Tại sao đường dây đánh bạc 10.000 tỷ tồn tại được ở Hải Phòng?

Trả lời Zing.vn, nguyên Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca nói cơ quan chức năng địa phương, kể cả công an, rất khó vào bên trong khu đô thị 100% vốn nước ngoài như Our City.
Trước nghi vấn tại sao đường dây đánh bạc qua mạng tại khu đô thị Our City do người Trung Quốc điều hành với quy mô hàng nghìn tỷ có thể tồn tại thời gian dài; có hay không sự tiếp tay, bảo kê… Zing.vn có cuộc trao đổi với thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, người 9 năm làm Giám đốc Công an Hải Phòng (từ năm 2010 đến tháng 3/2019).

Theo thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, với bất kỳ vụ án nào, từ lúc phát hiện cho đến khi kết thúc đều có quá trình để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ.

“Khi nào nắm được chắc rồi mới phá án vì có yếu tố nhạy cảm, liên quan đến quan hệ với quốc gia khác”, thiếu tướng Đỗ Hữu Ca giải thích.

Tai sao duong day danh bac 10.000 ty ton tai duoc o Hai Phong? hinh anh 1 Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca. Ảnh: Tùng Lâm.

Trinh sát có thể mất nhiều năm
Theo tướng Ca, các nội dung cụ thể liên quan đến thời gian trinh sát phát hiện ổ nhóm tội phạm và quá trình phá án cần để lực lượng đang điều tra vụ án thông tin. Tuy nhiên, nguyên Giám đốc công an Hải Phòng khẳng định việc trinh sát có thể mất vài ba năm, thậm chí lâu hơn để thu thập chứng cứ rồi mới phá án. Vụ án nhanh hay chậm cũng cần tuân theo trình tự, quy trình.

Trước những nghi vấn về việc đường dây đánh bạc tồn tại lâu năm (khu đô thị Our City được cấp phép xây dựng từ năm 2005), từ thời ông Ca còn đứng đầu lực lượng công an Hải Phòng, vị tướng về hưu trả lời ngắn: “Tôi không quan tâm dư luận nói gì”.

Đối với câu hỏi về việc nhận tin báo tố giác tội phạm hay điều tra, phát hiện ổ nhóm điều hành trang mạng đánh bạc 10.000 tỷ trong khu đô thị Our City, ông Ca không trả lời trực tiếp mà chỉ thông tin: “Giữa lực lượng ngày trước với lực lượng bây giờ đã có một quá trình làm việc”.

Tai sao duong day danh bac 10.000 ty ton tai duoc o Hai Phong? hinh anh 2
Khu đô thị Our City được cấp phép xây dựng từ năm 2005, chủ đầu tư là Công ty TNHH Hiệp Phong Việt Nam thuộc Tập đoàn Hiệp Phong Hong Kong – Trung Quốc (Qia Feng Holdings Limited), đây là dự án BĐS đầu tiên của Việt Nam có 100% vốn nước ngoài.

Tai sao duong day danh bac 10.000 ty ton tai duoc o Hai Phong? hinh anh 2

Ảnh: Việt Linh.
Đề cập đến trách nhiệm của chính quyền địa phương trong vụ án này, nguyên Giám đốc Công an Hải Phòng cho rằng khu đô thị Our City là dự án 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, cơ quan chức năng trong nước rất khó khăn để vào bên trong. Muốn vào được nơi này phải có “biện pháp nghiệp vụ tế nhị”.

“Công an hay lực lượng an ninh cũng vậy vì doanh nghiệp nước ngoài này khép kín nên mình vào rất khó khăn”, tướng Ca trả lời.

400 người Trung Quốc, chỉ 27 người đăng ký tạm trú
Chiều 30/7, Zing.vn cũng liên hệ với đại tá Lê Ngọc Châu, Giám đốc Công an Hải Phòng, nhưng ông Châu chưa phản hồi.

Ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch phường Hải Thành (quận Dương Kinh) – cho hay Our City thuộc doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Thẩm quyền quản lý, kiểm tra thuộc cơ quan chức năng thành phố.

“Công an phường báo cáo có 27 người Trung Quốc đăng ký tạm trú trong khu đô thị nhưng thời điểm công an đột kích có đến gần 400 người”, ông Hưng nói.

Chủ tịch phường cũng cho biết khu đô thị Our City chưa từng xảy ra vụ việc nào gây mất an ninh, trật tự. Do đó, chính quyền nơi đây cũng chưa vào bên trong đô thị để kiểm tra, xử lý.

Theo ông Hưng, chỉ duy nhất năm 2018, có một lần đoàn thanh tra thuộc Sở Tài Nguyên & Môi trường Hải Phòng cùng tổ công tác quận và phường vào trong khu đô thị để thống nhất việc xả thải ra môi trường.

Xử lý cứng rắn với người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam
Trong khi đó nói với Zing.vn, thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an) nhìn nhận việc tổ chức tội phạm trong vỏ bọc doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hoặc công ty liên doanh không mới, nhưng đang có xu hướng ngày càng phổ biến và diễn ra với quy mô lớn.

“Từ đây, chúng ta phải xem về phía người Việt Nam có ai tiếp tay không để giải quyết triệt để. Nếu chỉ có người Trung Quốc hoạt động phạm pháp là chuyện khác, nhưng biết đâu đằng sau đó có người Việt bao che, bảo kê, tạo điều kiện cho tội phạm nước ngoài lộng hành”, thiếu tướng Lê Văn Cương nói.

Bằng kinh nghiệm lâu năm trong ngành, ông “tin đa số vụ tội phạm nước ngoài hoạt động ở Việt Nam có liên quan đến người Việt Nam, bởi nếu chỉ có mình họ khó mà hoạt động trót lọt”.

Nêu giải pháp, tướng Cương cho rằng quan trọng nhất phải siết chặt quản lý hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam, kiểm tra lại toàn bộ các khâu trong hệ thống pháp luật và các bước quản lý, kiểm soát người nước ngoài và việc bố trí lực lượng giám sát.

Ông cũng đề nghị xử lý cứng rắn tội phạm nước ngoài gây án ở Việt Nam. Theo đó, người nước ngoài phạm tội phải được xử lý đúng pháp luật Việt Nam, như người Việt Nam phạm tội. Chúng ta cũng đừng lo việc xử lý sẽ ảnh hưởng đến yếu tố ngoại giao, vì đã là tội phạm thì không có bất cứ quốc gia nào dung túng. Về nguyên tắc ngoại giao được công khai, nước nào cũng khẳng định quyết tâm chung tay phòng chống tội phạm.

“Vì thế, xử lý không lo sợ, đừng mơ hồ, vì đó là việc làm công khai, minh bạch, đàng hoàng. Người Trung Quốc phạm tội ở Việt Nam thì ta thông báo với Trung Quốc, thậm chí mời họ dự phiên tòa để biết hành vi của công dân nước họ đã vi phạm Bộ luật Hình sự của Việt Nam”, tướng Cương nói.

Ngày 30/7, cơ quan chức năng Việt Nam chuẩn bị bàn giao 380 người Trung Quốc vận hành đường dây đánh bạc qua mạng tại khu đô thị Our City cho công an nước này.

