Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa

Dưới đây là lời kể của Lưu Á Vĩ, cựu thành viên của tổ báo chí huyện Khúc Phụ về những gì ông tận mắt chứng kiến khi Hồng vệ binh phá miếu và đào mộ gia quyến Khổng Tử.

Hồng vệ binh đang đập phá biển "Đại Thành Môn" ở Khổng Phủ.
Hồng vệ binh đang đập phá biển “Đại Thành Môn” ở Khổng Phủ.

Lúc này Lưu Á Vĩ chỉ mới 13 tuổi nhưng vẫn còn nhớ như in cảm giác bất lực khi ở trong bầu không khí đó. Ông nói “nó thực sự là mùi của thế giới khác”, như thể có ai đó lấy tay thọc vào bụng mình và liên tục xóc lên. Trước khi Hồng vệ binh đến đào mộ ở Khổng Lâm (khu rừng của họ Khổng, nơi chôn cất gia đình các đời Diên Thánh Công), họ đã đến Miếu Khổng Tử và Khổng Phủ đập phá các bia khắc, đốt tượng thờ, phá hủy các bình lọ mà họ gọi là “đại biểu cho thế lực hủ bại của chủ nghĩa phong kiến”.

Bấy giờ khi hồi tưởng lại, Lưu Á Vĩ day dứt tự nhận mình là một tội nhân, nhưng thực ra khi đó ông chỉ là một đứa trẻ con đi xem huyên náo mà thôi.

Ngày 23/8/1966, chính quyền huyện Khúc Phụ biết tin Hồng vệ binh ở ngoài huyện đang kéo tới với ý định đập phá các văn vật. Học sinh, sinh viên đã dán biểu ngữ “khẩn cấp hành động chống phá hoại” lên cửa lớn của Khổng Miếu và đóng cửa Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn và Nam Môn. Nhiều nông dân đến giúp canh phòng cửa Khổng Phủ, họ đều bị dán lên trước ngực băng màu đỏ ghi “bần hạ trung nông”.

Lúc đó, Bí thư huyện Khúc Phụ là Lý Tú cũng công khai phát biểu rằng, theo quy định của Quốc vụ viện, “Tam Khổng” (Khổng Miếu, Khổng Phủ, Khổng Lâm) là văn vật được bảo tồn trọng điểm của quốc gia, nếu phá chính là phá hoại tài sản quốc gia, “phá một vài ngày, mấy trăm năm cũng không hồi phục lại được”, nhằm đánh lạc hướng của Hồng vệ binh.

Lúc đó cả huyện Khúc Phụ ở trong trạng thái căng thẳng cao độ. Đột nhiên, Hồng vệ binh của Trường Đào tạo Giáo viên Khúc Phụ cũng đến tham gia hành động, hô to khẩu hiệu “đả đảo Khổng lão nhị”, “triệt để phá hủy Khổng gia điếm”.

Trước khu lăng mộ, khi bị chặn bởi Hội Công tác Quản lý Văn hóa, Hồng vệ binh đã nhắc lại lời Mao: “Đối với những thứ phản động, nếu không đánh thì nó không ngã, cũng giống như là quét nhà, nếu chổi không chạm đến thì bụi không thể tự nhiên biến mất”.

5fa0e475t921680c9ce88690

Tháng 11/1966, trong “Thảo Khổng Chiến Báo” của nhóm Hồng vệ binh Trường Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh, “Đoàn chiến đấu Tĩnh Cương Sơn”có viết “Hiện nay, Khổng Gia Điếm chính là nơi hội tụ của chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xét lại, là rào cản với quyền uy tuyệt đối của tư tưởng Mao Trạch Đông”.

Đàm Hậu Lan là cái tên được nhiều người nhắc đến khi nói về việc đập phá ở Khổng Phủ. Đàm Hậu Lan chính là người phụ trách của “Đoàn chiến đấu Tĩnh Cương Sơn”, là người viết bài cho tuần san sinh hoạt của Đại học Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh, sau đó chuyển sang giúp cho tạp chí “Hồng Kỳ” của Hồng vệ binh. Năm 1966, theo sự xúi giục của Lâm Kiệt, một tác giả chủ yếu của tạp chí “Hồng Kỳ”, Đàm Hậu Lan đã đến huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông để “lật đổ Khổng lão nhị, tạo phản Khổng lão nhị”.

Những năm 1980, khi Lưu Á Vĩ là thành viên của tổ báo chí huyện Khúc Phụ, ông từng đọc một bản báo cáo hơn 20.000 chữ của một đồng sự. Báo cáo tổng hợp việc Đàm Hậu Lan và những người khác đã “thảo Khổng”, đập bia, quật mộ trong Cách mạng Văn hóa ra sao, có kèm theo một danh sách số liệu.

Ngày 11/11/1966, Trần Bá Đạt, đương thời là tổ trưởng “Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương” gửi điện báo từ Bắc Kinh chỉ thị “không được đốt Khổng Miếu, Khổng Phủ, Khổng Lâm” nhưng “có thể quật mộ họ Khổng”.

Cùng ngày, một thành viên khác là Tần Bản Vũ gọi điện thoại đến nói “bia từ thời Hán phải giữ, bia trước đời Minh cũng phải giữ. Bia từ thời Thanh có thể đập. Có thể cải tạo Khổng Miếu, ví dụ như đem làm phòng thu tô. Mộ họ Khổng có thể quật. Có thể đưa người nào hiểu về văn vật đến xem một chút.”

1471924660256_42

1471924635386_31

Nhóm Đàm Hậu Lan đã vạch ra một kế hoạch hành động, phái đi hai “đội tiên phong” đến tỉnh ủy Sơn Đông và huyện Khúc Phụ để “điều tra hỏa lực”.

Để ngăn chặn Hồng vệ binh phá “Tam Khổng”, người dân Khúc Phụ đã dùng các hộp bằng gỗ xếp chặn trước sư tử đá rồi dán hình và khẩu hiệu của Mao Trạch Đông để không ai dám di chuyển hay dám phá. Tuy nhiên, nỗ lực như vậy không đủ với làn sóng phá hoại đang dâng cao.

1471924637041_35

Chiều ngày 12/11, “điểm liên lạc Hồng vệ binh toàn quốc triệt để phá tan Khổng Gia Điếm, cách mạng tạo phản thiết lập quyền uy tuyệt đối của tư tưởng Mao Trạch Đông” được thành lập, đánh dấu sự thành lập chiến tuyến chung của Hồng vệ binh Đại học Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh và Hồng vệ binh địa phương tại Khúc Phụ.

