Nhân ngày Thương binh liệt sỹ 27-7

20 liệt sĩ làng Lai Xá và nỗi day dứt của người còn sống.

20 liệt sĩ Lai Xá trong trưng bày Ký ức liệt sĩ làng Lai ( sáng 25/7 tại Bảo tàng nhiếp ảnh Lai Xá) là những chàng trai tuổi đời còn rất trẻ, nhiều người trong số đó còn chưa lập gia đình. Mất mát và đau đớn ập về chỉ sau vài tháng hay một năm họ ra chiến trường khiến gia đình họ không dám tin đó là sự thật. Người ta giấu hay hủy đi các bức thư, bức ảnh để trốn tránh sự đau thương, mất mát quá lớn. Thời gian trôi, bố mẹ các liệt sĩ lần lượt qua đời, các anh chị hay đàn em lớn lên nhớ về các anh trong một ký ức mờ nhạt. Những tấm ảnh ngày một hoen ố và cũng dần thất lạc. Nhiều liệt sĩ không thể tìm thấy hài cốt, nỗi niềm chồng chất mỗi khi tháng 7 về.

20 liet si lang Lai Xa va noi day dut cua nguoi con song hinh anh 1
Triển lãm được bố cục gồm 3 phần: Những dòng ký ức đậm sâu, Day dứt nỗi đau, Những ký ức mong manh. Ký ức liệt sĩ làng Lai do một nhóm sinh viên của khoa Di sản văn hóa, Đại học Văn hóa Hà Nội, trong suốt một tháng hè đến từng gia đình liệt sĩ ghi chép lại những câu chuyện. Đặc biệt có người con xa quê, từ nước Đức xa xôi, thông qua mạng xã hội, đã chia sẻ câu chuyện cảm động về người anh liệt sĩ cùng những tấm ảnh, kỷ vật chiến trường may mắn được đồng đội mang về.
20 liet si lang Lai Xa va noi day dut cua nguoi con song hinh anh 2
Nỗi niềm của người em trai. “Năm 1966, tôi và Liệt sĩ Đỗ Bản cùng nhập ngũ và cùng đi B một ngày. Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, thì mỗi người một đơn vị. Tháng 6/1972, chúng tôi lại cùng chiến đấu tại mặt trận phía Tây Thừa Thiên Huế. Tháng 8/1972, tôi đang chuẩn bị đến thăm Bản, thì được tin anh hy sinh tại mặt trận phía Tây Hương Thủy. Cách đây hơn chục năm, ông Nguyễn Văn Vũ, đã vào Nam tìm mộ em trai nhưng không thấy nên rất day dứt. Tôi khuyên ông Vũ nên vào gặp tỉnh đội Thừa Thiên Huế nhờ giúp đỡ. Nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên đến khi ông Vũ qua đời vẫn không thực hiện được mong muốn. Chưa tìm thấy mộ, đưa hài cốt Liệt sĩ Đỗ Bản về quê hương không chỉ là trăn trở của gia đình mà của cả những người đồng đội như chúng tôi” (Theo ông Nguyễn Thắng, bạn chiến đấu).
20 liet si lang Lai Xa va noi day dut cua nguoi con song hinh anh 3
Ngôi mộ gió. Liệt sĩ, Phạm Văn Lợi nhập ngũ năm 1962, hy sinh năm 1966, chưa lập gia đình. Gia đình đi tìm mộ nhiều năm nhưng không tìm được. Cách đây chục năm, gia đình đi gọi hồn liệt sĩ và được nói rằng “Bom đạn nổ tung nên không thể tìm thấy xác, có hai người – một người đàn ông và một người phụ nữ – đã được chôn cất dưới gốc cây ba ngạc, nhưng giờ nơi đó đã làm thành đường”. Gia đình xin với chính quyền làm một ngôi mộ tưởng niệm ở nghĩa trang liệt sĩ của xã. Khi làm lễ cúng nhập mộ, hương hồn liệt sĩ cũng về nói lời cảm ơn gia đình. Kể từ đó gia đình không đi tìm mộ liệt sĩ nữa mà thờ cúng tại nhà. (Theo bà Trần Thị Ngọ, xóm 1, em dâu liệt sĩ).
20 liet si lang Lai Xa va noi day dut cua nguoi con song hinh anh 4
Liệt sĩ Nguyễn Văn Thành (1953-1972). Nhập ngũ đầu năm 1972, khi đang là sinh viên năm thứ nhất của Đại học Sư phạm Hà Nội. Cuối năm, đại hội H70, tiểu đoàn D33, trinh sát quân khu V của ông tham gia chiến đấu tại điểm cao đồi 10 thuộc địa bàn Gia An, nay là Xã Hoài Châu Bắc, Hoài Nhơn, Bình Định. Ông bị pháo của địch bắn đứt cánh tay trái và nhiều vết thương khác trên người. Vòng vây của địch khép lại, ông Thành dùng quả lựu đạn cuối cùng của mình hy sinh cùng với 3 tên địch, khi ấy là 6 giờ sáng ngày 25/12/1972. (Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Trường, em trai liệt sĩ).
20 liet si lang Lai Xa va noi day dut cua nguoi con song hinh anh 5
Lính nghĩa vụ quân sự đầu tiên. Anh Phạm Uy (1941-1972) tốt nghiệp loại giỏi Trường Sĩ quan Pháo binh, được phong thiếu úy và giữ lại làm cán bộ giảng dạy. Khi Trường Sĩ quan Cao xạ tên lửa thành lập, anh được điều động sang. Tháng 4/1971, anh lại được biệt phái theo đoàn sĩ quan 17 người của Quân chủng Phòng không không quân vào khảo sát cách đánh B52 trên đường mòn Hồ Chí Minh. Ngày 15/5/1972, anh Uy trúng bom bi. Sau 4 ngày hôn mê , anh đã hy sinh”. (Phạm Cường, em trai liệt sĩ, Facebook).
20 liet si lang Lai Xa va noi day dut cua nguoi con song hinh anh 6
Nhà có 2 anh em liệt sĩ. Gia đình ông Phạm Như Liên, bà Nguyễn Thị Năm có 2 con trai. Liệt sĩ Phạm Như Hạnh (1943-1968) hy sinh lúc 23 tuổi tại cuộc tấn công và nổi dậy Mậu Thân (ảnh bên trái). Liệt sĩ Phạm Như Bảy (1944-1986), em trai của liệt sĩ Phạm Như Hạnh, hy sinh trong chiến tranh biên giới phía Bắc.
20 liet si lang Lai Xa va noi day dut cua nguoi con song hinh anh 7
Liệt sĩ Trần Ngọc Dem. Đây là bức ảnh cưới của ông Trần Ngọc Dem và bà Nguyễn Thị Bích, chụp vào tháng 7 (âm lịch) năm 1969 tại Lai Xá. Năm đó, bà Bích 22 tuổi, còn ông Dem 25 tuổi. Bà Bích kể, ông Dem là người Campuchia, 13 tuổi ông ra Bắc theo diện học sinh miền Nam tập kết. Hết lớp 9 ông nhập ngũ. Chúng tôi quen nhau khoảng năm 1967-1968, khi đơn vị ông đóng quân ở Làng Lai Xá. Quen nhau 1 năm là cưới. Ông Dem sau về Campuchia chiến đấu và hy sinh. Bà Bích sang tận Campuchia tìm mộ chồng, nhưng không tìm thấy. Bức ảnh là bảo vật quý giá nhất của bà.
20 liet si lang Lai Xa va noi day dut cua nguoi con song hinh anh 8
Ảnh 4 mẹ con và cháu gái do một người họ hàng từ Hà Nội về thăm có máy ảnh đã chụp làm kỷ niệm. Ngoài cùng bên trái là liệt sĩ Phạm Ngọc Minh. Anh nhập ngũ năm 1967, hy sinh tại Quảng Trị năm 1968. Ngoài cùng là anh lớn Phạm Ngọc Kinh. Hiện tại gia đình chỉ còn tấm ảnh duy nhất của liệt sĩ Phạm Ngọc Minh. (Theo lời kể của ông Phạm Ngọc Kinh).

