn ngoài.

Ngôi nhà toàn những đường cong

Bên ngoài, những góc bo mềm phá vỡ đường nét vuông vắn của nhà ống bình thường. Những mảnh xanh trên ban công tạo điểm nhấn cho bờ tường trắng.

Ngôi nhà toàn những đường cong

Bên trong, cầu thang và thông tầng đặt giữa nhà giúp tất cả các phòng, kể cả toilet, thông gió tốt. Thiết kế uốn lượn tạo nên sự chuyển động cho không gian và đem tới nhiều góc nhìn thú vị.

Ngôi nhà toàn những đường cong

Những ô cửa lớn trên mái khiến căn nhà sáng bừng và tạo hiệu ứng trên các bức tường trắng.

Ngôi nhà toàn những đường cong

Ở tầng trệt, phòng khách và phòng ăn và bếp liên thông nhau, được thiết kế lệch tầng. Không gian phòng khách ngăn với phòng ăn và bếp bằng hồ cá nhỏ. Hồ cá vừa tạo vi khí hậu vừa là bước đệm ra khu sau nhà.

Ngôi nhà toàn những đường cong

Theo sở thích của gia chủ, phòng khách bố trí bộ bàn ghế gốc cây và đèn lồng. Những ô cửa kính uốn cong nhìn thẳng ra sân vườn.

Ngôi nhà toàn những đường cong

Ở tầng hai, cầu thang kết hợp cầu trượt tạo thành điểm sinh hoạt chung của gia đình.

Ngôi nhà toàn những đường cong

Nhà có 5 phòng ngủ. Các phòng này kết nối với nhau qua hệ cầu thang và khoảng thông tầng giữa nhà, vừa tạo sự tương tác giữa các thành viên vừa đảm bảo sự riêng tư.

Ngôi nhà toàn những đường cong

Những mảng cây xanh – điểm nghỉ của mắt – trong không gian phòng ngủ và toilet.

Bài: Minh Trang / Ảnh: Hiroyuki Oki

Đường vào âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý từ ca sĩ phòng trà

Để che mắt mật thám Pháp, tiện bề hoạt động cách mạng, Nguyễn Văn Tý dạo trước 1945 được tổ chức bố trí hoạt động công khai với tư cách ca sĩ, hát tại phòng trà Moongate, Vinh.
Là tác giả của những nhạc phẩm nổi tiếng, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã định hình tên tuổi của mình trong lòng bạn yêu nhạc qua những nhạc phẩm mang phong cách trữ tình đậm âm hưởng dân ca. Nhạc sĩ sinh năm Giáp Tý (1924) trải gần 100 tuổi với những cống hiến trọn vẹn cho âm nhạc, và gia tài âm nhạc ông để lại cho đời, vẫn mãi là vốn quý trong kho tàng âm nhạc nước nhà.

Khởi nghiệp… ca sĩ phòng trà

Vốn biết đến âm nhạc thuở ấu thơ qua sự gieo mầm của người cha, Nguyễn Văn Tý phát lộ tài năng ca hát từ dạo còn học Trường Quốc học Vinh. Sau khi ra trường năm 1942, con đường trở thành nhạc sĩ chưa đến ngay với chàng thanh niên tuổi vừa đôi mươi, mà Nguyễn Văn Tý khởi nghiệp là… ca sĩ.

Dạo đó từ năm 1944, Nguyễn Văn Tý hoạt động Việt Minh dưới hình thức công khai. Để che mắt tụi mật thám Tây, tổ chức bố trí cho chàng trai tài hoa đi hát ở phòng trà Moongate, lúc ấy là phòng trà lớn nhất thành phố Vinh do Hoa kiều làm chủ.

Phòng trà Moongate đông khách dẫu giá cà phê, rượu cái gì cũng cao. Mỗi đêm được chia làm ba tăng chia theo mốc thời gian. Riêng với tăng từ 22h đến 23h là thuộc về phần biểu diễn của ca sĩ Tý. Là ca sĩ phòng trà, nhưng Tý dạo ấy cũng bảnh chọe lắm. Anh được xe Ford mui trần bốn chỗ đưa đón. Cùng đi là ba người bạn, mà thực chất là những đồng chí trong tổ chức cả.

Nếu những ca sĩ ở tăng trước đó hát bài hát Tây thì đến phiên Tý, anh hát toàn bài lãng mạn của Phạm Duy, Nguyễn Đình Phúc… Cái phong cách hát phòng trà qua miêu tả trong hồi ký Nguyễn Văn Tý tự họa mới thấy thật hấp dẫn và khác xa so với thời nay như nào. Tỉ như khi hát bài Cô lái đò (thơ Nguyễn Bĩnh, nhạc Nguyễn Đình Phúc), mỗi khi đến câu nghe buồn cảm đến nao lòng “Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông… cô lái đò kia đi lấy chồng” là ở hàng ghế khán giả sụt sịt tiếng khóc. Hoặc như lúc nhạc phẩm Cô hái mơ của Phạm Duy cất lên qua giọng ca của ca sĩ Tý, thì cảnh tượng lúc ấy có kém gì phim hay kịch đâu “đến câu: “Cô hái mơ ơi!” Tôi như một người đang đi trong bão tố… một cái quạt bàn Marcelli cực mạnh làm mái tóc tôi đổ về một bên. Đến câu “không trả lời tôi lấy một lời” thì lại một cái quạt Marcelli khác ở bên khác làm đổ mái tóc về phía khác. Đến câu: “Cứ lặng mà đi, rồi khuất bóng”, tôi giơ một tay về phía sau làm hiệu, ban nhạc bỗng im phăng phắc, để câu cuối cùng cất lên “Rừng mơ hiu hắt” (hoàn toàn im lặng), “Lá mơ rơi ì ì” (một tay làm như có lá rơi thật) sau đó tiếng kèn saxo mới vào, rồi tiếng violon mới tiếp và cuối cùng tiếng piano mới có nhịp vào theo. Ai nghe xong đoạn này cũng cảm thấy bàng hoàng”.

Duong vao am nhac cua nhac si Nguyen Van Ty tu ca si phong tra hinh anh 1 Nguyen_Van_Ty_8283_1577382727.jpg

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý thời trẻ.
Không chỉ ca hát, Nguyễn Văn Tý thuở ban đầu còn bước vào sân khấu kịch khi dạo sau Cách mạng tháng Tám 1945 từng đóng vai Thi Sách trong vở “Trưng Trắc Trưng Nhị”, vai Nguyễn Phi Khanh trong vở “Nguyễn Trãi – Phi Khanh”. Thậm chí còn cùng với Nguyễn Tuân, Chu Ngọc xây dựng đội kịch Tỉnh đoàn Cứu quốc tỉnh Nghệ An…

Bên trong nhạc phẩm

Đối với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, trong các nhạc phẩm ông sáng tác, có hai nhạc phẩm được ông nhận định là có đời sống dài hơn cả so với những bài khác. Đó là Dư âm (1950) và Mẹ yêu con (1956) bởi “đề tài tình yêu trong Dư âm hay tình mẹ trong Mẹ yêu con thì muôn thuở vẫn còn”.