Bộ Công an cho biết nhóm này hoạt động 24/7, khép kín và gần như không tiếp xúc với người ngoài. Đây là tổ chức tội phạm có phương thức thủ đoạn hoạt động mới, thực hiện trên không gian mạng, được tổ chức trong “vỏ bọc” của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đường dây đánh bạc qua mạng lớn nhất ở khu đô thị 100% vốn nước ngoài

– Chiều 28/7, hàng trăm cảnh sát ập vào khu đô thị Our City (quận Kinh Dương, Hải Phòng), bắt quả tang gần 400 người mang quốc tịch Trung Quốc đang điều hành các trang web đánh bạc cho công dân nước này tham gia. Việc phong tỏa khu đô thị, lấy lời khai được thực hiện suốt cả ngày hôm sau.

– Kết quả xác minh ban đầu cho thấy người cầm đầu nhóm này ở nước ngoài, Our City chỉ là nơi đặt máy móc vận hành đường dây. Ban chuyên án thu giữ gần 2.000 điện thoại di động, hơn 500 máy tính các loại cùng nhiều đồ vật, tài liệu liên quan. Công an bước đầu xác định số tiền giao dịch trên hệ thống đánh bạc là hơn 3 tỷ nhân dân tệ (khoảng hơn 10.000 tỷ đồng). Đây là đường dây đánh bạc có quy mô, số lượng người nước ngoài và lượng tiền giao dịch lớn nhất từ trước đến nay.

– Our City được cấp phép xây dựng từ năm 2005, chủ đầu tư là Công ty TNHH Hiệp Phong Việt Nam thuộc Tập đoàn Hiệp Phong Hong Kong – Trung Quốc (Qia Feng Holdings Limited), đây là dự án BĐS đầu tiên của Việt Nam có 100% vốn nước ngoài. Dự án rộng 43 ha, tổng diện tích xây dựng hơn 680.000 m2, chia làm 6 khu gồm 5 khu nhà sinh thái với các biệt thự đơn lập, biệt thự liền kề và một khu thương mại tổng hợp cỡ lớn. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án khoảng 85 triệu USD.

Hoàng Lam /Zing

 

Thương chiến đang che khuất những ‘ung nhọt’ lớn nhất của Trung Quốc

Đằng sau cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, Trung Quốc hiện đối mặt những bong bóng kinh tế đang ngày càng phình to, với nguy cơ phát nổ có thể làm rung chuyển cả hệ thống.
Chiến tranh thương mại là một trong những vấn đề chi phối sự quan tâm của người Trung Quốc trong hơn nửa năm qua. Cuộc đối đầu với Mỹ được cho là nguyên nhân của quá trình giảm tốc kinh tế mà nước này đang gặp phải, với tốc độ tăng trưởng trong quý II năm 2019 rơi xuống mức thấp nhất trong 30 năm qua.

Không chỉ ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa, thương chiến với Mỹ khiến các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đánh mất khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi bị hàng loạt công ty Mỹ và châu Âu tẩy chay.

Tuy nhiên, những hệ lụy của chiến tranh thương mại chỉ là một trong số những vấn đề đáng lo nhất mà Bắc Kinh đang đối mặt, và sớm hay muộn, nó cũng có thể được giải quyết êm thấm khi Trung Quốc và Mỹ đi tới một dàn xếp êm thấm. Vấn đề lớn hiện chưa có lời giải mà Bắc Kinh đang đối mặt là những bong bóng kinh tế đang ngày càng phình to trên nhiều lĩnh vực.

Giá nhà quá cao, người lao động quá ít
Bong bóng đầu tiên, bất động sản, là khối “ung nhọt” Bắc Kinh đang đau đầu tìm lời giải. Việc giá bất động sản trên toàn Trung Quốc tăng cao, một mặt cấp số nhân tài sản cho các đại gia đầu cơ, nhưng mặt khác, chôn vùi giấc mơ bắt đầu cuộc sống gia đình tự lập của thế hệ thanh niên nước này.

Bong bóng thứ hai không thể không nhắc đến là quỹ lương hưu ngày càng phình to và có nguy cơ phá sản. Không giống như chiến tranh thương mại, bong bóng lương hưu là một vấn đề khác mang tính lâu dài và khó tìm ra lời giải.

Thuong chien dang che khuat nhung 'ung nhot' lon nhat cua Trung Quoc hinh anh 1
Áp lực về công việc và giá nhà quá cao đang làm giảm tỷ lệ kết hôn tại Trung Quốc.

Ảnh : Xinhua.
Tỷ lệ hôn nhân thấp tại Trung Quốc dẫn tới tỷ lệ sinh giảm, đang dần đẩy quốc gia đông dân nhất thế giới đi tới viễn cảnh thiếu hụt lực lượng lao động. Khi dân số Trung Quốc ngày càng già đi, số người nghỉ hưu tăng lên, trong khi không có đủ nguồn nhân lực bổ sung cho lực lượng lao động, tất yếu dẫn tới sự chênh lệch khi quá ít người làm việc để chi trả cho quỹ lương hưu.

Gánh nặng của quỹ lương hưu cũng sẽ tác động tiêu cực vào sức chi tiêu của người dân, đe dọa chiến lược chuyển từ mô hình kinh tế dựa vào đầu tư sản xuất sang nền kinh tế tiêu thụ.

Từ cuối những năm 1980, Nhật Bản cũng rơi vào tình cảnh tương tự sau khi kết thúc chiến tranh thương mại với Mỹ. Nhật Bản sau đó đã trải qua thời kỳ được mệnh danh là “3 thập kỷ bỏ phí” khi nền kinh tế liên tục đi ngang hoặc tăng trưởng âm.

Tăng trưởng không bền vững
Với các chuyên gia kinh tế, những khoản đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ USD cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cả trong và ngoài nước đang góp phần nuôi dưỡng bong bóng nợ khổng lồ của Trung Quốc.

Tại Đại lục, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một công cụ giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, tuy nhiên chỉ về mặt số liệu. Tại nước ngoài, các dự án viện trợ tỷ đô dành cho hệ thống cơ sở hạ tầng được sử dụng phục vụ mục đích gia tăng ảnh hưởng, kiểm soát của Bắc Kinh đối với các quốc gia từ châu Á, Trung Đông vươn tới tận châu Phi.

Trong khi một số dự án được đánh giá là cần thiết và thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng, nhiều dự án, ngược lại, hoàn toàn được vẽ ra chỉ nhằm làm thỏa mãn mục đích của các quan chức địa phương Trung Quốc, hay phục vụ mục tiêu chính trị của Bắc Kinh ở nước ngoài.

Thuong chien dang che khuat nhung 'ung nhot' lon nhat cua Trung Quoc hinh anh 2
Thành phố ma Ordos ở khu tự trị Nội Mông. Ảnh: AP.
Vấn đề nằm ở chỗ những dự án tỷ USD này không mang lại lợi ích về kinh tế. Khi còn trong giai đoạn thi công, các dự án tạo ra thu nhập và việc làm cho công nhân, cũng như nuôi dưỡng hệ thống kinh tế phục vụ nó. Tuy nhiên, khi công tác thi công hoàn tất, tác động kinh tế xã hội của chúng gần như bằng con số không.

Minh chứng rõ rệt nhất của loại dự án xây dựng như thế này là hàng trăm thành phố, thị trấn ma, với những công trình quy mô hoành tráng, nhưng không có một bóng người sinh sống.

Hình thức tăng trưởng kinh tế hiện nay của Trung Quốc được đánh giá là không bền vững. Trong quá khứ, Liên Xô, Nigeria và Nhật Bản đều từng có giai đoạn lựa chọn phương thức tăng trưởng này, nhưng cả 3 đều thất bại.

