Giàn bầu bí ‘mỏi tay’ hái quả của gia đình Việt ở Czech

Sau 6 năm cải tạo từ đất hoang, giàn bí nhà ông Sáng năm nay thu hoạch gần 100 quả, giàn bầu vài trăm quả.

Giàn bầu bí 'mỏi tay' hái quả của gia đình Việt ở Czech

Gia đình ông Hữu Sáng đang định cư tại thành phố Rokycany (tỉnh Plzen phía tây nước Cộng hòa Czech) sở hữu khu vườn rộng 1.000m2. Ông dành 70m2 trồng đủ các loại rau Việt Nam, mùa nào cũng có giàn bầu, bí trĩu trịt quả.

Giàn bầu bí 'mỏi tay' hái quả của gia đình Việt ở Czech

​Ông cho hay: “Trồng rau ở châu Âu có khó khăn là thời tiết lạnh và kéo dài nên khâu ươm hạt giống phải chuẩn. Tôi thường gieo trong nhà, chăm cho cây khỏe mới đem trồng xuống vườn”.

Giàn bầu bí 'mỏi tay' hái quả của gia đình Việt ở Czech

​Các loại bí, bầu, su su… đều được ông mang từ Việt Nam sang. Sau mỗi vụ, ông giữ lại những trái già làm giống và đem tặng để mọi người cùng nhân giống.

Giàn bầu bí 'mỏi tay' hái quả của gia đình Việt ở Czech

Chỉ bón bằng phân ngựa và phân hữu cơ ủ từ cỏ mà vườn bầu năm nào cũng nặng quả. “Giàn bí xanh năm nay nếu không nắng hạn thì không có lối để chui vào nữa”, ông Sáng cười nói. Năm thấp nhất, giàn bí cho thu hoạch 40 quả, năm nay cả ăn non và để già là gần 100 quả. Giàn bầu canh, bầu hồ lô đến vài trăm quả.

Giàn bầu bí 'mỏi tay' hái quả của gia đình Việt ở Czech

“Mỗi lần chui vào để hái rau các loại tôi đều tự làm chứ nhất định không cho bà xã làm việc đó, bởi vì đã có lần tôi có trải nghiệm đang hái rau đứng dậy đầu húc phải quả, thế là gãy cuống rơi xuống, xót lắm”, ông nói.

Giàn bầu bí 'mỏi tay' hái quả của gia đình Việt ở Czech

Để có được khu vườn tơi xốp như hiện tại, trong 6 năm qua ông Sáng đã bỏ ra rất nhiều công sức bởi vườn trước đây rậm rạp nhiều cỏ, phải đào xuống sâu một lớp đá cuội hơn 20cm. ​Tiếp đó ông vừa mua phân đóng bao, vừa đi xin phân ngựa của người dân bản địa, vừa ủ cây cỏ làm phân hữu cơ.

Giàn bầu bí 'mỏi tay' hái quả của gia đình Việt ở Czech

Thời gian đầu ông Sáng cũng gặp nhiều khó khăn do sự phá hoại của ốc sên. Có những đêm vợ chồng ông bắt bằng tay được hơn 500 con. Sau này, khi tìm hiểu trên mạng ông đã học hỏi được kinh nghiệm tiêu diệt chúng bằng cách rắc muối lên chỗ sên hay trú ẩn. Từ đó đến nay khu vườn nhà ông không có bóng dáng ốc nữa.

Giàn bầu bí 'mỏi tay' hái quả của gia đình Việt ở Czech

Khu vườn rộng rãi là nơi giúp ông Sáng dạy các cháu bài học yêu thiên nhiên, biết tên từng loại cây, loại rau trong vườn để có thêm yêu quê hương nguồn cội.

Giàn bầu bí 'mỏi tay' hái quả của gia đình Việt ở Czech

Hằng ngày hai vợ chồng ông đều dành thời gian chăm sóc vườn rau, xem như là thú vui lúc tuổi già.

Thu Hà
Ảnh: NVCC

Ngạt thở với ‘rừng chung cư’ ở Hà Nội và TP.HCM

Hàng nghìn tòa chung cư chọc trời mọc lên như nấm đã bóp nghẹt không gian của hai đại đô thị Hà Nội và TP.HCM.Ngat tho voi 'rung chung cu' o Ha Noi va TP.HCM hinh anh 10 Ngat tho voi 'rung chung cu' o Ha Noi va TP.HCM hinh anh 1 Tại Hà Nội, không khó để điểm danh những tuyến đường với không gian đang bị bóp nghẹt bởi những tòa chung cư cao tầng mọc san sát nhau. Ví dụ như trục đường Lê Văn Lương chỉ dài 2 km dài nhưng phải gánh tới 40 cao ốc.

Ngat tho voi 'rung chung cu' o Ha Noi va TP.HCM hinh anh 2

Trong vài năm qua, các tòa nhà chung cư mọc như nấm tại nhiều tuyến đường trung tâm ở Hà Nội và TP.HCM.

