4 bức hình Việt Nam trong top ảnh toàn cảnh đẹp nhất

Bến thuyền Tam Cốc, đêm Hội An, vũ điệu lưới Hòn Yến và ruộng bậc thang mâm xôi được giới thiệu tại cuộc thi ảnh quốc tế EPSON 2019

4 bức hình Việt Nam trong top ảnh toàn cảnh đẹp nhất

Tác phẩm “Bến thuyền hoa” của tác giả Trần Minh Dũng (TP HCM) chụp vào tháng 5 tại Tam Cốc, Ninh Bình đạt giải Ba thể loại Kiến trúc và Môi trường xây dựng, hạng mục Mở rộng (không phân biệt trình độ người tham dự).
Epson International Pano Awards là cuộc thi ảnh toàn cảnh quy mô lớn trên thế giới, sáng lập bởi nhiếp ảnh gia Australia David Evans. Đây là năm thứ 10 cuộc thi được tổ chức, thu hút gần 5.000 tác phẩm dự thi của 1.258 tay máy đến từ 72 quốc gia và vùng lãnh thổ.

4 bức hình Việt Nam trong top ảnh toàn cảnh đẹp nhất

Bức ảnh “Hội An về đêm” chụp tháng 6 của tác giả Trần Minh Dũng vào top 39 trên 50 ảnh đẹp thể loại Kiến trúc và Môi trường xây dựng, hạng mục Mở rộng. Tại mỗi thể loại và hạng mục tương ứng, ban tổ chức giới thiệu 50 bức ảnh đẹp nhất trên trang web.

4 bức hình Việt Nam trong top ảnh toàn cảnh đẹp nhất

“Ruộng bậc thang mâm xôi” chụp vào cuối tháng 9/2018 của tác giả Nguyễn Ngọc Thiện (TP HCM) đứng thứ 5 thể loại Kiến trúc và Môi trường xây dựng, hạng mục Nghiệp dư.

4 bức hình Việt Nam trong top ảnh toàn cảnh đẹp nhất

Tác phẩm “Vũ điệu của lưới” do tác giả Nguyễn Ngọc Thiện chụp vào tháng 7 tại Hòn Yến, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Bức ảnh vào top 41 thể loại Kiến trúc và Môi trường xây dựng, hạng mục Nghiệp dư.

4 bức hình Việt Nam trong top ảnh toàn cảnh đẹp nhất

Tác phẩm “Dragonfire” (Lửa rồng) của nữ tác giả Australia Mieke Boynton đạt giải thưởng chung cuộc, đồng thời giành giải nhất thể loại Thiên nhiên và Phong cảnh, hạng mục Mở rộng. Bức ảnh chụp những khoáng chất lưu huỳnh và sắt từ núi hòa lẫn vào dòng chảy của một dòng sông băng tại Iceland.

4 bức hình Việt Nam trong top ảnh toàn cảnh đẹp nhất

Bức ảnh “Thác nước” của tác giả Carlos F. Turienzo chụp tại quần đảo Lofoten, Na Uy đạt giải nhất thể loại ảnh Thiên nhiên và Phong cảnh, hạng mục Nghiệp dư.

4 bức hình Việt Nam trong top ảnh toàn cảnh đẹp nhất

“Dancing Mangroves” (tạm dịch Vũ điệu rừng ngập mặn) của tác giả Wong Choon Keat vào top 5 ảnh đẹp thể loại Thiên nhiên và Phong cảnh, hạng mục Nghiệp dư.

4 bức hình Việt Nam trong top ảnh toàn cảnh đẹp nhất

Tác phẩm “Cotton Candy Hill” (Đồi kẹo bông) của tay máy Andy Wu xếp thứ 7 thể loại Thiên nhiên và Phong cảnh, hạng mục Nghiệp dư.

4 bức hình Việt Nam trong top ảnh toàn cảnh đẹp nhất

“Dunes of Socotra” (Những đồi cát ở Socotra), chụp bởi tác giả Marsel Van Oosten đứng thứ 7 thể loại Thiên nhiên và Phong cảnh, hạng mục Mở rộng.

4 bức hình Việt Nam trong top ảnh toàn cảnh đẹp nhất

Tác phẩm “The Veins of a Tree” (Những mạch máu của cây) của tác giả Tim Shield xếp thứ 8 tại thể loại Thiên nhiên và Phong cảnh, hạng mục Mở rộng.

4 bức hình Việt Nam trong top ảnh toàn cảnh đẹp nhất

Tác phẩm “Life in Complex Ii” (Cuộc sống ở khu phức hợp Ii), chụp bởi tác giả Daniel Bonte. Bức ảnh đứng thứ 22 thể loại Kiến trúc và Môi trường xây dựng, hạng mục Mở rộng.

4 bức hình Việt Nam trong top ảnh toàn cảnh đẹp nhất

Tác phẩm “Winters Delight” (Niềm hân hoan trong những mùa đông) của tác giả Rowena English xếp thứ 47, thuộc thể loại Kiến trúc và Môi trường xây dựng, hạng mục Nghiệp dư.

Huỳnh Phương (Theo The Atlantic)

29 câu nói kinh điển đáng suy ngẫm của thủ tướng Anh Winston Churchill: Bạn không đối mặt với hiện thực, hiện thực sẽ đối mặt với bạn

Winston Leonard Spencer-Churchill (30/11/1874-24/1/1965) là một nhà chính trị người Anh, nổi tiếng nhất với cương vị Thủ tướng Anh trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông từng là một người lính, nhà báo, tác giả, họa sĩ và chính trị gia. Churchill, nói chung, được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử Anh. Ông là Thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và là người đầu tiên được công nhận là Công dân danh dự Hoa Kỳ.

29 câu nói kinh điển đáng suy ngẫm của thủ tướng Anh Winston Churchill: Bạn không đối mặt với hiện thực, hiện thực sẽ đối mặt với bạn - Ảnh 1.

Winston Churchill

Dưới đây là 29 câu nói kinh điển rất đáng suy ngẫm của ông:

2. Thành công là đi hết từ thất bại này tới thất bại khác mà vẫn không đánh mất nhiệt huyết.

3. Người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong nguy cơ, người bi quan nhìn thấy nguy cơ trong mỗi cơ hội.

4. Tiếp tục kiên cường, không phải vì chúng ta thực sự mạnh mẽ, mà đó là bởi chúng ta không còn lựa chọn nào khác.

5. Đừng thử đi làm điều mà bạn thích, hãy thích điều mà bạn đang làm.

6. Khi ngẫm lại tất cả những phiền não, tôi đã nhớ lại câu chuyện về một người già, trước khi mất, ông nói: phiền não trong cuộc sống có rất nhiều, nhưng phần lớn những chuyện chúng ta lo lắng lại chẳng bao giờ xảy ra.

7. Nếu bạn cứ dừng lại ném đá vào mỗi con chó đang sủa với bạn, vậy thì bạn mãi mãi sẽ không bao giờ tới được đích.

8. Bạn không đối mặt với hiện thực, hiện thực sự sẽ đối mặt với bạn.

9. Thành công không phải là đích, thất bại cũng không phải là kết thúc, chỉ có dũng khí mới là vĩnh hằng.

10. Nâng cao cần tới sự thay đổi, còn muốn hướng tới sự hoàn mỹ, bạn phải không ngừng thay đổi.

29 câu nói kinh điển đáng suy ngẫm của thủ tướng Anh Winston Churchill: Bạn không đối mặt với hiện thực, hiện thực sẽ đối mặt với bạn - Ảnh 2.

11. Bạn muốn nếm thử mùi vị của một dũng sĩ vậy thì phải giống như một dũng sĩ, lấy hết dũng khí đi hành động, lúc này mọi sự sợ hãi trong bạn mới được sự dũng mãnh quả cảm thay thế.

12. Nếu cứ lưỡng lự, vướng víu giữa quá khứ và hiện tại, chúng ta sẽ mất đi tương lai.

13. Mức độ tức giận của một người về một chuyện nào đó cho thấy giá trị của người đó.

14. Bạn quay lại nhìn càng xa, thì nhìn về phía trước càng xa.

15. Không có bạn bè vĩnh cửu, không có kẻ địch vĩnh hằng, chỉ có lợi ích là trường sinh bất lão.

16. Con diều bay ngược chiều gió chứ không phải thuận chiều gió mà bay.

17. Nếu hôm nay không làm được cái gì đó nhiều hơn hôm qua, vậy thì ngày mai còn có ý nghĩa gì.

18. Tôi không có đường, nhưng tôi biết phương hướng tiến về phía trước.

19. Một trong những cái giá vĩ đại nhất chính là trách nhiệm.

20. Không ngừng nỗ lực không phải sức mạnh hay trí tuệ, mà là chìa khóa mở ra tiềm năng.

29 câu nói kinh điển đáng suy ngẫm của thủ tướng Anh Winston Churchill: Bạn không đối mặt với hiện thực, hiện thực sẽ đối mặt với bạn - Ảnh 3.

21. Mục đích của chúng ta là gì? Là thắng lợi! Bất chấp mọi giá để đạt được thắng lợi!

22. Tinh thần đáng quý nhất của một người đó là không sợ hãi.

23. Vĩnh viễn không được, không được, không được từ bỏ.

24. Đời người tốt nhất là nên có cho mình một niềm vui chính đáng nào đó, dù không giàu có thì cũng vui vẻ.

25. Nếu chẳng may có rơi xuống địa ngục, hãy cứ bước về phía trước.

26. Trên thế giới này có hai việc khiến chúng ta bất lực nhất, một là bức tường quay về phía mình, hai là người phụ nữ quay về hướng khác.

27. Để có được hạnh phúc thực sự, tránh những rắc rối và căng thẳng quá mức, tất cả chúng ta nên có cho mình một vài sở thích.

28. Con người luôn vào một thời gian không thích hợp bị đẩy vào một vị trí không thích hợp rồi đi làm một việc đúng đắn.

29. Khi chúng ta quỳ xuống, những nhà lãnh đạo vĩ đại sẽ được sinh ra. Khi chúng ta không biết phản kháng, nô lệ sẽ được sinh ra. Khi chúng ta không biết hoài nghi, những kẻ lừa đảo sẽ xuất hiện. Khi chúng ta quá nuông chiều, những kẻ cầm thú sẽ được sinh ra.

Theo Karen / Trí thức trẻ

Đà Nẵng, nơi những “con kền kền” ăn trên xác người (Kỳ 5)

Quế Hương

Tiếp theo kỳ 1 — kỳ 2 — kỳ 3 và kỳ 4

Từ Bệnh viện Phụ nữ của vợ Lê Thị Quý…

Quay trở lại Bệnh viện Phụ nữ, nơi giết chết hai sản phụ và làm hôn mê một sản phụ khác, nơi mà ĐBQH “kền kền” Ngô Thị Kim Yến đang ra sức “bảo kê”. Nguyễn Bá Thanh lập Hội Bảo trợ Phụ nữ nghèo và Trẻ em bất hạnh, theo mô hình của TP HCM vào ngày 8/11/2002, tất nhiên Thanh là Chủ tịch Hội.

Ấp ủ giấc mơ quyên tiền của thiên hạ, xây BV cho vợ mình cai quản ở trong tầm tay. Bệnh viện Phụ nữ khánh thành ngày 19/5/2009, kinh phí 90 tỷ đồng, hầu hết tài sản của BV Phụ nữ đang quản lý, sử dụng như đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị y tế… đều là tiền dân góp, cộng với tiền ngân sách do Hội Bảo trợ mua sắm, đứng tên chủ sở hữu. Thế là Hội lập ra Cty TNHH MTV Bệnh viện Phụ nữ, do Nguyễn Thị Vân Lan làm chủ tịch HĐTV.

Theo báo cáo số 2989 ký ngày 16/12/2016 của Sở Tài chính TP, cho thấy, năm 2008, UBND TP ứng từ ngân sách 35 tỷ đồng để xây bệnh viện. Năm 2010, Trần Văn Minh mới hợp thức hoá bằng Quyết định 9198/QĐ-UBND cấp 35 tỷ cho Hội Bảo trợ.

Giai đoạn 2007-2008, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP ép mỗi hộ dân góp ít nhất 50.000 VNĐ, mỗi hội viên phụ nữ góp 100.000 VNĐ để xây dựng bệnh viện. Tổng số tiền góp được là 39,6 tỷ. Còn các tập đoàn, công ty, ngân hàng, tổ chức từ thiện… thì nhiều lắm, riêng Vinacapital đã ủng hộ 1 triệu đô la, theo hồ sơ chúng tôi có được.

Sau khi “kền kền” Vân Lan “kiếm” được một khách sạn 7 tầng trên đường Trần Phú và hai căn biệt thự ven biển trị giá hàng trăm tỷ, bà ta xin thôi chủ tịch Hội Bảo trợ. Huỳnh Văn Hoa, cựu Bí thư các cơ quan Dân chính Đảng, lên thay. Nếu ỏi ông về tài chính đầu tư bệnh viện ra sao? Ông ta chịu, không biết, vì không có hồ sơ bàn giao.

Mang tiếng “Bệnh viện phụ nữ nghèo” nhưng giá dịch vụ y tế hầu hết đều cao hơn từ 10 đến 20 lần so với giá dịch vụ ở bệnh viện công lập và cao gấp 2 lần so với Bệnh viện tư nhân Tâm Trí, Hoàn Mỹ. Và bệnh nhân vào đây, không thể là dân nghèo.

Thông tư liên bộ số 08 ngày 5/6/2007 của Bộ Nội vụ và Bộ Y tế, thì bệnh viện này có 50 giường hạng II, tương ứng khoảng 55-71 lao động, nhưng Lê Thị Kim Quý tuyển 105 người. Lương họ lãnh cao ngất ngưỡng, người thấp nhất 10 triệu, có người lương cao khoảng 50-60 triệu.