Duong vao am nhac cua nhac si Nguyen Van Ty tu ca si phong tra hinh anh 2 agho.jpg
Nhạc phẩm Dư âm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.
Nói riêng về một số nhạc phẩm gắn liền với tên tuổi của cố nhạc sĩ, hẳn không phải ai cũng hay, cũng biết những ẩn tình bên trong đó. Như bài Mẹ yêu con ở trên, chính là bài hát dành cho con gái nhỏ Thái Linh phải sống xa mẹ với những ca từ ngọt ngào đậm chất dân ca:

A á ru hời, ơ hời ru!

Mẹ thương con có hay chăng?

Thương từ khi thai nghén trong lòng

Mấy nắng sớm chiều mưa ròng

Chín tháng so chín năm…

Gian khó tính khôn cùng

A á ru hời, ơ hời ru!

Duong vao am nhac cua nhac si Nguyen Van Ty tu ca si phong tra hinh anh 3 img4043_15673444314611489132085.jpg
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý hát Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh cùng Bộ trưởng Kim Tiến dạo tháng 9 năm 2019.
Nhạc phẩm Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh (1974) đã nổi tiếng khắp nơi. Trong bài hát có câu “thương con đò, cắm con sào đứng đợi”. Ẩn sau câu hát ấy là cả mối tình lỡ của người nhạc sĩ với người con gái cùng quê thuở còn son trẻ và cô gái dệt vải được mai mối mà không thành duyên nhưng vẫn đợi chờ bao năm. Thế nên câu hát ấy là “cốt để tự trách mình đã để cho những cuộc đời vô tội kia phải đợi, phải chờ”.

Mỗi nhạc phẩm, là một câu chuyện riêng, như bài Cô đi nuôi dạy trẻ sáng tác năm 1980 cũng vậy. Nhạc phẩm được sáng tác theo đơn đặt hàng của Đài Truyền hình TP.HCM biểu diễn chương trình Tết. Giữa lúc bí đề tài, đêm ấy vô tình nhạc sĩ mở cuốn album cũ ra, ngắm tấm hình con gái Thái Linh chụp dạo đi học mẫu giáo. Cảm xúc ùa đến và ngay trong đêm 26 tháng Chạp, Cô đi nuôi dạy trẻ đã thành hình và kịp để Đài thực hiện chương trình với giọng ca của ca sĩ Thanh Lan. Bài hát sau đó là một trong những nhạc phẩm được nhiều người biết đến của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.

Trần đình Ba / Zing

 

Thà chơi với chân tiểu nhân còn hơn kết bạn cùng ngụy quân tử: Kẻ trước dễ dò, kẻ sau như bom nổ chậm

Thà chơi với chân tiểu nhân còn hơn kết bạn cùng ngụy quân tử: Kẻ trước dễ dò, kẻ sau như bom nổ chậm

Gặp chân tiểu nhân ít ra còn biết ai hại mình, chơi với kẻ ngụy quân tử thì đến chết cũng chẳng biết kẻ thù là ai.

Trong các câu chuyện văn học từ xưa đến nay, chúng ta đã không còn xa lạ với một hình tượng nhân vật có tính chất ngụy quân tử, bên ngoài khoác áo nhân nghĩa để che đậy hết sức tinh vi tính cách ti tiện, tiểu nhân và bại hoại bên trong của mình. Những kiểu người này thường phải chịu kết cục bị nhân vật chính bóc mẽ mọi âm mưu và thủ đoạn, dẫn tới người người xa lánh.

Tuy nhiên, trong cuộc sống thực, ngụy quân tử rất dễ gặp được nhưng không phải ai cũng đủ thông minh và tài trí được sắp đặt sẵn như các nhân vật chính để phát hiện âm mưu nham hiểm xung quanh. Do đó, ngoại trừ việc hết sức cảnh giác, chúng ta bắt buộc phải quen với nguy cơ tiềm tàng của những quả bom nổ chậm xung quanh, không biết chúng sẽ gây nguy hại cho bản thân vào lúc nào.

Đó cũng là lý do mà người ta nói rằng: “Chân tiểu nhân còn hơn ngụy quân tử.” Vì ai mà không có thời dại dột và thiển cận, ai mà chẳng có những dục vọng thấp hèn bất chính? Thế nhưng, người xưa cũng đã nói, “Phi tiểu nhân bất thành quân tử”. Nếu có thể vượt qua giai đoạn tiểu nhân để trưởng thành và đủ bản lĩnh hơn, chúng ta mới có thể trở thành người quân tử đầy bản lĩnh.

Thà chơi với chân tiểu nhân còn hơn kết bạn cùng ngụy quân tử: Kẻ trước dễ dò, kẻ sau như bom nổ chậm - Ảnh 1.

Trong cuộc sống thực, ngụy quân tử rất dễ gặp được nhưng không phải ai cũng đủ thông minh và tài trí được sắp đặt sẵn như các nhân vật chính để phát hiện âm mưu nham hiểm xung quanh. Do đó, ngoại trừ việc hết sức cảnh giác, chúng ta bắt buộc phải quen với nguy cơ tiềm tàng của những quả bom nổ chậm xung quanh, không biết chúng sẽ gây nguy hại cho bản thân vào lúc nào.

Những ai không đủ sức để vượt qua giai đoạn đó nhưng dám phơi bày khuyết điểm của bản thân, dám làm việc một cách quang minh chính đại cho chính mình thì được gọi là chân tiểu nhân. Còn những kẻ không những không vượt qua được mà còn tìm cách trau dồi thêm bản tính quỷ quyệt bằng một lớp mặt nạ đạo đức bên ngoài thì chính là kẻ ngụy quân tử cần hết sức cẩn trọng. Tuy ngoại hình được tô vôi đẹp đẽ là thế, nhưng bên trong lại chứa toàn những suy nghĩ ác độc và xấu xa.

Cuộc đời giống như một tuồng kịch mà mỗi người đều có vai diễn riêng cho mình. Có kẻ thích ra vẻ nhiệt tình với bất cứ ai, vừa gặp như đã quen từ lâu, tay bắt mặt mừng tâm sự đủ chuyện trên trời dưới đất. Có những kẻ trông có vẻ rất hoạt bát năng động, lạc quan tươi vui, lúc nào cũng niềm nở tươi cười nhưng sau lưng lại hoàn toàn xa cách bởi những nỗi niềm riêng.

Chúng ta sống ngày càng cảnh giác, không dám để lộ bộ mặt thật của mình cho những người xung quanh. Tuy nó cũng là một chiếc mặt nạ giả tạo nhưng sự giả tạo này chỉ để bảo vệ bản thân mà không mang tính gây hại đến những người khác.

