Đàn ông sống trên đời, có 3 người phụ nữ nhất định phải hết lòng yêu thương: Họ là ai?

Đàn ông sống trên đời, có 3 người phụ nữ nhất định phải hết lòng yêu thương: Họ là ai?

Cánh mày râu, các anh có biết 3 người phụ nữ đó là những ai không?

1. Mẹ của các anh

Khi còn nhỏ, mẹ là chính là bầu trời của các bé trai. Khi khóc nhè, con trẻ thường tìm đến cái ôm của mẹ. Khi muốn mua một cái gì đó, con trẻ cũng tìm mẹ để xòe bàn tay bé xíu ra xin tiền mẹ.

Thời gian trôi qua, khi lớn lên, quen biết nhiều người hơn, chứng kiến nhiều chuyện hơn, va vấp nhiều hơn, các bạn sẽ càng phát hiện ra rằng mẹ mình thật nhỏ bé và già đi mỗi ngày.

Nhưng kể từ khi có bạn, cuộc sống của mẹ, thế giới của mẹ đã hoàn toàn thay đổi.

Ánh mắt của người mẹ không lúc nào không dõi theo bạn, tấm lòng người mẹ không lúc nào không nhớ thương bạn. Giống như một kẻ si tình vậy, mẹ khao khát được hiểu bạn, được gần gũi bạn, ôm ấp bạn.

Còn bạn thì sao, bạn đã bao giờ cúp máy mỗi khi đang nói chuyện với mẹ, chặn các phương thức liên lạc trên mạng xã hội?

Đàn ông sống trên đời, có 3 người phụ nữ nhất định phải hết lòng yêu thương: Họ là ai? - Ảnh 1.

Là một người con trai, một người đàn ông, cần phải yêu thương mẹ giống như mẹ đã yêu mình.

Bất luận đi đến đâu, đứng ở vị trí nào, bạn cũng không được phép quên người đã sinh, đã dưỡng bạn. Hãy cảm ơn ông trời đã ban cho bạn một mối lương duyên sâu đậm, tốt đẹp nhất này.

Việc yêu mẹ không phải chỉ nói suông. Có những người con trai biết dỗ dành cho mẹ vui nhưng rồi lại nói một đằng làm một nẻo; có những người con trai những lúc khó khăn không sợ rắc rối, cũng không sợ mất tiền hết lòng giúp mẹ nhưng lại không đủ nhẫn nại nghe mẹ nói hết một câu.

Yêu mẹ, phải bắt nguồn từ trái tim, từ tấm lòng, bất luận mẹ có nói gì đi nữa, thì nó cũng không nằm ngoài mục đích yêu thương bạn. Vì thế, những người con trai, hãy dùng một thái độ yêu thương như cách mẹ yêu các bạn để đối xử với mẹ, để họ không bao giờ phải phiền lòng vì các bạn.

2. Vợ của các anh

Vợ là người bạn quan trọng nhất trong cuộc đời người đàn ông. Nếu lương duyên bền vững, vợ chồng sẽ là người cùng đồng cam cộng khổ cả đời.

Đàn ông và phụ nữ, gặp được nhau, quen biết nhau đã là một quá trình kỳ diệu. Từ chỗ chẳng hề quen biết mà trở nên gắn bó chẳng thể rời xa, rồi quyết định sống cùng nhau, có trách nhiệm với nhau, đó là cả một sự kỳ diệu của duyên phận.

Đàn ông sống trên đời, có 3 người phụ nữ nhất định phải hết lòng yêu thương: Họ là ai? - Ảnh 2.

Thực ra, phần lớn các cuộc hôn nhân đều bắt đầu từ tình cảm – thứ chẳng thể miễn cưỡng cho được.

Nhưng thời gian trôi qua, dung nhan tàn phai, mọi thứ trở nên quen thuộc đến mức chẳng còn mới mẻ, tình cảm – những xúc động ban đầu cũng không còn, hai con người rơi vào trạng thái chuyện chưa nói hết đã không còn gì để nói, và cuối cùng đẩy cuộc sống vào trạng thái sống cho qua ngày.

Khi đó, rất nhiều người đàn ông cảm thấy vô cùng khó khăn khi nói với vợ câu “Anh yêu em” vốn rất quen thuộc thuở nào.

Thế nhưng, các anh thử nghĩ xem, nếu như có một ngày người đó đột ngột rời xa khỏi cuộc đời các anh, hoàn toàn không còn bóng dáng, cho dù chỉ là thử nghĩ thôi, không dám nghĩ sâu xa chi tiết hơn, các anh có cảm thấy mình sẽ không thể chịu được?

Đó chính là tình yêu mà các anh dành cho vợ, nó đã hòa quyện vào từng hơi thở của cuộc sống hằng ngày, hòa quyện vào gương mặt quen thuộc mà các anh thấy mỗi ngày. Có thể các anh chẳng để ý đâu, nhưng tình yêu ấy đã ăn sâu vào từng ngóc ngách trong sinh mệnh của các anh.

Nếu đã như vậy, tại sao không để tình yêu của hai người được thể hiện rõ nét hơn một chút?

Một người đàn ông, nên biết cách thể hiện tình yêu dành cho vợ đúng lúc đúng chỗ. Có thể là khi vợ các anh rửa bát, hãy dành cho vợ một cái ôm nhẹ từ phía sau. Hay khi vợ các anh có chuyện buồn, hãy cho vợ một câu an ủi đáng tin cậy…

Thanh xuân của họ đã dành cả cho các anh, các anh hãy cho vợ thấy mình không phụ lòng họ. Hãy nói và thể hiện với họ rằng, họ đã không chọn nhầm người.

3. Con gái các anh

Không có một ông bố nào là không yêu con gái, bởi đây chính là món quà ấm áp tuyệt vời nhất mà ông trời ban cho họ.