Theo các bác sĩ từng cộng tác ở đây, lãnh ròng là không đếm xuể. Số tiền này vào túi ai? Túi cô y tá Nông trường sông Kôn, Quảng Nam ngày nào, Lê Thị Quý chứ còn ai khác.

Nguyễn Thị Vân Lan và Lê Thị Quý. Photo Courtesy

Hốt bạc, được miễn thuế hoàn toàn. Vậy mà biên bản làm việc ngày 28/12/2016 của Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Tài chính TP chủ trì, có nội dung:

– Năm 2009 và 2010, bệnh viện lỗ hơn 6,9 tỷ.

– Từ năm 2013 đến 2015, bệnh viện chỉ lãi… 2,4 tỷ (!)

Bù lãi sang lỗ đến 31/12/2015 còn lỗ hơn 5,2 tỷ đồng.

Lê Thị Quý còn chỉ đạo lập quỹ “khấu hao tài sản” hàng tỷ đồng, trong khi quy định của Bộ Tài chính thì, tài sản cố định của nhà nước cấp, không cần quỹ khấu hao.

Tài sản của nhà nước, của dân, bỗng chốc rơi vao tay gia đình Nguyễn Bá Thanh.

BV Phụ nữ đến nay đã “thuê mướn” ba đời Giám đốc. Tiến sĩ Phan Gia Anh Bảo, người được Nguyễn Bá Thanh cho 2 lô đất, Lê Thị Quý trả lương 60 triệu/tháng, cũng không chịu được tính khí gia trưởng, áp đặt và can thiệp vô lối… của bà Quý, nên xin bỏ bệnh viện mà đi.

Giám đốc thứ hai là bác sĩ Võ Xuân Phúc và người thứ ba mới đến năm 2019 là Phạm Chí Kông, cũng vậy.

Đến Bệnh viện Ung thư của chồng Nguyễn Bá Thanh

Sau khi lo cho vợ có “cơ ngơi” ổn định, hái ra tiền, là BV Phụ nữ, Nguyễn Bá Thanh tính tiếp công việc cho mình khi nghỉ hưu với cái chức Chủ tịch Hội “Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh”. Gọi tắc là Hội Bảo trợ.

Nguyễn Bá Thanh bắt đầu “đánh” vào lòng trắc ẩn của nhân dân và sự cả tin của những lãnh đạo cấp cao, bằng thư kêu gọi xây dựng Bệnh viện Ung thư cho khu vực miền Trung. Nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức thiện nguyện trong và ngoài nước ồ ạt ủng hộ tiền và trang thiết bị. Trung ương cũng nghĩ đây là mô hình BV nhà nước, nên sẵn sàng cho kinh phí.

Như vậy kinh phí xây dựng bệnh viện từ nhiều nguồn, gồm: ngân sách, trái phiếu Chính phủ và đóng góp của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các hộ dân đóng góp trước đó.

Ngày khánh thành 19/01/2013, có nhiều Uỷ viên Trung ương tham dự. Điều bất ngờ là BV không trực thuộc Sở Y tế quản lý. Nguyễn Bá Thanh giao BV về Hội Bảo trợ quản lý. BV từ tiền của nhà nước và nhân dân, BV ngày nào tuyên truyền “từ thiện” cho người bệnh ung thư miền Trung, nay trở thành Cty TNHH MTV do tư nhân quản lý, với ngành nghề kinh doanh là hoạt động bệnh viện, dịch vụ y tế, theo Luật doanh nghiệp.

Nguyễn Bá Thanh, Trần Văn Minh, Nguyễn Thị Kim Tiến… ngày khánh thành BV. Photo Courtesy

Chủ tịch HĐQT Công ty là bà Nguyễn Thị Vân Lan. Bà Lan sinh 17/9/1950, quê Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam. Bà Lan từng học cao cấp chính trị đảng Cộng sản, ĐBQH khoá 11, Ủy viên Ủy ban đối ngoại QH; cựu Ủy viên BTV Thành uỷ, chủ tịch Hội LHPN Đà Nẵng. Vân Lan là “tay hòm chìa khoá” số 1 của Nguyễn Bá Thanh.

Ngày 2/7/2014 Sở Tài chính báo cáo tổng kinh phí xây dựng công trình + thiết bị là 1.305 tỷ.

– Ngày 8/7/2014, Tờ trình của UBND TP cho biết, kinh phí xây dựng BV từ ngân sách trung ương và địa phương là 1.104,9 tỷ.

– Ngày 01/6/2015, Báo cáo số 1012 của Sở KH-ĐT gửi UBND TP lại đưa ra con số khác: Tổng mức đầu tư BV là 1.448 tỷ đồng, trong đó, nguồn vận động từ các tổ chức, nhân dân góp là 95 tỷ 570 triệu, còn lại 1.352 tỷ 430 triệu là do ngân sách nhà nước rót.

– Ngày 01/6/2015, báo cáo của Hội bảo trợ Phụ nữ và trẻ em cho thấy: tổng vốn đầu tư là 1.596 tỷ 822 triệu VNĐ. Tổ chức và nhân dân góp 505 tỷ 036 triệu; ngân sách rót 1.091 tỷ 785 triệu.
Những con số mập mờ và không ai giám sát. Tiền ngân sách chi ra, mà không ai nắm rõ, thật vô lý và khôi hài.

Hoạt động từ 19/01/2013, BV báo cáo kinh doanh năm 2013 lỗ 26 tỷ, năm 2014 lỗ 20 tỷ. Trong khi đó, mỗi năm, ngân sách TP chi cho bệnh viên 20 tỷ để trả lương cho đội ngũ y bác sĩ và quản lý.

  • Ngày 21/5/2015, Hội Bảo trợ báo cáo TP, suốt 12 năm (từ 8/11/2002) thành lập Hội, quỹ tiền kêu gọi được là 279 tỷ.
  • Ngày 01/6/2015, Hội lại báo cáo là số tiền kêu gọi được cho BV Ung thư là 504 tỷ 600 triệu VNĐ.

Báo cáo cho biết:

– Doanh thu năm 2014 là 110 tỷ 155 triệu (có một báo cáo khác ghi 113 tỷ 886 triệu). Tổng chi hết 130 tỷ 155 triệu. Thiếu đúng bằng số tiền 20 tỷ của TP hỗ trợ.

Mô hình BV không giống ai, tài chính nhập nhằng, mập mờ, không minh bạch… là hiện trạng nhức nhối dư luận xã hội. Nhân dân phẫn nộ, ngân sách TP “hỗ trợ” BV tư nhân lại càng sai luật. Thu hồi BV về cho nhà nước, thì gặp phản ứng quyết liệt của “kền kền” Nguyễn Thị Vân Lan và bộ sậu trong Hội Bảo trợ của bà ta.

Trước sức ép của dư luận xã hội, chịu hết nổi, ngày 15/8/2015, UBND TP ra quyết định số 5898/QĐ-UBND sẽ công lập hoá, đổi tên thành BV Ung bướu từ ngày 1/9/2015 và tiếp nhận nguyên trạng tổ chức bộ máy, người lao động, trụ sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính, tài sản của Bệnh viện Ung thư từ Hội Bảo trợ và giao về Sở Y tế quản lý.

Thông báo số 208/TB-VP ngày 20/8/2015 của Văn phòng UBND Thành phố, trong đó có nội dung chấm dứt hoạt động của Công ty TNHH MTV Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng. Chủ tịch TP đề nghị Hội Bảo trợ giao cho UBND TP 47 sổ đỏ của 47 lô đất, mà Hội Bảo trợ đã chi 37 tỷ VNĐ để mua.

Theo báo cáo của Giám đốc Sở Tài Chính, số tiền các “mạnh thường quân” trong và ngoài nước tài trợ cho BV qua tài khoản của Hội Bảo trợ, còn chưa chuyển sang BV là 187 tỷ. Tiền tại tài khoản BV là 40 tỷ đồng. Hội Bảo trợ chỉ nộp lại cho Sở Tài chính 147 tỷ. Còn BV thì không nộp lại.

Ngày 31/8/2015, một ngày trước khi giao BV cho nhà nước, GĐ Bệnh viện Trịnh Lương Trân (cựu GĐ Sở Y tế) đã ký chuyển 37 tỷ 200 triệu VND cho Ngân hàng Liên Việt, nội dung “trả lại tiền tài trợ”.

Người ta cho vô điều kiện, sao không xài lại trả? Sau này bị khởi tố, “kền kền” Trân khai với Cơ quan CA, rằng do Nguyễn Thị Vân Lan, chủ tịch Hội Bảo trợ, chỉ đạo. Ý kiến của bà Nguyễn Thị Hường (cựu Bí thư đảng uỷ, GĐ sở Tài chính) chủ tịch HĐQT Cty MTV Bệnh viện Ung thư cũng nhất trí. Trân bèn chỉ đạo Hồ Thị Diễm Phương, kế toán trưởng BV, cũng là “bồ nhí” của Nguyễn Bá Thanh, chuyển tiền trả Ngân hàng.

Con số 37 tỷ mà bọn chúng xem như ổ bánh mì, không cần dùng thì ném trả. Mà tiền ngân hàng tư nhân, cho bệnh nhân ung thư, có cho bọn chúng đâu. Thì ra, những “con kền kền” không ăn được, cũng không muốn con khác mới đến, xơi mồi.

BV Ung thư và phiếu trả lại tiền cho Ngân hàng

***

Dư luận nhân dân Đà Nẵng kêu gọi “con kền kền” Lê Thị Quý nên từ bỏ lòng tham, trả BV Phụ nữ về cho dân, giao UBND TP quản lý. Các cấp chính quyền Đà Nẵng cũng phải mạnh tay ra quyết định thu hồi, như đã thu hồi BV Ung thư, trả nó về công lập và chịu sự giám sát đồng bộ của ngành y tế và chế tài của pháp luật. Có như thế, những cái chết oan nghiệt của phụ nữ thai sản như vừa qua, mới thôi xảy ra.

Chúng tôi chỉ chuyển tải một phần nhỏ, những thông tin có được từ đồng bào, những người đóng BHXH và BHYT, về bọn người khoác áo blouse nhưng đã bán mình cho quỷ sứ. Nhiệm vụ “giăng lưới” những “con kền kền” là trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra, của Thanh tra và cơ quan CA… chứ không phải của người cầm bút. Có như thế, may ra, chúng mới không còn ăn trên những… xác người, và những công dân vô tội mới không còn phải trải qua những cái chết “đúng quy trình”.

Câu chuyện về “lũ kền kền” trong ngành y tế Đà Nẵng, ở Hội Bảo trợ Phụ nữ nghèo và Trẻ em bất hạnh, ở “Thần tượng” Nguyễn Bá Thanh và gia đình, sẽ không bao giờ kể hết trong phạm vi những bài báo. Chỉ riêng với “Thánh Ba”, ai có lương tri cũng đã đủ giật mình, kinh sợ. Thủ đoạn mị dân thâm hậu đến tuyệt chiêu, mưu sự độc ác và khát máu, tham lam và dục vọng không bến bờ… Dùng quyền lực để sắp xếp cả ngàn đệ tử dưới quyền, răn đe, đối phó, khủng bố, ăn trên mồ hôi, nước mắt và cả máu của những người dân lao động vốn nghèo khổ, khốn cùng.

Ra tay tàn bạo với ai chống lại mình, thu phục hàng trăm cây bút “lưu manh” ngợi ca, tuyên truyền, xây kịch bản nâng bi và vẽ cho ra một bức “chân dung thần tượng” là tận cùng của khốn nạn.

Kỳ thị tôn giáo, lôi kéo cả bậc chân tu trụ trì Linh Ứng tự, phải đắc tội với Trời, Phật khi tiếp tay cho mình rửa tiền qua cửa thiền môn… như “lãnh chúa miền Trung” đã làm, là điều đất Trời không dung thứ.

Thần tượng là ca sĩ, nghệ sĩ, chính trị gia… nhiều lắm. Hàng ngàn nam thanh nữ tú có thể dầm mưa để đón “thần tượng” ca sĩ, diễn viên điện ảnh của mình xuống sân bay, cũng gấp trăm lần con số như thế, sẽ khóc ngon lành khi “thần tượng” bỗng nhiên chết.

Tội ác như Dung Hà, Năm Cam cũng có người thần tượng. Dân lao động TP HCM cũng từng thần tượng Bí thư thành uỷ Đinh La Thăng.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Trung tướng AH LLVT Phan Văn Vĩnh… ăn không chừa thứ gì, bảo kê tội phạm, cũng khối kẻ một thời thần tượng.

Một cục gạch vô tri sần sùi rơi ra từ hố xí, ai lỡ nhìn cũng thấy buồn nôn, ghê sợ. Nếu đem nó ra ven đường, nơi ngã ba, ngã tư, thắp vài cây nhang, mọi người đi qua, lại khép nép, cúi đầu. Bạn che tạm thêm cho cục gạch một miếu thờ, khối người đến kính cẩn, nghiêng mình sụp lạy. Nếu được những cây bút “lưu manh” bịa ra lai lịch “cục gạch” ra sao? Đến từ đâu? Nó giúp ích cho đời, nó thần bí, linh nghiệm thế nào, rồi đưa lên mặt báo, bảo đảm khách ba miền Bắc – Trung – Nam sẽ đổ về hành hương và cúng dâng tiền công đức.

“Thần tượng” ở đất nước này, dạng đó, nhiều lắm. Nó lừa bịp được cả đám đông cuồng tín, dại khờ, lú lẫn và ngu muội.