Thế nhưng, vỏ bọc hoàn mỹ đến mấy thì cũng chỉ là vỏ bọc, luôn có ngày để lộ ra những vết nứt. Con người sống trên đời không ai có thể hoàn mỹ tuyệt vời mà không có ít nhiều khuyết điểm chẳng hay ho gì. Chính những mối quan hệ xây dựng dựa trên các khuyết điểm đó, tạo cơ hội cho các cá thể trong xã hội bổ sung tính cách cho nhau, thay đổi những khuyết điểm của nhau mới có thể tồn tại lâu dài. Khi có khuyết điểm, chúng ta mới là một con người thực thụ. Hoàn hảo đẹp đẽ đến mấy cũng chỉ là một hình tượng búp bê hư ảo mà thôi.

Thà chơi với chân tiểu nhân còn hơn kết bạn cùng ngụy quân tử: Kẻ trước dễ dò, kẻ sau như bom nổ chậm - Ảnh 2.

Chúng ta sống ngày càng cảnh giác, không dám để lộ bộ mặt thật của mình cho những người xung quanh. Tuy nó cũng là một chiếc mặt nạ giả tạo nhưng sự giả tạo này chỉ để bảo vệ bản thân mà không mang tính gây hại đến những người khác.

Thay vì tự tìm cách bóp méo tính cách và nhân sinh của mình, hãy sống chân thật và giản đơn, đủ dũng cảm để tự thừa nhận những sai lầm của mình mà chẳng ngại ngần chi. Cuộc sống càng giản đơn, tâm trí của chúng ta mới càng thanh thản và ổn định.

Tiểu nhân dù là bên trong, hay bên ngoài, thì đều không có gì đáng để tự hào và khoe khoang, vì đó đều là biểu hiện của sự ích kỷ, tham lam, của những thói hư tật xấu được nuôi dưỡng lâu ngày. Nhưng ít ra, chân tiểu nhân còn có thể sống hết mình với bản ngã, trong khi ngụy quân tử chỉ biết ôm khư khư những tư tưởng cao siêu đẹp đẽ bề ngoài, để mặc bên trong đang dần dần mục ruỗng. Đó cũng là lý do người ta cho rằng chân tiểu nhân dễ phòng, có bị hại thì cũng biết được là ai hại mình. Không giống như ngụy quân tử khó tránh, đến chết rồi cũng chẳng biết mình đã đắc tội với ai.

Phương Thúy

Theo Trí thức trẻ

Tiền quan tham nộp lại vì đâu và ở đâu?!

Hình minh họa. Cựu Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son (ngoài cùng bên phải) tại tòa

Cựu Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông Nguyễn Bắc Son (ngoài cùng bên phải) tại tòa

‘Nôn’ tiền hối lộ ra!

Trong phiên tòa sáng ngày 20/12, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đã đề nghị mức án tử hình đối với cựu Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông về tội nhận hối lộ trong thương vụ MobiFone mua 95% AVG.

Đến chiều ngày 23/12, tin cho biết gia đình ông Nguyễn Bắc Son đã nộp 21 tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả sau một quá trình dài bất hợp tác. Tuy nhiên, số tiền này chỉ gần bằng 1/3 số tiền hối lộ ông Son nhận được từ cựu Chủ tịch Hội đồng Quản Trị AVG, ông Phạm Nhật Vũ.

Tuy nhiên đến ngày 27/12, một ngày trước khi Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên án vụ MobiFone mua AVG, người nhà ông Son đã đem thêm 45 tỷ đồng đến giao nộp.

Như vậy, ông Nguyễn Bắc Son đã nộp lại tổng cộng 66 tỷ đồng, tương đương với số tiền 3 triệu USD mặc dù trong phiên tòa ông thừa nhận có cầm thêm 200.000 USD từ Chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà.

Số tiền 66 tỷ đồng tiền mặt là một số tiền lớn, tuy nhiên báo chí nhà nước không cho biết số tiền này gia đình ông Son kiếm đâu ra chỉ trong vài ngày, dù con gái ông cựu Bộ trưởng Thông tin- Truyền thông, cựu Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phủ nhận có nhận tiền từ người cha chuyển cho trước đó.

Nhận xét về hành vi nhận hối lộ và khắc phục hậu quả của Cựu Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông, ông Nguyễn Văn Khánh, nguyên phóng viên ban Khoa giáo báo Tiền Phong cho rằng ông Son thể hiện sự tráo trở, không nhất quán qua các lời khai tại tòa:

“Từ đầu ông nói đưa cho con gái, sau đó ông nói rằng không nhớ gì cả, rồi lại xin Tổng Bí thư tha lỗi cho ông.”

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự lập luận:

“Trước kia họ không chịu trả, nghĩ rằng có thể ôm trọn được số đó, nhưng vì tòa án dọa tử hình thì họ sợ mạng sống của mình nên phải ‘nôn’ ra thôi.

Tiền mặt đâu lắm thế?!

Ngay sau khi gia đình ông Nguyễn Bắc Son chỉ trong vòng 4 ngày có thể kiếm đủ 66 tỷ đồng tiền mặt nộp lại để khắc phục hậu quả cho ông, dư luận xã hội đồng loạt bày tỏ thắc mắc người nhà ông Son bằng cách nào có thể huy động số tiền mặt lớn như vậy chỉ trong một khoảng thời gian quá ngắn. Phải chăng việc cất giữ nhiều tiền mặt tại nhà đang là cách an toàn cho các quan chức Việt Nam khi thu giữ tiền bất chính?

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng cần phải phân biệt rõ ràng tình hình vì không phải nhà cán bộ lúc nào cũng nhiều tiền. Trong trường hợp ông Nguyễn Bắc Son thì tình hình lại khác:

Hai ông cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn (ở giữa) và Nguyễn Bắc Son (bìa phải) tham nhũng số tiền hơn 6 triệu USD trong thương vụ Mobifon mua 95% cổ phần của AVG.
Hai ông cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn (ở giữa) và Nguyễn Bắc Son (bìa phải) tham nhũng số tiền hơn 6 triệu USD trong thương vụ Mobifon mua 95% cổ phần của AVG. RFA edited

Tiền ông Bắc Son nhận hối lộ của người ta bỏ ngân hàng sợ lộ thì để đấy (nhà), chưa di tản kịp nên bây giờ nộp lại. Nếu giải thích theo hướng đó thi tiền nhiều đó không phải ông có từ trước mà tiền mới nhận hối lộ. Ở Việt Nam xài tiền mặt trong nhà không phải là gì cấm kỵ. Hiện giờ chưa có luật mỗi gia đình phải có bao nhiều tiền mặt tại nhà.

Đồng ý với ý kiến Luật sư Thuận, cựu nhà báo Nguyễn Văn Khánh cũng nghĩ rằng thói quen dùng tiền mặt trong các giao dịch cũng như cất giữ của người Việt hiện nay rất phổ biến, tuy nhiên:

Hiện nay các quan chức có nhiều tiền là đương nhiên rồi, vấn đề tham nhũng ở Việt Nam rất trầm trọng. Còn vấn đề giữ tiền trong nhà tôi cho rằng các ông ấy không dám gửi tiền vô các ngân hàng nhà nước, còn các ngân hàng nước ngoài có thể trong tầm tay các ông đấy.