Ngat tho voi 'rung chung cu' o Ha Noi va TP.HCM hinh anh 3

Đằng sau vẻ hào nhoáng, hiện đại của hàng trăm nghìn căn hộ cao cấp là bài toán hạ tầng đến nay vẫn chưa có lời giải.

Ngat tho voi 'rung chung cu' o Ha Noi va TP.HCM hinh anh 4

Khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) từ khi còn nằm trên bản vẽ được đánh giá là một bán đảo đẹp, đáng sống. Tuy nhiên quy hoạch khu vực bị buông lỏng đã phá nát khu bán đảo. Điển hình trong đó là khu 12 tòa chung cư – còn được gọi là tổ hợp chung cư HH Linh Đàm – do Tập đoàn Mường Thanh làm chủ đầu tư với mật độ xây dựng khủng khiếp. Có tới 8.000 căn hộ nằm trên khu đất khoảng 3 ha. Quy hoạch ban đầu của tổ hợp này chỉ 4 tòa chung cư.

Ngat tho voi 'rung chung cu' o Ha Noi va TP.HCM hinh anh 5

Khu đô thị Times City Hà Nội (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được khởi công xây dựng từ năm 2011 với tổng vốn đầu tư khoảng 30.000 tỷ đồng, nằm trên diện tích 360.000 m2. Đây là một tổ hợp đô thị phức hợp gồm 23 tòa chung cư và 10 dãy nhà liền kề với tổng số căn hộ lên đến hơn 10.000 căn.

Ngat tho voi 'rung chung cu' o Ha Noi va TP.HCM hinh anh 6

Nằm ở cửa ngõ phía Tây thủ đô Hà Nội, khu tổ hợp nhà ở – văn phòng dịch vụ Goldmark City được xây dựng trên quy mô 12,17 ha với 9 khối nhà cao 40 tầng và gần 5.000 căn hộ. Giá mỗi căn hộ ở đây đang được chủ đầu tư rao bán trung bình từ 25 triệu đồng/m2.

Ngat tho voi 'rung chung cu' o Ha Noi va TP.HCM hinh anh 7

Còn tại TP.HCM tình hình cũng tương tự. Đường Nguyễn Hữu Cảnh dài chưa tới 3 km nhưng có tới hơn 17.000 căn hộ chung cư. Các dự án nằm trên trục đường này gồm có The Manor, Saigon Pearl, Vinhomes Central Park, Vinhomes Golden River, SunWah Pearl và Centennial Bason. Các dự án đều được xếp trong nhóm chung cư trung và cao cấp, trong đó có tổ hợp chào bán căn hộ với giá lên tới hàng trăm triệu đồng/m2.

Ngat tho voi 'rung chung cu' o Ha Noi va TP.HCM hinh anh 8

Với khoảng 40 dự án cao ốc, đường Nguyễn Hữu Thọ tại quận 7 đang có tốc độ phát triển nhà chung cư thuộc nhóm nhanh nhất TP.HCM.

Ngat tho voi 'rung chung cu' o Ha Noi va TP.HCM hinh anh 9

Hàng loạt đại gia bất động sản trong và ngoài nước đều đang chen chân giành chỗ trên trục đường này, với các dự án hàng nghìn căn hộ. Đơn cử là Sunrise City và Sunrise Riverside của Novaland, Dragon City của Phú Long, Hưng Phát Silver Star của Hưng Lộc Phát…

Ngat tho voi 'rung chung cu' o Ha Noi va TP.HCM hinh anh 10

Những khu căn hộ chen chúc tạo nên hình ảnh “rừng bê tông” giữa lòng thành phố. Trong ảnh là dự án The Manor của Bitexco và Vinhomes Central Park của Vingroup che kín một góc trung tâm TP.HCM nhìn về quận 2.

Ngat tho voi 'rung chung cu' o Ha Noi va TP.HCM hinh anh 11

Với vị trí sát quận 1, các chung cư trên đường Bến Vân Đồn mọc nhanh còn hơn nấm và còn đang tiếp tục. Các chung cư nơi đây vây kín khu trung tâm TP.HCM và gây áp lực giao thông trực tiếp lên các cây cầu đang cõng dòng người từ quận 7 và Nhà Bè đổ về trung tâm.

Ngat tho voi 'rung chung cu' o Ha Noi va TP.HCM hinh anh 12

Những căn nhà “tổ chim” dạng này dần trở nên phổ biến ở hai đại đô thị Hà Nội và TP.HCM.

Ngat tho voi 'rung chung cu' o Ha Noi va TP.HCM hinh anh 13

Hậu quả nhãn tiền của việc chung cư mọc ồ ạt phá vỡ quy hoạch là cơ sở tầng giao thông thêm phần quá tải. Hà Nội và TP.HCM đang bế tắc trong việc tìm giải pháp giải quyết vấn đề giao thông.

 Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN 

Ngoài tình dục trần trụi, sách mới của tác giả ’50 sắc thái’ có gì?

Bộ tiểu thuyết “50 sắc thái” thành công vang dội khiến E L James giàu có vượt ngoài sự mong đợi, nhưng chính điều đó khiến bà muốn phải làm điều gì đó khác với thành tựu đạt được.