Tiếng Dân

Lật tẩy âm mưu trong 15 văn kiện bí mật

Đỗ Ngà

29-11-2019

Ảnh: internet

Cái nguy hiểm trong mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là họ không quan hệ với nhau cấp nhà nước mà họ quan hệ với nhau giữa 2 đảng. Trên thế giới, không có mối quan hệ giữa các quốc gia nào quái đản như mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc.

Để cho dễ hiểu thì chúng ta xem đảng là con buôn, còn đất nước và nhân dân là hàng hóa. Thì mối quan hệ giữa ĐCS Việt Nam và ĐCS Trung Quốc là mối quan hệ giữa các con buôn với nhau về số phận của món hàng trao đổi. Từ Cổ chí kim, khi các chủ buôn nô lệ trao đổi với nhau thì món hàng (nô lệ) đó không được phép biết nội dung trao đổi giữa bọn con buôn với nhau. Chỉ khi nào nô lệ được tảo tay và bị đẩy vào các nơi mà họ bị khai thác như súc vật thì nô lệ mới hiểu ra.

Còn nhớ, ngày 12 tháng 1 năm 2017 ông Nguyễn Phú Trọng lúc đó là Tổng Bí Thư sang Trung Quốc gặp Tập Cận Bình ký 15 văn kiện. 15 văn kiện này chỉ được báo chí liệt kê tiêu đề chứ nhân dân không hề biết được nội dung của nó là gì. 15 tiêu đề văn kiện đó, mọi người có thể xem bài “Việt Nam – Trung Quốc ký kết 15 văn kiện hợp tác quan trọng” được đăng trên báo Dân Trí ngày 13 tháng 1 năm 2017.

Vì nội dung bí mật nên chúng ta cần phải theo dõi giữa 2 đảng họ làm gì sau khi kí. Và đến nay, sau 2 năm nhìn lại chúng ta đã thấy gì? Chúng ta đã thấy số phận đất nước đang bị chuyển giao rõ ràng. Sau đây, tôi xin trích một số văn kiện điển hình trong 15 văn kiện bí mật đó để chứng minh rằng, lộ trình bán nước là rất rõ ràng.

Đầu tiên là cái thỏa thuận thứ nhất trong 15 văn kiện là hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nói về vấn đề ĐCS Việt Nam cử cán bộ sang Trung Quốc học tập thì chúng ta không cần phải liệt kê, ta chỉ cần đánh từ khóa “cử cán bộ sang trung quốc học tập” thì sẽ có ngay 15 triệu kết quả, tha hồ mà xem.

Vậy câu hỏi đặt ra là, những cán bộ sang Trung Quốc học tập rất nhiều như thế, trong khi quan chức nào cũng tham quyền cố vị thì làm sao đủ chỗ trống mà bố trí cho những đứa con cưng được cho đi học từ Trung Quốc trở về? Câu trả lời là chính chiến dịch “đốt lò” của ông Nguyễn Phú Trọng đã tạo ra chỗ trống. Về mặt mị dân thì “đốt lò” là chống tiêu cực, nhưng về âm mưu sâu xa thì đó chính là diệt phe cánh đối địch để tạo chỗ trống cho những người tập huấn từ Trung Quốc trám vào nhằm tạo một bộ máy theo Tàu thuần nhất.

Thỏa thuận thứ 3 trong 15 văn kiện mật chính là công thư trao đổi về việc hỗ trợ kỹ thuật lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Như ta biết, hiện nay Việt Nam đang xúc tiến xây dựng tuyến đường này. Điều đáng nói là tuyến đường sắt này nằm trong dự án “hai con đường, một vành đai”. Mà chúng ta biết, dựa án “hai con đường, một vành đai” và 3 dự án đặc khu chính là một dự án trong trong đại dự án “một vành đai một con đường” do Tập Cận Bình đưa ra.

Theo báo chí CS cho biết, để xây tuyến đường sắt này, CS Việt Nam sẽ phải vay Trung Quốc 100.000 tỷ đồng tương đương 4,34 tỷ đô la. Nói toạc móng heo ra là ĐCS Việt Nam vay Trung Quốc 4,34 tỷ đô để làm đường sắt cho Trung Quốc dùng. Nếu đây không phải hành động bán rẻ đất nước này thì là hành động gì? Rõ ràng ĐCS Việt Nam đã đem đất nước này phục vụ cho Trung Quốc.

Thỏa thuận thứ tư trong 15 văn kiện bí mật này là một thỏa thuận về quân sự. Đó là tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đến năm 2025. Điều mà chúng ta thấy là lực lượng vũ trang của Trung Quốc luôn lấn tới nhưng quân đội của CS Việt Nam chỉ có im lặng nhường

Chính sách 3 không mà ĐCS Việt Nam đã theo đuổi trước đây nhìn có vẻ như là chính sách của ĐCS Việt Nam, nhưng nếu phân tích kỹ thì không phải vậy. Vì sao? Vì không ai ngu xuẩn đến mức ra chính sách tự trói thân mình cả. “Chính sách 3 không” chính là 3 sợi dây đã trói ĐCS Việt Nam trở nên bất động trước ĐCS Trung Quốc.

Cho nên từ đó, ta có thể khẳng định “chính sách 3 không” là chính sách do ĐCS Trung Quốc đề ra và buộc ĐCS Việt Nam phải thi hành mà thôi. Nói đúng hơn ĐCS Trung Quốc quẳng 3 sợi dây thừng bảo ĐCS Việt Nam rằng “Đây! Mi hãy tự trói cho ta xem”, và vì hèn nhát, ĐCS Việt Nam đã răm rắp nghe theo. Khi đã trói ĐCS Việt Nam thật chặt bằng 3 sợi dây, thì hôm nay ĐCS Trung Quốc lại quẳng thêm sợi dây thừng nữa và bảo “3 sợi còn lỏng lẻo lắm. Đây! Tao đưa thêm một sợi nữa, mi tự trói thêm vào cho ta xem!”. Và thế là chính sách 3 không trước đây giờ trở thành chính sách 4 không: “Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”.

Thỏa thuận thứ 9 trong 15 văn kiện bí mật kia chính là kế hoạch hợp tác Du lịch Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2017-2019. Nói là “hợp tác du lịch”, nhưng qua quan sát ta thấy ẩn đằng sau đó một âm mưu dọn đường cho người Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Cụ thể là chiều ngày 25 tháng 11 năm 2019, Quốc Hội CS Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua luật cho phép “người nước ngoài” được miễn visa ở các “khu kinh tế ven biển có sân bay quốc tế”. Rõ ràng đây là cách nói tránh, thực chất là chấp nhận cho người Trung Quốc tự do đến các đặc khu kinh tế mà thôi.

Ba đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có là 3 vị trí trọng yếu có ý nghĩa chiến lược về mặt quân sự. Điều đáng nói là ĐCS Việt Nam đã chọn đúng 3 vị trí nằm ngay huyệt đạo hiểm trên cơ thể dải đất hình chữ S để giao Tàu. Nếu bạn có tử huyệt, bạn có giao nó cho kẻ thù nắm không? Chắc chắn là không.

Để chọn được đúng 3 huyệt đạo này thì ĐCS Việt Nam phải cử người sang Trung Quốc “học hỏi” (từ “học hỏi” trong trường hợp này mang ý nghĩa là một hình thức nhận chỉ thị trá hình) để về Việt Nam áp dụng. Không có một nhà nước của dân nào mà tự dâng tử huyệt của đất nước mình cho kẻ thù ngàn năm nắm giữ, ngoại trừ chính quyền đó đã âm thầm bán đứng giang sơn cho ngoại bang.

Thỏa thuận cuối cùng mà tôi muốn nói đó là thỏa thuận thứ 13. Đó chính là bản ghi nhớ về việc hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề “Sức lôi cuốn của Việt Nam – sức lôi cuốn của Trung Quốc” giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Và ngay sau đó, năm 2018 phim Điệp Vụ Biển Đỏ có cảnh tàu tuần tra hải quân Trung Quốc ở biển Nam Hải (cách Bắc Kinh gọi Biển Đông) trục xuất tàu lạ nước ngoài khỏi vùng biển xung quanh “quần đảo Nam Sa” mà Việt Nam gọi là Trường Sa.

Chưa hết, đến năm 2019 thì cơ quan kiểm duyệt cho phim hoạt hình “Everest – Người Tuyết Bé Nhỏ” trong đó có hình ảnh đường lưỡi bò đã được ra rạp. Khi chúng ta xem lại tiêu đề văn kiện thứ 13 trong 15 văn kiện bí mật kia chúng ta mới giật mình, thì ra những bộ phim lọt qua kiểm duyệt không phải là sai lầm mà là sự thỏa thuận giữa 2 đảng đã được 2 người đứng đầu của 2 ĐCS đã ký với nhau rồi. Đó hoàn toàn không phải nhầm lẫn.

Đó chỉ mới 5 văn kiện trong 15 văn kiện bí mật mà Nguyễn Phú Trọng đã ký với tập Cận Bình cách đây hơn 2 năm. Còn 10 văn kiện bí mật còn lại chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy nó được ĐCS Việt Nam thực hiện ráo riết. Với CS, để đánh giá âm mưu của họ, chúng ta không thể tách một sự kiện đơn lẻ mà phải xâu chuỗi lại. Khi ta xâu chuỗi lại để theo dõi lộ trình ĐCS Việt Nam đang thực hiện thì dù cho nội dung có bí mật cỡ nào chúng.

Không có sự nhầm lẫn hay sai lầm nào cả, mà tất cả là những lộ trình bán nước được che đậy khéo léo bằng đủ thứ hỏa mù mà thôi. Chỉ có thức tỉnh mới giải quyết, còn nếu vô cảm thì hết cách.

@ Tiếng Dân.

Không phải vô tình kính Cybertruck ‘toang’, Tesla bắt đặt cọc 100 USD và không chi tiền quảng cáo: Tất cả đều thuộc tính toán của Elon Musk, giúp thu về 250.000 đơn đặt hàng dễ như ‘ăn kẹo’!

Giáo sư Meyvis của Đại học Stern cho biết chương trình đặt hàng trước là một chiến lược marketing lâu đời có tên gọi “kẹt chân trong cửa” và Tesla đã thực hiện rất tốt nghệ thuật đó.

Thứ 5 tuần trước (21/11), dân tình vẫn chưa biết “mặt mũi” chiếc Cybertruck của Tesla trông như thế nào nhưng chỉ chưa đầy một tuần sau, đã có tới hơn 250.000 người trả 100 USD để đặt cọc cho sản phẩm này.

Tuy sự cố cửa kính được quảng cáo là có khả năng chống đạn của Cybertruck vỡ toang trên sân khấu khiến giá cổ phiếu Tesla sụt giảm nhưng và không ít người chê bai thiết kế thiếu tính thẩm mỹ của chiếc xe này nhưng một sự thật không thể phủ nhận là nó đã trở thành một hiện tượng viral trên internet và mạng xã hội.

Một số người dùng mạng xã hội còn cho rằng sự cố cửa kính Cybertruck là “thuyết âm mưu” của Elon Musk, giúp chiếc xe nhận được nhiều sự chú ý hơn. Cho dù điều đó đúng hay không thì vị tỷ phú đã đạt phần nào được mục tiêu của mình.

Không phải vô tình kính Cybertruck ‘toang’, Tesla bắt đặt cọc 100 USD và không chi tiền quảng cáo: Tất cả đều thuộc tính toán của Elon Musk, giúp thu về 250.000 đơn đặt hàng dễ như ăn kẹo! - Ảnh 1.

Người dùng mạng nghi sự cố kính vỡ là “thuyết âm mưu” của Elon Musk.

Hai ngày sau khi ra mắt Cybertruck, CEO của Tesla, tỷ phú Elon Musk khoe trên Twitter rằng họ đã nhận được hàng trăm nghìn đơn đặt hàng mà không cần tốn một xu quảng cáo hay tài trợ nào.

Những người làm marketing (marketer) chuyên nghiệp đều ao ước một sự tiếp cận như vậy với khách hàng của mình. Để tìm hiểu thêm, Business Insider đã tìm đến một số chuyên gia marketing từ các trường đại học có tiếng để phân tích trường hợp của Cybertruck.

Các giáo sư nói rằng khó ai trên thế giới có thể bắt chước sự táo bạo của Elon Musk. Mặc dù vậy, họ đã đưa ra một số lời khuyên mà những người kinh doanh và marketer có thể tham khảo.

Có “tín đồ” thực sựGiáo sư Toubia của Đại học Kinh doanh Columbia nhận xét: “Tìm nhìn ‘điên rồ’ của Musk thu hút lượng lớn sự chú ý của giới truyền thông, điều mà rất nhiều CEO và doanh nhân khác không làm được. Một số báo cáo còn gọi chiến thuật kinh doanh của Musk là chiến thuật của một nhà lãnh đạo giáo phái”.

Ngoài lợi thế về truyền thông, Tesla còn sở hữu một lợi thế chính so với hầu hết công ty khác: Những khách hàng tự nhận mình là “tín đồ thực sự”. Các tín đồ trung thành này đã tham gia vào một số cuộc thử nghiệm tính năng mới và sẵn sàng trả trước tiền mặt để đặt cọc sản phẩm mới của hãng.

Không phải vô tình kính Cybertruck ‘toang’, Tesla bắt đặt cọc 100 USD và không chi tiền quảng cáo: Tất cả đều thuộc tính toán của Elon Musk, giúp thu về 250.000 đơn đặt hàng dễ như ăn kẹo! - Ảnh 2.

Elon Musk, nhà sáng lập và CEO của Tesla.

Ngành công nghiệp ô tô vốn có chi phí cao, tỷ suất lợi nhuận thấp và sự biến động không ngừng, khiến đây trở thành một ngành đầy thách thức. Nhưng rõ ràng là Musk thường khá xem nhẹ góc độ kinh doanh thông thường. Thay vào đó, ông có tham vọng lớn hơn.

