Nhà ống Đà Nẵng nửa truyền thống nửa hiện đại

Tầng trên cùng theo kiểu ‘nhà ngói 3 gian’, nằm trên 2 tầng dưới theo phong cách hiện đại.

Nhà ống Đà Nẵng nửa truyền thống nửa hiện đại

Ngôi nhà nằm trên một con hẻm rộng 2,5 m, trong một khu dân cư thấp tầng tại Thanh Khê, Đà Nẵng. Đây là nơi sinh sống đồng thời kinh doanh của một cặp vợ chồng 9x người Quảng Nam. Trước khi xây nhà vào năm 2018, họ đã mơ ước về một tổ ấm với nhiều không gian sinh hoạt chung rộng rãi, có nhiều góc nhỏ để con trẻ nô đùa.

Nhà ống Đà Nẵng nửa truyền thống nửa hiện đại

Lấy cảm hứng từ nhà ba gian truyền thống của miền Trung, các kiến trúc sư Nguyễn Thanh Tân, Vũ Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Thiên Thanh (D1 architectural studio) đã thiết kế một ngôi nhà 3,5 tầng với sự phá cách hoàn toàn so với những ngôi nhà ống đô thị thông thường.

Nhà ống Đà Nẵng nửa truyền thống nửa hiện đại

Tầng 1 và 2 phục vụ cho công việc kinh doanh của cặp vợ chồng trẻ, là khu trưng bày váy cưới kết hợp studio chụp hình.

Nhà ống Đà Nẵng nửa truyền thống nửa hiện đại

Không gian kinh doanh kết nối với không gian ở bằng một cầu thang sắt được đặt dưới mái hiên lớn ngoài trời. Đây giống như vùng không gian chuyển tiếp giữa công việc và nghỉ ngơi, để sau khi di chuyển qua, gia chủ sẽ thật sự tập trung cho không gian mình vừa tới.

Nhà ống Đà Nẵng nửa truyền thống nửa hiện đại

Ngồi ở cầu thang hay ban công dưới mái hiên, chủ nhà có thể thấy khung cảnh sinh hoạt của khu phố. Bên cạnh đó, nhờ vườn cây xanh, họ có cảm giác như được quay trở lại ngôi nhà ở quê.

Nhà ống Đà Nẵng nửa truyền thống nửa hiện đại

Toàn bộ tầng 3 là không gian sống của gia đình. Ba gian nhà được sắp xếp theo chiều dọc khu đất (5 x15m). Gian trước là không gian ở cho những đứa con trong tương lai. Gian giữa là khu sinh hoạt kết hợp ăn uống và tiếp khách. Gian sau cùng là không gian ngủ của 2 vợ chồng.

Nhà ống Đà Nẵng nửa truyền thống nửa hiện đại

Cả không gian ngủ của bố mẹ và con đều có gác lửng để tăng diện tích sử dụng đồng thời tạo góc cho lũ trẻ leo trèo khám phá, giống như những ngôi nhà phố cổ ở Hội An: gác lửng trở thành nơi vui chơi của bọn trẻ trong những ngày lũ về.

Nhà ống Đà Nẵng nửa truyền thống nửa hiện đại

Tầng lửng trên cùng nhà được lớp mái ngói, bên dưới đóng trần gỗ, giống như mái và trần của những ngôi nhà nông thôn.

Nhà ống Đà Nẵng nửa truyền thống nửa hiện đại

Khi công trình chưa hoàn thiện, cặp vợ chồng trẻ đã nôn nóng dọn về nhà ở. Hằng ngày, họ gom nhặt những vật dụng trang trí giúp ngôi nhà trở nên ấm cúng và gần gũi với thiên nhiên như ở thôn quê.

Nhà ống Đà Nẵng nửa truyền thống nửa hiện đại

Nhà ống ở thành phố không có mặt tiền sang trọng, không có nhiều phòng kín đáo mà lại mang dáng dấp của ngôi nhà thôn quê với các không gian cởi mở khiến bố của chủ nhà ban đầu cảm thấy “kỳ quặc” và phản đối. Nhưng khi công trình hoàn thành, ông thấy rất thú vị, còn chủ nhà rất vui vì thường xuyên được đón ba mẹ, người thân đến chơi, ở lại, ngắm nghía tổ ấm của mình.

Bài: Thái Bình /Ảnh: Quang Trần

Ivanka Trump: Cô tiểu thư không ‘sướng từ trong trứng’

Ái nữ của Tổng thống Mỹ Donald Trump có một tuổi thơ cô đơn, luôn ước mơ được cha mẹ quan tâm như các bạn.

Ivanka Trump được biết tới là một cô gái xinh đẹp, tài năng, giàu có, cánh tay phải đắc lực của ông Donald Trump trong Nhà Trắng. Thế nhưng trước khi trở thành một Ivanka duyên dáng, tự tin như hôm nay, cô từng có quá khứ không mấy dễ chịu.

Bà Ivana, mẹ của Ivanka kết hôn với ông Donald Trump năm 1977. Họ có với nhau 3 người con là Donald Jr, Ivanka và Eric. Cả hai ly hôn năm 1992, khi Ivanka chỉ mới 10 tuổi. Việc chia tay của ba mẹ ảnh hưởng khá nhiều tới tâm lý của cô.