Nếu người hâm mộ mong chờ E L James tiếp tục với những cảnh nóng, quan hệ tình dục trần trụi đi vượt giới hạn của 50 sắc thái, họ sẽ thất vọng. The Mister là tiểu thuyết mới ra mắt của nhà văn vào giữa tháng 4, tác phẩm không chỉ có khiêu dâm, mà còn đưa ra nhiều mối quan tâm của tác giả với các vấn đề nóng của xã hội.

Áp lực vì từ thành công của 50 sắc thái

E L James không thích nói chuyện với cánh phóng viên, những người thường muốn biết một cách sâu sắc về những vấn đề cá nhân, chẳng hạn như bà ấy kiếm được bao nhiêu tiền và liệu bà ấy có một căn phòng tối cho tình dục trong tầng hầm của mình hay không.

Là một trong những tác giả nổi tiếng và được yêu thích nhất thế giới, thỉnh thoảng bà phải chấp nhận các cuộc trò chuyện công khai, đặc biệt khi có một cuốn sách mới để quảng bá.

“Tôi cần phải có một sở thích. Viết từng là sở thích của tôi”, E L James nói trong một cuộc trò chuyện với phóng viên tờ The New York Times.

Ngoai tinh duc tran trui, sach moi cua tac gia '50 sac thai' co gi? hinh anh 1
E L James và tác phẩm 50 sắc thái. Ảnh: Neil Hall.

Trong 8 năm qua, sở thích đó đã biến thành một thương hiệu giải trí nhượng quyền trị giá hàng tỷ USD, và James đã đi từ chỗ là một nhà văn vô danh đăng những tưởng tượng mãnh liệt lên mạng trở thành một người giàu có và quyền lực trong ngành công nghiệp khiêu dâm, người đang điều hành một đế chế nhỏ của riêng mình.

Khi James phát hành lần đầu tiên Fifty Shades of Grey ( 50 sắc thái – Xám) qua một nhà xuất bản nhỏ của Australia vào năm 2011, bà đã hy vọng bán được vài nghìn bản và ngăn chặn những người viết bắt chước tác phẩm của mình trên mạng. Thực tế vượt xa sự mong đợi của tác giả, bộ ba tác phẩm khiêu dâm của bà tiếp tục bán được hơn 150 triệu bản trên toàn thế giới và được dịch sang khoảng 50 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Ả Rập và tiếng Mông Cổ.

Loạt tác phẩm này đã được chuyển thể thành một bộ phim có doanh thu hơn 1 tỷ USD trên toàn cầu mà James là đồng sản xuất. Tác phẩm này đã giúp truyền bá, đưa văn học viết về các xu hướng tình dục bạo dâm, miêu tả tình dục nóng bỏng từ chỗ bên lề vào dòng chính thống.

“Đó vẫn là điều gây shock cho tôi”, James nói. “Tôi đã nhìn mọi chuyện và tự hỏi cái quái gì đã xảy ra”, nhà văn tiếp lời.

Giám sát một thương hiệu đa phương tiện cực kỳ thành công đã khiến James có ít thời gian cho sở thích một thời của mình – viết lách.

Trên hết, James, 56 tuổi, phải đối mặt với những kỳ vọng to lớn từ bộ phim bom tấn đầu tay của bà, khi những người hâm mộ cuồng nhiệt đòi hỏi thêm những phần tiếp theo. Chắc chắn, nhiều độc giả của bà sẽ thất vọng bởi bất kỳ câu chuyện nào không liên quan đến mối quan hệ thống trị giữa tỷ phú tàn bạo Christian Grey và kẻ chinh phục quỷ dữ Anastasia Steele, người đã trở thành người phục vụ tình dục của anh ta.

Điều này khiến E L James mất một thời gian để viết một cái gì đó mới.

“Tôi rất lo lắng về điều đó,” bà nói. “Có những câu chuyện khác tôi muốn kể. Tôi đã nghĩ về với hai câu chuyện này rất lâu”.

Cảnh sex cởi mở và những vấn đề nóng xã hội

Với The Mister, một tiểu thuyết mới đầu tiên kể từ khi bà trở thành một hiện tượng quốc tế, James hy vọng sẽ bắt đầu một giai đoạn mới trong sự nghiệp của mình.

Tác phẩm mới nhất của bà là một câu chuyện tình yêu chủ yếu lấy bối cảnh ở London và Cornwall đương đại, kể về một quý tộc người Anh giàu có, người rơi vào lưới tình với người giúp việc của anh ta, một phụ nữ trẻ xinh đẹp và bí ẩn đã chạy trốn khỏi Albania. Theo thuật ngữ của Hollywood, nó giống như một bản mash-up khiêu dâm của Cinderellavà Downtown Abbey.