Toubia nói: “Anh ấy thức sự là một trong số ít những doanh nhân luôn cố gắng giải quyết các vấn đề lớn mà mọi người phải đối mặt. Sứ mệnh đó đã tạo được tiếng vang tốt với một nhóm người nhất định và thúc đẩy sự phát triển của Tesla”.

Mới đây, tài khoản chính thức của cảnh sát Dubai đã đăng tải hình ảnh một chiếc Cybertruck có phối họa tiết màu trắng xanh đặc trưng của đội cảnh sát tuần tra Dubai và cho biết họ sẽ bổ sung nó vào “biệt đội” xe tuần toàn siêu xe của mình. Như vậy, có thể thấy không chỉ người dùng thông thường mà ngay cả cơ quan cảnh sát cũng đã trở thành “tín đồ” của Tesla.

Không phải vô tình kính Cybertruck ‘toang’, Tesla bắt đặt cọc 100 USD và không chi tiền quảng cáo: Tất cả đều thuộc tính toán của Elon Musk, giúp thu về 250.000 đơn đặt hàng dễ như ăn kẹo! - Ảnh 3.

Thông báo của cảnh sát Dubai trên Twitter.

Tạo ra sản phẩm có dấu ấn riêng

Tesla có sở trường tạo ra những sản phẩm có thể nói lên rất nhiều điều về chính mình. Giáo sư Reibstein của Đại học Wharton nói: “Điều họ làm không phải là những điều chỉnh nhỏ mà là thứ tuyệt vời hơn thế. Vậy nên mới có chuyện họ tạo ra dòng sản phẩm khi đứng gần với nhau sẽ thành Tesla Model S/3/X/Y (sexy – gợi cảm).

Không phải vô tình kính Cybertruck ‘toang’, Tesla bắt đặt cọc 100 USD và không chi tiền quảng cáo: Tất cả đều thuộc tính toán của Elon Musk, giúp thu về 250.000 đơn đặt hàng dễ như ăn kẹo! - Ảnh 4.

Xe của Tesla “s3xy” đấy chứ!

Tất nhiên, sản phẩm mới phải tốt hơn so với lựa chọn hiện có và đủ hấp dẫn thì mọi người mới nói về nó nhiều được. Thay vì nói: ‘Tôi đã bỏ 69.000 USD để mua chiếc Cybertruck, người ta sẽ thích thú hơn khi khoe rằng: ‘Tôi chỉ mất 100 USD đặt cọc và thậm chí còn có thể lấy lại số tiền đó!’. Sự phản hồi liên tục của khách hàng cho phép Tesla điều chỉnh sản phẩm để phù hợp với nhu cầu thị trường nhanh hơn hầu hết các nhà sản xuất ô tô khác”.

Thông báo thay vì quảng cáo

Một cách mà Tesla sử dụng để kết nối tốt hơn với khách hàng là thông báo như sự kiện ra mắt Cybertruck. Theo quan điểm của Reibstein, phương tiện truyền thông chắc chắn đem lại lợi ích nhất định nhưng hữu ích hơn là hiệu quả từ nghiên cứu thị trường mà Tesla thu được với mỗi đơn đặt hàng trước.

Giáo sư Meyvis của Đại học Stern cho biết chương trình đặt hàng trước là một chiến lược marketing lâu đời có tên gọi “kẹt chân trong cửa”. Theo đó, khi một người nhận được yêu cầu nhỏ và chấp nhận thực hiện, người đó sẽ dễ dàng chấp nhận những yêu cầu lớn hơn được đưa ra tiếp theo.

Không phải vô tình kính Cybertruck ‘toang’, Tesla bắt đặt cọc 100 USD và không chi tiền quảng cáo: Tất cả đều thuộc tính toán của Elon Musk, giúp thu về 250.000 đơn đặt hàng dễ như ăn kẹo! - Ảnh 5.

“Kẹt chân trong cửa” là một chiến lược marketing đã có từ lâu.

Sau khi Tesla giới thiệu ba phiên bản Cybertruck, khách hàng nhanh chóng hướng về bản hai và ba động cơ so với một động cơ. Qua đó, công ty phần nào nắm bắt được sự quan tâm của khách hàng trước khi sản xuất với số lượng lớn.

Tất nhiên, Tesla luôn có thể hỏi trực tiếp xem khách hàng của mình muốn phiên bản nào nhưng theo Meyvis, các cuộc khảo sát nghiên cứu thị trường không phải lúc nào cũng là thước đo nhu cầu đáng tin cậy.

Điểm khác biệt so với khảo sát thị trường thông thường là khách hàng phải đặt cọc, dù chỉ là 100 USD để đặt trước Cybertruck. Đối với Toubia, những tín đồ này đã trở thành người “đồng sáng tạo” ra sản phẩm mới và giúp chúng phát triển trên thị trường.

Chi phí ẩn giấu

Chỉ vì Musk nói rằng Tesla không chi tiêu cho quảng cáo hay tài trợ không có nghĩa là chiến lược của vị tỷ phú không tốn kém theo những cách khác. Toubia cho biết chi phí dài hạn để nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng rất khó định lượng và có thể là một cách tiếp cận tốn thời gian để xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.

Vì sao nhiều con bò không những không chết mà còn sống khỏe mạnh nhờ bị đục lỗ ngay trên cơ thể?

Theo Gia Vũ / Trí thức trẻ

Tự do hay là chết

tu doCuộc biểu tình Hồng Kông đã trở thành “điểm nóng” trên bản đồ thế giới, nhưng có khá đông người Việt lại tỏ ra thờ ơ và bình luận vô tâm. Phải chăng người Hồng Kong “ngớ ngẩn”, “rảnh rỗi” đi “đập phá”, “biểu tình” như số đông người Việt đang mặc định?

Sau 22 năm trở về với “đất mẹ”, Hồng Kông trở thành miền đất nhuốm máu của bạo lực và giết chóc, nhưng người Hồng Kông vẫn xuống đường biểu tình. Không phải họ không biết sợ hãi hay không trân quý mạng sống của mình. Hơn ai hết người Hồng Kông hiểu rằng, sau bao năm tạo dựng nên Hương Cảng Tự do và Thịnh vượng, trách nhiệm mỗi người trong số họ là phải bảo vệ bằng được thành quả đó.

Bình minh hay hoàng hôn?

Ngày 19/11 là ngày tuyển Việt Nam viết tiếp giấc mơ dự World Cup trong trận lượt về gặp Thái Lan. Ngay sau khi trận đấu vừa kết thúc, mạng xã hội ngập tràn lời ca ngợi dành cho các cầu thủ Việt, cũng như không quên thóa mạ trọng tài người Oman. Trong “cơn mưa” chỉ trích trọng tài Ahmed Al-Kaf, hẳn cư dân mạng quên mất chỉ vài giờ trước đó, họ đã vui mừng chào đón khi ông tới Việt Nam. Từ Nam chí Bắc, từ ngõ hẻm ra đường cái, từ trà đá vỉa hè cho tới cà phê máy lạnh, tất cả đều hoan ca sức trẻ bền bỉ của đội bóng quê nhà. Có điều, chẳng mấy ai bình luận gì về cuộc biểu tình ở Hồng Kông…

(Ảnh minh họa: Shutterstock)

Ngày 19/11 cũng là ngày thứ ba liên tiếp cảnh sát bao vây trường Đại học Bách khoa Hồng Kông (PolyU), kiểm soát mọi lối ra vào, nơi còn khoảng 100-200 SV bị mắc kẹt được cho là đang suy kiệt, thiếu thực phẩm và nước uống. PolyU đã trở thành “cứ điểm” cuối cùng của phong trào phản kháng – nơi có cuộc đối đầu không cân sức giữa một bên là SV Hồng Kông quyết bảo vệ nền tự do, dân chủ với một bên là lực lượng hắc cảnh tuân theo lệnh Bắc Kinh.

Đó là cuộc so kè của vũ khí thô sơ cung tên gậy gộc với dàn vũ khí giết người hiện đại. Đó cũng là nơi mà người dân Hồng Kông thể hiện tình đoàn kết nhất khi hàng nghìn người giữa đêm tối ùn ùn tiến về nơi đang diễn ra trận chiến tối hậu. Họ tạo thành một chiến tuyến bọc lót, yểm trợ cho những người trẻ đang trụ lại tại PolyU.

(Ảnh: Shutterstock)

Bên cạnh nhiều người có tâm trên toàn thế giới quan ngại về tương lai u ám của Hồng Kông, lo lắng trước các hành động trấn áp của chính quyền Hồng Kông, và lo cho số phận của rất nhiều người biểu tình đã bị bắt, bị nhận diện và đang bị vây hãm tại PolyU, thì vẫn còn nhiều người Việt tỏ ra bàng quan với các bình luận dửng dưng như: “Rảnh thế?”; “Rỗi hơi”, “Dửng mỡ”, “Ngu xuẩn”, “Không có việc gì làm hay sao?”, “Chuyện người ta thì người ta lo”; “Xa xôi thế can hệ gì đến mình”. 

Hồng Kông quả là quá xa xôi không hẳn vì khoảng cách địa lý, mà là về khoảng cách duy ý chí giữa người Việt và người Hồng Kông. Người Hồng Kông từ nhỏ đã được dạy về quyền công dân, về các công ước quốc tế, về các giá trị tự do dân chủ cũng như họ được dạy cách biết chia sẻ, biết tổ chức các buổi mít tinh ủng hộ người dân các nước không may bị thiên tai dịch họa. Họ biết phản biện trước đúng – sai và hiểu rõ vai trò trách nhiệm công dân của mình.

Các bạn học sinh trung học Hồng Kông xuống đường tạo thành chuỗi người phản đối Dự luật Dẫn độ. (Ảnh: Shutterstock)

Còn người Việt từ nhỏ đã được dạy phải biết ngoan ngoãn, nghe lời, phục tùng trong một nền giáo dục nhồi nhét, xa rời các giá trị của đời sống trực quan. Họ chăm lướt Facebook, lười đọc sách, cập nhật như chớp mọi trào lưu sống gấp, yêu thử, quan tâm tới các tin “hot” showbiz, tin giật gân và vô cảm trước những biến động thời cuộc.

Vì thế mà nhiều người Việt cho rằng người Hồng Kông “rỗi việc”, “ngớ ngẩn”, “đang yên đang lành tự dưng đi biểu tình, đập phá làm chi để bị bắt bớ cầm tù”. Dưới một clip cảnh sát Hồng Kông xịt hơi cay vào một phụ nữ có thai dù cô này chỉ là người đi đường, không phải là người biểu tình, thì vẫn có người bảo “có bầu không ở nhà, ra đường chi cho bị xịt hơi cay”…

Hồng Kông – một vị thế đặc biệt

Từ lâu, Hồng Kông đã trở thành một cảng giao thương bận rộn nhất và là một trong ba trung tâm tài chính lớn nhất trên thế giới. Hồng Kông cũng là nơi tập trung số lượng tỷ phú, triệu phú cao hơn so với bất kỳ thành phố nào trên thế giới. GDP bình quân đầu người của Hồng Kông (44.000 đôla/năm) cao hơn 4 lần so với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc (xấp xỉ 10.000 đôla/năm).

Hồng Kông tự hào có hệ thống giáo dục, kinh tế, và pháp lý hoàn toàn khác biệt với Trung Quốc Đại lục. Người Hồng Kông vẫn tiếp tục duy trì các di sản của Vương quốc Anh như nhà nước pháp quyền, chính phủ cởi mở, cùng các quyền tự do dân sự và báo chí. Lãnh thổ này cũng được biết đến là nơi “đất lành chim đậu” của những người di cư và những người bất đồng chính kiến ​​chạy trốn khỏi sự bất ổn, nghèo đói và đàn áp dưới sự cai trị của ĐCSTQ.

Với dân số 7,2 triệu người, sinh sống trên một diện tích chật hẹp chiếm khoảng 25% trong tổng diện tích 1.104 km2, người Hồng Kông “khờ dại” dành tới 75% diện tích lãnh thổ cho không gian cây xanh, trong đó 40% diện tích dành cho công viên tự nhiên và 35% cho các khu bảo tồn thiên nhiên. Hồng Kông cũng giữ nguyên vẹn bản sắc văn hoá truyền thống với số lượng nhiều không kể xiết các chùa chiền, đền thờ, miếu mạo và di tích văn hoá lịch sử.

Đức Phật hữu tình hay vô tình?
Tượng Thiên Đàn Đại Phật tại Hồng Kông (Ảnh: Pixabay, Public Domain)

Hồng Kông được xếp thứ 5 trong Top 10 thành phố tốt nhất cho du học sinh trên thế giới với nhiều trường đại học nổi tiếng, có mức sống cao và chi phí sinh hoạt thấp. Trong top 50 trường ĐH tốt nhất thế giới, Hồng Kông sở hữu 3 trường gồm ĐH Hồng Kông, ĐH Khoa học và Kỹ thuật Hồng Kông và ĐH Trung Văn Hồng Kông.

Người Hồng Kông hơn ai hết hiểu được rằng, sau bao năm tạo dựng nên xứ cảng tự do và thịnh vượng, trách nhiệm của họ là phải bảo vệ thành quả đó. Vì vậy, người Hồng Kông không hề “ngớ ngẩn” và “rỗi hơi”.

Thông điệp đẹp đẽ của người Hồng Kông

Tối ngày 19/11, khi hầu hết người Việt hướng mọi sự chú ý tới SVĐ Mỹ Đình thì cùng thời điểm ấy tại Hồng Kông, phóng viên hãng AP nhìn thấy một thiếu niên dáng vẻ gầy gò lững thững đi bộ một mình trong khuôn viên hoang vắng của PolyU.