Chính phủ vừa là chủ nợ, vừa là con nợ
Khi các bong bóng kinh tế phình to tới giới hạn, nó sẽ phát nổ, để lại những khoản nợ khổng lồ cho chính các doanh nghiệp, những nhà đầu cơ, thậm chí cả chính phủ Trung Quốc.

Về mặt giấy tờ chính thức, nợ công của Trung Quốc hiện là 47,6% GDP, một con số nhỏ, đáng mơ ước đối với nhiều quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó để có thể tính toán chính xác con số nợ công của Bắc Kinh.

Tại Trung Quốc, các ngân hàng thuộc sở hữu chính phủ cấp tín dụng vay cho các nhà thầu xây dựng, các công ty khai thác khoáng sản, các nhà sản xuất thép, tất cả đều thuộc sở hữu của chính phủ. Khi đó, chính phủ Trung Quốc vừa là người đi vay, vừa đóng vai con nợ. Vì vậy, số liệu công bố được cho là khó đảm bảo tính minh bạch.

Thuong chien dang che khuat nhung 'ung nhot' lon nhat cua Trung Quoc hinh anh 3

Chính phủ Trung Quốc vừa là con nợ, vừa là chủ nợ. Ảnh: AP.
Theo một số tính toán không chính thức được công bố bởi Viện Tài chính quốc tế IFF, là hiệp hội của các tổ chức tài chính toàn cầu, Trung Quốc năm 2018 gánh khoản nợ lên tới 300% GDP.

Trong những mô hình khác, rủi ro có thể được giảm thiểu khi các khoản nợ được phân tán ra nhiều đối tượng, thành phần khác nhau. Tuy nhiên, khi chính phủ Trung Quốc vừa là bên cho vay, vừa là kẻ đi vay, nguy cơ sụp đổ cả hệ thống hiện đã hiện hữu, tạp chí Forbes bình luận.

“Cuộc khủng hoảng Hy Lạp là một minh chứng hết sức chính xác”, Forbes nhận định.

Chính phủ vốn đóng vai trò người cầm cân nảy mực, đặt ra các luật chơi cho chủ nợ và người đi vay. Tuy nhiên, tình hình đã trở nên rối ren khi chính phủ một lúc đóng cả ba vai chủ nợ, con nợ và trọng tài. Tình trạng này sẽ càng phức tạp trong trường hợp khủng hoảng tài chính diễn ra và chính phủ phải sử dụng các gói cứu trợ khẩn cấp đối với các chủ nợ, mà trong trường hợp của Trung Quốc, lại chính là bản thân chính phủ.

Duy Anh  / Zing

Người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên

Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên

Ngôi nhà vườn với các không gian được thiết kế hiện đại, giản đơn nhưng vô cùng tiện nghi và cuốn hút bởi cách sắp xếp nội thất khéo léo cùng những ô cửa sổ lấy sáng, lấy gió từ bên ngoài.

Đường Gao You của Thượng Hải có lịch sử gần trăm năm. Con đường rộng này là nơi có những ngôi nhà khá đặc biệt.

Hầu hết các nhà lãnh đạo, những người nghệ sĩ nổi tiếng đều sinh sống ở đây.

Trong đó có Wu King, là con gái của Wu Xi Yuan, người giàu nhất ở Thiên Tân và ông nội của bà cũng là một trong những người giàu có bậc nhất nơi đây.

Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 1.

Ngôi nhà vườn khá đặc biệt.

Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 2.

Ngôi nhà cổ với bóng cây xanh tỏa mát khuôn viên xung quanh.

Wu Jing từng sống trong ngôi nhà vườn này trong suốt 70 năm. Từ khi 19 tuổi, bà đã phản đối cuộc hôn nhân sắp đặt của cha mẹ để kết hôn với người đàn ông tên là Zhao Si Sheng.

Bà là một giáo viên dạy cấp 2 được người dân quanh vùng yêu mến và kính trọng.

Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 3.

Con đường vào căn biệt thự cổ kính.

Vào cuối năm 2019, tập đoàn Xufang đã tìm thấy thiết kế nhà của bà từ KTS Fan Ji Jing và họ đã tiến hành cải tạo ngôi nhà cũ. Căn nhà đã xuống cấp, tồi tàn, cũ kỹ qua bàn tay của nhà thiết kế đã cải tạo đẹp đẽ, tiện nghi.

Giá trị của ngôi nhà chắc chắn là bởi xung quanh có cây xanh, có những ô cửa sổ có thể mở rộng bất kỳ lúc nào để ngắm nhìn bầu trời xung quanh, tận hưởng không khí trong lành từ bên ngoài.

Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 4.

Ngôi nhà được cải tạo lại.

Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 5.

Không gian xanh mát bóng cây, ríu rít tiếng chim.

Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 6.

Lối vào nhà bình yên.

Đường Gao You nơi ngôi nhà xinh xắn tọa lạc nằm ở quận Xu Hui, Thượng Hải.

Con đường khá rộng, xanh mát bởi bóng cây hai bên đường và nơi ấy có những ngôi nhà đã cũ nhưng vô cùng đẹp đẽ.

Trong đó có ngôi nhà được xây dựng từ năm 1929 theo phong cách của Đức xưa với ống khói cao chót vót cùng những bức tường sơn bị loang màu thời gian.

Dù có trong tay cả gia tài từ ông nội và bố nhưng bà Wu Jing vốn là một người phụ nữ hiện đại, bà sẵn sàng vượt qua những giới hạn của số phận, của hoàn cảnh để được làm nghề giáo viên và được sống với người mà mình yêu.

Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 7.

Phòng tắm nhìn ra khung cảnh thiên nhiên bên ngoài.

Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 8.

Góc sân xào xạc tiếng gió.

Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 9.

Bếp nấu và khu vực ăn uống.

Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 10.

Không gian chính.

Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 11.

Góc ăn uống hàng ngày có thể nhìn ra khoảng xanh trong bên ngoài.

Ngôi nhà trước khi trở thành tổ ấm của bà đã được bà thuê để ở trong một thời gian dài khoảng 15 năm.

Ngay từ lần đầu tiên bước vào nhà, được nhìn thấy khoảng sân ngập tràn ánh nắng, những âm thanh vui nhộn từ chim chóc đã giúp bà quyết tâm cải tạo sân vườn và cố gắng giữ lại từng cây, từng góc nhỏ đậm chất thiên nhiên thơ mộng này.

Từng căn phòng được cải thiện, lắp đặt nội thất khá đơn giản. Những ô cửa sổ luôn là điểm nhấn không thể thiếu tạo nên những bức tranh sinh động từ thiên nhiên bên ngoài.

Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 12.

Phòng ngủ với ô cửa sổ rộng.

Để mọi góc nhỏ đều có thể tận hưởng ánh sáng tự nhiên và gió trời, các khu vực chức năng trên cùng một sàn được kết nối liền mạch và không sử dụng vách ngăn.

Không gian tạo nên sự tiện nghi, ấm cúng nhưng vẫn đủ sức cuốn hút dù bạn đang ngắm nhìn ở góc nào.

Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 13.

Góc sân thượng rộng rãi.

Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 14.
Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 15.
Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 16.
Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 17.
Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 18.
Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 19.
Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 20.
Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 21.
Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 22.

Mỗi không gian chức năng đều vô cùng ấn tượng.

Bạn có thể ngồi ở tầng 1 hoặc tầng 2 đều có cảm giác muốn kéo dài mãi câu chuyện của mình bởi xung quanh là thiên nhiên cây cỏ, là sự dễ chịu và thoáng mát ngập tràn.

Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 23.
Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 24.
Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 25.
Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 26.
Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 27.
Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 28.
Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 29.
Không phải biệt thự tráng lệ, người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất Thượng Hải lại ở trong ngôi nhà vườn khoáng đạt giữa thiên nhiên - Ảnh 30.

Ngôi nhà được thiết kế với lối kiến trúc cổ nhưng mỗi không gian đều có những cách decor sáng tạo, thú vị.

Sân thượng rộng rãi được thiết kế nhiều khu vực chức năng khác nhau. Tầng trên cùng cũng có thể ngắm nhìn một phần “vườn xanh” phía dưới.

Mọi góc chức năng đều được tạo nên nhờ vẻ đẹp bình dị của nội thất, chất liệu cũng như cách sắp xếp. Ai cũng sẽ yêu ngay ngôi nhà từ lần đầu tiên ngắm nhìn bởi vẻ đẹp gần gũi, hòa mình với thiên nhiên ở từng không gian nhỏ.

theo HELINO

Quán cà phê mắc lều trải nệm cho khách nghỉ ở Sài Gòn

Quán cà phê mắc lều trải nệm cho khách nghỉ ở Sài Gòn

Hơn ba tháng nay, quán cà phê trong con hẻm trên đường Nguyễn Văn Đậu (quận Bình Thạnh) thiết kế với những cái lều ngay cạnh hồ bơi, thu hút du khách. Người chủ đầu tư khoảng 4 tỷ đồng, thi công trong hai tháng. Quán gồm ba tầng, tầng trệt có 7 lều. Mỗi lều hình vuông có diện tích khoảng 4 m2, xung quanh mắc rèm trắng bốn góc.

Quán cà phê mắc lều trải nệm cho khách nghỉ ở Sài Gòn

Xung quanh mỗi lều trang trí nhiều cây xanh, bên trong đặt nệm, gối để khách thoải mái ngồi hoặc nằm uống cà phê.

Quán cà phê mắc lều trải nệm cho khách nghỉ ở Sài Gòn

“Khi mình chọn mặt bằng này để mở quán cà phê đã có sẵn hồ bơi nên tích hợp luôn không gian tựa như ở resort, bãi biển. Mô hình này mình thấy mới lạ, tao cảm giác riêng tư thoải mái cho khách”, Lê Thị Nguyệt Nga (chủ quán) cho biết.

Quán cà phê mắc lều trải nệm cho khách nghỉ ở Sài Gòn

Theo chủ quán, mỗi lều được lắp rèm cố định, không thể kéo kín để nhân viên quan sát được hành động của khách. Vỏ nệm, gối được kiểm tra thường xuyên, giặt định kỳ hai ngày một lần.

Quán cà phê mắc lều trải nệm cho khách nghỉ ở Sài Gòn

Mỗi phần thức uống có giá 35.000 – 140.000 đồng, được đặt trong khay gỗ, trang trí thêm hoa hồng, đèn.

Quán cà phê mắc lều trải nệm cho khách nghỉ ở Sài Gòn

Chiếc phao ở hồ bơi tạo cảm giác như ở resort hoặc trên bãi biển. “Khách không được tắm ở hồ. Chỉ khi nào có đoàn thuê nguyên nơi này làm tiệc thì mới có thể sử dụng hồ bơi”, chủ quán nói.

Quán cà phê mắc lều trải nệm cho khách nghỉ ở Sài Gòn

Ở tầng trệt trồng nhiều loại cây xanh, dây leo, hoa  Buổi tối, trong quán có hàng nghìn ánh đèn lung linh.

Quán cà phê mắc lều trải nệm cho khách nghỉ ở Sài Gòn

Lần đầu đến quán, nhóm của Trần Hạ Yến (24 tuổi) thích thú trò chuyện, chụp hình. “Quán trang trí đẹp, riêng lều vừa ngồi và nằm được, rất thoải mái. Các lều có khoảng cách với nhau nên yên tĩnh, riêng tư, phù hợp với nhóm bạn hoặc cặp đôi”, Yến chia sẻ.

Quán cà phê mắc lều trải nệm cho khách nghỉ ở Sài Gòn

Ngoài khu có hồ bơi và lều, không gian quán còn khá rộng rãi với các tầng và sân thượng, phòng lạnh. Mỗi vị trí đều được trang trí, trồng nhiều cây xanh.

Quỳnh Trần

Cái chết của Khái Hưng

“PHẢI GIẾT CHỨ!
“Nó là đại-phản-động!
“Nó là một lãnh tụ của V.N.Q.D.Đ.”

Trong một số trước đây chúng tôi đã đăng tin đồn rằng ông Trần khánh Giư, biệt hiệu Khái Hưng hình như đã bị Việt Minh xử tử ở vùng xuôi, ngay từ khi khởi đầu cuộc tác chiến. Tuy nhiên vẫn chỉ là một tin đồn, và cái chết của nhà văn Khái Hưng vẫn còn là một dấu hỏi.

Chúng tôi vừa gặp một người tản cư ở vùng xuôi mới tới Hà thành. Người ấy có thuật lại như sau này:

“Nhà văn Khái Hưng! Tôi biết lắm và tôi chắc chắn rằng ông ấy đã bị Việt Minh xử tử rồi. Lúc khởi cuộc chiến tranh ông ấy chạy về quê vợ ở Nam trực hay Nghĩa hưng, thuộc tỉnh Nam định. Ông ấy bị bắt ngay và bị giam với bạn tôi, ông Lưu ngọc Văn, dạy học và tác giả một cuốn sách cho trẻ em do Đời nay xuất bản.

Hai người bị giam cùng nhiều người khác ở Lạc quần (Nam-định), là nơi tập trung một số lớn các người bị tình nghi về chính trị và bị bắt ở vùng xuôi.

“Vì hồi đó, tôi vận động cho một người bà con cũng bị giam ở Lạc quần, nên có liên lạc với bọn Công V.M. phụ trách về công việc trong toàn tỉnh Nam định.

Một buổi tối kia vào khoảng đầu tháng chạp ta, em ruột viên công an trưởng Nam định có tới nhà tôi, kể chuyện với tôi:

– Hôm qua, tôi phải vất vả suốt đêm.

– Vì công tác gì vậy?

– Tôi cùng mấy anh em Công an phải đưa tên Khái-Hưng xuống tận Văn lý, xử bắn y ở đấy.

– Khái Hưng! Theo tôi chỉ là một nhà văn. Ông ta có tội gì mà đến nỗi bị xử tử?

Người em ruột viên công-an trưởng dõng dạc nói:

“Phải giết chứ! Nó là đại phản động! Nó là một lãnh tụ của Việt Nam quốc dân đảng. Để cho sống thế nào được?”

Người ấy lại nói tiếp:

“Tôi chắc ông Khái Hưng bị giết rồi, vì người em viên Công an trưởng Nam định nói với tôi, không phải với một giọng nói đùa. Không những thế, ít ngày sau, bạn tôi, ông Lưu-Ngọc-Văn bị đưa đi giam ở Đầm-đùn, cách Nho quan 7 cây số, trên đường đi Chi nê, thế mà không thấy có ông Khái Hưng.

“Cách đó ít lâu đến ông Văn cũng bị chúng giết chết vì tội phản động: chúng không bắn, có lẽ sợ mang tiếng, mà đẩy tường cho đổ vào người và chôn sống.

Nguồn: Hoàng Hưng

Phía sau cái chết của Trần Bắc Hà (Kỳ 3)

Đây là loạt bài tác giả Hồng Hà viết độc quyền cho Tiếng Dân. Các trang khác đăng lại, xin ghi rõ nguồn.

