Thế giới động vật châu Phi đẹp mê hồn nhìn từ trên cao

Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Peter Adams thực hiện mang đến cho người xem một cái nhìn khác về thế giới động vật hoang dã trên đồng bằng sông Okavango (Botswana).

Bộ ảnh này được nhiếp ảnh người London - Peter Adams chụp tại đồng bằng sông Okavango (ở Botswana).

Bộ ảnh này được nhiếp ảnh người London – Peter Adams chụp tại đồng bằng sông Okavango (Botswana). Để có được góc chụp đẹp và ấn tượng này, Peter Adams đã phải mạo hiểm nhoài người ra khỏi một chiếc máy bay trực thăng Robinson R44 trên độ cao hơn 900 m.

Một đàn trâu hoang đứng thành vòng tròn.

Một đàn trâu hoang đứng thành vòng tròn.

Đồng bằng sông Okavango là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của châu Phi và trở thành địa danh thứ 1.000 được liệt kê vào danh sách di sản thế giới của UNESCO vào tháng 6/2014.

Đồng bằng sông Okavango là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của châu Phi và trở thành địa danh thứ 1.000 được liệt kê vào danh sách di sản thế giới của UNESCO vào tháng 6/2014.

Đây là nơi sinh sống của nhiều loài động vật khác nhau như voi, hươu cao cổ, hà mã và ngựa vằn…

Đây là nơi sinh sống của nhiều loài động vật khác nhau như voi, hươu cao cổ, hà mã và ngựa vằn…

Những chú ngựa vằn cao lêu nghêu trông vô cùng nhỏ bé nhìn từ trên cao.

Những chú hươu cao cổ cao lêu nghêu trông vô cùng nhỏ bé nhìn từ trên cao.

Đàn ngựa vằn lang thang trên đồng cỏ xanh.

Đàn ngựa vằn lang thang trên đồng cỏ xanh.

Hình ảnh đàn voi nhìn từ trên cao này đã mang đến cho người xem một góc nhìn cực kì độc đáo.

Hình ảnh đàn voi nhìn từ trên cao này đã mang đến cho người xem một góc nhìn độc đáo.

Đàn hà mã bơi lội tung tăng trong làn nước.

Đàn hà mã bơi lội tung tăng trong làn nước.

Một chú voi tách đàn trên đầm.

Một chú voi tách đàn trên đầm.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Quan hệ bạn bè thà ÍT nhưng phải CHẤT, tránh xa 2 kiểu người sau có đủ dấu hiệu của kẻ vong ơn bội nghĩa

Kẻ không nhớ điểm tốt, chỉ nhớ điều xấu; không nhớ cái ơn, chỉ ghi cái thù

Lấy ví dụ một cách dễ hiểu, nếu anh ta mười ngày thì có chín ngày mượn bút của bạn, bạn vẫn vui vẻ cho mượn và họ cũng vui vẻ nhận lấy. Nhưng đến ngày thứ mười, bạn có việc cần dùng bút và không cho họ mượn nữa, họ lập tức giận dữ, nảy sinh cảm giác căm ghét và cho rằng bạn là người ki bo, xấu tính, không biết giúp đỡ hay chia sẻ với mọi người.

Kiểu người như vậy sẵn sàng trở mặt ngay cả với những người thân thiết và tốt bụng nhất, từng giúp đỡ mình nhiều nhất. Vì một phần ích lợi của bản thân, họ coi như xóa bỏ hết toàn bộ lòng tốt và sự nhiệt tình trong chín lần giúp đỡ trước của bạn, mà chỉ chăm chăm nhớ rõ việc bạn đã từ chối, đã đối xử “tệ” với họ thế nào trong lần thứ mười.

Người đã không có lòng biết ơn thì đương nhiên sẽ không bao giờ trả ơn, họ chỉ biết gây thù chuốc oán và ôm những suy nghĩ ích kỷ về mình. Đây là kiểu người dễ dàng hành xử vong ân phụ nghĩa nhất mà chúng ta nên tránh xa, đừng coi là bạn bè.

Quan hệ bạn bè thà ÍT nhưng phải CHẤT, tránh xa 2 kiểu người sau có đủ dấu hiệu của kẻ vong ơn bội nghĩa - Ảnh 1.

Trên thế giới này luôn có hai loại người khác nhau. Thứ nhất đó là người biết ơn báo ơn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. Còn lại người thứ hai chính là kẻ nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà, vong ơn bội nghĩa.