James đã tới Albania hai lần để nghiên cứu các cuốn tiểu thuyết và thu thập một thư viện sách nhỏ về đất nước này, bao gồm một cuốn từ điển tiếng Albania, một quyển sách hướng dẫn về các nguyên tắc xã hội và luật của Albania, một cuốn sách về tội phạm có tổ chức của Albania. Chồng bà, người đảm nhiệm việc nấu ăn trong gia đình, đã học được cách làm món hầm truyền thống của người Albania.

Đó là một sự thay đổi hoàn toàn so với nghiên cứu mà bà đã thực hiện cho 50 sắc thái, có liên quan đến việc tìm hiểu một số góc tối của Internet, lướt các trang web liên quan đến các kỹ thuật và phụ kiện tình dục.

Ngoai tinh duc tran trui, sach moi cua tac gia '50 sac thai' co gi? hinh anh 2
The Mister – tiểu thuyết phát hành giữa tháng 4 của E L James.

Đối với những người hâm mộ đang mong đợi một câu chuyện khác liên quan đến bạo dâm được đẩy lên cực độ, thì The Mister có thể sẽ khiến họ thất vọng. Các cảnh sex khá cởi mở và xuất hiện nhiều, nhưng gần như không vượt quá giới hạn đạo đức và bị đẩy lên tận cùng như 50 sắc thái.

Nhưng James có các vấn đề khác để kể, không chỉ là sự kích thích tính dục. Bên dưới sự tưởng tượng phù phiếm, The Mister giải quyết những chủ đề bất ngờ và nặng ký như bất bình đẳng kinh tế, cảnh ngộ của những người lao động không có giấy tờ, sự áp bức phụ nữ trong những xã hội bảo thủ và cách thức mà các thể chế xã hội và chính phủ gia tăng sự giàu có và quyền lực, bóc lột những người yếu thế.

Những chủ đề này có liên quan đặc biệt với nước Anh ngày nay, khi các cuộc tranh luận về Brexit đã phơi bày sự chia rẽ xấu xí về chủng tộc, giai cấp và bản sắc. James bận tâm với những vấn đề này gần đây, đặc biệt là khi cô bất ngờ rơi vào sự giàu có, và được tự trải nghiệm thấy xã hội thiên vị như thế nào đối với tầng lớp giàu có.

“Việc đưa một số vấn đề này vào tác phẩm rất quan trọng đối với tôi”, bà nói. “Là một người cực kỳ giàu có, bạn cần giữ tiền”.

James là một người tha thiết muốn Anh ở lại Liên minh châu Âu, điều mà bà thể hiện công khai trên mạng xã hội mặc dù bà biết mình có thể đối mặt với việc bị một số người hâm mộ xa lánh. Vấn đề này đã được đề cập nhiều lần trong các cuộc phỏng vấn của bà về The Mister.

Y Nguyên / Sách hay /Zing

Ý kiến người Nhật: Nhân viên người Việt hay gian dối, che giấu sai sót

Tôi đã ở Việt Nam được hơn ba năm và hiện đang làm quản lý cho một công ty Nhật chuyên về tài chính ở Hà Nội. Tôi thấy văn hóa doanh nghiệp ở đây rất khác so với ở Nhật. Trong đó, có nhiều điều khiến tôi vô cùng thất vọng, chẳng hạn như thủ tục hành chính rườm rà và một số nhân viên người Việt thường che giấu sai sót.

Bài viết của bà Yukako Nitta, công tác tại Công ty Sofiamedix, Hà Nội.

Bị sa thải vì nói dối

Ở Nhật, hầu hết công ty đều yêu cầu toàn thể nhân viên tuân theo bộ quy tắc đạo đức, trong đó quy tắc hàng đầu là phải tuyệt đối trung thực.

Ví dụ, khi đến công sở làm việc, việc đầu tiên nhân viên phải làm là gửi lời chào đến mọi người. Quy tắc thứ hai là nhân viên không được che giấu bất cứ điều gì và quy tắc thứ ba là không được phép đi làm trễ.

Chúng tôi cũng có chính sách cây gậy và củ cà rốt trong công ty. Nếu ai đó làm việc hiệu quả và trung thực, họ sẽ được tăng lương định kỳ. Ngược lại, nếu họ không trung thực, họ không những không được tăng lương định kỳ mà thậm chí còn có nguy cơ bị sa thải.

Ví dụ, người tiền nhiệm của tôi tại công ty ở Hà Nội cũng là một người Nhật. Khi sếp yêu cầu anh ấy viết email trả lời cho khách hàng nhưng anh ấy quên trả lời. Sau đó, khách hàng tiếp tục gửi một email yêu cầu công ty trả lời càng sớm càng tốt đến sếp nên sếp tôi gọi anh ấy lại hỏi “anh đã trả lời email chưa?”, anh ấy nói dối là đã trả lời rồi. Hậu quả là anh ấy bị sa thải sau đó.

Trường hợp này nếu anh ấy thừa nhận quên trả lời và nói lời xin lỗi thì sếp của tôi sẽ nói “nên cẩn thận hơn vào lần sau”, nhưng anh ấy lại chọn cách nói dối nên sếp không thể tin tưởng vào anh ấy nữa. Tôi nghĩ là con người bất cứ ai cũng có thể phạm sai lầm. Vì vậy nếu sai sót, hãy mạnh dạn nhận lỗi.

