– Các ông đừng đặt vấn đề quốc tịch của tôi. Những năm còn lại của cuộc đời tôi, theo giấy tờ thì tôi là người Mỹ. Nhưng, sau khi tôi chết. Nếu như những lý thuyết của tôi đề ra là đúng thì người Đức sẽ nói tôi chính gốc là người Đức. Người Pháp sẽ nói tôi là công dân quốc tế. Nếu sau này có những chứng minh cho rằng lý thuyết của tôi đề ra còn có những thiếu sót, thì người Pháp sẽ nói tôi đã từng là người Đức và người Đức sẽ nói tôi là một tên Do Thái.
Các sân bay trên thế giới rất chú trọng tới việc thiết kế phòng chờ cho hành khách. Có rất nhiều phòng chờ được xây dựng như những khách sạn 5 sao đầy đủ tiện nghi.
Singapore Airlines là hãng hàng không hàng đầu thế giới về chất lượng dịch vụ cũng như sự chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên. Sân bay Changi cũng mang đến cho khách hàng cảm giác thú vị và ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ảnh: Travel + Leisure.
Sân bay Changi được thiết kế theo phong cách độc đáo và được đánh giá là một trong những cảng hàng không có kiến trúc nghệ thuật hàng đầu thế giới. Ảnh: Travel + Leisure.
Hành khách sẽ phải trả tiền để được sử dụng dịch vụ của phòng chờ. Tại nhà ga T2 có một khu vệ sinh cao cấp bao gồm vòi hoa sen, sảnh tiếp khách, một quầy bar miễn phí và một phòng tập thể hình. Phí để sử dụng dịch vụ là $58 cho người lớn và $29 cho trẻ em trong vòng 5 tiếng. Ảnh: Travel + Leisure.
Changi còn là một trong số ít các sân bay trên thế giới có hồ bơi ngoài trời. Hồ bơi này nằm ngay trên mái của nhà ga T1. Phí để được sử dụng hồ bơi cao cấp này là $17 trong thời gian từ 6 giờ sáng cho tới nửa đêm. Ảnh: Travel + Leisure.
Đặc biệt, những hành khách chờ quá cảnh còn có cơ hội được sử dụng các thiết bị hiện đại của khách sạn Aerotel Airport Transit với bồn tắm nước nóng và ghế tắm nắng. Ảnh: Now Boarding Changi Airport.
Changi Airport còn thiết kế những khu trung tâm dành riêng cho giới doanh nhân. Khu vực này được trang bị nhiều máy tính có kết nối Internet, thiết bị photocopy và máy fax miễn phí. Ảnh: Now Boarding.
Đây là phòng chờ hạng nhất Al Safwa nằm trong khuôn viên sân bay quốc tế Hamad tại thủ đô Doha (Qatar). Trong thời gian nghỉ ngơi, hành khách sẽ có cơ hội được trải nghiệm những dịch vụ cao cấp không thua kém gì so với khách sạn 5 sao. Ảnh: Flighthacks.
Sân bay quốc tế Hamad được thiết kế với 5 khu, trong đó có 138 quầy check-in và 2 khách sạn với hơn 200 phòng nghỉ. Ngạc nhiên hơn, trong đó còn có cả bể bơi, nhà thờ Hồi giáo và không gian rộng lớn dành cho trung tâm mua sắm và các khu vui chơi giải trí. Ảnh: Qatar Airways.
Phòng chờ sang chảnh này còn có cả khu bán hàng miễn thuế đặc biệt với vô số các sản phẩm cao cấp dành cho giới thượng lưu. Tại đây, khách hàng được thỏa sức vung tay mua sắm những món đồ hàng hiệu yêu thích. Ảnh: Points From The Pacific.
Các quý ông cũng có thể sắm cho mình một bộ vest lịch lãm của thương hiệu Hugo Boss tại đây. Ảnh: Points From The Pacific.
Điều khiến khách hàng hài lòng chính là thái độ phục vụ tại đây. Mỗi khi có ai bước vào phòng chờ và tựa lưng xuống ghế ngồi, lập tức sẽ có nhân viên đi tới để phục vụ tận tình. Nhà hàng trong phòng chờ này có sức chứa 250 người; tuy nhiên vào ngày thường họ chỉ phục vụ tối đa 100 vị khách. Ảnh: Qatar Airways.