Giải thích rõ hơn nguyên nhân vì sao, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng các quan chức ở Việt Nam bây giờ thuộc tầng lớp thượng lưu, giàu không kém gì các doanh nhân giàu có nên việc có nhiều tiền mặt là điều dễ hiểu:

Thực sự việc giữ tiền mặt, hoặc vàng, đô la, cổ phiếu là những thứ dễ biến thành tiền mặt, độ thanh khoản cao là tập quán ở đâu cũng thế. Ở Việt Nam việc giữ tiền mặt lại càng dễ dàng hơn vì đấy là cách làm cho tung tích đồng tiền khó có thể theo dõi. Nói cách khác, những kẻ tham nhũng và những kẻ rửa tiền đều có điểm chung là thích tiền mặt, vàng, hay những đồ dễ mang và giá trị cao.

Của nổi, của chìm từ tham nhũng!

Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng số tiền hối lộ ông Nguyễn Bắc Son thừa nhận trước tòa chỉ là phần nổi của tảng băng:

Tiền hối lộ mà khai ra như ông Nguyễn Bắc Son thì đó là lần đầu tiên khai ra như thế, thực tế qua những sai phạm mà người ta nghi vấn hoặc người ta đặt vấn đề có nhận hối lộ thì không phải 3 triệu (USD) là lớn đâu, còn những khoản tiền lớn hơn chẳng hạn như qua đất đai, doanh nghiệp công ty này thì số tiền nhận hối lộ gấp nhiều lần, không phải tiền ông Bắc Son nhận là lớn đâu.

Xác nhận thực tế này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng việc nhận hối lộ ở Việt Nam không phải chỉ mới đây mà đã có từ lâu.

Từ thời đổi mới, tức khoảng 25-30 năm trở lại đây thì nó trở nên phổ biến hơn nhiều và quy mô lớn hơn nhiều. Trước kia cũng có nhưng bởi vì cả đất nước nghèo nên sự tham nhũng tương đối cũng là kinh khủng thời đấy, nhưng so với lượng như bây giờ thì thời cách đây 30 năm không gây nên bức xúc như vậy bởi vì nó dễ giấu hơn và không tràn lan nên người ta không để ý lắm.

Vào ngày 26/12 vừa qua, bà Trần Thị Ánh Tuyết, sinh năm 1967 – một nữ Bí thư huyện ủy Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho biết bà bị trộm vào nhà khống chế rồi cướp đi 30 triệu đồng. Số tiền tuy không lớn nhưng dư luận lại tập trung vào hình ảnh ngôi nhà bà được báo chí trong nước đăng tải. Nhiều người dân không khỏi thắc mắc với chức vụ Bí thư Huyện ủy mà bà Tuyết đang đảm nhiệm, bằng cách nào bà có thể xây được căn biệt thự rộng lớn như hình và có cả tài xế riêng.

Chia sẻ trên Facebook cá nhân của mình về thông tin này, một số người dân cho rằng Ban Kiểm tra Trung ương Đảng cần rà soát lại xem bà Tuyết có trốn thuế hay không.

Nhận xét về tình quan chức tham nhũng, nhận hối lộ hiện nay, cựu nhà báo Nguyễn Văn Khánh cho rằng:

Tôi nghĩ rằng từ khi lứa thứ hai của những người cộng sản, tôi không nói thế hệ ban đầu thế nào tôi không biết nhưng từ thế hệ thứ 2 đến thứ 3 trở đi thì việc tham nhũng là việc hiển nhiên của một chế độ đã lỗi thời và không còn phù hợp với cả xu hướng thế giới, càng ngày càng trở nên dã man và man rợ.

RFA

Phạm Nhật Vũ và tiến trình chuyển giao ‘cơ đồ’ cho ‘trọc phú đỏ’

Blog VOA / Trân Văn

Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnam Investment Review

Bản án mà Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm vụ “đưa, nhận hối lộ”, “vi phạm qui định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG – vừa tuyên giống như một tuyên ngôn: Tương lai quốc gia, vận mệnh dân tộc và “cơ đồ” của đảng CSVN đã được đặt vào tay các “trọc phú đỏ”.

***

Phạm Nhật Vũ – người đứng phía sau chính phủ, âm thầm điều khiển nhiều bộ (từ Công an, Kế hoạch Đầu tư đến Thông tin Truyền thông,…) để có thể dễ dàng bán 95% cổ phần của AVG cho Mobifone với giá cao gấp 14 lần giá trị thật, chiếm đoạt của công quỹ 7.000 tỉ đồng – chỉ bị phạt ba năm tù (1).

Cả giới lãnh đạo đảng CSVN lẫn HĐXX Phạm Nhật Vũ đều cho rằng, ông Vũ đáng được… khoan hồng vì ngoài việc chủ động khắc phục hậu quả còn thành khẩn khai báo, khiến các viên chức cao cấp phải “nhận tội”, giúp đảng và hệ thống bảo vệ pháp luật có đủ căn cứ để xét xử vụ án đầu tiên về tham nhũng (2).

Khi khắc họa sự thành tâm và thiện ý của Phạm Nhật Vũ để giải thích cho việc tạo ra – áp dụng “chính sách hình sự đặc biệt” hết sức bất thường (không chỉ luật pháp chưa hề đặt định mà trong thực tế xử lý hình sự cũng chưa bao giờ có tiền lệ) đối với Phạm Nhật Vũ, có một điều mà cả giới lãnh đạo đảng CSVN, lẫn hệ thống bảo vệ pháp luật, hệ thống truyền thông chính thức cùng lờ đi: Phạm Nhật Vũ đã sản xuất như thế nào, kinh doanh ra sao để có đủ năng lực tài chính, chịu đựng cả thiệt đơn lẫn thiệt kép?

Thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG là một trường hợp điển hình, minh họa cho thực trạng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền bị các “doanh nhân” lũng đoạn, thi nhau bán rẻ tài nguyên quốc gia, tước đoạt đủ thứ quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của dân chúng để giao cho một số “doanh nhân”, hỗ trợ những “doanh nhân” này thành các tỉ phú đô la! Không phải ngẫu nhiên mà thiên hạ gọi những “doanh nhân” hối mại quyền thế để “phá sơn lâm, đâm hà bá” giàu có “nứt đố, đổ vách” là “trọc phú đỏ”!

Không phải tự nhiên mà giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam nhiều lần thừa nhận về sự tồn tại và phát triển càng ngày càng nguy hiểm, kể cả cho đảng, của các “nhóm lợi ích” – tập hợp những cá nhân hoặc là viên chức hoặc là “doanh nhân” câu kết với nhau để chia chác tài sản quốc gia, các nguồn lợi xã hội.