Tình yêu mà bố dành cho con gái có lẽ còn lớn hơn so với tình yêu mà bố dành cho con trai.

Con gái là viên ngọc quý trong tay các ông bố, được nâng niu, yêu quý. Khi một ông bố đối diện với cô con gái bé nhỏ, cho dù là một người đàn ông khí khái ngất trời cũng trở nên dịu dàng như nước.

Đàn ông sống trên đời, có 3 người phụ nữ nhất định phải hết lòng yêu thương: Họ là ai? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Một người đàn ông, một đời nhất định phải hết lòng yêu thương ba người phụ nữ nói trên, bởi họ là những người phụ nữ yêu thương các anh nhất, không bao giờ cố ý làm các anh tổn thương, không bày mưu tính kế hãm hại các anh.

Họ cũng là những người dạy các anh biết thế nào là trách nhiệm, thế nào là trung thành, thế nào là dịu dàng.

Đừng phụ lòng họ, nếu không, chắc chắn các anh sẽ phải hối hận.

Theo Nguyễn Nhung

Trí thức trẻ

Chuyên gia tiết lộ 5 loại thịt không được ăn, dù ngon nhưng rất hại sức khoẻ

Thói quen ăn thịt cũng phải dựa trên nguyên tắc 3 không: không ăn vùng thịt có nhiều hạch bạch huyết, không ăn những bộ phận liên quan tới nội tiết và hạn chế ăn da.

Thói quen ăn thịt cũng phải dựa trên nguyên tắc 3 không: không ăn vùng thịt có nhiều hạch bạch huyết, không ăn những bộ phận liên quan tới nội tiết và hạn chế ăn da.

Trên thực tế, nhiều người có xu hướng thích ăn thịt và không muốn bỏ phí bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, dựa trên cảnh báo mới đây nhất của các chuyên gia y tế, một số phần thịt, cá không nên ăn để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Hãy lưu ý, thói quen ăn thịt cũng phải dựa trên nguyên tắc 3 không: không ăn vùng thịt có nhiều hạch bạch huyết, không ăn những bộ phận liên quan tới nội tiết như: nội tạng, phao câu… và hạn chế ăn da, đặc biệt là da gà, vịt, heo.

Cụ thể hơn, các bác sĩ đã chỉ ra 5 phần thịt động vật vô cùng độc hại mà chúng ta tốt nhất không nên ăn để bảo vệ sức khỏe:

1. Không ăn những nơi có các tuyến nội tiết và các tuyến bạch huyết trên gia súc

Chuyên gia tiết lộ 5 loại thịt không được ăn, dù ngon nhưng rất hại sức khoẻ - Ảnh 1.

Bạn nên hiểu rõ những vùng thịt nào chứa hạch bạch huyết để tránh né

Nghiên cứu chỉ ra rằng, các tính chất hóa lý của thyroxine có trong các tuyến này tương đối ổn định và cần được phá hủy trên 600 °C. Vì thế rất khó để phá hủy nó bằng các phương pháp nấu ăn thông thường. Ăn quá nhiều thyroxine có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết của chính chúng ta, gây ra sự khó chịu về thể chất như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Nếu như các tuyến nội tiết quen mặt với người Việt hơn và phân bổ chính ở các cơ quan nội tạng. Còn các hạch bạch huyết hoạt động như các mô miễn dịch của cơ thể. Nó tích lũy một số lượng lớn vi sinh vật và độc tố gây bệnh, vì thế khi ăn vào cơ thể, nó sẽ trực tiếp gây ra các bệnh truyền nhiễm hoặc ngộ độc khác nhau. Ở động vật, hạch bạch huyết tập trung nhiều ở một số vùng như cổ, nách, bụng,…

2. Phao câu gà, vịt

Với nhiều người ưa thích món này, chắc hẳn đây là một trong những bộ phận béo ngậy nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng và an toàn thực phẩm giải thích rằng có tuyến mỡ ở đuôi sẽ gây ô nhiễm chất lượng thịt, chứa một lượng lớn mầm bệnh, chất thải trao đổi chất,… mà ngay cả khi nấu ở nhiệt độ cao, một số vi trùng có thể vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn

3. Da cổ vịt

Chuyên gia tiết lộ 5 loại thịt không được ăn, dù ngon nhưng rất hại sức khoẻ - Ảnh 2.

Thịt vịt là món khoái khẩu của nhiều người Việt.

Cổ vịt rất được yêu thích bởi những người thích thịt vịt. Nhưng vùng này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho sức khỏe.

4. Mật cá

Mật cá tuy không phải là thực phẩm sử dụng hằng ngày nhưng chúng lại được xem như một số bài thuốc quý. Thế nhưng theo các chuyên gia, túi mật là cơ quan tiêu hóa, tiết ra mật để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thịt và thức ăn béo. Vì vậy mà cả túi mật cá sống và nấu chín đều độc hại.

Hầu hết các vụ ngộ độc túi mật cá là cá nuôi nước ngọt, chẳng hạn như cá trắm cỏ, cá chép, cá trích và các loại tương tự.

5. Đầu tôm

Chuyên gia tiết lộ 5 loại thịt không được ăn, dù ngon nhưng rất hại sức khoẻ - Ảnh 3.

Nhiều chuyên gia cho biết, tôm có phần đầu lưu trữ chất thải. Đặc biệt hơn, phần đầu tôm có khả năng tích tụ kim loại. Những chất kim loại có trong nước, nơi sinh sống sẽ được chúng tích trữ ở đầu để góp phần nuôi cứng vỏ. Vì thế, bạn không nên ăn đầu tôm và nhớ bóc vỏ tôm khi ăn.