Người luôn luôn hoài nghi động cơ của người khác

Hẳn là trong chúng ta, rất nhiều người đã không còn xa lạ với câu chuyện về “Người nông dân và con rắn”. Chuyện xưa kể về một bác nông dân đi qua cánh đồng vào một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo. Thấy trên mặt đất nằm một con rắn bất động như thể bị đông lạnh sắp chết, bác nông dân bèn động lòng thương xót, quyết định nhặt nó lên và ôm vào ngực để ngủ ấm, muốn cứu nó sống lại. Nhận được hơi ấm từ bác nông dân, con rắn dần dần tỉnh lại. Thế nhưng, ngay khi nó lấy lại đủ sức mạnh của mình, nó lại quay ra cắn chết bác nông dân theo bản năng. Đến khi trút hơi thở cuối cùng, bác nông dân mới thì thào: Mọi người phải học hỏi từ số phận của tôi, đừng bao giờ thương hại một kẻ vong ân bội nghĩa.

Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy rằng, phải luôn luôn cảnh giác và duy trì khoảng cách, tránh xa những kẻ chỉ biết nghĩ về lợi ích của mình mà bất chấp đến cái ân cái đức đã nhận từ người khác như thế nào. Cuộc đời luôn tồn tại một số người sẽ không bao giờ thay đổi bản chất của chính họ, bất kể chúng ta đối xử với họ tốt thế nào đi nữa.

Chính vì lẽ đó, sống trên đời, muốn giúp đỡ người khác, chúng ta cũng phải phân rõ người thiện với kẻ ác. Có như vậy, chúng ta mới đem sự giúp đỡ tới cho những người xứng đáng được nhận, còn đối với những kẻ ác thì quyết không được nhân từ, nương tay.

Như con rắn độc trong câu chuyện kia, dù nhận ơn cứu mạng của bác nông dân nhưng với bản tính máu lạnh và đa nghi của loài bò sát, nó vẫn đem lòng hoài nghi động cơ của người khác, sợ bị bác nông dân giết hại.

Cuối cùng, nó đã hành xử theo bản năng mà cắn đứt sinh mạng chính ân nhân của mình. Đặt vào một trường hợp khác, khi chúng ta là người giúp đỡ, muốn đưa bạn bè thoát khỏi bước đường cùng khốn khó thất bại, lòng tốt không nhận được báo đáp thì thôi, họ lại một mực đề phòng và nghi ngờ chúng ta âm thầm thu lợi ích đằng sau đó.

Trong Tam Quốc, Tào Tháo từng có câu nói nổi danh thiên hạ như sau: “Đã dùng người thì không nghi người, đã nghi người thì không dùng người.” Có thể thấy rằng, sự đa nghi là điều tối kỵ trong mọi mối quan hệ, dù là bạn bè thân thiết đến mấy hay chỉ là đối tác hợp tác lẫn nhau.

Do đó, khi gặp người quá đa nghi, tốt nhất chúng ta nên cẩn trọng mọi bề trong chuyện giao tiếp thường ngày để tránh xung đột lợi ích, bị họ thù oán lúc nào cũng chẳng hay.

Phương Thúy /Theo Trí thức tre

Chân dung ‘bà chủ’ chuỗi khách sạn lớn nhất Đông Nam Á – ái nữ của đại gia Lê Thanh Thản

Chân dung 'bà chủ' chuỗi khách sạn lớn nhất Đông Nam Á - ái nữ của đại gia Lê Thanh Thản

Lê Thị Hoàng Yến thuộc thế hệ cuối của 8X, cô là chị cả trong số 3 người con của đại gia Lê Thanh Thản. Từng có 7 năm tu nghiệp tại nước Anh, trở về Việt Nam cô đã quyết định về trợ giúp gia đình, nối nghiệp kinh doanh của cha.

Năm 2013, Yến chính thức gánh trên vai trọng trách Tổng giám đốc chuỗi khách sạn Mường Thanh. Như vậy, chưa đầy 30 tuổi, Lê Hoàng Yến đã trở thành Tổng giám đốc chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam giữa bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Tuy nhiên, chỉ 3 năm sau ngày nhận chức, Lê Thị Hoàng Yến đã liên tiếp mở rộng thương hiệu Mường Thanh tới nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, thậm chí còn hướng đến các vùng kinh tế mới như Bắc Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh…nâng tổng số khách sạn từ 13 vào năm 2012 lên con số 38 vào năm 2015.

Năm 2016, CEO của Mường Thanh tiếp tục khai trương khách sạn 5 sao tại Thủ đô Viêng-Chăn (Lào). Nữ CEO của Tập đoàn Mường Thanh chia sẻ, sau Lào, nếu có cơ hội thuận lợi, Campuchia, Myanmar, Australia và Mỹ sẽ là những thị trường tiếp theo mà Mường Thanh cân nhắc lựa chọn khi mở rộng phạm vi hoạt động.

Đến năm 2018 vị CEO trẻ tuổi đã nâng tổng số khách sạn Mường Thanh lên 60 khách sạn và trở thành chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Nam Á.

Chân dung bà chủ chuỗi khách sạn lớn nhất Đông Nam Á - ái nữ của đại gia Lê Thanh Thản - Ảnh 1.

Hoàng Yến luôn nỗ lực hết mình để đưa “con đại bàng” Mường Thanh vỗ cánh bay cao, bay xa.