Bất chấp việc cha kết hôn với người tình Marla Maples một năm sau ly dị, Ivanka làm mọi cách để được ông chú ý. Cô sẽ ghé thăm cha trên đường đến trường, hoặc gọi điện cho ông. Và ông Trump, hầu như đều nhận cuộc gọi từ con gái.

Hình ảnh gia đình Ivanka khi còn hạnh phúc. Ảnh: Express.

Hình ảnh gia đình Ivanka khi còn hạnh phúc. Ảnh: Express.

Dù vậy, ông cũng không thể quan tâm tới Ivanka như trước. Nikki Haskell, một người bạn khác của gia đình, cho biết: “Trong lòng ông Trump, Ivanka luôn là cô con gái rượu. Nhưng ông ấy chỉ có mặt khi có thể mà thôi”.

Trong khi đó, bà Ivana cũng không dành quá nhiều thời gian cho con cái. Đôi lúc, bà còn dọa sẽ cho cô “đi làm con nuôi” khiến Ivanka cảm thấy tổn thương, buồn bã.

Trong cuốn sách Kushner Inc ra mắt đầu năm nay, một người bạn giấu tên đã tiết lộ về cảm giác cô đơn của Ivanka Trump khi lớn lên trong một gia đình tan vỡ. “Cuộc sống gia đình không gắn bó cũng như sự thiếu quan tâm của cha mẹ đã đặt cô ấy vào một tình huống dễ bị tổn thương”, người này nói.

Một người bạn khác của Ivanka cũng chia sẻ kỷ niệm về việc đưa cô về nhà chơi. Người này phàn nàn rằng mẹ quá kiểm soát và hay làm quan trọng hóa mọi việc. Lúc đó, Ivanka nói rằng: “Tớ ước mẹ cũng quan tâm tới tớ nhiều như vậy”.

Năm 15 tuổi, Ivanka đăng ký học tại trường nội trú ở bang Connecticut. Theo cuốn Kushner Inc, cô phải chia tay trường nữ sinh ở Manhattan, New York do trốn học quá nhiều để đi làm người mẫu ảnh. Ivanka cho hay cô đi làm người mẫu cho Versace và Thierry Mugler, vì mẹ bắt cô phải tự trả hóa đơn tiền điện thoại.

Ivanka là cố vấn thân cận của Donald Trump trong Nhà Trắng. Cô theo chân ông trong rất nhiều chuyến công du nước ngoài. Ảnh: Usmagazine.

Ivanka là cố vấn thân cận của Tổng thống Donald Trump trong Nhà Trắng. Cô theo chân ông trong rất nhiều chuyến công du nước ngoài. Ảnh: Usmagazine.

Trong ngày đầu tiên đến đăng ký học, người hướng dẫn tại ngôi trường nội trú đã rất bất ngờ khi thấy Ivanka Trump bước ra từ chiếc limousine trắng một mình. “Cô ấy rất đẹp, nhút nhát và im lặng. Điều khiến tôi nhớ mãi là không có ai ở đó với cô ấy hết. Điều này rất lạ lùng”, người này kể trong cuốn Kushner Inc.

Tại ngôi trường mới, Ivanka luôn cảm thấy cô đơn vì thiếu vắng bạn bè. Trong cuộc phỏng vấn năm 2007 với tạp chí Marie Claire, Ivanka cho biết: “Học trong trường nội trú khiến tôi có cảm giác như ở trong tù vậy, trong khi bạn bè tôi ở New York đều vui vẻ”.

Bố chồng Ivanka, ông Charles Kushner, cho biết con dâu từng chia sẻ rằng muốn gia nhập gia đình thân thiết của họ vì cô chưa bao giờ có được cảm giác đó.

Mộc Miên (Theo Express)

Phan Vũ – chàng lãng tử rực rỡ cuồng si

Nhà thơ Phan Vũ, tác giả ‘Em ơi! Hà Nội phố’ qua đời

Nhà thơ Phan Vũ, người viết nên bản tình ca tráng lệ về Hà Nội, qua đời sáng 17/7, thọ 93 tuổi.

Phan Vũ sinh năm 1926 ở Hải Phòng. Ngoài viết thơ, ông còn là nhà viết kịch với những tác phẩm được công chúng mến mộ như: Lửa cháy lên rồi (giải thưởng Văn học năm 1955), Thanh gươm và Bà mẹ, kịch bản phim Dòng sông âm vang.

Phan Vũ còn hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh. Ông là đạo diễn của các phim như: Bí mật thành phố cấm, Như một huyền thoại. Cuối đời, Phan Vũ chuyên tâm với hội họa. Ông tổ chức nhiều cuộc triển lãm tranh trong và ngoài nước.

Theo nhà báo Diễm Chi, Phan Vũ là người tha thiết yêu cuộc sống. “Ông không bao giờ nghĩ tới cái chết. Ông luôn nói rằng mình thích làm cái này, kế hoạch thực hiện cái kia. 90 tuổi rồi ông vẫn muốn làm những bài thơ mới, viết kịch bản, vẽ tranh mới”, người phụ nữ gắn bó với Phan Vũ những năm cuối đời chia sẻ.