Minh Châu / Zing

Người đến tuổi trung niên tối kỵ làm 8 việc này

Cổ nhân có nói: “Tứ thập bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập nhĩ thuận” (Tạm dịch: 40 tuổi thì không bị nhầm lẫn, 50 tuổi hiểu được mệnh Trời, 60 tuổi nghe điều gì cũng thấy thuận tai).

Sau khi bước vào tuổi trung niên, chỉ muốn dùng cái tâm bình thường để làm những việc bình thường. Bài viết dưới đây là một bức thư mà một người trung niên viết cho chính mình, lời nói ra chỉ là những câu chuyện bình thường trong nhà, trong cuộc sống, đơn giản nhưng hàm ý thâm sâu mà từng câu từng chữ đều thật thấm thía.

Nhất định phải đọc hết. Hãy ghi nhớ thật kỹ, đối với các bậc trung niên đều rất có ích.

1. Hãy thôi nghĩ về quá khứ

Chúng ta vào thời thanh thiếu niên chịu khổ bao nhiêu so với những người trẻ hiện nay. Cũng may, cuộc sống bây giờ càng ngày càng tốt, cũng có cho mình một ít tiền tiêu, có một chút nhàn rỗi để làm những việc mình thích.

Vậy nên, các bậc trung niên đừng nhất mực chìm đắm trong những hồi ức quá khứ, hãy lạc quan, nhìn về tương lai, dù sao chúng ta cũng đã có 20 năm hoàng kim trong cuộc đời rồi.

Hãy thôi nghĩ về quá khứ
Đừng nên nghĩ quá nhiều về quá khứ. (Ảnh: shutterstock.com)

2. Đừng nên tức giận

Lúc còn trẻ chúng ta có bao nhiêu là cáu gắt, đặc biệt là lúc con cái không nghe lời, khó tránh khỏi quát nạt nó, thậm chí dùng cả đòn roi. Nhưng hôm nay con cái đã trưởng thành rồi, đã có cách nghĩ cho riêng mình rồi, và chúng ta cũng không giống như trước đây.

Chúng ta có thể vận dụng trí tuệ và kinh nghiệm tích lũy, cung cấp cho chúng tham khảo, đồng thời bảo trì thái độ yêu thương và hóm hỉnh của mình. Không được vì con cái không tiếp thu ý kiến mà không ngừng phàn nàn hoặc sinh tức giận để tránh hình thành căng thẳng cho hai thế hệ.

3. Hãy thôi phàn nàn, oán trách

Tục ngữ có câu: Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Mỗi người đều có lúc có phiền não, có khi cũng muốn cùng người khác thổ lộ hết. Điều này có thể lý giải, nhưng phải chú ý không nên phàn nàn nhiều quá.

Nếu như bạn bè luôn phàn nàn với bạn về một việc, mỗi ngày mỗi ngày đều đang truyền đi những năng lượng trong lời nói, tin rằng bạn sẽ không muốn có một người bạn như vậy.

4. Đừng lãng phí thời gian

Thời gian trôi qua chỉ như một chớp mắt, giờ ta đã bước vào hàng bậc trung rồi. Thời gian không đợi người, chúng ta càng không nên lãng phí thời gian. Muốn làm cái gì thì hãy làm, muốn mua gì thì hãy mua, muốn ăn gì thì hãy ăn. Đừng nói là: “Hãy đợi sau này”, “Đợi khi có thời gian”, “Đợi qua mấy hôm nữa”.

Người có thể đợi thời gian, nhưng thời gian quyết không đợi người! Vậy nên, đừng phụ bạc chính bản thân mình.

Đừng lãng phí thời gian
Thời gian không đợi người, vì vậy hãy làm những gì mình muốn làm, hay mua gì muốn mua, muốn ăn gì thì hãy ăn… (Ảnh: shutterstock.com)

5. Hãy thôi cô độc, cô đơn

Cho dù là ở cùng với con cái, cuối cùng thì cũng là hai vợ chồng già sống với nhau, đều muốn làm được độc lập về tinh thần và không muốn suốt ngày sinh hoạt quẩn quanh trong nhà từ sáng đến tối.

Người già phần đông muốn đi đây đi đó, nên có bằng hữu xung quanh, có một số thú vui tao nhã, như vậy cuộc sống mới thêm phần phong phú.

6. Đừng xen vào việc của người khác

Làm người lớn tuổi, có một bí quyết, chính là đối với một số việc nên nhìn cho rõ, với một số việc không nên nhìn và cũng nên bỏ qua.

Không nên bất kì điều gì cũng lấy mình làm trung tâm, nên cho con cái không gian sinh hoạt và một khoảng trời riêng, không nên can thiệp vào cuộc sống của chúng.

Về vấn đề giáo dục con cháu, hết sức không lấy “kinh nghiệm” mà cho rằng mình đúng, cũng nên hiểu bố mẹ chúng là ai, cố gắng chiểu theo quan điểm của bố mẹ chúng để dạy dỗ chúng.

7. Không nên càm ràm

Sức khoẻ, tình yêu hôn nhân và công việc là chủ đề yêu thích khi trao đổi cùng con cái lúc về già, nhưng người trẻ lại không muốn người lớn nhắc nhiều về những vấn đề đó. Vì vậy, không nên hỏi nhiều về chuyện đó, có một số việc, bọn trẻ trong tâm tinh tường, tự chúng biết phải làm gì, chúng ta cũng chớ dông dài.

8. Đừng nên tồn nhiều tiền

Những người bằng hữu tuổi trung niên, nên dừng lại việc tích trữ tiền. Tiền dù tồn thành từng xấp, bất quá chỉ là con số. Chúng ta khổ cực cả đời, thật sự muốn đối đãi với mình tốt một chút. Trong phạm vi năng lực của mình, đừng quá quan tâm một bộ y phục bao nhiêu tiền, một món ăn bao nhiêu tiền, muốn mua, muốn ăn thì cứ chi thôi!

Tiền mình tiêu đó là tiền của mình, tiền tồn trữ sau này chỉ là di sản mà thôi.

Theo cmoney.tw
Gió Đông biên dịch

‘Địa ngục’ nắng nóng xâm chiếm châu Âu, phá vỡ kỷ lục: Con người ‘nuôi dưỡng’ hiểm họa gì?

'Địa ngục' nắng nóng xâm chiếm châu Âu, phá vỡ kỷ lục: Con người 'nuôi dưỡng' hiểm họa gì?

Nắng nóng hoành hành khắp châu Âu khiến nhiều chuyên gia lo ngại về tương lai của Trái Đất.

2019 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục về nhiệt độ được giới khoa học khí hậu thế giới đưa ra. Với sự xuất hiện của El Nino, 2019 dự báo là năm nóng nhất trong lịch sử. Đó là lý do, mùa hè năm 2019 cũng được cho là mùa hè khắc nghiệt nhất từ trước đến nay.

Riêng tháng 6/2019, các nhà khí hậu kết luận là tháng nóng nhất trong nhiều năm qua trên quy mô toàn cầu, theo ghi nhận của Dịch vụ Biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU).

Cụ thể, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng hơn 0,10 độ C so với tháng 6 nóng nhất từng lập kỷ lục trước đó (tháng 6/2016, năm có hiện tượng El Nino). Đáng lo ngại hơn, kỷ lục này có thể bị phá vỡ khi tháng 7/2019, nhiệt độ toàn cầu không có dấu hiệu giảm.

