BÀI PHÁT BIỂU TẠI MỸ CỦA TỔNG THỐNG ĐÀI LOAN

67740597_766369593758888_5676590595028549632_n

Toàn văn bài phát biểu của Bà Thái Anh Văn – Tổng thống Đài Loan – tại Đại học Columbia ở New York ngày 12/7/2019.

Được lời mời tới phát biểu ở đây, nơi tiền phong về tự do ngôn luận và sự đa dạng quả là vinh hạnh lớn lao.

Tôi tốt nghiệp trường Luật Cornell năm 1980, hôm nay trở lại môi trường đại học ở New York làm sống lại bao kỷ niệm. Đời sống ở New York những năm 1980 quả là đã mở mắt cho người sinh viên trẻ đến từ Đài Loan hồi đó chẳng thể nào dám coi là cái nôi của dân chủ. New York lúc đó với chuẩn mực về sự đa dạng cùng với các quan điểm khác nhau cùng tồn tại và hôm nay đứng đây tôi vui sướng thấy rằng điều này ở New York vẫn trường tồn và không hề thay đổi.

Câu chuyện về ‘sự thay đổi’ chính là điều tôi muốn nói hôm nay. Đó là câu chuyện Đài Loan. Đó là câu chuyện về một hành trình của hòn đảo không xa Trung Hoa lục địa đã tìm ra cho mình con đường dân chủ hoá và đã nêu tấm gương cho thế giới về bước đi lên tới nền dân chủ.

Trong thời kỳ đầu của sự quá độ về mặt chính trị, người ta bảo có dân chủ nào tồn tại được dưới cái bóng của Trung Quốc? Vậy mà Đài Loan hôm nay là biểu hiện của một xã hội dân chủ rộng rãi và hệ thống chính trị vững mạnh.

Người ta còn bảo hòn đảo tài nguyên hạn hẹp với số dân có 23 triệu người thì làm được trò trống gì trong nền kinh tế toàn cầu. Vậy mà nay chúng tôi đã trở thành đối tác kinh tế đứng thứ 11 trong số các đối tác lớn nhất của Hoa Kỳ.

Người ta còn nói các giá trị tiến bộ là sao mà bén rễ được ở xã hội Đông Á. Nhưng hôm nay tôi đứng đây là người phụ nữ đầu tiên làm Tổng thống Đài Loan, và chúng tôi là quốc gia đầu tiên ở châu Á thực hiện hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính.

Câu chuyện Đài Loan có vẻ như là không thể nào thành công. Người ta còn bảo chúng tôi là thể hiện sự kỳ diệu của dân chủ, nhưng bản thân tôi không bao giờ tin rằng trên đời này có ‘sự kỳ diệu’ nào cả. Mà tôi tin vào ý chí của người dân, tôi đặt niềm tin vào tầm nhìn của nhân dân về một thế giới tốt đẹp hơn.

Cũng như nước Mỹ, con đường tiến lên dân chủ của chúng tôi cũng thật gian nan, cũng có máu đổ, cũng thật khó nhọc với bao mồ hôi và nước mắt của tiền nhân. Giờ đây thế hệ chúng tôi phải gánh vác trọng trách và tiếp tục gương cao bó đuốc soi sáng con đường cho các quốc gia vẫn đang trên hành trình hướng tới dân chủ.

Trọng trách trên vai chúng tôi thật nặng nề, và con đường đang đi đâu phải dễ dàng. Bởi những thử thách ở trước Đài Loan hôm nay lại hoàn toàn khác với những thử thách mà chúng tôi đã vượt qua trong những thập kỷ trước. Những thử thách ấy cũng là điều mà tất cả quốc gia dân chủ của thế giới trong thế kỷ 21 phải đương đầu. Vì sao như vậy? Bởi vì nền tự do trên thế giới hiện đang đứng trước sự đe doạ chưa từng có trong lịch sử.

Chúng ta thấy sự đe doạ đó đang diễn ra tại Hồng Kông. Vì không có phương tiện nào khác để lên tiếng, giới trẻ đã xuống đường để đấu tranh đòi tự do trong một xã hội dân chủ. Nhân dân Đài Loan chúng tôi sát cánh với những thanh niên dũng cảm ấy.

Kinh nghiệm của Hồng Kông với cái gọi là “một quốc gia, hai thể chế” là bài học cho thế giới thấy rõ hơn bao giờ hết rằng độc tài không thể nào cùng tồn tại với dân chủ. Khi có dịp là thể chế độc tài sẽ bóp chết dân chủ, chỉ cần một tia sáng yếu ớt hé lên ánh dân chủ thôi thì cũng đã bị dập cho phải tắt. Hành trình dân chủ có thể từ từ như giọt nước thấm vào đất, chỉ nhẹ như làn gió và dường như người ta không cảm thấy điều đó đang diễn ra.

Thử tưởng tượng: Bộ máy độc tài càng ngày càng làm cho đời sống con người bị bó chặt. Bỗng nhiên một ngày quán sách bị đóng cửa vì bán sách cấm. Bỗng nhiên người ta bị đưa đi thẩm vấn vì đã đăng bài trên mạng xã hội phê phán chính sách gì đó của nhà nước. Quý vị đang yên đang lành, bỗng dưng lại cảm thấy như bị một thế lực vô hình kiểm soát từng bước đi. Vậy là quý vị bắt đầu phải ngẫm lại để tự kiểm duyệt lời nói và cách tư duy của mình. Quý vị không dám bàn thế sự với bạn bè như trước vì sợ lời nói của mình sẽ bị ai đó nghe. Quý vị phải dành bao thời gian cảnh giác trước sau để được an toàn thì còn đâu thời gian để suy nghĩ về tương lai chi nữa.

Từ giảng đường Đại học Columbia đây, điều tôi đang nói có vẻ như lạ lùng lắm, như xa xôi lắm. Nhưng trên thực tế, tình cảnh ấy đang diễn ra ngay trước mắt. Bởi vậy chính lúc này đây, câu chuyện của chúng tôi, câu chuyện Đài Loan cần phải được thế giới nghe thấy. Đó là câu chuyện về sự kiên trì hướng tới dân chủ, là câu chuyện về lòng quyết tâm với mục tiêu dân chủ sẵn sàng vượt qua mọi trở lực. Câu chuyện của chúng tôi là câu chuyện tại sao các giá trị vẫn phải là nền tảng bền vững. Vực sâu ngăn cách sự khác biệt về chính trị và văn hoá nơi eo biển Đài Loan mỗi ngày mỗi sâu hơn. Mỗi ngày Đài Loan chọn cho mình tự do ngôn luận, quyền cho con người và nền pháp trị là mỗi ngày chúng tôi trôi ra xa hơn khỏi cái vòng ảnh hưởng của độc tài toàn trị.