Phan Vũ đã sống một đời dài (gần một thế kỷ), ông hoạt động nghệ thuật từ rất sớm. Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, cuộc đời nghệ thuật của ông trải dài trên nhiều lĩnh vực. Đầu tiên ông được yêu mến như một nhà viết kịch, đạo diễn, những vần thơ tìm tòi đổi mới (cùng thời với Lê Đạt, Trần Dần).

Một quãng thời gian tên tuổi ông ít được nhắc tới. Mãi cho đến năm 2008, ông mới có tập thơ đầu tiên ra mắt: tập Phan Vũ thơ (NXB Văn học xuất bản năm 2008). 10 năm sau, cùng những bài thơ này được in lại, có bổ sung thêm, thành tập Ta còn em (Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn 2018). Cuốn sách cuối cùng của Phan Vũ chỉ vừa ra mắt vài ngày trước khi ông qua đời là tập tản văn Ly rượu trần gian (Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn 2019).

*******

Đọc những bài viết về Phan Vũ trên báo chí, thấy mọi người kể chuyện về ông nhiều hơn là nói về thơ ông.

Họ kể chuyện ông Phan Vũ 70 tuổi tập tạ như thanh niên, chuyện ông 73 lấy cô 37, chuyện ông 80 tuổi mặc áo phông bò rách phóng xe vèo vèo trên phố, chuyện ông vẽ tranh bán “mấy nghìn đô”, chuyện những người tình đi qua cuộc đời ông… Ông giống như một gã lãng tử hấp dẫn, giống như một huyền thoại sống, nhưng lạ thay ngoài Em ơi Hà Nội phố, thơ ông được biết đến không nhiều.

Bài thơ khiến ta thấy không thể yêu hời hợt

Năm 2008 từng có một tập thơ của Phan Vũ được in, do bạn bè yêu mến ông làm, số lượng in hạn chế nên nhiều người không biết đến sự tồn tại của nó. Đến cuối năm 2017, bản thảo tập thơ được gửi tới một công ty sách chuyên về văn học. Biên tập viên muốn có một cuốn thơ dày dặn hơn, đẹp hơn, xứng đáng với vị trí của Phan Vũ. Tập thơ ra đời năm 2018 dưới cái tên mà dường như tất cả chúng ta đều quen thuộc: Ta còn em.

Phan Vu - chang lang tu ruc ro cuong si hinh anh 1
Tập thơ Ta còn em.

Tập thơ chia làm hai phần, phần Trường ca – là bài thơ Em ơi! Hà Nội phố nổi tiếng; phần Thơ – gồm 32 bài thơ, viết rải rác trong khoảng thời gian từ năm 1956 cho tới những năm gần đây. 1956 – đó là năm bài thơ đầu tiên của Phan Vũ ra đời. Ông không chọn viết làm nghiệp chính, và có một cuộc đời nhìn bề ngoài dường như ít bão tố hơn những người bạn của mình.

Phan Vũ viết không nhiều, nhưng ở đây tôi muốn khẳng định ba điều:

Thứ nhất, Em ơi! Hà Nội phố của Phan Vũ không chỉ có cây bàng mồ côi mùa đông, nóc phố mồ côi mùa đông; thứ hai, Phan Vũ không chỉ có Em ơi! Hà Nội phố, người ta đã nói quá nhiều về nó mà bỏ qua nhiều bài thơ hay khác; và thứ ba, thơ Phan Vũ có một vẻ đẹp riêng.

Nếu không có bài hát tuyệt vời của nhạc sĩ Phú Quang (viết năm 1985, có chỗ ghi là 1986) thì không biết bao lâu nữa người ta mới biết đến sự tồn tại của bản trường ca Em ơi! Hà Nội phố của Phan Vũ. Số phận bài thơ khá kỳ lạ: Phan Vũ viết năm 1972 trên căn xép nhỏ phố Hàng Bún, chính vào những ngày tháng Chạp khi B-52 dội bom xuống Hà Nội nhưng không xuất bản.

Mãi năm 1985 tại Sài Gòn ông gặp nhạc sĩ Phú Quang, thì sự tri âm giữa thơ và nhạc đã tạo thành một tuyệt phẩm. Năm 1987 bài hát được lên sóng phát thanh lần đầu qua giọng hát Lệ Thu. Lúc ấy bài thơ của Phan Vũ đã được biết đến rộng rãi hơn, nhưng vẫn chưa xuất bản chính thức, nhiều người thích nghe ông đọc rồi chép lại, thành tam sao thất bản, vì ông đọc theo trí nhớ.

Bản thân Phan Vũ cũng chẳng buồn nghĩ đến chuyện in nó ra. Mãi cho đến tận năm 2008, trường ca Em ơi! Hà Nội phố cùng nhiều bài thơ khác mới chính thức xuất hiện lần đầu trong cuốn Phan Vũ thơ do NXB Văn học ấn hành.