Tiếp theo kỳ 1 và kỳ 2

Phải công nhận Trần Bắc Hà tuy tạo nên một “đế chế tài chính”, song là người rất nặng lòng với quê nội Hoài Ân, Bình Định. Đó cũng là lý do dễ hiểu vì sao dàn nhân sự chủ chốt của BIDV có nhiều người quê Bình Định.

Những gói tài trợ vốn vay lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, Bắc Hà dành cho tỉnh nhà và các tập đoàn, công ty đầu tư vào Bình Định. Sẵn tiền bạc lẫn quyền lực trong tay, Bắc Hà bỏ ra hàng chục tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ để xây Khu văn hoá tâm linh, xây chùa, tôn tạo đình làng, xây Khu lưu niệm gia đình và làm công tác từ thiện xã hội.

Mỗi năm Bắc Hà thường về quê hai, ba lần, trong dịp giỗ bố mẹ và các việc quan trọng trong gia đình. Lúc ấy, dân tình tha hồ chiêm ngưỡng đoàn xe bóng lộn, sang trọng kéo dài hàng kilomet trên đường quê. Bắc Hà làm đường, xây cầu cho quê, bỏ hàng chục tỷ tôn tạo đình An Thường trên nền cố cựu, khởi công vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng 3 năm Tân Mão (2011) và kịp khánh thành vào đúng 42 năm ngày giỗ bố mình, Liệt sĩ Trần Đình Châu (13/8/1969 – 13/8/2011).

Có người đặt câu hỏi: Bắc Hà có can thiệp vào nhân sự chính trường VN? Có. Bắc Hà thừa sức làm điều đó. Bắc Hà sai khiến được các đại quan đương chức và “điều động” được cả các nguyên lão tuổi già sức yếu.

Sáng 19/4/2012, UBND huyện Hoài Ân tổ chức Lễ hội kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng huyện Hoài Ân (19.4.1972 – 19.4.2012). Trần Bắc Hà được huyện nhà mời về dự. Để khẳng định “số má” và phô trương thanh thế, Trần Bắc Hà đưa cả nguyên lão, lẫn chính trị gia, tướng lĩnh về, gồm:

– Cựu TBT, Thượng tướng Lê Khả Phiêu,

– Trung tướng Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội;

– Trung tướng Bế Xuân Trường, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 1; cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Tất nhiên, ra đón Trần Bắc Hà và các VIP tại sân bay Phù Cát, có đủ lãnh đạo Bình Định, như:

– Nguyễn Văn Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy;

– Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh;

– Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh;

– Ngô Đông Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Huyện ủy Hoài Ân.

Điều không thể tin nổi, ở tuổi 81, cựu TBT Lê Khả Phiêu cùng tuỳ tùng lặn lội về tận đình làng An Thường để thăm và thắp hương cho bố Trần Bắc Hà tại khu lưu niệm của gia tộc.

Lê Khả Phiêu cùng đoàn tuỳ tùng tại quê nhà Bắc Hà. Photo Courtesy

 Ngày 27/9/2015, huyện Hoài Ân tổ chức Lễ công bố Quyết định số 2594/QĐ-UBND ngày 27.7.2015 của UBND tỉnh Bình Định về việc đặt tên 8 tuyến đường tại thị trấn Tăng Bạt Hổ và gắn biển tên đường. Điều mà tất cả quan chức và nhân dân huyện Hoài Ân nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung, thật sự bất ngờ là, chỉ có việc gắn biển tên đường mà có sự hiện diện của các quan chức sau đây trong buổi lễ:

– Nguyễn Minh Triết – cựu UV BCT, Chủ tịch nước;

– Trương Vĩnh Trọng – cựu UV BCT, Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Vương Đình Huệ – UV Trung ương đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương;

– Nguyễn Văn Thiện – UV Trung ương đảng, Bí thư Tỉnh ủy;

– Hồ Quốc Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh.

– Đại tăng thống, Vua sư Vương quốc Campuchia Tep Vong.

Lý do thật dễ hiểu, bởi vì trong 8 tuyến đường được đặt tên, có một tuyến đường mang tên liệt sĩ Trần Đình Châu – bố ruột của Trần Bắc Hà.

Còn nhớ tháng 6/2009, khi về Bình Định cắt băng khánh thành đường bay thẳng Phù Cát – Hà Nội, của Vietnam Airlines, ông Nguyễn Minh Triết khi đó là Chủ tịch nước, đã về tận xã Ân Thạnh để tặng quà cho… gia đình Liệt sĩ Trần Đình Châu.

Ông Nguyễn Minh Triết ngày khai trương đường bay Phù Cát – Hà Nội. Photo Courtesy

Nếu như nhà nước Cộng sản Trung Quốc “đẻ ra” những tên tuổi như Giang Thanh, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang… là những kẻ tham chính mà quyền lực vô song và tiền chất cao như núi, thì ở Việt Nam, thể chế tương đồng này, cũng sản sinh ra những Nguyễn Bá Thanh, Trần Bắc Hà, Đinh La Thăng, Vũ Nhôm…

Cuộc đời Bá Thanh và Bắc Hà giống nhau đến kỳ lạ. Cả hai cùng trưởng thành và được đào tạo trên đất Bắc, đều có bố tập kết ra Bắc và quay về rồi chết ở miền Nam. Một kẻ là “lãnh chúa miền Trung” và người kia là “Vua buôn tiền số 1 Việt Nam”. Bá Thanh bán hết công sản tài nguyên đất nước, thậm chí xới luôn hàng trăm ngàn mồ mả tổ tiên của người ta để lấy đất bán, thế mà một bộ phận dân chúng vẫn mê muội tôn thờ, rơi nước mắt khi Bá Thanh chết. Trần Bắc Hà ném hàng chục ngàn tỷ đồng của quốc gia “qua cửa sổ” vậy mà khối kẻ vẫn tung hô.

Các vòng hoa viết tang lễ Trần Bắc Hà, trong đó có vòng hoa ghi rõ hàng chữ “Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar”. Ảnh: VNN

Bá Thanh vắn số ở tuổi 61. Bắc Hà trút hơi thở cuối ở tuổi 63. Con trai duy nhất của Bá Thanh là Nguyễn Bá Cảnh, sinh năm 1983, bị cách hết chức vụ, đuổi ra khỏi chính quyền. Con trai duy nhất của Bắc Hà là Trần Duy Tùng, sinh năm 1985, đã bị bắt giam.

Nguyễn Bá Thanh đã làm mọi cách để bố mình, liệt sĩ Nguyễn Bá Tùng, được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang vào tháng 7/2012; thì trước khi nghỉ hưu, Trần Băc Hà còn kịp làm một việc quan trọng. Đó là vào ngày 24/01/2016, tại Khu lưu niệm liệt sĩ Trần Đình Châu, xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đã tổ chức lễ Công bố Quyết định của Chủ tịch nước về việc điều chỉnh mức khen thưởng từ Huân chương Độc lập hạng Ba lên Huân chương Độc lập hạng Nhì cho liệt sĩ Trần Đình Châu.

Vợ con đã bỏ hơn trăm tỷ, làm cho Bá Thanh một khu lăng mộ trên diện tích 3 hecta, có nhà thủy tạ, lầu bát giác, vườn hoa và nhà lưu niệm chả kém gì các “tứ trụ triều đình”. Không biết rồi đây vợ con Trần Bắc Hà sẽ xây lăng tẩm cho ông ta thế nào.