Câu chuyện của chúng tôi, sự tồn tại của chúng tôi chính là điều đánh thức thế giới rằng dân chủ là tài sản quý báu nhất của chúng ta. Chúng ta phải bảo vệ dân chủ bằng mọi giá. Từng ngày từng ngày, Đài Loan đứng vững trên tiền tuyến của dân chủ, đương đầu với các thử thách mới đầy cam go, đầy khác biệt chỉ có ở kỷ nguyên công nghệ thông tin.

Nhưng chúng tôi không đơn độc. Thực tế là các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, trên thế giới đều đang phải trong trận chiến chống lại sự xâm nhập trong cuộc chiến tranh kiểu mới về nhận thức từng ngày. Các chính phủ độc tài toàn trị muốn khai thác sự tự do ngôn luận đặc thù của xã hội dân chủ để gieo mầm chia rẽ chúng ta, những mong sẽ làm cho chúng ta phải nghĩ lại về hệ thống chính trị của mình và chúng ta sẽ mất đi niềm tin vào dân chủ. Đài Loan đã ở nơi tiền tuyến của cuộc chiến ấy ròng rã bao nhiêu năm rồi, nhờ đó mà chúng tôi cũng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm để chia sẻ với thế giới.

Ở kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin sai sự thật có thể được biến hoá thành sự thật chỉ trong vài giờ đồng hồ. Nhưng thử thách lớn nhất để chống lại sự đe doạ này là chúng ta phải tìm được sự cân bằng giữa một bên là an ninh quốc gia và một bên là tự do ngôn luận. Ở Đài Loan, chúng tôi đã thực hiện các bước đầu tiên coi vấn đề này là chính sách ưu tiên.

Chúng tôi đã củng cố sức mạnh của hệ thống pháp lý nhằm xác định và ngăn cản sự lan toả của thông tin sai sự thật. Chúng tôi đang đi sâu vào vấn đề chống rò rỉ tin tình báo bởi các thế lực bên ngoài. Cùng với hệ thống chia sẻ tin tình báo mạnh mẽ hơn với các quốc gia khác, chúng tôi sẽ nâng cao được năng lực làm việc tốt hơn nhằm ngăn chặn các đe doạ loại này.

Nhưng dân chủ cũng phải đương đầu với các thử thách khác nữa, nhất là trong vấn đề lấy đòn bẩy kinh tế treo theo các điều kiện ngầm. Nhiều quốc gia trên thế giới đang bị người ta đặt vào vị thế phải chọn một bên là dân chủ, một bên là phát triển kinh tế và vấn đề lựa chọn thế nào là đúng lại càng ngày càng trở nên mù mờ hơn.

Nhưng khi nào tôi còn ở cương vị Tổng thống, thì Đài Loan sẽ còn tiếp tục chứng minh cho thế giới thấy rằng dân chủ và tăng trưởng kinh tế không chỉ có lợi cả hai mặt và là hai vấn đề thực sự gắn chặt với nhau. Nền kinh tế của chúng tôi đã từng rơi vào tình trạng bị lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc làm cho sự chủ động của chúng tôi bị giới hạn trong các vấn đề song phương. Trung Quốc đã triệt để khai thác sự lệ thuộc này, lấy đó làm phương tiện xâm nhập xã hội chúng tôi, nhằm tạo cơ sở làm con bài để mặc cả đòi chúng tôi phải lấy nền dân chủ của mình ra để đánh đổi. Nhưng Đài Loan đã quyết tâm theo đuổi con đường khác để phát triển kinh tế. Nền dân chủ sẽ ý nghĩa gì nếu để mất đi mảnh đất gieo mầm cho sự sáng tạo và nuôi dưỡng ý tưởng mới được trở thành hiện thực?

Chúng tôi đã dấn bước cải cách nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư dễ dàng nhờ đó đã đạt được con số kỷ lục các công ty Đài Loan trở về. Cũng nhờ thế mà các công ty nước ngoài, nhất là các công ty lớn cũng mở rộng đầu tư và hoạt động tại Đài Loan. Chỉ trong năm nay, các công ty này đã đầu tư hàng tỷ đô la Mỹ vào nền kinh tế của chúng tôi và tạo ra hàng vạn việc làm. Dòng chảy đầu tư sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm trước mắt.

Chúng tôi đã làm việc không mệt mỏi để đóng vai trò tích cực xây dựng trât tự thương mại khu vực dựa trên các quy định pháp luật và xây dựng mối quan hệ thương mại vững mạnh hơn với các thị trường ở vùng Nam Á và Đông Nam Á. Chính sách mới của chúng tôi hướng về phía Nam đã mang lại mức tăng trưởng vượt bậc ở khu vực trong ba năm qua và điều quan trọng hơn nữa đó là sự tăng trưởng thực sự bền vững.

Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới bị rơi vào hoàn cảnh là nạn nhân của cái bẫy vốn vay, chúng tôi trụ vững với chính sách nhấn mạnh sự hợp tác phải là sự phát triển bền vững cho cả đôi bên, và các quốc gia đối tác của chúng tôi ở Nam Á và Đông Nam Á là minh chứng cho sự có lợi của cả hai bên trên cơ sở đó.

Trong khi Trung Quốc tập trung vào thủ đoạn cướp giật đồng minh của chúng tôi nhằm cô lập chúng tôi, chúng tôi vẫn kiên quyết thực hiện các dự án với mục tiêu làm sao cho cả hai bên đối tác đều phải trở thành các quốc gia tốt hơn cho đời sống con người. Chúng tôi cũng đang giúp cho các quốc gia trên thế giới xây dựng năng lực kinh tế và năng lực dân chủ nhằm tạo dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho thế kỷ 21 với hệ thống hạ tầng rõ ràng về cấu trúc cơ bản và công nghệ số.

Một lần nữa, Đài Loan mang tới cho thế giới một hình mẫu về sự phát triển tích cực và phát triển tiến bộ. Chúng tôi từ chối bị thao túng bởi các hành vi đe doạ nhằm nuốt sống chúng tôi, và chúng tôi vẫn từng bước chứng minh rằng sự hợp tác thành thực và công khai sẽ mang lại kết quả thật sự và lâu dài.