Khi đến với sân bay tại UAE, khách hành sẽ bị choáng ngợp trước vẻ đẹp sang trọng của nó. Nơi đây được mệnh danh là “cửa ngõ đón tiếp” những triệu phú giàu có trên thế giới với nhiều phòng nghỉ VIP và những nhà hàng cao cấp. Ảnh: Duty Free Mag.
Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của giới siêu giàu, các kiến trúc sư nơi đây còn xây dựng những khu mua sắm miễn thuế với các mặt hàng xa xỉ như đồ trang sức, đá quý, vàng bạc. Ảnh: Booking.com.
Nhìn từ trên cao, sân bay Abu Dhabi trông giống như một mê cung mà ta thường thấy trong các bộ phim viễn tưởng. Ảnh: MEED.
Sân bay Istanbul mới (Thổ Nhĩ Kỳ) trị giá 8 tỷ USD được coi là sân bay lớn nhất thế giới, vừa đi vào hoạt động vào ngày 8/4. Tại đây, phòng chờ thương gia cũng là điểm gây ấn tượng đối với hành khách, đặc biệt là giới thương gia. Ảnh: Travel + Leisure.
Phòng chờ hạng sang của Turkish Airlines có diện tích 5.600 m2 với 765 chỗ ngồi được bố trí ở nhiều khu vực khác nhau. Các ghế ngồi được thiết kế với màu sắc tinh tế, hoa văn và họa tiết mang đậm màu sắc của vùng đất Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Quỳnh Trang.
Bên cạnh đó, phòng chờ còn được trang bị 12 màn hình LED để hành khách thưởng thức các chương trình truyền hình. Ảnh: Quỳnh Trang.
Phòng chờ còn bố trí thêm khu vui chơi cho trẻ em với những mô hình khổng lồ và những chiếc tivi lớn. Ảnh: Quỳnh Trang.
Ngoài ra, dàn máy tính của Apple được trang bị đường truyền Internet tốc độ cao luôn trong tư thế sẵn sàng phục vụ hành khách. Tại đây, khách hàng sẽ không còn phải lo lắng về việc kết nối internet hay khi có việc gấp cần tới máy tính. Ảnh: Quỳnh Trang.
Nếu bạn là người bận rộn, thường xuyên phải làm việc ngay cả khi… chuẩn bị lên máy bay, phòng chờ của Turkish Airlines chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Hiểu được công việc của khách hàng, các kiến trúc sư đã cho xây dựng một phòng làm việc nhỏ tại đây nhằm đáp ứng nhu cầu phát sinh của hành khách. Ảnh: Quỳnh Trang.
Những vị khách yêu thích âm nhạc chắc chắn sẽ bị ấn tượng ngay khi bước vào cửa phòng chờ. Ban quản lý đã khéo léo bố trí một cây đàn piano nằm bên cạnh cửa ra vào của phòng chờ, chắc hẳn sẽ làm nhiều tâm hồn yêu âm nhạc thổn thức. Có ai mà nghĩ rằng vừa đi công tác, lại vừa được thưởng thức những bản nhạc hay? Ảnh: Quỳnh Trang.
Ngoài việc giải trí, trong khi chờ đợi nối chuyến, bạn cũng có thể nghỉ ngơi tại phòng nghỉ của nhà chờ. Những phòng nghỉ được bố trí theo dãy, có rèm che kín đáo, tạo không gian riêng tư và yên tĩnh cho quý khách. Ảnh: Quỳnh Trang.
Ngoài chất lượng dịch vụ, sân bay cũng chú ý đến việc đảm bảo an toàn cho tài sản của hành khách. Tại phòng chờ có tới hàng trăm tủ đựng đồ để khách hàng có thể yên tâm bảo quản hành lý của mình. Ảnh: Quỳnh Trang.
Priority Pass là một mạng lưới gồm hơn 1.000 phòng chờ sân bay trên khắp thế giới. Theo đó, các thành viên của mạng lưới này cũng như các khách hàng có thể sử dụng dịch vụ của bất kỳ phòng chờ nào thuộc hệ thống PP trên toàn thế giới. Ảnh: Upgraded Points.
