Siêu dự án “đáng sợ” của TQ: Ít người hưởng ứng, lo ngại “bóp nghẹt” đời sống dân thường

Siêu dự án "đáng sợ" của TQ: Ít người hưởng ứng, lo ngại "bóp nghẹt" đời sống dân thường

Ảnh minh họa: Reuters

Kế hoạch áp dụng công nghệ hiện đại trong việc quản lý xã hội của Trung Quốc vẫn còn nhiều khuyết điểm chưa thể giải quyết.

Chính quyền Trung Quốc hiện đang cố gắng hoàn thiện hệ thống chấm điểm công dân toàn quốc, mặc dù nhiều nhà phân tích lo ngại rằng đây là mục tiêu khó có thể trở thành hiện thực.

Theo CNBC, Bắc Kinh xác nhận sẽ tiếp tục xây dựng cơ chế đánh giá điểm xã hội của người dân. Kế hoạch này đã khiến nhiều người lo ngại rằng chính phủ sẽ “có toàn quyền” kiểm soát đời sống người dân thường.

Về mặt cơ bản, hệ thống của Trung Quốc sẽ thiết lập tiêu chuẩn tín nhiệm của mỗi cá nhân thông qua từng hành động đơn lẻ và sẽ phạt hoặc thưởng người dân thông qua điểm số của họ.

Hiện tại vẫn chưa rõ hệ thống sẽ công bằng tới đâu trong việc áp dụng hình phạt, hoặc làm thế nào để thoát khỏi “danh sách đen” do điểm thấp. Tuy nhiên, Bắc Kinh cho biết tới nay đã thu thập được 990 triệu hồ sơ cá nhân và 25,91 triệu hồ sơ của doanh nghiệp. Theo kế hoạch, năm 2020 sẽ là thời hạn để hoàn thiện hệ thống chấm điểm công dân áp dụng trên toàn Trung Quốc.

Từ khi được giới thiệu cách đây 5 năm, nhiều chương trình khảo sát độ hiệu quả đã được thực hiện và một số hình phạt đã được áp dụng cho các công dân có mức điểm thấp.

Lo ngại về việc lạm dụng

Điều khiến người dân Trung Quốc lo lắng nhất – dù cho hệ thống này có đạt được quy mô toàn quốc hay không – là việc hệ thống bị lạm dụng.

“Tại thời điểm hiện tại, những hậu quả của việc cư xử sai trái mới chỉ được áp dụng cho những doan nghiệp và cá nhân vi phạm pháp luật một cách rõ ràng. Nhưng khi hệ thống phát triển hơn, nhiều hình phạt chi tiết hơn có thể được đưa ra,” Genia Kostka, giáo sư về chính trị Trung Quốc tại Đại học Tự do ở Berlin, nói.

Siêu dự án đáng sợ của TQ: Ít người hưởng ứng, lo ngại bóp nghẹt đời sống dân thường - Ảnh 1.

Cơ quan thông tin về hệ thống chấm điểm tín nhiệm công dân ở thành phố Tô Châu. Ảnh: Qilai Shen | Bloomberg | Getty Images

Hiện tại, chưa ai biết hệ thống chấm điểm sẽ cụ thể tới mức nào và bao giờ sẽ được áp dụng toàn bộ. Trên thực tế, nhiều người không nghĩ rằng chính quyền Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu đó.

Một chuyên gia cho rằng khó có thể đồng bộ hóa toàn bộ dữ liệu chính phủ và dữ liệu từ các ngành tư nhân vào một hệ thống chung toàn quốc, chưa kể các vấn đề ngày càng gia tăng về quyền bảo mật đang nhức nhối hơn bao giờ hết.

Theo CNBC, áp dụng hệ thống chấm điểm công dân trước hết tại thủ đô Bắc Kinh sẽ là điều cần thiết. Tuy nhiên cho tới nay thành phố này vẫn chưa có kế hoạch gì cho các công dân cho tới cuối năm 2020 như đã thông báo vào hồi tháng 11/2018.

Tháng này, hoạt động chấm điểm dựa trên hành vi phân loại rác đã được triển khai thí điểm ở Thượng Hải. Không ai rõ điểm số cá nhân sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi tuân thủ luật mặc dù tờ Nhân dân Nhật báo cho biết tại thành phố Hạ Môn, Phúc Kiến, các cá nhân sẽ bị cho vào ‘danh sách đen’ nếu liên tục vi phạm hoặc phân loại rác sai.

Trong những nỗ lực khác của chính phủ Trung Quốc, Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc đã áp dụng hình thức phạt bằng cách hạn chế di chuyển đối với những người chưa trả đủ nợ, ngăn những kẻ có tiền án bạo lực đi máy bay hoặc đi tàu cao tốc.

Các nhà bình luận cho rằng phạt như vậy là không đủ để ngăn các hành vi xấu từ các cá nhân có đạo đức kém, trong khi lại quá nặng nếu các cá nhân bị điểm thấp chỉ vì phân loại rác sai vị trí.

Hiện tại, nhiều người Trung Quốc vẫn không hay biết về hệ thống chấm điểm công dân mặc dù kế hoạch này đã được nêu ra từ năm 2014 về dự án “Xây dựng Hệ thống Tín nhiệm Xã hội” của chính phủ.

Dưới đây là một số ví dụ và chi tiết về các tỉnh thành ở Trung Quốc đã áp dụng thí điểm chương trình này.

1. Huyện Tuy Ninh, tỉnh Giang Tô

Mỗi công dân có 1.000 điểm cơ bản. Điểm số sẽ bị trừ nếu lái xe khi say rượu, không trả nợ, có nhiều con hơn pháp luật quy định.

2. Thành phố Vinh Thành, tỉnh Sơn Đông

Mỗi công dân có 1.000 điểm cơ bản cùng các con số đánh giá từ AAA tới D. Nếu có điểm số cao, công dân có thể thuê xe đạp mà không cần đặt cọc, được giảm tiền điện và hưởng chính sách vay nợ tốt hơn.

3. Tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

Tháng 1 vừa qua, Tòa án Nhân dân Tối cao tại tỉnh này đã công bố một tính năng mới trong ứng dụng WeChat để cho phép tìm ra các “con nợ” trong bán kính 500m. Mục đích của tính năng này là “nhằm tạo môi trường xã hội nơi mọi người biết luật, hiểu luật và ứng xử theo pháp luật”.

4. Thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang

Trốn vé các phương tiện công cộng hoặc trả tiền điện chậm có thể bị đánh dấu “không tốt” trên hồ sơ tín nhiệm cá nhân. Điểm tín nhiệm thấp có thể ảnh hưởng cơ hội mua nhà, thăng chức hoặc tăng lương của cá nhân.

5. Thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang

Hệ thống đánh giá 1.000 điểm được chia thành 5 cấp và áp dụng với các cá nhân ít nhất 18 tuổi trở lên đang sống và làm việc tại thành phố. Mức điểm từ 700 tới 750 được đánh giá là “xuất sắc” và có thể hưởng các ích lợi như đặt chỗ trước ở phòng tập gym hoặc bãi đỗ xe công cộng.

6. Làng Dương Kiều, tính Chiết Giang

Mỗi cá nhân có thể đạt mức 3 sao trong chương trình chấm điểm. Điều này sẽ dựa vào những việc tốt mà mỗi công dân làm. Người có điểm số cao có thể vay nợ từ ngân hàng địa phương với các ưu đãi tốt hơn.

7. Thành phố Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

Tháng 6/2017, Tòa án Thành phố Đăng Phong đã hợp tác cùng hãng di động Unicom để tạo tin nhắn tự động đối với các cá nhân trả nợ không đúng hạn. Khi người khác gọi điện cho những người này, họ sẽ nghe thấy thông điệp rằng: “Người bạn đang gọi đã mất điểm tín nhiệm và vi phạm quy định của tòa án. Hãy giục người này hoàn thành nghĩa vụ pháp lí”.

8. Thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô

Mức điểm cơ bản cho mỗi công dân là 100, nhưng có thể đạt tới 200 điểm nếu thực hiện các hành vi tốt. Người có điểm cao sẽ được giảm giá các phương tiện công cộng và miễn phí đặt cọc khi dùng xe đạp công cộng.

Tâm thư từ biệt gây sốc của nữ sinh 14 tuổi

‘Con vô cùng buồn và hối hận, nhưng con vẫn phải quyết định ra đi theo tiếng gọi của tình yêu, con đã 14 tuổi rồi’.

tam-thu-tu-biet-gay-soc-cua-nu-sinh-14-tuoi

Hai vợ chồng đi làm về thấy nhà cửa xắp xếp gọn gàng ngăn nắp, cảm thấy rất kỳ lạ. Người vợ phát hiện trên giường ngủ có một phong thư, hai vợ chồng liền mở ra đọc. Bức thư viết:

Bố mẹ yêu!

Khi bố mẹ đọc lá thư này, con đã ở một nơi rất xa. Con vô cùng buồn và hối hận, nhưng con vẫn phải quyết định ra đi theo tiếng gọi của tình yêu, con đã 14 tuổi rồi. Anh Tráng, bạn trai mới quen trên Facebook của con cũng không muốn bố mẹ buồn nên bảo con viết lá thư này.

Anh Tráng tuy xăm trổ đầy mình, mặc đồ hippie nhưng thực sự rất đáng yêu và quyến rũ, bạn bè của anh ấy đều như vậy. Nếu bố mẹ gặp anh Tráng nhất định cũng sẽ công nhận điều này.

Anh Tráng tuy hơn con nhiều tuổi, nhưng thưa bố mẹ, 38 tuổi trong xã hội bây giờ cũng đâu phải là quá già. Anh Tráng tuy không có nghề nghiệp, cũng không có tiền, nhưng chuyện đó đâu quan trọng gì, làm sao có thể cản trở tình yêu phải không bố mẹ.

Anh Tráng đã sưu tầm rất nhiều đĩa CD, có xe phân khối lớn, chúng con sẽ cùng nhau đi đến cùng trời cuối đất. Đúng là anh Tráng có rất nhiều bạn gái, nhưng anh bảo con là người anh yêu say đắm nhất, anh sẽ chăm sóc con theo cách của riêng mình.

Anh Tráng là tình yêu và thần tượng trong lòng con. nhưng quan trọng hơn, trong bụng con còn có một sinh linh bé nhỏ của anh Tráng, con còn muốn sinh thật nhiều con cho anh ấy.

Con xin lỗi vì đã ra đi không xin phép. Một ngày nào đó, con sẽ đưa cả các cháu ngoại của bố mẹ trở về. Yêu bố mẹ mãi mãi!

Ký tên..

P/S: Gửi lại bố mẹ một vật để luôn nhớ đến con, con để trong ngăn kéo bàn học‘.

Người vợ mặt mày sa sầm, không đứng vững nổi. Người chồng run rẩy bước đến bàn học mở ngăn kéo ra xem. Trong đó có một mảnh giấy ghi:

Con chỉ muốn nói với bố mẹ rằng, trên đời có những việc còn quan trọng hơn kiếm tiền, có những chuyện còn tệ hại hơn bảng điểm thi học kỳ của con. Những chuyện trong thư hoàn toàn bịa đặt, con và em đang chơi ở nhà bác Lâm hàng xóm. Xin bố hoặc mẹ hãy ký bảng điểm cho con. Nếu bố mẹ hứa không đánh đòn vì kết quả thi, thì gọi điện sang nhà bác Lâm để con về‘.

Tiểu phẩm cười / VNExpress

Người khôn để tư duy dẫn lối, còn kẻ ngốc bị điều gì chi phối?

Chỉ 1 sự khác nhau thôi cũng đủ để phân định giữa người thông minh và kẻ ngốc nghếch, đôi khi tạo nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.

Lời cảnh báo của người dẫn đường

Ngày xưa có một thương nhân dẫn đầu một đoàn buôn qua các quốc gia khác nhau để trao đổi hàng hóa. Họ là một nhóm lớn có tới 500 con lạc đà thồ hàng trên lưng.

Người khôn để tư duy dẫn lối, còn kẻ ngốc bị điều gì chi phối? Đọc ngay để rút ra bài học - Ảnh 1.

Đoàn buôn lớn chuẩn bị tiến vào một khu rừng ở trước mặt. (Ảnh minh họa: Internet)

Trong một chuyến hành trình, họ phải đi qua một cánh rừng rậm. Trước khi tiến sâu vào trong, người đàn ông gọi tất cả các thành viên lại và cảnh báo:

“Luôn nhớ né tránh các cây độc, quả độc, lá độc, hoa độc, và thậm chí là những tổ ong độc. Bất kỳ thứ gì mà các anh chưa từng ăn trước đó, dù là hoa quả, lá, hoa hay bất cứ thứ gì, thì đều phải hỏi ý kiến tôi trước đã”.