Cuối cùng, sau khi vơ vét hàng chục ngàn tỷ cho bản thân và gia đình, cái chết của Bá Thanh và Bắc Hà đều để lại ẩn số, mọi bí mật xem như đã theo hai nhân vật này xuống suối vàng. Không biết rồi đây, gặp nhau dưới âm phủ, “lưu manh chính trị số 1 VN” và “lưu manh tài phiệt có một không hai” sẽ tâm sự những gì?

Trần Bắc Hà sẽ được đình chỉ điều tra bị can, nhưng Vụ án Trần Bắc Hà và đồng bọn thì vẫn tiếp tục. Ngày 23/7/2019 Bắc Hà đã nằm dưới mộ, và vì nhiều lý do khác, chúng tôi tạm khép lại loạt bài tại đây.

© Copyright Tiếng Dân

Khi “mặt nạ” trên người Vũ Ngọc Hoàng, cựu Phó BTG Trung ương, rơi xuống… (Kỳ 2)

Hồng Hà

Từ sau đại hội 11, khi ngồi ghế Thủ tướng nhiệm kỳ 2, Ba Dũng đã bị các đồng chí của mình liên tục tấn công. Ở Hội nghị Trung ương 4, khoá 11, trở đi, tần suất tấn công càng ác liệt.

Dù “thoát nạn” ở Hội nghị Trung ương 6, Ba Dũng vẫn cảm thấy mệt mỏi. Gần đến Hội nghị Trung ương 13, hàng loạt đơn thư tố cáo của các cựu cán bộ cấp cao như: Phan Diễn, Nguyễn Đức Bình, Lê Xuân Tùng (cựu Ủy viên Bộ Chính trị) và Trịnh Văn Lâu (tức ông Tư Cẩn, cựu Ủy viên Trung ương, phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra Đảng),… gửi đến Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ủy viên Trung ương tố cáo và yêu cầu xác minh về những sai phạm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, về vấn đề liên quan đến con cái, anh chị em và các mối quan hệ khác.

Các đơn thư còn tỏ rõ quan điểm, cần phải ngăn chặn Nguyễn Tấn Dũng tái cử, ngăn chặn “nhóm lợi ích”, “tham nhũng”, “cơ hội và phe nhóm chính trị”, để “bảo vệ sự tồn vong” của đảng. Chịu không nổi trước “seri đòn” tấn công, nhận thấy sự khốc liệt và nguy hiểm đến gia đình, Ba Dũng đã thông báo rút lui khỏi chính trường.

Bộ Chính trị chấp nhận đơn và không đưa Ba Dũng vào “danh sách tái cử”, đồng thời công bố với BCH Trung ương tại Hội nghị 13, vào ngày 12/12/2015.

Là Ủy viên Trung ương, lại là Phó Ban Tuyên giáo, Vũ Ngọc Hoàng lẽ ra hiểu rất rõ Quyết định 244 năm 2014. Ở điều 13 “Việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư”, khoản 3, quy định:

– Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị. Có nghĩa rằng, các Ủy viên Trung ương không có quyền đề cử Ba Dũng vào danh sách và Nguyễn Tấn Dũng bị buộc phải làm đơn xin rút.

Thế nhưng, khi Đại hội 12 đang diễn ra, Vũ Ngọc Hoàng đã tung hoả mù, “đánh lận” khi thông tin với báo chí rằng: “Người ta làm đơn xin rút là không còn tâm huyết nữa. Với tôi, tôi sẽ gạch tên họ ngay“.

Trong thời gian diễn ra ĐH 12, cùng với Võ Tiến Trung, Ủy viên Trung ương, GĐ Học viện Quốc phòng; Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký MTTQ Trung ương; Vũ Ngọc Hoàng đã trở thành “tâm điểm” của báo chí. Cả ba là “kênh” phát ra thông tin những luận bàn ở Hội nghị Trung ương 12, 13, 14 và cả các cuộc họp trù bị. Số lượng uỷ viên, dôi dư ra sao? Quy trình ứng cử, bầu cử thế nào? Ai đi, ai ở, ai xin rút lui?… đều chờ từ các ông phát ngôn. Điều dễ nhận thấy, là cả ba ông đều đứng về phía ông Trọng để định hướng thông tin.

Ông Nguyễn Tấn Dũng “giã từ sân cỏ”. Ông Nguyễn Phú Trọng nở nụ cười rạng rỡ. Vũ Trọng Kim nghỉ hưu, vẫn được cơ cấu một suất đại biểu Quốc hội khoá 14. Vũ Ngọc Hoàng nghỉ hưu, được tham gia Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, nhiệm kỳ 2016-2021.

Với vai trò thành viên HĐLL Trung ương, Vũ Ngọc Hoàng đăng đàn báo chí, viết nhiều về Tư bản thân hữu, về CNXH, về lý luận Mác – Lê… Tóm lại, Vũ Ngọc Hoàng luôn chứng minh, thể hiện mình là một nhà Macxit chân chính, một đảng viên Cộng sản trong sạch, vô sản và một nhà nước XHCN “muôn năm” sẽ là đỉnh cao sáng chói loà trên hành tinh này.

Nhưng sự thật hoàn toàn khác xa những gì mà các đồng chí của Vũ Ngọc Hoàng và dân chúng biết đến. Hãy nghe thông tin từ Kiểm toán Nhà nước đã công bố:

– Ngày 25/2/2013, Công ty Kỳ Hà-Chu Lai Quảng Nam có Tờ trình số 43/TTr-Cty về việc xây dựng trụ sở và nộp tiền sử dụng đất gửi lãnh đạo Quảng Nam.

– Ngày 6/3/2013, UBND tỉnh Quảng Nam có Công văn số 777/UBND-KTTH, cho phép Công ty Kỳ Hà – Chu Lai được xây dựng trụ sở làm việc tại lô A51 và A52, khu phố mới Tân Thạnh, TP Tam Kỳ.

Sau đó UBND TP. Tam Kỳ đã giao thửa đất có diện tích 1.261 m2 (lô A51 và A52) cho Công ty Kỳ Hà – Chu Lai không đấu giá, vi phạm pháp luật.

Khi chưa có quyết định giao đất, cũng không xây dựng trụ sở Công ty như trong đơn mua đất trước đây. Ngược lại, công ty Kỳ Hà – Chu Lai sang ngay cho bà Nguyễn Thị Ánh vào ngày 25/4/2016.

– Hợp đồng chuyển nhượng này do công chứng viên Lê Đạo, Phòng công chứng Phú Linh, Phú Ninh ký chứng thực. Nội dung công chứng dựa vào Công văn số 261 ngày 18/1/2016 do Đinh Văn Thu – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ký.

Như vậy, Lê Đạo – cựu Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam và Chủ tịch Đinh Văn Thu đã “bật đèn xanh” cho gia đình Vũ Ngọc Hoàng thâu tóm “đất vàng”.

Khu đất ba mặt tiền và cận cảnh toà biệt thự của ngài Phó ban Tuyên giáo. Photo Courtesy

– Bà Nguyễn Thị Ánh, vợ của cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Vũ Ngọc Hoàng đã nộp số tiền 4 tỷ 161 triệu đồng, bằng đúng với giá đất mà Công ty Kỳ Hà – Chu Lai mua năm 2013. Tiếp theo, UBND TP Tam Kỳ đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ký hiệu: CC875418 và CC875419 đối với hai thửa đất ký hiệu: A51 và A52.