Chúng tôi đã thành công trong lĩnh vực điều chỉnh để thích ứng với các thử thách đặt ra bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, không phải vì chúng tôi bất chấp dân chủ mà chính vì chúng tôi có dân chủ nên mới thành công. Hệ thống dân chủ của chúng tôi đã làm cho chúng tôi trở thành quốc gia thân thiện với các các ý tưởng đa dạng và các phát kiến có đất dụng võ, tạo cho quốc gia có sự linh hoạt để phá đi những khuôn mẫu mòn mỏi nay đã lỗi thời.

Nhân câu hỏi quý vị đặt ra rằng làm thế nào để lựa chọn giữa dân chủ và tăng trưởng kinh tế, tôi xin đáp rằng sự lựa chọn đã rõ ràng: dân chủ và tăng trưởng kinh tế là hai mặt không thể tách rời.

Lịch sử đã cho chúng ta bài học rằng các quốc gia dân chủ có sức mạnh nhất khi thống nhất hành động và yếu nhất khi bị chia rẽ. Nếu không có Đài Loan, liên minh quốc tế giữa các quốc gia đồng chí hướng sẽ mất đi sự nối kết mấu chốt trong nỗ lực đảm bảo các giá trị của chúng ta sẽ được truyền lại cho các thế hệ tương lai.

Đài Loan hiên ngang là một minh chứng hiếm có về một quốc gia vừa đã từng nếm mùi độc tài chuyên chế nay lại là quốc gia tiên phong cho dân chủ trong thời hiện đại. Chính vì lẽ đó điều càng quan trọng hơn bao giờ hết là cộng đồng quốc tế hãy ủng hộ một Đài Loan tự do và dân chủ. Sự sống còn của Đài Loan không phải chỉ là trong mối quan hệ xuyên eo biển. Đài Loan là ngọn hải đăng của nền dân chủ ở vùng Ấn Độ -Thái bình dương, và cả thế giới đang theo dõi chặt chẽ những tiền lệ chúng tôi đặt ra cho tương lai của nền dân chủ.

Là một thành viên của cộng đồng thế giới các quốc gia đồng chí hướng, chúng tôi biết rằng chúng tôi không đứng một mình. Xin nhắc lại lời của Herbert Hoover “Tự do là cánh cửa mở ra đón ánh sáng của tinh thần nhân văn và nhân phẩm của con người”. Thử thách ở phía trước quả là không dễ dàng, nhưng cộng đồng quốc tế sát cánh với chúng tôi. Đài Loan luôn đứng vững với quyết tâm của mình. Cùng nhau, chúng ta sẽ làm cho ánh sáng của tinh thần ấy chiếu lên mọi nơi trên thế gian, chỉ cần rằng chúng ta chọn cách mở cánh cửa và trực diện với tương lai đang chờ phía trước.

Nguyên văn tiếng Anh tại đây 
https://english.president.gov.tw/News/5776

CÁC NGƯỜI HÃY NHỚ

Trong lịch sử quan hệ quốc tế suốt 5.000 năm nay, chưa bao giờ và, chưa có ở đâu, lại có mối quan hệ kỳ quái – bi hài – cay đắng – thảm thê – nguy hiểm và nhiều tai họa như Quan hệ “hữu nghị” Việt – Trung!

Chuyện không phải mới bây giờ mà nhiều năm nay, cứ lặp đi lặp lại, như muốn thử thách sự chịu đựng của 100 triệu Dân Việt về việc Lòng Dân cứ đau, cứ đớn, nghẹn tắc bởi nghĩ suy, bất lực vì phẫn uất, kinh hãi về các hậu quả…; mặc, những người có trách nhiệm lãnh đạo vẫn cứ một chiều – “kiên định” bảo vệ sự “ổn định” bằng cách nhún nhường, nhượng bộ, quỳ lụy trước sự chà dạp, bức hại ngày càng trắng trợn của Chủ nghĩa Bá quyền Đại Hán!

Không một ai có đầu óc bình thường có thể hiểu nổi khi cả thế giới (trừ VN, ở thời điểm đó) đang lên án “mạnh mẽ” sự xâm phạm chủ quyền của TQ ở Bãi Tư Chính thì bà CT QH vẫn cứ tươi cười thật hồn nhiên với Tập khi cố tình mặc đúng bộ Áo Dài TÍM mà năm trước bà đã mặc lúc nhận chìa khóa của Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Trung, cũng từ tay Tập…

Không ai không biết Bà CT QH có ít nhất là hơn 300 bộ áo dài; và, không ai không hiểu về sự cố tình nhấn mạnh về màu tím thủy chung của bà với TQ, bất chấp vận nước đang lâm nguy; cũng như bất kể TQ đang đe dọa và càn rỡ đến mức nào đi nữa!…

Vẫn chưa hết: thật khôi hài khi tấm phông nền của Hội thảo Lý luận giữa Hai Đảng về việc bảo vệ CNXH và quyền lực của đảng cầm quyền có in rõ Dòng Suối Nguồn của một thác nước đang đổ xuống(?!)

Suối nguồn đó là “suối nguồn” gì?

Phải chăng TQ ngầm định với thông điệp rất rõ ràng rằng chúng tao cứ dội xuống (rác rưởi, sự mưu hại…), còn các người cứ việc nhận, đừng kêu ca gì cả?
“Suối nguồn” của chúng nó cứ chảy trong lúc dòng sông Mê Kông bị TQ chặn chiếm 40 tỷ m3 nước nên cạn khô khiến hàng chục triệu Dân Nam Bộ đang bị bức hại, thương tổn nặng nề?

Phải chăng “suối nguồn” đó cũng là sự mỉa mai rằng Thác Bản Giốc đã bị TQ chiếm mất một nửa rồi mà Dân Việt vẫn… cười tươi?

Dòng thác đó, dường như còn muốn ám chỉ rằng Biển Đông đang nổi sóng, ngầu nước, là không thể cản ngăn và, VN cứ phải (nên) cúi đầu chấp nhận?
…………………………………………

Xin các người hãy bỏ ra ít phút ngắm tấm bản đồ Vịnh Mexico và biển Caribbe rồi, hãy tự đặt câu hỏi: Hàng chục nước bé nhỏ xung quanh “lưỡi dao” là bang Florida của Hoa Kỳ, chưa bao giờ phải phàn nàn về sự ức hiếp của Cường quốc Lớn nhất Thế giới đối với sự sống, chủ quyền của họ?