Nếu trước đây, việc xử lý một số “nhóm lợi ích” luôn theo khuynh hướng tha những viên chức hữu trách, chỉ “chặt đầu, lột da” các “doanh nhân” thì nay, cách xử lý hình sự Phạm Nhật Vũ trong bản án sơ thẩm xử thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG cho thấy “gió đã đổi chiều”. Khi khối tài sản của các “doanh nhân” là “trọc phú đỏ” càng ngày càng lớn, vai trò của các “trọc phú đỏ” càng ngày càng quan trọng, gánh nặng “trách nhiệm hình sự” được chuyển sang vai các viên chức hữu trách như Nguyễn Bắc Son,…

***

Cần lưu ý thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG vốn đã hoàn tất và “tiền đã trao, cháo đã múc”, tình thế chỉ bị lộn ngược sau khi Phạm Nhật Vũ đột nhiên “tự nguyện” hoàn lại toàn bộ số tiền đã nhận, “thành khẩn khai báo” đã đưa hối lộ 6,2 triệu Mỹ kim cho Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải.

Đó cũng là lý do, tuy Nguyễn Bắc Son bị xem như nghi can hàng đầu trong thương vụ vừa kể, đảng ta vẫn phải tổ chức trao “Huân chương Độc lập hạng Nhì” cho “đồng chí” Son, nhẫn nại chờ đến khi “doanh nhân” Phạm Nhật Vũ quyết định “đổi chủ giữa dòng”, đảng ta mới khởi tố và biến “đồng chí” Son thành “chủ mưu”!

Ai cũng biết tại sao một số “doanh nhân” ở Việt Nam đột nhiên trở thành tỉ phú đô la chỉ trong một thời gian rất ngắn. Khi các “doanh nhân” loại này được hưởng “chính sách hình sự đặc biệt” như Phạm Nhật Vũ, đó chính là sự khuyến khích “đổi chủ giữa dòng” và từ nay, các viên chức hữu trách sẽ trở thành “con tin” của “trọc phú đỏ”.

Bởi tương quan giữa thế và lực của các nhóm trong đảng liên tục thay đổi, qua trường hợp Pham Nhật Vũ, việc “đổi chủ giữa dòng” mở ra một cơ hội mới, khuyến khích các “trọc phú đỏ” chủ động chọn “chủ” để hoán chuyển các “trọng tội” thành những “đại công” giới này sẽ sớm nắm giữ toàn bộ “cơ đồ”.

Giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền rồi hệ thống bảo vệ pháp luật, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đã cũng như đang bảo rằng, áp dụng chính sách hình sự đặc biệt với Phạm Nhật Vũ là cần thiết vì nhờ vậy mà thu hồi được tài sản bị thất thoát do tham nhũng. Đây là một kiểu ngụy biện nguy hiểm!

Nếu thật sự muốn chống tham nhũng và thu hồi tài sản bị tham nhũng, tại sao từ giới lãnh đạo đảng đến giới lãnh đạo nhà nước, quốc hội, chính phủ vẫn gạt bỏ đề nghị đưa “giàu có bất minh” vào bộ luật hình sự theo tinh thần của Công ước Chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc (3)?

Thất bại trong việc đề nghị hình sự hóa “giàu có bất minh” (điều tra – truy cứu trách nhiệm hình sự tất cả những viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản của họ) khi soạn – sửa Luật Hình sự Việt Nam vào các năm 2015, 2017, một số chuyên gia pháp lý tại Việt Nam tiếp tục đề nghị xử lý các viên chức “giàu có bất minh” bằng Luật Phòng – chống tham nhũng như: Định giá phần tài sản mà viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc rồi buộc nộp thuế hoặc tịch thu sung công,… (4).

Tuy nhiên sau ba năm nâng lên, đặt xuống, tất cả những đề nghị xử lý các viên chức “giàu có bất minh” và gian dối khi kê khai tài sản đều bị gạt khỏi Dự luật sửa đổi Luật Phòng – chống tham nhũng khi Quốc hội thông qua dự luật này hồi tháng 11 năm ngoái. Nếu xác định “giàu có bất minh” là tham nhũng, chấp nhận dùng Luật Hình sự xử lý “giàu có bất minh”, chắc chắn hệ thống bảo vệ pháp luật của Việt Nam không cần đến sự “hợp tác” của Phạm Nhật Vũ. Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống truyền thông chính thức cũng không cần phải ca ngợi “thành tâm, thiện ý” của Phạm Nhật Vũ!

***

Nếu ngẫm cho kỹ, bản án sơ thẩm vụ “đưa, nhận hối lộ”, “vi phạm qui định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG chỉ minh định một điều: Sau khi đã cùng nhau bán đủ thứ theo kiểu đại hạ giá, để có thể triệt hạ các “đồng chí” có lợi ích khác biệt với mình, nhằm củng cố quyền lực, những đồng chí đang ở thế thượng phong trong đảng ta tiếp tục bán cả “cơ đồ” của đảng. Đáng lo là “cơ đồ” ấy bao gồm cả vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc!

Chú thích

(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/cuu-chu-tich-avg-pham-nhat-vu-linh-an-3-nam-tu-1165585.html

(2) https://baotintuc.vn/thoi-su/thuong-truc-ban-bi-thu-noi-ve-6-dieu-rut-ra-tu-vu-an-avg-20191227125319379.htm

(3) http://dantri.com.vn/phap-luat/giau-bat-thuong-co-the-bi-tich-thu-tai-san-1386181152.htm

(4) http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/tai-san-khong-ro-nguon-goc-khong-the-mac-nhien-tich-thu-3356195/

Bên trong ‘kim tự tháp’ trên đỉnh núi giá hơn 2 triệu USD

Một ngôi nhà có hình kim tự tháp ở thành phố Malibu (California, Mỹ) đang được rao bán trên thị trường với giá xấp xỉ 2,3 triệu USD.

Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 1 5df921fc71a5ca04ca1fc675.jpg
Ngôi nhà nằm trên đỉnh một ngọn núi ở thành phố Malibu, cao gần 610 m so với mặt nước biển. Năm 2019, chuyên trang bất động sản Zillow ước tính trung bình một ngôi nhà tại Malibu trị giá gần 2,9 triệu USD.
Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 2 5df9221e7f36d0058b60af44.jpg
Ngôi nhà được xây vào năm 1982 bởi 2 kỹ sư, có diện tích khoảng 346 m2, nằm trên một mảnh đất rộng hơn 9.700 m2.
Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 3 5df922f871a5ca05fe5afeea.jpg
Công trình có 2 tầng với không gian sinh hoạt bên trong tương đối rộng rãi. Phòng khách, nhà bếp, 2 phòng ngủ, phòng làm việc, khu vực ăn uống nằm ở tầng 1.
Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 4 5df9229071a5ca05b3085d97.jpg
Phòng khách rộng lớn, thoáng đãng, mang phong cách cởi mở, và được chia thành nhiều khu vực khác nhau. Sàn đá độc đáo tạo điểm nhấn cho căn phòng.
Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 5 5df922ab7f36d00636012a44.jpg
Khu vực ăn uống nhỏ nhắn, được bày biện gọn gàng mà không kém phần tinh tế, trang nhã.
Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 6 5df9232c7f36d006856ec36e.jpg
Phòng làm việc sang trọng với tông màu be chủ đạo cùng ô cửa kính cỡ lớn đem đến cảnh sắc thiên nhiên núi non trập trùng.
Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 7 5df9236271a5ca064f1898a8.jpg
Tầng 1 có một chiếc đồng hồ, lịch mặt trời được đo theo ánh nắng, dựa trên các công thức cổ xưa.
Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 8 5df9239f7f36d006f739ed69.jpg
Phòng ngủ chính thoáng mát nằm ở tầng 2 với những ô cửa sổ đem đến nguồn ánh sáng tự nhiên dồi dào. Căn phòng được trang bị một ban công để gia chủ thoải mái ngắm cảnh.
Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 9 5df9237971a5ca066d6d8756.jpg
Đi kèm với 3 phòng ngủ, ngôi nhà có 3 phòng tắm trang nhã, hiện đại, được trang bị đầy đủ các tiện nghi cần thiết.
Ben trong 'kim tu thap' tren dinh nui gia hon 2 trieu USD hinh anh 10 5df923db7f36d00739060639.jpgKhông gian thư giãn ngoài trời nằm ở sân sau của ngôi nhà, nơi các thành viên trong gia đình có thể tận hưởng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ hay cảnh hoàng hôn rực rỡ.

Minh Đức / Zing

Cuối năm ngồi ngẫm lại cuộc đời: Cứ sống chết vì TIỀN, chúng ta có bao nhiêu ngày thực sự dành cho bản thân?

Cuộc đời con người có thể vì tiền mà “vào sinh ra tử”. Vất vả nửa đời chính là vì mong muốn tích góp nhiều tiền tài, vật chất hơn nữa để có thể nâng chất lượng sinh hoạt lên một độ cao khác. Thế nhưng, đồng thời tiền tài cũng tựa như xiềng xích, lòng tham là nấm mộ chôn vùi bản thân. Chúng ta càng để đồng tiền, danh lợi, vật chất chiếm đoạt bản thân lại càng đánh mất tất cả. Cuối cùng chỉ là công dã tràng, không còn gì trong tay.

Đó chính là lý do mà cổ nhân có câu: “Nhân vị tài tử, điểu vị thực vong”, tức là “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn”. Câu nói này bắt nguồn từ một điển tích xa xưa kể lại rằng:

Thời cổ đại, có một thanh niên tên là A Tam chẳng biết làm gì, chỉ suốt ngày ăn rồi lại nằm, mong chờ cuộc đời không làm mà hưởng, tiền tài từ trên trời rơi xuống.

Một con chim hung ác gần đó biết chuyện, nửa đêm tìm đến nhà A Tam và nói rằng: “Chẳng phải ngươi muốn được giàu có chỉ trong 1 đêm sao? Ta sẽ giúp ngươi.”

A Tam vội vàng hỏi: “Mi chỉ là một con chim thì có thể giúp ta kiểu gì?”.

Con chim hung ác trả lời: “Ở xa ngoài khơi có một hòn đảo, trên đảo toàn là vàng. Chỉ cần mỗi ngày ngươi trả cho ta 1 con dê để ăn no bụng, ta có thể đưa ngươi bay đến đó nhặt vàng về”.

A Tam không cần suy nghĩ gì nhiều đã nhanh chóng đồng ý, leo lên lưng con chim để nó chở mình bay qua núi cao, lướt qua biển rộng, cuối cùng đặt chân tới một hòn đảo được trải vàng óng ánh, dõi mắt nhìn không thấy điểm cuối là đâu. Trước khi thả A Tam xuống, con chim nói: “Ngươi nhất định chỉ được ở lại trên đảo khi màn đêm còn buông xuống. Ngay khi mặt trời vừa lên, chúng ta phải nhanh chóng rời khỏi”.

Nói rồi, nó thả A Tam xuống đất. Tuy nhiên, số vàng khổng lồ trước mắt khiến anh ta quên luôn lời dặn của con chim. Ba lần bảy lượt thúc giục mà A Tam vẫn không chịu đi, thế là con chim lập tức bỏ lại anh ta để bay vút đi. Ngay lúc đó, mặt trời nhô lên, A Tam lập tức bị lửa thiêu cháy.

Về phần con chim, nó tức tối vì đã mất công mất sức bao nhiêu, nhưng kết quả lại không được gì. Thế là đêm xuống, nó lại trở về hòn đảo, lấy thi thể A Tam làm bữa tiệc lớn nhưng vì mải ăn, lần này đến lượt nó quên mất thời gian, cuối cùng rơi vào kết cục không khác gì anh ta vào sáng hôm sau.

Vậy nên người ta mới dùng câu nói “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn” để cảnh tỉnh thế nhân đừng để danh vọng, tiền tài và vật chất che mờ đôi mắt, buông thả ham muốn vô độ, cuối cùng đánh mất chính mình.

Ngày nay, cuộc sống tràn ngập cám dỗ lại càng khiến chúng ta dễ dàng sa ngã, chấp nhận đánh đổi rất nhiều nguyên tắc, quy định và phẩm hạnh chỉ vì một món lợi ích. Vì làm giàu, thương nhân có thể bất chấp thủ đoạn trong cạnh tranh, chỉ tập trung vào lợi nhuận thu về. Khi chữ “Tài” chiếm mất vị trí đầu tiên trong lòng người thì ngũ thường của người quân tử là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín tự nhiên cũng không bị xem nhẹ.

Một người đàn ông trụ cột gia đình thường phải gánh trọng trách kinh tế trên vai, cung cấp và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho cả gia đình. Nếu kiếm được ít, người ta có lý do để coi thường. Tự bản thân người đó cũng sẽ cảm thấy mất mát, tự ti và chua xót chán nản trước cuộc đời. Do đó, áp lực phải làm giàu cũng trở nên nặng nề gấp bội.

Đời xưa đã có câu “Quân tử ái tài”, đời nay cũng chẳng có ai không yêu tiền, không muốn ở nhà đẹp, không muốn đi xe sang, không muốn ăn sung mặc sướng, vinh hoa phú quý đầy nhà. Thế nhưng, nếu cứ một mực nắm giữ những thứ không thuộc về mình, chúng ta sẽ không bao giờ có thể thực sự sở hữu hạnh phúc.

Vàng bạc châu báu chỉ như thêu hoa trên gấm, có thì tốt đẹp, không có cũng chẳng ảnh hưởng gì tới đời sống thực tế của mỗi người. Đôi khi, nếu gạt bỏ lòng tham sang một bên, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình có thể dễ dàng thỏa mãn hơn nhiều. Nhà chỉ cần đủ để ở, không cần quá xa hoa. Xe chỉ cần đủ để di chuyển, không cần quá đắt tiền. Của cải chỉ cần đủ dùng trang trải cuộc sống và có một khoản tiết kiệm, không cần sở hữu quá nhiều số 0 “nằm ngủ” trong tài khoản ngân hàng.