Chia sẻ xung quanh câu chuyện kinh doanh của chuỗi khách sạn Mường Thanh, Lê Thị Hoàng Yến từng cho biết ngay từ những ngày đầu xây dựng, Mường Thanh đã được xác định sẽ trở thành thương hiệu khách sạn của người Việt, do người Việt quản lý và điều hành.

Khi nhiều thương hiệu đang “chạy đua” Tây hóa do bị ảnh hưởng bởi quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Mường Thanh vẫn kiên định với việc giữ gìn hình ảnh thuần Việt, lấy cơ sở những giá trị con người Việt làm định vị phát triển thương hiệu.

“Tiêu chí làm khách sạn của chúng tôi là “lấy giá rẻ, nhưng dịch vụ tốt để cạnh tranh”. Cùng là 5 sao nhưng giá phòng khách sạn của Mường Thanh chỉ bằng một nửa khách sạn của Tây. Ví dụ, khách sạn của các hãng nước ngoài giá 150 USD/đêm, thì khách sạn của Mường Thanh chỉ 60-80 USD/đêm”, Yến cho biết.

Chia sẻ với truyền thông về bí quyết thành công của Tập đoàn khách sạn Mường Thanh, Hoàng Yến khẳng định để có bộ máy tốt, Mường Thanh thực hiện chính sách “cầu hiền” đối với những người Việt đã có kinh nghiệm làm việc cho các tập đoàn quản lý khách sạn nước ngoài.

Bởi vậy, nhiều nhân sự cấp cao đã về đầu quân cho Tập đoàn. Ban đầu, văn phòng Tập đoàn Mường Thanh chỉ có 2 người, giờ đã có gần trăm người người giỏi chuyên môn và tâm huyết với công việc, hiện nay trên tòan hệ thống khách sạn Mường Thanh số lượng nhân viên lên tới 12.000 người.

Và để có thể quản trị vận hành với 12.000 nhân sự khắp các tỉnh thành, Hoàng Yến vẫn luôn giữ cho mình triết lý lấy con người làm trung tâm, coi con người là cốt lõi của vấn đề đồng thời xác định trao quyền, trao trách nhiệm, tin tưởng, tuy nhiên có giám sát, kiểm tra, đào tạo, bồi dưỡng và thẩm định thường xuyên để xây dựng đội ngũ tốt.

Mong muốn xây dựng chuỗi khách sạn mang thương hiệu Việt, của người Việt điều hành và quản lý là lý do khiến nữ CEO Mường Thanh quyết tâm đầu tư và mở rộng quy mô không chỉ trên cả nước mà còn cả ở nước ngoài trong những năm vừa qua.

Theo kế hoạch, Tập đoàn này sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng trong những năm tới, tuy nhiên sẽ có sự đánh giá và nghiên cứu cụ thể trước khi triển khai.

Nữ lãnh đạo trẻ cũng thừa nhận, áp lực đương nhiên là có, nhưng chị luôn xác định áp lực giúp chị lớn và trưởng thành hơn để có thể triển khai nhiều kế hoạch mà bố mình còn ấp ủ.

Theo Trithuctre

Ai sẽ làm chủ ‘vùng xám’ ở biển Đông?

Lầu Năm Góc phát hiện Trung Quốc đã tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quân sự hóa các thực thể mà nước này chiếm đóng trái phép ở biển Đông.

Hôm 11-7 (giờ Mỹ), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus đã cáo buộc Trung Quốc (TQ) không giữ lời hứa của Chủ tịch Tập Cận Bình tại cuộc họp báo chung với cựu tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 9-2015. Cụ thể, ông Tập từng hứa không quân sự hóa biển Đông.

Bà Ortagus cũng cho biết Mỹ kịch liệt phản đối các hành động nhằm khẳng định chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh ở khu vực này. “Đó là hành vi khiêu khích, làm phức tạp hóa quá trình giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đe dọa an ninh các quốc gia khác và làm suy yếu sự ổn định khu vực” – đài ABS-CBN (Philippines) dẫn lời bà Morgan Ortagus.

Những toan tính của Bắc Kinh

Mới đây, Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình lên Quốc hội báo cáo thường niên về phát triển quân sự và an ninh liên quan đến TQ năm 2019. Lầu Năm Góc phát hiện TQ đã tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quân sự hóa các thực thể mà nước này chiếm đóng trái phép ở biển Đông từ trước đó. Báo cáo nhận định: “TQ tìm cách theo đuổi nhiều mục tiêu nhưng tránh làm ảnh hưởng đến ổn định khu vực, vốn là điều rất quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của nước này”.

Theo đó, “TQ hiện đang tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực biển Đông thông qua chiến thuật “vùng xám”. Chiến thuật này bao gồm việc dọa nạt và cản trở các hoạt động khai thác cá hoặc quân sự của các nước đang tranh chấp chủ quyền. Việc triển khai lực lượng dân quân biển ở biển Đông cũng là một phần của chiến thuật này” – chuyên gia Richard Heydarian thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Stratbase ADR (ADRi) giải thích.