Cậu không tiết lộ tuổi chính xác, nhưng cho biết dưới 18 tuổi. Cậu chỉ ăn hai cái bánh quy cho cả ngày và ngủ khoảng 10 giờ trong 3 ngày kể từ khi cậu đến PolyU vào ngày 17/11. Cậu ở tuyến đầu, nghĩa là trực diện với vòi rồng và hơi cay của cảnh sát khi “vũ khí” chống đỡ duy nhất chỉ là chiếc dù mỏng manh. Cứ sau mỗi cuộc tấn công bằng vòi rồng, cậu lại chạy vào trường xối nước, thay quần áo và trở lại cho “trận chiến” tiếp theo.

Người biểu tình Hồng Kông (Ảnh: HKFP)

Trả lời phóng viên AP, cậu nói rằng muốn chiến đấu cho đến khi Chính phủ Hồng Kông đáp ứng đủ 5 yêu cầu: “Ngay cả khi bạn bị bắt hoặc chết, thì bạn cũng đã cố gắng hết sức và không hối tiếc”. Câu trả lời này là của một người chỉ đang ở tuổi vị thành niên. Trong cuộc chiến giành quyền được sống đúng với nhân phẩm của mình, người Hồng Kông đã cho thế giới thấy sự quả cảm cũng như tính nhân bản trong cuộc đấu tranh của họ. Những người trẻ Hồng Kông đã để lại di thư hay còn gọi là ‘Những lá thư cuối cùng’ trước khi xuống đường biểu tình:

“Tôi 22 tuổi và đây là lá thư cuối cùng của tôi. Tôi sợ rằng mình sẽ chết và không được gặp mọi người nữa. Nhưng tôi không thể không xuống đường…”. 

“Ba mẹ ơi, khi ba mẹ thấy bức thư này, có lẽ con đã bị bắt hoặc đã chết. Con luôn cố gắng hết sức để xứng đáng với kỳ vọng của ba mẹ trong học hành và trong công việc. Nhưng hơn tất cả con muốn trở thành người có lương tri. Không đớn hèn sống nhục. Sẽ là nói dối nếu nói rằng không sợ. Nhưng chúng con sẽ không bỏ cuộc…”. 

Người ta đã tìm thấy những dòng thư cuối cùng của sinh viên PolyU viết vào ngày 18/11/2019: “Chúng tôi sẽ ở lại đến giây phút cuối cùng. Chúng tôi là nhân chứng cho thấy PolyU bị đẩy vào vực thẳm như thế nào. Cho chúng tôi tự do hay cho chúng tôi cái chết. Chúng tôi không sợ bị bắt giữ hay bị giết chết. Vì lịch sử sẽ chứng minh chúng tôi vô tội”. 

Đại học Bách Khoa Hồng Kông chìm trong lửa

Giữa lằn ranh sinh – tử, những người con Hương Cảng vốn “sướng từ trong trứng nước” vì lẽ gì mà chẳng sợ tra tấn, tù đày, chẳng tiếc sinh mạng của mình? Có bao nhiêu người trẻ Hồng Kông đã bỏ mạng vì lý tưởng tự do, hòa bình và thịnh vượng của quê hương mình? Có Tự Do nào mà lại không phải trả phí?

Ở tuổi 21, sinh viên Chow đã từng nghĩ mình sắp chết chỉ vài phút sau khi bị cảnh sát bắn đạn thật gây chấn động ở Sai Wan Ho ngày 11/11 đã nói rằng: “Mọi người có thể bị giết bởi đạn, nhưng niềm tin thì không thể chết, niềm tin được truyền lại, và một lần vượt qua là không thể trở lại”. Lão Tử từng nói: “Nếu dân không sợ chết, dọa họ chết có ích gì”.

Nhìn cách người Hồng Kông hy sinh cho nhau và cách họ xả thân vì thành phố của họ, mới cảm nhận được mục đích cao cả trong việc làm của họ. Họ là những nhân viên y tế trẻ tuổi lao vào giữa hiểm nguy để sơ cứu người biểu tình, là người đầu bếp can trường bất chấp đe dọa của cảnh sát một mực ở lại PolyU để lo bữa ăn cho SV, là cậu bé 11 tuổi trốn mẹ xuống đường ủng hộ người biểu tình đòi dân chủ, nhân quyền…

Anh đầu bếp tự nguyện vào PolyU để nấu ăn cho sinh viên đã dẫn phóng viên Epoch Times đi tìm một nhóm sinh viên mất tích. Toàn bộ tòa nhà lúc đó không bóng người, anh hy vọng thấy hình bóng của họ (Hình: Epoch Times).

Khi một nhóm người trẻ xông vào tòa Nghị Viện Hồng Kông, họ biết trước được những gì đang chờ đợi họ. Họ chắc chắn phải đối mặt với việc truy tố và án tù 10 năm vì tội “bạo loạn”. Nhưng họ trả lời rằng: “Từ khi có những người đã ngã xuống vì tự do, thì cho dù bất cứ hậu quả thể chất hay tù đày cũng làm sao có thể so sánh được”. Họ phá hủy các chỉ dấu của chính phủ độc tài chuyên chế, chân dung của vị Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, nhưng tuyệt đối không đụng đến các cổ vật và bảo vệ các cuốn sách quý. Họ còn hành động với những nguyên tắc không thể tưởng tượng được, như cách họ lịch sự để lại tiền trên quầy trước khi lấy chai nước uống…

Một nhóm người trẻ xông vào tòa Nghị Viện Hồng Kông, phá hủy các chỉ dấu của chính phủ độc tài chuyên chế, chân dung của vị Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, nhưng tuyệt đối không đụng đến các cổ vật và bảo vệ các cuốn sách quý. (Ảnh: Shutterstock)

Trong cuộc chiến không cân sức này, đã có hơn 4.000 người biểu tình bị bắt giữ. Nhưng hầu hết các bức ảnh mà truyền thông chụp được, không người trẻ Hồng Kông nào thể hiện sự căm hận hoặc sợ hãi, mà chỉ có sự bình thản và ngẩng cao đầu. Sự quả cảm, không cúi đầu thỏa hiệp trước cái Ác của họ khiến thế giới phải ngả mũ thán phục. Họ cho thấy lòng quyết tâm, tính kỷ luật, tinh thần đồng đội và cả tính nhân bản tuyệt vời khiến bộ máy đàn áp tàn bạo nhất của ĐCSTQ phải âu lo tìm cách đối phó.

tinh thần hong kong, ánh mắt tự do
Cô gái trẻ biểu tình chống chính phủ bị bắt giữ trong một cuộc tuần hành ở Tuen Mun, Hồng Kông, ngày 21/9/2019. (Ảnh chụp màn hình/qua Reuters/Jorge Silva)

Trong cuộc bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông, người ta đã chứng kiến ​​tỷ lệ bỏ phiếu cao chưa từng thấy trong lịch sử với 71,2% (khoảng 2,94 triệu người). Đảng Dân chủ đã nắm quyền kiểm soát 17/18 hội đồng trong một chiến thắng ‘long trời lở đất’. Trong số nhiều nghị viên trẻ tuổi đắc cử, họ đã từng xuống đường biểu tình, từng bị hăm dọa, đánh đập khi đi vận động tranh cử, nhưng họ không sợ hãi bỏ cuộc. Họ hiểu mỗi lá phiếu bầu của người dân Hồng Kông đều thấm máu và nước mắt của hàng vạn người trẻ Hồng Kông quả cảm.

Mừng chiến thắng của phe dân chủ trong cuộc bầu cử Hội đồng quận ở Hồng Kông (Ảnh: HKFP)

Trông người lại ngẫm đến ta

Ở một lãnh thổ có nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới, GDP bình quân đầu người cao hơn 14 lần so với Việt Nam, người Hồng Kông không sợ bị thôi học, mất việc, bất chấp bị bắt giữ, tra tấn, tù đày, và thậm chí cả tổn hại mạng sống chỉ để đấu tranh bảo vệ quyền tự do và dân chủ, vì một tương lai tươi sáng cho Hồng Kông.

Ở một nước nghèo với GDP đầu người xấp xỉ 3.000 đôla/năm, nợ công ở mức 56,1% GDP, hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản…, người Việt vẫn vung tay thưởng tiền bạc tỉ cho các cầu thủ bóng đá… Người Việt bàng quan với vô số vấn đề nan giải của đất nước như tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, từ ô nhiễm môi trường, thực phẩm độc hại cho đến vấn đề biển đảo bị ngoại bang xâm lấn…. Người Việt vẫn vui – buồn cùng trái bóng lăn.

Sinh viên Hồng Kông viết: “Xin lỗi vì sự bất tiện này. Chúng tôi đang chiến đấu cho ngôi nhà tương lai của chúng tôi”. (Ảnh: Shutterstock)

Người Việt sở hữu nhiều kỷ lục như tiêu thụ rượu bia tăng nhanh nhất thế giới, xài hàng hiệu đứng thứ 3 thế giới, lọt top tìm web khiêu dâm nhiều nhất thế giới, đọc sách ít nhất, tán phét nhiều nhất… Việt Nam cũng lọt top 5 quốc gia nạo hút thai nhiều nhất thế giới, ô nhiễm không khí môi trường, phá rừng đều nằm trong mức báo động đỏ…

Ứng dụng quan trắc không khí Airvisual ghi nhận Hà Nội lọt top thành phố ô nhiễm nhất thế giới, người thủ đô vẫn lặng im hít tiếp bụi mịn vì “Hít thì đã hít rồi, chả riêng mình!”. Cháy nhà máy Rạng Đông với khối lượng lớn thủy ngân phát tán ra môi trường, người Việt “ngoan ngoãn” chấp hành theo khuyến cáo “hạn chế đi qua khu vực chịu ảnh hưởng”, “yên tâm mình không có sao” vì sống ở ngoài “vùng nguy cơ bán kính 500m”.

bangkok ô nhiễm, bụi mịn
Bảng chỉ số chất lượng không khí sáng 1/10 tại một số thành phố lớn trên thế giới. Hà Nội đứng thứ nhất, TP.HCM đứng thứ 5, Bắc Kinh đứng thứ 7, Bangkok đứng thứ 15. (Nguồn: airvisual.com

Nước sạch Sông Đà nhiễm bẩn, thưc phẩm nhiễm bẩn… đều là những vấn nạn cần quan tâm nhưng chẳng mấy người Việt quan tâm. Chả đâu bùng nổ quán xá, hàng ăn như Việt Nam ngay cả khi kinh tế suy thoái. Cũng chả thấy nơi nào có nhiều người trẻ lê la quán xá và uống rượu bia nhiều như người Việt (8,3 lít cồn tương đương 480 chai bia/người/năm). Trước lúc uống còn là “huynh đệ” của nhau, rượu vào thì hỡi ôi “huynh đệ” tương tàn. Những “anh hùng” bàn rượu sẵn sàng hùng hổ ẩu đả, văng tục, chửi thề… nhưng lại yếu nhược trước các vấn nạn của đất nước.

nước sạch có mùi lạ, nước nhiễm dầu thải, nước sông Đà
Hình ảnh đi hứng nước dùng tại một khu chung cư cao cấp tại Hà Nội, ngày 16/10. (Ảnh: dẫn qua FB Phan Thúy Hà)

Trong khi nhiều vụ tham nhũng của các “nô bộc của dân” lên tới hàng nghìn tỉ đồng thì người Việt mặc nhiên chấp nhận tình trạng quá tải tại bệnh viện, chấp nhận 3-4 người sẻ chung một giường bệnh, chấp nhận nằm chờ… chết vì chưa kịp nộp viện phí. Nói rõ hơn, người Việt chấp nhận không được hưởng cái quyền tối thiểu nhất – quyền được khám bệnh và chăm sóc chu đáo.

Ngành giáo dục ngổn ngang bao sự vụ như gian lận thi cử, độc quyền sách giáo khoa, bạo lực học đường, thầy đánh trò, trò chửi thầy, hiệu trưởng bị tố dâm… Ngay giữa thành thị, trường học xập xệ, thầy trò bất an. Ở các vùng sâu, thầy trò vẫn đu dây qua sông để đến trường, vẫn đốt củi để sưởi ấm lớp học bốn phía gió lùa qua vách liếp… Người Việt lặng im chấp nhận và tìm cách “hối lộ”: Nhà trường hối lộ cấp trên để được cấp bằng danh hiệu và giấy khen, phụ huynh hối lộ để con em được điểm tốt, vào trường chuyên, lớp chọn…

Việt Nam là nơi có tỷ lệ tai nạn giao thông xếp hạng cao thế giới với 15.000 người tử vong mỗi năm. Nhưng con số này không đáng sợ bằng sự vô cảm của người Việt trước thảm họa của người khác. Thay vì can thiệp, giúp đỡ nạn nhân trong các vụ bạo hành đường phố, bạo hành học đường hay tai nạn giao thông…, người Việt chọn cách đứng ngoài cuộc, chỉ trỏ, bàn tán… mà không sơ cứu nạn nhân hoặc gọi xe cứu thương. Họ thản nhiên quay clip, chụp ảnh và đăng lên mạng như một cách “khoe khoang chiến tích”, hạ nhục đối phương, hay bày tỏ niềm thương xót “ảo”.

Giới trẻ Việt quan tâm tới thần tượng, săn lùng đồ hiệu, giành giật xô đẩy dẫm đạp lên nhau chỉ vì suất đồ ăn miễn phí… Và không khỏi ngạc nhiên về “thần tượng” Khá “Bảnh” – một thợ mộc rẽ ngang làm giang hồ, lập kênh Youtube lăng xê thứ văn hóa đâm thuê chém mướn mà clip nào cũng thu hút hàng triệu lượt xem, hàng ngàn lượt chia sẻ.