(Dịch theo QQ)

Theo An An / Vietnamne

Kinh tế đêm của “giới elite” Trung Quốc và điều bất ngờ đến từ giới trẻ

Khi nhà báo Nhật Bản Ueda Kenichi đến thăm Thượng Hải vào năm 1982, ông mô tả: “Thượng Hải về đêm ma quái một cách kỳ lạ, phố xá tối tăm, không có thương mại, không có cuộc sống về đêm, không dễ để tìm một nơi nào đó giải khuây với rượu”. Cảnh đêm ảm đạm này thật khó có thể tưởng tượng được đối với giới trẻ Trung Quốc ngày nay.

Mặc dù phát triển mạnh mẽ nhưng kinh tế ban đêm từ lâu đã bị nhìn với con mắt định kiến về sự ồn ào, rối loạn, tội ác và vô đạo đức. Kinh tế đêm được xem là chỉ dành cho những người tìm kiếm cảm giác mạnh và là cái gai trong mắt những người làm chính sách, muốn điều chỉnh hoặc xóa bỏ các hoạt động giải trí về đêm.

Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, phát triển kinh tế ban đêm đã được coi là một công cụ đổi mới đô thị, tạo việc làm, tăng doanh thu thuế vào ban đêm, thúc đẩy du lịch, ươm tạo các ngành công nghiệp sáng tạo và thậm chí thúc đẩy hoạt động chính trị. Quan trọng hơn cả, kinh tế ban đêm có tác động không nhỏ đến văn hóa Trung Quốc theo chiều hướng tích cực.

Kinh tế đêm của “giới elite” Trung Quốc và điều bất ngờ đến từ giới trẻ - Ảnh 1.

Kể từ năm 2000, các thành phố của Trung Quốc đã cùng với các đối tác nước ngoài thúc đẩy cuộc sống về đêm như một chiến lược phát triển đô thị. Các khu phố đêm nổi lên ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu. Đây là nơi phục vụ du khách nước ngoài, nhà ngoại giao và các nhà đầu tư kinh doanh.

Các câu lạc bộ đêm gắn liền với sự ra đời của một nền văn hóa tiêu dùng xa xỉ. Ở những nơi này, hàng chục ngàn CNY có thể “bay” ngay trong một đêm ăn chơi thượng lưu. Chẳng hạn như “xe lửa sâm panh” được đặt hàng bởi người giàu có trong các câu lạc bộ “VIP”, hay những ly cocktail “bespoke” giá 200 CNY được đặt hàng bởi những người sành ăn “cổ trắng” trong các quán bar “sayeasy” của Thượng Hải.

Kinh tế đêm của “giới elite” Trung Quốc và điều bất ngờ đến từ giới trẻ - Ảnh 2.

Sự kiện khởi đầu trong quản trị cuộc sống về đêm thành thị là khai trương khu phức hợp Xintiandi nổi tiếng thế giới ở Thượng Hải vào năm 2001. Đây vốn một khu dân cư thế kỷ ở quận Luwan, đã bị phá hủy, được xây dựng lại và tái phát triển bởi tập đoàn Shui On Properties trong những năm 1990.

Xintiandi có quầy bar ở sảnh nghệ thuật, nhà hàng đêm khuya và câu lạc bộ khiêu vũ. Những khách hàng đầu tiên là người nước ngoài, và khách du lịch Thượng Hải. Xintiandi như một biểu tượng về sự trỗi dậy của Thượng Hải, tiến tới vị thế của một thành phố hàng đầu thế giới. Một sự phát triển hiện đại được tôn vinh, vì sự phổ biến của nó với những vị khách nước ngoài ở tầng lớp thượng lưu, tầng lớp trung lưu thành thị đang phát triển.

Và kinh tế đêm Thượng Hải mang đến một làn sóng văn hóa giải trí ban đêm đa sắc tộc ở Trung Quốc. Sự phát triển của Xintiandi và Bund đã trở thành mô hình cho các khu phố đêm tương tự ở các thành phố khác của Trung Quốc. Năm 2003, Hàng Châu đã mở phố đêm Xihu Tiandi trên Hồ Tây tuyệt đẹp. Năm 2004, Nam Kinh đã mở một khu phố đêm mang tên Nam Kinh 1912. Các nhà phát triển của Bund Three tại Thượng Hải đã tạo ra một khu phức hợp cao cấp khác trong Quân đoàn Bắc Kinh

Kinh tế đêm của “giới elite” Trung Quốc và điều bất ngờ đến từ giới trẻ - Ảnh 3.

Các quán bar do chính phủ tài trợ đã xuất hiện ở một số khu vực của Quảng Châu trong cùng thời kỳ này, khi cuộc sống về đêm được coi là một chiến lược phát triển đô thị. Những phát triển này đã tái tạo không gian đô thị lịch sử như là địa điểm “ăn chơi” quốc tế.

Trên con đường Hengshan 97 năm tuổi ở trung tâm thành phố Thượng Hải, có một chiếc cổng nhỏ, khi mọi người đi qua nó vào ban đêm, họ sẽ bị mê hoặc bởi một quần thể các tòa nhà thanh lịch tràn ngập ánh sáng vàng dịu.

Với hơn một chục nhà hàng, quán cà phê và cửa hàng, khu phức hợp rộng 9.600 mét vuông, được gọi là ngõ Yong Ping, là một điểm đến cuộc sống về đêm của cả người Trung Quốc và người nước ngoài. Yong Ping là một cái nhìn thoáng qua về cuộc sống về đêm bùng nổ hiện hữu ở Thượng Hải và nhiều thành phố đêm khác ở Trung Quốc.

Khách du lịch đến Vũ Hán, trung tâm tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, có một điểm không thể bỏ qua ở thành phố đêm này: một con tàu du lịch thiết kế từ thế kỷ 20 trên sông Dương Tử với bốn boong và 98 cabin, nơi một bộ phim truyền hình lấy bối cảnh Vũ Hán năm 1920 được trình diễn với giá vé 200 CNY cho một đêm.