Biển Đông, biển Hoa Đông và dọc theo biên giới giữa TQ, Ấn Độ, Butan được cho là các khu vực mà Bắc Kinh đã áp dụng chiến thuật trên. Tuy vậy, Mỹ và các đồng minh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là những đối tượng mà TQ tỏ ra hết sức cảnh giác, tránh để xảy ra xung đột quân sự.

Tờ The Nikkei cho biết trong thời điểm diễn ra cuộc tập trận kéo dài từ ngày 29-6 đến 3-7 của hải quân TQ, Bắc Kinh đã cho phong tỏa một phần khu vực biển Đông và thiết lập vùng cấm bay, cấm di chuyển ở đây. Hành động này được xem là đòn đáp trả các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải của Mỹ ở vùng biển này. Đợt diễn tập cũng tiến hành ngay sau cuộc gặp trực tiếp giữa lãnh đạo Mỹ, TQ bên lề hội nghị nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Osaka, Nhật Bản.

Ai sẽ làm chủ ‘vùng xám’ ở biển Đông? - Ảnh 1.

Các hành động của TQ cho thấy họ không hề có ý định tuân thủ cam kết họ đưa ra. Ảnh: GETTY

Dù vậy, cuộc tập trận của TQ lại bị lu mờ khi cả thế giới đổ dồn sự chú ý vào cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại biên giới liên Triều hôm 30-6. Nhiều chuyên gia nhận định đây thực chất là một lợi thế của TQ, vì cuộc tập trận không gây quá nhiều chú ý hay gặp phải những chỉ trích như thường lệ.

Ngày 3-7, truyền thông quốc tế đồng loạt dẫn một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố hải quân TQ đã cho thử tên lửa đạn đạo vào ngày 29 hoặc 30-6 tại biển Đông. The Nikkei nhận định sự gia tăng đột ngột các động thái quân sự ở biển Đông của chính quyền Bắc Kinh thời gian gần đây có thể được lý giải tại hội nghị mùa hè bí mật thường niên ở khu nghỉ mát bãi biển Bắc Đới Hà, phía đông tỉnh Hà Bắc sắp được khai mạc. Với sự tham dự của nhiều lãnh đạo TQ nghỉ hưu cũng như tại chức, ông Tập đang phải chịu nhiều áp lực về việc giữ vững hình ảnh không chấp nhận khuất phục trước sức ép của Mỹ.

Tôi nghĩ TQ sẽ còn là thách thức đối với an ninh của Mỹ cho đến 50 hay 100 năm sau nữa (…) Họ theo dõi chúng ta rất chặt chẽ trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai. Họ đã theo dõi năng lực của chúng ta. Bằng nhiều cách họ đã bắt chước những điều đó…

Tổng tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Mark A. Milley

Giải pháp nào cho các nước?

Nhiều chuyên gia đang bắt đầu lên tiếng có lẽ đã đến lúc Washington đổi sang một cách tiếp cận ôn hòa hơn. Trong một bài viết cho tờ The Washington Post mới đây, hơn 50 học giả đến từ nhiều viện nghiên cứu và tổ chức khác nhau kêu gọi chính quyền ông Trump nên áp dụng một chiến lược mang tính phòng thủ hơn, trong đó chú trọng phối hợp với các nước trong khu vực.

Những học giả này nhận định thực chất Bắc Kinh không hề muốn đảo lộn trật tự thế giới hiện do Mỹ và phương Tây dẫn đầu, bởi TQ đã hưởng lợi từ hệ thống này hàng thập niên nay. Vì vậy, đối với ảnh hưởng quân sự của TQ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Mỹ chỉ cần tập trung nâng cao năng lực phòng thủ nhằm giảm thiểu rủi ro bị các cơ sở đồn trú của nước này và các đồng minh ở đây bị hỏa lực TQ tấn công. Song song với đó là cải thiện các giải pháp giải quyết khủng hoảng và đàm phán hòa bình với Bắc Kinh.

Tuy nhiên, các động thái leo thang quân sự của Bắc Kinh tại khu vực thời gian qua, theo nhiều chuyên gia, xuất phát từ ứng xử chưa đủ sức răn đe của Mỹ và các đồng minh tại khu vực. Không thiếu các nhận định rằng chính quyền cựu tổng thống Obama trong suốt hai nhiệm kỳ đã quá ôn hòa, dù triển khai chiến lược xoay trục châu Á nhưng đã để Bắc Kinh tiến hành các hoạt động chiếm đóng, bồi lấp, cải tạo trái phép một số thực thể ở biển Đông; triển khai quân đội và dân quân biển nhằm đe dọa các nước trong khu vực.