Địa ngục nắng nóng xâm chiếm châu Âu, phá vỡ kỷ lục: Con người nuôi dưỡng hiểm họa gì? - Ảnh 1.

Tại châu Âu, châu lục vốn nổi tiếng có khí hậu ôn hòa đã liên tiếp hứng chịu những đợt nắng nóng, sóng nhiệt khắc nghiệt và bất thường, phá mọi kỷ lục nhiệt trong lịch sử. Tháng 6/2019 được CNN thông tin là tháng nắng nóng kỷ lục trong lịch sử của châu lục này.

C3S thông tin cụ thể: Nhiệt độ toàn châu Âu cao hơn 2 độ C so với các năm trong lịch sử. Trong đó, nhiệt độ nắng nóng tại Pháp, Đức, Ý, Áo, Thụy Sĩ liên tục phá vỡ mọi kỷ lục trước đó, cao hơn bình thường từ 6 – 10 độ C.

Địa ngục nắng nóng xâm chiếm châu Âu, phá vỡ kỷ lục: Con người nuôi dưỡng hiểm họa gì? - Ảnh 2.

“Địa ngục đang đến!” là nhận định của Silvia Laplana, nhà khí tượng học Tây Ban Nha, nói về đợt nắng nóng tấn công châu Âu tháng 6 vừa qua.

Theo thông tin dự báo thời tiết mới nhất trên Euro News, trong tuần cuối tháng 7/2019 này, châu Âu sắp phải hứng chịu một đợt nắng nóng dữ dội, hoành hảnh khắp miền Trung và Bắc Âu.

“Khối không khí nóng từ bán đảo Iberia sẽ khuấy đảo nhiều khu vực của châu Âu. Không chỉ gây nắng nóng vào ban ngày này còn không có dấu hiệu giảm mạnh vào ban đêm.” – Nhà khí tượng học Paul Gundersen thuộc Văn phòng Met – Dịch vụ thời tiết quốc gia của Vương quốc Anh – cho biết.

Hiện nay, người dân châu Âu đang phải vật lộn với những đợt nắng nóng khốc liệt nhất trong lịch sử:

Theo nhận định của Met Office, kỷ lục nắng nóng tại Anh có thể bị phá vỡ trong tuần này, vượt qua mức 38,5 độ C – mức nhiệt cao nhất trong lịch sử Anh – ghi nhận tại hạt Kent (Đông Nam nước Anh) tháng 8/2003.

Chịu chung “số phận” với Anh là Pháp. Cơ quan khí tượng nước này cảnh báo, mức nhiệt kỷ lục có thể tiếp tục “tấn công” Pháp vào ngày 25/7 này. Với đợt nắng nóng này, Pháp có thể phải chịu mức nhiệt lên đến hơn 40 độ C.

Địa ngục nắng nóng xâm chiếm châu Âu, phá vỡ kỷ lục: Con người nuôi dưỡng hiểm họa gì? - Ảnh 3.

Bản đồ nhiệt khuấy đảo nhiều khu vực châu Âu trong tuần này của C3S. Trình bày: Antonio Vecoli/C3S

Tại Bồ Đào Nha, nắng nóng gây cháy rừng khiến sở cứu hỏa quốc gia điều động hàng nghìn lính cứu hỏa nhằm ngăn chặn những đợt cháy rừng dữ dội, khiến hàng chục người bị thương.

C3S cảnh báo, nắng nóng có thể đặt các quốc gia là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý vào tình trạng “nguy hiểm cao độ” cho các nguy cơ cháy rừng trên diện rộng.

Euro News cho hay, các quốc gia vùng Scandinavi vốn ôn hòa cũng phải hứng chịu những cơn sóng nhiệt từ đợt nắng nóng này. Nhiều quốc gia ở châu Âu đưa ra cảnh báo đỏ (cao nhất) về nắng nóng trong tuần này.

Địa ngục nắng nóng xâm chiếm châu Âu, phá vỡ kỷ lục: Con người nuôi dưỡng hiểm họa gì? - Ảnh 4.

Theo nhận định của các nhà khoa học Trái Đất, nắng nóng và sóng nhiệt chính là “sát thủ thầm lặng” đối với con người. Và càng về sau, con người càng phải đối mặt với “sát thủ” này nhiều hơn.

Điều đáng nói, các nhà khoa học nhận định, nắng nóng và sóng nhiệt chính là hệ quả từ biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu. Khi biến đối khí hậu, đặc biệt là biến đổi khí hậu nhân tạo trong thời đại công nghiệp bùng nổ này đang diễn biến ngày càng phức tạp thì việc con người phải hứng chịu những tác động khôn lường từ khí hậu bất thường.

Tờ Guardian của Anh trích dẫn công trình khí hậu đăng trên Tạp chí Nature Geoscience(2019) của tập thể các nhà khoa học quốc tế đưa ra hiện thực đáng lo: Do hậu quả của khí thải công nghiệp trong những năm gần đây, thế giới đã phải hứng chịu sự nắng nóng bất thường. Và không phải tác nhân nào khác, chính con người đã làm “biến dạng” khí hậu theo những cách chưa từng thấy trong lịch sử.

Địa ngục nắng nóng xâm chiếm châu Âu, phá vỡ kỷ lục: Con người nuôi dưỡng hiểm họa gì? - Ảnh 5.

Các nghiên cứu chỉ ra sự nhất trí giữa các nhà khoa học khí hậu rằng các yếu tố con người (biến đổi khí hậu nhân tạo) từ khí thải xe hơi, ống khói nhà máy, phá rừng và các nguồn khí nhà kính khác – là tác nhân gây nóng lên toàn cầu mạnh mẽ thời đại này.

Nhiều năm qua, giới khoa học quốc tế đã mòn mỏi nói rằng: Hệ quả đáng sợ của biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu là rất lớn, nếu không nói là sánh ngang với thảm họa thiên thạch và chiến tranh hạt nhân trên quy mô toàn cầu.

Hiểu đơn giản, những trận nắng nóng, sóng nhiệt, siêu bão, cháy rừng, hạn hán, băng tan, nước biển dâng xâm chiếm đất đai và có nguy cơ nhấn chìm nhiều hòn đảo… chính là hệ quả của biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu.

Nếu không nhận thức đầy đủ tác động của con người đến khí hậu, thế giới sẽ khó lòng cứu Trái Đất trong tương lai. Trong khi đó, chúng ta vẫn hàng ngày phải hứng chịu những “cơn sốt nguy hiểm” từ khí hậu khôn lường thời thế kỷ 21.

Vì sao nói nắng nóng, sóng nhiệt là “sát thủ thầm lặng” của con người?

Thực tế cho thấy: Nắng nóng, sóng nhiệt, nóng lên toàn cầu có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người.

– Dưới khía cạnh tác động trực tiếp, sóng nhiệt có thể khiến nhiều người (người nghèo, người lao động ngoài trời…) tử vong; gây ảnh hưởng đến kinh tế.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) thông tin, một sự kiện El Nino mạnh từ năm 1997 đến năm 1998 đã cướp đi 24.000 sinh mạng trên toàn cầu, gây thiệt hại kinh tế lên đến 34 tỷ USD.

– Dưới tác động gián tiếp: Nắng nóng, nóng lên toàn cầu sẽ “hun nóng” nhiệt độ bề mặt đại dương, khiến cho các siêu bão, bão mạnh dễ xuất hiện với tần suất mạnh và khó lường hơn.

Không những thế, nhiệt độ toàn cầu tăng lên còn khiến băng ở 2 cực tan nhanh hơn khiến mực nước biển xâm lấn đất đai, có khả năng nhấn chìm các hòn đảo nhỏ trong tương lai.

Bài viết sử dụng các nguồn: The Guardian, Euro News

Không cần trời sinh, tập luyện cũng có thể thành thiên tài?