(Ảnh: Chụp màn hinhd PLO)

Khi hàng trăm học sinh mặc nguyên đồng phục đứng đợi trước cổng tòa án reo hò “thần tượng” bước ra khỏi xe tù – Khá Bảnh giơ tay chào, cười rạng rỡ như một “soái ca” màn bạc – thì chúng ta phải đặt câu hỏi về lối sống lệch lạc của giới trẻ ngày nay, cũng như thứ văn hóa giải trí quái dị đang tràn lan tại xứ sở này.

Khi xã hội vẫn có những kẻ thất học, lếu láo, ngông cuồng lăng xê thứ văn hóa giang hồ, kiếm được bộn tiền, và được giới trẻ cổ vũ thì hẳn nhiên những vấn nạn trong nước còn bị thờ ơ, chứ đừng nói đến những chuyện xa xôi tận… Hồng Kông.

Khác biệt cơ bản

Khi biểu tình Hồng Kông nóng lên từng ngày với sự trấn áp ngày càng tàn bạo của cảnh sát, nhà đấu tranh dân chủ Hoàng Chi Phong (22 tuổi) bay sang Đức, gặp gỡ các chính trị gia nước này, kêu gọi Đức ngừng đàm phán buôn bán vũ khí với Trung Quốc “cho đến khi nhân quyền được đặt trong chương trình nghị sự”. Người trẻ ấy cũng bay sang Mỹ dự phiên điều trần tại Quốc hội, cùng các nghị sĩ Mỹ thúc đẩy Dự luật Nhân quyền và Dân chủ cho Hồng Kông.

Hoàng Chi Phong (Ảnh: Demosisto)

Và cuộc đấu tranh bền bỉ trộn máu và nước mắt suốt gần 6 tháng trời của người Hồng Kông đã được đền đáp. Ngày 27/11, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký thông qua hai đạo luật bảo vệ Hồng Kông. Vài triệu người Hương Cảng đã thức tỉnh cả tỷ con người trên thế giới trước họa Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hoa Kỳ, Canada, Anh, Đức, Úc, Hà Lan… – những người không cùng chủng tộc, màu da nhưng cùng chung tiếng nói lương tri đã sát cánh cùng quốc đảo này.

Người biểu tình Hồng Kông (Ảnh: Shutterstock)

Vào thời điểm PolyU trở thành “tâm bão”, Facebook của đa số người Việt vẫn ngập tràn những bức khoe body hình thể, khoe hàng hiệu xa xỉ, khoe nhà khoe cửa, khoe du lịch năm châu tứ bể… Thời điểm ấy, giới trẻ Việt ở đâu, làm gì? Ở trên bàn nhậu, hò zô uống mừng chiến thắng của đội nhà, và xuống đường “đi bão” mừng tuyển Việt Nam đứng đầu bảng?

Để có một Hoàng Chi Phong cũng như giới trẻ Hồng Kông dám xả thân vì việc lớn, cũng cần hiểu rằng họ đã được nuôi dưỡng, trưởng thành và rèn luyện trong một nền giáo dục khai phóng đầy nhân văn, trong một xã hội mà các giá trị tự do, nhân quyền và dân chủ đã tạo cho họ nhiều cơ hội, không gian để tư duy, sáng tạo và hành động độc lập.

Hoàng Chi Phong (Josua Wong) và Chu Đình (Angnes Chow) (Ảnh: Demosisto)

Nhiều người Việt trở nên thờ ơ, vô cảm như ngày nay, cũng cần hiểu một điều rằng, họ đã bị tước đi một thứ mà họ không cảm nhận được: TỰ DO. Nền giáo dục dập khuôn chú trọng vào học thuộc lòng và thành tích thi cử, theo một mô-tuýp định sẵn mà không ai được phép “xé rào”. Việc giáo dục chính trị tư tưởng theo lý tưởng cách mạng được gieo vào não ngay từ thuở bé, khiến họ đã bị thui chột cảm xúc, không có cơ hội tư duy sáng tạo, răm rắp làm theo một “hướng đi” duy nhất. Cái gọi là “chính trị” mà người Việt được dạy bảo, chính là lòng yêu nước đồng nghĩa với yêu Đảng. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng này được phổ biến từ các phong trào, tổ chức Đoàn, Hội, Đội, và cao hơn nữa là Đảng, đã biến người Việt trở thành những “rô-bốt” cùng chung một lối tư duy, hành động: Việc gì, điều gì trái với quan điểm của Đảng đều là sai, là nhạy cảm, nói thẳng ra là phản động.

Trong vô vàn những like, comment đua theo xu thế khoe mã thời đại, thật ra vẫn còn lóe lên tinh thần ủng hộ về một Hồng Kông đầy ý chí của người Việt Nam. Gần đây, cũng đã có một bộ phận người Việt và giới trẻ Việt hướng về Hồng Kông, thương cảm và cảm phục ý chí cũng như sự dũng cảm, kiên định của giới trẻ Hồng Kông. Tuy số lượng những like, comment này còn khá ít ỏi so với toàn thể xã hội Việt, nhưng nó thật đáng trân trọng trong thời buổi “khan hiếm” những tư duy độc lập như thế này. Có một thực tế rằng, giáo dục sẽ quyết định số phận tương lai của cả dân tộc.

Hoàng Thông / Trithucvn

Bố mẹ xây ‘phố trong nhà’ cho con gái

TP HCMHai khu ở riêng biệt với đường đi rộng rãi và nhiều cây xanh tạo nên một ‘khu phố thu nhỏ’ trong lòng nhà.

Bố mẹ xây 'phố trong nhà' cho con gái

Ngôi nhà rộng rãi ở Sài Gòn là món quà một đôi vợ chồng tặng cô con gái mới đi du học trở về. Trước khi xây, gia chủ yêu cầu công trình đáp ứng đầy đủ tiện nghi cho con gái tính cách độc lập, phóng khoáng và yêu thiên nhiên. Bên cạnh đó, họ cũng cần nơi nghỉ ngơi mỗi lần cùng con trai lớn từ quê lên thành phố.

Bố mẹ xây 'phố trong nhà' cho con gái

Trên mảnh đất diện tích 8×17 m, các kiến trúc sư đưa ra ý tưởng chia căn nhà làm hai phần riêng biệt: Phía trước dành cho đôi vợ chồng và con trai lớn, phía sau dành cho con gái.

Bố mẹ xây 'phố trong nhà' cho con gái

Nhờ cấu trúc này, người con gái thoải mái sinh hoạt trong thế giới của mình. Bố mẹ và anh trai cô khi tới ở cũng có không gian riêng tư.

Bố mẹ xây 'phố trong nhà' cho con gái

Hai phần nhà vẫn có sự kết nối thông qua hệ thống cửa sổ và cầu, thuận tiện khi cả gia đình sum họp.

Bố mẹ xây 'phố trong nhà' cho con gái

Nhìn từ trên xuống, không gian bên trong nhà tựa như một khu phố thu nhỏ, với các “nhà” khác nhau, cách biệt bởi đường đi lối lại, cây xanh.

Bố mẹ xây 'phố trong nhà' cho con gái

Những bức tường cong làm “mềm” kiến trúc.

Bố mẹ xây 'phố trong nhà' cho con gái

Mái nhà làm bằng bê tông xen lẫn những ô cửa lớn, đưa ánh sáng tự nhiên vào công trình.

Bố mẹ xây 'phố trong nhà' cho con gái

Để bù đắp sự riêng tư phía trên, các kiến trúc sư thiết kế tầng trệt mở, dùng làm nơi sinh hoạt chung, nấu nướng và ăn uống.

Bố mẹ xây 'phố trong nhà' cho con gái

Cây xanh trở thành phần quan trọng của ngôi nhà. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của gia chủ, cây xanh lấp đầy không gian rộng lớn và kết hợp với ánh nắng tô điểm thêm cho những bức tường trắng.

Bố mẹ xây 'phố trong nhà' cho con gái

Nội thất gỗ và đá trong các phòng tạo sự đối lập với màu trắng chủ đạo của căn nhà.

Bố mẹ xây 'phố trong nhà' cho con gái

Bên ngoài, lớp gạch xám bên ngoài dùng để tránh nắng từ hướng Tây và thông gió tự nhiên.

Bài: Minh Trang / Ảnh: Hiroyuki Oki

Vị thầy thuốc Đông y 112 tuổi: ‘Cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh là dưỡng tâm’

Theo Đông y: Căn bản của sức khỏe nằm ở tâm, mọi phương pháp đều sinh ra từ việc dưỡng tâm, tâm tịnh thân ắt sẽ tĩnh, vì vậy khi bị bệnh, đừng chỉ chữa trị bên ngoài, phải dựa vào hệ thống phục hồi của chính cơ thể để chữa lành bệnh.

Gần đây, quyển sách “100 điều gửi tặng trước khi ra đi của lão thầy thuốc Đông y” đang rất được chú ý trên mạng. Được biết đây là 100 điều dưỡng sinh, cách chữa bệnh được một vị bác sĩ Đông y 112 tuổi đã tổng kết từ những phương pháp của tổ tiên và kinh nghiệm cả đời của ông. Vị bác sĩ già đã dùng giá trị quan của truyền thống để phản biện và chỉ ra nhiều khái niệm bảo vệ sức khỏe của con người hiện nay, khiến người ta được mở rộng tầm mắt, học được không ít điều hay.

“Có rất nhiều căn bệnh nặng hoặc nan y đều chỉ có một lý do: Hận. Nếu không còn hận nữa, bệnh cũng sẽ mất đi. Trên thế gian này thứ khó giải nhất là nỗi hận kéo dài không có điểm dừng, vì có những nỗi hận không giải được nên mới có những căn bệnh nan y.” Trong khi nói về dưỡng sinh, thậm chí ông còn tiết lộ bí mật về sinh tử. Ông đã tổng kết những điều mình biết được trong suốt một đời rằng: “Cảnh giới cao nhất của Đông y là dưỡng sinh, cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh là dưỡng tâm.”

100 món quà trước khi ra đi của lão thầy thuốc

Trong 100 điều để lại của người bác sĩ già này có viết:

Đối với việc dưỡng sinh, thấp là dưỡng thân, trung là dưỡng khí, cao nhất là dưỡng tâm.

Đông y cho rằng ba thành phần quan trọng nhất trong sinh mệnh chính là: tinh, khí và thần, hay còn gọi là “sinh mệnh tam bảo”. Khả năng bảo vệ của “tinh” tương đương với hệ thống miễn dịch theo Tây y (trực tiếp tiêu diệt kẻ xâm nhập) và hệ thống thần kinh cũng như nội tiết (điều tiết môi trường bên trong cơ thể); “khí” không ngừng tuần hoàn trong cơ thể và hình thành tầng bảo vệ mạnh bên ngoài cơ thể, giảm sự xâm nhập của bên ngoài; phần “thần” là tinh tế nhất, năng lượng mạnh nhất, khả năng bảo vệ cơ thể cũng mạnh mẽ nhất.

Tầng thấp là dưỡng thân (Tinh)

1. Giấc ngủ là yếu tố đầu tiên trong dưỡng sinh. Thời gian ngủ nên từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng. Bởi vì thời gian này là mùa đông của một ngày, mùa đông chủ tàng, nếu mùa đông mà không dự trữ thì xuân hạ sẽ không dài, có nghĩa là ngày hôm sau sẽ không tỉnh táo.

Lão thầy thuốc Đông y: 'Cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh là dưỡng tâm' (Shutterstock)Đông y cho rằng nên tuân theo quy luật ngày đêm âm dương, ngủ say vào giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng) và giờ Sửu (từ 1 giờ đến 3 giờ sáng), điều này rất quan trọng đối với việc bảo dưỡng ngũ tạng, chất lượng giấc ngủ sẽ cao hơn. (Ảnh: Shutterstock)

2. Ăn thực phẩm quá đà không chỉ không tăng khí huyết mà sẽ trở thành chất thừa ứ đọng trong cơ thể, đồng thời còn phải tiêu tốn khí huyết để làm sạch chúng. Lục phủ ngũ tạng là một công xưởng sản xuất khí huyết, thức ăn là nguyên liệu, năng lực sản xuất là có hạn, còn thức ăn là vô hạn, vì thế nên phải kiểm soát lượng thức ăn.

3. Nếu muốn khỏe thì phải làm cho cơ thể có đủ “khí” để “khí hóa” thực phẩm hấp thu vào, chỉ có như vậy, cơ thể của bạn mới không tích lũy rác, sẽ không có quá nhiều thức ăn dư thừa giải phóng “hư hỏa” tự do tổn hại đến cơ quan trong cơ thể. “Hư hỏa” này ngược lại sẽ gây hao tổn “khí” của bạn. Vì vậy, từ ý nghĩa này, con người hiện đại chúng ta bị bệnh đa số là do nguyên nhân ăn uống không điều độ.

4. Vì sao chúng ta phải giữ mức độ đói và khát nhất định mới là có lợi cho dưỡng sinh? Thật ra đây chính là tác dụng thần kì của “hư”. Đạo giáo giảng rằng hư tắc linh. Chúng ta phải thường xuyên giữ trạng thái “hư linh” thì mới có thể giữ sự tỉnh táo, giữ gìn sức khỏe.

5. Vì vậy muốn trường thọ và không có bệnh thì phải thường xuyên tăng cường sức khỏe. Muốn tăng cường sức khỏe thì cần phải điều hòa tinh, khí, thần. Muốn điều hòa tinh, khí, thần thì phải khước từ những kẻ trộm gây phiền hà. Mà muốn khước từ chúng thì trước tiên phải kiềm chế tinh thần, phải hóa giải ba thứ độc là tham, sân và si.

Muốn hóa giải ba loại độc này bắt buộc phải học cách khống chế ý niệm xấu trong tâm. Nhưng nếu chỉ nói suông muốn khống chế ý xấu trong tâm thì rất khó làm được mà phải khai tuệ thì mới không bị lừa gạt. Muốn khai tuệ, trước hết phải kiên định. Muốn kiên định thì phải học cách đi bộ.