Ở các công ty Nhật Bản, khi một nhân viên bị phát hiện có hành vi gian dối, họ sẽ được cho cơ hội sửa sai nếu họ chịu xin lỗi. Trường hợp họ tái phạm lần hai sẽ bị đuổi việc.

Trong công ty của tôi cũng có nhiều nhân viên người Việt Nam. Tôi thật sự rất thích làm việc với họ nhưng đôi lúc họ cũng khiến tôi thất vọng. Thỉnh thoảng họ che giấu điều gì đó dù điều này vô cùng nhỏ nhặt. Chẳng hạn, họ gửi sai nội dung cho khách hàng và lỗi sai này không quá nghiêm trọng.

Thay vì nên xin lỗi khách hàng thì họ tìm cách chống chế, biện minh cho hành vi của mình. Tôi nghĩ nếu họ thừa nhận mình sai thì chúng tôi có thể cùng nhau giải quyết vấn đề đó để tránh sai lầm lặp lại, nhưng họ lại không làm thế.

Một số nhân viên Việt Nam làm cho công ty chúng tôi có làm công việc thứ hai mà không báo cáo với lãnh đạo. Thậm chí một số người dùng giờ làm việc cho công ty để làm việc khác, chẳng hạn như lên mạng bán hàng online.

Ở nước tôi, việc gì phải ra việc đó, phải rạch ròi. Nếu bạn cùng lúc làm hai việc, bạn phải nói với lãnh đạo công ty ngay từ đầu và không bao giờ có chuyện dùng giờ làm việc của công ty để làm việc khác.

Một số công ty ở Nhật Bản có treo những tấm biển “Phải trung thực” trong các phòng họp. Và tại các cuộc họp ở các công ty vào thứ hai hằng tuần, mọi người được yêu cầu phải chia sẻ tất cả mọi thứ, không được giấu giếm điều gì…

Sốc với thủ tục “bôi trơn”

Lúc mới sang Hà Nội, tôi muốn xin giấy phép lao động để làm việc lâu dài tại đây. Tôi nhờ một trợ lý người Việt tìm hiểu về thủ tục, quy trình.

Nhưng nhiều tháng trôi qua, tôi vẫn chưa nhận được con dấu của cơ quan chức năng vì quy trình và thủ tục cấp giấy phép lao động vô cùng phức tạp và chậm chạp. Sau đó, một số người nói tôi phải chi tiền thêm thì thủ tục mới nhanh được.

Ban đầu tôi rất sốc với kiểu “nhập gia tùy tục” như thế nhưng vì không muốn gặp rắc rối với giấy phép lao động, công ty phải chấp nhận trả tiền thêm. Quả thật, chỉ một tuần sau đó, tôi nhận được giấy phép lao động.

Điều này hoàn toàn trái ngược với đất nước tôi. Các cơ quan cung cấp dịch vụ công ở Nhật Bản cung cấp giấy tờ cho người dân rất nhanh chóng và không đòi hỏi gì. Thông thường chúng tôi không phải trả phí để lấy con dấu từ chính quyền.

Trong một số trường hợp, họ chỉ thu phí tượng trưng từ 1 – 2 USD. Ở nước tôi, nếu bạn nói sẽ “bồi dưỡng” tiền cho cán bộ công chức để được cung cấp dịch vụ công nhanh hơn thì người ta sẽ ngay lập tức từ chối, thậm chí có thể gọi điện cho cảnh sát đến tra hỏi bạn về hành vi đút lót.

Theo TUỔI TRẺ ONLINE

Kinh tế đêm ở Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc “đối xử” với kinh tế ban đêm ra sao?

Chính phủ Trung Quốc “đối xử” với kinh tế ban đêm ra sao? - Ảnh 1.

Phố đêm đã được xây dựng ở nhiều thành phố tại Trung Quốc, bất kể quy mô, vị trí địa lý và mức độ phát triển kinh tế. Chẳng hạn, các câu lạc bộ đêm thậm chí còn hoạt động cả ở các ngôi làng vùng miền núi Tứ Xuyên. Nền kinh tế ban đêm của Trung Quốc đang mở rộng thông qua việc tái cấu trúc không gian đô thị. Và sự biến dạng của không gian đô thị sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cư dân, thậm chí đến cả những người không có hứng thú tham gia cuộc sống về đêm.

Ví dụ, sự xâm lấn của ngành công nghiệp giải trí ban đêm đã ô nhiễm tiếng ồn và tắc nghẽn giao thông đêm khuya, có thể ảnh hưởng đến cư dân gần các khu phố đêm. Các cư dân đô thị ở các thành phố này phản ứng ra sao? Đã có những người bất bình đến mức phải kiến nghị với chính quyền, tỏ thái độ chống đối ngành công nghiệp này.

Chính phủ Trung Quốc “đối xử” với kinh tế ban đêm ra sao? - Ảnh 2.