Tất cả đều đáp lại: “Vâng, thưa ngài”.

Trong khu rừng có một ngôi làng. Ngay cạnh đó là một cái cây lạ được gọi là cây Tương tự. Thân, lá, cành, hoa, thậm chí là quả của nó trông rất giống cây xoài. Thậm chí màu sắc, hình dáng, mùi thơm và vị của nó cũng gần giống hệt cây xoài. Nhưng chỉ có một điểm khác biệt là loài cây này là cây độc.

Một số người đi đầu đoàn buôn tới trước và nhìn thấy cây Tương tự. Họ đều đang đói, và không cưỡng lại trước thứ quả vàng ươm cùng mùi thơm quyến rũ đó. Chính vì thế, vài người đã hái và ăn chúng và quên luôn lời dặn dò của người thương nhân dẫn đầu đoàn buôn đã nói lúc đầu.

Có một số người thì vẫn nhớ tới lời cảnh báo đó, nhưng họ nghĩ đây là một giống xoài khác. Họ nghĩ thật may mắn đã gặp được một cây xoài chín ngay cạnh một ngôi làng và quyết định phải ăn ngay trước khi chúng bị vặt hết.

Tuy nhiên, cũng có những người thận trọng nghĩ rằng tốt nhất nên nghe lời của người dẫn đầu và chờ đợi ông ta tới nơi để hỏi ý kiến.

Và cái giá quá đắt phải trả

Một lát sau, người thương nhân này tới nơi. Sau khi xem xét, ông tuyên bố: “Đây chỉ là một cây giống cây xoài mà thôi, nhưng nó là cây độc. Đừng có chạm vào nó nhé”.

Những người vừa mới ăn xong nghe thấy thế và hết sức hoảng hốt. Người dẫn đầu bảo họ nôn ra càng sớm càng tốt rồi ăn 4 loại thức ăn ngọt, bao gồm: Nho khô, đường mía, sữa chua và mật ong để thanh lọc chất độc ra khỏi cơ thể.

Người khôn để tư duy dẫn lối, còn kẻ ngốc bị điều gì chi phối? Đọc ngay để rút ra bài học - Ảnh 2.

Khi trông thấy cây Tương tự cũng là lúc sự khôn ngoan hay ngốc nghếch của mỗi cá nhân lộ rõ. (Ảnh minh họa: Internet)

Đáng tiếc, phương pháp này chỉ cứu được những người mới ăn và ăn ít. Còn những người đã ăn ngay lúc ban đầu và ăn nhiều thì đã trúng độc quá nặng và đều gần như chết ngay tức khắc.

Hóa ra trong quá khứ, khi một đoàn buôn khác tới đây và chết vì bị trúng độc do ăn phải cây Tương tự, dân làng đã kéo xác họ vào một địa điểm bí mật rồi lấy hết tiền bạc, hàng hóa và gia súc mà họ mang theo.

Từ đó, họ dùng cây Tương tự như một thứ mồi nhử những kẻ tham lam và ngu ngốc. Tuy nhiên, lần này họ đã thất bại.

Xuất hiện trước đoàn buôn với đa số người vẫn đang sống khỏe mạnh, họ vô cùng bất ngờ và đặt ra câu hỏi: “Tại sao các ngài lại biết đây không phải cây xoài?”

Những thành viên trong đoàn đều đáp lại: “Chúng tôi không biết, nhưng người đứng đầu của chúng tôi đã cảnh báo ngay từ đầu, và khi nhìn thấy cây này là ông ấy đã biết ngay”.

Nghe thấy vậy, dân làng đổ dồn sự chú ý tới người thương nhân dẫn đầu đoàn buôn như muốn lặp lại câu hỏi trên.

Người thương nhân bình tĩnh đáp: “Có 2 lý do khiến tôi nhận ra điều đó. Thứ nhất, cái cây này rất dễ trèo. Và thứ 2, nó ở ngay cạnh một ngôi làng. Nếu những quả trên cây sai trĩu trịt như vậy mà không được hái thì hẳn là phải có lý do nào đó”.

Mọi người lúc này mới ồ lên trước câu trả lời rất đỗi bình thường này. Hóa ra sự suy luận này chẳng phải điều gì cao siêu, thế nhưng trong lúc đói khát, họ đã để cho cảm xúc lấn át tư duy logic của mình và đã suýt phải trả một cái giá quá đắt.

Trong cuộc sống có vô số những “cây Tương tự”

Không có cạm bẫy thì không phải là cuộc sống, mà chỉ là một chốn thần tiên hư ảo nào đó do con người tự tưởng tượng ra mà thôi.

Người khôn để tư duy dẫn lối, còn kẻ ngốc bị điều gì chi phối? Đọc ngay để rút ra bài học - Ảnh 3.

Không có cạm bẫy thì không phải là cuộc sống thực. (Ảnh minh họa: Internet)

Nói như vậy, nhưng bạn cũng không nên mất niềm tin với cuộc sống này, vì chúng gần như là một thứ tất yếu.

Và đôi khi, chính những cạm bẫy đó lại là động lực cho sự phát triển của xã hội và giống như một cách chọn lọc tự nhiên, chỉ cho những cá thể xuất sắc nhất, cẩn trọng nhất, biết tuân thủ quy tắc nhất được tồn tại.

Nên nhớ rằng, người thông minh để tư duy dẫn lối, còn kẻ ngốc nghếch để bản năng chi phối, mà cụ thể trong câu chuyện này, chính là cơn đói và lòng tham. Bạn sẽ chọn cách nào?

Người khôn để tư duy dẫn lối, còn kẻ ngốc bị điều gì chi phối? Đọc ngay để rút ra bài học - Ảnh 5.

theo Trí Thức Trẻ

Chuyện đời văn sĩ Marguerite Duras, tác giả tiểu thuyết ‘Người tình’

Marguerite Duras sinh ngày 4/4/1914 tại Gia Định, cha mẹ đều là giáo viên dạy tiểu học ở miền Nam Việt Nam. Tên khai sinh của bà là Marguerite Donnadieu, khi bắt đầu viết văn (1943) bà lấy tên là Duras – một địa danh ngoại ô Paris, nơi cha bà dưỡng bệnh những ngày cuối đời rồi chết (1918). Mẹ Duras là bà Mary Legrand khi ấy đã dùng toàn bộ tiền dành dụm tậu một khu đất tại Campuchia định lập đồn điền kinh doanh. Về sau bà mới biết mình đã nhầm vì mảnh đất này hàng năm bị ngập nước 6 tháng liền. Phá sản, cuộc sống gia đình khó khăn hơn bao giờ hết – kết cục bi thảm ấy đã ảnh hưởng đến Mary và các con.