Kinh tế đêm của “giới elite” Trung Quốc và điều bất ngờ đến từ giới trẻ - Ảnh 4.

Thế nhưng, không nên lầm tưởng rằng kinh tế đêm chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu. Thực tế, kinh tế đêm và cuộc sống về đêm ngày càng phổ biến cũng như tạo ra nhiều nét văn hóa mới với tầng lớp trung lưu và lao động. Nổi bật nhất trong số này là văn hóa khiêu vũ đêm, có thể được xem là sự tiếp nối của những cơn sốt vũ điệu từ những năm 1920 đến giữa những năm 1950.

Khiêu vũ đã bị cấm thời Mao Trạch Đông, nhưng đã quay trở lại với người dân Trung Hoa với sự mở cửa năm 1979. Vào mùa hè năm 1980, tại các thành phố trên khắp đất nước, những người trẻ tuổi bắt đầu tổ chức các bữa tiệc khiêu vũ, tụ tập tại các công viên và không gian công cộng.

Mặc dù xuất phát từ tư bản những năm 1930 và 1940, khiêu vũ đêm của những năm 1980 đã trở thành một nền văn hóa của giai cấp công nhân, hoặc như một hoạt động giải trí của giới trẻ thành thị. Vào giữa những năm 1990 tại Thượng Hải, khiêu vũ trở thành một hoạt động tiêu biểu của lớp lao động làm công ăn lương (gongxin jieceng).

Kinh tế đêm của “giới elite” Trung Quốc và điều bất ngờ đến từ giới trẻ - Ảnh 5.

Chỉ với vài CNY (hoặc thậm chí ít hơn), hầu như bất cứ ai cũng có thể tham gia một buổi khiêu vũ kéo dài hai tiếng (có bao gồm một tách trà, nước nóng và chỗ ngồi tại bàn gần sàn nhảy). Đẳng cấp trong vũ trường được thể hiện thông qua tính cách và phong thái, chứ không phải là sự phô trương của cải.

Đến năm 1995, Thượng Hải có hơn 1.500 vũ trường, khiến đây trở thành hình thức giải trí về đêm phổ biến nhất trong thành phố. Vũ trường không còn quá đắt đỏ và thu hút nhiều lứa tuổi hơn. Khiêu vũ đêm thời đó đã trở thành sở thích của cả những người lao động trung niên chứ không còn là biểu tượng của giới trẻ.

Các thành phố “không ngủ” đã mọc lên khắp đất nước. Người dân Trung Quốc, đặc biệt là những người ở độ tuổi hai mươi và ba mươi, rất muốn tận hưởng cuộc sống về đêm sôi động, dẫn đến nhu cầu về dịch vụ ban đêm tăng cao.

Kinh tế đêm của “giới elite” Trung Quốc và điều bất ngờ đến từ giới trẻ - Ảnh 6.

Theo báo cáo của Học viện Du lịch Trung Quốc (CTA) và Meituan, một hướng dẫn thành phố trực tuyến giống như Trung Quốc của Yelp, mức tiêu thụ phục vụ đêm của Trung Quốc đã tăng 47% trong năm 2018 so với một năm trước đó. Không phải tầng lớp thượng lưu, giới trẻ và tầng lớp lao động mới là những người đóng góp lớn nhất cho tiêu dùng vào ban đêm ở Trung Quốc.

“Chúng tôi ngày càng có nhiều lựa chọn hơn cho cuộc sống về đêm” – bà Yao nói với phóng viên. Bà tin rằng chính quyền đang cung cấp nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng bằng cách kích thích nền kinh tế ban đêm, điều này phản ánh khía cạnh cung cấp đang diễn ra của cải cách cơ cấu ở Trung Quốc.

“Nếu bạn là một người hướng ngoại, bạn có thể đến quán bar với bạn bè. Nếu bạn cần không gian cá nhân để học tập hay làm việc, nhà sách 24 giờ có thể là một lựa chọn tốt”, bà Yao nói.

Bằng cách này hay cách khác, những người thuộc tầng lớp lao động ở thành thị Trung Quốc sẽ luôn có những phiên bản kinh tế ban đêm của riêng họ.

Kinh tế đêm của “giới elite” Trung Quốc và điều bất ngờ đến từ giới trẻ - Ảnh 7.
Bài: Thái Trang
Thiết kế: Hương Xuân
Theo Trithuctre

Hàng trăm căn biệt thự hiện đại kiểu Pháp bị bỏ hoang 12 năm

Hàng trăm căn biệt thự ở ngoại thành Hà Nội được xây dựng theo phong cách hiện đại với nhiều tiện ích đồng bộ nhưng sau 12 năm xây dựng vẫn vắng bóng người