Hai lô đất A51 và A52 nằm trên 3 mặt tiền đường Bạch Đằng – Dã Tượng – Huyền Trân Công Chúa, hướng nhìn ra dòng sông thơ mộng Bàn Thạch, ngó về núi An Hà vùng Đông Tam Phú. Lô A51 và A52 được xem là hai lô đất có vị trí đẹp nhất, giá trị nhất của khu phố mới Tân Thạnh; được giới kinh doanh bất động sản đánh giá, định giá thị trường khoảng 15 – 20 tỷ. Diện tích lô A51 là 737m2 và lô A52 là 524m2, trong khi những hộ dân bị giải toả chỉ được tái định cư 1 lô diện tích 100 m2.

Khi trả lời báo chí, lúc đầu, Vũ Ngọc Hoàng nói “Tôi không biết, cái đó vợ mua“. Sau đó, ông ta nói lại thành: “Công ty bán thì tôi mua thôi, còn tôi không chiếm dụng của Nhà nước và Nhà nước cũng không bán gì cho tôi“.

Hỏi ông chủ tịch Đinh Văn Thu, ông ta lấp lửng: “Đang chờ báo cáo, thanh tra làm rõ“.

Tối 21/5, UBND tỉnh Quảng Nam ra thông cáo báo chí về việc thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về các sai phạm đất đai tại tỉnh này trong giai đoạn 2011-2017. Trong đó yêu cầu “dừng thông tin về 2 lô đất”. Đúng là kiểu bịt mồm dư luận.

Thông cáo báo chí của UBND Quảng Nam

(Còn nữa)

Tiếng Dân

Đảo ngược chiến thuật: Mỹ chặn đòn hiểm của Bắc Kinh, quyết “đánh” kinh tế TQ một đòn đau “thấu trời”?

Đảo ngược chiến thuật: Mỹ chặn đòn hiểm của Bắc Kinh, quyết "đánh" kinh tế TQ một đòn đau "thấu trời"?

Ảnh minh họa: Getty

Đàm phán Mỹ-Trung vòng 12 sẽ được tiến hành ở Thượng Hải từ ngày 29/7, dư luận cơ bản không kỳ vọng đàm phán đạt được đột phá, nhưng đang chú ý tới khả năng Mỹ thay đổi chiến lược.

“Sao rời, vận khó đổi”

Như công bố của phía Mỹ, đàm phán thương mại Mỹ-Trung vòng 12 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/7 tại thành phố Thượng Hải.

Đoàn Mỹ do Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer dẫn đầu còn phía Trung Quốc vẫn là Phó Thủ tướng Lưu Hạc, nhưng dự kiến lần đầu tiên có sự góp mặt của Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn và Thứ trưởng Thương mại Tiêu Kiến Hoa.

So với trước đây, đàm phán thương mại Mỹ-Trung vòng 12 còn có một thay đổi nữa là không diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh như thường lệ.

Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, việc Trung Quốc lựa chọn Thượng Hải làm địa điểm đàm phán thể hiện thành ý bởi dưới thời Tổng thống Richard Nixon, hai nước đã phát đi Thông cáo Thượng Hải, mở ra tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung.

Có phân tích cho rằng Thượng Hải đóng vai trò đặc biệt trong lịch sử ngoại giao Trung-Mỹ, hiện nay lại là trung tâm tài chính, thương mại và vận tải hàng không quốc tế của Trung Quốc, có vị trí nổi bật về kinh tế. Cho nên, Thượng Hải là lựa chọn tốt nhất ngoài Bắc Kinh để hai bên ngồi lại với nhau.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh mang đậm màu sắc chính trị, chuyển địa điểm tới Thượng Hải sẽ giúp thay đổi “cảm giác”, mang tới bầu không khí khác biệt cho phía Mỹ, tránh bị ảnh hưởng bởi cảm giác không thoải mái trong những lần đàm phán trước đây tại Bắc Kinh.

Đặc biệt, trước đàm phán, cả Trung Quốc và Mỹ đều phát đi thiện chí, đối với Bắc Kinh là trong lĩnh vực mua nông sản Mỹ và đối với Washington là trên phương diện xử lý vấn đề Huawei. Mỹ-Trung gặp gỡ đương nhiên tốt hơn việc chỉ trích nhau xuyên đại dương, hơn nữa, hai bên đầu có nhu cầu đàm phán.

Đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump là mong muốn ổn định các cử tri trung thành trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo nền tảng cho khả năng liên nhiệm tại tổng tuyển cử cuối năm 2020. Tới nay, nông dân Mỹ về cơ bản vẫn ủng hộ ông Trump, nhưng chiến tranh thương mại đã ảnh hưởng tương đối lớn đối với ngành nông nghiệp Mỹ.

Điều tra dân ý cho thấy tỉ lệ ủng hộ ông Trump đang thấp hơn các đối thủ tiềm năng đến từ đảng Dân chủ, nếu chiến tranh thương mại gây tổn hại lớn hơn đối với ngành nông nghiệp Mỹ, ông Trump có thể mất đi sự ủng hộ từ nông dân nước này. Cho nên, gần đây, Washington không ngừng bày tỏ hi vọng phía Trung Quốc nhanh chóng thực hiện cam kết mua một lượng lớn nông sản Mỹ.

Đảo ngược chiến thuật: Mỹ chặn đòn hiểm của Bắc Kinh, quyết đánh kinh tế TQ một đòn đau thấu trời? - Ảnh 2.

Tập đoàn Huawei giữa cơn bão chiến tranh thương mại. Ảnh: TheHill

Đối với Bắc Kinh, áp lực giảm tốc tăng trưởng tiếp tục tăng lên và có nghiên cứu cho thấy từ tháng 5/2018 tới tháng 7/2019, Trung Quốc đã mất gần 2 triệu việc làm vì chiến tranh thương mại, nhưng về cơ bản các biện pháp chấn hưng vẫn có thể giúp kinh tế nước này trong phạm vi chịu đựng được.

Chỉ có điều tập đoàn Huawei vốn được coi là “dê đầu đàn” trong giới doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc rơi vào tình cảnh khốn khó do các biện pháp phong tỏa từ Mỹ, rất cần một sự trợ giúp để vượt qua khó khăn.

Trong bối cảnh Mỹ-Trung không ngừng thăm dò giới hạn của nhau và các vấn đề khác khó lòng giải quyết vì tồn tại bất đồng lớn, hai bên đã thể hiện thiện chí trong 2 vấn đề được quan tâm nhất hiện nay.

Phía Trung Quốc cho 5 công ty nhập khẩu từ 2-3 triệu tấn đậu tương Mỹ mà không phải chịu thuế trả đũa 25% mà nước này áp vào nông sản Mỹ sau khi Mỹ áp thuế trừng phạt đối với 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đầu tiên. Phía Mỹ biểu thị sẽ nhanh chóng cho phép doanh nghiệp công nghệ Mỹ xuất khẩu sản phẩm cho Huawei.

Mua nông sản Mỹ và “phóng sinh” Huawei rất có thể trở thành các tiêu điểm chính của vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung thứ 12 ở Thượng Hải. Nhưng dù thành hiện thực, đó chỉ có thể coi là “tiến triển”, chứ không phải là “đột phá”.

Bảy chủ đề mà phía Mỹ nêu ra, ngoài nông nghiệp còn có hàng hoạt vấn đề gai góc, khó có thể đạt được tiến triển lớn trong ngắn hạn như bản quyền tri thức, cưỡng ép chuyển giao công nghệ, hàng rào phi thuế quan, thâm hụt thương mại hay thực hiện thỏa thuận đạt được như thế nào.