Sau 17 năm ở Việt Nam, Duras về Paris đi học rồi tốt nghiệp khoa luật và chính trị trường Đại học Sorbonne. Từ năm 1935 đến 1941 bà làm thư ký cho Bộ Thuộc địa Pháp. Tại đây bà quen rồi lấy ông Robert Antelme (năm 1939), người quản lý Phòng Tư liệu tình báo thuộc địa. Tám năm sau họ ly dị.

Thực ra thì từ năm 1942, Duras đã đi lại với bạn chồng là ông Dionys Mascolo. Ba năm sau hai vợ chồng bà cùng Dionys gia nhập đảng Cộng sản Pháp, nhưng về sau cả ba đều bị khai trừ đảng. Có người nói đó là vì Duras “sống chung với hai người đàn ông”, có người nói vì vấn đề chính trị. Cuối thế kỷ 20, Dionys còn khỏe mạnh; ông kể: “Trong thời gian sống với chồng, Marguerite có một vài tình nhân, còn ông Robert cũng đi lại với mấy phụ nữ khác; cho nên tôi đâu có lừa dối gì ông ấy.”

Duras bắt đầu viết văn từ năm 1943, với tiểu thuyết đầu tay “Les Impudents” (Những kẻ vô liêm sỉ). Cuốn “Đập chắn Thái Bình Dương” (The Sea Wall) (1950) phản ánh cuộc sống nghèo khổ thời thơ ấu của bà ở Việt Nam. Nhiều tiểu thuyết khác lấy đề tài là thực tế xã hội Đông Dương. “Thủy thủ Gribaltar” (1952) và các tác phẩm khác của bà chứa nhiều hình ảnh và đối thoại, về sau đều được cải biên thành kịch bản phim.

Duras được coi là nhà văn trường phái tiểu thuyết mới, vì trong các tiểu thuyết như “Con ngựa nhỏ Tarquinia” (1953), “Giai điệu êm dịu” (Moderato Cantabile) (1958), … bà đã mạnh dạn bỏ lối văn kể chuyện truyền thống mà hòa trộn hiện thực với hư cấu làm một. Tác phẩm của bà thường phản ánh sự đối lập giữa giàu với nghèo, nói lên các khát vọng của con người.

Duras gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực kịch bản sân khấu và điện ảnh. Vào các năm 1965, 1968, 1984 bà từng viết 3 kịch bản và được tặng giải thưởng lớn về sân khấu của Học viện France. Các kịch bản điện ảnh xuất sắc như “Mối tình Hiroshima” (1960), “Biệt ly” (1961) đem lại cho Duras tiếng vang lớn. Từ 1965, bà tự đạo diễn làm phim. Từ phim “Bài ca Ấn Độ” (1974) trở đi, năm nào bà cũng dàn dựng 1-2 bộ phim, một số phim từng được giải thưởng lớn quốc tế.

Tổng cộng Duras đã sáng tác được hơn 60 tác phẩm, nổi tiếng nhất là tiểu thuyết “Người tình” (L’Amant) xuất bản năm bà 70 tuổi. Cuốn sách nửa tự truyện này kể lại một cách vô cùng cởi mở hồi ức của Duras về mối tình đầu giữa một thiếu nữ Pháp 16 tuổi với một người đàn ông người Hoa khi họ cùng sống ở Nam Việt Nam. “L’Amant” nhanh chóng được dịch ra 43 ngôn ngữ, là cuốn sách tiếng Pháp bán chạy nhất năm đó (phát hành hơn 2,5 triệu bản) và được tặng giải văn học Goncourt 1984. Duras trở thành nhà văn viết tiếng Pháp nổi tiếng nhất đương thời.

Sau khi được tin người bạn trai đầu tiên của mình qua đời, năm 1991 bà đã viết lại “Người tình” dưới cái tên mới “Người tình phương Bắc Trung Quốc” (L’Amant de la Chine du Nord), với ngòi bút tả thực khiến bạn đọc vô cùng ngạc nhiên. So với “Người tình” thì thiên truyện viết lại này mô tả rất chi tiết về mặt sinh lý của ông bạn người Hoa. Các đoạn đặc tả về hành vi loạn luân, luyến ái đồng tính trần trụi tới mức kinh khủng. Có điều, suốt cuốn tiểu thuyết chưa bao giờ bà để lộ họ tên các nhân vật chính, chỉ dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba chỉ nhân vật nữ, và dùng “người Hoa” để chỉ tình nhân của mình. Có lẽ bà muốn mãi mãi giấu kín bí mật này.

Một người Ý là Angelo Morino đã vén bức màn bí ẩn ấy: Nhân vật người tình trong “L’Amant” thực ra không phải là bạn trai của Duras, mà là tình nhân của mẹ bà! Trong mấy năm người chồng của Marie Legrand dưỡng bệnh ở Pháp rồi qua đời, thì bà Marie sống tại Gia Định đã quan hệ với một người Hoa. Mối tình ngang trái ấy đưa đến sự ra đời hai chị em: Duras và cậu em trai Paul. Sau này, khi trưởng thành, hai chị em ấy lại quan hệ loạn luân với nhau. Chứng cớ có sức thuyết phục nhất do Morino đưa ra là khi về già, Duras càng ngày càng có nét mặt của một người Âu lai Á, tức giống nhân vật chính người Hoa trong “L’Amant”. Theo Morino, chính mẹ Duras đã bắt cô con gái 16 tuổi của bà bán trinh cho người tình nhiều tuổi của bà để lấy tiền làm lộ phí đưa bốn mẹ con từ Nam Việt Nam về Pháp !