Các đồng minh và đối tác của Mỹ như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc… dường như ngày càng cảm nhận được rủi ro từ các động thái của Bắc Kinh. Vậy nên các quốc gia này gần đây liên tục có những động thái tăng cường năng lực quốc phòng, đồng thời phối hợp với nhau và với Mỹ nhằm xây dựng một trật tự đủ sức đối trọng với TQ khi cần thiết.

Vấn đề biển Đông tại hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN lần 13

Hôm 11-7, hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN lần thứ 13 đã chính thức khai mạc tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Với chủ đề năm 2019 là “An ninh bền vững”, các đại biểu nhắc lại tầm quan trọng của việc sớm hoàn thiện Bộ quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC), đánh giá cao tiến bộ trong đàm phán COC thời gian qua và khẳng định cam kết của tất cả các bên trong thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Các bộ trưởng cũng hoan nghênh diễn tập hàng hải ASEAN – Mỹ 2019 trong thời gian tới.

theo Pháp Luật TP. HCM

Những ai sẽ vào ‘tứ trụ’ tại Đại hội Đảng 2021?

Tác giả: Trương Xuân Danh

Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức Năm năm một lần, nó được ví như một ngọn hải đăng của hệ thống chính trị một Đảng tại Việt Nam. Mỗi lần Đại hội, Đảng lại nỗ lực “trình làng” một thế hệ lãnh đạo mới chất lượng mang đậm hàm ý “đổi mới”. Kể từ những ngày đầu năm trước Đại Hội cho đến những Hội nghị Trung ương cuối cùng trước khi “chốt” các nhân vật ở tầng cao nhất, chủ đề nhân sự luôn sôi động, thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Có thể còn quá sớm để đưa ra các nhận định hay dự đoán về giàn lãnh đạo chủ chốt mới tại Đại hội Đảng XIII, (dự kiến diễn ra vào tháng 1/2021). Nhưng ngay từ bây giờ chúng ta có thể dựa trên các dữ liệu “cứng” như các quy định “thành văn” được Đảng ban hành về lựa chọn nhân sự, cấu trúc hệ thống lựa chọn từ trên xuống theo truyền thống vẫn còn ổn định, và cuối cùng là các quy ước “bất thành văn” để đưa ra những phân tích, phán đoán cơ bản.

Không thể phủ nhận rằng các Đại hội kể từ hai thập niên trở lại đây sự dân chủ trong Đảng đã được gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt đối với vấn đề chuẩn bị nhân sự chủ chốt cho mỗi kì Đại hội. Các quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn về các vị trí nhân sự chủ chốt của Đảng được ban hành chi tiết. Các thông tin về nhân sự chủ chốt, quy trình bỏ phiếu đều được công khai tối đa. Đó sẽ là những yếu tố quan trọng để các phân tích và phán đoán trở nên chất lượng hơn.

Bộ Chính trị và ba nhóm thế hệ

Bộ chính trị Đại hội khóa XII có 19 người nhưng hiện nay chỉ còn 16 Ủy viên làm việc. Theo các quy định về độ tuổi, chúng tôi tạm thời chia làm ba nhóm.
Nhóm thứ Nhất là những người quá tuổi tái cử Ủy viên Bộ Chính trị theo quy định, và phải rời vị trí sau Đại hội XIII (trên 65 tuổi vào ngày bầu cử Đại hội), tạm gọi là nhóm “Bộ Tám” bao gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước và 7 người sinh vào những năm 1953, 1954, 1955. Cụ thể, nhóm này gồm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (SN 1944), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (SN 1954), bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội (SN 1954), ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban bí thư, (SN 1953), bà Tòng Thị Phóng, phó Chủ tịch thường trực Quốc hội (SN 1954), ông Trương Hòa Bình Phó Thủ tướng thường trực (SN 1955), ông Ngô Xuân Lịch Bộ trưởng Quốc phòng (1954), và ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư TP HCM (SN 1953).

Như vậy “Bộ Tám” về nguyên tắc sẽ không tái cử Đại hội khóa XIII (chiếm 50% số lượng Ủy viên Bộ chính trị hiện nay) tương đối phù hợp với nguyên tắc kế cận.

Nhóm thứ Hai gồm Sáu Ủy viên Bộ Chính trị, là nhóm theo quy định được cơ cấu tái cử, (dưới 65 tuổi vào ngày bầu cử Đại hội XIII) sinh vào các năm 1957, 1958, 1959 tạm gọi là nhóm “Bộ Sáu”. Cụ thể bao gồm, ông Phạm Minh Chính, trưởng ban Tổ chức TƯ (SN 1958), bà Trương Thị Mai, trưởng ban Dân vận (SN 1958), ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao (SN 1959), ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ (SN 1957), ông Tô Lâm Bộ trưởng Công an (SN 1957), ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Hà Nội (SN 1959).