6. Đi bộ là cách để tâm nghỉ ngơi, tâm được nghỉ ngơi thì thần sẽ an, thần an thì khí sẽ tự nhiên đủ mà đủ khí thì máu huyết sẽ mạnh, khí huyết lưu thông, có bệnh tự nhiên sẽ khỏi, không đủ thì có thể bổ sung. Bây giờ bệnh có thể khỏi, sau này lại phòng được bệnh. Tâm tĩnh thì thần kinh sẽ tỉnh táo, tỉnh táo thì cơ thể linh hoạt, người có thể tĩnh tâm sẽ có được rất nhiều lợi ích: tính cách nhanh nhẹn, nhìn mọi việc tích cực, dự liệu mọi sự sâu xa, bình tĩnh khi gặp rắc rối, sáng suốt trong mọi việc, mọi thứ đều hanh thông, tự nhiên sẽ không mắc phải khuyết điểm chủ quan phiến diện, từ đó sẽ cảm thấy thoải mái nhẹ nhõm.

Lão thầy thuốc Đông y: 'Cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh là dưỡng tâm' (ảnh: bigstockPhoto)
Vị bác sĩ già nói rằng đi bộ là cách để tâm nghỉ ngơi, tâm được nghỉ ngơi thì thần sẽ an, thần an thì khí sẽ tự nhiên đủ, mà đủ khí thì máu huyết sẽ mạnh, khí huyết lưu thông, có bệnh tự nhiên sẽ khỏi. (Ảnh: Fotolia)

7. Vào những giờ phù hợp, có thể đi bộ 15 phút, để mắt nghỉ ngơi, dưỡng thần thì tâm khí sẽ mạnh.

8. Chữa bệnh không thể vội vàng. Gấp gáp sinh ra hỏa, hỏa vượng thì tổn hao khí, như thế càng không tốt cho cơ thể. Ngoài ra không được ham nhiều, tham thì không ổn định và gấp gáp, bệnh đều do tham mà ra, không được tham để rồi bệnh nặng hơn.

9. Đôi khi bị tiêu chảy, hắt hơi, ho, sốt đều là việc của hệ thống phục hồi trong cơ thể. Đừng cứ hễ xuất hiện những triệu chứng này là dùng thuốc, nếu không những loại thuốc này sẽ phá hủy chức năng tự phục hồi của cơ thể. Một khi chức năng này suy yếu hoặc mất đi thì bạn sẽ phải phụ thuộc vào những loại thuốc này. Hãy ghi nhớ rằng chỉ cần triệu chứng không nghiêm trọng, cách tốt nhất là tĩnh dưỡng, an tâm, tĩnh khí để hệ thống phục hồi của cơ thể hoàn thành công việc phục hồi, trị bệnh. Vì vậy, mỗi chúng ta đều phải hạn chế dùng thuốc để tìm lại chức năng của hệ thống tự phục hồi trong cơ thể, như vậy mới là cách đúng đắn để khỏe mạnh.

10. Dậy sớm vào giờ dần (3 giờ đến 5 giờ sáng), lúc này tuyệt đối cấm tức giận, nếu không thì sẽ tổn thương phổi và gan, nhất định phải chú ý.

Tầng trung dưỡng khí (Khí)

11. Cơ thể người dùng khí của ngũ hành để dưỡng sinh, tức cái chính của cơ thể là khí. Khí yếu, khí trì trệ ắt sẽ bệnh. Để chữa những căn bệnh này, trước tiên phải chữa khí.

12. Đa phần hiện tượng bệnh đều là biểu hiện của việc điều tiết, làm sạch chất thừa trong cơ thể, đây là trạng thái tự điều tiết cân bằng của cơ thể, vì vậy nên xem chúng là hiện tượng sinh lý bình thường chứ đừng xem chúng là nguyên nhân gây bệnh để rồi tiêu diệt. Vì thế khi bị bệnh, nhất định không được có tâm lý bực dọc, phải bình tĩnh, tâm lý ổn định thì khí sẽ thuận, khí thuận thì máu huyết lưu thông, rồi mọi thứ bệnh sẽ tiêu biến.

13. Khí làm cho máu tuần hoàn, máu dùng để bổ khí, như hai mà một. Cơ thể chúng ta: nhìn lâu hại huyết, nằm lâu hại khí, ngồi lâu hại da thịt, đứng lâu hại xương cốt, đi nhiều hại cơ bắp, thất tình lục dục quá độ sẽ tổn thương nguyên khí, tim và thận. Tướng hỏa vượng làm hao tổn chân dương.

Tầng trên dưỡng tâm (Thần)

Lão thầy thuốc Đông y: 'Cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh là dưỡng tâm' (Ảnh minh họa, zoomwalls.com)
(Ảnh minh họa, zoomwalls.com)

14. Con người chúng ta cầu trường thọ, trước tiên phải xua đuổi bệnh tật. Muốn chữa bệnh thì phải dùng khí. Muốn dùng khí một cách đúng đắn thì phải dưỡng tính trước. Cách dưỡng tính là phải điều chỉnh tâm trạng.

15. Mọi loại thuốc chữa bệnh đều là chữa bề nổi, không chữa được căn nguyên, dù là Đông y hay Tây y. Bởi vì mọi loại bệnh đều là kết quả của sai lầm. Nếu không loại bỏ nguyên nhân sai lầm thì sẽ không thể nhổ được tận gốc. Căn bản của sức khỏe là ở tâm. Mọi phương pháp đều sinh ra từ tâm, tâm tịnh, cơ thể sẽ tịnh, vì vậy nếu bị bệnh, đừng cứu chữa bên ngoài, hãy dựa vào hệ thống phục hồi của cơ thể để chữa bệnh.

16. So với việc tin vào thuốc, tin vào số liệu kiểm tra, chi bằng hãy tin vào cảm giác của chính mình, tin tưởng vào khả năng tự điều tiết của bản thân. Nhưng điều này cần tiền đề là bạn phải hiểu thì mới có thể phân biệt được.

17. Quan niệm đúng đắn có thể giúp người bệnh chữa bệnh tốt hơn nhiều so với thuốc đắt tiền và phẫu thuật nguy hiểm. Nếu có quan niệm đúng đắn, bạn sẽ có những quyết định, hành vi đúng đắn, có thể phòng được rất nhiều loại bệnh.

18.  Trong cuộc đời điều cấm kỵ nhất là chữ “loạn”, tâm loạn thì mọi việc sẽ rối ren, gây hỗn loạn khí huyết, dẫn đến mất cân bằng. Tức giận, lo sợ, vui vẻ, ưu phiền, mê muội hay nghi ngờ đều là loạn, là căn nguyên của nhiều loại bệnh tật, làm giảm tuổi thọ, không chỉ không nên loạn khi dưỡng bệnh mà bình thường cũng rất kị tâm loạn.

19. Cơ thể bị bệnh là do tâm suy yếu, tà bên ngoài xâm nhập. Mà tâm suy yếu là do tâm hồn hỗn loạn, cơ thể không khỏe, có nhiều điều bất an. Ham ăn, ham thắng, ham được, ham vui là đủ để gây bệnh. Không có được những điều ham muốn, đây gọi là sân. Tham và sân sẽ khiến lòng không yên, khí không ổn định, ảnh hưởng đến gan mật, chấn động kinh mạch, rối loạn ngũ tạng, lúc này những cái không tốt bên ngoài sẽ xâm nhập vào, đây chính là nguyên nhân gây bệnh.

20. Tâm và thần bất an, tính tình bồn chồn là nguyên nhân chính gây bệnh. An tâm là việc cần làm đầu tiên. Tâm có thể chủ động mọi thứ. Tâm ổn định thì khí hòa, khí hòa thì máu lưu thông, tuần hoàn máu tốt thì tinh túc và thần vượng. Những ai có tinh thần khỏe mạnh, sức đề kháng trong cơ thể mạnh mẽ, bệnh sẽ tự nhiên mất đi. Để chữa bệnh thì chủ yếu là ở dưỡng tâm.

Lão thầy thuốc Đông y: 'Cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh là dưỡng tâm'Tâm ổn định thì khí hòa, khí hòa thì máu lưu thông, tuần hoàn máu tốt thì tinh túc và thần vượng. Những ai có tinh thần khỏe mạnh, sức đề kháng trong cơ thể mạnh mẽ, bệnh sẽ tự nhiên mất đi. (Ảnh: Fotolia)

21. Khi bị bệnh thì tối kỵ nảy sinh lòng oán giận. Lúc này nhất định phải nhẹ nhàng chấp nhận để lòng được ổn định. Sau đó dần dần điều chỉnh thì sức khỏe sẽ mau chóng hồi phục. Tâm an thì mới có thể thuận khí, khí thuận mới có thể chữa được bệnh. Nếu không khi nóng lòng, gan khí sẽ bị hao tổn khiến bệnh tình nặng hơn. Tâm và thần yên tĩnh thì khí huyết trên cơ thể sẽ có thể phát huy hoàn toàn.

22. Đừng tham lam chút lợi ích nho nhỏ, những mối lợi to lớn cũng đừng ham. Một chữ tham mang theo họa. Tham lam, sợ được sợ mất sẽ gây ra bệnh tim mạch. Tham là biểu hiện không hiểu lý lẽ tự nhiên của đạo pháp.

23.  Xã hội hiện nay là một xã hội cạnh tranh, tất cả các trật tự đã bị đảo lộn, dẫn dắt con đường đi vào ma đạo. Tranh giành là gì? Tranh giành chính là dẫn con người ta vào thế giới tham lam vô hạn.

24. Khoa học thật sự là gì? Chính là nhân duyên quả báo. Không tin vào nhân quả thì không phải là khoa học thật sự.

25. Con người hiện đại ngày nay luôn theo đuổi việc nâng cao đời sống vật chất, hậu quả của việc này là rất đáng sợ. Phải biết rằng lòng tham của con người ta đối với vật chất là vô hạn. Một khi không còn có thể khống chế được lòng tham này nữa thì những điều đang đợi chúng ta chính là những đau khổ vô tận. Thật ra vật chất có thể giúp chúng ta được hưởng thụ, tinh thần cũng vậy. Thuốc có thể chữa bệnh, chữa trị bằng tâm lý cũng có thể làm được. Vì vậy, chúng ta dùng một đời để theo đuổi tiền tài, cho rằng dùng nó để nuôi dương tâm thái tốt đẹp, để tinh thần của chúng ta đạt đến được cảnh giới siêu phàm.

26. Những căn bệnh không chữa được của con người phải dựa vào thần để chữa, bệnh mà thần không thể chữa thì phải dựa vào Phật. Phật là gì? Phật chính là từ tâm.

Ngọc Trúc, theo Epoch Times

Vài giai thoại về tể tướng Nguyễn Văn Giai

Nguyễn Văn Giai là một vị tể tướng thời Lê Trung Hưng, nổi tiếng thanh liêm, công cao khiến Chúa phải kiêng nể.

Vào thế kỷ 16, thôn Phù Lưu Trường, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) có khóa sinh nghèo là Nguyễn Văn Củng. Dòng dõi gia đình ông vốn nhiều đời đỗ đạt, như Trạng nguyên Nguyễn Văn Long, Bảng nhãn Nguyễn Văn Quý, Thám hoa Nguyễn Văn Cẩn, Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Văn Lâm. Nhưng đến đời Nguyễn Văn Củng thì rất nghèo khó.

Nguyễn Văn Củng có cậu con trai là Nguyễn Văn Giai. Theo sách “Thiên Lộc huyện chí” thì Nguyễn Văn Giai 5 tuổi đã biết chữ nghĩa, 9 tuổi biết làm văn, 15 tuổi biết viết bài phú.

Mối duyên kỳ lạ

Gia cảnh nghèo khó nên thuở nhỏ, cậu bé Nguyễn Văn Giai phải đi xin ăn, ban đêm mới có thời gian đọc sách. Lớn lên một chút có sức khỏe thì Nguyễn Văn Giai làm nhiều việc khó nhọc để có tiền mua giấy bút, theo học một người thầy cùng làng.

Một hôm gánh thuê về, trời nắng nóng, ông xuống ao trước cửa nhà thầy học để tắm. Quần áo để trên bờ chẳng may bị ai đó lấy mất khiến ông cứ ngâm mình dưới nước mãi không dám lên.

Nguyễn Văn Giai
(Tranh minh họa của họa sĩ Sỹ Hòa – Báo Bình Phước)

Bên kia ao là nhà của một Giám sinh, có cô con gái ra ao giặt đồ nhưng thấy ông thì liền quay vào. Trở ra trở lại mấy lần đều thấy Nguyễn Văn Giai, cô gái hiểu chuyện liền để lại trên bờ tấm vải. Nhờ đó Nguyễn Văn Giai mới có thể lên bờ về nhà.

Năm 1579, nhà Lê Trung Hưng mở khoa thi ở Thanh Hóa. Bấy giờ kinh thành Thăng Long bị nhà Mạc chiếm giữ. Trong kỳ thi Hương, Nguyễn Văn Giai đỗ đầu tức Giải nguyên. Vào năm sau tổ chức thi Hội, ông lại đỗ đầu tức Hội nguyên, vào đến thi Đình ông lại đỗ đầu và trở thành Tam nguyên đầu tiên của nhà Lê Trung Hưng.

Sau khi thi đỗ Nguyễn Văn Giai đến nhà Giám sinh nọ xin hỏi cô gái làm vợ, đồng thời kể lại câu chuyện ngày xưa. Giám sinh đồng ý gả con gái cho ông.