Giàu hay nghèo thì chúng ta vẫn sống, vẫn có tư cách để được hạnh phúc với chính hiện tại của mình. Cuộc sống có vô vàn cách sống, quan trọng nhất là được sống cho chính bản thân, cho những người xung quanh, cảm nhận sự thỏa mãn từ đáy lòng.

Mỗi người chỉ có 1 cuộc đời để sống. Khoảng thời gian mất đi đều không thể lấy lại được. Vì vậy, tại sao không hưởng thụ cuộc sống của chính mình, tìm kiếm những điều bản thân yêu thích và thoải mái nhất? Trên con đường tương lai, có thể chúng ta còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Do đó, hãy học cách tận hưởng và sống cho vui vẻ ngay tại thời điểm này. Đó mới là cuộc sống có thể khiến bạn hạnh phúc.

Dù có mù quáng theo đuổi tiền tài vật chất, công danh lợi lộc, nhan sắc vóng dáng hay bất cứ thứ gì khác, mục tiêu cuối cùng mà chúng ta tìm kiếm cả đời vẫn chỉ là hai chữ “hạnh phúc”. Đôi khi, chúng ta vẫn luôn có được nó, chỉ là không biết trân trọng mà thôi. Khi được làm điều bạn thích là tự do, thích điều bạn làm chính là hạnh phúc.

Đừng vì những giá trị phù hoa hư vinh phù du của đời người mà đánh mất giá trị cốt lõi của bản thân. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ cũng không thể bằng một khoảng không tĩnh lặng, an yên cho riêng mình. Đừng như con chim hung ác hay A Tam tham lam trong câu chuyện kể trên, chỉ vì cái lợi ích trước mắt mà đánh mất cả sinh mạng của mình. Sống ở đời, đánh mất bản thân thì có khác gì đánh mất sinh mạng?

Dương Mộc / Trithuctre

Quan hệ bạo lực của huyền thoại phim ‘Bố già’ và người vợ cả bí ẩn

 

Tác giả Sarah Broughton đã đi sâu tìm hiểu câu chuyện đằng sau những bê bối của ngôi sao Hollywood Anna Kashfi, người vợ đầu tiên của ‘Bố già’ Marlon Brando.

Có cơ duyên gặp gỡ và trò chuyện trực tiếp với nữ diễn viên Anna Kashfi đã giúp Sarah viết nên cuốn sách Brando’s Bride. Trong đó, Sarah đã khắc họa con đường Kashfi trở thành ngôi sao, cuộc hôn nhân đầy sóng gió của bà với biểu tượng Hollywood Marlon Brando, sự đổ vỡ tai tiếng và những năm cuối đời ẩn dật. Bà Kashfi đã qua đời năm 2015 ở tuổi 80.

Quan he bao luc cua huyen thoai phim ‘Bo gia’ va nguoi vo ca bi an hinh anh 1 bradno-bride.jpg
Cuốn sách đã được ra mắt tháng 6 năm nay. Ảnh: Fox News.

Chia sẻ về cuốn sách với Fox News, Sarah cho biết: “Tôi tìm kiếm thông tin về bà và gửi thư cho bà. Nhưng tôi đã không nhận được bất kì phản hồi nào. Sau đó, tôi viết thư cho bà ấy một lần nữa và bày tỏ rằng tôi sẽ đến và gõ cửa nhà bà ấy vì tôi muốn có cơ hội chia sẻ câu chuyện của bà”.

Sarah nhớ lại: “Tôi tưởng rằng ​​sẽ không nhận được phản hồi nào. Bạn phải biết người phụ nữ này dường như không thích nói chuyện với tôi. Nhưng sau đó bà ấy đã đáp lại tôi. Khi tôi bước vào nhà, những lá thư của tôi được đặt trên bàn. Chúng tôi đã dành ba ngày chỉ để trò chuyện”.

Duyên nợ với Marlon Brando

Kashfi, sinh ra ở Darjeeling, Ấn Độ, từng chia sẻ với cây viết Hedda Hopper rằng bà được một giám đốc của Paramount phát hiện ra tại một bữa tiệc ở London khi mới 18. Kashfi sau đó đã thành danh với nhiều bộ phim như The Mountain năm 1956 (đóng cùng Spencer Tracy) và Battle Hymn năm 1957 (đóng cùng Rock Hudson).

Quan he bao luc cua huyen thoai phim ‘Bo gia’ va nguoi vo ca bi an hinh anh 2 GettyImages-176686544.jpg
Anna Kashfi đã gây dựng được sự nghiệp diễn xuất cho riêng mình. Ảnh: Archive Photos/Getty Images.

Và cũng chính tại studio của Paramount, Kashfi đã lọt vào mắt xanh của Brando, một trong những ngôi sao lớn của Hollywood thời bấy giờ. Brando đã giành được giải Oscar đầu tiên của ông với bộ phim On the Waterfront năm 1954.

Tác giả Sarah chia sẻ: “Tôi nghĩ họ đã kết hôn vì bà ấy có thai. Vào thời điểm đó, vẫn rất tai tiếng khi một người phụ nữ có con mà không kết hôn. Và điều đó cũng gây tai tiếng cho ông ấy khi không kết hôn với mẹ đứa con của mình. Ông ấy đã nói với bạn bè rằng ông không nghĩ cuộc hôn nhân sẽ kéo dài. Nhưng ông ấy thực sự muốn có một đứa con, vì vậy ông ấy để mọi việc diễn ra”. Năm 1958, cặp vợ chồng chào đón con trai đầu lòng Christian Brando.

Quan he bao luc cua huyen thoai phim ‘Bo gia’ va nguoi vo ca bi an hinh anh 3 GettyImages-515024170.jpg
Quyền nuôi dưỡng Christian Brando khiến mối quan hệ của Kashfi và Brando càng thêm bế tắc. Ảnh: Getty.

Tác giả cũng cho biết trong suốt cuộc hôn nhân hai năm với Kashfi, Brando vẫn có quan hệ với những người phụ nữ khác. Và đúng như điều Brando luôn nghĩ, họ li thân vào năm 1958 và li dị năm 1959.

Nhưng những rắc rối của cuộc hôn nhân chưa kết thúc khi cả hai đều muốn giành quyền nuôi con trai. Theo tờ New York Times, cuộc chiến giành quyền nuôi con kéo dài gần 15 năm với nhiều lần ra tòa. Cả hai còn cáo buộc nhau có hành vi bạo lực gia đình. Tại một phiên tòa, Kashfi thậm chí đã tát Brando ngay trước sự sững sờ của các phóng viên và nhiếp ảnh gia.

Quan he bao luc cua huyen thoai phim ‘Bo gia’ va nguoi vo ca bi an hinh anh 4 GettyImages-515025272.jpg
Kashfi từng tát Brando ngay khi rời phòng xử. Ảnh: Getty.