Ngay cả “kẻ thù” lớn nhất của Mỹ ở đó là Cuba cũng không hề có một lần nào phàn nàn về xung đột biển, đảo!?…

Từ đó, để các người hãy mở to mắt để hiểu rằng đó mới thật sự là cách cư xử của một cường quốc xứng danh quân tử chứ không phải là loại ngụy quân tử đểu cáng như Tàu!

Xin các người hãy nhớ thêm rằng người TQ sẵn sàng bỏ ra 90 năm (713-803) để đục núi, tạo thành bức tượng Phật ngồi cao 71m – khủng nhất thế giới! NHỚ để mà hiểu rằng chúng nó (Tàu) sẵn sàng bỏ ra cả thế kỷ kiên nhẫn, từ từ, từng chút một, không bao giờ ngừng nghỉ để độc chiếm Biển Đông, mưu toan biến VN thành một khu tự trị đáng thương…

NHỚ luôn rất nhiều điều nữa, rằng số phận của dân tộc đang chênh vênh trên bờ vực của hiểm họa Tàu, rằng chỉ có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… mới là những đồng minh thực sự đủ sức ngăn chặn Tàu, rằng, “người ta” sẵn sàng đem xe tăng để nghiền nát sinh mạng của cả vạn con cháu đang là sinh viên thì tính mạng của các dân tộc khác chỉ là bọt bèo…
Rằng…

Cứ nhún nhường kiểu đem xuồng cao su chạy vòng quanh tàu Hải Giám 12.000 tấn chính là cách rõ nhất để bật đèn xanh mở đường cho những cuộc xâm lược mới, ngày càng tàn độc hơn!

Hà văn Thịnh

Các loài động vật độc đáo của rừng U Minh Thượng

Vào năm 2013, Vườn quốc gia U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) đã được trao chứng chỉ công nhận là Vườn di sản ASEAN.

Các kết quả khảo sát khoa học gần đây cho thấy hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng có tầm quan trọng đặc biệt; là nơi nuôi dưỡng, trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, đặc trưng và nguy cấp, đóng vai trò quan trọng trong cân bằng sinh thái.

Sau đây là giới thiệu sơ lược về một số loài động vật quý hiếm tại Vườn quốc gia U Minh Thượng. 

Cầy vòi đốm (Paradoxurus hermaphroditus) là một trong những loài thú tiêu biểu của Vườn quốc gia U Minh Thượng. Chúng có thước cỡ con mèo, toàn thân dài khoảng 85–110 cm; đuôi dài 40–56 cm. Chúng là loại động vật ăn tạp, giỏi leo trèo, kiếm ăn về đêm, nguồn thức ăn chủ yếu là các loại quả chín. Loài vật này có các tuyến xạ phía dưới đuôi, có thể phun ra các chất bài tiết độc hại để chống lại kẻ thù.

Nặng tới 1kg, dơi ngựa lớn (Pteropus vampyrus Linnaeus) là một loài dơi khổng lồ tập trung nhiều tại U Minh Thượng. Loài dơi này sống thành đàn lớn trên cành cây ở rừng ngập mặn, ban ngày treo mình ngủ trên cành cây, ban đêm bay những quãng đường dài để tìm thức ăn. Thức ăn chủ yếu của loài này là quả hoặc mật hoa như chôm chôm, xoài, sầu riêng… Chúng là tác nhân thụ phấn hoa của nhiều loài cây rừng và cây ăn quả.

Mèo cá (Prionailurus viverrinus) có hình thể rất giống mèo rừng nhưng có kích thước lớn hơn. Điểm đặc trưng trong tập tính của loài mèo này là chúng ưa thích sống gần môi trường nước, bơi lội giỏi, săn cá, cua, ốc, chuột, chim… làm thức ăn. Chúng làm tổ trong các hốc đất đá, bụi rậm, hốc cây… Thời gian mang thai khoảng 63 ngày, mỗi lứa đẻ 1 – 4 con.

Ếch giun (Ichthyophis bannanica) là một loài vật kỳ lạ thuộc bộ ếch nhái không chân. Chúng có hình dáng giống hệt giun nhưng lớn hơn, thân dài từ 10 – 38cm, có mắt như hai chấm đen, mõm tương đối nhọn và có hàm rõ. Những con lưỡng cư này sống chui luồn trong đất ở độ sâu 20 – 30cm, ăn giun đất, đẻ trứng ở gần chỗ có nước, mỗi lứa chừng 30 quả. Con cái luôn cuộn lấy trứng để bảo vệ.

Già đẫy nhỏ (leptoptilos javanicus) là loài chim quý xuất hiện tại rừng tràm U Minh. Loài chim này có ngoại hình khá giống một cụ gà khắc khổ, với dáng đứng gù gù, cái đầu hói lơ thơ “tóc”, da mặt nhăn nheo lấm tấm đồi mồi. Chúng thường làm tổ theo tập đoàn ở những cây to cao gần nước, đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ trung bình 4 trứng vào tháng 11 đến đầu năm sau.

Kỳ đà vân (Varanus nebulosus) có cơ thể dài tới 2m, là loài thằn lằn lớn nhất Việt Nam. Loài bò sát này sống trong hang hốc gần nguồn nước, bơi giỏi, leo trèo giỏi, kiếm ăn trên mặt đất hoặc trên cây, ăn côn trùng, thằn lằn, chim và thú nhỏ, đôi khi phá cả tổ chim để ăn trứng và chim non. Trong mùa sinh sản, các cá thể đực đánh nhau để giành cá thể cái. Vào mùa mưa, kỳ đà vân đẻ khoảng 24 trứng có vỏ dai vào hố do chúng tự đào rồi dùng mõm để lấp đất lên hố có chứa ổ trứng.

U Minh Thượng là nơi còn bảo tồn một quần thể lợn rừng (Sus scrofa) lớn ở nước ta. Những con vật móng guốc này nặng 40 – 200 kg, ngực nở, lông thô cứng màu đen xám, răng nanh thường phát triển to dài chìa ra ngoài môi như một thứ vũ khí tự vệ lợi hại. Lợn rừng sống theo đàn 5 – 20 con, kiếm ăn đêm, ngày nghỉ trong các bụi rậm. Chúng là loài ăn tạp, thức ăn gồm các loại củ, quả rừng, măng tre nứa và nhiều động vật nhỏ như nhái, ngóe, giun đất, ong..

Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana) là một trong những loài rái cá hiếm nhất thế giới. Chúng có thân hình dài, mềm dẻo, màng bơi da trần phủ hết ngón, tai có nắp che lỗ tai, lông màu nâu sẫm, sẫm đen, móng vuốt rất dài nhọn, sắc. Chúng sống thành đàn dưới 10 con, đào hang làm tổ trong các bờ đất, ụ đất cao, cửa hang thường thông ngầm dưới nước, hoạt động vào sáng sớm, chiều tối và ban đêm, thức ăn chủ yếu của chúng là cá, sau đến các loài khác như cua, ốc, thằn lằn, rắn, ếch nhái…

Trăn gấm (Python reticulatus) là loài có kích thước “khủng”, có thể dài tới 6 – 7m. Chúng có đầu nhỏ dài, môi có nhiều lỗ cảm giác, da màu vàng be hay vàng nâu với những vân xám đen nối với nhau làm thành những mắt lưới. Chúng là loài bò sát bơi giỏi, sống ở gần môi trường nước, hoạt động về đêm, ăn nhiều loại động vật khác nhau. Mỗi lứa trăn mẹ có thể đẻ tới 100 trứng. Trứng nở sau khoảng hai tháng rưỡi đến 3 tháng. Con non mới nở dài khoảng 60 đến 75cm.

Tê tê Java (Manis. javanica) là loài động vật có vú độc đáo, với vảy bao phủ thân mình, chỉ chừa phần bụng và mặt trong tứ chi. Ở những phần đó có lông thưa. Chân chúng có móng dài và cong, đuôi khá dài và khỏe, có thể vin bám vào cành cây khi leo trèo. Mỗi cá thể trưởng thành dài 77,5–100 cm.

Theo KIẾN THỨC

Cà phê – thức uống của thời kỳ khai sáng

Kỳ 1: Cà phê - thức uống của thời kỳ khai sáng

Từ thế kỷ 18, cà phê đã có mặt trên khắp các châu lục, tham gia một trong những bước ngoặt quan trọng của lịch sử thế giới – cuộc đại Cách Mạng Công Nghiệp. Hơn nữa còn tự mở ra một bước ngoặt mới, trở thành thức uống thúc đẩy tư duy sáng tạo trong thời kỳ khai sáng.

Hơn 10 thế kỷ của đêm dài mộng mị

Khi nhắc tới thời kỳ Trung cổ, nhiều sử gia gọi nó là “Thời kỳ đen tối”, “Đêm trường Trung cổ”, “Thời kì của sự ngu dốt và mê tín”… Một xã hội bị thống trị bởi sự bất ổn. Nạn đói, dịch bệnh, mê tín lan tràn khắp nơi.

Sự sợ hãi và lo lắng lên đến đỉnh điểm. Bên cạnh đó là bạo lực liên miên khiến con người trở nên hung dữ. Thanh niên có thể là những chiến binh dày dạn, nhưng dễ bị kích động, dễ trầm uất. Cuộc sống lúc nào cũng đầy trắc trở.

Thời đại này, thức uống phổ biến nhất là bia, với giá chỉ 1 xu một gallon (4,5 lít). Trung bình mỗi người dân Tây Âu, từ thế kỷ XI đến XVII tiêu thụ không dưới 3 lít bia mỗi ngày, ngay từ trong bữa sáng.

Tỉnh thức kiến tạo cuộc sống

Năm 1616, người Hà Lan mang được một cây cà phê từ Eden (thành phố cảng của Yemen) về Hà Lan. Từ đây, người Châu Âu nhanh chóng khám phá ra lợi ích về mặt xã hội cũng như dược năng của thứ “thức uống Ả Rập”. Giữa thời thời kỳ đen tối Trung cổ, cà phê trở thành nguồn năng lượng cho các phong trào tri thức và phong trào Phục Hưng.

Kỳ 1: Cà phê - thức uống của thời kỳ khai sáng - Ảnh 2.

Cuộc cách mạng tri thức đã khởi nguồn cho thời kỳ Khai sáng và cuộc cách mạng đại công nghiệp trong suốt thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn.

Với phương thức lao động đó, cà phê mang đến sự tỉnh thức cho một Châu Âu đang đắm mình trong men bia, cũng như mang đến chất xúc tác sáng tạo, thăng hoa trí tuệ cần thiết để kiến tạo môi trường xã hội tri thức.

Một xã hội lý tính, khoa học, hiểu biết có hệ thống về các quy luật tự nhiên… nhằm tiến hành các quy trình và những giải pháp thực thi mới trong lao động. Bên cạnh đó, cà phê giúp người lao động tỉnh táo, mang lại năng suất và tần suất lao động tối đa, góp phần hợp lý hóa tổ chức lao động phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp.

Kỳ 1: Cà phê - thức uống của thời kỳ khai sáng - Ảnh 3.

Cà phê dần thay thế bia trở thành thực phẩm chính và được tư bản Châu Âu vinh thăng như thức uống giúp con người cởi trói xiềng xích và tạo tác sự tự do cho bản thân. William Ukers đã viết trong cuốn All about Coffee “Nó là thứ thức uống cấp tiến nhất thế giới, vì tác dụng của nó là khiến con người luôn phải tư duy”.

Thế kỷ 19, nhu cầu cà phê tăng mạnh trên khắp châu Âu. Cà phê nhanh chóng trở thành mặt hàng quốc tế mà trong suốt cuối thế kỷ 19, cà phê đã hoàn toàn chuyển dịch nền kinh tế, sinh thái và chính trị của Mỹ La Tinh.

@ Shoha

Vì sao ông Trần Bắc Hà qua đời?

Tin cựu Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà, ông “vua không ngai”, là người dưới một người nhưng trên vạn người, đang sống bổng chuyển sang… từ trần, được truyền thông nhà nước đưa tin trưa hôm qua, đã làm dậy sóng cộng đồng mạng.

Mặc dù tin tức từ báo “lề đảng” nói rằng, ông Hà chết là do bị bệnh gan, ông qua đời khi đang trên đường đến bệnh viện Quân y 105 cấp cứu, nhưng cư dân mạng nhất quyết không tin lý do bệnh tật, mà họ tin rằng ông chết… đúng quy trình, giống như cái chết của Phạm Quý Ngọ hay Trần Đại Quang.