Thiên tài không hẳn là năng lực trời phú mà đấng tạo hóa ưu ái dành cho một số người. Thiên tài thực sự có thể hình thành được nếu dùng phương pháp luyện tập có chủ ý.

Đó chính là thông điệp mà hai tác giả cuốn sách Peak- Những ảo tưởng về thiên tài muốn truyền đạt đến độc giả.

Thiên tài không hẳn là thiên bẩm

Anders Ericsson, một trong hai tác giả của cuốn sách là học giả người Thụy Điển, nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tâm lý chuyên môn và hiệu suất của con người. Trong khi đó, Robert Pool, tác giả còn lại của cuốn sách là một tác giả, biên tập viên, nhà tư vấn và diễn giả nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực thực hành có chủ ý.

Theo hai tác giả, lâu nay nhân loại vẫn có nhiều lầm tưởng về khả năng của những người được coi là xuất chúng, thiên tài. Phần lớn chúng ta đều coi những người xuất chúng vốn được sinh ra với một năng lực trời phú, thiên bẩm.

Tuy nhiên, thông qua các nghiên cứu, thí nghiệm được tiến hành trong hơn 30 năm qua, hai ông khẳng định: Nhiều người xuất chúng sở hữu một năng khiếu đặc biệt từ thơ ấu, nhưng để trở thành thiên tài thực sự , họ cũng phải trải qua quá trình rèn luyện gian nan.

Và điều đặc biệt hơn nữa, một người bình thường có năng lực trung bình, nếu biết rèn luyện bằng phương pháp luyện tập có chủ ý thì cũng có thể nâng cao năng lực nào đó của mình lên một mức kinh ngạc, thậm chí họ có thể trở thành một người xuất chúng, thiên tài.

Khong can troi sinh, tap luyen cung co the thanh thien tai? hinh anh 1
Thành công của Mozart có sự tập luyện quyết liệt và hướng dẫn của gia đình.

Ví dụ tiêu biểu có thể kể ra là trường hợp của Mozart. Không chỉ được ca ngợi bởi khả năng chơi nhạc xuất sắc, thời thơ ấu ông còn được hâm mộ bởi có một “thính giác tuyệt đối”. Khi nghe thấy một nốt nhạc được chơi trên nhạc cụ bất kỳ, ngay lập tức Mozart có thể xác định được chính xác đó là nốt nào.

Ông cũng có thể nhận ra nốt nhạc được tạo ra từ bất cứ thứ gì: Tiếng chuông gió, ấm nước reo, tiếng chuông đồng hồ… Trong rất nhiều năm liền, “thính giác tuyệt đối” của Mozart được coi là năng khiếu bí ẩn mà vị thần đồng này được trời phú.

Tuy nhiên, kết quả một thí nghiệm được công bố vào năm 2014 trên Tạp chí Tâm lý học âm nhạc đã khiến rất nhiều người bất ngờ: khả năng “thính giác tuyệt đối” của Mozart hoàn toàn có thể đào tạo được. Thật vậy, trong thí nghiệm này nhà tâm lý học người Nhật Bản Ayako Sakakibara đã chọn ra 24 đứa trẻ từ 2-6 tuổi để đào tạo khả năng nhận biết các nốt nhạc khác nhau trên đàn piano. Kết quả là sau 10-18 tháng tùy theo từng bé, tất cả các trẻ này đều phát triển được thính giác hoàn hảo và có thể xác định được từng nốt nhạc được chơi trên đàn piano giống hệt Mozart.

Đây chính là một minh chứng tuyệt vời cho việc phát triển năng lực thiên tài bằng phương pháp rèn luyện nghiêm túc, chăm chỉ, có chủ ý. Lần lại quá trình trưởng thành của Mozart, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy vai trò của sự tập luyện quyết liệt trong thành công của ông ngay từ khi mới 4 tuổi, dưới sự dìu dắt của người cha vốn là một nhạc sĩ, nghệ sĩ violin.

Một ví dụ khác, trong thí nghiệm do chính tác giả cuốn sách thực hiện, Steve Faloon, một sinh viên Đại học Carnegie Mellon, có khả năng ghi nhớ của một người bình thường – có thể ghi nhớ 5 chữ số sau 1 lần đọc – đã tăng lên thành khả năng ghi nhớ 82 chữ số với một lần đọc duy nhất sau 200 buổi luyện tập và trở thành một trong những người nối tiếng thế giới về khả năng này.

Phương pháp luyện tập có chủ ý

Theo các nghiên cứu của Anders Ericsson và Robert Pool, hầu hết mọi người đều làm theo một khuôn mẫu với bất kỳ một kỹ năng nào, cho đến khi đạt được một trình độ chấp nhận được; sau đó mọi thứ trở nên tự động. Nhưng có một điều rất quan trọng cần hiểu ở đây: Một khi đạt đến trình độ như vậy, đa phần mọi người sẽ có xu hướng ngừng cải thiện. Và độ thành thục, lão luyện của mỗi người với một kỹ năng sẽ dừng lại ở mức đó, cho dù người ấy có thực hành kỹ năng đó trong bao nhiêu năm đi nữa.

Khong can troi sinh, tap luyen cung co the thanh thien tai? hinh anh 2
Bìa sách Peak – Những ảo tưởng thiên tài.

Nếu muốn thực sự trở thành một chuyên gia lão luyện, người xuất chúng với một kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó, mỗi người cần phải thực hành luyện tập có chủ ý với những đặc điểm sau:

Luyện tập có chủ ý đòi hỏi mỗi người phải thoát ra khỏi khu vực thoải mái của mình không ngừng thách thức bản thân để hướng tới sự thành công cao hơn sau mỗi ngày hoặc thời gian luyện tập.

Luyện tập có chủ ý với những mục tiêu được xác định rõ ràng, cụ thể như ghi nhớ nhiều chữ số hơn so với buổi luyện tập trước, chơi một bản nhạc từ đầu đến cuối 3 lần liên tiếp với một tốc độ thích hợp mà không mắc lỗi…

Luyện tập có chủ ý đồng nghĩa với tập trung vì mỗi người sẽ khó có thể cải thiện được kỹ năng của mình nếu không dành toàn bộ sự chú ý của mình vào nhiệm vụ.

Luyện tập có chủ ý là đặt ra một loạt các bước nhỏ để đạt được một mục tiêu dài hạn giống như Steve Faloon học cách nhớ thêm một chữ số trong dãy số sau mỗi buổi luyện tập.

Luyện tập có chủ ý cần có sự phản hồi để xác minh người luyện tập đang ở đâu, còn thiếu điều gì, cần cải thiện điều gì để nâng cao được kỹ năng đó.

Thông qua các kết quả nghiên cứu về khoa học não bộ cùng những ví dụ minh chứng, lời khuyên cụ thể, dễ hiểu, các tác giả cuốn sách Peak- Những ảo tưởng về thiên tài sẽ giúp độc giả hiểu được tường tận phương pháp luyện tập có chủ ý, để có thể hình thành, đánh thức thiên tài trong mỗi người. Cuốn sách cũng đồng thời thích hợp với những công ty, tổ chức chuyên nghiệp muốn nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên, các trường học, tổ chức giáo dục muốn nâng cao hiệu quả đào tạo của mình…

Trên Amazon, cuốn sách Peak- Những ảo tưởng về thiên tài hiện đứng trong top 5 cuốn sách hay nhất về Tâm lý giáo dục đào tạo và top 5 cuốn sách hay nhất về đào tạo kỹ năng kinh doanh. Trên cộng đồng đọc sách lớn nhất thế giới, cuốn sách hiện đã có gần 800 bình luận, trong đó đa phần là những đánh giá tích cực về nội dung của cuốn sách.

Hà Việt / Zing

Vị vua nhà Nguyễn là khắc tinh của đám tham quan

Trong sử Việt nổi lên hai vị vua là khắc tinh của tham quan, dưới thời những vị vua này, tham quan không còn đường sống. Đó là vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng.