Bước chuyển chiến lược

Trong số ra mới đây, bán nguyệt san Cầu Thị nhấn mạnh “không ai, không thế lực nào nên đánh giá thấp và coi nhẹ ý chí sắt thép, sức mạnh và sự ngoan cường của người dân Trung Quốc trong chiến đấu với cuộc chiến thương mại”. Tạp chí thuộc trường Đảng Trung ương Trung Quốc này khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng đối mặt với một cuộc chiến tranh kinh tế lâu dài với Mỹ.

Có phân tích cho rằng do phải chịu áp lực liên nhiệm, ông Trump khó lòng theo đuổi một cuộc chiến tranh thương mại lâu dài với Trung Quốc, thay vào đó là chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” nhằm phô kết quả tranh thủ sự ủng hộ của cử tri.

Cho nên, trong vấn đề mua nông sản Mỹ, phía Trung Quốc sẽ không “quăng hết bài”, đáp ứng mong muốn của phía Mỹ mà sẽ căn cứ theo nhu cầu, mỗi lúc mua một ít để kiềm chế, gây sức ép, buộc ông Trump phải xuống thang ký kết một thỏa thuận thương mại có lợi cho Bắc Kinh. Tuy nhiên, có nhiều chỉ dấu cho thấy Mỹ đã quyết đấu tới cùng, không ngại đấu tranh lâu dài với Trung Quốc.

Thứ nhất, không ít trong số 7 chủ đề mà phía Mỹ đưa ra trước thềm vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung thứ 12 đụng chạm tới giới hạn đỏ của Trung Quốc, bao gồm cả những vấn đề mà Trung Quốc chỉ trích là đã “xâm phạm chủ quyền” của nước này. Nếu cần một chiến thắng nhanh chóng, phía Mỹ sẽ đi theo con đường gai góc như vậy.

Thứ hai, phía Mỹ cũng không vội vàng đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Bằng chứng là khi trả lời chương trình Bloomberg Market and Finance hôm 23/7 Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết mục tiêu của Tổng thống Mỹ là đạt được thỏa thuận thực sự tốt hoặc tiếp tục áp thuế trừng phạt, cho nên, không thể dự đoán đàm phán cần bao nhiêu thời gian.

Đảo ngược chiến thuật: Mỹ chặn đòn hiểm của Bắc Kinh, quyết đánh kinh tế TQ một đòn đau thấu trời? - Ảnh 4.

Ảnh: AFP

Theo ông Ross, quan trọng là nếu đạt được thỏa thuận thì đó có phải là thỏa thuận thích hợp, một thỏa thuận thực sự tốt hay không. “Đây là mục tiêu áp đảo tất cả (của Tổng thống Mỹ) và điều này quan trọng hơn thời gian biểu”, ông Ross nhấn mạnh.

Thứ ba, số liệu kinh tế đang ủng hộ Mỹ. Trong khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc, số liệu mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 26/7 cho thấy tăng trưởng kinh tế quý II của nước này đạt 2,1%, tuy giảm so với mức 3,1% đạt được trong quý I/2019, nhưng đã đánh bại dự báo của Phố Wall (1,8%).

Trả lời phỏng vấn chương trình Varney & Co của FOX Business cùng ngày, ông Ross không chỉ vạch trần âm mưu cho rằng kinh tế Mỹ có thể suy thoái vào năm 2020, mà còn chỉ rõ: “Kẻ thù chơi trò câu giờ khi suy thoái đang đến… Họ đang chết dần vì suy thoái”.

Thứ tư, ngay cả khi thiệt hại Mỹ phải chịu không ngừng tăng, theo Phó giáo sư Kinh tế Greg Wright từ Đại học California tại Merced (UCM), ông Trump càng phải quyết tâm ép Trung Quốc đưa ra nhượng bộ lớn để chứng minh rằng những tổn thất bấy lâu nay nền kinh tế và người tiêu dùng Mỹ hứng chịu là xứng đáng.

Đành rằng chiến tranh thương mại đã khiến lượng đậu tương Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2018 giảm xuống mức thấp nhất trong 16 năm, nhưng chương trình hỗ trợ nông dân trị giá khoảng 16 tỷ USD không đơn thuần chỉ phán ánh thiệt hại của chiến tranh thương mại đối với nông nghiệp Mỹ, mà còn phát đi thông điệp “sẵn sàng cho cuộc chơi lớn lâu dài”.

Câu chuyện tương lai

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNBC, chuyên gia kinh tế trưởng Lương Hồng thuộc Tập đoàn Tài chính quốc tế Trung Quốc cho rằng vào tháng 3/2019, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chương trình giảm thuế với tổng giá trị lên tới gần 2.000 tỷ Nhân dân tệ. Biện pháp này đã kích thích nhu cầu trong nước và kết quả là tăng trưởng bán lẻ của Trung Quốc tháng 6/2019 bất ngờ tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2018, cao hơn mức 8,3% mà thị trường dự đoán.

Theo Lương Hồng, đa số chuyên gia Trung Quốc dự đoán chiến tranh thương mại có thể lấy đi 0,5% và nhiều nhất là 1% GDP của Trung Quốc, nhưng chính sách cải cách thuế có thể mang tới tác động tương đương hơn 1% GDP. Cho nên, biện pháp giảm thuế mà Trung Quốc đưa ra ngoài việc nâng cao niềm tin của người dân, cũng đủ để ứng phó với chiến tranh thương mại.

Ở một góc nhìn khác, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc của Morgan Stanley nhận định: Ảnh hưởng trực tiếp của căng thẳng thương mại là số lượng đơn đặt hàng đối với ngành xuất khẩu Trung Quốc giảm xuống.

Tuy nhiên, ảnh hưởng gián tiếp có thể còn lớn hơn, đó chính là tác động tới niềm tin của doanh nghiệp. Thiếu niềm tin vào tương lai đạt được thỏa thuận thương mại, doanh nghiệp có thể trì hoãn đầu tư, mở rộng sản xuất, làm gia tăng áp lực trên thị trường việc làm và ảnh hưởng tiêu cực tới chi tiêu của người dân.

Ngoài xuất khẩu, tiêu dùng, vấn đề cũng đến từ động lực tăng trưởng còn lại của kinh tế Trung Quốc: Đầu tư. Theo hãng tin Reuters, dù Trung Quốc rất nỗ lực trong lĩnh vực tài chính, nhưng tốc độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn không đi lên.

Số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2019 chỉ tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2018, không được như kỳ vọng. Nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về tài lực của chính quyền địa phương trong khi tình hình tài chính 6 tháng cuối năm nay của các chính quyền địa phương có thể vẫn căng thẳng.

Biện pháp giảm thuế dẫn tới thu nhập từ thuế của chính quyền giảm. Cụ thể: Thu nhập tài chính quý II/2019 của Trung Quốc chỉ tăng 0,8%, thấp hơn nhiều so với mức 6,2% đạt được trong quý I/2019.

Trong bối cảnh tăng trưởng giảm tốc, chính sách giảm thuế, giảm phí tiếp tục, áp lực thu chi gia tăng đã trở thành thực tế không thể tranh cãi. Những ngày khó khăn của Trung Quốc xem ra sẽ chỉ khó khăn hơn. Đặc biệt là trong tương lai, ông Trump có thể tiếp tục tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc và việc mở cửa thị trường tài chính có thể sẽ vô tình làm lộ điểm yếu của Trung Quốc trên phương diện này.

theo Trí Thức Trẻ