Facebooker Thạch Vũ nhận định: “Với quá khứ là cận thần chuyên lo khâu tài chính của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với ghế bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch ngân hàng BIDV, khó ai có thể tin chế độ ở tù, dù là tù tạm giam, của ông Trần Bắc Hà thấp hơn chế độ dành cho các tướng công an. Nghĩa là, ở tù theo kiểu phòng lạnh với cơm bưng nước rót. Các tù nhân khác xếp hàng xin chân phục dịch.

Kể ra như thế để thấy xác suất ông Hà chết vì tai nạn lao động, vì thiếu thuốc men, vì bị đánh bởi bạn tù hay quản giáo là cực thấp. Chỉ có 2 lý do hợp lý về cái chết nhanh chóng sau 7 tháng tạm giam của ông là: 1- Chết vì biết quá nhiều và đang khai ra quá nhiều người. 2- Chết vì tài sản còn quá nhiều và đã lỡ lộ ra chìa khóa nơi cất giữ“.

Khi được đề nghị bình luận về sự kiện này, một người thạo tin trong nước cho Tiếng Dân biết, nguyên văn như sau: “Lão có bệnh thật, nhưng mà người ta cũng xử lão cho xong sớm. Nếu để ra tòa, sẽ liên lụy tới một số Ủy viên Bộ Chính trị“.

Các nhà thạo tin nhận định, trong vụ bắt giữ Trần Bắc Hà, mục tiêu quan trọng nhất vẫn là thông tin dẫn tới nhà “đồng chí X”, nhưng bây giờ con đường đó đã khép lại, trừ khi họ đã lấy được khẩu cung và các chứng cứ quan trọng, trước khi ông Hà qua đời.

Facebooker Dương Quốc Chính đưa ra ba kịch bản về nguyên nhân cái chết của ông Hà: 1) Ông được các đồng chí thuyết phục để quyên sinh, cảm tử cho đồng đảng quyết sinh. 2) Ông đã khai tuốt tuột và chỉ chờ dịp ra tòa để khai sạch, để được toàn mạng, nên ông bị ai đó hạ thủ. 3) Khi ông được ai đó tiết lộ, chắc chắn sẽ bị đưa vào án tham nhũng, sẽ bị tử hình, nên ông cố ý tự vẫn, để bảo toàn khí tiết của một doanh nhân cách mạng.

Một số Facebooker còn đặt câu hỏi để tìm ra nguyên nhân cái chết của ông, rằng: Ông Hà chết thì ai có lợi? Có người còn nói rằng, ông chết chết kiểu này thì khó có thể tìm ra nghiệm số X của bài toán. Có giả thuyết cho rằng, đây chỉ là chiêu “kim thiền thoát xác”. Sau khi ông Hà chung đủ, yêu cầu sẽ có một lý lịch, nhân thân khác và ẩn tích mai danh.

Ông Trần Bắc Hà và “đồng chí X”. Ảnh trên mạng

Nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải bình luận: “Phẩm chất hay sự tồi tệ của chủ thuyết cộng sản đều hiện hình lên rất sinh động thông qua cuộc đời và sự giàu sang của ông Trần Bắc Hà. Cuộc đời của đại gia đỏ này cũng đã chứng minh quan điểm của nhà văn Victor Hugo là đúng đắn: ‘Chủ nghĩa cộng sản là giấc mơ của vài người nhưng là ác mộng của phần còn lại của thế giới’. Ông Hà giàu có bao nhiêu thì BIDV khủng hoảng bấy nhiêu, khách hàng BIDV thua thiệt bấy nhiêu, người dân Việt nghèo khổ bấy nhiêu”.

***

Báo Thanh Niên đưa tin, chiều 18/7, lãnh đạo BV Quân y 105 cho biết, bệnh viện này đang khám nghiệm tìm nguyên nhân tử vong của ông Trần Bắc Hà. Đại tá Đỗ Quang Mão, Chính ủy BV Quân y 105, xác nhận, ông Hà được đưa vào đây lúc 6 giờ 30 sáng cùng ngày, trong tình trạng đã tử vong: “Do ông Hà tử vong ngoại viện nên chúng tôi chỉ tiếp nhận rồi đưa vào phòng lạnh của nhà tang lễ của bệnh viện để quản lý, chứ không can thiệp gì nữa”.

Bài báo cho biết thêm, cơ quan chức năng đang tiến hành khám nghiệm tử thi. “Gia đình của ông Hà đã có mặt tại Bệnh viện Quân y 105. Sau khi hoàn tất các thủ tục, gia đình sẽ được đưa thi thể bị can này về an táng”.

Zing có đồ họa: Đường lao lý của cựu Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà trước khi tử vong.

Ông Trần Bắc Hà: Từ Chủ tịch ngân hàng đến sóng gió cuối đời.

Vụ án Trần Bắc Hà sẽ ra sao?

Trang An Ninh Thủ Đô dẫn lời LS Trịnh Anh Dũng, bình luận về tác động của cái chết của ông Bắc Hà với vụ điều tra sai phạm ở BIDV: Ông Trần Bắc Hà chết không ảnh hưởng đến quá trình điều tra vụ án! Theo LS Dũng, sau khi tử vong, ông Bắc Hà sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự, nhưng “vẫn bị xem xét trách nhiệm dân sự nếu ông này để lại tài sản và có trách nhiệm, nghĩa vụ do hành vi vi phạm pháp luật trước đó gây ra”.

Chẳng hạn như, trong trường hợp tòa án kết luận ông Trần Bắc Hà có lỗi trong quản lý kinh tế, gây thiệt hại cho nhiều cá nhân, tổ chức, “thì dù không phải chịu trách nhiệm hình sự do đã chết, nhưng tòa án vẫn có thể tuyên trách nhiệm dân sự để đảm bảo thi hành án bằng những tài sản (nếu có, nếu còn) để lại”.

Báo Người Lao Động đặt câu hỏi về vụ cựu Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà: Có thể thu hồi tài sản của bị can đã tử vong? Theo một cựu điều tra viên cao cấp Công an TP Hà Nội, “nếu cơ quan điều tra chứng minh được tài sản của bị can trong vụ án thu lợi bất chính mà có, qua đó, HĐXX xét xử có thể quyết định về phần dân sự, thu hồi những tài sản mà bị can làm sai, thu lời bất chính trong vụ án mà có”.