Nguyễn Văn Giai lập công lớn và trở thành Tể tướng đầu triều

Nguyễn Văn Giai được chúa Trịnh Tùng cho làm Tán ký lục trong quân đội. Ông tham mưu kế sách giúp vua Lê chúa Trịnh chiếm được kinh thành Thăng Long vào năm 1592. Sau đó ông giữ chức Đề hình Giám sát Ngự sử.

Năm 1608, Nguyễn Văn Giai được thăng làm Đô Ngự Sử. Nhờ góp công lớn trong việc bang giao với nhà Minh và đánh nhà Mạc ở Cao Bằng, ông được phong chức Tham tụng (tương đương Tể Tướng), Thượng thư bộ Lại, nắm việc cả sáu Bộ kiêm Đô ngự sử, hàm Thiếu bảo, tước Lễ quận công, được xem là người có công lao đứng đầu lúc bấy giờ.

Năm 1623 chúa Trịnh Tùng ốm nặng, con thứ là Trịnh Xuân gây biến. Nguyễn Văn Giai lập công lớn khi bày mưu cho nhà Chúa dẹp yên loạn lạc, lại góp công lớn đánh nhà Mạc ở Cao Bằng, được phong Thái Bảo.

Phủ chúa Trịnh, tranh vẽ lại theo bản gốc ra đời vào thế kỷ XVII. Tác giả: Trịnh Quang Vũ.

Nhận thấy chúa Trịnh lấn át vua Lê, ông đã đề xuất lập ra phủ Thừa tướng cạnh phủ Chúa, mục đích chính là ngầm bảo vệ vua Lê.

Nguyễn Văn Giai làm quan rất thanh liêm, nên nhà Chúa cũng phải kiêng nể, trong gia phả còn chi lại lời ông răn dạy triều thần:

“Ta giữ việc triều chính cốt cho liêm chính, không nhận hối lộ của bất kỳ ai. Người có tài đức thì phải biết trọng dụng; ai có lỗi lầm phải biết lựa lời can ngăn; ai oan uổng phải biết cứu xét phân minh cẩn trọng và bênh vực; kẻ nghèo khó phải ra tay giúp đỡ. Không nên làm những điều bất chính để tích trữ vàng ngọc làm giàu; phải biết tu nhân tích đức cho đời sau con cháu vậy.”

Bỏ món ăn ưa thích để tránh bị lợi dụng

Dưới thời chúa Trịnh Tùng, có vị Quận Mã là con rể của Chúa đánh giặc nhưng lại bỏ chạy. Nguyễn Văn Giai theo luật định liền bắt vị Quận Mã này giam vào ngục chờ ngày xử tử.

Chúa Trịnh thương con rể nhưng cũng không biết phải làm thế nào. Quận Chúa (vợ của Quận Mã) muốn cứu chồng nhưng biết Tể tướng làm quan thanh liêm chính trực, không có cách nào thuyết phục được, nên mang vàng bạc nhờ vợ của ông nói giúp.

Vợ ông không nhận, nói rằng chồng mình tính liêm khiết, rất ghét của đút lót. Nhưng thấy Quận Chúa nài nỉ mãi, lại thương cảnh phụ nữ sắp phải chịu cảnh góa bụa, liền nói Quận Chúa sáng mai đưa mâm xôi nếp cái, một con lợn nhỏ luộc chín đến để mình tìm cách nói giúp.

Sáng hôm sau người vợ cố tình làm bữa sáng muộn, khiến Nguyễn Văn Giai phải vội vào Triều cho kịp buổi chầu mà không kịp ăn sáng. Ở nhà vợ ông chuẩn bị sẵn xôi thịt lợn cùng tương dấm đúng theo kiểu chồng thích.

Chuyện vị tể tướng Đại Việt từ bỏ món ăn ưa thích để tránh "tham nhũng"
(Tranh minh họa của họa sĩ Sỹ Hòa – Báo Bình Phước)

Đến trưa tan buổi chầu, Nguyễn Văn Giai về nhà thấy có sẵn mâm xôi thịt lợn, đúng món mình thích thì ngồi ăn luôn. Ăn xong ông mới hỏi thì được vợ đáp là của Quận Chúa mang sang. Ông giận lắm, nhưng lỡ ăn của Quận Chúa mà không tha cho Quận Mã thì không phải, mà muốn trả lại cũng không được vì lỡ ăn rồi. Ông thầm nghĩ phải chăng Quận Mã chưa đến số chết, đành vào phủ Chúa xin tha chết cho Quận Mã, chúa Trịnh mừng lắm cho thi hành ngay.

Từ đó Nguyễn Văn Giai luôn cẩn trọng, thấy món nào lạ là ông hỏi ngay nguồn gốc mới dám ăn.

Nguyễn Văn Giai mất năm 1628 khi đang tại chức, thọ 75 tuổi, triều đình phong cho ông là Đại Tư Đồ, thụy là Cẩn Độ.

Trần Hưng / trithucvn

ĐỊNH KIẾN CHÍNH TRỊ THÀNH PHẢN VĂN HÓA

Chu Mộng Long

Tôi không ngạc nhiên khi 12 nhà sử-chính trị ký đơn phản đối Đà Nẵng đặt tên đường lấy tên hai giáo sĩ phương Tây: Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes. Vì lẽ đơn giản, định kiến chính trị đã từng làm cái việc thay, xóa tên đường cũ thành tên đường mới, chủ yếu đường hiện nay dành đặt tên gắn với những người có công với cách mạng.

Đọc nguyên văn cái đơn này thấy rất rõ định kiến chính trị đã ăn sâu vào trong não những người được gọi là nhà khoa học.

Trong đơn chỉ có một nội dung đúng. Đó là phủ nhận Alexandre de Rhodes là “ông tổ” của chữ quốc ngữ. Nhưng cái đúng này trẻ con cũng nói được, vì làm gì có chuyện một cá nhân sáng chế ra cả kho tàng ngôn ngữ, dù chỉ là chữ viết. Ngôn ngữ được xem là kỳ quan hàng đầu của các cộng đồng người, qua giao tiếp hàng triệu năm mà thành. Riêng chữ viết, hiện nay trên thế giới chỉ có chưa tới 10 hệ ký tự được dùng chung cho cả trăm quốc gia, dân tộc. Khi sử dụng một hệ ký tự nào đó, đố biết ai là tổ ghi hình hay ghi âm cho ngôn ngữ của dân tộc mình. Bất cứ từ điển nào cũng chỉ ghi lại những gì đã có, tức tổng hợp từ sản phẩm của nhiều người và được cộng đồng thừa nhận như một tài sản chung. Chính Alexandre de Rhodes đã nói rõ điều đó trong cuốn Từ điển Việt – Bồ – La mà ông biên soạn chứ không tự nhận mình là “ông tổ”.

Các nghiên cứu được trích dẫn trong đơn thật thừa thãi khi trẻ con cũng biết cái chân lý ấy.

Chỉ công lần đầu tập hợp biên soạn cuốn từ điển đó đã đủ vinh danh Alexandre de Rhodes và Francisco de Pina.

Chưa nói sự ngụy tạo lời của Alexandre de Rhodes, việc luận tội truyền giáo hay gián điệp cho thực dân cướp nước ta mà xóa công lao của 2 giáo sĩ này đủ thấy định kiến chính trị đã sinh ra một thứ nhãn quan phản văn hóa không nên có ở nhà khoa học.

Nếu cho việc truyền bá chữ quốc ngữ với mục tiêu xâm lược hay nô dịch mà phủ nhận sạch trơn thì có lẽ cả ngàn năm trước cha ông ta đã từ chối chữ Hán chứ không để cho đến nay nó đã Hán hóa ngôn ngữ Việt đến hơn 70%. Và cho rằng chữ Latin đã làm ta nô dịch Tây (thực chất chỉ mượn ký tự để ghi tiếng nói của dân tộc chứ không phải như chữ Hán trước đó) thì cha ông ta đầu thế kỷ 20 đã tẩy chay hay vứt cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes vào sọt rác chứ không thể có phong trào truyền bá chữ quốc ngữ rầm rộ và ca khúc khải hoàn bởi chiến thắng của nền văn hóa mới!

Nếu vẫn giữ cái đầu định kiến chính trị như ta, có lẽ phương Tây, và cho đến nay gần như toàn cầu, cũng không dùng bảng chữ cái Latin. Bởi vì sự ứng dụng rộng rãi chữ Latin gắn liền với sự bành trướng của đế chế La Mã và việc truyền giáo của Giáo hội Rome. Nếu muốn luận tội thì đế chế La Mã và Giáo hội Rome thời trung cổ tội ác chất chồng, luận ba ngàn trang sách cũng không hết. Nhưng việc nào ra việc nấy, người Âu – Mỹ vẫn tôn trọng và biết ơn cả một nền văn hóa mà đế chế La Mã và Giáo hội Rome đã hình thành như một nền tảng thứ hai sau thời cổ đại Hy Lạp.

Sẽ thật thú vị khi nghiên cứu sâu về nguồn gốc chữ viết của nhân loại. Một điều dễ hiểu là gần như chữ viết ra đời gắn liền với hoạt động tôn giáo. Tôn giáo là hoạt động văn hóa đầu tiên của nhân loại. Nhu cầu truyền bá tôn giáo đòi hỏi phải có chữ viết để ghi chép chính xác những bộ kinh được cho là thánh truyền. Tất cả các loại chữ, kể cả chữ Hán, đều ra đời từ chép kinh. Mục tiêu này được phát triển rộng ra thành hoạt động giáo dục và diễn giải triết học, khoa học.

Nói Alexandre de Rhodes chỉ thực hiện mục tiêu xâm lăng hay truyền giáo nên phủ nhận công lao truyền bá chữ viết mới cho người Việt thì chỉ có thể là cách nói của trẻ trâu vô văn hóa, trong khi 12 người ký tên kia lại là những “sử gia” hay người giảng dạy chính trị.

Nên nhớ, chính cuộc khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã kéo theo một kết quả nằm ngoài mục tiêu thực dân. Cùng với những nhà tư sản, nhà buôn đi tìm kiếm thị trường ở thế giới mới là các nhà truyền giáo, các nhà khoa học đã khai hóa thật sự cho dân tộc các nước thuộc địa. Trong khi nhà tư sản, nhà buôn dựa vào chính quyền để khai thác thuộc địa bằng vơ vét tài nguyên vật chất, kể cả kỳ thị chủng tộc, thì chính các nhà truyền giáo, nhà khoa học tiến bộ đã mang đến cho người bản xứ những giá trị tinh thần mới: tín ngưỡng mới, khoa học tự nhiên, y học, kể cả tư tưởng tự do, dân chủ và bình đẳng. Hàng ngàn công trình khoa học, nhân chủng học, cấu trúc luận… với tư tưởng chống thực dân, chống kỳ thị chủng tộc ra đời ngay trong lòng chủ nghĩa thực dân. Nhiều nhà truyền giáo, nhà khoa học đã lăn lộn, đối mặt với gian khổ và hiểm nguy ở các nước thuộc địa, ở vùng thổ dân hoang dã mới có những công trình vĩ đại đó. Cái di sản khổng lồ ấy đã góp phần san phẳng hố sâu ngăn cách giữa các dân tộc. Trong khi các dân tộc trên thế giới dù đấu tranh giành độc lập nhưng đều biết ơn những di sản đó, lẽ nào trừ người Việt?

Chính trị gieo rắc định kiến và hố sâu thù địch vì tính lợi ích của nhóm cầm quyền. Nhưng văn hóa thì khác. Với những giá trị tinh thần, văn hóa đi tìm tiếng nói chung và hóa giải quan hệ thù địch. Một nền chính trị tốt phải dựa vào nền tảng văn hóa chung, nếu chỉ nhìn kẻ khác bằng con mắt thù địch thì muôn đời chẳng sống được với ai. Độc lập theo cách tự cô lập thì chỉ có thể là một dân tộc bệnh hoạn trước khi tự sát.

Không ngẫu nhiên mà các bộ sử cổ đều ghi công Triệu Đà về việc tạo ra thuần phong mỹ tục Việt, ghi công Sĩ Nhiếp về chữ viết và nền văn hóa Hán học. Không hiểu sao, đến thời cộng sản, các sử gia lại gạt phăng tất cả ra ngoài. Nay lại nuôi máu thù địch luôn với mấy ông Tây truyền bá chữ quốc ngữ để chứng tỏ mình có lập trường độc lập.

Trước năm 1975, giới cầm quyền Việt Nam cộng hòa đặt tên đường Quang Trung Nguyễn Huệ và các danh tướng triều đại Tây Sơn, họ cũng đặt tên đường Gia Long Nguyễn Ánh, Tự Đức, Minh Mạng và các bậc khai quốc công thần của nhà Nguyễn. Cách làm đó có ý nghĩa sâu sắc trong việc hóa giải quan hệ thù địch trong quá khứ để hướng tới hòa điệu trong tương lai. Sau 1975, những gì liên quan đến nhà Nguyễn bị xóa sạch một cách cực đoan theo chủ nghĩa anh hùng trẻ trâu.

Hãy học Homer, chiến tranh thành Troia đổ nát, nhưng còn lại gì? Còn tấm gương cả hai phe chiến nhau: Achilles và Hector mà Odysseus, người còn sống sót sau cuộc chiến, ngẩng mặt tự hào vì những người anh hùng đó đánh nhau, giết nhau mà vẫn tôn trọng, không thù địch nhau một cách hèn hạ.

Chiến nhau với thực dân đã hơn một thế kỷ rồi mà vẫn thù vặt, thù dai thì liệu có trở thành người lớn được không?

Tôi chỉ cần nói vậy đủ thấy 12 sử – chính trị gia kia, trong đó có những người là bạn thân của tôi, tự thấy nhân cách và trình độ của mình ở đâu so với văn hóa của nhân loại và của cha ông.

Chu Mộng Long