Nhóm thứ Ba là nhóm sinh từ năm 1961 trở về sau, tạm gọi là “Nhóm 2026”, tức là nhóm không những tái cử ở nhiệm kì Đại hội XIII, mà còn đủ tuổi để tái cử vào nhiệm kì Đại hội XIV (2026), bao gồm hai ông là Võ Văn Thưởng trưởng ban Tuyên giáo TƯ (SN 1970) và ông Nguyễn Văn Bình, (SN 1961) trưởng ban Kinh tế TƯ.

Ai sẽ là Tổng Bí thư?

Trong trường hợp Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không tái cử Đại hội XIII, chúng ta bắt đầu tiến hành “diễn dịch” của Quy định 90-QĐ/TW về “Tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lí” được ban hành ngày 4.8.2017. Đoạn quy định chức danh Tổng Bí thư ngoài các tiêu chí chung có một điều kiện đặc biệt, ứng cử viên phải “có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư”. Trong các phiên họp của Ban chấp hành TƯ hiện nay ngoài Tổng Bí thư chỉ có Ba chức danh là Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, và Thường trực Ban bí thư được phép ngồi Chủ tọa và điều hành phiên họp.

Trong lịch sử và theo truyền thống kể từ thời Tổng bí thư Lê Duẩn tại Đại hội VI (1986), các nhân vật phải nắm giữ vị trí từ Thường trực ban bí thư trở lên cho đến các vị trí cao nhất mới có khả năng kế cận trở thành Tổng bí Thư.
Cụ thể ở đây, tại Đại hội VI (1986) là ông Nguyễn Văn Linh, trước đó ông là Thường trực Ban bí thư, Đại hội VII (1991) ông Đỗ Mười, trước đó là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Thủ tướng hiện nay), Đại hội VIII (1996) ông Đỗ Mười tiếp tục tái cử. Tại Hội nghị TƯ tháng 12/1997, Ban Chấp hành T.Ư đã bầu ông Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư, ông Lê Khả Phiêu lúc đó là Thường Vụ Bộ chính trị, một trong bốn vị trí cao nhất, sau Tổng bí thư Đỗ Mười. Đại hội IX (2001), là ông Nông Đức Mạnh, trước đó ông là Chủ tịch Quốc hội, Đại hội X (2006) ông Nông Đức Mạnh tiếp tục tái cử. Đại hội XI (2011) là ông Nguyễn Phú Trọng, ông lúc đó là Chủ tịch Quốc hội, Đại hội XII (2016), ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tái cử.

Với Quy định về chức danh Tổng Bí thư, và theo lịch sử lựa chọn các vị trí quyền lực nhất từ trên xuống được “truyền thống hóa” kể từ thời Tổng bí thư Lê Duẩn, thì hiện nay các ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, và ông Trần Quốc Vượng hiện sẽ có nhiều lợi thế.

Tuy nhiên trong ba người, thì bà Nguyễn Thị Kim Ngân có vẻ như không được truyền thống hay lịch sử “ưu ái”, vì trong lịch sử cũng như theo truyền thống Đảng chưa có Tổng bí thư nào là nữ. Ngoài ra Tổng bí thư qua tất cả các thời kì cũng đều là người miền Trung và miền Bắc.

Xét trên nhưng quy ước bất thành văn đó thì hiện nay mọi cặp mắt đang đổ dồn về bộ đôi hai ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng.

Với các tiêu chí, “đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định), cho thấy việc quy định ứng cử viên Tổng Bí thư phải “đi địa phương” hay tham gia trọn một nhiệm kì Bộ Chính trị đã không còn “cứng” như trước.

Nhóm “Tứ trụ” và ẩn số “miền Nam”

Việc Đảng chưa có chủ tương nhất thể hóa hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, nên đến Đại hội XIII, khả năng cao chúng ta lại chứng kiến sự quay lại của cấu trúc bốn chức danh chủ chốt (thường gọi là “Tứ trụ”).
Vậy những ai có khả năng tiến đến những chiếc ghế còn lại trong “Tứ trụ” bao gồm Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội.

Quy định 90-QĐ/TW đối với chức danh Chủ tịch Nước đều có các tiêu chí chung cụ thể bao gồm uy tín (được hiểu là không bị các kỉ luật về Đảng, hoạc mức độ tín nhiệm cao trong Bộ chính trị đã được bỏ phiếu), năng lực nổi trội, lĩnh vực công tác. Nếu “áp” các tiêu chí chung cho nhóm “Bộ Sáu”, và “nhóm 2026” thì cả 8 vị trí tái của Bộ chính trị đều có cơ hội ngang nhau. Tuy nhiên theo tiêu chí của chức danh này là “kinh qua và nổi trội trong các lĩnh vực công tác an ninh, đối ngoại, tư pháp..,” thì ba ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, ông Tô Lâm Bộ Trưởng Công an, và ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức TƯ sẽ có lợi thế hơn.