VietNamNet có bài: Trần Bắc Hà, quyền lực khuấy động tỷ USD, cuối đời lao lý đột tử. Bài viết bình luận: “Những giai thoại về ông Trần Bắc Hà khá nhiều, từ những mối quan hệ ở tầm cao, khối tài sản ngầm khổng lồ cho đến những hành động mà ít người có thể tưởng tượng. Trong cả thập kỷ, quyền lực của ông Trần Bắc Hà ở BIDV là số 1 nhưng ở bên ngoài ngân hàng này có lẽ cũng là hiếm có”.

@ Tiếng dân

Vấn đề “thoát Trung” và “thân Mỹ”

Trương Nhân Tuấn

Như thông lệ, hễ mỗi lần TQ có những hành vi xâm phạm chủ quyền (hay các quyền phụ thuộc chủ quyền) biển đảo của VN, Biển Đông trở nên căng thẳng. Thì trong nội bộ VN, tầng lớp gọi là “trí thức” (trong hay ngoài đảng) hô hào việc “thoát Trung” (song song với việc kết thân với Mỹ). Việc này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến các việc “thoát Trung” và “thân Mỹ” được xem như là một giải pháp để VN thoát ra khỏi sự ràng buộc (và hiếp đáp) của TQ. Vậy thế nào là “thoát Trung” và thế nào mới gọi là “thân Mỹ” ? Không (hay ít) thấy ai có lời giải thích nội hàm của hai việc này một cách thấu đáo.

Thực tế trong lịch sử VN có nhiều phen “thoát Trung”.

Về “văn hóa”, sau khi bị Pháp thuộc, nhà cầm quyền bảo hộ Pháp đã có những nỗ lực buộc VN “thoát” khỏi ảnh hưởng văn minh Trung Hoa bằng cách dạy chữ “quốc ngữ” cho dân VN đồng thời mở các trường, từ cấp tiểu học cho tới đại học, để đào tạo nhân sự. Người Pháp gọi đó là “devoir de civilisation – bổn phận khai hóa”. Đến năm 1954, Pháp bắt đầu rời VN thì quá trình “thoát Trung” về văn hóa xem như đã hoàn tất.

Ở miền Bắc, việc “thoát Trung” được tiếp tục thể hiện qua các cố gắng “Việt hóa” các từ ngữ gốc Hán. Việc này hiệu quả ra sao nếu ta nhìn lại các từ (ngô nghê đầu Ngô mình Sớ) còn lại đến bây giờ. Nhưng về chính trị (ý thức hệ) thì miền Bắc lại “rập khuôn” mô hình cộng sản (nông dân) của TQ (khác với mô hình cộng sản công nhân của LX). VNDCCH cũng cho phát hành tiền tệ trên đó có viết cả chữ Hán.

Ở miền Nam việc “thoát Trung” vẫn tiếp tục. Về ý thức hệ với sự tiếp nhận nền “dân chủ kiểu Mỹ”. Về kinh tế chính quyền ông Diệm tìm cách gạt ảnh hưởng của người Hoa lên nền kinh tế quốc dân của VN.

Sau 1975, do sự xung đột về đường lối áp dụng “ý thức hệ” giữa hai đàn anh TQ và LX. VN ngả về LX chống TQ. VN tiếp tục “thoát Trung” cho đến năm 1990, qua các việc “thanh trừng” những “đồng chí” nào thân TQ. Khúc quanh “hội nghị Thành Đô”, VN “quẹo cua” 180° trở lại rập khuôn ý thức hệ chính trị “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, cái tên khác một chút nhưng 100% tư tưởng là sản phẩm của Đặng Tiểu Bình.

Kể từ đó (Hội nghị Thành đô) VN lệ thuộc TQ vào TQ, từ ý thức hệ chính trị cho tới văn hóa, kinh tế.

Bây giờ muốn “thoát Trung” và “thân Mỹ”. Nhưng “thoát Trung” là thoát về cái gì? về ý thức hệ? văn hóa? kinh tế?

Còn “thân Mỹ” là thân như thế nào?

Theo tôi, quan trọng hơn hết trong nội hàm “thoát Trung” là vấn đề “ý thức hệ chính trị”. Các quốc gia như Nam Hàn, Nhật… văn hóa ở các xứ này vẫn bàng bạc văn hóa Trung hoa. Về kinh tế, các nước này gắn bó với TQ đến mức không thể tháo gỡ được nữa. Ta có thể nói là TQ được phát triển hôm nay là nhờ Nhật, Nam Hàn (và tài phiệt người Hoa ở hải ngoại như Hong Kong và Đài loan).

Thử nhìn hai trường hợp Đài loan và Hong Kong. Dân chúng hai vùng lãnh thổ này không bao giờ chịu nhận họ là “Trung Quốc”. Gặp trường hợp bị gọi là “chinese-chinois” họ liền đính chánh: “tôi là người Hong Kong” hay “tôi là người Đài loan, không phải TQ”. Mặc dầu họ là người Hán 100% và lãnh thổ 100% thuộc về TQ.

Về Hong Kong và Đài loan, một số chi tiết quan trọng cần nói rõ một chút.

Trên danh nghĩa pháp lý (de jure), Đài loan và Hong Kong là hai lãnh thổ thuộc về một quốc gia duy nhứt mang tên Trung Quốc. Trên thực tế (de facto), Hong Kong là mô hình “quốc gia hai chế độ”. Lãnh thổ Hong Kong được Anh trả lại cho TQ, với điều kiện Bắc Kinh nhìn nhận “quyền tự trị” cho lãnh thổ này, trong một khoảng thời gian là 50 năm.

Trường hợp Đài loan có phần phức tạp hơn. Đài loan là một lãnh thổ thuộc Nhật (vĩnh viễn) theo Hiệp ước Simonoseki 1894. Đến khi Nhật thua trận Thế chiến thứ II, Nhật buộc phái trả lại Đài loan cho Trung Hoa. Điều này được khẳng định qua Hội nghị quốc tế San Francisco 1951. Tức là trên danh nghĩa pháp lý (de jure) Đài loan là một lãnh thổ thuộc về quốc gia mang tên Trung Hoa. Nhưng sau 1949, chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng giới Thạch thua hồng quân của Mao Trạch Đông phải “di tản” ra Đào loan. Từ đó có hai “Trung hoa”, một có chính phủ ở Bắc Kinh, một có chính phủ ở Đài bắc.