Nhưng nếu chỉ biết đến bản trường ca của Phan Vũ qua bài hát của Phú Quang thì thật là một thiếu sót lớn. Bởi lúc ấy người ta sẽ không biết bản trường ca ấy có những câu thơ tuyệt bút – “Ta còn em ngày vui cũ / Tàn theo mùa hạ / Tiếng ghi ta / Bập bùng tự sự / Đêm kinh kỳ / Thuở ấy / Xanh lơ”; có những hình ảnh đẹp đến thắt lòng – “Năm tháng buồn xô lệch ngói âm dương”, “Ngôi sao lẻ lạc vào căn xép nhỏ”, “Mỗi góc phố một trang tình sử”

Tác phẩm có những xúc cảm chạm đến cõi lòng thăm thẳm:

“Ta còn em Cổ Ngư, tên thật cũ

Nắng chiều phai

La đà cành phượng vĩ

Bông hoa muộn in hình ngọn lửa…

Chiếc lá rụng

Khởi đầu nguồn gió

Lao xao sóng biếc Tây Hồ

Hoàng hôn xa đến tự bao giờ?

Những bước chân tìm nhau

Vồi vội

Tiếng thì thầm đến sớm hơn buổi tối

Cuộc tình hờ bỗng chốc nghiêm trang…”.

Phan Vu - chang lang tu ruc ro cuong si hinh anh 2
Nhà thơ Phan Vũ

Đây là một trong những đoạn thơ mà tôi yêu thích nhất và câu thơ cuối đoạn khiến tôi nổi gai, vì nó chân thực, đẹp và tinh tế vô cùng. Tôi cứ nghĩ Phan Vũ đã thổn thức đến nhường nào khi vẽ ra vẻ u trầm, “dịu dàng quá dịu dàng không chịu nổi” của cái không gian tình yêu, con đường tình yêu ấy, đến nỗi người ta bỗng cảm thấy không thể yêu hời hợt, mối tình hờ bỗng trở nên nghiêm trang, có chút gì thiêng liêng nữa.

Giá trị của Em ơi! Hà Nội phố không còn nghi ngờ gì nữa. Nó vẽ nên một bức tranh Hà Nội rộng lớn mà sâu thẳm, bi tráng mà dịu dàng, và gợi lên một nỗi niềm thiết tha không dứt. Phan Vũ không sinh ra ở Hà Nội, chỉ sống ở Hà Nội vài năm, phần lớn cuộc đời ông ở Sài Gòn, nhưng chỉ một bài này thôi đã khiến Phan Vũ mãi mãi trở thành nhà thơ của Hà Nội.

Tư duy hội họa và cách tân độc đáo trong thơ Phan Vũ

Phan Vũ làm thơ tự do nhưng ông không cách tân theo lối đập vỡ chữ để lấy những con âm như Trần Dần hay Dương Tường. Thơ Phan Vũ nghiêng về truyền thống, giàu tính tự sự, mạnh về hình ảnh và cảm xúc, đòi hỏi ở người viết khả năng quan sát tinh tế, sự chiêm nghiệm đời sống sâu sắc và cả tài hoa trong việc thể hiện thành câu chữ. Sáng tác của Phan Vũ ngoài trường ca Em ơi! Hà Nội phố và bài thơ dài – Bài thơ về một câu hỏi (nhiều người còn gọi là bài Sài Gòn phố), xoay quanh ba chủ đề: tình yêu, thế sự, và tự họa.

Phan Vu - chang lang tu ruc ro cuong si hinh anh 3
Bức tường treo tranh ở nhà Phan Vũ. Ảnh: Từ Hồng Sơn

Phan Vũ viết về đợi mà khắc khoải thế này:

“Đợi em

Khuya dài quá!

Những vùng sáng úa vàng

Mệt lả

Sa mạc phố lang thang ngọn gió

Con đường nhỏ bỗng thành đại lộ

Đợi em

Cửa sổ không đèn

Như hố mắt nghìn đêm trăng thức”.

Những “vùng sáng úa vàng mệt lả”, “sa mạc phố”, hay “hố mắt nghìn đêm trăng thức” là những hình ảnh thơ rất thơ, nó chất chứa trong vài câu nỗi hoang vắng mênh mông và nỗi thắc thỏm dài như thế kỷ.

Viết về thế sự với đầy nỗi chán chường thế này, một hợp âm của những nghiêng, đổ, xa, dư thừa, mù mịt, lạc, bơ vơ, một nỗi buồn không có gì đỡ nổi, kể cả Chúa:

“Tôi vẽ bình nghiêng

Rượu đổ

Vẽ chuyến đi xa

Những dư thừa lẫn với màu hoa

Tôi vẽ chân trời mù mịt

Kẻ độc hành lạc hướng

Bơ vơ

Tôi vẽ thánh đường và bãi tha ma

Tượng Chúa buồn

Bia mộ buồn hơn Chúa”.

Nhưng cá biệt trong tập này có một bài thơ Phan Vũ tung tẩy với con chữ, thay vì tập trung nhiều vào nghĩa. Bài Mị mộng, với lối điệp từ điệp âm, điệp cả nhịp ngắt nghỉ tạo nên một âm hưởng độc đáo. Trong bài thơ này tính tự sự giảm hẳn nhường chỗ sự vang động của con chữ con âm, khiến bài thơ đầy nhạc tính và nhanh chóng in vào tâm trí bạn đọc. Tôi còn có một cảm giác hết sức cá nhân, rằng nhịp của bài thơ như người ta đang bước trong điệu tango với những nhịp phách mạnh và giòn.