Các phòng chờ trong hệ thống PP thường được thiết kế rộng rãi, mang đến sự thoải mái, thư giãn cho hành khách. Tại đây được bố trí những khoảng không gian tương đối riêng tư và có trang bị hệ thống Internet miễn phí. Ảnh: Upgraded Points.
Ngoài ra, các phòng chờ này còn phục vụ miễn phí đồ ăn thức uống cho hành khách. Dưới đây là một số những phòng chờ tốt nhất tại các sân bay trên thế giới có áp dụng hệ thống PP. Ảnh: Business Traveller.
Phòng chờ Sleep ‘n Fly lounge tại sân bay quốc tế Dubai (DXB) sở hữu những chỗ ngủ khá đặc biệt. Tại đây, hành khách có thể thoải mái thư giãn, nghỉ ngơi trong thời gian chờ đợi chuyển tiếp. Ảnh: Booking.com.
Bạn mất sức sau chuyến bay dài và chán nản khi phải chờ đợi để nối chuyến? Đừng lo, khi đến với sân bay London Heathrow, mọi mệt mỏi của bạn sẽ được giải quyết với dịch vụ massage tại phòng chờ Plaza Premium Lounge. Ảnh: Travel + Leisure.
Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang trong chính căn bếp của gia đình mình khi đến với phòng chờ tại sân bay Helsinki (HEL), Phần Lan. Tại đây, hành khách được thỏa sức lựa chọn những đồ ăn thức uống yêu thích. Ảnh: Finavia.
Đã bao giờ bạn từng nghĩ rằng được thưởng thức rượu chưng cất khi chờ đợi máy bay chưa? Điều đó là hoàn toàn có thể khi bạn đến với phòng chờ tại sân bay quốc tế Portland (PDX), Oregon (Mỹ). Ảnh: One Mile at a Time.
Chớ vội lầm tưởng đây là sách đậm chủ nghĩa nữ quyền, Elfriede Jelinek chỉ bày ra hạnh phúc méo mó, nguồn cơn bất hạnh trong cuộc truy tìm “các ngóc ngách trong tâm hồn giống cái”.
Tình ơi là tình sóng đôi với hai câu chuyện được kể tuần tự, cách chương, gối lên nhau về hai người phụ nữ Brigitte và Paula. Họ là 2 mà dường như là một, cả Brigitte và Paula, hay bất cứ người đàn bà nào được nhắc đến trong cuốn sách cũng đều chịu chung một “bản án”: Phận đàn bà.
Ngày làm đàn bà là ngày không còn được làm người
“Một ngày đẹp trời Brigitte quyết định, cô muốn chỉ còn làm một người đàn bà, hoàn toàn là đàn bà, cho một gã tên là Heinz”, Elfriede Jelinek viết. Lời mở đầu này mang đến cho người đọc các thông tin quan trọng: Nhân vật chính là một cô gái, tên Brigitte; cô hạ quyết định (nghĩa là cô đã đắn đo, suy trước tính sau từ rất lâu trước đó); cô muốn làm đàn bà (nhấn mạnh 2 lần) và cuối cùng, cô muốn làm đàn bà của một gã đàn ông cụ thể tên là Heinz.
Những gì tiếp diễn sau đó, khiến người đọc không khỏi bàng hoàng.
Sách Tình ơi là tình.
Brigitte là một cô gái thành thị, đến tuổi lấy chồng. Nhà cô không giàu và trên thực tế, cô chẳng có cửa để sớ rớ vào Heinz. Giữa cô và gã “chỉ là công việc”. Nhưng Brigitte đã nhắm vào gã đàn ông này, cô phải giành cho bằng được, phải lập một gia đình, phải sở hữu tài sản của gã, dù có bị đánh đập, bị sỉ nhục, thậm chí là liếm mông mẹ chồng.
Nếu không lấy được Heinz đời Brigitte coi như chấm dứt. Vì thế cô phải toan tính nhiều hơn. Nghề may áo vú của cô không đảm bảo và dù không hề yêu gã đàn ông này, cô vẫn cứ từng bước từng bước đưa hắn vào tròng.
Tuy nhiên, Brigitte nhanh chóng vấp phải những chướng ngại vật. Trước hết, Heinz chỉ xem cô như một công cụ thoả mãn tình dục. Tiếp theo, bố mẹ Heinz không vừa mắt với cô. Cuối cùng, Susi là địch thủ có khả năng cướp Heinz “bảo bối”.