Việc vua Lê Thánh Tông trị tham quan, chống tham nhũng, giúp xã tắc yên bình, Đại Việt trải qua thời kỳ thịnh trị, chúng ta đã từng nhắc tới trong những kỳ trước (Xem bài: Chống tham nhũng từng giúp Đại Việt có được thời kỳ “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa”). Kỳ này, chúng ta sẽ cùng nhìn lại những chính sách chống tham nhũng dưới thời vua Minh Mạng.

vua Minh Mạng
Chân dung Minh Mạng theo minh họa trong sách của John Crawfurd. (Ảnh từ wikipedia.org)

Để Giang Sơn xứng danh “Đại Nam”

Dưới thời vua Minh Mạng vào năm 1835, với các vùng đất từ Ai Lao và Cao Miên sáp nhập vào, lãnh thổ Việt Nam đạt đến cực điểm, rộng 575.000 km2 tức gấp hơn 1,7 lần so với Việt Nam bây giờ (hơn 331.000 km2).

lãnh thổ Việt Nam
Bản đồ Việt Nam năm 1835 sau khi sáp nhập các vùng đất của Lào và Campuchia

Trước sự lớn mạnh của Giang Sơn, năm 1839 vua Minh Mạng cho đổi tên nước từ Việt Nam thành Đại Nam, tức quốc gia rộng lớn hùng mạnh phương nam. (Xem bài: Thời nhà Nguyễn thế kỷ 19: Lãnh thổ Việt Nam rộng lớn gấp 1,7 lần hiện nay)

Để đất nước hùng mạnh xứng với tên “Đại Nam”, vua Minh Mạng rất nghiêm khắc với tham quan, không ngoại trừ bất kỳ ai dù là Hoàng thân quốc thích khiến tham quan bị diệt sạch không còn đường sống. Sách “Đại Nam thực lục” có ghi chép cụ thể các việc này:

1. Quan có công trộm hơn một lạng vàng bị xử chém

Lý Hữu Diệm làm quan tại phủ Nội vụ, lấy trộm hơn một lạng vàng, bị phát hiện và bộ Hình đưa ra xét xử. Theo luật Gia Long, tội ăn trộm quốc khố thì không phân biệt trộm nhiều hay ít đều bị chém đầu. Tuy nhiên vì nhận thấy Lý Hữu Diệm làm quan có công lao, nên bộ Hình chỉ xử đi đày viễn xứ.

Khi bản án được tâu lên, vua Minh Mạng đã không đồng ý với đề nghị của bộ Hình, mà yêu cầu phải xử theo đúng Luật, lệnh đem ra chợ Đông Ba chém để nhiều người trông thấy mà tự sửa mình.

Vua đưa ra chỉ dụ: “Lý Hữu Diệm phải giải ngay đến chợ Đông, chém đầu cho mọi người biết, phải truyền cho viên lại Nội vụ phủ cùng đến xem, hoặc giả mắt thấy lòng sợ mà tự khuyên răn nhau để khỏi mắc tội, há chẳng là một phương thuốc hay cho bọn người sao?”.

Thiết nghĩ làm quan không phải người nghèo mà ăn trộm thì làm sao trị vì được muôn dân? Thượng bất chính hạ tắc loạn. Việc chém đầu tuy nghiêm khắc, nhưng lại có tác dụng răn dạy lớn đối với những kẻ tham nhũng, gửi đi một thông điệp rõ ràng của vua Minh Mạng.

2. Chặt tay để răn đe nhiều kẻ khác

Một viên quan trong Nội phủ là Nguyễn Đức Tuyên ăn bớt nhựa thơm, việc bị phát giác. Vua Minh Mạng liền ra chỉ dụ: “Đáng lẽ cho trói đem ra chợ Cửa Đông chém đầu, nhưng lần này tạm chặt một bàn tay thủ phạm đem treo, xóa tên trong sổ làm quan, để lại cho nó cái đầu, khiến nó suốt đời hối hận và nhờ đó để làm cho mọi người đều biết tỉnh ngộ, răn chừa. Thế cũng là một cách trừng trị kẻ gian”.

3. Không cho phép ảnh hưởng đến đời sống người dân

Một năm nọ Quảng Nam đói kém, Vua sai bán thóc trong kho cho dân chúng. Các quan phát hiện Lý trưởng Đặng Văn Diên lĩnh thóc bán cho riêng mình, xin chém để răn mọi người.

Vùng Quảng Trị cũng có năm đói kém, Vua sai phát thóc cứu dân, nhưng các quan địa phương cố ý phân loại, người được ưu tiên phát nhiều, người phát ít, thậm chí có đến 211 xã không được mua. Vua liền cho cách chức rồi bắt giam các quan này.

Không kể tình riêng, bố vợ vua Minh Mạng cũng bị xử chém

Huỳnh Công Lý là võ tướng từ thời vua Gia Long, lập được nhiều công lao nên được phong là Lý Chính Hầu, con gái của ông được vua Minh Mạng phong là Huệ Phi. Từ đó Lý Chính Hầu càng được tin dùng, được phong làm Phó tổng trấn Gia Định, quyền hành chỉ sau mỗi Tổng trấn Lê Văn Duyệt.

Khi Lê Văn Duyệt ra Huế, Lý Chính Hầu đảm nhiệm phụ trách trấn Gia Định, nhân cơ hội này mà thừa cơ vơ vét của cải của người dân và binh lính.

Khi Lê Văn Duyệt quay về Gia Định thì nhận được rất nhiều tin báo về việc làm của Lý Chính Hầu. Sau khi xác thực vụ việc Lê Văn Duyệt liền báo về Triều đình.

Không kể là người nhà, vua Minh Mạng hạ lệnh bắt giam ngay bố vợ và cử người vào Gia Định tìm hiểu sự việc. Khi sự việc được báo lên Vua, số tiền Lý Chính Hầu tham nhũng lên đến 30.000 quan tiền, vua Minh Mạng buồn rầu mà than rằng:

Trẫm nuôi dân như con, thực không kể phí tổn. Nhưng bọn quan lại tham lam giảo quyệt, ngấm ngầm chứa đầy túi riêng, mà kẻ quan quả cô độc lại không được thấm nhuần ơn thực.

Gần đây Huỳnh Công Lý làm Phó Tổng trấn Gia Định không bao lâu mà bóc lột của dân trên ba vạn. Nếu các viên mục thú đều như y cả, thì dân ta còn nhờ cậy vào đâu. Trẫm dẫu có lòng săn sóc thương xót cũng không làm thế nào được.

Vua Minh Mạng
Lăng vua Minh Mạng. (Ảnh từ Wikipedia)

Sau đó cuộc điều tra còn cho thấy Lý Chính Hầu khi ở Huế có bắt lính xây nhà riêng cho mình ở sông Hương. Vua liền cho bán ngay ngôi nhà này lấy tiền giúp cho cấm binh.

Vụ án kết thúc, Vua lệnh cho xử theo đúng luật định bất kể đó là người nhà hay Hoàng thân quốc thích. Lý Chính Hầu bị xử tử ở Gia Định, tài sản bị tịch thu để trả lại cho binh lính và dân chúng.

Minh Mạng là một vị vua anh minh, nghiêm khắc không kể tình thân quyến, bất kỳ ai cũng xử đúng theo luật định khiến quan tham không còn đất dụng võ. Đại Nam trở thành quốc gia rộng lớn và hùng mạnh bậc nhất trong khu vực thời bấy giờ.

Trần Hưng / Trithucvn

Khối tài sản khổng lồ của 10 hoàng gia giàu nhất thế giới

Một số hoàng gia sở hữu hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ USD khiến cho giá trị tài sản của những tỷ phú hàng đầu như Jeff Bezos hay Bill Gates trở nên nhỏ bé.

Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 1
Hoàng gia Bahrain (4 tỷ USD): Gia đình Khalifa cầm quyền cai trị Bahrain từ cuối thế kỷ 18 cho đến nay. Quốc vương hiện tại của đất nước – Hamad bin Isa Al Khalifa – được cho là người bạn thân thiết của Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Ảnh: PA.
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 2
Kể từ khi giếng dầu đầu tiên của quốc gia này bắt đầu khai thác được dầu vào năm 1932, Hoàng gia Bahrain đã kiếm được hàng tỷ USD. Họ nhận được 1/3 doanh thu bán dầu của đất nước cho đến tận năm 1973. Ảnh: Shutterstock. 
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 3
Hoàng gia có tổng tài sản trị giá 4 tỷ USD, nhưng con số thực tế có thể lớn hơn. Theo Financial Times, họ còn sở hữu một đế chế bất động sản tại Anh quốc trị giá 900 triệu USD. Ảnh: Shutterstock.
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 4
Hoàng gia Liechtenstein (12 tỷ USD): Đây là hoàng gia châu Âu duy nhất xuất hiện trong danh sách. Hoàng tử Hans-Adam II – người đứng đầu đất nước hiện nay – sở hữu một phần đáng kể trong khối tài sản 12 tỷ USD của gia tộc. Ảnh: DPA. 
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 5
Hoàng tử không phải trả một đồng thuế nào, và kiếm được nhiều tiền nhờ vào Tập đoàn LGT, một ngân hàng tư nhân của gia đình ông. Ảnh: Shutterstock.
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 6
Bên cạnh ngân hàng, Quỹ Hoàng tử Liechtenstein còn quản lý danh mục tài sản khổng lồ bao gồm những công ty giàu có cùng các khoản đầu tư sinh lợi khác. Hoàng gia Liechtenstein cũng sở hữu một bộ sưu tập nghệ thuật đồ sộ với những kiệt tác của các danh họa Raphael, Rembrandt và Van Dyck. Ảnh: Flickr. 
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 7
Hoàng gia Dubai (19 tỷ USD): Gia tộc Maktoum đã trị vì Dubai từ năm 1833 đến nay. Với 12 thành viên chính cùng hàng trăm bà con thân thích, họ hàng khác, tổng giá trị tài sản của hoàng gia này lên đến 19 tỷ USD. Ảnh: Shutterstock.
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 8
Người giàu có nhất trong gia tộc này là Tiểu vương Mohammed bin Rashid Al Maktoum. Ông còn giữ chức phó tổng thống kiêm thủ tướng UAE. Ảnh: PA.
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 9
Tiểu vương này kiểm soát Tập đoàn đầu tư Dubai Holdings, sở hữu một số bất động sản xa xỉ ở châu Âu, và có riêng cho mình một trong những du thuyền lớn nhất hành tinh. Ông đã chi đến 100 triệu USD để tổ chức đám cưới đầu tiên của mình. Ngoài ra, ông cũng nổi tiếng là một người hào phóng khi đã quyên góp hàng tỷ USD cho các hoạt động thiện nguyện. Ảnh: Nakheel.
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 10
Hoàng gia Moroccco (20 tỷ USD): Triều đại Alaouite đã trị vì Morocco từ năm 1631. Hoàng tộc có 19 thành viên nòng cốt, được lãnh đạo bởi đức vua hiện tại – Mohammed VI – người lên ngôi vào năm 1999. Ảnh: Shutterstock.
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 11
Forbes ước tính tổng giá trị tài sản của gia tộc này khoảng 5 tỷ USD, nhưng nhiều nguồn khác cho rằng con số đó xấp xỉ 20 tỷ USD. Ảnh: Jetset Times. 
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 12
Các chuyên gia ước tính tổng tiền thuế mỗi năm của người dân Morocco đóng lên đến 200 triệu USD. Tòa án hoàng gia sử dụng số tiền này, nhưng chỉ dùng vài triệu USD để trả lương cho nhân viên. Họ thậm chí chi gần 1 triệu USD để trả hóa đơn điện, nước cho các cung điện hoàng tộc ở thủ đô Rabat và một số nơi khác. Ảnh: Shutterstock.
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 13
Hoàng gia Brunei (30 tỷ USD): Triều đại Bolkiah ra đời năm 1363 và cai trị Brunei từ đó đến nay. Đức vua hiện tại – Hassanal Bolkiah – đã ngồi trên ngai vàng khoảng 51 năm. Ảnh: Shutterstock.
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 14
Gia tộc trở nên giàu có nhờ vào trữ lượng dầu mỏ khổng lồ của Brunei. Đức vua sở hữu khối tài sản 20 tỷ USD trong khi con trai ông – Hoàng tử Haji Abdul Azim – cũng có riêng gia tài trị giá 5 tỷ USD. Ảnh: Mysha Uzma. 
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 15
Vua Brunei nổi tiếng sống xa xỉ. Cung điện hoàng gia có tên Istana Nurul Iman trị giá 1,4 tỷ USD được xây vào năm 1984. Ông sở hữu 7.000 siêu xe với khoảng 600 chiếc Rolls-Royce và 300 chiếc Ferrari. Vua Hassanal Bolkiah từng chi đến 21.000 USD cho một lần cắt tóc. Ảnh: Flickr. 
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 16
Hoàng gia Thái Lan (60 tỷ USD): Triều đại Chakri đã trị vì Thái Lan trong khoảng 236 năm và nhận được sự tôn kính tuyệt đối của nhân dân quốc gia này. Đức vua hiện tại – Maha Vajiralongkorn – lên ngôi vào năm 2016 sau khi Vua Bhumibol Adulyadej qua đời. Ảnh: Getty. 
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 17
Theo Cục Tài sản Hoàng gia Thái Lan, hoàng tộc này có 10 thành viên cốt lõi và kiểm soát khối tài sản trị giá 60 tỷ USD. Ảnh: AFP. 
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 18
Các tài sản của hoàng gia bao gồm những bất động sản đắt tiền tại trung tâm Bangkok, cổ phần lớn trong một số tập đoàn khổng lồ của Thái Lan, cổ phần trong tập đoàn khách sạn cao cấp Kempinski. Các khoản đầu tư của hoàng tộc được cho là đem lại doanh thu khoảng 3 tỷ USD mỗi năm. Ảnh: Shutterstock.
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 19
Hoàng gia Abu Dhabi (150 tỷ USD): Đứng đầu gia tộc này là Tiểu vương Khalifa bin Zayed Al Nahyan, và ông còn đóng vai trò tổng thống UAE từ năm 2004. Gia tộc được biết đến với tên gọi Nahyan đã trị vì Abu Dhabi kể từ năm 1793. Ảnh: Gulf Today. 
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 20
Giống như các hoàng gia khác ở Trung Đông, gia tộc Nahyan gây dựng của cải từ trữ lượng dầu mỏ khổng lồ. Phần lớn tài sản 150 tỷ USD được hoàng gia này tích lũy trong những năm 1970. Ảnh: Shutterstock.
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 21
Tiểu vương Abu Dhabi còn ngồi ghế chủ tịch Quỹ Đầu tư Abu Dhabi, nơi quản lý số tài sản trị giá đến 875 tỷ USD, bao gồm tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai. Ảnh: The National. 
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 22
Hoàng gia Qatar (335 tỷ USD): Gia tộc Thani đã cai trị Qatar từ giữa thế kỷ 19, có khoảng 7.000 – 8.000 thành viên. Đức vua hiện tại – Tamim bin Hamad Al Thani – lên ngôi vào năm 2013. Ảnh: Shutterstock.
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 23
Năm 2018, Hoàng tộc Thani đã bị các nước láng giềng trong Vùng Vịnh từ mặt khi trả 1 tỷ USD cho lực lượng al-Qaeda để chuộc lại một số thành viên trong gia đình bị bắt cóc ở Iraq. Gia tộc này kiểm soát 335 tỷ USD tài sản quốc gia. Ảnh: Getty. 
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 24
Quỹ Hoàng gia Qatar quản lý một số tài sản danh tiếng ở thủ đô London nước Anh gồm tòa nhà chọc trời Shard, làng Olympic, và bách hóa Harrods. Quỹ cũng sở hữu lượng cổ phần đáng kể tại tòa nhà Empire State ở New York, nhà sản xuất xe Volkswagen, tập đoàn tài chính Barclays và tập đoàn trang sức Tiffany & Co. Ảnh: Shutterstock.
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 25
Hoàng gia Kuwait (360 tỷ USD): Gia tộc Al-Sabah nắm quyền tại Kuwait kể từ năm 1752 với tiểu vương hiện tại là Sabah IV Ahmad Al-Jaber Al-Sabah. Gia tộc này có khoảng 1.000 thành viên. Ảnh: Pinterest. 
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 26
Tài sản của Hoàng gia Kuwait kiếm được chủ yếu nhờ đầu tư vào chứng khoán Mỹ. Phần lớn khoản đầu tư trong đó đã tăng phi mã trong nhiều năm qua. Năm 1991, tạp chí Time ước tính tổng giá trị tài sản này khoảng 90 tỷ USD. Ảnh: Shutterstock.
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 27
Trên thực tế, các chuyên gia tin rằng giá trị tài sản của Hoàng gia Kuwait có thể tăng lên 4 lần kể từ đầu những năm 1990. Gia tộc được cho là sở hữu cổ phần lớn trong đa số công ty blue chip ở Mỹ. Ảnh: Flickr. 
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 28
Hoàng gia Saudi Arabia (1.700 tỷ USD): Nhà Saud là gia đình giàu có nhất hành tinh. 15.000 thành viên của gia tộc này sở hữu khối tài sản trị giá 1.700 tỷ USD. Ảnh: Getty. 
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 29
Nhà Saud đã cai trị Saudi Arabia từ năm 1744 và phần lớn của cải đất nước thuộc về gia tộc này. Vua Salman bin Abdulaziz Al Saud, lên ngôi năm 2015, là người giàu nhất gia tộc với tổng tài sản trị giá 18 tỷ USD. Ảnh: PA. 
Khoi tai san khong lo cua 10 hoang gia giau nhat the gioi hinh anh 30
Từng là người giàu nhất hoàng gia Saudi Arabia cũng như giàu nhất Trung Đông, Hoàng tử Alwaleed Bin Talal bị bắt vào năm 2017 sau một đợt “càn quét” chống tham nhũng của Thái tử Mohammed bin Salman. Ảnh: PA. 