Kinh tế ban đêm được những tư tưởng ủng hộ cho rằng sẽ tạo ra nhiều sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia và mang đến một hình ảnh Trung Quốc hiện đại và văn minh hơn. Giá trị gia tăng mang lại cũng có thể khiến khoảng cách giàu nghèo được xóa nhòa khi ai cũng có thể hòa mình vào cuộc sống về đêm. Các thành phần trong kinh tế ban đêm Trung Quốc đã bao phủ mọi giai tầng: công nhân nhà máy, người đồng tính, thanh niên từ các gia đình thu nhập thấp, nam nữ trung niên và dân tộc thiểu số…

Nhưng ngược lại, nhiều người Trung Quốc cũng phản đối kinh tế ban đêm vì phần lớn nhạc, rượu và thời trang trong cuộc sống về đêm của Trung Quốc được nhập khẩu từ phương Tây, chứ không phải do lao động địa phương sản xuất. Những người lao động ban đêm của Trung Quốc lại chỉ có thể làm những công việc dịch vụ thủ công cấp thấp. Điều đó được cho là sẽ gây mất cân bằng văn hóa toàn cầu và ảnh hưởng đến bản chất của công việc, triển vọng nghề nghiệp, tiền lương của lao động ban đêm địa phương.

Chính phủ Trung Quốc “đối xử” với kinh tế ban đêm ra sao? - Ảnh 3.

Đồng thời, kinh tế ban đêm cũng tiềm tàng những nguy cơ gây ra sự phân biệt và kỳ thị cao.

Rất nhiều học giả đã tiến hành điều tra một loạt các vấn đề giới tính và giới tính địa phương của Trung Quốc, bao gồm nữ tính, nam tính, đồng tính luyến ái, khiêu dâm, mại dâm, và lệch lạc tình dục. Bởi lẽ, nhiều quán bar và câu lạc bộ ở Trung Quốc cung cấp dịch vụ mại dâm “ngầm”. Vì nhiều người bán dâm đi chơi ở các quán bar và câu lạc bộ, nên một bộ phậm xã hội có tư tưởng tất cả phụ nữ làm việc trong các câu lạc bộ đều là gái mại dâm, khiến nhiều người chân chính bị xã hội coi thường.

Tuy nhiên, trái với sự lo ngại của nhiều người, các nghiên cứu chỉ ra bạo lực lại không phải là một vấn đề nghiêm trọng của kinh tế ban đêm ở Trung Quốc. Tình trạng bạo lực xảy ra trong kinh tế ban đêm chủ yếu xuất hiện ở các quốc gia phương Tây thay vì Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc “đối xử” với kinh tế ban đêm ra sao? - Ảnh 4.

Với lợi ích kinh tế khổng lồ, phát triển nền kinh tế ban đêm – được định nghĩa là các hoạt động kinh doanh từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng trong lĩnh vực dịch vụ – là một định hướng đã được công bố trong báo cáo của Cục thương mại Bắc Kinh trong năm nay. Thủ đô của Trung Quốc khuyến khích các khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện lợi mở cửa muộn hơn vào ban đêm.

Nhiều thành phố lớn của Trung Quốc, đặc biệt là các siêu đô thị như Bắc Kinh và Thượng Hải, đã đưa ra kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ vào ban đêm.

“Vào cuối năm 2021, một loạt các khu kinh doanh vào ban đêm và khu vực sinh sống sẽ được thiết lập trên toàn Bắc Kinh, dự kiến ​​sẽ trở thành một phần của thương hiệu tiêu dùng “Night Capital” nổi tiếng thế giới”, Sun Yao, Phó giám đốc Cục Thương mại Bắc Kinh tuyên bố.

Chính phủ Trung Quốc “đối xử” với kinh tế ban đêm ra sao? - Ảnh 5.

Các căng tin đêm khuya dọc theo các tuyến tàu điện ngầm lớn sẽ được phát triển thêm, và các cửa hàng tiện lợi 24 giờ, nhà sách và rạp chiếu phim ở các quận nội thành và nông thôn của thủ đô sẽ được mở rộng để thúc đẩy nền kinh tế vào ban đêm.

Một số điểm danh lam thắng cảnh ở thủ đô sẽ kéo dài thời gian mở cửa của họ thêm một đến hai giờ, theo kế hoạch. Một loạt các buổi biểu diễn vào ban đêm cũng sẽ được thực hiện tại các điểm du lịch nổi tiếng, như Cung điện mùa hè, Đền thiên đường và Công viên rừng Olympic.

Ông Sun cho biết Bắc Kinh sẽ lần đầu tiên đưa ra bốn địa điểm quan trọng – Phố Qianmen lịch sử và khu vực Dashilar gần đó, Sanlitun, Guomao và Wukesong – để xây dựng thương hiệu thành phố đêm. Các khu phố Tiantongyuan và Huilong Quan ở vùng ngoại ô phía bắc của Bắc Kinh dự kiến sẽ ​​là những khu trung tâm giải trí đêm đầu tiên và cơ sở hạ tầng địa phương sẽ được trang bị đầy đủ.