Đối với chức danh Thủ tướng, ngoài các tiêu chí chung, theo lịch sử và truyền thống tất cả các Thủ tướng hay Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (trước đây) kể từ thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng đều trưởng thành từ Phó Thủ tướng. Đó là các ông Phạm Hùng, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phúc. Điều này thể hiện tiêu chí cho việc chọn lựa nhân sự Thủ tướng đặt yếu tố “kinh nghiệm trong điều hành bộ máy Hành pháp” lên hàng đầu.

Như vậy các lợi thế sẽ thuộc về các Phó thủ tướng hiện nay, ông Trương Hòa Bình, ông Phạm Bình Minh, và ông Vương Đình Huệ. Hai ông Trịnh Đình Dũng và ông Vũ Đức Đam không tham gia Bộ Chính trị.

Trong Ba Phó thủ tướng thì ông Trương Hòa Bình sinh năm 1955 thì hiện nay không đủ tiêu chuẩn tuổi để tái cử Bộ Chính trị, và về lĩnh vực phụ trách ông cũng chuyên trách về mảng nội chính, tư pháp. Ông Phạm Bình Minh chủ yếu phụ trách lĩnh vực đối ngoại. Ông Vương Đình Huệ, nếu xét về tiêu chí thứ ba trong quy định chức danh Thủ tướng là cần “có khả năng hiểu biết sâu, rộng nền hành chính quốc gia, kinh tế – xã hội đất nước; kinh tế, chính trị thế giới và hội nhập quốc tế,” thì có vẻ như là người có nhiều lợi thế nhất.
Cuối cùng là chức danh Chủ tịch Quốc hội, cả hai nhóm “Bộ Sáu” và “nhóm 2026” gồm Tám Ủy viên Bộ Chính trị có thể tái cử đều có cơ hội như nhau để tiến đến chức danh đứng đầu cơ quan Lập pháp này. Tuy nhiên nếu theo tiêu chí của chức danh Chủ tịch Quốc hội như “có năng lực nổi trội, toàn diện trong các lĩnh vực công tác, xây dựng pháp luật, giám sát thực thi pháp luật…” thì bà Trương Thị Mai (SN 1958), Trưởng ban Dân Vận hiện nay đang có lợi thế hơn cả.

Bà Mai, từng là Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề của Xã hội của Quốc hội, và cũng là Ủy viên Thường vụ Quốc hội hai khóa liền từ 2007-2016.
Bà Mai hiện cũng là một trong Ba người có thâm niên tham gia Ban chấp hành TƯ chính thức lâu nhất (Ba khóa, từ Đại hội X, 2006) trong số “bộ Tám tái cử” cùng với hai người còn lại là ông Hoàng Trung Hải tham gia ban chấp hành TƯ Bốn khóa, từ Đại hội IX (2001) ông Vương Đình Huệ từ Đại hội X (2006).

Bà là đại biểu Quốc hội có thâm niên cao nhất trong nhóm “Bộ Tám” Ủy viên Bộ Chính trị có khả năng tái cử hiện nay. Nếu không có gì thay đổi Bà sẽ tham gia làm Đại biểu Quốc hội ít nhất trọn 24 năm (kể từ năm 1997 cho đến Đại hội 2021) là người tham gia sinh hoạt nghị trường hơn hai thập kỉ liên tục.

Cuối cùng cần nói thêm một truyền thống “bất thành văn” có tính chất vùng miền khó có thể bỏ qua đó là kể từ sau năm 1975, Bốn vị trí cao nhất chưa bao giờ vắng mặt một nhân vật đến từ Miền Nam. Bộ Chính trị khóa XII hiện nay có Bốn nhân vật đến từ Miền Nam bao gồm bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Bến Tre), ông Nguyễn Thiện Nhân (Trà Vinh), ông Trương Hòa Bình (Long An), ông Võ Văn Thưởng (Vĩnh Long).

Tuy nhiên trong Bốn nhân vật trên theo quy định bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Nguyễn Thiện Nhân và ông Trương Hòa Bình đã quá tuổi tái cử Bộ Chính trị. Nhân vật miền Nam theo quy định đủ tuổi tái cử là ông Võ Văn Thưởng (SN 1970), Trưởng ban Tuyên giáo TƯ trưởng thành khá trẻ, ông sinh năm 1970. Vì vậy việc “Tứ trụ” khóa XIII có “cơ cấu cứng” một nhân vật đến từ Miền Nam hay không vẫn còn là một ẩn số lớn.

Nhóm “ngoài Tứ Trụ”

Theo nguyên tắc đến hết Khóa này số lượng Ủy viên Bộ Chính trị vẫn có thể được bổ sung để đạt trở lại con số 19 như Đại hội XII đã bầu. Nếu số lượng Ủy viên Bộ Chính trị trở lại con số 19 thì các vị trị “Tứ trụ” được dự kiến cho Đại hội XIII như phân tích ở trên theo chúng tôi không bị ảnh hưởng. Nó chỉ ảnh hưởng đối với vị trí của nhóm ở dưới, nhóm “Bộ Tám” tái cử.