Minh Đức

 

Trung Quốc tạo ra cảnh ‘bình yên giả tạo’ trên Biển Đông

Các chuyên gia đồng ý rằng mối đe dọa từ hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ nằm ở thương mại, Bắc Kinh còn có thể làm suy yếu trật tự thế giới dựa trên luật lệ.

Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 9 diễn ra ngày 24/7 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington D.C., Mỹ, đúng thời điểm Việt Nam vừa lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành vi vi phạm Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam.

Việt Nam lần đầu tiên phản đối hành động của nhóm tàu Hải Dương 8 vào ngày 19/7, và lặp lại phản đối vào ngày 25/7.

Trong khi đó, giới quan sát nhận định hành vi của Trung Quốc lần này nhất quán với tham vọng và tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Trung Quoc tao ra canh 'binh yen gia tao' tren Bien Dong hinh anh 1
Tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc.

“Các diễn giả của chúng tôi miêu tả một sự đồng thuận đang tăng lên từ các quốc gia của họ về việc các hành động của Trung Quốc, bao gồm hành vi ở Biển Đông, đe dọa những phần cơ bản trong trật tự thế giới dựa trên luật lệ”, Gregory Poling, Giám đốc chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, Mỹ, nói với Zing.vn.

“Nhưng đúng là họ không thể tìm được sự đồng thuận trong các nước, hoặc trong chính quốc gia của họ, về việc làm thế nào ứng phó mạnh mẽ trước các hành động của Trung Quốc, hay việc họ phải chấp nhận bao nhiêu rủi ro để làm việc đó”.

Ý đồ của Trung Quốc

Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông tại Viện ISEAS Yusof Ishak (thuộc Đại học Quốc gia Singapore), nói rằng việc đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc tiến triển có một mặt trái là nó hỗ trợ cho hai diễn ngôn mà Trung Quốc muốn tạo ra trên Biển Đông: Thứ nhất là nó tạo ra cảm giác “mọi thứ vẫn bình yên”, thứ hai là các vấn đề của châu Á nên được giải quyết chỉ bởi các nước châu Á.

Các bên liên quan đạt được Văn bản Dự thảo Đàm phán vào tháng 8/2018, dài 19,5 trang A4 và gồm tất cả điều khoản mà các nước tham gia muốn bỏ vào. Văn bản này không được công khai, chỉ bị rò rỉ sau đó, theo ông Storey.

Theo văn bản do giới truyền thông và các chuyên gia tiếp cận được, các bên bất đồng trong nhiều điểm.

Việt Nam muốn yêu cầu các nước ngưng hoạt động xây đảo nhân tạo và quân sự hóa các cơ sở. Việt Nam cũng muốn các nước cam kết không tuyên bố Vùng Nhận diện Phòng không (AIDZ) như Trung Quốc từng làm ở Biển Hoa Đông.

Việt Nam muốn các bên tranh chấp làm rõ tuyên bố của họ dựa trên UNCLOS. Cùng với Indonesia, Việt Nam kêu gọi các nước tôn trọng các khu vực hàng hải của các quốc gia có bờ biển, bao gồm EEZ 200 hải lý, một thách thức trực tiếp đến Đường 9 Đoạn của Trung Quốc, vốn xâm phạm vào EEZ của Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Indonesia và đã bị Tòa Trọng tài tuyên là đi ngược lại UNCLOS.

Trong khi đó, Trung Quốc muốn giới hạn quyền tiến hành các dự án chung chỉ cho Trung Quốc và các quốc gia ASEAN, loại ra các tập đoàn năng lượng nước ngoài.

Tương tự, Bắc Kinh khuyến khích các cuộc tập trận chung giữa Trung Quốc và các nước ASEAN nhưng không bao gồm các hoạt động chung của 11 nước trong COC và bất kỳ quốc gia bên ngoài nào, nếu không có sự đồng thuận từ trước của 10 nước còn lại.

Điều này về bản chất sẽ trao cho Trung Quốc quyền phủ quyết mọi hoạt động quân sự giữa Đông Nam Á với Mỹ, Nhật hay Australia.

“Gộp tất cả những điểm này lại, chúng ta thấy rằng Trung Quốc không xem họ là một thế lực bên ngoài tại ASEAN, nhưng lại muốn biến mọi nước khác thành thế lực bên ngoài”, ông Storey nói. “Phần lớn quốc gia Đông Nam Á sẽ thấy các điều khoản này không thể chấp nhận được, vì nó xâm phạm đến quyền lợi được bảo đảm trong UNCLOS của họ”.

Đồng quan điểm, Prashanth Parameswaran, biên tập viên chuyên san Diplomat, nói rằng các nước ở Biển Đông đang đi trên một con đường hai chiều. Một mặt họ có các biện pháp xây dựng lòng tin như đàm phán COC, có UNCLOS và các cơ chế khác… Ở mặt kia, nhiều hành động “làm xói mòn lòng tin” vẫn diễn ra liên tục ở Biển Đông trong cùng thời điểm.