Sarah cho biết: “Cuộc chiến giành quyền nuôi con của họ được ghi lại chi tiết trên báo chí. Họ bị chụp lại khi cãi nhau tại trường học và có thái độ cực đoan với nhau. Kashfi nói trước tòa rằng bà đã đột nhập vào nhà Brando và đập chiếc bàn của ông. Vào một dịp khác, Brando đột nhập vào phòng khách sạn nơi bà đang ở cùng con trai và đưa con của họ đi. Cả hai đều biện minh cho hành vi của mình. Ông ấy không cảm thấy Kashfi có thể mang đến một ngôi nhà cho con trai của họ. Còn bà ấy cảm thấy có một ‘cuộc diễu hành’ của những người phụ nữ ra vào nhà Brando – điều cách xa cuộc sống gia đình mà bà muốn dành cho con trai. Họ rất khó có mối quan hệ bình tĩnh. Cả hai từng tát vào mặt nhau. Điều đó rất đáng trách. Họ không giấu giếm điều đó”.

Bà Kashfi cũng đã chia sẻ với Sarah rằng dù biết bản tính của Brando, bà ấy từng cố gắng cứu vãn cuộc hôn nhân của họ. “Có những lúc, Anna nghĩ rằng họ có một mối quan hệ thực sự say đắm. Nhưng bà ấy không thể đối mặt với tất cả những người phụ nữ khác”. Bà cũng thường chịu cảnh chăm con một mình khi ông ấy đi chơi với những người phụ nữ khác. Theo Sarah, phải mất vài ngày để Brando nhìn thấy con trai mình sau khi Kashfi sinh.

Nỗi đau mất con và những năm cuối đời ẩn dật

Còn người con trai của họ đã có một cuộc sống khó khăn. Theo tờ New York Times, Christian ở tù 5 năm sau khi nhận tội ngộ sát vào năm 1990 vì giết bạn trai của em gái cùng cha khác mẹ. Vào năm 2005, vợ cũ của Christian, Deborah Brando đã kiện anh ta vì bạo lực gia đình. Cô tuyên bố rằng sau cuộc hôn nhân năm 2004, Christian liên tục đánh đập cô và đe dọa sẽ giết cô. Còn Christian phản đối, cho rằng Deborah đã đột nhập vào nhà và đánh anh ta vì muốn hủy bỏ cuộc hôn nhân chỉ sau 10 tuần trao nhau lời thề. Vụ kiện này đã được giải quyết bằng những điều khoản được giữ kín.

Christian qua đời năm 2008 ở tuổi 49 vì viêm phổi. Tác giả Sarah cho biết cái chết của Christan đã tác động sâu sắc đến Kashfi: “Bà ấy cực kì yêu quý con trai mình. Bà đã nói về anh ta rất nhiều và anh ta là tất cả đối với bà. Bà không có gì ngoài những kỷ niệm đẹp khi nuôi lớn Christian. Bà vẫn xem anh ta là cậu bé của mình. Tôi nghĩ những ký ức đó đã mang lại cho bà ấy sự bình yên, sau tất cả những gì bà ấy phải chịu đựng”.

Quan he bao luc cua huyen thoai phim ‘Bo gia’ va nguoi vo ca bi an hinh anh 5 Anna-author.jpg
Tác giả Sarah trong cuộc trò chuyện với bà Kashfi. Ảnh: Sarah Broughton.

Vụ li hôn của Kashfi và Brando hoàn tất vào năm 1960. Năm 1974, Kashfi kết hôn với giám đốc điều hành ngành điện tử James Hannaford. Ông James qua đời năm 1986. Còn Brando tiếp tục kết hôn thêm hai lần nữa trước khi qua đời năm 2004 ở tuổi 80 vì suy tim.

Sarah hi vọng rằng cuốn sách sẽ vẽ nên một bức tranh mới về người vợ đầu của Brando, làm sáng tỏ những cay đắng mà bà phải chịu đựng. Sarah bày tỏ: “Đã có rất nhiều thông tin sai lệch được viết về bà ấy trong những năm qua. Bà ấy là người đã sống sót. Và tôi hy vọng lần này mọi người sẽ tự nhìn thấy điều đó”.

Minh Hoa / Sách hay / Zing

Vượt Singapore và nhiều thành phố lớn khác, TP. Hồ Chí Minh lot top 3 nơi đáng sống trên thế giới

Vượt Singapore và nhiều thành phố lớn khác, TP. Hồ Chí Minh lot top 3 nơi đáng sống trên thế giới

InterNations đã công bố 30 thành phố tốt nhất để sống, làm việc và kết bạn vào năm 2020. TP. Hồ Chí Minh được xếp thứ 3 trong danh sách này, sau TP. Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) và thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia).

Đây là kết quả thu được sau khi InterNations thực hiện khảo sát 20.000 người để bình chọn và xếp hạng.

TP. Hồ Chí Minh được đứng thứ 3 nhờ vào việc hầu hết người nước ngoài cho rằng chi phí sinh hoạt tương tương đối thấp và họ dễ dàng tìm được nhà. Thành phố này cũng đứng thứ 3 trên thế giới ở góc độ thân thiện. Dù  vậy, một số người đã phàn nàn về chất lượng môi trường khi đường phố bẩn, quản lý rác thải chưa tốt. Giao thông cũng là một khía cạnh mang đến sự không hài lòng cho người nước ngoài sinh sống tại đây.

Đứng đầu bảng xếp hạng là TP. Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc). Nơi đây nổi tiếng với chi phí sinh hoạt thấp và ẩm thực phong phú. Người nước ngoài đồng thời đánh giá cao sự thân thiện của người dân địa phương Đài Loan, cũng như chất lượng chăm sóc sức khoẻ, sự an toàn và triển vọng nghề nghiệp. Khó khăn, bất tiện được người khảo sát chỉ ra ở đây chính là ngôn ngữ.

Là thành phố đứng thứ 2 trong danh sách nơi tốt nhất để sống, Kuala Lumpur (Malaysia) được đánh giá cao về ấm thực, văn hoá địa phương độc đáo và người nước ngoài dễ dàng giao tiếp bằng tiếng Anh. Chi phí sinh hoạt cũng được xem là phù hợp và người nước ngoài có thể dễ dàng đi du lịch khắp châu Á từ Malaysia.

Tuy nhiên, InterNations cho biết người được khảo sát nói rằng triển vọng công việc cho người nước ngoài ở đây khá khó khăn. Chính phủ Malaysia đặt ra các hạn chế về việc làm đối với công dân nước ngoài để bảo vệ lực lượng lao động nội địa.

Các vị trí tiếp theo trong top 10 thuộc về Singapore (thứ 4), Montreal – Canada (thứ 5), Lisbon – Bồ Đào Nha (thứ 6), Barcelona – Tây Ban Nha (thứ 7), Zug – Thụy Sĩ (thứ 8), The Hague – Hà Lan (thứ 9) và Basel – Thụy Sĩ (thứ 10).

Hà Thư / Theo Trí thức tre