Ngày 13/11, cửa chính của Khổng Phủ bị ép mở. Công nhân, cán bộ, học sinh, thậm chí cả các bà lão cưỡi lừa, hàng chục người ồ ạt xông vào.

Ngày 15/11, trước cửa chính của Khổng Phủ, có dán chữ “Đại hội triệt để phá tan Khổng Gia Điếm”. Bia đá nằm trước cửa Khổng Phủ, từ năm 1962 được Quốc vụ viện ghi chữ “văn vật trọng điểm toàn quốc được bảo hộ” bị đập tan. Sau đó, Hồng vệ binh chia nhau đi Khổng Miếu, Khổng Lâm, Chu Công Miếu để đập bia, giật biển, đập hủy tượng thờ.

Hồng Vệ Binh đập tượng Chu Công ở Sơn Đông.
Hồng Vệ Binh đập tượng Chu Công ở Sơn Đông.

Có người lôi từ trong tượng Khổng Tử ra một bộ cổ thư, chính là bộ “Lễ Ký” từ thời Minh. Những người này sau đó lôi từ trong tượng của các môn sinh Khổng Tử ra quyển “Chu Dịch”, “Thi Kinh”, “Xuân Thu”, “Đại Học”, “Trung Dung”, “Luận Ngữ” v.v. Đám Hồng vệ binh đem đầu lâu tượng của các “chí thánh tiên hiền” này ra để đá bóng trên mặt đất.

1471924641661_39

Ngày 29/11/1966, trời lạnh vô cùng. Lưu Á Vĩ còn nhớ rõ ngày đó, sau khi ăn sáng xong thì được nghe nói là Đàm Hậu Lan đã lệnh cho nhóm Hồng vệ binh từ Bắc Kinh đến quật mộ Khổng Tử. Lưu Á Vĩ cùng một đám trẻ con chạy đến Khổng Lâm để xem. Khi đến nơi, chỉ nhìn thấy Hồng vệ binh làm thành một tường người để giữ trật tự. Ở phía sau Đàm Hậu Lan, các lãnh đạo huyện Khúc Phụ và địa khu Tế Ninh, bị xâu chuỗi thành một hàng, đội mũ cao ghi chữ “ngưu quỷ xà thần”.

Hồng vệ binh chia thành hai đội, mỗi đội nắm một đầu của dây thừng, chờ lệnh. Có một giọng cao hét lên: “Nghi thức phá đất đập bia hiện giờ bắt đầu”. Bia có chữ “Đại thành chí thánh Văn Tuyên Vương” bị giật đổ, trước thềm đá vỡ làm hai. Phóng viên đến từ xưởng phim điện ảnh tin tức trung ương của Bắc Kinh, chạy tới chạy lui để ghi lại hình ảnh “phá tứ cựu” này.

1471924650885_40

1471924636694_34

1471924635993_33

Để quật và phá mộ nhanh hơn, các tiểu tướng cách mạng bắt đầu sử dụng thuốc nổ. Lưu Á Vĩ tận mắt nhìn thấy mộ phần của Khổng Tử bị phá nổ, mảnh vỡ văng ra khắp nơi.

Trong khu mộ vẫn còn năm thi thể: Khổng Dương Khắc và phu nhân, Khổng Linh Di và thê thiếp. Khi mới rời khỏi đất, các thi thể này cũng còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, sau đó bị Hồng vệ binh và nông dân dùng móc câu kéo đi. Hồng vệ binh kéo dây thừng trên cây, treo các thi thể này lên.

Nhiều năm sau, Lưu Á Vĩ khi tìm các nhân chứng nói chuyện được biết “các thi thể ở đó 5 hay 6 ngày. Mỗi ngày đều có rất nhiều người vây lại xem không dứt. Sau đó, trong một buổi tối đã bị đem đốt hết tại góc Đông Nam của Khổng Lâm, chủ yếu là vì nhiều người nghĩ rằng mỗi ngày đều thấy các thi thể nam nữ lẫn lộn lõa thể như thế rất khó coi”.

Theo báo cáo Hội Quản lý Văn vật Khúc Phụ ngày 24/2/1973, dưới sự cho phép của những người chịu trách nhiệm đương thời của “Điểm liên lạc thảo Khổng”, trên diện tích 3000 mẫu, các vật phẩm trong phần mộ của họ Khổng suốt 2000 năm đã bị đào sạch.

Mặc dù rất nhiều năm đã qua, đối với dân làng ở cạnh Khổng Lâm, đây vẫn là một câu chuyện bị giữ kín. Sau khi Hồng vệ binh quật mộ, có rất nhiều dân làng cũng khẩn trương đào các ngôi mộ trong khu vực Khổng Lâm ở gần làng. Có nhiều người đã nhờ đào mộ mà trở nên giàu có.

Thậm chí có người từng được giao làm cán bộ thôn bảo vệ Khổng Lâm, cũng dẫn người đi đào mộ. Cũng có nhiều người đã tìm cách ngăn chặn sự mở rộng của việc đào mộ nhưng đều bất lực. Trong mắt dân làng lúc đó chỉ có kim ngân, những ai cản trở đều bị đánh.

Năm 1979, Trung Quốc thực hiện việc khôi phục bia mộ Khổng Tử. Hội Quản lý Văn hóa Khúc Phụ đã giúp việc này, đã thu gom từ trong nhà dân xung quanh được hàng trăm mảnh bia. Bia hiện giờ trước mộ Khổng Tử, chính là được phục dựng dựa trên các mảnh này.

Nhiều người tham gia vào vụ việc “thảo Khổng” này đều chết trẻ. Người nổi bật nhất một thời, Đàm Hậu Lan, năm 1978 bị công an thành phố Bắc Kinh bắt vì tội phản cách mạng, đến năm 1982 thì được miễn truy tố. Đàm Hậu Lan sau đó bị ung thư, chết sớm vào năm 45 tuổi, không kết hôn.

Khổng Đức Thành là con của Khổng Linh Di, năm đó được Tưởng Giới Thạch coi như một nhân vật “quốc bảo” đã theo các văn vật của cố cung sang Đài Loan. Khổng Đức Thành từng là Viện trưởng Viện Thi cử Đài Loan. Ông mất vào tháng 10/2008, hưởng thọ 88 tuổi. Mặc dù rất nhiều lần được mời, ông chưa bao giờ đặt lại chân lên cố thổ. Nhiều người nói rằng tâm lý của ông không chịu nổi. Đối với truyền thống của Trung Quốc, bị quật mộ là nỗi sỉ nhục lớn nhất.