“Nguy cơ đối với các biện pháp xây dựng lòng tin trong dài hạn và đặc biệt nguy hiểm đối với Biển Đông là nếu quá trình song song này tiếp diễn, các biện pháp xây dựng lòng tin (như đàm phán COC, UNCLOS) có thể biến thành công cụ làm xói mòn lòng tin”, ông nhận định.

“Mỹ và các nước nên đi xa hơn”

Các chuyên gia phần lớn đồng ý rằng mối đe dọa đến từ hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ nằm ở thương mại, và nó biến các nước ngoài khu vực đều trở thành bên có lợi ích, không chỉ lợi ích kinh tế mà còn lợi ích nhờ vào một trật tự dựa trên luật lệ.

Trung Quoc tao ra canh 'binh yen gia tao' tren Bien Dong hinh anh 2
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN-74) trong một lần hoạt động trên Biển Đông hồi đầu năm 2019, để tiến hành các hoạt động an ninh trong khu vực. Ảnh: Hạm đội 7.

Jay Batongbacal, Viện Các vấn đề Hàng hải và Luật biển thuộc Đại học Philippines và là một diễn giả tại hội thảo, nói với Zing.vn rằng hành vi xâm phạm của tàu Trung Quốc và EEZ và thềm lục địa Việt Nam của tàu Trung Quốc gần đây là “rất nghiêm trọng, thậm chí nghiêm trọng hơn sự kiện giàn khoan Hải Dương-981 năm 2014”.

Theo ông, trong ngắn hạn, vụ việc của tàu Hải Dương 8 sẽ chưa có ảnh hưởng đến tuyến đường hàng hải tại Biển Đông. Tuy nhiên, trong dài hạn, nó cho thấy việc Bắc Kinh sẵn lòng lờ đi các luật lệ quốc tế, biến bản thân họ trở thành mối đe dọa tiềm tàng cho mọi hoạt động hàng hải.

Toshihiro Nakayama, giáo sư tại Đại học Keio, nói rằng Nhật Bản hoàn toàn phụ thuộc vào thương mại, và Biển Đông là một “huyết mạch” quan trọng của Nhật Bản. Nếu hàng hóa của Nhật Bản bị tắc lại khi đi qua EEZ của các nước, họ sẽ bị tổn thương.

“Dù Nhật Bản không có các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải (FONOP), chúng tôi có tham gia các cuộc tập trận chung. Theo tôi biết thì Mỹ chưa mời Nhật Bản cùng tham gia FONOP, nó sẽ tạo ra một vài cuộc thảo luận nội bộ tại Nhật Bản, nhưng chúng tôi, khá là rõ ràng, đã ủng hộ các hoạt động FONOP của Mỹ”, ông nói.

“Nhưng có một sự chần chừ, dè xẻn và thoái lui từ Mỹ, và nó làm dịch chuyển cân bằng vốn có. Nhật Bản rất lo lắng về điều đó”.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 20/7 đã lên án việc Trung Quốc can thiệp vào “các hoạt động thăm dò và khai thác từ lâu của Việt Nam” trên Biển Đông.

“Trung Quốc nên dừng ngay các hành động bắt nạt và không thực hiện các hành vi khiêu khích, gây bất ổn”, người đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.

Trả lời Zing.vn, giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Australianói rằng, Mỹ và các nước nên đi xa hơn, thúc đẩy hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển, cơ quan thực thi pháp luật trên biển giữa các nước có tranh chấp và các cường quốc bên ngoài, phát triển năng lực bảo vệ chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở EEZ của mỗi bên.

Vấn đề không chỉ là tự do thương mại

Sarah Kirchberger, nhà nghiên cứu tại Trung Tâm An ninh và Chiến lược châu Á – Thái Bình Dương thuộc Đại học Kiel (Đức), nói rằng cho đến gần đây, người châu Âu ít khi quan tâm đến Biển Đông, nhưng nhiều nước châu Âu lại dựa vào xuất khẩu, và sử dụng đường biển này. Tuy nhiên, quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu châu Âu nhìn vấn đề Biển Đông trong xu hướng lớn hơn, và các hành động quân sự hóa, bắt nạt của Trung Quốc trên Biển Đông báo hiệu những xu thế đáng lo ngại.

Bà Kirchberger liên hệ những cơ sở đang được Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông với căn cứ tàu ngầm chiến lược ở Hải Nam.

“Việc này không phải để dọa dẫm một vài ngư dân”.

“Nếu bạn gộp tất cả những chi tiết lại, câu trả lời là có một lợi ích lớn đằng sau khoản đầu tư khổng lồ, và ý tưởng có thể là xây dựng một hệ thống phục vụ chiến tranh du kích dưới mặt nước”, chuyên gia Đức nhận định.

Trung Quoc tao ra canh 'binh yen gia tao' tren Bien Dong hinh anh 3
Mỹ nói Trung Quốc ngăn chặn phát triển kinh tế ở Biển Đông bằng cách cưỡng ép. Ảnh: AFP.

Về phía châu Âu, bà Kirchberger nói rằng “việc chúng tôi có thể làm là theo dõi sự việc sát sao hơn, đưa ra một vài hỗ trợ mang tính biểu tượng để đề cao luật pháp quốc tế”.

“Tôi nghĩ Pháp là nước có vị thế thuận lợi nhất trong khối để tham gia vào các chiến dịch FONOP, họ là một quốc gia Thái Bình Dương, có hiện diện quân sự đáng kể ở Thái Bình Dương, họ có kinh nghiệm, có hải quân tốt nhất. Nếu có một cơ chế đa phương diễn ra, tôi nghĩ nó nên đặt dưới sự lãnh đạo của Pháp vì họ thường xuyên ở trong khu vực đó”.

Bec Strating, giảng viên ngành Chính trị học tại Đại học La Trobe, nói rằng mối quan tâm đầu tiên của Australia đối với Biển Đông là sự ổn định khu vực, tuy nhiên nước này cũng đứng trước ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc.

Theo bà, 2/3 hàng hóa xuất khẩu của Australia đi ngang qua Biển Đông. Ở mặt khác, con số này gây tranh cãi chính bên trong Australia rằng hàng hóa thường đi và đến chủ yếu Trung Quốc, nên Trung Quốc sẽ không làm tổn hại tuyến đường này vì lợi ích của chính họ.

Australia cũng có quan ngại Trung Quốc sẽ dùng các lợi thế kinh tế (về hàng hóa, khách du lịch, du học sinh) để trừng phạt Australia nếu nước này có lập trường không hợp ý Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên, đó là cái nhìn ngắn hạn, trong dài hạn, Australia, cũng như Ấn Độ, hưởng các lợi ích kinh tế nhờ vào việc duy trì tự do hàng hải, đặc biệt ở các tuyến đường huyết mạch.

“Tôi tin rằng lợi ích quan trọng nhất của Australila phải nằm ở một trật tự dựa trên luật pháp, và các diễn ngôn về quan hệ đối ngoại của Australia thật sự nhấn mạnh ý này. Vì vậy, Biển Đông là một phần nhỏ hơn trong quan ngại lớn hơn về sự thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực, cũng như vai trò tiếp tục của Mỹ, và đây cũng là một phần trong ý tưởng về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Australia”, bà nói.

“Câu hỏi thật sự là sự xói mòn luật lệ hàng hải có hạ thấp tính chính danh của UNCLOS hay không?”.

Ông Batongbacal nói rằng đối với sự kiện tàu Hải Dương 8, bên cạnh các tuyên bố ngoại giao, các nước có thể cân nhắc sử dụng trừng phạt thương mại và kinh tế, “nhưng để cách này có hiệu quả, cần có một liên minh các quốc gia có cùng chính kiến”.

“Nếu không, Trung Quốc sẽ đơn giản sử dụng chiến thuật chia và trị, vô hiệu hóa các lệnh trừng phạt và tiếp tục các hành vi trái phép”.

Vy Xuân / Zing