Cả hai đều tự nhận là “chính phủ đại diện chính thức” cho toàn thể lãnh thổ Trung hoa. Tại LHQ, phe Quốc dân đảng được ghế đại diện cho tới năm 1971. Từ 1971 đến nay ghế LHQ thuộc về Bắc Kinh. Như vậy trường hợp TQ lục địa và Đài loan, về “pháp lý” người ta gọi đó là “quốc gia bị phân chia”. Điều này khá tương đồng trường hợp VN trong thời kỳ 1954-1975. Mỗi bên VN là những “quốc gia chưa hoàn tất”. Nhưng trong trường hợp Đài loan từ khi có văn bản ký kết giữa hai đại diện ở Singapour đầu thập niên 90, gọi là “đồng thuận Singapour”, thì cách gọi giữa hai bên có phần thay đổi: một quốc gia Trung hoa nhưng có nhiều cách lý giải.

Ta thấy Nam hàn, Đài loan, Hong Kong (trong chừng mực Nhật)… văn hóa ở đây thấm đượm sâu xa văn hóa Trung Hoa. Kinh tế các quốc gia (và vùng lãnh thổ) này “liên thuộc” chặt chẽ với TQ. Nhưng rõ ràng về nội trị họ giữ vững độc lập (ngoài trừ Hong Kong), về kinh tế họ thịnh vượng và quốc phòng họ thừa sức chống lại TQ (dĩ nhiên nhờ những kết ước an ninh hỗ tương với Mỹ). Điểm chung các quốc gia này là có nền “dân chủ pháp trị” vững chắc.

Vì vậy việc điều quan trọng hơn cả trong việc “thoát Trung” là “ý thức hệ chính trị”. Ý thức hệ thuộc về tư tưởng mà tư tưởng mới “chỉ đạo” mọi hành động.

Từ nhiều thập niên nay tôi không hô hào “thoát Trung” mà chỉ kêu gọi “dân chủ hóa chế độ” và xây dựng nền tảng “pháp trị”. Ngay cả “hồ sơ Biển Đông” mà tôi bỏ nhiều năm nghiên cứu, kết luận của tôi vẫn là: muốn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ VN phải ra luật “hòa giải quốc gia” mà thực chất (hòa giải quốc gia) là “dân chủ hóa chế độ”. VN phải kế thừa di sản VNCH mới có thể khẳng định danh nghĩa chủ quyền ở HS và TS, sau đó tìm cách giải quyết tranh chấp với TQ thông qua một trọng tài quốc tế.

Còn về “thân Mỹ”. Tôi có viết nhiều lần là 24 năm vói 3 đời tổng thống Mỹ mà ai cũng có cảm tình với dân chúng VN là Clinton, Bush (con) và Obama. VN đã bỏ lỡ không biết bao nhiêu cơ hội để “thân thiết” hơn với Mỹ (so với bây giờ). Lãnh đạo CSVN vì muốn bảo vệ “đại cục” với TQ mà bỏ quên đi cái “cục” lớn nhứt là sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và lợi ích của dân tộc.
Những người CSVN yêu chủ nghĩa hơn yêu nước. Những hành vi, chính sách của họ chỉ nhằm củng cố quyền lãnh đạo của đảng chớ không nhằm đem lại ấm no, hạnh phúc cho người dân, theo tôn chí “dân giàu nước mạnh”.

Bây giờ, thời Trump, lại hô hào “thân Mỹ”. Ngay cả học giả Mỹ (hàng trăm người) vừa viết thư ngỏ lên ông Trump yêu cầu phải làm rõ chính sách của Mỹ. Thực chất căng thẳng giữa Mỹ với TQ là về kinh tế hay cạnh tranh địa chiến lược ?

Với chính sách “đụng đâu đánh đó” của Trump hiện nay, cả thế giới đều bị thiệt hại, không chỉ TQ. Với những hành vi được cho là “tùy hứng”, như đơn phuong rút khỏi hiệp ước về nguyên tử với Iran, nói là để “làm khó” TQ, nhưng Mỹ đã vi phạm luật quốc tế. (Vì Iran vẫn tôn trọng hiệp ước trong khi Mỹ đơn phương trừng phạt bằng cách cấm vận Iran). Về hồ sơ Bắc Hàn, sự tùy hứng kéo dài của ông Trump khiến uy tín nước Mỹ bị tổn thương mà hiệu quả không có chi. Khả năng nguyên tử của Bắc Hàn bây giờ có thể phủ trùm lãnh thổ Hoa Kỳ.

Bây giờ thử đặt câu hỏi: làm thế nào để VN thân Mỹ? Làm sao có câu trả lời khi mà cả thế giới, ngay cả học giả Mỹ, vẫn không biết đâu là đường lối, chính sách của Mỹ hiện nay.

Nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chỉ đơn thuần có mục đích thương mại, thì VN tiếp cận cách nào cũng không tránh khỏi mũi dùi sắp tới của ông Trump.

Còn nếu sự căng thẳng thương mại Mỹ-Trung là thể hiện bước đầu của mục tiêu địa chiến lược thì VN mọi cách phải tiếp cận “thân” với Mỹ thế nào để VN có “vị thế” quan trọng trong cuộc cạnh tranh địa chiến lực này. Nhưng vói ông Trump, sáng nắng chiều mưa, tiếp cận không đúng thì VN sẽ trở thành con “chốt thí”.

Trong quá khứ, Mỹ đạt được mục tiêu chiến lược “thắng cuộc chiến tranh lạnh” trong hơn 4 thập niên. Mục tiêu của Mỹ sắp tới là “dân chủ hóa” TQ hay là đánh cho TQ tan nát thành nhiều quốc gia nhỏ ? Câu hỏi (coi bộ hay) là thời gian là bao lâu ?

Vì vậy những lời hô hào khơi khơi “thoát Trung” và “thân Mỹ” hiện nay chỉ nhằm “mị dân”, nói cho sướng miệng, không thể hiện cái gì cụ thể.

Theo tôi, không có cách nào khác, muốn “thoát Trung” là phải “dân chủ hóa chế độ”. Và cách tốt nhứt để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là “hòa giải quốc gia” để kế thừa di sản VNCH. Từ đó lấy làm căn bản để giải quyết tranh chấp với TQ bằng một trọng tài quốc tế.

Còn “thân Mỹ”, theo tôi, cách tốt nhứt của VN hiện nay là “người ta sao mình làm vậy”. Không có gì là gấp gáp.