Hang tram can biet thu hien dai kieu Phap bi bo hoang 12 nam hinh anh 1
Khu đô thị Lideco nằm trên đường 32 (thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội) là dự án do Công ty CP Phát triển đô thị Từ Liêm làm chủ đầu tư, có quy mô 38,23 ha với tổng mức đầu tư 781 tỷ đồng gồm hơn 600 căn biệt thự thiết kế theo phong cách tân cổ điển. Đây là một trong những dự án lớn nhất của huyện Hoài Đức.
Hang tram can biet thu hien dai kieu Phap bi bo hoang 12 nam hinh anh 2
Phía bên trong KĐT được chia thành 2 đơn vị nằm ở hai phía đông và tây của trục đường chính 31 m. Sản phẩm BĐS chủ yếu là các nhà biệt thự song lập, nhà liền kề, liền kề có sân vườn, nhà ở. Điểm nổi bật của dự án là khu phía tây có hồ nước lớn kết hợp với các tổ hợp khu thể thao, giải trí, ẩm thực….
Hang tram can biet thu hien dai kieu Phap bi bo hoang 12 nam hinh anh 3
Dự án được xây dựng từ năm 2007, hoàn thiện từ năm 2013 tuy nhiên đến nay vẫn còn hàng trăm căn biệt thự, nhà liền kề bỏ hoang không có người đến ở. Trên một số trang web giao dịch BĐS, giá mỗi căn ở đây được rao bán từ 3,5 – 9 tỷ đồng/căn.
Hang tram can biet thu hien dai kieu Phap bi bo hoang 12 nam hinh anh 4
Dù khuôn viên khu đô thị được quy hoạch khá bài bản, các căn biệt thự xây dựng theo kiểu mẫu hiện đại, đẹp mắt nhưng đến nay khu đô thị vẫn trong tình trạng bỏ hoang, xuống cấp.
Hang tram can biet thu hien dai kieu Phap bi bo hoang 12 nam hinh anh 5
Đến nay mới có hơn 400 căn biệt thự được bàn giao cho khách hàng, tuy nhiên chỉ có vài hộ chuyển đến ở, phần lớn các biệt thự còn lại đều ở trong tình trang để không.
Hang tram can biet thu hien dai kieu Phap bi bo hoang 12 nam hinh anh 6
Bà Hằng (63 tuổi), người dân sinh sống quanh khu vực chia sẻ: “Không gian bên trong khu đô thị rất đẹp và thoáng đãng nhưng chỉ lác đác vài hộ dân chuyển đến ở. Đi một vòng quanh khu sẽ thấy nhiều nhà xây xong không được chăm sóc, có nơi tường nứt nẻ, mái lợp ngói rơi rụng rất nhiều.
Hang tram can biet thu hien dai kieu Phap bi bo hoang 12 nam hinh anh 7
Một công nhân xây dựng sinh sống trong căn biệt thự bỏ hoang cho biết do quen biết chủ nhà nên anh được thuê lại cả căn biệt thự chưa hoàn thiện với giá chỉ 7 triệu đồng/căn. Cũng theo người đàn ông này, thời điểm đầu giá biệt thự ở đây rẻ nhất cũng từ 7 tỷ đồng, đến nay thì giảm gần một nửa, chỉ khoảng 4 tỷ đồng/căn trở lên.
Hang tram can biet thu hien dai kieu Phap bi bo hoang 12 nam hinh anh 8
Được biết, nguyên nhân khiến cả khu đô thị bỏ hoang là do phần lớn khách hàng không thể giao đủ số tiền mua nhà sau khi công trình hoàn thiện từ cuối năm 2012. Hiện nay, ở các khu xây dở dang chỉ mới xong phần thô là cây cỏ mọc um tùm.
Hang tram can biet thu hien dai kieu Phap bi bo hoang 12 nam hinh anh 9
Gara ôtô của biệt thự phải bịt tạm bằng gạch mà chưa lắp cửa.
Hang tram can biet thu hien dai kieu Phap bi bo hoang 12 nam hinh anh 10
Khu vực dự định là sân chơi và các tiện ích khác nay biến thành rừng cây dại mọc cao quá đầu người.
Hang tram can biet thu hien dai kieu Phap bi bo hoang 12 nam hinh anh 11
Một trong những lối vào khu biệt thự che chắn sơ sài bằng dây thép gai, gạch đá.
Hang tram can biet thu hien dai kieu Phap bi bo hoang 12 nam hinh anh 12
Hồ nước lớn vốn là điểm nhấn của khu đô thị đen ngòm vì không được chăm sóc, bèo dại nổi đầy mặt nước.
Hang tram can biet thu hien dai kieu Phap bi bo hoang 12 nam hinh anh 13
Mặt tiền của những căn biệt thự tiền tỷ phủ đầy rêu phong, nấm mốc, không bóng người sinh sống.
Hang tram can biet thu hien dai kieu Phap bi bo hoang 12 nam hinh anh 14
Lớp mái ngói của nhiều căn biệt thự bị rơi rụng do bỏ hoang không người chăm sóc.
Hang tram can biet thu hien dai kieu Phap bi bo hoang 12 nam hinh anh 15
Vẫn còn rất nhiều căn biệt thự mới chỉ xây xong phần thô rồi bỏ đó hàng chục năm trời.
Hang tram can biet thu hien dai kieu Phap bi bo hoang 12 nam hinh anh 16
Nằm ngay cạnh KĐT Lideco là khu biệt thự liền kề Cienco 5 cũng chịu chung số phận, những căn biệt thự liền kề hoàn thiện có giá lên đến vài tỷ đồng nay cũng bị bỏ hoang, nhuốm màu thời gian và cỏ dại bao bọc.

Theo Zing

Xe thô sơ chở hàng cồng kềnh nghênh ngang trên phố Hà Nội

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, trên địa bàn thành phố Hà Nội có gần 6.000 xe 3-4 bánh tự sản xuất, tự lắp ráp. Trong đó, chỉ có 808 xe của thương – bệnh binh và 196 xe của người khuyết tật. Sở GTVT Hà Nội kết luận phần lớn lái xe 3 bánh chở hàng trên địa bàn thủ đô là các đối tượng giả danh thương binh, chở hàng cồng kềnh gây mất an toàn giao thông.

Xe thô sơ chở hàng cồng kềnh nghênh ngang trên phố Hà Nội - Ảnh 1.

Liên ngành thành phố đã tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp nguyện vọng của các đối tượng thương – bệnh binh. Kết quả, có 544 trường hợp có nguyện vọng giữ lại phương tiện để sử dụng; 93 trường hợp có nguyện vọng chuyển đổi xe; 39 trường hợp muốn chuyển đổi nghề …

Xe thô sơ chở hàng cồng kềnh nghênh ngang trên phố Hà Nội - Ảnh 2.