Như đã nói từ ban đầu, Brigitte hạ quyết tâm. Dù có mệt mỏi với công việc mỗi ngày, dù có trở thành nô lệ tình dục, có bị đánh đấm, bị lăng nhục… thì cô vẫn muốn có được Heinz. Và cô phải sử dụng đến cách cuối cùng, quyết phải mang thai để “ép cưới”. Và sau bao toan tính, nhẫn nhục, cô lấy được Heinz, cái gã béo ị, chỉ thèm tình dục, không có tình yêu.
Có thể nói, ngày đẹp trời mà Brigitte làm đàn bà đó chính là ngày rẽ lối để cô không thể làm một con người bình thường được nữa. Nghĩa là cô mất hết sự tự tôn, mất hết phẩm giá và thậm chí, bị chà đạp và xem như không phải là một con người. Dù có được gã đàn ông của mình, dù sở hữu được tài sản và có công ty riêng, nhưng liệu Brigitte có hạnh phúc?
Làm đàn bà nghĩa là không còn đường thoát thân
Tình ơi là tình không chỉ kể riêng chuyện làm đàn bà của Brigitte. Câu chuyện về cô gái thôn quê Paula là “một ví dụ” khác. Dù ban đầu ước mơ được đi học may, được đi xem phim, du lịch tại Ý, tự định đoạt đời mình thì cô nhanh chóng nhận ra mình chỉ là… đàn bà.
Paula là một cô gái trẻ khá bất hạnh. Ý chí độc lập đến từ quá khứ ấu thơ bị người cha bạo hành. Bên cạnh đó, hơn ai hết cô hiểu được, làm phụ nữ có nghĩa là đau khổ, tù túng, bị khinh rẻ thông qua câu chuyện của mẹ mình và những người đàn bà khác trong làng. “Nếu một người có số mệnh thì đó là đàn ông, còn một người chịu số mệnh thì đó là đàn bà” – lời tác giả viết – ứng nghiệm với Paula.
Bản tiếng Đức tác phẩm.
Paula cũng như Brigitte, nhanh chóng tìm một người đàn ông, và Erich (thợ làm rừng, nghiện rượu bia, thích động cơ xe cộ hơn phụ nữ) chính là người cô để mắt tới. Cô tìm cách mua chuộc Erich và mẹ của cậu bằng những chiếc bánh ngọt, nhưng không ăn thua vì cô sạch sẽ thật đấy nhưng nhà nghèo. Và vì một cơ may trời cho, cuối cùng cô cũng có được Erich với một đám cưới, dù trước đó từng bị dân làng hạ nhục, ném đá vào người vì chửa hoang (con của Erich nhưng anh không thừa nhận).
Tuy nhiên, đời không màu hồng như Paula nghĩ. Khởi sự từ tình yêu và kết thúc bằng sự ê chề là tất cả những gì cô nhận lại. Dù có Erich làm chồng, có hai đứa con ngoan nhưng cô không chịu yên phận. Cô mắc một sai lầm. Cô quyết định làm gái mại dâm, ban đầu có thể chỉ là để thoả mãn, như sau đó là kiếm tiền.
Cuối cùng thì Paula cũng bị phát hiện trò đồi bại. Cô rời khỏi làng và đến một vùng khác để làm một nữ nhân công rẻ mạt, cô đơn, bị bỏ rơi, mệt mỏi, cùng quẫn. Đường đời của Paula, phần nào đó, chính là khởi đầu của Brigitte. Paula kết thúc đời mình ở điểm đầu của Brigitte khi quyết định phải lấy Heinz làm chồng.
Đó là một cái vòng luẩn quẩn, làm đàn bà không có đường thoát thân hay thoái lui, chính là như vậy.
“Tình ơi là tình đặc trưng Elfriede Jelinek nhất”
Lật dở từng trang viết của Elfriede Jelinek trong Tình ơi là tình, độc giả vừa cười vừa tím tái mặt mày, vừa tức giận vừa hả hê, vừa khinh miệt lại vừa đáng thương cho tất cả những con người xuất hiện trong đó. Jelinek “túm lấy cuộc đời thường nhật như bà nhìn thấy để ra tay nhờ thuốc đắng giã tật”, đặc biệt là những người phụ nữ.