Chính phủ Trung Quốc “đối xử” với kinh tế ban đêm ra sao? - Ảnh 6.

Trung Quốc cũng sẽ kéo dài thời gian hoạt động của một bộ phận giao thông công cộng vào thứ Sáu và thứ Bảy từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Theo một kế hoạch của chính quyền thành phố, Bắc Kinh đã mở rộng tuyến tàu điện ngầm 1 và tuyến 2 thêm một giờ và 1,5 giờ với các chuyến tàu cuối cùng khởi hành sau 12 giờ 30 phút sáng.

Cả hai tuyến chạy qua một số khu vực mua sắm sầm uất nhất như Wangfujing và Xidan ở trung tâm thành phố Bắc Kinh. Thành phố cũng sẽ tăng dịch vụ taxi xung quanh các địa danh của thành phố, trung tâm và cộng đồng lớn. Nhờ có chính sách đó, trong kỳ nghỉ 4 ngày của người Trung Quốc tháng 5 năm nay, mức tiêu thụ của nhà hàng ở khu trung tâm thương mại Wangfujing, Sanlitun và Qingnianlu đã tăng 51,3% trong giờ đêm so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Yang Honghao, Giám đốc Viện nghiên cứu công nghiệp của Học viện Du lịch Trung Quốc, cho biết việc tăng cường du lịch vào ban đêm sẽ khuyến khích du khách ở lại lâu hơn, điều này sẽ thúc đẩy tiêu dùng vào ban đêm.

Ông cũng nói thêm rằng các chức năng chính của du lịch vào ban đêm cũng cần được làm rõ để có chính sách phát triển kịp thời: “Danh tiếng từ việc phát triển dịch vụ du lịch đêm tốt không thể đạt được trong ngày một ngày hai, mà phải nhắm mục tiêu xây dựng thương hiệu một cách nghiêm túc, xem xét đầy đủ các nguồn lực có sẵn trong thành phố”.

Chính phủ Trung Quốc “đối xử” với kinh tế ban đêm ra sao? - Ảnh 7.
Bài: Hoàng An
Trình bày: 7pm

Theo Trí Thức Trẻ

Trung Quốc ở đâu trên bản đồ công nghệ thế giới?

Trung Quốc ở đâu trên bản đồ công nghệ thế giới?

Theo góc nhìn của một nhà nghiên cứu, Trung Quốc thực ra chỉ giỏi nhất khâu gần cuối cùng là thử nghiệm và đóng gói, còn trình độ phát triển tại các khâu nghiên cứu, thiết kế còn thấp, thậm chí còn không thể sánh với Đài Loan.

Năm 2015, Bắc Kinh công bố dự án “Chế tạo tại Trung Quốc 2025” (Made in China 2025). Đây là bản kế hoạch 10 năm phát triển ngành công nghiệp chế tạo, một sáng kiến chiến lược đầy tham vọng nhằm biến Trung Quốc thành siêu cường chế tạo cạnh tranh được với Mỹ .

Theo nghiên cứu của tiến sỹ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VCES), cho đến nay, chương trình Made in China (MIC) đã triển khai được 4 năm với trọng tâm vào 6 ngành chủ yếu sau: bán dẫn, phương tiện đi lại thế hệ mới, mạng Internet, trí tuệ nhân tạo, máy bay thương mại và dược phẩm.

Cụ thể, MIC bắt đầu được lên khuôn thiết kế chính sách từ tháng 5/2015. Giai đoạn 2015 đến khoảng đầu 2017, các chính sách dành cho MIC được hình thành. Từ giữa năm 2016, Trung Quốc đã đưa ra 11 văn bản hướng dẫn cụ thể dành cho MIC; trong đó bao gồm 2 văn bản hướng dẫn hành động đặc biệt, 5 văn bản hướng dẫn triển khai dự án và 4 văn bản hướng dẫn phát triển.

Năm 2018, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) đã liệt kê một số điểm chính của MIC 2025. Trong đó, Trung Quốc đưa ra cơ chế hỗ trợ tài chính phục vụ cho 4 nhóm lĩnh vực: thành lập các khu chuyên môn hóa ở địa phương và khu trình diễn cấp quốc gia về MIC 2025 (NDZ); thành lập trung tâm đổi mới sản xuất; Internet công nghiệp, các ngành công nghiệp mới nổi, thành lập các cụm công nghiệp tầm cỡ thế giới; đổi mới trong công nghệ cơ bản.

Trong 4 năm qua, trong khuôn khổ lên chính sách và thực hiện MIC 2025, Trung Quốc đã triển khai được 3.600 dự án tại hơn 30 thành phố thí điểm; xây dựng được 65% khu trình diễn cấp quốc gia về MIC 2025 theo kế hoạch.

Kết quả, hơn 540 khu công nghiệp sản xuất thông minh đã xuất hiện ở Trung Quốc, tập trung vào các ngành nghề như sau: dữ liệu lớn (21%); vật liệu mới (17%) và điện toán đám mây (13%).