Hình ảnh những chiếc xe ba bánh chở hàng cồng kềnh, lưu thông trên những con phố Hà Nội, đã không còn là chuyện xa lạ, từ nhiều năm nay.Trong ảnh: Chiếc xe ba bánh chở thép kéo theo một chiếc xe cải tiến phía sau chạy trên đường Hoàng Văn Thái chiều ngày 21/7

Xe thô sơ chở hàng cồng kềnh nghênh ngang trên phố Hà Nội - Ảnh 3.

Những xe này thường vận chuyển đồ cồng kềnh, chiếm dụng diện tích mặt đường lớn, gây mất an toàn giao thông.

Xe thô sơ chở hàng cồng kềnh nghênh ngang trên phố Hà Nội - Ảnh 4.

Một chiếc xe chở khung cửa thép còn lớn hơn cả chiếc xe buýt chạy trên đường Đại Cồ Việt-Hà Nội

Xe thô sơ chở hàng cồng kềnh nghênh ngang trên phố Hà Nội - Ảnh 5.

Có nhiều xe chở vật liệu xây dựng, thép, đồ gỗ,… dài hơn 3m đi trên đường, không gương chiếu hậu, không đèn xi nhan, thậm chí không có còi… và không có bất cứ sự che chắn nào để bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông.Trong ảnh: Xe thương binh chở tôn với chiều dài quá khổ chạy trên đường Vũ Tông Phan.

Xe thô sơ chở hàng cồng kềnh nghênh ngang trên phố Hà Nội - Ảnh 6.

Không ít vụ tai nạn giao thông đã xảy ra với xe 3 bánh, sự tồn tại của xe 3 bánh tự chế, gây ra không ít bức xúc cho người tham gia giao thông.

Xe thô sơ chở hàng cồng kềnh nghênh ngang trên phố Hà Nội - Ảnh 7.

Vào năm 2017, ngay tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, một bé gái cũng đã tử vong do ngã vào chiếc xe chở tôn và bị mảnh tôn cứa vào cổ, sau đó TP.Hà Nội, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã ra quân xử lý hàng trăm chiếc xe 3 bánh tự chế.

Xe thô sơ chở hàng cồng kềnh nghênh ngang trên phố Hà Nội - Ảnh 8.

Hà Nội đã cấm các loại xe 3-4 bánh tự chế dùng để chở hàng hóa cồng kềnh từ ngày 1/7/2018. Những xe không đủ điều kiện lưu hành, sẽ bị thu hồi và tiêu hủy,nhưng đến nay tình trạng này vẫn còn xuất hiện trên đường. Hai xe chở thép vẫn nghênh ngang song hành trên đường Giải Phóng-Hà Nội

Xe thô sơ chở hàng cồng kềnh nghênh ngang trên phố Hà Nội - Ảnh 9.

Chiếc xe máy cũ nát vẫn còn chở những khối lượng thép rất lớn chạy trong ngõ chợ Khâm Thiên-Hà Nội bất chấp sự nguy hiểm cho người đi bộ

Xe thô sơ chở hàng cồng kềnh nghênh ngang trên phố Hà Nội - Ảnh 10.

Vì vậy, việc xử lý xe 3 bánh gặp rất nhiều khó khăn và áp lực. Hơn nữa, chế tài xử phạt còn nhẹ nên chưa đủ sức răn đe.

Theo Ngọc Châu

Tiền Phong

Nhận diện thủ đoạn ‘ngoại giao bẫy nợ’ của Trung Quốc tại châu Phi và Nam Á

Năm 2013, Trung Quốc công bố sáng kiến “Vành đai và Con đường” 1.000 tỷ USD với những dự án hạ tầng lớn ở Nam Á và châu Phi. Năm 2017, “ngoại giao bẫy nợ” của Bắc Kinh bị lật tẩy.

Câu chuyện Kenya và Uganda lao đao vì Trung Quốc ngừng rót vốn 4,9 tỷ USD cho chương trình phát triển hạ tầng Đông Phi, khiến dự án đường sắt nối hai nước gián đoạn và Kenya mắc kẹt trong hố nợ vừa được Bloomberg đăng ngày 19/7. Đó là hồi chuông cảnh báo mới về “ngoại giao bẫy nợ” đội lốt sáng kiến “Vành đai và Con đường” mà Bắc Kinh công bố năm 2013.

“Ngoại giao bẫy nợ” là cụm từ được nhà phân tích Ấn Độ Brahma Chellaney đưa ra trong bài viết cùng tên gây chấn động, đăng trên Project Syndicate hồi tháng 1/2017. “Sử dụng công cụ kinh tế để thúc đẩy lợi ích địa chính trị chiến lược là tuyệt chiêu của Trung Quốc”, chuyên gia Chellaney viết.

Sri Lanka đánh mất quyền quản lý hải cảng Hambantota vào tay Trung Quốc trong 99 năm. Ảnh: The National.

Ông giải thích thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc đầu tư và (các công ty Trung Quốc) trực tiếp xây dựng hàng loạt dự án hạ tầng quy mô lớn ở các quốc gia có vị trí chiến lược tại Nam Á và châu Phi thông qua các khoản cho vay hàng tỷ USD. Hậu quả là các nước này trở thành con nợ của Trung Quốc, thậm chí đánh mất phần nào chủ quyền quốc gia.

Hải cảng Hambantota cho Trung Quốc thuê 99 năm

Ví dụ rõ ràng nhất của cái bẫy nợ tinh vi này là cảng Hambantota ở Sri Lanka và cảng Gwadar tại Pakistan. Cảng Hambantota có tổng đầu tư 1 tỷ USD, nguồn vốn chủ yếu đến từ Ngân hàng Xuất – Nhập khẩu Trung Quốc, do hai công ty Trung Quốc xây dựng.