Nhưng một nhân vật từng nghiên cứu kỹ hồ sơ cá nhân của Duras là ông Adlai lại nói mẹ Duras làm việc ấy là để lấy tiền mua ma túy cho người con trai cả của bà! Có thể nhận thấy sự thật đau lòng này qua những dòng viết trong “L’Amant”, cũng như các bức ảnh và cuốn phim của Duras. Từ đó người ta hiểu được tại sao Duras lại thân thiết với em trai mình như thế, thậm chí tới mức có hành vi loạn luân với nhau; trong khi đó cả hai chị em lại vô cùng căm ghét người anh cả cùng mẹ khác cha của họ. Với việc viết lại “Người tình”, Duras muốn trả thù mẹ mình. Qua đây ta thấy Marguerite Duras có cuộc sống nội tâm vô cùng cô đơn. Để giải sầu, mỗi ngày bà uống tới 5 lít vang đỏ, whisky cùng các loại rượu mạnh khác, nhiều lần rượu làm bà hôn mê và liệt chân tay. Quãng đời thơ ấu buồn thảm và việc bà mẹ bắt mình bán trinh khiến Duras luôn luôn cảm thấy mình bị kẻ khác bóc lột và lừa dối. Suốt đời bà so bì tị nạnh từng tý một, tằn tiện đến mức khó hiểu, kể cả khi đã giàu có.

Cuối thập niên 1950, Duras dùng tiền thù lao cải biên tiểu thuyết “Đập chắn Thái Bình Dương” thành phim, tậu một tòa nhà cũ tại ngoại ô Paris rồi ở đây cho tới ngày qua đời (03/03/1996). Mấy năm cuối, bà sống chung với Andrea, một người đàn ông kém bà 39 tuổi. Ông này biến mất ngay sau tang lễ Duras. Tòa nhà ấy hiện do con trai bà là Jean sở hữu, nhưng vẫn giữ nguyên trạng như khi Duras còn sống.

Sau khi Duras qua đời, nhiều tác phẩm của bà vẫn tiếp tục được xuất bản. Những tập bản thảo, thư tín và tài liệu, cùng hàng trăm ấn bản ngoại ngữ các tác phẩm của bà xếp đầy trong phòng khách, phòng ăn. Các phát biểu của bà trên đài phát thanh truyền hình qua chỉnh lý được ghi vào đĩa CD dài tới 5 giờ đồng hồ.

Jean là con trai duy nhất của Duras, hai mẹ con cùng sống bên nhau 49 năm, tình cảm rất sâu sắc. Jean nói, mẹ ông để lại cho ông một tài sản quan trọng nhất, đó là tính cách không chịu khuất phục; bà đã dạy con lòng yêu tự do, không bao giờ để mất niềm tin.

Đúng thế, không ai có thể làm Duras thay đổi ý kiến. Trong suốt 20 năm liền từ khi bà bắt đầu sáng tác văn học (1943), hồi ấy chưa ai coi bà là nhà văn, mỗi tác phẩm của Duras chỉ được in vài trăm bản. Thế nhưng bà chưa bao giờ ngừng sáng tác, ngày nào cũng viết chừng 4-5 giờ đồng hồ, coi đó là một sở thích. Mãi 40 năm sau, khi cuốn “Người tình” nhận giải Goncourt, bà mới trở thành thành ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Pháp và thế giới.

Có nhiều tiền nhưng Duras vẫn tằn tiện. Có người chê bà bần tiện gàn dở, chỉ vì tiền mà viết đi viết lại một đề tài. Bà mặc rất giản dị: quanh năm vận một chiếc váy ống, đội mũ đen, đi đôi ủng ngắn mùa đông! Có bộ quần áo bà mặc suốt 15 năm trời. Duras phân bua: “Thực ra chẳng cần khoác lên người những thứ quần áo đẹp làm gì, vì tôi suốt ngày chỉ vùi đầu vào viết lách thôi mà”. Thủa trẻ bà rất đẹp, nhưng sắc đẹp ấy bị nghèo túng làm cho xấu đi, về sau lại bị rượu giết chết.

Suốt đời Duras sống trong hồi ức, hoài niệm; khi ấy mọi thứ của quá khứ đều sống động như nước chảy trong dòng sông. Nhưng những hồi ức đẹp nhất thì bà lại chưa hề viết ra!

Hồ Anh Hải tổng hợp từ các tài liệu nước ngoài.

Nghiên cứu Quốc tế

Khi “mặt nạ” trên người Vũ Ngọc Hoàng, cựu Phó BTG Trung ương, rơi xuống… (Kỳ 1)

Hồng Hà

Ông Vũ Ngọc Hoàng sinh ngày 30/11/1953, tại xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nông dân. Bố của Vũ Ngọc Hoàng là em ruột ông Võ Chí Công, cố Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước). Vì thế, Vũ Ngọc Hoàng gọi ông Võ Chí Công bằng bác ruột.

Những năm chiến tranh, ông Võ Chí Công giữ chức vụ Bí thư Khu Ủy khu V., nên Vũ Ngọc Hoàng được ưu ái, chiếu cố, được đưa ra Bắc, học tại trường Học sinh Miền nam số 1 tại Đông Triều, Quảng Ninh. Vũ Ngọc Hoàng học trên Nguyễn Bá Thanh một lớp, nhưng thân nhau.

Nói một chút về Trường Miền Nam trên đất Bắc. Giới lãnh đạo Hà Nội từ năm 1954 đã cho thành lập 28 trường học sinh miền Nam (tên trường được gọi theo số thứ tự từ 1 đến 28), ở các địa phương xung quanh Hà Nội, như: Hà Tây (cũ), Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam… Nơi có nhiều trường nhất gồm Hà Đông (12 trường), thành phố Hải Phòng (10 trường). Ngoài ra, còn có các trại nhi đồng miền Nam và khu học sinh ở Quế Lâm, Nam Ninh (Trung Quốc) và hàng nghìn học sinh được gửi đi đào tạo ở Liên Xô, Đức.

Như vậy, so với hàng triệu trẻ em miền Nam phải sống trong khói lửa đạn bom của cuộc nội chiến đẫm máu do Liên Xô và Trung Cộng giật dây, thì những “hạt giống đỏ” như Vũ Ngọc Hoàng, Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Thị Quyết Tâm, Hoàng Tuấn Anh… đã “nệm ấm chăn êm”.

Âm mưu “quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” của Bắc Kinh và tên đao phủ khát máu Mao Trạch Đông, đã biến hai miền Nam – Bắc Việt Nam huynh đệ tương tàn, dai dẵng suốt 21 năm. Hậu quả tàn khốc của sự chia rẽ, kỳ thị và hận thù của nó không dừng lại ở ngày 30/4/1975, mà còn kéo dài tận đến bây giờ.

