Ngôi nhà Đà Lạt mang hai khuôn mặt đối lập

Một mặt tiền sang trọng gợi liên tưởng đến những biệt thự Pháp cổ, một mặt tiền bình dân giống như những ngôi nhà xung quanh.

Ngôi nhà Đà Lạt mang hai khuôn mặt đối lập

Ngôi nhà 3 tầng tọa lạc tại thành phố Đà Lạt là nơi sinh sống nhiều năm của gia đình chủ nhà. Người con khi trưởng thành xuống TP HCM học tập và làm việc nhưng đã bị không khí bình yên, thơ mộng nơi đây gọi về. Năm 2018, anh quyết định xây lại nhà mới trên miếng đất cũ, vừa làm nơi dưỡng già cho cha, vừa làm chốn trở về cho gia đình nhỏ của mình.

Ngôi nhà Đà Lạt mang hai khuôn mặt đối lập

Chủ nhà mong muốn có một ngôi nhà thân thiện, chan hòa ánh sáng, không hoài cổ nhưng cũng không tách bạch với bối cảnh của kiến trúc Đà Lạt.

Ngôi nhà Đà Lạt mang hai khuôn mặt đối lập

Do khu đất tiếp giáp hai mặt đường với tính chất quy hoạch, cảnh quan khác nhau nên kiến trúc sư Nguyễn Công Duy, Lê Trọng Nhân (Trường An Architecture) thiết kế hai mặt tiền nhà với hai hình thái kiến trúc trái ngược nhưng đảm bảo hài hoà với bối cảnh chung. Mặt chính nằm trong trục đường quy hoạch biệt thự từ thời Pháp nên có nét sang trọng với hàng rào thưa màu trắng cùng hệ lam gỗ che kín mặt tiền tầng trên cùng.

Ngôi nhà Đà Lạt mang hai khuôn mặt đối lập

Mặt sau là khu dân cư tự phát, ngôi nhà cũng mang diện mạo bình dị hơn với bức tường nhà sáng màu cùng những ô cửa gỗ rộng vừa phải, ẩn hiện đằng sau hàng rào hay cánh cổng.

Ngôi nhà Đà Lạt mang hai khuôn mặt đối lập

Khu đất xây nhà rộng 150 m2, có 6 cạnh và không có góc nào 90 độ. Chừa ra khoảng 1/3 diện tích làm sân bao quanh nhà, ngôi nhà có tổng diện tích sàn 310 m2, với các phòng chức năng vuông vắn bên cạnh tam giác.

Ngôi nhà Đà Lạt mang hai khuôn mặt đối lập

Không gian trung tâm của ngôi nhà là khoảng thông tầng với ý đồ tạo ra sự gắn kết giữa các phòng chức năng, giữa các thế hệ…

Ngôi nhà Đà Lạt mang hai khuôn mặt đối lập

Khoảng thông tầng cũng tạo ra tầm nhìn thu trọn thiên nhiên Đà Lạt với nhiều thung lũng nối tiếp nhau…

Ngôi nhà Đà Lạt mang hai khuôn mặt đối lập

Song song với kiến trúc chịu đồng thời ảnh hưởng của biệt thự xưa và nhà hiện đại, nội thất ngôi nhà cũng là sự pha trộn giữa truyền thống và hiện đại, giống như đồ gỗ bên cạnh sofa da.

Ngôi nhà Đà Lạt mang hai khuôn mặt đối lập

Để có được sự chan hòa ánh sáng như mong muốn của chủ nhà, các ô cửa xuất hiện như những vật hút ánh sáng.

Ngôi nhà Đà Lạt mang hai khuôn mặt đối lập

Mỗi căn phòng, mỗi dạng địa hình, mỗi góc nhà,… lại là những ô cửa với nhiều hình dạng khác nhau và sự lặp lại cũng với tỉ lệ khác nhau.

Ngôi nhà Đà Lạt mang hai khuôn mặt đối lập

Tất cả tạo thành một sự đa dạng về hình thức ở khắp mọi nơi trong ngôi nhà, đặc biệt là ở những khu vực địa hình giật cấp, giúp ngôi nhà trông vui mắt và cởi mở hơn.

Ngôi nhà Đà Lạt mang hai khuôn mặt đối lập

Nhà có mặt ngoài ốp đá tự nhiên và sơn gai để thẩm thấu ánh sáng, mái dốc và tường dày hai lớp, sử dụng nhiều vật liệu gỗ cho sàn và đồ nội thất, phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.

Bài: Thái Bình /Ảnh: Hiroyuki Oki

Bầy chó 18 con ăn thịt chủ ở Mỹ, chỉ còn vụn xương

Người đàn ông tại vùng quê Texas mất tích từ đầu tháng 5, cảnh sát bắt đầu nghi ngờ về một vụ án “ngoài sức tưởng tượng” khi tìm thấy đàn chó hung dữ và vụn xương trên nền đất.
Những mảnh xương được tìm thấy trên khoảng sân cỏ mọc um tùm khiến các điều tra viên hoài nghi về một kịch bản khó tưởng. Phải đến khi những trợ lý của cảnh sát trưởng tìm thấy tóc người và mảnh vụn quần áo trong phân chó, họ mới chấp nhận sự thật khó tin.

Freddie Mack, chủ nhân 1 căn nhà di động tại vùng quê Venus, Texas, đã bị ăn thịt bởi 18 con chó do chính tay ông nuôi nấng.

“Ban đầu chúng tôi không thể tin nổi kết luận này. Không còn một bộ phận gì sót lại”, cảnh sát trưởng hạt Johnson, Adam King, trả lời Washington Post.

Bay cho 18 con an thit chu o My, chi con vun xuong hinh anh 1 Mảnh đất của Freddie Mack nơi ông sống cùng bầy chó 18 con trước khi bị chúng ăn thịt. Ảnh: Washington Post.

                                                  Chỉ bầu bạn với bầy chó
“Hiện chưa rõ bầy chó lớn đã cắn chết người chủ 57 tuổi hay chúng ăn xác sau khi ông ta qua đời vì bệnh tình nghiêm trọng”, ông King từ chối tiết lộ Freddie Mack đang mắc bệnh gì trước khi “mất tích”.

Vụ án bí ẩn này bắt đầu từ tháng 5, sau khi một người thân của Mack trình báo không liên lạc được với ông trong nhiều tuần. Adam King cho biết Mack là một người sống trầm lặng và tách biệt. Ông chỉ tiếp xúc với người khác khoảng 2 tuần/lần, khi họ hàng ghé ngang đưa ông đi mua đồ dùng dự trữ.

Lo lắng về sức khỏe của Freddie Mack, những thành viên trong gia đình đã tìm cách vào nhà nạn nhân. Tuy nhiên, bầy chó phản ứng rất dữ dội khi có người lạ đến gần.

Cảnh sát địa phương cũng gặp khó khăn với bầy chó. Họ phải tìm cách đánh lạc hướng chúng rồi khảo sát mảnh đất của Freddie Mack bằng máy bay không người lái. Không một dấu tích nào cho thấy còn người sinh sống trong nhà.

Sau khi xác nhận Mack mất tích, cảnh sát địa phương tiến hành lấy lời khai của gia đình và những người dân sống trong khu vực. Họ đăng thông cáo trên mạng xã hội, liên lạc với bệnh viện và trại giam các vùng xung quanh.

Manh mối quan trọng được phát hiện vào ngày 15/5, khi một trợ lý cảnh sát trưởng tìm thấy mảnh xương người đầu tiên trong khu vườn. Sau khi lũ chó được chuyển đến trạm nuôi nhốt, các điều tra viên còn tìm thấy thêm nhiều vụn xương khác.

Họ cũng tìm thấy tóc, xương người và mảnh vải trong phân chó. Những mảnh vải này trùng khớp với mô tả về trang phục mà Freddie Mack thường mặc. Không lâu sau, họ tìm thấy thêm 2 đôi giày của nạn nhân trong khu vực xích chó.

“Lúc đầu chúng tôi phấn khởi trước đột phá mới. Nhưng dần nhận ra thực tế kinh hoàng đã xảy ra”, Adam King cho biết.

Bay cho 18 con an thit chu o My, chi con vun xuong hinh anh 2
Hình ảnh của Freddie Mack được Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Johnson công bố ngày 17/5. Ảnh: KTLA.

                                                    Khó tin nhưng có thật
Động vật ăn xác người là chuyện khá phổ biến. Tuy nhiên, việc bầy chó ăn toàn bộ thi thể, “dọn sạch” cả quần áo lại là điều hiếm thấy.

Văn phòng cảnh sát địa phương cũng liên hệ với nhiều điều tra viên cấp cao về vụ án kỳ lạ này. Họ nói chưa từng nghe chuyện thú nuôi ăn hết cả thi thể và quần áo.

Đây không phải vụ thú nuôi ăn xác chủ đầu tiên được ghi nhận tại Mỹ. Năm 2017, National Geography từng có một bài viết đề cập hàng chục vụ chó ăn thịt chủ. Một nghiên cứu năm 2015 ghi nhận được 60 vụ việc chó ăn xác người. Chúng có xu hướng nhắm vào phần mũi và miệng của thi thể trước khi cắn đến tay và chân.

Đầu năm 2019, một phụ nữ sống ở Nam Carolina bị 2 con chó lai giống boxer cắn chết ngay trước hiên nhà. Một nhân chứng gọi 911 cầu cứu cho biết lũ chó “ăn sống” chủ nhân.

Ngày 9/7, các điều tra viên nhận kết quả xét nghiệm pháp y, xác nhận với gia đình nạn nhân rằng những mảnh xương được tìm thấy tại hiện trường chính là một phần cơ thể của Freddie Mack.

Trong số 18 con chó lớn được tìm thấy ở hiện trường, 2 con đã bị cả đàn chó cắn chết. Cảnh sát phải giết 13 con còn lại vì chúng quá hung dữ và có xu hướng tấn công người.

Cảnh sát chỉ để 3 con chó trong bầy được sống. Ông Adam King nói đó là những con duy nhất “thân thiện” với người.

Lê Thanh / Zing

 

Những phép lạ ở phòng giam kẻ sát nhân muốn hiến tạng

Tất cả chúng ta đều mang trong mình những nơi chốn lưu đày, tội lỗi, sự tàn phá. Nhiệm vụ của ta không phải thả chúng ra ngoài thế giới, mà là biến đổi những điều ấy.

“Picoult là một nhà văn lão luyện, với những chương đầy căng thẳng đã đưa bà lên hàng bậc thầy của những trang sách hút hồn”, USA Today đã nhận xét như thế về Nơi chốn lưu đày – một cuốn tiểu thuyết kinh điển của nữ tác giả Jodi Picoult.

Nhung phep la o phong giam ke sat nhan muon hien tang hinh anh 1
Sách Nơi chốn lưu đày.

Cuốn tiểu thuyết xoay quanh Shay Bourne – một kẻ giết người bị kết án tử hình vì cướp đi mạng sống của cô bé Elizabeth và viên cảnh sát Kurt Nealon, cha dượng cô bé. 11 năm sau, Shay phát hiện ra Claire – em gái Elizabeth đang cần một trái tim để cấy ghép. Hắn muốn hiến tim cho con bé sau khi bị thi hành án tử hình để chuộc lại lỗi lầm của mình.

Cuốn sách đan xen giọng kể của bốn nhân vật khiến cho câu chuyện được chứng kiến theo nhiều góc độ khách quan: June – mẹ của Elizabeth và Claire, Michael – vị linh mục với vai trò bồi thẩm đoàn trong bản án của Shay, Lucius – anh chàng họa sĩ mang trong người nhiều bệnh tật ở cạnh phòng giam với Shay, Maggie – cô luật sư muốn bãi bỏ luật tử hình và giúp đỡ Shay hiến tim cho Claire.

Nhiều sự việc lạ kỳ xảy ra trong phòng giam ở tầng một của nhà tù khiến cánh báo chí ồ ạt đổ tới không chỉ vì Shay muốn hiến tim của mình cho Claire sau khi bị hành hình. Vô số phép lạ mà họ không hiểu vì sao, từ lúc Shay chuyển đến nhà giam này, hắn đã làm gì khiến cho nước từ vòi có chất cồn, hay việc khiến cho một con chim sống lại. Nhưng biến đổi lớn nhất phải kể đến là căn bệnh AIDS giai đoạn cuối của Lucius bỗng nhiên được chữa lành.

Từng tình tiết, kể cả tình tiết nhỏ nhất, đan xen vào nhau không hề dư thừa mà liên kết tạo nên một mạch truyện vô cùng chắc chắn. Việc hiến tạng mà Shay mong muốn là không khả thi vì án tử hình được thi hành bằng việc tiêm thuốc độc khiến tim hắn ngừng đập. Việc hiến tạng chỉ có thể thực hiện trên người bị chết não và không còn tự thở nữa.

Vậy làm sao để hắn bị tử hình nhưng trái tim vẫn có thể đến được Claire theo mong muốn với sự giúp đỡ của cha Michael và cô luật sư Maggie? Liệu June có chấp nhận sự thật rằng: “Bạn sẽ từ bỏ sự căm thù của mình với một người bạn thù ghét cực độ, nếu như làm thế sẽ cứu được một người mà bạn yêu thương chăng?”, “Bạn sẽ muốn những giấc mơ của mình thành hiện thực nếu như đó cũng là thành tựu cho ước muốn cuối đời của kẻ thù hay sao?”.

June sợ: “Nếu Claire nhận trái tim của Shay Bourne, mọi chuyện có thể thật tồi tệ nếu như những suy nghĩ giết người trú ẩn trong đầu bé, có thể Claire sẽ phải cảm nhận bố và chị của mình bị giết”. Câu chuyện với nút thắt bất ngờ, cứ ngỡ đó là hung thủ gây ra vụ giết hai mạng người đầy bi thảm, nhưng cuối cùng có lẽ không ai ngờ kẻ hãm hại Elizabeth lại là người đàn ông mà mọi người quý mến.

Nhung phep la o phong giam ke sat nhan muon hien tang hinh anh 2
Tác giả Jodi Picoult.

Văn phong kể chuyện của tác giả rất tự nhiên, dần dần dẫn dắt và hút người đọc vào cốt truyện, giống như bạn đang hiện diện bên cạnh những nhân vật, chứng kiến từng khoảnh khắc từ hồi hộp, bất ngờ đến hận thù, hy sinh. Bạn đọc cũng như được tận mắt thấy những chi tiết không tưởng về những phép màu mà Shay đã tạo ra cho những người xung quanh anh.

Có thể ban đầu bạn sẽ ghét Shay vì đã làm cuộc sống của gia đình June đảo lộn, cướp đi hai người quan trọng trong đời của cô. Nhưng khi bạn gặp một Shay, bằng cách nào đó, đã cảm hóa những người xung quanh anh, kể cả những tù nhân từng giết người, cưỡng hiếp trẻ con, bạn sẽ thấy người đàn ông này không phải là kẻ đáng ghét. Tất cả những ai từng tiếp xúc với anh đều cảm nhận được, người như thế khó có thể hãm hại một đứa trẻ và giết viên cảnh sát.

Tên tác phẩm được mượn ý từ câu nói của Albert Camus, rất đúng với tinh thần của tác phẩm: “Tất cả chúng ta đều mang trong mình những nơi chốn lưu đày, tội lỗi của chúng ta, sự tàn phá của chúng ta. Nhiệm vụ của ta không phải là thả chúng ra ngoài thế giới; mà là biến đổi chúng trong chúng ta và trong người khác”.

Jodi Picoult còn là tác giả cuốn Siêu thoát – một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử, về hành trình đi tìm người mẹ bị mất tích trong khu bảo tồn voi 10 năm trước của cô bé Jenna cũng với một kết thúc bất ngờ không kém.

Cả Siêu thoát và Nơi chốn lưu đày đã khiến lay động người đọc bởi các tình tiết rất thực, ghi dấu ấn vào cảm xúc và những giá trị về cuộc sống đáng để học hỏi.

Gia Hân / Sách hay / Zing

Không phải xung đột Mỹ – Trung, trật tự thế giới mới sẽ được quyết định bởi kết quả cuộc xung đột giữa 3 hệ thống này

Không phải xung đột Mỹ - Trung, trật tự thế giới mới sẽ được quyết định bởi kết quả cuộc xung đột giữa 3 hệ thống này

Nhiều CEO đặt cược rằng các công ty chứ không phải là các quốc gia sẽ dẫn dắt trật tự thế giới mới, bởi vì những ông lớn công nghệ giờ đã có quy mô và quyền lực nhiều hơn cả 1 quốc gia.

Sau khi cuộc gặp bên lề hội nghị G20 giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump phát đi những tín hiệu tích cực, thị trường tài chính quốc tế đã mong chờ một thỏa thuận thương mại để kết thúc cuộc thương chiến đã kéo dài hơn 1 năm qua. Tuy nhiên, dường như các doanh nghiệp không tin vào điều đó. Họ đang bận rộn chuẩn bị cho một trật tự thế giới mới, mà nhiều người tin rằng trong đó sẽ không chỉ có xung đột giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới mà là sự xung đột của 3 hệ thống: hệ thống dân chủ phương Tây, hệ thống chủ nghĩa tư bản nhà nước và hệ thống tự do trực tuyến (cyber – libertarianism).

Nói theo cách dễ hiểu hơn, đó là “đồng thuận Washington”, “đồng thuận Bắc Kinh” và “đồng thuận Zuckerberg” (đặt tên theo nhà sáng lập của mạng xã hội Facebook). Thuật ngữ “đồng thuận Bắc Kinh” xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn sách The Beijing Concensus xuất bản năm 2004 của tác giả Joshua Cooper Ramos, một nhà khoa học trẻ tại Trung tâm Chính sách đối ngoại ở Anh. Cụm từ này ám chỉ mô hình phát triển của Trung Quốc, trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong cả việc sở hữu và thử nghiệm các định chế nhưng cũng không ghét bỏ sở hữu tư nhân mà còn ủng hộ thị trường tự do.

Ngược lại, “đồng thuận Washington” đại diện cho mô hình phát triển của Mỹ, cho rằng sở hữu tư nhân, mở cửa kinh tế, cải cách (tự do hoá) hệ thống tài chính, ổn định vĩ mô, và tự do hoá chính trị là cốt yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nói cách khác nhà nước can thiệp ở mức ít nhất có thể vào nền kinh tế.

Mới mẻ hơn cả, hệ thống “đồng thuận Zuckerberg” thể hiện tầm ảnh hưởng sâu sắc của công nghệ lên đời sống xã hội hiện đại.

Những chủ doanh nghiệp tham dự một hội thảo do công ty tư vấn AT Kearney tổ chức gần đây đều đồng ý rằng “đồng thuận Washington” đang bị đe dọa, và phần lớn thế giới đang đổ lỗi cho các doanh nghiệp lớn, với những chính trị gia thường xuyên chỉ trích các doanh nghiệp lớn để ghi điểm trong mắt cử tri trong lúc làn sóng chủ nghĩa dân túy dâng cao. Và họ nhất trí rằng cần phải có 1 mô hình ưu việt hơn để có thể thay đổi tình hình.

Tất nhiên chúng ta sẽ không quay trở lại với mô hình thị trường tự do của những năm 1990. Xung đột thương mại Mỹ – Trung chỉ là khởi đầu của 1 cuộc chạm trán giữa hai hệ tư tưởng, với quy mô lớn hơn nhiều, được dự báo sẽ kéo dài hàng chục năm và sẽ chia đôi thế giới. Mô hình mà Trung Quốc đang áp dụng mang đến cả sự hoài nghi và ghen tị. Trái với tầm nhìn xa của Bắc Kinh, nhiều CEO phương Tây than phiền về những áp lực họ phải đối mặt từ kết quả kinh doanh quý yếu kém và sức ép ngày càng tăng từ các nhà đầu tư chủ động.

Tuy nhiên, cũng có một số CEO ở các nước đang phát triển bày tỏ sự lo ngại về cái giá mà họ phải trả nếu muốn độc lập với chủ nghĩa trọng thương của Bắc Kinh. Ngay cả các CEO của châu Á cũng có những quan điểm trái ngược. Một số cảm thấy việc nhà nước can thiệp quá mạnh tay vào thị trường sẽ khiến nền kinh tế méo mó và sớm đổ vỡ, trong khi một số khác tin rằng sáng kiến Một vành đai một con đường của ông Tập Cận Bình sẽ là nền tảng của một trật tự thế giới hoàn toàn mới có lợi cho cả phương Đông và phương Tây. Dẫu vậy, gần như tất cả mọi người đều nhận thấy sự cần thiết phải hiểu về Trung Quốc rõ hơn nữa.

Sự kiện Facebook ra mắt đồng tiền kỹ thuật số Libra đã trở thành một chủ đề nóng. Nhiều CEO đặt cược rằng các công ty chứ không phải là các quốc gia sẽ dẫn dắt trật tự thế giới mới, bởi vì những ông lớn công nghệ giờ đã có quy mô và quyền lực nhiều hơn cả 1 quốc gia và có thể sử dụng những yếu tố này để tác động mạnh đến các “công dân” vốn phần đa là những người trẻ thành thạo công nghệ không còn dành nhiều niềm tin cho các định chế truyền thống.

Trong khi một số người đưa ra những số liệu thống kê cụ thể để chứng minh rằng không ít người trẻ tin vào tiền số nhiều hơn là những sàn giao dịch chứng khoán truyền thống, Ngân hàng Thanh toán quốc tế và Giám đốc IMF Christine Lagarde (người vừa được đề cử vào vị trí Chủ tịch NHTW Châu Âu ECB) lại lo ngại về mối đe dọa mà fintech đem đến cho hệ thống tài chính toàn cầu. Những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ cho rằng Libra chỉ là bước đi đầu tiên vào những lĩnh vực mà các chính phủ (ít nhất là ở phương Tây) không thể tác động. Một vị CEO chỉ ra rằng các chính phủ tự do dân chủ ở phương Tây đơn giản là không thể chuyển động đủ nhanh để bắt kịp với công nghệ.

Số liệu thống kê cho thấy Mỹ vẫn đang chiếm thế thượng phong trong ngành công nghệ, với các công ty công nghệ Mỹ chiếm 70% tổng vốn hóa thị trường của giới công nghệ. Các công ty châu Á chiếm 27%, trong khi tỷ lệ của châu Âu chỉ ở mức khiêm tốn 3%. Nhìn vào con số này, có thể nói Mỹ mạnh hơn Trung Quốc. Nhưng giống như 1 CEO phát biểu tại hội nghị: “quốc gia chỉ liên quan nếu như họ có thể đánh thuế công ty đó”. Và tất nhiên là không dễ đánh thuế đầy đủ các công ty công nghệ.

Thu Hương / Theo Trí thức trẻ/FT