“Mị mộng

Man mê

Mùa mãn

Chợ tan

Tình tứ tán

Bao vụn vài đồng sót lại

Rủng rỉnh một mớ đa mang

Mấy câu thơ rao bán

Mị mộng

Ế hàng

Man mê

Nguyên một mùa xanh ngả ngả vàng”.

Điểm độc đáo nữa của Phan Vũ là ông làm thơ với tư duy hội họa. Những ngày xưa lang thang với Bùi Xuân Phái đi vẽ phố, Phan Vũ đã thèm được cầm cọ. Nhưng cuộc đời đưa cho ông lối đi riêng: một đạo diễn điện ảnh. Mãi đến năm gần 70 tuổi khi thôi công việc, ông mới bắt đầu vẽ.

Ở cái tuổi mà người ta hầu hết đang gói ghém lại cuộc đời để chuẩn bị cho một lần ra đi mãi mãi thì Phan Vũ bắt đầu cầm cọ và vẽ mê mải như để thỏa niềm khao khát dồn nén từ lâu. Nhưng trong suốt thời gian không vẽ trên toan thì ông vẽ bằng thơ, vẽ bằng chất liệu ngôn ngữ và điều ấy tạo nên một Phan Vũ khác biệt.

Ngay từ sớm, khi ông chưa vẽ tranh, cảm thức hội họa đã hình thành, như trong bài thơ Bình vỡ ông viết đầu tiên năm 1956:

“Tôi có một chiếc bình vẫn để không trong góc phòng

Im lìm lặng lẽ như một nỗi cô đơn tĩnh vật trinh nguyên

Một chiếc bình xanh ngóng mong một bông hoa thẫm đỏ”.

Ngay bản trường ca Em ơi! Hà Nội phố cũng là một bức tranh lớn về Hà Nội, với nhiều mảnh ghép lại, đồng hiện nhiều hình ảnh, nhiều cảm xúc, với không gian đa chiều quá khứ và hiện tại, ngoại cảnh và nội tâm, thể hiện rất rõ đặc tính của hội họa trong đó.

Phan Vũ thường chú ý đến sự phối hợp giữa những mảng khối màu sắc, và ông ưa thích màu sắc mạnh. Đây là một bức tranh với bảng pha màu rực rỡ, Phan Vũ dường như rất tung tẩy thoải mái với những từ ngữ chỉ sắc màu.

“Ta còn em tiếng trống tan trường

Màu thanh thiên lẫn trong liễu rủ

Đêm hoa đăng tà áo nhung huyết dụ

Bờ môi ai đậm đỏ bích đào?

Những gót son dập dìu đại lộ”.

Phan Vu - chang lang tu ruc ro cuong si hinh anh 4
Chân dung tự họa của Phan Vũ.

Nhìn đời sống qua tư duy hội họa, Phan Vũ thấy màu sắc ở những nơi mà ta không bao giờ nghĩ đến: “màu xanh thật đêm”, “màu xanh thời gian”, “màu xám hư vô”, “đêm kinh kỳ thuở ấy xanh lơ”, “nguyên một mùa xanh ngả ngả vàng”, “Xanh xám những hình hài/Blue Picasso/Diễu hành trên hè phố”, “Chiều manh manh/rờn rợn xanh ngọn lá”, “Bềnh bồng những khối mây xanh xám”, ” Và thi sĩ/Những lãng tử rực rỡ cuồng si”, “Nụ hôn còn xanh mãi trên môi”

Dĩ nhiên, kỹ thuật “tô màu” như vậy trong thi ca không phải là mới, nhưng ở Phan Vũ có một mức độ khá lớn, lặp đi lặp lại, gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ. Nhưng vì sao rất nhiều “xanh” trong những câu thơ được trích ở đây? Chỉ bởi cũng như trong hội họa, Phan Vũ rất thích tông màu xanh, đặc biệt là xanh dương với nhiều sắc độ.

Không chỉ thế, Phan Vũ còn làm thơ về sự vẽ của mình, ở những bài thơ này, tôi có cảm giác hai thao tác làm thơ và vẽ tranh hòa tan vào nhau. Chính Phan Vũ cũng thừa nhận: “Đôi khi tôi lẫn lộn giữa hội họa và thơ ca”. Bài thơ Chân dung em là một ví dụ độc đáo.

“Ta vẽ em

Màu lam nguyên sắc

Bềnh bồng khói nhạt chiều sương

Hình cong ảo

Lượn lờ trong cơn mê sậm tím

Ta vẽ em

Triều dâng sóng cuộn

Một nghìn sắc tía hoàng hôn

Một nghìn màu xanh biển gió

Những vòng tròn

Lung linh lấp lánh

Hội tụ hòa tan vạn ánh vàng…”.

Vài câu, mà tôi cảm giác như nhìn thấy bàn tay ông khi thì đưa từng đường cọ miên man trau chuốt tỉ mỉ, khi hối hả cuồn cuộn trong cơn cảm hứng dâng trào. Người không vẽ không thể nào nói về sự vẽ tài tình và sống động đến thế. Và người không yêu không thể vẽ – viết về người yêu xúc động đến thế – nàng hiện lên quyến rũ và rực rỡ như một nữ thần.

Cũng như tranh, Phan Vũ hay vẽ mình bằng thơ. Ông có khá nhiều tranh tự họa và cũng khá nhiều bài viết về chính mình. Trong một bài phỏng vấn ông từng nói: “Tôi rất yêu bản thân nên đó là cách để tôi ngắm mình mỗi ngày.” Và “Chỉ có lúc vẽ, lúc viết tôi mới cảm thấy mình tự do và thật sự tồn tại trên cõi đời”.

“Anh mắt đã lụi tàn ánh lửa

Vầng trán khô in dấu tàn phai

Kết cấu đỏ xanh hai nửa”

Vẽ tôi

Một mặt nạ đủ màu xanh đỏ

Yêu ma hay thánh thiện tùy nhận diện mỗi người”.

Cảm giác chủ đạo trong những bài tự họa là chua chát xót xa, Phan Vũ luôn thấy mình là một gã bộ hành cô độc, một kẻ khờ dại, một vai hề giữa đủ mùi cay đắng của cuộc đời, một con ngựa chệch đường đua, một giang hồ trong xép nhỏ… Bản chất của người nghệ sĩ là không bao giờ hài lòng, không ngừng tự cật vấn, không thôi loay hoay với những câu hỏi mà cuộc đời ném ra.

Ngắm bản thân mình không phải là một hành động ích kỷ, đấy là con đường để người nghệ sĩ chiêm nghiệm thế giới. Với tôi, cả tập thơ Ta còn em chính là một cuộc tự họa lớn của Phan Vũ – để tôi nhìn thấy ông là:

Một “lãng tử rực rỡ cuồng si”.

Nguyễn Hoàng Diệu Thủy / Zing

Apple, Microsoft, Amazon lớn cỡ nào?

Vốn hóa của Microsoft cao hơn GDP của 8 quốc gia đông Âu…

Đa số các công ty có vốn hóa cao tại Mỹ hiện đều thuộc các ngành như công nghệ hoặc tài chính, trong đó, Microsoft mới đây một lần nữa vượt qua mốc vốn hóa 1.000 tỷ USD. Vốn hóa của các công ty này thậm chí lớn hơn GDP của nhiều quốc gia đang phát triển cộng lại, đặc biệt là ở khu vực Đông Âu, châu Phi và Mỹ Latinh.

Dưới đây là bảng so sánh vốn hóa của các công ty lớn tại Mỹ tính tới ngày 8/7/2019 với GDP của các quốc gia dựa trên dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Yahoo Finance.

Apple, Microsoft, Amazon lớn cỡ nào? - Ảnh 1.

Nguồn: Howmuch/IMF/Yahoo Finance.

Mặt trận mới của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: Phố Wall

Mặt trận mới của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Phố Wall

Ngay cả khi nền kinh tế của Trung Quốc phát triển, “tiếng khóc” của các nhà đầu tư Mỹ thể hiện sự lo ngại với những công ty Trung Quốc vẫn ngày một lớn hơn, và Phố Wall là một “mặt trận” mới nhất chứng kiến sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc.

Công ty quản lý tài sản Jupai Holdings đến từ Trung Quốc bắt đầu giao dịch trên sàn NYSE vào tháng 7/2015. Là một công ty lớn đầu tư tài sản cho giới trung lưu Trung Quốc, Jupai được quảng cáo là một câu chuyện về sự phát triển thần kỳ cho các nhà đầu tư Mỹ – đây một cách để thâm nhập vào thị trường tài chính đang trong thời kỳ nở rộ và phát triển nhanh của Trung Quốc.

Dẫu vậy, mọi chuyện lại không diễn ra như dự tính ban đầu. Chỉ 2 năm sau đó, công ty có trụ sở tại Thượng Hải đã bị Ninespot – một start-up phát triển video phát trực tiếp tại California, kiện vì tội lừa đảo và vi phạm hợp đồng. Theo hồ sơ nộp lên toà án, Jupai đã không thực hiện hợp đồng đã ký là đầu tư 18 triệu USD vào Ninespot. Start-up này đã phải đóng cửa và quyết định đưa Jupai ra toà. Kể từ sự kiện này, cổ phiếu của Jupai bắt đầu trượt dốc, giảm hơn 90% trong 2 năm, trong tháng này chỉ còn 2,23 USD/cổ phiếu. Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư của Mỹ đã mất trắng gần 900 triệu USD.

Hiện tại, Jupai và Ninespot không đưa ra phản hồi. Những vụ tranh chấp như vậy – khi bên đầu tư bị kiện vì không chấp hành cam kết pháp lý, rõ ràng xảy ra không ít đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, trường hợp này còn thể hiện rõ nỗi lo ngại lâu dài ở Phố Wall về những công ty đến từ một quốc gia từ lâu nay vẫn có quá nhiều khác biệt so với phương Tây.

Ngay cả khi nền kinh tế của Trung Quốc phát triển, “tiếng khóc” của các nhà đầu tư Mỹ thể hiện sự lo ngại với những công ty Trung Quốc vẫn ngày một lớn hơn, và Phố Wall là một “mặt trận” mới nhất chứng kiến sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Kể từ khi cuộc chiến thương mại nổ ra vào 1 năm trước, những đòn thuế quan của Washington và Bắc Kinh đã khiến 2 nước bị chia rẽ về trao đổi thương mại, công nghệ, văn hoá và nghiên cứu.

Mặt trận mới của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Phố Wall - Ảnh 1.

Jay Boyle, nhà sáng lập của công ty tư vấn tài chính ECFO Services, nhận định: “Những trường hợp như Jupai xảy ra đối với các doanh nghiệp ở khắp nơi trên thế giới, thậm chí là cả các công ty của Mỹ. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc thường gặp phải nhiều hơn.”

Uỷ ban Giám sát các Công ty Đại chúng (PCAOB), chịu trách nhiệm giám sát kiểm toán các công ty đã niêm yết, vẫn giữ một danh sách các công ty nước ngoài giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ đã từ chối việc kiểm tra tài liệu từ cơ quan chứng khoán Mỹ. Hiện tại, danh sách này có 224 công ty, ước tính có tới 95% số đó có kiểm toán viên tại Trung Quốc đại lục hoặc Hồng Kông. Trong đó có các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, ví dụ như China Petroleum & Chemicals, China Mobile và JD.com, mỗi công ty đạt mức vốn hoá hàng chục tỷ USD.

Bất chấp chiến tranh thương mại, 34 công ty có trụ sở tại Trung Quốc đã huy động được 9,2 tỷ USD vốn tại Mỹ vào năm ngoái, cao gấp đôi so với năm 2017, theo Dealogic. 4 trong số đó – gồm nhà cung cấp dịch vụ giải trí trực tuyến iQiyi, web mua sắm giảm giá Pinduoduo, hãng xe điện Nio và dịch vụ phát nhạc trực tuyển Tencent Music, mỗi công ty đã huy động được hơn 1 tỷ USD với các đợt IPO tại Mỹ. Dẫu vậy, các trader đã đầu tư vào những công ty này đã mất tới 13% trong thời điểm bất ổn trên.

Khi tổng vốn hoá thị trường của các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ đã lên tới 1,2 nghìn tỷ USD thì nỗi lo ngày một tăng lên, các nhà đầu tư Mỹ đang phải gánh chịu những rủi ro mà họ không hiểu rõ. Trong một tuyên bố chung hồi tháng 12, Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) và PCAOB đã chỉ ra các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ là thách thức quan trọng nhất mà các thanh tra phải đối mặt.

Mặt trận mới của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Phố Wall - Ảnh 2.

Chủ tịch SEC cho hay: “Đối với 1 số công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ, SEC và PCAOB đã không thể kiểm tra sổ sách, hồ sơ và tài liệu kiểm toán ở một cấp độ phù hợp như những khu vực pháp lý khác, cả về phạm vi lẫn thời gian. Đôi khi, Trung Quốc hạn chế cho phép kiểm tra tài liệu của kiểm toán viên bằng cách chuyển ra khỏi nước Mỹ với lý do an ninh quốc gia.”

Các chính trị gia ở Washington cũng tham gia vào mặt trận này. Hồi tháng 6, 4 thượng nghị sĩ – Marco Ruibo, Tom Cotton thuộc đảng Cộng hoà và Bob Menendez, Kristen Gillibrand thuộc đảng Dân chủ, đã ủng hộ một dự luật để buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về việc coi thường nghĩa vụ công khai và minh bạch mà Mỹ yêu cầu. Các nhà lập pháp cũng cố gắng đình chỉ một cơ chế tài chính khác – vốn cho phép thị trường Mỹ có nhiều sự kết nối hơn với Trung Quốc.

Đầu năm nay, MSCI và FTSE Russell đã bắt đầu nâng tỷ trọng của cổ phiếu Trung Quốc trong rổ thị trường mới nổi. Do đó, các quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ và các nhà đầu tư theo tổ chức của Mỹ sẽ phải đưa thêm vào hàng tỷ USD các cổ phiếu định danh bằng đồng NDT của các công ty Trung Quốc.

Trong một bức thư gửi tới MSCI kêu gọi cân nhắc lại quyết định này, Rubio viết: “Chúng tôi không còn có thể cho phép chính phủ Trung Quốc gặt hái những thành quả của thị trường vốn Mỹ và quốc tế, trong khi các công ty của họ không minh bạch về tài chính và đặt các nhà đầu tư Mỹ vào thế rủi ro.”

Ngoài những lo ngại về sự minh bạch, nhiều ý kiến khác còn cảnh báo về rủi ro của các rổ chỉ số có tỷ trọng cổ phiếu của các công ty Trung Quốc quá lớn. Trung Quốc là nhóm lớn nhất nằm trong các rổ chỉ số, chiếm khoảng 30% tỷ trọng các chỉ số trên. Việc nâng tỷ trọng sẽ đưa con số trên tăng lên 34%, theo Steven Schoenfeld – CIO tại Bluestar Indexes. Ông nói: “Tỷ trọng của các cổ phiếu Trung Quốc ngày một tăng là điều chưa từng xảy ra. Bất kỳ quốc gia nào có sự tập trung lớn thế này sẽ là mối đe doạ đối với các nhà đầu tư.”

Các nhà đầu tư Mỹ không phải là những người duy nhất bị tổn hại bởi sự không minh bạch của Trung Quốc. Trong cùng thời gian niêm yết tại New York của Jupai, các nhà đầu tư Trung Quốc đã kiện công ty này do cung cấp các sản phẩm tài chính lừa đảo trong 2 năm, dưới danh nghĩa là một quỹ khác. Sau khi mất khoản đầu tư gốc, các nhà đầu tư phát hiện ra rằng quỹ này chưa từng tồn tại.

Cố vấn của ECFO, Boyle, cho hay: “Đó là một vấn đề mang tính hệ thống bởi văn hoá Trung Quốc coi trọng mối quan hệ hơn là luật pháp.” Ông nói rằng các doanh nghiệp Trung Quốc thường có thể thoát tội miễn là họ tìm được đúng người có thẩm quyển.

Hương Giang / Theo Trí thức trẻ/SCMP

‘TP.HCM phải có hạ tầng viễn thông tương đương New York’

Chậm nhất đến năm 2022, toàn TP.HCM phải phủ sóng 5G. Như vậy, TP sẽ tương đương New York về hạ tầng viễn thông” – Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: mic.gov)

Ngày 16/7, tại TP.HCM diễn ra “Hội nghị sơ kết hợp tác phát triển giữa Bộ TT-TT và UBND TP”.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng ở lĩnh vực công nghệ thông tin, trong bối cảnh cả nước tập trung, tạo sự đột phá thì TP.HCM rất cần sự hỗ trợ từ Bộ TT&TT.

Hiện TP.HCM đang triển khai 5 công cụ cấp thành phố gồm: xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung; thành lập trung tâm mô phỏng và dự báo; thành lập trung tâm điều hành; trung tâm an toàn an ninh mạng và chính quyền điện tử.

Vì thế, để thực hiện các công việc này, TP mong muốn Bộ TT-TT hỗ trợ xác định những dữ liệu chia sẻ công khai (cùng mức độ chia sẻ); hỗ trợ TP trong việc mô phỏng, dự báo để có chiến lược, giải pháp tối ưu trong công tác quản lý, để không phải giải quyết sự vụ và không bị giật mình trước các tình huống phát sinh (trên tất cả các lĩnh vực, kể cả kẹt xe, ngập nước).

Ông Nhân cũng nhấn mạnh về kế hoạch xây dựng khu đô thị sáng tạo phía Đông TP.HCM (gồm các quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức), tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế của TP.HCM.

Đối với cả nước, TP.HCM chiếm 10% dân số nhưng đóng góp khoảng 25% GDP cả nước. Do đó, TP có thể được xem là “vùng lõi” trong phát triển kinh tế của cả nước. Cũng vì vậy, TP phải xác định “vùng lõi” cho mình để kéo kinh tế thành phố phát triển, là khu đô thị sáng tạo. Khu vực này chiếm khoảng 10% diện tích và 10% dân số nhưng được dự báo sẽ đóng góp 30% GDP cho TP” – ông Nhân nói và khẳng định nơi đây là khu vực tương tác cao trong lĩnh vực nghiên cứu đào tạo (Đại học Quốc gia TP.HCM), ứng dụng công nghệ cao cao nhất (Khu Công nghệ cao), khu đô thị hiện đại nhất (khu đô thị mới Thủ Thiêm) với Trung tâm Tài chính được hình thành trong tương lai.

Bí thư Nhân cũng gợi ý UBND TP “đặt hàng” với Bộ TT-TT để làm chiến lược số hóa trong 7 năm tới. Theo ông, nguồn dữ liệu của thành phố là “khổng lồ”, do vậy cần nhanh chóng số hóa những tài liệu cũ và liên tục cập nhật tài liệu mới.

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định Bộ sẽ ủng hộ chủ trương lớn của TP, xác định dùng công nghệ để thúc đẩy kinh tế TP.HCM phát triển và giải quyết các bài toán, các vấn đề của thành phố.

Để xây dựng TP thông minh, chính quyền điện tử, ông Hùng cho rằng TP cần có kế hoạch thực hiện mục tiêu tới năm 2021 hoặc chậm nhất đến năm 2022, 100% người dân TP phải dùng smartphone và 100% hộ gia đình ở TP phải tiếp cận Internet…

Bộ trưởng Hùng cũng cho rằng tới năm 2020, TP.HCM cần phủ sóng 5G được tới các khu công nghiệp, các khu nghiên cứu, các trường đại học.

Chậm nhất đến năm 2022, toàn TP.HCM phải phủ sóng 5G. Như vậy, TP sẽ tương đương New York về hạ tầng viễn thông” – ông Hùng nói.

Hoàng Minh/ Trithucvn