Quay trở lại câu chuyện Vũ Ngọc Hoàng: Học xong phổ thông, Vũ Ngọc Hoàng được đưa sang Liên Xô để học tiếp bậc đại học. Những năm của thập niên 1990, với bản tính háo danh và để tiến thân sau này, đôi bạn Vũ Ngọc Hoàng, Nguyễn Bá Thanh rủ nhau ghi danh “Nghiên cứu sinh” tại Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. Đề tài, luận án đều có người lo, cả hai “tà tà” cho đến ngày nhận học vị Phó tiến sĩ.

Năm 1998, Luật Giáo dục có hiệu lực, ai có học vị PTS, nghiễm nhiên trở thành Tiến sĩ. Cái học vị Tiến sĩ của Vũ Ngọc Hoàng từ đó mà ra.

Khi Quảng Nam – Đà Nẵng tách tỉnh năm 1997, thì Vũ Ngọc Hoàng lần lượt được bố trí giữ các chức vụ Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư, phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Năm 2001, khi ông Nguyễn Đức Hạt, đương kim Bí thư tỉnh, được luân chuyển về Bí thư TP Đà Nẵng, Vũ Ngọc Hoàng được đôn lên thay ông Hạt.

Năm 2006, Vũ Ngọc Hoàng được bầu vào Ủy viên Trung ương tại ĐH 10 của đảng (cùng một khoá với các đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguyễn Bá Thanh, Hoàng Tuấn Anh và Nguyễn Xuân Phúc).

Ngày 01/1/2008, Bộ Chính trị ra quyết định điều động và bổ nhiệm Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh Ủy Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Ban Tuyên giáo Trung ương.

Phó Ban Tuyên giáo Vũ Ngọc Hoàng. Photo Courtesy

Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương sáp nhập theo quyết định của Bộ Chính trị và Ban Bí thư hồi tháng 5/2007, lấy tên Ban Tuyên giáo Trung ương.

Trước đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra quyết định để ông Nguyễn Hồng Vinh và ông Đào Duy Quát thôi giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Tuy vậy, người ta vẫn giữ Nguyễn Hồng Vinh lại, tiếp tục làm Phó Ban chỉ đạo Thông tin đối ngoại, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Còn ông Đào Duy Quát tiếp tục làm chuyên gia cao cấp tại Ban Tuyên giáo Trung ương và tiếp tục giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đầu năm 2015, khi cuộc chạy đua trước thềm Đại hội đảng 12 đến hồi quyết liệt, Vũ Ngọc Hoàng đã hết tuổi tái cử. Song, người ta lại thấy Vũ Ngọc Hoàng “xông xáo” nhất trên mặt trận Tuyên giáo. Vũ Ngọc Hoàng đăng đàn dày đặc trên Tạp chí Cộng sản, tạp chí Tuyên giáo, và trên các mặt báo quốc doanh.

Trước thềm Đại hội 12 của ĐCS, cuộc chạy đua vào Trung ương và những chiếc ghế quyền lực trở nên khốc liệt, một mất một còn. Khi đó Vũ Ngọc Hoàng được xem là đứng về phía ông TBT Nguyễn Phú Trọng, chĩa mũi dùi công kích vào nhóm lợi ích trong Đảng. Dư luận đồn đoán rằng, “nhóm lợi ích” này do ông Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu.

Trong vai trò Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đảng Cộng sản, Vũ Ngọc Hoàng đã cho đăng các bài báo do mình viết như: “Bàn về sự bóc lột và thâu tóm quyền lực”, “Kiểm soát quyền lực”, “Nhận diện nhóm lợi ích”…

Vũ Ngọc Hoàng phát biểu tại một hội nghị hồi tháng 5/2011. Photo Courtesy

Trên Tạp chí cộng sản tháng 9/2015, Vũ Ngọc Hoàng viết bài “Sự tha hoá quyền lực”. Vũ Ngọc Hoàng dẫn dắt dư luận:

– “Khi quyền lực trao cho người không đủ nhân cách, thì nó trở thành công cụ phục vụ cho lợi ích cá nhân, ‘lợi ích phe nhóm’, thậm chí là công cụ để làm việc ác. Trong lịch sử thế giới và Việt Nam đã có nhiều trường hợp nhân dân trao quyền và bị mất quyền, trở thành đối tượng cho quyền lực cai trị”.

Vũ Ngọc Hoàng rao giảng tiếp:

– “Quyền lực nhà nước vốn là của nhân dân, khởi đầu là thế, và mãi mãi cũng là thế; nó không phải của thần linh, không phải của bất kỳ cá nhân ai, của một gia đình trị hoặc một tộc họ nào; cũng không phải của bất kỳ một tổ chức nào khác”.

Thật khó hiểu và khôi hài khi Vũ Ngọc Hoàng cho rằng:

– “Từ lâu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được và đã nhiều lần khẳng định trong các nghị quyết rằng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân không trực tiếp nắm giữ… mà giao cho nhà nước”.

Theo Tiếng Dân (Còn nữa)

Trung Quốc có ý đồ gì ở bãi Tư Chính?

Trương Nhân Tuấn

TQ cho tàu địa chất hoạt động thăm dò địa chấn bãi trầm tích Tư Chính-Vũng mây, thuộc hải phận Kinh tế độc quyền (Zone Economique Exclusive – 200 hải lý tính từ đường cơ bản) của VN liên tục đến nay đã sang tuần lễ thứ tư. Bãi này TQ đặt tên là Vạn An Bắc, bao gồm các lô 133, 134, 135, 136, 157, 158, 159 trên “bản đồ dầu khí” của VN. Đồng thời với việc thăm dò địa chấn, TQ cho tàu hải cảnh quấy rối sinh hoạt khai thác tại lô 6.1 thuộc bãi trầm tích Nam Côn sơn, do tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga hiện đang khai thác. Nguyên nhân vụ “quấy rối” được (tờ báo SCMP – Hoa nam buổi sáng) cho biết là VN tiếp tục gia hạn giấy phép khai thác cho tập đoàn Rosneft ở lô 6.1.

Nếu vấn đề “Vạn An Bắc” TQ đã gây sự từ năm 1992, thì vụ quấy rối lô 6.1 chỉ mới đây. Lô này hiện do công ty dầu khí lớn nhứt nước Nga là Rosneft khai thác (và phát triển) từ năm 2013 với 3 mỏ Lan Tây, Lan đỏ và 5.3. Trước đó lô 6.1 do BP khai thác, từ 2003 đến 2010 (BP rút lui do sức ép kinh tế của TQ).