Đối với vị trí Thường trực Ban Bí thư, cơ hội cũng chia đều cho nhóm “Bộ Tám” Ủy viên Bộ chính trị tái cử. Tuy nhiên các nhân vật đang điều hành công tác Đảng hiện nay được chú ý hơn bao gồm các ông Phạm Minh Chính, bà Trương Thị Mai, ông Võ Văn Thưởng và ông Nguyễn Văn Bình.

Vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, nếu ông Ngô Xuân Lịch không tái cử, theo truyền thống kế cận sẽ là một nhân vật đến từ lực lượng vũ trang là Bộ Quốc phòng. Hiện nay trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư chỉ có ông Lương Cường (SN 1957) Bí thư TƯ Đảng, công tác tại Bộ Quốc phòng, ông là Đại tướng, và là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Những người ủng hộ ông đương nhiên là muốn một kịch bản lặp lại như ở Đại hội XI, lúc đó ông Ngô Xuân Lịch cũng là Bí thư TƯ Đảng và là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Vị trí Bộ trưởng Ngoại giao nếu ông Phạm Bình Minh rời đi để tiến đến một vị trí cao hơn sau hai nhiệm kì chúng ta sẽ có Tân bộ trưởng Ngoại giao. Nhân vật này theo truyền thống Bộ trưởng sẽ là người từ Bộ này, người hoạt động ngoại giao chuyên nghiệp. Duy nhất trong quá khứ tại Đại hội X (2006), Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm từ Chính phủ sang kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, do lúc đó Bộ này khủng hoảng nhân sự (chỉ bầu được một Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương, đó là Thứ trưởng Phạm Bình Minh). Bộ Ngoại giao hiện có hai thứ trưởng là Bùi Thanh Sơn và Lê Hoài Trung đều là Trung ương Ủy viên.

Các vị trí còn lại như các Trưởng các ban Đảng bao gồm, Tổ chức, Tuyên giáo, Dân vận, Kinh tế, các Bộ trưởng Công an, Bí thứ Hà Nội, TP HCM theo chúng tôi vẫn còn là ẩn số cho đến khi cấu trúc các vị trí chủ chốt bên trên ổn định.

Theo nguyên tắc việc cơ cấu các Ủy viên Bộ chính trị để bầu tại Đại hội thường nhắm vào các chức danh cụ thể, ngược lại các chức danh đó phải được cơ cấu “cứng” là Ủy viên Bộ chính trị nắm. Như vậy hai Bí thư TƯ Đảng hiện nay là ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lí luận TƯ, và ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ hiện nay đang có nhiều lợi thế để “ngồi vào” chiếc ghế Ủy viên Bộ chính trị kế tiếp. Vì thường hai vị trí này theo truyền thống đều được cơ cấu “cứng” phải là Ủy viên Bộ Chính trị nắm.

“Khoảng trống 6X”

Trong số 23 Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư hiện nay, chỉ có ba nhân vật sinh ở thế hệ 6X đó là ông Nguyễn Văn Bình Ủy viên Bộ Chính trị (1961), ông Trần Cẩm Tú, Bí thư TƯ Đảng (1961), và ông Trần Thanh Mẫn Bí thư TƯ Đảng (1962).

Điều đặc biệt lưu ý đó là hiện trong Bộ Chính trị chỉ có một nhân vật duy nhất ở thế hệ 6X đó là ông Nguyễn Văn Bình sinh năm 1961, điều đó cho thấy đang có một khoảng trống thế hệ cho nhóm lãnh đạo thế hệ 6X, hay sự thiếu vắng những lãnh đạo chủ chốt thế hệ 6X.

Điều đó dẫn đến việc Đại hội XIV (2026) một thế hệ lãnh đạo “6X,7X” nhiệm kì Bộ Chính trị Ban Bí thư Khóa này nếu được tái cử chỉ còn Bốn nhân vật là các ông Võ Văn Thưởng, Nguyễn Văn Bình, Trần Cẩm Tú và Trần Thanh Mẫn. Đó là một tỉ lệ kế cận 6X khá khiêm tốn.

Do vậy chúng tôi nhận định tại Đại hội XIII chủ yếu sẽ là sự bổ sung “thế hệ tuổi từ giữa cho đến cuối 6X” cho Bộ Chính trị và Ban Bí thư để đảm bảo vững chắc nguyên tắc kế thừa các thế hệ lãnh đạo.

Theo như phân tích trên đây cùng với truyền thống thâm niên và kế thừa lãnh đạo nếu không có gì thay đổi, các ông Võ Văn Thưởng, Nguyễn Văn Bình, ông Trần Cẩm Tú, và Trần Thanh Mẫn, sẽ tiến đến những vị trị cao nhất trong hệ thống quyền lực tại Đại hội XIV (2026).

Nguồn: Facebook Trương Xuân Danh