Theo Secretchina / Tự Minh /Trithucvn

LÁ THƯ ĐẾN TỪ TRUNG HOA.

Bạn thân ạ, sau cú đánh vô tiền khoáng hậu của người Mỹ, chúng tôi đã thua trắng bụng. Tiền đã mất quá nhiều.

Chủ tịch Tập và cả con rồng Trung Hoa đã không thể cứu nổi Huawei, đó là một câu chuyện rất buồn về năng lực của chúng tôi trên cả lĩnh vực ngoại giao lẫn công nghệ. Một sự thất bại thảm hại và không thể chối cãi. Đứng ở góc độ khoa học, không gì có thể biện minh.

Không phải chỉ là ngọn roi nẹt lên mông một con ngựa chứng. Đây là cú đánh mà ông chủ của nó muốn loại bỏ hẳn một con ngựa bất kham. Có lẽ đã tới lúc chúng tôi cần phải biết về mặt khoa học & công nghệ, ai mới là ông chủ thực sự của mình.

Bạn nói đúng, những thứ chúng tôi đang dùng không phải là internet đúng như tên gọi của nó. Những Baidu, Youku hay Wechat … nó là một thứ Chinanet. Chỉ có thể gọi như vậy mà thôi.

Mặc dù nó rộng lớn, chiếm tới 1/4 dân số thế giới nhưng nó chỉ đem lại cho chúng tôi ảo tưởng nhiều hơn là những kiến thức cần phải có. Chúng tôi luôn tham vọng mở rộng nhưng có lẽ nó mãi vẫn là một ốc đảo với 1,4 tỷ dân.

Chúng tôi vẫn cố gắng vùng vẫy để thể hiện tinh thần Trung Hoa bất diệt. Nhưng thật sự với riêng tôi, tới thời điểm này, tôi thấy vô vọng hoàn toàn.

Tẩy chay công nghệ Mỹ ư? Họ ném vào quá nhiều thứ để cho chúng tôi phải cúi đầu. Chúng tôi chỉ nói thôi, nhưng không thể nào làm được.

Chúng tôi đã cố gắng để thoát khỏi Microsoft và những sản phẩm của nó, nhưng hoàn toàn không thể. Nó là miếng cơm, manh áo của nhiều người dân mỗi ngày.

Chúng tôi lại cố thoát khỏi những Adobe, Autodesk hay Sketup nhưng không có chúng, ai sẽ giúp chúng tôi có những công trình đẹp, những toà nhà sang trọng hay những khu du lịch tiện nghi?

Chúng tôi làm Bắc Đẩu với khát vọng thay thế GPS và cạnh tranh với họ. Nhưng, nhìn lại hệ thống vệ tinh và công nghệ hàng không vũ trụ của chúng tôi, thật buồn. Cũng như người Nga, những gì chúng tôi biết về không gian tới nay là quá ít so với Nasa hay SpaceX.

Các kỹ sư của chúng tôi đã cố gắng hết sức hàng chục năm nhưng sự thật vẫn là sự thật. Người Mỹ họ hơn chúng tôi quá nhiều về tư duy, kiến thức vật lý, hiểu biết không gian và sự sáng tạo.

Nhiều năm đầu tư tối đa cho nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã có thành quả đáng kể. Số lượng bằng sáng chế chúng tôi cao lên nhanh chóng, ngang với người Mỹ. Thậm chí có lúc ảo tưởng sẽ vượt qua họ.

Nhưng tiếc thay, Nobel khoa học người Mỹ lại sở hữu quá nhiều. Điều ấy, có nghĩa là, những sáng tạo kiệt xuất nhất trên thế giới này, chúng tôi không thể sở hữu. Sáng tạo chúng tôi tuy nhiều nhưng không thật sự chất lượng bằng họ.

Khi mạnh lên, ai cũng muốn xâm lấn thế giới. Cả chúng tôi và người Mỹ đều vậy. Nhưng chúng tôi chẳng có gì đáng kể làm vũ khí, còn người Mỹ, họ lại có quá nhiều.

Bạn đã nói là bạn biết chúng tôi sẽ thua người Mỹ toàn diện trong cuộc chiến kinh tế, chính trị & khoa học này khi thấy chúng tôi nhượng bộ Telsla của Elon Musk ngay trên sân nhà, tại Beijing. Ban đầu tôi hoàn toàn không tin nhưng tới giờ, và cả tương lai, quả đúng là như vậy.

Người Mỹ đưa thế giới ngày một phát triển theo cách của họ, mạng lưới vệ tinh tầm thấp của Mỹ tương lai sẽ thay đổi cả những định nghĩa vốn dĩ trở thành mặc định trên thế giới này. Thậm chí, có thể cả biên giới các quốc gia, nếu như họ muốn.

Cho dù có coi Mỹ là kẻ thù không đội trời chung đi nữa thì không có quốc gia nào dám từ chối nó trong tương lai, nếu muốn tồn tại trên vỏ trái đất. Với công nghệ kết nối & điều khiển qua vệ tinh, đó là sự thật.

Chúng tôi cũng muốn cấm họ ngay cả trên không gian nhưng hỡi ôi, ngành công nghiệp máy bay & hàng không thế giới đang có những bước chuyển mình khủng khiếp. Cái cách điều khiển một chiếc máy bay nó không như xưa nữa. Họ đang thử nghiệm vận hành hệ thống hạ cánh và lái tự động hỗ trợ bởi vệ tinh nhân tạo…

Cấm họ, khác nào tương lai chúng tôi sẽ không có máy bay để đi đây đó, hoặc là phải chấp nhận bay chỉ trong nội địa bằng những chiếc máy bay cổ lỗ sĩ, ít tính năng, dễ tai nạn, như chấp nhận một thứ Chinanet nghèo nàn & đầy rủi ro hiện tại?

Còn nhiều và rất nhiều những thứ phụ thuộc họ. Hoặc nói theo cách của bạn là họ đã làm được quá nhiều thứ cho trái đất này. Người Mỹ họ có nhiều lá bài chủ để phá vỡ thế trận Chinanet của chúng tôi, cả hiện tại lẫn tương lai.

Đáp trả họ ư? Có lẽ là chỉ là chút giận hờn, ngúng nguẩy, như một cô gái Trung Hoa dễ thương thôi. Như tôi thường làm vậy..

Đứng ngang hàng với họ về khoa học ư? kể cả có 100 năm nữa, tôi vẫn cho là không thể dù chỉ là trong trí tưởng tượng. Tôi là người luôn lạc quan lắm đấy!