Lô 6.1 nằm ngoài khu vực Vạn An Bắc, thuộc bãi trầm tích Nam Côn sơn. Theo tin tức từ BBC (24 tháng 8 năm 2017) thì lô 6.1 cũng có mặt của Ấn Độ với tỉ lệ đầu tư là 45%. Lô 6.1 hoàn toàn nằm trong thềm lục địa tự nhiên (và pháp lý) của VN. Ngay cả khi đặt giả thuyết đảo Côn sơn không đủ tiêu chuẩn “đảo” theo điều 121 UNCLOS và Hòn hải (thuộc cụm đảo Phú quí) không có tiêu chuẩn để lấy làm “điểm cơ bản”, thì lô 6.1 vẫn nằm trong vòng 200 hải lý, tính từ bờ biển VN (Trà Vinh hay Phan thiết). Ghi lại các chi tiết này để thấy mọi yêu sách của TQ chống lại VN tại lô 6.1 là ngang ngược, phi lý.

TQ có ý đồ gì qua các hành động này?

Thứ nhứt, TQ muốn thăm dò thái độ của lãnh đạo VN. TBT kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “nghỉ bệnh” từ đầu tháng 5, tạo ra một “khoảng trống quyền lực” trong hệ thống quyền lực đảng và nhà nước VN.

TQ cho tàu thăm dò địa chấn ở bãi trầm tích Tư Chính (và tàu hải cảnh cản trở việc khai thác ở lô 6.1) trong lúc Bà Nguyễn Thị Kim Ngân chủ tịch quốc hội đang có chuyến thăm viếng chính thức Bắc Kinh. Bà Ngân được cho là có khả năng thay thế ông Trọng ở ghế Chủ tịch nước. Cho đến khi chuyến thăm viếng kết thúc, ngoài “tuyên bố chung” nội dung cho thấy bà Ngân ưu tư đến “đại cục” và “sự lãnh đạo lâu dài và bền vững của đảng”.

Ta không thấy lời nào của bà Ngân về việc TQ xâm phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia. Trong nước thì ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giữ thái độ im lặng, có lẽ để “giữ đại cục”, mặc dầu ông là người được cho là ứng cử viên sáng giá chức tổng bí thư thay thế ông Trọng. Bộ Ngoại giao VN, tuy có chậm trễ một chút, nhưng cũng đã làm tất cả những gì có thể làm được, như phát ngôn nhân liên tục lên tiếng phản đối, gởi công hàm đồng thời yêu cầu các quốc gia quan tâm đến hành vi ngang ngược, gây hấn của TQ.

Qua các phản ứng này TQ có thể “giản lược” để thấy đâu là “bạn”, đâu là “thù” trong đội ngũ những người tự cho là “vừa đồng chí vừa là anh em” với đảng CSTQ.

Thứ hai, ý đồ của Tập Cận Bình khẳng định sự hữu dụng của việc xây dựng 7 đảo nhân tạo. Những chiếc tàu hải cảnh quấy rối VN đều có ghé qua các đảo Chữ Thập và Subi để lấy nhiên liệu.

Tờ SCMP (Hoa nam buổi sáng) hôm đầu tháng có bài viết nội dung trích dẫn ý kiến của khoa học gia TQ, cho rằng TQ đã không nghiên cứu kỹ về địa chất và thời tiết khi xây dựng các đảo nhân tạo. Kiến trúc bằng bê tông ở các đảo này bị hư hỏng sau 3 năm (do tia tử ngoại) và khí tài bằng kim khí bị rỉ sét (vì nước biển) sau 1 năm. Riêng năm 2014 TQ đã phải chi phí 300 tỉ đô la, tương đương 3% GDP cho việc bảo trì gây ra từ việc rỉ sét (tàu bè, súng đạn, máy móc…).

Nếu các con số này là “sự thật” thì chi phí bảo trì cho các đảo nhân tạo cực kỳ lớn. Các đảo thay vì là các “tiền đồn trên biển” của TQ nhằm mục đích khẳng định chủ quyền thì trở thành những “cục nợ” mà Tập Cận Bình là thủ phạm.

Điều này khiến cho các hành vi quấy rối VN của TQ sẽ trở nên lâu dài và thường xuyên. Tập Cận Bình không chỉ muốn chứng minh cho phe chống đối thấy rằng các đảo nhân tạo hỗ trợ đắc lực cho tàu hải cảnh cản trở công tác khai thác ở lô 6.1, hay các tàu thăm dò địa chấn ở bãi trầm tích Tư chính (như đã thấy). Mà về lâu về dài, các vị trí quân sự đóng ở các đảo này sẽ can thiệp nhanh chóng để bảo vệ (trong tương lai) các giàn khoan của TQ hoạt động trong khu vực.

Thứ ba, hoạt động quấy rối lô 6.1 và thăm dò địa chấn bãi Tư chính xảy ra sau khi quân lực TQ tập trận bằng đạn thật vào tháng 6 ở vùng biển bắc Trường sa. Tin từ các nguồn nước ngoài cho biết TQ đã phóng thành công loại hỏa tiễn “chống tiếp cận, chống hạm” đời mới, từ các đảo nhân tạo mà TQ mới xây dựng. Sau đó TQ đính chính rằng các hỏa tiễn được phóng từ đất liền. Tuần rồi lại có tin tức 24 chiến đấu cơ Su-35 của TQ đưa thêm về Trạm giang, một căn cứ thuộc Quảng Đông phụ trách Biển Đông. Đội Su-35 này đã hoạt động thực tập “phối hợp chiến đấu” với các lực lượng trên bộ, dưới biển ở Biển Đông. Báo chí cũng đưa tin Nga chuẩn bị hoàn tất việc chuyển giao trung đoàn phòng không S 400 thứ hai cho TQ.

Các việc này xảy ra đối xứng với tình hình căng thẳng địa chiến lược ở vịnh Ba tư (nay được gọi với tên chung chung là vùng Vịnh).

Tháng năm năm 2018 TT Trump đơn phương rút khỏi Thỏa ước Vienne về giới hạn sản xuất chất phân nhân dùng cho quân sự, ký kết năm 2013 giữa Iran với 5 đại cường Mỹ, Nga, TQ, Anh, Pháp và Đức (và EU). Theo đó Iran cam kết giới hạn “làm giàu” chất urani dưới 3,5% nhằm phục vụ cho năng lượng nguyên tử dân sự (phẩm chất uranium phục vụ cho quân sự tinh luyện trên 90%).