Tuy nhiên, trung bình mỗi ngày hải cảng này chỉ tiếp nhận 1 tàu lớn, quá thảm hại so với con số 60.000 tàu di chuyển qua Ấn Độ Dương mỗi năm. Đến nỗi mà Hambantota bị đặt biệt danh là “hải cảng trống vắng nhất thế giới”. Nguồn thu không tồn tại, tất nhiên chính quyền Sri Lanka không thể trả nợ cho Trung Quốc.

Hậu quả là đến cuối năm 2017, Sri Lanka phải giao quyền quản lý cảng Hambantota cho Công ty CMPort của Trung Quốc theo hợp đồng cho thuê kéo dài 99 năm. Và trong vài năm qua, hàng loạt tàu quân sự Trung Quốc đã đến neo đậu ở các cảng Sri Lanka.

“Hambantota là ví dụ điển hình cho thấy quyết tâm thống trị hàng hải toàn cầu của Trung Quốc”, Bloomberg Intelligence dẫn lời nhà phân tích Rahul Kapoor nhận định.

Bất chấp việc mất chủ quyền tại cảng Hambantota, Sri Lanka vẫn ngập chìm trong nợ Trung Quốc, khoảng 8 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2018, nước này phải trả tới 2 tỷ USD tiền lãi, trong khi nguồn thu của chính phủ chỉ vào khoảng 5 tỷ USD. Tháng 5, Sri Lanka vay thêm 1 tỷ USD từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Theo Reuters, trong năm 2019 nước này sẽ phải trả hơn 4 tỷ USD tiền lãi.

Cảng Gwadar ở Pakistan có nguy cơ trở thành căn cứ quân sự của Trung Quốc. Ảnh: Japan Times.

Kịch bản tương tự cũng xảy ra với cảng Gwadar ở Pakistan, một dự án quan trọng trong sáng kiến Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) 60 tỷ USD. Hồi tháng 3/2019, tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân Mỹ, cho biết Pakistan nợ Trung Quốc tới 10 tỷ USD chi phí xây dựng cảng Gwadar và một số hạ tầng khác. Công ty Trung Quốc COPHC xây dựng hải cảng này và hồi tháng 4/2017, chính quyền Pakistan ký hợp đồng cho Trung Quốc thuê cảng trong 40 năm.

Theo hợp đồng, COPHC nuốt 91% doanh thu từ cảng Gwadar. Tuy nhiên ngay từ năm 2013 Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã cảnh báo hải quân Trung Quốc sẽ sử dụng cảng Gwadar và việc Trung Quốc kiểm soát hạ tầng chiến lược này là một mối lo ngại lớn. Năm 2018, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cảnh báo Gwadar sẽ trở thành cảng hải quân của Trung Quốc. Trên thực tế, nhiều tàu chiến Trung Quốc đã xuất hiện tại đây.

Trong năm 2018, nhiều quan chức Pakistan đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về núi nợ khổng lồ. Đến tháng 10, nước này cắt giảm 2 tỷ USD từ vốn đầu tư 8,2 tỷ USD cho dự án đường sắt nối Karachi với Peshawar. Tuy nhiên, với tổng đầu tư 60 tỷ USD cho CPEC, 2 tỷ USD tiết kiệm được chỉ là con số rất nhỏ.

Các nước châu Phi chìm trong nợ

Tại châu Phi, sáng kiến “Vành đai và Con đường” cũng đang đẩy nhiều quốc gia chìm ngập trong hố nợ sâu không đáy. Theo thống kê của Sáng kiến Nghiên cứu Trung Quốc – châu Phi, từ năm 2000 đến 2017, Trung Quốc cho các nước châu Phi vay khoảng 143 tỷ USD. Khoảng 80% đến từ các tổ chức nhà nước Trung Quốc.

Tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi 2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo Bắc Kinh sẽ cho châu Phi vay thêm 60 tỷ USDđể phát triển hạ tầng.

Tại Đông Phi, Kenya vay Trung Quốc khoảng 9,8 tỷ USD để phát triển hạ tầng. Phần lớn các dự án lớn tại nước này đều do các công ty Trung Quốc xây dựng. Tháng 12/2018, truyền thông Kenya gây chấn động khi đưa tin chính quyền Kenya thế chấp cảng Mombasa khi vay 3,2 tỷ USDtừ Trung Quốc để xây dựng tuyến đường sắt 470 km từ Mombasa đến thủ đô Nairobi.

Trong trường hợp Kenya không thể trả nợ, Ngân hàng Xuất – Nhập khẩu Trung Quốc sẽ tiếp quản cảng Mombasa. Đây là một trong những hải cảng lớn và đông đúc nhất Đông Phi. Trong năm 2017, cảng này tiếp nhận gần 1.800 tàu lớn và được đánh giá là một trong những trung tâm vận tải của khu vực.

Phản ứng lại thông tin này, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta trấn an dư luận rằng chính phủ “hoàn toàn có thể trả nợ và không có gì phải hoảng hốt”.

Tại Zambia, làn sóng phản đối đầu tư Trung Quốc bùng lên từ năm 2018. Chính phủ Zambia vay 8 tỷ USD từ Trung Quốc để phát triển hạ tầng trong khi GDP nước này chỉ là 26 tỷ USD, tổng nợ công lên đến 55,6% GDP. Tại thủ đô Lusaka của Zambia và nhiều nơi khác, các công ty Trung Quốc đang ồ ạt xây dựng sân bay, đường sá, nhà máy, thậm chí cả đồn cảnh sát.