Vậy Trung Quốc đang tham vọng gì với MIC? Đối với các lĩnh vực quan trọng với cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 như sản xuất thông minh, số hóa và các công nghệ mới nổi, Trung Quốc muốn nhảy vọt và bỏ lại các đối thủ nước ngoài; khoảng cách công nghệ trong các lĩnh vực này tiến nhanh hơn và Trung Quốc nhìn thấy cơ hội để đảm nhận vị trí dẫn đầu ngay từ đầu; Trung Quốc cũng đã đảm bảo vị trí vững chắc trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng mới và phương tiện kết nối thông minh.

Trung Quốc cũng đã đạt được một số thành công nổi bật. Năm 2017, bảy trong số mười công ty pin EV hàng đầu đến từ Trung Quốc, chiếm 53% thị phần toàn cầu. Việc mở rộng năng lực sản xuất pin của Trung Quốc đang được triển khai và có thể lên tới ba lần so với kế hoạch ở phần còn lại của thế giới. Trung Quốc đồng thời nắm thế chủ đạo thị trường pin lithium toàn cầu, Trung Quốc phát triển mạnh hệ thống nhà máy sản xuất pin lithium, 98% các nhà máy sản xuất pin lithium là công ty Trung Quốc.

Trung Quốc ở đâu trên bản đồ công nghệ thế giới? - Ảnh 1.

Khi Trung Quốc ngày một thể hiện tham vọng vươn lên vị trí cao hơn và thách thức các cường quốc công nghệ thế giới như Mỹ, Đức, Nhật, Trung Quốc cũng đã chịu nhiều chỉ trích và sức ép từ Mỹ. Không ít chuyên gia đã lên tiếng rằng chính MIC 2025 là “cái gai” trong mắt Tổng thống Mỹ Donald Trump, chính vì vậy từ khi vận động tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016, ông Trump đã khẳng định về tham vọng kiềm chế Trung Quốc trong ngành công nghệ.

Và cuộc chiến tranh thương mại mà phía Mỹ phát động mới đây, theo nhận định của không ít chuyên gia, thực chất mang tham vọng của Mỹ trong việc hạn chế Trung Quốc phát triển công nghệ. Cụ thể, Trung Quốc đã chịu nhiều sức ép như sau từ phía Mỹ bao gồm chống chuyển giao công nghệ; bảo vệ sở hữu trí tuệ; chống tin tặc nhằm vào các lợi ích thương mại, kinh tế; xóa bỏ rào cản phi thị trường với doanh nghiệp Mỹ; mở cửa hơn nữa các lĩnh vực đầu tư; xóa bỏ trợ cấp giá/trợ cấp cho doanh nghiệp nhà nước.

Về phần mình, Trung Quốc đã chiển khai một số biện pháp như sau: cho phép đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm; cho phép sở hữu 100% với các ngân hàng; sửa đổi luật đầu tư nước ngoài (Quốc hội Trung Quốc thông qua vào tháng 3/2019); cụm từ Made in China 2025 không còn xuất hiện trên truyền thông; cụm từ Made in China 2025 cũng không còn xuất hiện trong phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Hội nghị kinh tế trung ương 2019 và trong báo cáo cáo công tác chính phủ 2019.

Trung Quốc ở đâu trên bản đồ công nghệ thế giới? - Ảnh 2.

Số lượng các văn bản ban hành liên quan đến MIC 2025 cũng cho thấy sự thu hẹp của Trung Quốc với kế hoạch này, ít nhất nhìn từ góc độ truyền thông. Vào cuối năm 2018, chính phủ Trung Quốc đã ban hành tới 445 văn bản có thẩm quyền.

Phần lớn được ban hành vào năm 2016 (39 phần trăm) và 2017 (36 phần trăm), trong khi chỉ có 48 (11 phần trăm) được xuất bản vào năm 2018. Ngoài ra, chính quyền địa phương rất tích cực trong việc chuyển tầm nhìn quốc gia của Bắc Kinh vào các chỉ thị địa phương. Trung Quốc thực ra không hề từ bỏ MIC 2025 mà chẳng qua chỉ thực hiện nó một cách kín đáo hơn.

Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành cho rằng thực ra cũng không nên quá lạc quan về trình độ phát triển của công nghệ Trung Quốc. Xét đến chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị sản xuất chip, chuỗi này bao gồm các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo; lắp ráp thử nghiệm và đóng gói và cuối cùng đến phân phối; Trung Quốc thực ra mới chỉ làm giỏi nhất khâu gần cuối cùng là thử nghiệm và đóng gói, còn trình độ phát triển của Trung Quốc tại các khâu trước vốn còn thấp, thậm chí còn không thể so sánh với Đài Loan.

Chủ cuộc chơi tại các khâu thiết kế, chế tạo sản xuất chip vẫn thuộc về các nước có trình độ phát triển cao về công nghệ như Mỹ, Anh và Nhật. Chính vì vậy khi mà phía Mỹ đang cố gắng đẩy Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng, Trung Quốc chắc chắn đối diện với không ít khó khăn.

Theo Trung Mến / BizLive