Nguyễn Tuấn Anh / Thanhnientudo

Từ 2 đô la trong túi, đến doanh nhân tỉ USD ở Mỹ

Câu chuyện thành công của doanh nhân gốc Việt Trung Dung được đề cập đến trong nhiều tờ báo tên tuổi của Mỹ bao gồm cả Wall Steet Journal, Forbes, FT và thậm chí xuất hiện trong cuốn sách The American Dream của Dan Rather.

Trung Dung – nhà sáng lập gốc Việt của công ty phần mềm OnDisplay từng chia sẻ rằng: “Khi còn nhỏ, tôi không nhìn thấy bất cứ cơ hội nào, cuộc sống của tôi dường như không hề có tương lai”.

Tuy nhiên 15 năm sau khi tới Mỹ, câu chuyện thành công của Trung Dung đã xuất hiện trên khắp các mặt báo cùng sự ngưỡng mộ của tất cả mọi người. Người ta nói rằng anh chính là minh chứng cho thấy “giấc mơ Mỹ” là có thật và rằng “chỉ cần cố gắng, phép màu sẽ xảy đến”.

Đến Mỹ với… 2 USD

Con đường từ nghèo khổ trở nên giàu có của Trung Dung bắt đầu từ năm 1984 khi ấy anh 17 tuổi. Sau khi tới Mỹ với chỉ 2 USD và vốn tiếng Anh ít ỏi, dù nghèo khổ nhưng Trung Dung chưa bao giờ từ bỏ ước mơ và nỗ lực học tập.

Những ngày đầu sang Mỹ là khoảng thời gian khó khăn của Trung Dung. Lúc đầu, anh và người chị của mình xin được lưu trú ở Louisiana, sau đó chuyển sang Boston. Một năm sau, ông may mắn vượt qua được kỳ thi tương đương trung học và ghi tên học hai môn Toán, Tin tại Trường Đại học Massachusetts ở Boston.

Trung Dung tiếp tục vừa học vừa làm đủ mọi công việc, từ rửa chén bát trong nhà hàng đến kỹ thuật viên trong các phòng máy tính và thậm chí lau dọn tại bệnh viện để nuôi sống bản thân và gia đình.

Ngoài tấm bằng đại học từ trường Massachusetts, Trung Dung còn hoàn thành chương trình tiến sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính từ đại học Boston và lấy được bằng MBA từ trường BKU.

Trước khi thành lập nên công ty của riêng mình, Trung Dung là kỹ sư tại Công ty phần mềm thương mại điện tử Open Market.

“Gỡ rối” thế giới web

Năm 1996, Trung Dung chính thức rời Open Market và thành lập công ty riêng. Thời điểm đó, Trung Dung đã chịu rất nhiều sức ép từ gia đình, thậm chí cha anh nói rằng: “Việc này thật điên rồ”.

Dẫu vậy, Trung Dung vẫn khẳng định: “Tôi biết web sẽ trở thành xu hướng chính và cái tên nổi bật nhất thời điểm đó là Netscape. Dù có thể tìm kiếm được rất nhiều thứ trên web nhưng điều tôi băn khoăn lúc đó là mình không thể điều khiển được các dữ liệu ở trên đó”.

Đây là vấn đề khá nan giải, nhất là với những đơn vị vẫn phải sử dụng và phụ thuộc vào trung gian như các chương trình tìm kiếm dữ liệu trên web.

Từ đó, Trung Dung nảy ra ý tưởng về một phần mềm có thể cung cấp thông tin một cách thuận tiện hơn cho người dùng. Mục đích là để giúp các doanh nghiệp có thể so sánh thông tin như giá vé máy bay hay tình trạng của những dịch vụ cung ứng khác.

Sau đó, Trung Dung gặp Mark Pine – người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực dữ liệu và cùng thành lập nên OnDisplay có trụ sở tại California. Pine chịu trách nhiệm là CEO còn Trung Dung là Giám đốc công nghệ của công ty.

Thương vụ khiến cả nước Mỹ “e dè”

OnDisplay là công ty chuyên về phát triển phần mềm giúp các đơn vị điều hành web có thể thu thập, tìm kiếm thông tin từ những website khác và trình bày chúng theo một cách thuận tiện nhất.

Nhìn chung, OnDisplay tập trung vào việc tìm ra những giải pháp tốt hơn để giúp các doanh nghiệp có thể thu thập thông tin và họ chủ yếu nhắm tới đối tượng khách hàng là doanh nghiệp.

Điều đáng nói là thời điểm đó, rất nhiều công ty công nghệ Mỹ như America Online và Amazon.com tập trung giải quyết vấn đề của những khách hàng nhỏ le. Tuy nhiên Pine và Trung Dung lại nhắm tới những khách hàng là doanh nghiệp.

Phần mềm CenterStage của OnDisplay thu thập dữ liệu từ Internet và tổ chức trong một hình thức dễ sử dụng. Mức giá khởi điểm cho việc thu thập dữ liệu thông qua phần mềm này là 50.000 USD.

OnDisplay có khoảng 100 nhân viên và 120 khách hàng bao gồm cả những tên tuổi lớn như Travelocity của Sabre – đơn vị sử dụng phần mềm của OnDisplay để lấy thông tin từ những website khách sạn và hàng không khác và cung cấp giá cả cho khách hàng.

Năm 1998, doanh thu của công ty đã vượt quá con số 10 triệu USD và nhận khoản đầu tư lên tới 35 triệu USD.

Một năm sau đó (năm 1999), OnDisplay trở thành một trong 10 công ty IPO thành công nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Tiếp tục tới năm 2000, Trung Dung đã khiến cho nước Mỹ e dè và nể phục khi chuyển nhượng công ty OnDisplay cho hãng Vignette Corp với giá gần 1,8 tỷ USD.

Sau thành công với OnDisplay, Trung Dung tiếp tục thực hiện một số dự án kinh doanh và đạt được không ít thành công. Tháng 5/2014, Trung Dung cùng với Nilesh Jain thành lập nên Bluekey Services.

Câu chuyện thành công của anh được đề cập đến trong nhiều tờ báo tên tuổi của Mỹ bao gồm cả Wall Steet Journal, Forbes, FT và thậm chí xuất hiện trong cuốn sách The American Dream của Dan Rather.

(Theo Trí thức trẻ)

Những dự án sai phạm của đại gia Lê Thanh Thản tại Hà Nội

Hàng loạt dự án liên quan tới tập đoàn Mường Thanh của ông Lê Thanh Thản tại Hà Nội vướng vào các sai phạm lớn như vi phạm quy hoạch, xây vượt tầng, xây dựng không phép…

Nhung du an sai pham cua dai gia Le Thanh Than tai Ha Noi hinh anh 1
Tại Hà Nội, có 12 kết luận thanh tra liên quan đến các công trình vi phạm trật tự xây dựng của Mường Thanh từng được Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra TP. Hà Nội ban hành. Trong số 10 dự án mà Hà Nội chuyển sang cơ quan điều tra có tới 8 dự án liên quan tới Mường Thanh.
Nhung du an sai pham cua dai gia Le Thanh Than tai Ha Noi hinh anh 2
Đối với ô đất HH3, CC6 thuộc dự án tổ hợp chung cư và dịch vụ thương mại Linh Đàm đơn vị này xây dựng sai quy hoạch, thiếu hai tầng hầm chung cư.
Nhung du an sai pham cua dai gia Le Thanh Than tai Ha Noi hinh anh 3
Rất nhiều người dân mua nhà tại các tổ hợp này đến nay vẫn chưa được cấp sổ đỏ do xây dựng vượt quy hoạch.
Nhung du an sai pham cua dai gia Le Thanh Than tai Ha Noi hinh anh 4
Tại tòa nhà hỗn hợp dịch vụ văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở cao cấp VP6, phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai), Mường Thanh xây vượt quy hoạch 10 tầng.
Nhung du an sai pham cua dai gia Le Thanh Than tai Ha Noi hinh anh 5
Một điển hình sai phạm xây dựng khác của tập đoàn Mường Thanh là ở khu đô thị Đại Thanh. Hàng loạt căn chung cư tại đây đều xây vượt tầng, vi phạm mật độ xây dựng và sử dụng đất sai mục đích.
Nhung du an sai pham cua dai gia Le Thanh Than tai Ha Noi hinh anh 6
Chung cư Kim Văn – Kim Lũ nằm trên địa phận quận Hoàng Mai được xác định vi phạm mật độ xây dựng, sai với kiến trúc quy hoạch.
Nhung du an sai pham cua dai gia Le Thanh Than tai Ha Noi hinh anh 7
Sai phạm ở khu nhà ở Xa La (Phúc La, Hà Đông) mà đơn vị này mắc phải là xây thêm tầng, vi phạm mật độ xây dựng.
Nhung du an sai pham cua dai gia Le Thanh Than tai Ha Noi hinh anh 8
Đặc điểm chung của các dự án nhà ở, chung cư của tập đoàn Mường Thanh là mật độ người dân sinh sống rất cao dẫn đến quá tải hệ thống hạ tầng cơ sở, giao thông trong khu vực đó.
Nhung du an sai pham cua dai gia Le Thanh Than tai Ha Noi hinh anh 9
Năm 2018, Thanh tra Bộ Xây dựng ban hành kết luận thanh tra dự án Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5 (quy mô 388 ha). Cơ quan này đã chỉ rõ vi phạm xây thêm diện tích tại tầng áp mái của 9 tòa chung cư thuộc các ô đất B1.4-HH01 và B1.4-HH02.
Nhung du an sai pham cua dai gia Le Thanh Than tai Ha Noi hinh anh 10
Mới đây nhất là sai phạm tại dự án chung cư CT6 Bemes nằm trên trục đường 70 Hà Đông. Tập đoàn này đã cho xây dựng vượt quy hoạch một tòa chung cư cao 30 tầng với số căn hộ lên đến 447 căn.
Nhung du an sai pham cua dai gia Le Thanh Than tai Ha Noi hinh anh 11
Rất nhiều người dân mua nhà tại dự án này đến nay vẫn chưa được cấp sổ hồng do những sai phạm của chủ đầu tư. Bên cạnh đó dự án này cũng xây dựng sai quy hoạch thêm 4 căn nhà thấp tầng liền kề.

Việt Linh / Zing

Tư Tưởng Nô Bộc hay là bệnh “Sùng Bái Cá Nhân” của người Việt (Nhìn từ trường hợp sự sùng bái ông Nguyễn Phú Trọng)

Quách Hạo Nhiên

 1-Thể chế độc Đảng, chính quyền độc tài – mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng tư tưởng nô bộc và “bệnh sùng bái cá nhân” của đám đông dân chúng

Trong cuộc sống, việc một cá nhân này thể hiện sự yêu mến, kính trọng hay hâm mộ, thần tượng với cá nhân khác (có tài năng và phẩm hạnh) là chuyện rất bình thường, chẳng có gì đáng bàn. Tuy nhiên, yêu mến, hâm mộ đến mức “thần thánh hóa”, “huyền thoại hóa” thậm chí “đội lên đầu”, để lên bàn thờ gia tiên hoặc “dựng tượng đài”, “xây bảo tàng” lưu niệm … thì không những là sự bệnh hoạn mà đằng sau đó chắc chắn là một âm mưu, một “động cơ không trong sáng”. Nói cách khác, khi ta bắt đầu có suy nghĩ “thần thánh hóa”, “huyền thoại hóa” một cá nhân nào đó – vốn cũng là người trần mắt thịt như ta – dù với lý do gì cũng đồng nghĩa với việc đang tự lừa dối chính mình và lừa dối người khác. Ở giác độ văn hóa, đây chính là nguyên nhân làm khởi phát cho cái bi kịch chung của xã hội – bi kịch về sự “vô minh” hay “cuồng tín”, “mù quáng” của dân chúng (vì thiếu bản lĩnh và không có niềm tin vào bản thân nên lúc nào cũng dựa dẫm vào người khác). Một xã hội mà mỗi cá nhân không có niềm tin với bản thân là một xã hội không có hy vọng, hoặc không, cũng là đang tiềm ẩn những mối nguy hiểm (một khi xã hội bắt đầu xuất hiện những tiếng nói khác). Hay nói khác đi, đó là xã hội đang chết dần chết mòn vì cái tâm lý nô bộc do căn bệnh “sùng bái cá nhân” mà ra.

Lịch sử nhân loại cho thấy, bệnh “sùng bái cá nhân” diễn ra khắp mọi nơi, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây… Tuy vậy, có lẽ trong thời “bốn chấm không” hôm nay, bệnh “sùng bái cá nhân” thường rất khó trị ở các quốc gia với thể chế chính trị nhất nguyên, nền cai trị độc tài và trước đó thường có một nền chính trị quân chủ chuyên chế kéo dài…Vì hơn ai hết để có thể duy trì sự độc tài, độc tôn của mình, chính quyền nhà nước ở các quốc gia này buộc phải dùng mọi chiêu trò và thủ đoạn chính trị để “phong thánh” cho các “lãnh tụ vĩ đại”, “lãnh tụ kính yêu” thông qua vô số những câu chuyện mang màu sắc của sự kỳ bí, ảo diệu, hoang đường nhằm đánh vào cái tâm thức “ngu trung”; sự tôn thờ “minh quân”, “minh chủ” vô điều kiện của đại bộ phận đám đông dân chúng, từ đó buộc họ phải phủ phục quỳ lạy và đời đời nhớ ơn…Trên thế giới hiện nay, không khó để nhận ra một số cá nhân được dân chúng “phong thánh” và sùng bái vô điều kiện như trường hợp: Fidel Castro – Cuba; Maduro – Venuezuela (trước đó là Hugo Chavez), Tập Cận Bình – Trung Quốc (trước đó là Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình…); Kim Jong Un – Bắc Hàn (trước đó là Kim Nhật Thành, Kim Jong –il)…

2-Từ Hồ Chí Minh đến Nguyễn Phú Trọng

Lịch sử Việt Nam đến thời điểm này có thể nói Chủ tịch Hồ Chí Minh là người được “phong thánh” một cách bài bản và thường xuyên nhất. Công bằng và khách quan mà nói, xét trong những điều kiện và bối cảnh lịch sử cụ thể, với tầm vóc trí tuệ nhất là những gì đã làm được, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn rất xứng đáng được tôn vinh, tôn kính hay “phong thánh” từ dân chúng (dĩ nhiên là với điều kiện sự tôn kính này được diễn ra một cách tự nhiên chứ không phải dùng quyền lực chính trị để áp đặt). Vì xét ở giác độ văn hóa, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia muốn kế thừa và phát triển vẫn rất cần có những cá nhân với những phẩm chất và tài năng xuất chúng làm “điểm tựa” và tạo niềm tin để các cá nhân bình thường khác soi vào mà phấn đấu, vươn lên. Và nếu mọi chuyện diễn ra một cách tự nhiên như vậy, thì việc Chủ tịch Hồ Chí Minh được dân chúng hôm nay “phong thánh” như cách mà cha ông trước đó đã từng phong cho các bậc tiền hiền như: Nguyễn Trãi, Chu Văn An hay Đức Thánh Trần… thì kể ra cũng chẳng có gì quá đáng. Thế nhưng đáng tiếc thay, những người cộng sản, những người đồng chí đương thời với ông và nhất là những kẻ được xem là “học trò xuất sắc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cố tình không chịu hiểu điều này, ngày qua ngày họ tùy tiện thêu dệt, bịa chuyện về ông để một mặt lừa phỉnh dân chúng, mặt khác lại mang ông ra làm tấm bình phong để che đậy những quyết sách sai lầm, những việc làm hại dân, hại nước của họ. “Yêu nhau thì lại bằng mười hại nhau”, hậu quả là ở chiều ngược lại, Hồ Chí Minh vô tình trở thành đối tượng cho những người mang tư tưởng cực đoan công kích, bôi nhọ, dè bĩu, khinh thường… Một con người từng đi vào thơ ca với những niềm tin yêu trong sáng của dân chúng “mong manh áo vải hồn muôn trượng, hơn tượng đồng phơi những lối mòn” nhưng lại được/bị phong thánh và tùy tiện ghán ghép trong một bức tranh bên cạnh Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni (bởi những kẻ xuẩn ngốc và xu nịnh) từ đó, vô tình trở thành đề tài đàm tiếu cho “các thế lực thù địch” của “Đảng ta” thì thử hỏi có tệ hại và xót xa không?

Quan sát xã hội Việt Nam gần đây, có thể nói bệnh “sùng bái cá nhân” của người Việt hôm nay có vẻ ngày một trầm trọng và khó chữa trị hơn nữa. Và người đang được mọi tầng lớp xã hội hiện nay “phong thánh” và sùng bái không ai khác ơn là ông Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Câu nói “Người Đốt Lò Vĩ Đại” được giới truyền thông – bồi bút phát tán ra dân chúng đã nói lên tất cả điều này. Hay gần nhất là việc chính quyền cho xuất bản sách nhan đề “Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng  với tình cảm của nhân dân và bạn bè quốc tế” với những lời lẽ bốc thơm của ông Phạm Minh Chính – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức trung ương: “cuốn sách là tư liệu quý của đảng viên, các tầng lớp nhân dân và tin tưởng rằng nó sẽ hỗ trợ cho khối đại đoàn kết và tình cảm giữa dân với Đảng, để “trên dưới một lòng đổi mới đất nước”  [1] đã cho thấy, với cái đà này rất có khả năng ông Nguyễn Phú Trọng rồi đây cũng sẽ trở thành “bậc vĩ nhân” hay “lãnh tụ xuất chúng” của dân tộc này; rồi đây ông sẽ được xây tượng đài, nhà mồ hay viện bảo tàng trên khắp dãy đất hình chữ S này sau khi tạ thế? Điều đó cũng có nghĩa, 96 triệu dân Việt Nam trong tương lai ngoài việc phải tôn thờ vô điều kiện “Bác Hồ – vị cha già dân tộc” thì Tổng Bí Thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ là một tấm gương sáng ngời đầy tiềm năng cần đưa vào sử sách để các thế hệ cháu con học tập và noi theo…?

Thật lòng mà nói, kể từ khi ông Trọng trở thành người nắm quyền hành tuyệt đối ở đất nước này (và ngay cả khi ông bắt đầu khởi động chiến dịch “nhóm lò đốt củi” gần đây), nếu nhìn ở tầm vóc tư tưởng, trí tuệ trong vai trò của một chính khách đang dẫn dắt cả dân tộc cùng đi, bản thân tôi đã rất nhiều lần tự hỏi dân tộc này, đất nước này rồi sẽ đi về đâu mỗi khi nghe ông phát ra những câu vừa buồn cười, sáo rỗng và nhất là bất chấp hiện trạng nhiễu nhương, bộn bề của xã hội và đất nước hôm nay:“đất nước có bao giờ được như thế này không?”, “giáo dục nước nhà chưa bao giờ được như bây giờ?”; “cơ đồ dân tộc chưa bao giờ được như hôm nay?”…

Còn nói về sự đức độ, liêm khiết của ông ấy ư? Rất có thể so với những người khác, ông Trọng được đánh giá tốt hơn nhưng mà làm sao dân chúng kiểm chứng được điều này trong một cơ chế vốn bị bưng bít, hoặc không thì lại nửa kín nửa mở rất “tùy hứng lý qua cầu”!? Để có thể thăng tiến và ở trên ngôi cao quyền lực như hiện nay đương nhiên ai cũng biết trước đó ông buộc phải kinh qua rất nhiều vị trí, chức vụ ở cơ sở, địa phương và trung ương. Vậy thì làm cách nào để dân chúng kiểm tra giám sát đồng chí Nguyễn Phú Trọng  khi còn giữ các chức vụ như Chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc Hội…là trong sáng, liêm khiết hay không gây ra những hậu quả gì nghiêm trọng? Không phải những “đồng chí” mà ông Trọng đã và đang chuẩn bị “đưa vào lò” (hoặc bị cách hết các chức vụ trong Đảng) như: Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Trần Việt Tân, Bùi Xuân Thành, Nguyễn Văn Hiến, Phan Thị Mỹ Thanh, Nguyễn Xuân Anh, Vũ Huy Hoàng, Tất Thành Cang, Vũ Văn Ninh, …tất cả đều trải qua những vòng tuyển chọn, quy trình sàng lọc để quy hoạch, tuyển chọn rất bài bản và nghiêm ngặt của chính cái thể chế này đó sao? Thế nên, tôi phải nhắc lại rằng, việc ông Trọng quyết tâm chống tham nhũng để làm trong sạch bộ máy là điều cần ghi nhận và trân trọng, tuy nhiên, không nên vì chuyện này mà cố tình quên hoặc đánh đồng với việc, lẽ ra, trong vai trò là người nắm quyền lực tuyệt đối ông Trọng phải là người chịu trách nhiệm cao nhất khi để cho những thuộc cấp của mình vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ Đảng (đặc biệt tất cả những kẻ vi phạm đều là những Đảng viên, lãnh đạo cấp cao “thuộc diện Trung ương quản lý”).

Trong cái nhìn như vậy, một khi đã xác định “tham nhũng là quốc nạn”, là “giặc nội xâm” đang tàn phá đất nước này thì theo tôi đến thời điểm này ông Trọng vẫn đang nợ toàn thể quốc dân đồng bào một lời xin lỗi chân thành và nghiêm túc. Trước đây, khi để xảy ra những sai lầm trong vấn đề “cải cách ruộng đất”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ấy đã phải đứng ra xin lỗi đồng bào miền Bắc (trước Quốc hội 1956), vậy mà giờ đây, việc chống tham nhũng của ông Trọng trên thực tế chẳng qua chỉ là chuyện “xử lý nội bộ trong Đảng” (cả nghĩa đen và nghĩa bóng của cụm từ này vì như ông Trọng từng nói chống tham nhũng là “ta tự đánh ta”) nhưng ông vẫn chưa một lần nào lên tiếng nhận lỗi trước người dân. Người ta nói rằng, chỉ riêng vụ án ở Thủ Thiêm thôi đã có không biết bao nhiêu người dân phải chịu cảnh tan nhà nát cửa, vợ chồng con cái ly tán, có người còn lê la chẳng khác gì ăn mày từ Sài Gòn ra Hà Nội để gõ cửa các cơ quan công quyền suốt 20 năm ròng. Thử hỏi trong 20 năm ấy, ông Trọng làm gì ở Hà Nội? Ông có nghe dư luận oán than về gia tộc Lê Thanh Hải ở Sài Gòn không? Ông có thấy những người dân oan đi khiếu kiện phải ăn bờ ngủ bụi không? Và hiện nay Thanh tra Chính phủ lại là nơi cửa quyền và tham nhũng người dân thêm một lần nữa, ông có biết không? Nếu các vị Thanh tra Chính phủ liêm khiết và chí công vô tư thì vụ Thủ Thiêm có kéo dài đến 20 năm như hôm nay không? Đừng ai nói với tôi là ông ấy bận trăm công nghìn việc nên không nghe, không thấy, không biết những chuyện này.

Từ đây, tôi cho rằng, dân chúng hôm nay đặc biệt là một số người được xem là tầng lớp trí thức, tinh hoa trong xã hội đang có những động thái tuyên truyền và thêu dệt để tung hô và “phong thánh” cho ông Trọng trong việc chống tham nhũng hiện nay thì đất nước này quả là đang đến hồi mạt vận rồi chăng? Thể chế này đã và đang đẻ ra một bầy sâu ăn tàn phá hại đất nước, ông Trọng một mặt cho người đi bắt sâu (theo kiểu nay bắt một con, mốt bắt một con…và không biết đến khi ông tạ thế đã bắt hết chưa) nhưng mặt khác lại đồng ý đặt bút ký “phê duyệt quy hoạch 184 nhân sự Trung ương khóa mới” để tiếp tục điều hành và duy trì cái thể chế này thì có khác gì đang tạo điều kiện cho những bầy sâu mới sinh sôi?

Đến đây, tôi thấy cần phải nhắc lại điều mà nhiều người đã nói, đất nước này, dân tộc này đã được hòa bình và thống nhất về mặt cương vực lãnh thổ hơn 40 năm rồi nhưng tại sao về mặt tư duy, tư tưởng cứ phải lệ thuộc và nhất là luôn phải bái vọng về phương Bắc? Cái “cơ đồ của dân tộc” hôm nay mà cha ông phải đổ máu xương để giành lại cho con cháu (như chính các vị thường xuyên nói) có lẽ nào lại là một đất nước Việt Nam mãi “không chịu phát triển” hay sao? Tôi hỏi thật ông Trọng và những trí thức đang tung hô và bốc thơm ông lên tận mây xanh có thấy đau lòng trước hiện tình đất nước và con người Việt Nam hôm nay không? Tôi rất mong và hy vọng các vị hãy chân thành và trung thực đối diện với lương tâm mình một lần thôi trước khi trả lời câu hỏi trên để cái lưỡi không xương của các vị sau này không bị hóa thạch, còn có cơ may được tan vào đất. Còn hiện tại, với riêng tôi, tuy ông Trọng đang tổ chức bắt một vài con sâu nhưng cũng chính ông đã và đang nuôi dưỡng rất nhiều ấu trùng sâu mới bằng cái thể chế lỗi thời và nhất là rập khuôn từ tập đoàn chính trị phương Bắc do Tập Cận Bình đứng đầu. Điều này cũng có nghĩa, cái công bắt vài con sâu của ông không thể nào bù đắp cho cái tội rất lớn của ông với dân tộc này khi vẫn duy trì cái thể chế hiện thời. Không khéo cái lò đốt củi do chính ông xây rồi đây cũng sẽ là nới thiêu đốt chính bản thân ông mà thôi! Vậy nên, ông Trọng và những kẻ sùng bái, xu nịnh ông xin có “Đừng lớn lối khi dân lành ốm đói/Vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn”! [2].

3-Thay lời kết

Trước năm 1945, Nam Cao thuộc số những nhà văn viết theo trường phái “tả chân” – nghĩa là “hiện thực phê phán”. Sau 1945, lịch sử Đảng xem ông như một nhà văn “sớm giác ngộ lý tưởng và đi theo Cách mạng”. Và truyện ngắn nổi tiếng nhan đề “Đôi mắt” chính là tác phẩm được nhiều nhà phê bình văn học của Đảng lấy ra làm minh chứng cho sự “sớm giác ngộ” này của Nam Cao. Sở dĩ phải nhắc lại vấn đề này là vì tôi muốn đề cập đến một chi tiết rất đắc giá trong tác phẩm này nhưng tiếc thay các nhà soạn sách giáo khoa của Đảng ta trong phần yêu cầu giảng dạy cho học sinh phổ thông hoặc là không hiểu hoặc là hiểu nhưng cố tình lờ đi, không dám nhắc tới. Ấy là chi tiết Nam Cao để cho hai nhân vật Hoàng và Độ bàn về cuộc chiến tranh và những người nông dân ít học đi làm cách mạng dưới sự dẫn dắt của Đảng và tài thao lược của “ông Cụ” – Hồ Chí Minh lúc bấy giờ. Mẩu đối thoại của nhân vật Hoàng và Độ dưới đây sẽ cho chúng ta thấy tư tưởng rất “độc” này của Nam Cao trong truyện ngắn“Đôi mắt”:

“Tôi cười nhạt:

– Nghe anh nói, tôi nản quá. Như vậy cuộc kháng chiến của ta có lẽ đến hỏng à?

Anh chộp lấy câu của tôi, nhanh như một con mèo vồ con chuột:

– “Ấy đấy, tôi bi lắm. Cứ quan sát kỹ thì rất nản. Nhưng tôi chưa nản có lẽ chỉ vì tôi tin vào ông Cụ. Tôi cho rằng cuộc Cách mạng tháng Tám cũng như cuộc kháng chiến hiện nay chỉ ăn vì người lãnh đạo cừ. Hồ Chí Minh đáng lẽ phải cứu vãn một nước như thế nào kia, mới xứng tài. Phải cứu một nước như nước mình kể cũng khổ cho ông Cụ lắm. Anh tính tượng trưng cho phong trào giải phóng cả một cái đệ tứ cường quốc là Ðại Pháp, mà chỉ có đến thằng Ðờ-Gôn.

Tôi nhắc đến tên mấy nhân vật kháng chiến khác của Pháp, còn đáng tiêu biểu bằng mấy Ðờ-Gôn. Anh lắc đầu:

– Bằng thế nào được Hồ Chí Minh!

Và anh tiếp:

– Ông Cụ làm những việc nó cừ quá, đến nỗi tôi cứ cho rằng dù dân mình có tồi đi nữa, ông Cụ xoay quanh rồi cũng cứ độc lập như thường. Những cú như cú Hiệp định sơ bộ mồng 6 tháng 3 thì đến chính thằng Mỹ cũng phải lắc đầu: nó cho rằng không thể nào bịp ông già nổi. Thằng Pháp thì nghĩa là gì? Bệt lắm rồi. Không có thằng Mỹ xúi thì làm gì Pháp dám trở mặt phản Hiệp định mồng 6 tháng 3? Mình cho nó như vậy đã là phúc đời nhà nó lắm rồi. Ðáng lẽ nó phải bám chằng chằng lấy chứ?”

Với chi tiết trên, có thể nói, Nam Cao chính là nhà văn đầu tiên đã bàn và phê phán trực diện căn bệnh “sùng bái cá nhân”, “sùng bái lãnh tụ” của người Việt thời hiện đại đặc biệt là thành phần trí thức cách mạng thời kỳ đầu ở miền Bắc. Từ thực tế lịch sử này nhìn lại thực tại xã hội hôm nay, có dịp theo dõi các bài viết của một vài nhân sĩ trí thức Việt Nam, đặc biệt là những facebooker có “số má” trên mạng xã hội khi họ bàn về việc chống tham nhũng của ông Trọng thời gian qua tôi thấy xấu hổ thay cho cái cái tư duy, cái tâm lý nô bộc hay là “bệnh sùng bái cá nhân”, “sùng bái lãnh tụ” vừa hồn nhiên vừa có chủ đích của họ.

Người dân bình thường, ít học nếu có mê muội, cuồng tín và thần tượng cá nhân nào đó nghĩ lại vấn còn cảm thông được. Nhưng mang danh là trí thức, là nhà văn, nhà báo mà ăn nói kiểu nước đôi, ba phải lúc thì ra vẻ thương xót, bênh vực người dân Thủ Thiêm lúc thì bợ đỡ, tung hô ông Trọng lên tận mây xanh và nhất là cố tình lờ đi chuyện ông Trọng thực ra cũng là một mắc xích tối quan trọng đã gián tiếp gây ra những oan khuất kia của người dân thì quả là những tay điếm bút thuộc hàng cao cấp, thượng thừa!

 Đến đây thì tôi lại càng thấm thía cho nhận định rất ghê gớm của Nam Cao qua câu nói của văn sĩ Hoàng ở trên: “Hồ Chí Minh đáng lẽ phải cứu vãn một nước như thế nào kia, mới xứng tài. Phải cứu một nước như nước mình kể cũng khổ cho ông Cụ lắm”.

Than ôi, dân tộc này nếu có bị ông Trọng và cái thể chế chính trị do chính ông ấy tạo ra bắt làm con tin thêm vài trăm năm nữa hoặc đến khi nào tìm được đường đi tới thiên đường XHCN âu cũng rất hợp lẽ và rất đáng đời!

CT, 12/7/2019

QHN

——–

Chú thích nguồn;

[1]: Xem tại: https://tuoitre.vn/ra-mat-sach-ve-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-nguyen-phu-trong-20190620181934048.htm

[2]: “Nhìn từ xa…Tổ quốc” – thơ Nguyễn Duy.

Tác giả gởi cho viet-studies ngày 12-7-19