Một trong những dự án gây tranh cãi nhất là nhà ga 360 triệu USD ở sân bay Kenneth Kaunda, do công ty Trung Quốc thực hiện. Nguồn tin báo chí địa phương cho biết Đài Phát thanh và Truyền hình Zambia (ZNBC) và Công ty Điện lực quốc gia (ZESCO) đều đứng ra bảo lãnh các khoản vay của chính phủ bằng việc lập liên doanh với các công ty Trung Quốc.

Điều đó có nghĩa là Trung Quốc có thể quản lý tài sản quốc gia của Zambia. Africa Confidential đưa tin phía Trung Quốc có thể tiếp quản ZESCO. Đồng thời, cũng có tin Trung Quốc sẽ tiếp quản luôn sân bay Kenneth Kaunda của Zambia trong trường hợp nước này vỡ nợ.

Theo The African Report, hồi tháng 2 chính quyền Ethiopia xác nhận nợ nước ngoài của nước này lên đến 26 tỷ USD. Đại học Johns Hopkins (Mỹ) khảo sát và cho biết từ năm 2000, các ngân hàng Trung Quốc cho Ethiopia vay 12,1 tỷ USD.

Trong số các dự án hạ tầng gây nợ, lớn nhất là tuyến đường sắt Ethiopia – Djibouti với tổng đầu tư 4 tỷ USD. Ngân hàng Xuất – Nhập khẩu Trung Quốc cho Ethiopia vay 3,3 tỷ USD để thực hiện dự án này. Ngoài ra các công ty Trung Quốc còn chi 475 triệu USD cho dự án đường sắt ở Addis Ababa và gần 90 triệu USD cho một dự án đường cao tốc.

Hồi năm 2018, chính phủ Ethiopia đã phải đàm phán với Trung Quốc về việc tái cơ cấu nhiều khoản nợ liên quan đến sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Thủ tướng Abiy Ahmed cho biết Bắc Kinh đồng ý kéo dài thời gian thanh toán một số khoản nợ lớn từ 10 lên 30 năm.

Nhiều nước đã tỉnh ngộ

Theo nghiên cứu của Viện Kinh tế Thế giới Kiel, tính đến năm 2019 Trung Quốc đã cho vay nước ngoài 5.000 tỷ USD, tăng vọt so với mức 500 tỷ USD của năm 2000. Hơn 50 quốc gia đang phát triển trên thế giới nợ Trung Quốc với tỷ lệ trung bình tương đương 15% GDP. Các khoản vay của Trung Quốc cho các nước nghèo chủ yếu đổ vào phát triển hạ tầng.

Báo cáo của Viện Kiel khẳng định một phần lớn các khoản cho vay của Trung Quốc rất mù mờ, không được công khai cụ thể. Hơn 50% tiền Trung Quốc cho các nước đang phát triển vay không được báo cáo cho các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB). Trung Quốc không hề công khai các khoản tiền cho Iran, Venezuela hay Zimbabwe vay.

Trong khi đó, Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) phân tích tám quốc gia đang gặp khó khăn vì nợ Trung Quốc. Trong đó, nợ Trung Quốc của Djibouti tương đương 70% GDP.

Một nghiên cứu khác cho biết 7 nước châu Phi: Angola, Djibouti, Kenya, Namibia, Sri Lanka, Zambia và Zimbabwe nợ Trung Quốc và không có phương án trả.

Năm ngoái, trước khi đến châu Phi, cựu Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cảnh báo các nước châu Phi rằng Trung Quốc “tạo ra sự phụ thuộc bằng các hợp đồng mờ ám, chính sách cho vay kiểu săn mồi và các thỏa thuận khiến nhiều quốc gia oằn mình trong nợ và thậm chí bị mất một phần chủ quyền”.

Sau những cảnh báo của cộng đồng quốc tế, nhiều quốc gia đã chùn tay, không dám thoải mái vay tiền của Trung Quốc để phát triển hạ tầng. Năm 2016, Tanzania hủy hợp đồng vay Trung Quốc 7,6 tỷ USD để xây tuyến đường sắt dài 2.200 km. Thay vào đó, nước này tiếp cận các nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ và Bồ Đào Nha để xây tuyến ngắn hơn với mức giá rẻ chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc.

Tháng 1/2018, Bangladesh hủy bỏ một dự án xây đường cao tốc dài 214 km từ thủ đô Dhaka đến vùng đông bắc với tổng đầu tư 2 tỷ USD, do một công ty nhà nước Trung Quốc thực hiện. Chính quyền Bangladesh tự bỏ tiền ngân sách để thực hiện dự án này và tiết kiệm được 500 triệu USD.

Tháng 8/2018, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tuyên bố xem xét lại các dự án tiêu tốn tới 20 tỷ USD vay từ Trung Quốc do chính phủ nhiệm kỳ trước ký, bao gồm dự án đường sắt 690 km kết nối các hải cảng nước này ở Biển Đông với eo biển Malacca. Ông Mohamad khẳng định Malaysia không chấp nhận “phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân” và hủy bỏ các dự án này.

Mới đây nhất, Philippines cũng náo động vì nguy cơ vay nợ Trung Quốc và mất quyền kiểm soát tài sản quốc gia. Theo Asia Times, Trung Quốc hứa cho chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte vay 26 tỷ USD để phát triển hạ tầng, trong đó có 10 dự án rất lớn.

Tuy nhiên, Thẩm phán Tòa án Tối cao Antonio Carpio cảnh báo một điều kiện mà Bắc Kinh đặt ra là trong trường hợp Manila không thể trả nợ, Trung Quốc sẽ có quyền quản lý một số tài sản quốc gia Philippines.

Thẩm phán Carpio khẳng định hoàn toàn có khả năng Trung Quốc đòi kiểm soát một số khu vực hiện do Philippines quản lý ở Biển Đông. Nghị sĩ Neri Colmenares mô tả các hợp đồng vay nợ Trung Quốc là “thảm họa” đối với Philippines.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN