Tấm lưới thay trần nhà giúp gia chủ Sài Gòn thư giãn

Ban đầu, ngồi trên chiếc lưới dù treo trên trần phòng khách, chủ nhà cũng thấy “run”, nhưng sau khi đã quen, càng ngày họ càng thích.

Tấm lưới thay trần nhà giúp gia chủ Sài Gòn thư giãn

Ngôi nhà 3 tầng 1 lửng tại một khu dân cư mới ở Thủ Đức là tổ ấm của một cặp vợ chồng và hai đứa con tuổi teen.

Tấm lưới thay trần nhà giúp gia chủ Sài Gòn thư giãn

Đất hơn 50 m2 (5,4 x 9,6), chiều cao xây dựng bị giới hạn, các kiến trúc sư của G+ Architects và kỹ sư xây dựng của công ty Không gian trẻ đã tách ngôi nhà thành nhiều lớp không gian với nhiều khoảng thông tầng đan cài để nhà có cảm giác rộng, thoáng hơn.

Tấm lưới thay trần nhà giúp gia chủ Sài Gòn thư giãn

Ngoài ba phòng ngủ khép kín, toàn bộ các không gian còn lại trong nhà được mở rộng và liên kết với nhau theo chiều thẳng đứng. Nấu nướng ở tầng trệt, gia chủ dễ dàng nhìn thấy người thân của mình ở phòng khách trên tầng lửng.

Tấm lưới thay trần nhà giúp gia chủ Sài Gòn thư giãn

Tại tầng trệt, từ cổng bước vào là một khoảng sân nhỏ có tiểu cảnh.

Tấm lưới thay trần nhà giúp gia chủ Sài Gòn thư giãn

Khu vực để xe chứa được một xe hơi và 4 xe máy nối liền với khoảng sân phía trước nhà. Bếp và phòng ăn nằm ở khu vực thông tầng phía sau.

Tấm lưới thay trần nhà giúp gia chủ Sài Gòn thư giãn

Cuối nhà là một giếng trời. Đáy giếng trời cũng như rất nhiều không gian nhỏ rải rác trong nhà đều được tận dụng để đặt cây xanh.

Tấm lưới thay trần nhà giúp gia chủ Sài Gòn thư giãn

Tầng lửng là phòng khách kiêm phòng sinh hoạt chung rộng 18m2. Đây chính là không gian thú vị nhất trong nhà. Bên cạnh tường gạch hoa thông gió phía mặt tiền, không gian gây ấn tượng nhờ trần nhà được làm bằng một tấm lưới dù có diện tích hơn 10 m2.

Tấm lưới thay trần nhà giúp gia chủ Sài Gòn thư giãn

Chiếc lưới có khả năng chịu được trọng lượng khoảng 2 tấn (200kg/m2), được đặt thấp hơn sàn lầu một 20cm, tạo cảm giác giống như một hồ nước lơ lửng giữa nhà. Chủ nhà và khách tới chơi có thể ngồi trên “thành hồ” thả chân xuống hay nằm đọc sách thư giãn.

Tấm lưới thay trần nhà giúp gia chủ Sài Gòn thư giãn

Do cao độ sàn thấp, tấm lưới cũng là một giải pháp giúp nhà thông thoáng, đưa ánh sáng tự nhiên lan truyền qua các không gian. Tất cả các không gian mở trong nhà đều được tiếp xúc với không khí bên ngoài thông qua gạch bông gió phía trước hay thông tầng phía sau.

Tấm lưới thay trần nhà giúp gia chủ Sài Gòn thư giãn

Các phòng ngủ nằm trên lầu một và trọn vẹn lầu hai. Dù nằm phía trước hay phía sau nhà, nhờ những ô cửa sổ rộng, các phòng ngủ đều được tiếp xúc với không khí bên ngoài và được chiếu sáng tự nhiên.

Tấm lưới thay trần nhà giúp gia chủ Sài Gòn thư giãn

Với tường bê tông xám, sàn lát gỗ hoặc gạch xám, các đồ nội thất thanh mảnh… của các phong cách kiến trúc  – nội thất tối giản, hiện đại và công nghiệp kết hợp, ngôi nhà mang đậm cá tính, khỏe khoắn và đơn giản.

Bài: Thái Bình /Ảnh: Duy Hoàng /VNExpress

Kỳ lạ làng nói phét ở Bắc Giang khiến du khách ‘ngã ngửa

Xã Liên Sơn, huyện Tân Yên, Bắc Giang là nơi một thời nổi danh về thói nói phét bằng ca từ đậm chất văn thơ. Từ câu chuyện bình thường, người dân nói quá lên thành chuyện hài hước, để cuộc sống thêm tiếng cười.

Đến nhà ông Nguyễn Văn Sự (SN 1950) hỏi chuyện về làng nói phét, ông Sự lắc đầu: ‘Tôi vừa trải qua trận ốm nặng, phải mổ não, giờ chả nhớ chuyện gì’.

Nhìn gương mặt thất vọng của người hỏi chuyện, ông Sự phì cười. Hóa ra, đó là một cách ‘nói phét’ của người làng. Ông bắt đầu kể về làng và cái tên ‘làng nói phét’…

Ông Sự cho biết, làng Dương Sơn được gọi là ‘làng nói phét’ từ nhiều năm về trước. ‘Đại diện’ tiêu biểu là một người nông dân tên Tam, được dân làng gọi là ‘cụ Tam’. Cụ Tam nghèo, hai vợ chồng không có con nhưng cuộc sống của họ tràn ngập tiếng cười với tài nói quá của cụ.

Kỳ lạ làng nói phét ở Bắc Giang khiến du khách 'ngã ngửa'

Dương Sơn Hội Quán là nơi người làng thường tập trung, giao lưu trao đổi các câu chuyện nói quá, nói phét gây cười

Theo ông Sự, ở làng có người bắt chước, nói quá lên một chút thì những người khác lại đùa: ‘Nói thế quá Tam (quá cụ Tam)’. Người dân ở đây còn lưu truyền khá nhiều câu chuyện về tài nói quá, nói khoác của cụ.

Khoảng năm 1965, một lần lên đồi sắn cạnh nhà để đào sắn, cụ kể lại với mọi người: ‘Hôm đó, tôi đang sốt, người nóng lắm. Đào được củ sắn to, tôi cài vào cạp quần rồi về nhà. Về đến nhà, thấy củ sắn bở tung như vôi’. Ý là cụ bị sốt, người nóng đến nỗi làm chín cả sắn. Cách nói chuyện tưng tửng, gương mặt thản nhiên khiến người nghe không nhịn được cười’, ông Sự kể.

‘Một lần khác, có nhà thuê lợp mái tranh (mái làm bằng rơm rạ), ông đi làm về và kể cho mọi người: ‘Tôi trèo lên mái nhà lợp tranh, không ngờ mái nhà cao, không cẩn thận bị ngã xuống đống tranh phía dưới. Ba ngày sau, gia chủ bới tranh lên vẫn thấy tôi sống sót, môi còn đỏ tươi.

Nghe cụ nói khoác, người đối diện chỉ biết phì cười. Sau này, đi ngang qua thấy ai trèo lên mái nhà đảo tranh, người làng lại cười: ‘Cẩn thận lại ngã như cụ Tam nhé’, ông Sự kể thêm.

Ông Sự nhấn mạnh, người làng Dương Sơn mang tiếng nói phét nhưng không đi lừa đảo, làm việc xấu. Những câu chuyện, sự việc chỉ được nói quá lên để gây cười, mang tính giải trí. Cũng bởi cuộc sống lao động quá vất vả, họ muốn đem thêm tiếng cười cho bản thân và những người xung quanh.

Ông Vũ Văn Tứ (SN 1965, làng Dương Sơn) còn nhớ câu chuyện uốn sừng trâu được các thế hệ trước kể lại.

‘Theo cụ Tam, đó là con trâu có sừng cong quá đà, không đúng tầm đẹp. Một lần, có người bán vôi đi qua, cụ Tam nghĩ chuyện mua vôi uốn sừng trâu. Cụ nói: ‘Tôi lấy vôi bọc lá chuối sau đó ốp vào sừng trâu, lùa con trâu xuống ao. Trâu xuống ao, vôi tôi ra, nóng quá làm mềm sừng trâu. Thế là tôi tranh thủ uốn sừng theo ý muốn’. Dù biết cụ nói khoác nhưng người nghe vẫn cười bò’.

Học cách nói vui vẻ của cụ Tam, người làng cũng bắt đầu nói chuyện một cách hài hước như vậy. Thậm chí, cách nói này còn được phát triển hơn khi trở thành thơ, vè. Hiện các cụ cao tuổi trong làng còn lưu truyền khá nhiều câu chuyện đặc biệt.

Một nhân vật tiêu biểu là cụ Vũ Văn Lập (xã Liên Sơn). Người làng kể lại, một lần đi câu cá về cụ Lập kể chuyện: ‘Tôi đi câu cá, một con cá rô dính lưỡi. Nó quẫy ghê quá. Giằng co nhau mà đuôi cá phá nát mất sào mạ’. Hỏi ra mới biết, những đứa trẻ làng cùng cụ đi bắt cá, vô tình dẫm dập mạ non nên cứ cho là lỗi do con cá quẫy mạnh.

Kỳ lạ làng nói phét ở Bắc Giang khiến du khách 'ngã ngửa'
Ông Vũ Văn Tứ và ông Nguyễn Văn Sự

Xã Sơn Liên cũng là một vùng nuôi ong có tiếng, cụ Lập cũng làm một bài thơ nói quá về việc nuôi ong nơi đây:

‘Ong một ngày thu được vạn can (mật)

Ong no bụng quá xếp hàng đùa nhau

Mật vàng như thể vàng thau

Mời nhau một giọt, mười năm sau vẫn thèm

Thư cảm ơn còn nhiều hơn tiền mặt

Cứ mỗi ngày, mấy chục vạn lá thư

Từ Mỹ, Nga, Trung Hoa, Anh, Pháp

Qua Nhật, Hàn, giáp Đại Tây Dương

Mật ngon xuất khẩu bốn phương

Làm giàu chính đáng, cả làng ấm no’.

Sở hữu cách nói quá độc đáo, một số người ở xa đến làng chơi cũng được các cụ cao tuổi tiếp đón bằng những câu chuyện nói khoác khiến họ vô cùng ngạc nhiên. Khi hiểu ra nội dung, ẩn ý phía sau ai nấy đều bật cười.

Chị Lê Thị Kim Oanh, phòng văn hóa xã hội xã Sơn Liên, cho biết, nói quá, nói phét gây cười là nét văn hóa được lưu giữ ở làng từ lâu đời.

‘Làng Dương Sơn bao gồm thôn Cả, thôn Đỉnh, thôn Húng. Họ có những câu chuyện gây cười bằng cách nói quá. Nhiều năm trước, nơi đây còn tổ chức cuộc thi nói phét giữa các làng, thu hút được rất nhiều người dân tham gia.

Tuy nhiên, hiện nay, làng Dương Sơn có rất ít người có khả năng nói khoác theo kiểu thơ ca. Nét văn hóa độc đáo này đang dần bị mai một. Trong kế hoạch năm nay, UBND huyện Tân Yên cũng đang có ý định phục hồi nét văn hóa này’, bà Kim Oanh cho biết.

VNNet

Màn biểu diễn thực nghiệm gây ám ảnh bất kì ai suốt 40 năm, vạch trần mặt tối độc ác ẩn sâu trong mỗi con người

Màn biểu diễn thực nghiệm gây ám ảnh bất kì ai suốt 40 năm, vạch trần mặt tối độc ác ẩn sâu trong mỗi con người

Buổi biểu diễn thấu thị lòng người cho thấy một mặt tối tàn bạo luôn tiềm ẩn trong mỗi chúng ta.

Chỉ cần vài giờ để bóc trần những mặt xấu xa và đen tối nhất của mỗi con người. Một tiết mục trình diễn nghệ thuật thể nghiệm mang tên “Rhythm 0” (Âm tiết số 0) đã làm được điều này.

Vào năm 1974, một nữ nghệ sĩ tên Marina Abramovic, đã trình diễn một tiết mục đáng nhớ và gây ám ảnh nhất trong lịch sử trình diễn nghệ thuật thể nghiệm.

Trong một tiết mục mang tên “Rhythm 0”, tất cả những gì nữ nghệ sĩ này thực hiện đơn giản đến bất ngờ: đứng yên.

Cô cũng cho đặt rất nhiều đồ vật khác nhau trên bàn và để cho mọi khán giả tùy ý sử dụng lên thân thể mình: từ những đóa hoa, bánh sô-cô-la cho đến dây xích và những con dao. Thậm chí trên bàn còn có cả súng ngắn được lên đạn sẵn.

Màn biểu diễn thực nghiệm gây ám ảnh bất kì ai suốt 40 năm, vạch trần mặt tối độc ác ẩn sâu trong mỗi con người - Ảnh 1.
Màn biểu diễn thực nghiệm gây ám ảnh bất kì ai suốt 40 năm, vạch trần mặt tối độc ác ẩn sâu trong mỗi con người - Ảnh 2.

Trong suốt tiết mục, cô sẽ sắm vai một vật thể vô tri. Mục đích của cô là muốn biến bản thân mình thành một tác phẩm nghệ thuật “sống”.

Tuy nhiên, cô đã không thể nhận ra rằng màn trình diễn kéo dài 6 giờ này sẽ trở thành một trong những trải nghiệm tồi tệ nhất trong cuộc đời mình.

Ban đầu, các “khán giả” khá nhẹ nhàng. Họ dùng hoa hồng vuốt ve tay cô, số khác mớm cho cô bánh sô-cô-la, một số ve vuốt nhẹ nhàng làn tóc của cô hoặc đơn giản chào cô bằng cái bắt tay.

Tuy vậy, khi tiết mục dần trôi qua, mọi thứ bắt đầu biến chuyển theo chiều hướng kinh khủng dần đều. Một người bước đến tát nhẹ vào mặt Marina.

Khi nhìn thấy nữ nghệ sĩ không có phản ứng gì, nhiều người khác bắt đầu nhảy vào với những hành động mạnh bạo hơn. Những người vừa mới bắt tay và ve vuốt cô trước đó cũng hòa vào bầu không khí điên rồ lúc này.

Màn biểu diễn thực nghiệm gây ám ảnh bất kì ai suốt 40 năm, vạch trần mặt tối độc ác ẩn sâu trong mỗi con người - Ảnh 3.
Màn biểu diễn thực nghiệm gây ám ảnh bất kì ai suốt 40 năm, vạch trần mặt tối độc ác ẩn sâu trong mỗi con người - Ảnh 4.

Một người trong đám đông chộp lấy khẩu súng đã lên đạn và chĩa thẳng vào đầu Marina. Sau đó anh ta nhét khẩu súng vào tay cô và để nòng súng tì lên cổ người nghệ sĩ. Một số khác bắt đầu lấy bút và vẽ lên mặt cô.

Mọi chuyện bắt đầu vượt ra khỏi giới hạn khi nhiều người bắt đầu sờ soạng những phần nhạy cảm trên cơ thể cô, hôn hít và nhổ nước bọt lên người cô.

Người ta thậm chí còn dùng kéo cắt nát quần áo của Marina, để cô trần truồng giữa căn phòng. Nhưng đám đông điên rồ ấy vẫn chưa thỏa mãn.

Màn biểu diễn thực nghiệm gây ám ảnh bất kì ai suốt 40 năm, vạch trần mặt tối độc ác ẩn sâu trong mỗi con người - Ảnh 5.
Màn biểu diễn thực nghiệm gây ám ảnh bất kì ai suốt 40 năm, vạch trần mặt tối độc ác ẩn sâu trong mỗi con người - Ảnh 6.

Một người đã dùng dao khắc lên bụng nữ nghệ sĩ. Máu cô tuôn ra. Vài người khác nếm những giọt máu ấy. Họ cùng nhau kéo lê cô như một hình nhân.

Một gã thậm chí còn cố đặt cô lên bàn và cưỡng bức cô nhưng đã bị ngăn lại.

Một số người cảm thấy rất khó chịu trước những hành động kia, tuy nhiên họ lại chẳng làm gì cả mà chỉ đứng nhìn.

Một số khác chỉ chụp ảnh. Lúc này dù vẫn cố đứng yên nhưng nước mắt của Marina đã trào ra. Tuy vậy, “tuân theo” tinh thần của tiết mục, đám đông vẫn đang nhìn nhận cô như một đồ vật vô tri mà thôi.

Màn biểu diễn thực nghiệm gây ám ảnh bất kì ai suốt 40 năm, vạch trần mặt tối độc ác ẩn sâu trong mỗi con người - Ảnh 7.
Màn biểu diễn thực nghiệm gây ám ảnh bất kì ai suốt 40 năm, vạch trần mặt tối độc ác ẩn sâu trong mỗi con người - Ảnh 8.

Sau đó một người phụ nữ trong đám đông đã bước lên lau nước mắt cho Marina và ôm cô. Sự điên rồ trong cả căn phòng bỗng dưng dịu lại và tan biến dần đi.

Nhiều người bắt đầu lau các vết máu cho cô, dùng áo khoác để che thân thể cô lại. Một người mời cô một điếu thuốc lá để trấn an cô.

Khi người phụ nữ kia chọn đứng về lẽ phải, điều đó đã thay đổi tất cả mọi người trong căn phòng lúc đó. Vậy nên đừng nghĩ những hành động nhỏ sẽ không tạo ra được những thay đổi lớn lao.

Màn biểu diễn thực nghiệm gây ám ảnh bất kì ai suốt 40 năm, vạch trần mặt tối độc ác ẩn sâu trong mỗi con người - Ảnh 9.

Sự kiện trên, từ một buổi biểu diễn nghệ thuật thể nghiệm đã trở thành một phép thử cho xã hội lúc bấy giờ.

Nó cho thấy đám đông con người có thể dễ dàng bộc lộ bản chất xấu xa bên trong khi được khuyến khích, nó cũng cho thấy những hậu quả khi một ai đó không thể dũng cảm và quyết đoán khi rơi vào những trường hợp phải lựa chọn giữa đúng và sai.

Sau 6 giờ đồng hồ, khi tiết mục kết thúc, khi Marina bắt đầu cử động trở lại, phần đông mọi người đã bỏ chạy khỏi căn phòng với sự hoảng loạn như thể họ đã phải đối mặt với một kẻ sát nhân vậy.

Họ hoảng sợ với chính cô gái tội nghiệp mà họ vừa làm nhục và hành hạ, khi cô đã trở lại hoàn toàn với “tư cách con người” của mình.

Màn biểu diễn thực nghiệm gây ám ảnh bất kì ai suốt 40 năm, vạch trần mặt tối độc ác ẩn sâu trong mỗi con người - Ảnh 11.

theo HELINO

Cái chết Đen: Đại dịch kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại

Bùng phát trong một khoảng thời gian ngắn, đại dịch Cái chết Đen đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người trong thế kỷ 14, tương đương với 60% toàn bộ dân số châu Âu, khiến nó trở thành một trong những nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất đeo bám nhân loại dai dẳng.

Lây theo cấp số nhân

Cái chết Đen lây lan ở châu Âu trong những năm từ 1346 – 1353. Tuy nhiên, cái tên nghe rợn tóc gáy này chỉ xuất hiện vài thế kỷ sau đó. Cái chết Đen (atra mors) trên thực tế là một cụm từ cổ trong tiếng Hy Lạp và được sử dụng trong tiếng Latin cổ điển. Nó vốn được dùng trong thơ ca để biểu thị sự đen tối và sợ hãi liên quan đến cái chết chứ không chỉ riêng một loại bệnh nào.

Lần đầu tiên cụm từ “atra mors” được sử dụng để ám chỉ dịch bệnh này là vào năm 1631 trong một cuốn sách về lịch sử Đan Mạch của J.I. Pontanus. Cái tên sau đó được sử dụng rộng rãi ở vùng Bắc Âu và tiếp đến là Đức, dần dần nó được gắn liền với đại dịch chết chóc này. Ở Anh, mãi đến năm 1823 thì đại dịch trung cổ mới lần đầu tiên được gọi là Cái chết Đen.

Biểu hiện của bệnh là hạch nổi khắp cơ thể. Khi những mạch máu trong các hạch bị vỡ, máu khô lại và biến thành những cục màu đen cản trở sự lưu thông máu. Hiện tượng chảy máu trong cũng xuất hiện ở các cơ quan nội tạng như gan, phổi và dẫn đến tử vong. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp và dịch đường hô hấp.

Các ghi chép lịch sử và cả thư từ thời kỳ đó đã khắc họa nỗi khiếp sợ do dịch bệnh này gây ra. Người ta không thể làm gì khác ngoài việc đem các thi thể đi chôn. Ở mỗi một nhà thờ, họ đào những hố sâu tới mặt nước ngầm. Những người nghèo bị chết trong đêm sẽ được bọc lại nhanh chóng và quăng xuống hố. Sáng hôm sau khi hàng loạt thi thể đã được chất đống bên trong hố, người ta phủ một lớp đất bên trên các thi thể sau đó lại đặt các thi thể khác lên rồi lại xúc đất đổ vào, cứ như thể đang làm một chiếc bánh kẹp lasagne với nhiều lớp patê và pho mát.

Cái chết Đen là một loại bệnh dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra và lây lan thông qua các loài gặm nhấm sinh sống thành từng bầy với số lượng lớn. Một khu vực như vậy được gọi là “ổ dịch”. Dịch bệnh ở người xuất hiện khi những động vật gặm nhấm trong nơi ở của người, thường là chuột đen, bắt đầu nhiễm bệnh. Chuột đen rất thích sống gần người và đó chính là mối hiểm họa bởi các loài chuột nâu hay chuột xám lại hay tránh xa con người, sống trong ống cống hay nhà kho.

Thông thường, sẽ mất từ 10 – 14 ngày trước khi dịch bệnh giết chết gần như toàn bộ bầy chuột bị nhiễm bệnh, khiến vô số những con bọ chét không thể bám hết vào vật chủ mới vốn là những con chuột khác trong bầy (cũng sẽ sớm chết không lâu sau đó). Sau 3 ngày “rỗng bụng”, những con bọ chét khát máu này sẽ chuyển sang cắn người. Từ vết cắn, vi khuẩn lây nhiễm đến hạch bạch huyết, khiến nó sưng lên thành chứng sưng bạch hạch gây căng cứng và đau đớn, chủ yếu nổi lên ở bẹn, nách hoặc cổ.

Thời gian ủ bệnh từ lúc bị cắn là 3 – 5 ngày trước khi bệnh nhân bị ốm, và có tới 80% số ca nhiễm bệnh tử vong trong 3 – 5 ngày tiếp theo. Do đó, từ khi có chuột nhiễm bệnh xuất hiện trong một cộng đồng người thì trung bình sau khoảng 23 ngày sẽ có người đầu tiên trong cộng đồng đó tử vong.

Ví dụ, khi một người lạ có tên Andrew Hobson chết do bệnh dịch hạch khi đến Penrith (Anh) vào năm 1597, ca nhiễm bệnh tiếp theo xuất hiện 22 ngày sau đó, tương ứng với giai đoạn đầu tiên của quá trình bùng phát bệnh dịch. Và tất nhiên Hobson không phải là người duy nhất từ một thị trấn hay khu vực bị dịch hạch hoành hành đi đến nhiều cộng đồng khác nhau trong vùng mang theo những con bọ chét nhiễm bệnh trên quần áo và hành lý của mình. Sự lây lan kiểu này gọi là lây lan theo “cấp số nhân” hay “di căn”. Bởi vậy, bệnh dịch hạch sớm nổ ra ở những trung tâm đô thị hay vùng nông thôn khác, từ đó nó lại lan truyền đến những ngôi làng và thị trấn của những vùng xung quanh theo mức độ tương tự.

Để bùng phát, bệnh dịch hạch phải lan truyền đến các bầy chuột khác trong vùng và lây nhiễm cho người dân theo cách tương tự. Phải mất một khoảng thời gian tương đối thì người ta mới nhận ra một dịch bệnh khủng khiếp đang bùng phát trong khu vực của họ và được ghi chép lại trong sử sách. Khoảng thời gian đó không cố định, ở vùng nông thôn là khoảng 40 ngày; còn ở hầu hết các thị trấn với vài nghìn dân thì từ 6 – 7 tuần; ở các thành phố từ 10.000 dân trở lên thì khoảng 7 tuần và ở một số ít đô thị lớn với trên 100.000 dân thì mất đến 8 tuần.

Vi khuẩn dịch hạch có thể được mạch máu đưa từ hạch tới phổi và gây ra một thể dịch hạch khác lây nhiễm từ người sang người qua những giọt nước bọt khi ho. Tuy nhiên, trái ngược với quan niệm của nhiều người, dịch hạch thể phổi không dễ mắc phải, chỉ lây lan một cách tình cờ theo từng lúc, do đó chỉ chiếm một phần nhỏ số các ca nhiễm bệnh.

Như vậy rõ ràng là chấy rận ở người không góp phần gây ra sự lây lan của dịch bệnh, ít nhất là ở mức không đáng kể. Mạch máu của người không bị vi khuẩn dịch hạch từ các bạch hạch xâm chiếm, do đó bệnh nhân tử vong mà trong máu có rất ít vi khuẩn, không đủ để khiến các ký sinh trùng hút máu trên cơ thể người bị lây nhiễm và phát tán dịch bệnh. Một đơn vị máu của những con chuột nhiễm bệnh chứa lượng vi khuẩn cao gấp 500 – 1.000 lần so với một đơn vị máu tương ứng ở người nhiễm bệnh.

Hiểm họa từ vận tải biển

Trước đây nhiều người cho rằng Cái chết Đen bắt nguồn từ Trung Quốc, song những nghiên cứu mới cho thấy nó bắt đầu vào mùa xuân năm 1346 ở vùng thảo nguyên chứa nhiều ổ dịch trải dài từ vùng duyên hải tây bắc Biển Caspi tới miền Nam nước Nga. Thậm chí đến nay vẫn có người thỉnh thoảng bị mắc bệnh. Hai bản sử ký đương đại xác định vùng cửa sông Đông – dòng sông chảy ra Biển Azov – là khu vực khởi phát của dịch bệnh.

Tuy nhiên, đó có thể chỉ là những suy đoán và dịch bệnh có thể bắt nguồn từ những nơi khác, như khu vực cửa sông Volga chảy ra Biển Caspi. Khi đó, khu vực này nằm dưới sự cai trị của Hãn quốc Mông Cổ. Vài thập kỷ trước đó, Hãn quốc Mông Cổ cải sang đạo Hồi và không chấp nhận sự hiện diện của người Cơ đốc giáo cũng như hoạt động giao thương với họ. Kết quả là, những tuyến thương mại trên Con đường Tơ lụa giữa Trung Quốc và châu Âu bị cắt đứt. Theo đó, Cái chết Đen không lan truyền từ phương Đông qua Nga đến Tây Âu, mà dừng lại đột ngột trên biên giới Mông Cổ với các công quốc Nga.

Trên thực tế đại dịch bắt đầu bằng một cuộc tấn công của người Mông Cổ nhằm vào trạm giao thương cuối cùng của các lái buôn Italy – Kaffa (nay là Feodosiya) ở Crimea. Mùa thu năm 1346, dịch bệnh bùng phát trong các binh sĩ vây hãm rồi xâm nhập vào thị trấn. Khi mùa xuân đến, người Italy bỏ chạy trên những con tàu và Cái chết Đen “âm thầm” đồng hành với họ.

Các con tàu di chuyển với tốc độ trung bình khoảng 40 km/ngày, tương đối chậm so với ngày nay. Tuy nhiên, tốc độ đó cũng đồng nghĩa với việc Cái chết Đen dễ dàng lan xa tới 600 km trong hai tuần bởi một con tàu – một mức độ phát tán đáng kinh ngạc và khó lường theo thuật ngữ đương đại. Trên bộ, dịch bệnh lây lan với tốc độ trung bình chậm hơn nhiều, tối đa 2 km/ngày theo các tuyến đường chính tấp nập nhất và khoảng 0,6 km/ngày theo những tuyến đường thứ cấp.

Các tàu Italy mang theo Cái chết Đen từ Kaffa đến Constantinople (Istanbul) vào tháng 5/1347. Dịch bệnh bùng phát ở đó vào đầu tháng 7 cùng năm và ở Trung Đông – Bắc Phi trong khoảng ngày 1/9 sau khi đến Alexandria (Ai Cập) trên tàu vận tải từ Constantinople. Dịch cũng bắt đầu lan truyền từ Constantinople sang các trung tâm thương mại ven Địa Trung Hải của châu Âu từ mùa thu năm 1347.

Các thương lái Italy dường như đã rời Constantinople vài tháng sau đó và trở về quê nhà của họ ở Genoa và Venice với dịch bệnh trên những con tàu. Trên đường trở về, các con tàu từ Genoa cũng làm lây nhiễm thành phố cảng Pisa ở Florence. Những thành phố thương mại lớn này đã đóng vai trò như những đầu cầu giúp dịch bệnh “xâm chiếm” châu Âu.

Tại khu vực Địa Trung Hải thuộc châu Âu, Marseilles (Pháp) là trung tâm phát tán dịch lớn đầu tiên. Sự lây lan lên phía bắc đến thung lũng Rhone cho tới Lyon và về phía tây nam dọc các vùng duyên hải tới Tây Ban Nha, diễn ra với tốc độ kinh hoàng bất chấp những tháng ngày mùa đông lạnh lẽo với rất ít hoạt động vận tải biển. Đến tháng 3/1348, các khu vực ven Địa Trung Hải của Lyon và Tây Ban Nha đều bị dịch bệnh tấn công.

Từ cuối tháng 3, đầu mối thương mại Bordeaux (Pháp) ven Đại Tây Dương cũng trở thành trung tâm phát tán dịch bệnh mới. Cuối tháng 4, một con tàu chứa mầm bệnh khác khởi hành từ Bordeaux đã đến Rouen thuộc vùng Normandy. Từ đây, vào tháng 6, một mặt trận dịch bệnh nữa lan truyền về phía tây đến Brittany, về phía đông nam đến Paris và phía bắc theo hướng các vùng trũng duyên hải Tây Âu (Hà Lan, Bỉ).

Vào khoảng ngày 8/5, một con tàu nữa rời Bordeaux mang theo Cái chết Đen đến thị trấn Melcombe Regis của Anh. Dịch bệnh bùng phát ngay trước ngày 24/6. Từ Melcombe Regis, dịch bệnh lan truyền không chỉ bằng đường bộ mà còn bằng đường biển với tốc độ chóng mặt. London bị lây nhiễm vào đầu tháng 8. Các thị trấn cảng biển thương mại như Colchester và Harwich cũng đã nhiễm dịch vào cùng khoảng thời gian này.

Cái chết Đen xuất hiện ở Oslo vào mùa thu năm 1348 và chắc chắn là đến theo một con tàu từ miền Đông Nam nước Anh, quốc gia có quan hệ thương mại sôi động với Na Uy. Dịch bệnh tại Na Uy nổ ra thậm chí trước khi nó xâm nhập được vào miền Nam nước Đức qua đường bộ – diễn biến một lần nữa cho thấy tác động to lớn của hoạt động vận tải tàu biển và tốc độ lây lan chậm chạp trên đất liền. Dịch bệnh ở Oslo chấm dứt khi mùa đông đến nhưng trở lại vào đầu mùa xuân.

Sau khi đến Oslo, bệnh dịch hạch tiếp tục lây lan tới những nơi khác ở Bắc Âu. Vận tải biển tiếp tục đóng một vai trò then chốt. Lần này chủ yếu là thông qua các tàu thuộc Liên minh Hanse (một liên minh tồn tại từ giữa thế kỷ 13 cho đến giữa thế kỷ 17 với mục đích cùng nhau bảo đảm an ninh của các tàu buôn và đại diện quyền lợi kinh tế chung) rời bỏ trung tâm giao thương của họ ở Oslo với hàng hóa đã mua trong mùa đông.

Trên đường trở về quê nhà, con tàu đã khiến Cảng biển Halmstad (Thụy Điển) bị lây nhiễm vào đầu tháng 7. Và đây là “tiền trạm” cho Cái chết Đen “đổ bộ” vào Đan Mạch cũng như Thụy Điển. Các tàu này sau đó cũng đưa Cái chết Đen tới một số thành phố khác thuộc Liên minh Hanse nằm ven cả Biển Baltic và Biển Bắc. Đến mùa xuân năm 1350, một ổ dịch ở miền Bắc nước Đức xuất hiện và lây lan về phía nam, hòa vào ổ dịch hình thành ở miền Nam nước Đức từ mùa hè năm 1349 với nguồn lây nhiễm từ Áo và Thụy Sĩ.

Bước ngoặt lịch sử

Năm 1353, đến lượt Moskva bị hoành hành và dịch bệnh cũng tiến đến biên giới Hãn quốc Mông Cổ rồi tắt dần ở đó. Theo lộ trình này thì dịch bệnh bắt nguồn từ phương Tây. Ba Lan bị đại dịch tràn vào từ nguồn bệnh ở Elbing, ổ dịch miền Bắc nước Đức và dường như từ phía nam qua biên giới của Slovakia thông qua Hungary. Iceland và Phần Lan là những khu vực duy nhất tránh được đại dịch bởi các nước này có quy mô dân số nhỏ và có rất ít tiếp xúc với bên ngoài.

Vậy rốt cuộc bao nhiêu người là nạn nhân của Cái chết Đen. Các nhà nghiên cứu trước đây từng thống nhất quan điểm rằng đại dịch này đã làm giảm từ 20 – 30% dân số châu Âu. Tuy nhiên, cho đến năm 1960, chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về con số tử vong ở người dân bình thường, do đó cơ sở của đánh giá trên là không chắc chắn. Từ năm 1960, nhiều nghiên cứu đối với các khu vực khác nhau của châu Âu đã được công bố. Chúng đã được đối chiếu với nhau và giúp đưa đến kết luận rằng những ước tính trước đó chỉ bằng một nửa so với con số tử vong thực tế.

Trước sức lây truyền như vũ bão của thảm họa Cái chết Đen, chính phủ các nước châu Âu gần như tê liệt hoàn toàn. Ở một số thành phố trong một ngày thậm chí có tới 800 người tử vong. Những nhà khoa học hàng đầu thời điểm đó đã không thể đưa ra một biện pháp đối phó nào vì họ không thể tìm ra nguyên nhân hoặc cách thức lây lan của đại dịch. Họ thậm chí còn không đủ thời gian để nghiên cứu bởi chính mình cũng trở thành nạn nhân.

Theo chuyên gia về lịch sử Trung Cổ Philip Daileader thì kết quả các cuộc nghiên cứu cho thấy chừng 45 – 50% dân số châu Âu chết chỉ trong vòng bốn năm, các quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải như miền Nam nước Pháp, Tây Ban Nha, tỷ lệ dân số tử vong có lẽ lên tới 75 – 80% trong khi ở các nước phía bắc như Đức hay Anh, con số này dừng lại ở chừng 20%. Tại khu vực Trung Đông gồm Iraq, Iran và Syria, số người chết là vào khoảng một phần ba dân số. Ước chừng 40% dân số Ai Cập đã chết trong lần đại dịch này.

Vì nhiều lý do mà tỷ lệ tử vong do bệnh dịch hạch ở phụ nữ và trẻ em cao hơn so với nam giới trưởng thành. Một số cuộc điều tra dân số do các thành bang ở Tuscany (Italy) thực hiện nhằm nắm bắt nhu cầu về ngũ cốc hay muối hiện vẫn còn được lưu giữ. Số liệu cho thấy các hộ gia đình ở vùng nông thôn trung bình giảm từ 4,5 xuống 4 thành viên và ở các trung tâm đô thị giảm từ 4 xuống còn 3,5 thành viên. Tất cả các nguồn tài liệu từ thời trung cổ cho phép tiến hành nghiên cứu về quy mô và thành phần các hộ gia đình cũng đưa đến những số liệu tương tự, từ Italy ở Nam Âu cho đến Anh ở Tây Âu và Na Uy ở Bắc Âu.

Nghiên cứu kỹ về các số liệu tử vong có sẵn đã chỉ ra hai đặc điểm nổi bật liên quan đến các nạn nhân của Cái chết Đen, đó là tỷ lệ tử vong cực cao do bệnh dịch hạch và sự giống nhau đến lạ thường của tỷ lệ tử vong tại các khu vực khác nhau, từ Tây Ban Nha ở Nam Âu cho đến Anh ở Tây Bắc Âu.

Các học giả nói chung cho rằng quy mô dân số châu Âu vào thời kỳ đó là khoảng 80 triệu người và các số liệu phổ biến cho thấy Cái chết Đen đã làm biến mất đến 60% dân số châu lục này, tương đương với khoảng 50 triệu người. Đây quả là con số không thể tin nổi, làm lu mờ ngay cả những thiệt hại khủng khiếp nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Làm biến mất một phần dân số toàn cầu chỉ trong vẻn vẹn vài năm từ 1346 – 1353, Cái chết Đen thực sự là một thảm họa có một không hai, đến mức tạo ra cả bước ngoặt trong lịch sử nhân loại.

Theo các sử gia, sự tàn phá khủng khiếp của Cái chết Đen đã gần như đảo lộn hoàn toàn lục địa già, dẫn đến sự ra đời của nhiều tôn giáo mới hay chuyển đổi cơ bản về kinh tế và xã hội. Những thay đổi ấy ảnh hưởng sâu sắc tới tiến trình lịch sử của châu lục này. Ước tính châu Âu phải mất tới 150 năm để phục hồi dân số như thời gian trước đại dịch. Sau này bệnh dịch hạch còn nhiều lần bùng phát trở lại tại đây và nó chỉ biến mất vào thế kỷ 19.

Bất chấp những hậu quả nặng nề do Cái chết Đen, châu Âu đã cho thấy khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên với những đột phá lớn lao, mà trước hết là những cải tiến về sức khỏe nhờ biến thể gene đặc biệt thông qua quá trình được gọi là lựa chọn tích cực. Ngoài ra còn có những cải tiến vượt bậc về bệnh viện, sự chuyển đổi rõ rệt trong lĩnh vực điều trị; sự phát triển của ngành xây dựng, kiến trúc với các thiết kế đơn giản, chú trọng đến không gian riêng tư trong khi nhà được xây với các bức tường chia phòng, sạch sẽ và thoải mái hơn nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Cái chết Đen thực sự đã để lại nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với toàn nhân loại. Phải mất hàng trăm năm người ta mới có thể kiểm soát được đại dịch và cũng cho tới tận hàng trăm năm sau, các nhà khoa học mới tìm ra phương pháp điều trị căn bệnh chết chóc này.

Theo BÁO TIN TỨC

Báo Pháp nói về tâm bệnh lớn nhất của Tập Cận Bình

Chinese President Xi Jinping speaks during a meeting with Turkish President Recep Tayyip Erdogan (not seen) at the Great Hall of the People on July 2, 2019 in Beijing, China. (Photo by Mark Schiefelbein - Pool/Getty Images)

Quan chức ĐCSTQ hai lòng với Tập Cận Bình

Chiến tranh thương mại vẫn chưa biết khi nào dừng lại, Hồng Kông lại dấy lên làn sóng phản đối dự luật dẫn độ, khiến cao tầng Bắc Kinh lo lắng loạn trong giặc ngoài, bị công kích nặng nề. Tại cuộc họp cấp cao của ĐCSTQ mấy mới đây, ông Tập Tập Cận Bình đã liên tiếp nêu ra 6 “biến”, bao gồm tình thế đang biến đổi, nhiệm vụ đang biến đổi, yêu cầu công tác cũng biến đổi, cần phải nhận thức chính xác biến đổi, ứng biến một cách khoa học, chủ động theo sát biến đổi. Sau đó, lại tiếp tục cảnh báo cao tầng Trung Nam Hải: tuyệt đối không làm 4 loại quan xấu. Có phân tích cho rằng, ông Tập Cận Bình liên tiếp đưa ra cảnh báo, cho thấy hiện nay Bắc Kinh thực sự đang đối mặt với tình thế không tốt.

Bài bình luận hôm 11/7 trên Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) nói, những thứ mà ông Tập Cận Bình cần ứng biến có rất nhiều, nhưng, ứng biến lớn nhất vẫn là không thể để loạn từ bên trong, nhất là các cơ cấu hạt nhân. Việc ông Tập liên tiếp rung hồi chuông cảnh báo, thực tế chính là đang cảnh báo toàn đảng, không nên có hai lòng với ‘Tập hạt nhân’.

Trước đó, học giả chính trị và kinh tế Trình Hiểu Nông chia sẻ với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng, rủi ro mà ông Tập Cận Bình thực sự sợ chính là ở bên trong đảng, quan chức ĐCSTQ hai lòng đối với chiến dịch chống tham nhũng, xuất hiện tình hiện tượng rỉ tai nhau gièm pha, chê bai và làm việc thì tiêu cực và biếng nhác. Một số quan chức hoài niệm về thời đại Giang Trạch Dân “dùng tham nhũng hủ bại đổi lấy sự hợp tác”, và họ tìm mọi cách chống lại phương thức “dùng chống tham nhũng để ép hợp tác” của ông Tập Cận Bình.

Ông Trình Hiểu Nông cho biết, “trong ĐCSTQ có 3 loại người khiến ông Tập Cận Bình khó ngủ ngon: Một là đứng ‘xem hài kịch’, nhìn xem trung ương làm thế nào, họ cho rằng ông [Tập Cận Bình] dù sao cũng làm không tốt, và chúng tôi cũng không quan tâm;  hai là không làm gì, ít làm thì ít sai, ngồi yên không làm gì, ai cũng không thể nắm được điểm yếu của mình. Hy vọng ông Tập làm sự việc rối loạn lên, sau đó các quan chức sẽ vẫn hủ bại như cũ, tiếp tục bòn rút tiền và chuyển ra nước ngoài; ba là làm bừa, bên trên hô Đông, họ lại đến đằng Đông làm ầm ĩ một phen. Bên trên hô Tây, họ lại chuyển đến đằng Tây làm ầm ĩ một phen, còn về việc liệu có lợi ích với kinh tế hay không thì khỏi phải nói. Dù sao bên trên nói rồi, tôi cũng đã làm rồi, còn kết quả thế nào thì tôi không quan tâm.” Còn trong lòng ông Tập Cận Bình cũng đã hiểu rõ tình trạng quan chức không đồng lòng, không đoàn kết hiện nay.

Chống tham nhũng không diệt gốc rễ, tham quan diệt không tận

RFI cho rằng, hiện tại ông Tập Cận Bình đang đối mặt với vấn đề vô cùng nghiêm trọng, tức là quan chức không làm gì.

Tại hội nghị của cơ quan quốc gia hôm 9/7, ông Tập Cận Bình đã cảnh cáo quan chức, tuyệt đối không thể lấy chống tham nhũng làm cái cớ để không gánh vác trách nhiệm, không có hành động gì. Không làm hôn quan tê liệt chính trị, làm việc hồ đồ; không làm lãn quan (quan chức lười nhác) ăn không ngồi rồi không biết làm gì, không làm dung (công chức bình thường không có gì nổi bật) quan né tránh tranh luận, không biết tiến thủ, không làm tham quan dùng quyền lực mưu cầu tư lợi, thoái hoá biến chất.

Bài viết chỉ ra, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân khuyến khích “im lặng phát đại tài”, từ đó tình trạng tham nhũng hủ bại trong quan trường ĐCSTQ bắt đầu bén rễ nảy mầm, và sinh sôi nhanh chóng, không có quan chức nào không tham nhũng, tham nhũng hủ bại đã trở thành môi trường chung. Trong khi 5 năm chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, mặc dù đã loại bỏ được một lô tham quan, nhưng chống tham nhũng vẫn chưa trừ tận gốc rễ, “tổng quản tham nhũng” Giang Trạch Dân vẫn chưa bị bắt, kết quả trong quan trường của ĐCSTQ đã hình thành cục diện “tham quan không diệt tận, xuân về lại sinh sôi”.

Bầu không khí “ngày tận thế” bao trùm quan trường

Hiện nay, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và sự oán hận trong người dân đang sôi sục, khiến cho ĐCSTQ khó khăn cả trong lẫn ngoài, và bầu không khí ngày tận thế bao trùm quan trường ĐCSTQ, sự biếng nhác chính vụ (chỉ công tác quản lý nhà nước) đã đến mức độ chưa từng có,

Truyền thông tại Trung Quốc Đại lục tiết lộ, quan chức ĐCSTQ xuất hiện dòng chảy ngầm “không có lý tưởng”, nhiều người bản thân ở tuyến đầu có có “tâm lý nghỉ hưu”. Quan chức bị phơi bày trong thời gian làm việc lại đánh bạc, hút ma tuý, chơi trò chơi, mua sắm trên mạng, xem phim khiêu dâm, thậm chí là thông gian, v.v.

Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường đã nhiều lần “phát hoả” vì “mệnh lệnh không ra khỏi Trung Nam Hải” và quan chức lười nhác, thậm chí từng dùng tách trà mà đập bàn. Quan chức lười nhác trở thành nguy cơ khác của chính quyền không ĐCSTQ.

Không ít quan điểm cho rằng, xã hội Trung Quốc hiện nay không khác gì so với thời kỳ cuối của bất cứ triều đại nào trong lịch sử. Truyền thông ngoài Trung Quốc cho biết, từ cao tầng của ĐCSTQ tới trường đảng trung ương của ĐCSTQ, từ lâu đã suy nghĩ tới chính quyền ĐCSTQ đối mặt với vấn đề kết thúc.

Một giáo sư trường đảng trung ương không muốn tiết lộ danh tính nói với tờ Financial Times rằng, người dân Trung Quốc đang hỏi rằng bao giờ ĐCSTQ sụp đổ, nhưng rất khó trả lời câu hỏi này.

Ông Tập Cận Bình cũng từng nhiều lần đưa ra cảnh báo tại các cuộc họp của Bộ Chính trị, ĐCSTQ đang đối mặt với thời khắc quan trọng liên quan đến sinh tử tồn vong, “một số nơi, sự oán hận của người dân lên đến điểm sôi, và sự phẫn nộ đang tiệm cận giới điểm”, “mất lòng dân là mất đảng”.

Đài VOA từng trích dẫn lời của học giả Trung Quốc cho biết, “quan chức tham nhũng của Trung Quốc quen mua tài sản nhà, đất đai tại Mỹ và các nước phương Tây, chuyển ‘mồ hôi nước mắt của người dân’ mà họ đánh cắp được ra nước ngoài … họ đang bố trí mọi việc trước khi chìm tàu …”.

Nhiều quan điểm cho rằng, hiện tại, nguồn gốc của nhiều hiện tượng rối loạn ở Trung Quốc Đại lục chính là độc đảng chuyên chính, người chấp chính muốn giải quyết mọi thứ này, ắt phải từ bỏ ĐCSTQ.

Trí Đạt ? Trithucvn