Sau một tuyên bố của thủ tướng Do thái ông Netanyau vào đầu tháng năm, Iran không tôn trọng thỏa ước. TT Trump đơn phương rút khỏi thỏa ước cuối tháng, mặc dầu nhân viên thuộc Ủy ban quốc tế kiểm soát năng lượng nguyên tử thuộc LHQ không tìm ra chứng cớ nào. TT Trump đơn phương “cấm vận” khắc khe Iran trên các vấn đề xuất khẩu dầu hỏa và việc sử dụng đồng tiền đô la. Hành vi này được xem là có mục đích “làm khó” TQ. 30% năng lượng của TQ đến từ khu vực vùng Vịnh.

TQ qua các việc làm căng thẳng eo biển Đài loan và khuấy động việc tranh chấp tài nguyên với VN dĩ nhiên có mục đính gia tăng áp lực địa chiến lược lên Mỹ để đối trọng với căng thẳng Mỹ-Iran. TQ muốn thăm dò phản ứng của Mỹ để biết quyết tâm chiến lược của Mỹ như thế nào (ở hai điểm nóng) để có thái độ thích ứng với cuộc thương chiến Mỹ-TQ.

Sơ kết lại, với tình hình TT Trump chủ trương “cô lập chủ nghĩa”, không muốn can dự vào những tranh chấp về chiến lược, mà chỉ muốn “làm kinh tế”. Ta thấy có khả năng TQ cho kéo dài việc quấy rối, mục đích để chứng minh quyết định xây dựng 7 đảo nhân tạo của Tập Cận Bình là hữu dụng. Ta không loại trừ TQ sẽ sớm cho giàn khoan khai thác các vùng trầm tích này (bãi trầm tích Tư chính và lô 6.1).

Ta cũng không loại trừ khả năng TQ ra tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Việc phóng thành công hỏa tiễn “chống hạm, chống tiếp cận” và các “trung đoàn phòng không S400” sẽ răn đe mọi lực lượng không quân, hải quân của Mỹ (và Anh, Pháp, Ấn, Úc, Nhật…) lai vãng trên Biển Đông.

Ta cũng không loại trừ, nếu TT Trump, vì các yêu cầu của Do Thái và bị chỉ trích thụ động, có thể thay đổi ý định và tấn công Iran. TQ sẽ tấn công Đài loan và các đảo của VN ở Trường Sa.

TT Trump: WTO phải thay đổi chính sách với Trung Quốc

WTO đã bị HỎNG khi những nước giàu nhất thế giới tuyên bố là nước đang phát triển để lách luật của WTO và được hưởng đối xử đặc biệt. KHÔNG được thế nữa! Hôm nay tôi đã ra lệnh cho Đại diện Thương mại hành động để các nước này ngừng lừa đảo hệ thống khiến Mỹ phải trả giá”, ông Trump viết trên Twitter.

Hôm thứ Sáu (26/7) Tổng thống Mỹ mở tiếp một mặt trận mới trong cuộc chiến chống thương mại bất công với Trung Quốc bằng việc yêu cầu WTO định nghĩa lại thế nào là “nước đang phát triển” và loại bỏ ưu đãi đặc biệt dành cho những nước giàu có nhất thế giới như Trung Quốc nhưng lại được đối xử đặc biệt bởi vì được xếp vào nước đang phát triển.

Những lợi ích của những nước trong nhóm đang phát triển được hưởng, Tòa Bạch Ốc nói bao gồm “khung thời gian dài hơn trước khi phải áp đặt các biện pháp an toàn, các giai đoạn giao dịch hào phóng, được giảm thuế, lợi thế thủ tục trong các cuộc tranh cãi ở WTO, và khả năng được cho qua khi trợ cấp một số sản phẩm xuất khẩu – những lợi ích mà các thành viên khác của WTO phải chịu phí tổn”. 

Trong biên bản ghi nhớ, Tổng thống Mỹ đã ra lệnh của Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer “sử dụng tất cả các biện pháp khả thi” để thay đổi các quy định của WTO đang cho phép các nước nhận quy chế này trong khi kết quả kinh tế của họ hoàn toàn không xứng đáng.

“WTO đang vô cùng cần cải tổ”, biên bản ghi, nhắc lại rằng họ ra định nghĩa “nước đang phát triển” từ năm 1995 và không hề tính đến những thay đổi khổng lồ trong địa vị kinh tế của những nước như Trung Quốc, mà bây giờ đã là nền kinh tế thứ 2 đồng thời là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới.

“Trong khi việc xác định một số quốc gia đang phát triển là đúng, rất nhiều nước khác rõ ràng là không hề phù hợp trong các điều kiện kinh tế hiện nay”, biên bản ghi, lưu ý rằng có tới ⅔ các nước WTO tự nhận mình là nước “đang phát triển”.

“Trung Quốc là nước minh họa rõ ràng nhất cho điểm này”, biên bản ghi.

Hồi 16/7, WTO đã ra phán quyết Mỹ thua cuộc trong một tranh chấp mà Trung Quốc đưa ra tổ chức này vào năm 2012, liên quan đến việc Mỹ áp thuế chống trợ cấp đối 7,3 tỷ USD hàng hóa của Bắc Kinh.

Ngoài Trung Quốc, biên bản của Tổng thống Trump liệt kê những quốc gia giàu có khác mà vẫn tự nhận quy chế “đang phát triển”, bao gồm “Brunei, Hong Kong, Kuwait, Macau, Qatar, Singapore và Các tiểu Vương Quốc Ả Rập”.

“Mexico, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ – các thành viên của cả G20 và Tổ chức  Hợp tác Phát triển Kinh tế OECD cũng đang nhận quy chế này”, biên bản ghi.

Hồi tháng 4/2019, Trung Quốc tuyên bố sẽ không từ bỏ quyền được “đối xử và ưu đãi đặc biệt” với tư cách là nước đang phát triển tại WTO.

Mỹ và Trung Quốc đang đối đầu nhau trong cuộc chiến thương mại căng thẳng và triển vọng đạt được thỏa thuận vẫn xa xôi dù lãnh đạo hai nước đã quyết định tạm ngưng áp thuế trong thời gian tới.

Thứ Ba tuần sau, Đại diện thương mại Mỹ Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin sẽ tới Thượng Hải để khôi phục đàm phán thương mại với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc.

Trọng Đức / Trithucvn