Thông qua Brigitte, Paula và các nhân vật nữ khác, người đọc thấy được hình ảnh người phụ nữ trong xã hội mà quyền tự do định đoạt số phận luôn bị gò bó vào khuôn khổ (thậm chí không có quyền, là nỗi đau đớn, tủi nhục) vào cuối thể kỷ 20 ở Áo nói riêng, châu Âu nói chung. Jelinek chuyển từ thành phố về nông thôn để hoàn thành cuốn tiểu thuyết và xoáy vào sự thảm hại của những nữ nhân công giá rẻ, vô học, đồng lương còm và mơ ước đổi đời hão huyền.
Dịch giả Lê Quang, người chuyển ngữ cuốn Tình ơi là tình của Elfriede Jelinek sang tiếng Việt nhận định Tình ơi là tình là tiểu thuyết đặc trưng Jelinek nhất. Đó không chỉ bởi tính nữ và sự gai góc khi khai thác nội tâm phụ nữ theo kiểu “những thây ma muốn mồ yên mả đẹp nhưng tôi lại cứ khai quật chúng lên, ngày này qua ngày khác” mà còn ở văn phong rất khắc nghiệt, sốc và thẳng.
Tác giả Elfriede Jelinek đoạt giải Nobel Văn học năm 2004.
Tình ơi là tình và sau này là Cô gái chơi dương cầm đã xác lập nên vị trí độc đáo của trong giới văn chương. Bà là cái tên mà người hiểu biết sẽ tôn kính, nhưng giới truyền thông báo chí, thậm chí là đồng nghiệp đều xa lánh. Trái ngược với văn phong mãnh liệt, thậm chí bạo lực, ngoài đời Jelinek là một văn sĩ nhút nhát và có phần sợ đám đông.
Năm 2004, Elfriede Jelinek lần lượt được các giải thưởng văn chương uy tín gọi tên, bao gồm cả Giải Kafka lẫn Nobel. Tuy nhiên, bà ở rịt tại nhà (Áo), không cất bước nổi đến Praha (Séc) hay Stockholm (Thuỵ Điển) để nhận giải. Điều gì, khiến nữ tiểu thuyết gia đầy gai góc này lại như vậy? Phải chăng là bởi sự e dè, sợ đám đông như đã nói ở trên hay là bởi gì khác nữa?
Bên cạnh cuốn tiểu thuyết Tình ơi là tình (1975), Jelinek từng được biết đến với tác phẩm nổi tiếng khác như Cô gái chơi dương cầm (1983, tiểu thuyết), Ham muốn (1989, tiểu thuyết) cùng nhiều vở kịch thành công khác. Hiện tại Elfriede Jelinek đang sinh sống và làm việc tại Australia.
Cây ngô đã trở thành ngũ cốc quen thuộc của người dân đất Việt, nhưng để đưa được giống ngô về Việt Nam là cả một câu chuyện ly kỳ. Trong dân gian có truyền thuyết rằng trạng Bùng Phùng Khắc Khoan là người đầu tiên đưa giống ngô từ Trung Hoa về Việt Nam khi ông đi sứ nhà Minh vào năm 1597.
Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528 ở làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạnh Thất, tỉnh Hà Tây. Ông chính là người em cùng mẹ khác cha với người anh là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Phùng Khắc Khoan là người học rộng tài cao, thông hiểu khoa thuật số, lại sống giữa thời loạn lạc nên rất chăm lo cứu dân giúp nước, dân gian vẫn gọi ông là Trạng Bùng vì ông sinh ở làng Bùng.
Ly kỳ chuyện đưa hạt giống về Việt Nam
Năm 1597, khi đã gần 70 tuổi, Phùng Khắc Khoan vẫn được tin tưởng cử đi sứ nhà Minh để xin cầu phong cho vua Lê Thế Tông. Trên đường đi sứ, ông luôn tìm hiểu cách làm ăn của người dân ở mỗi địa phương đi qua, nhằm giúp cho dân mình khi trở về nước.
Dạo ấy, vào cuối tháng Ba, trên các sườn đồi, sườn núi bạt ngàn, chỗ nào ông cũng thấy trồng một thứ cây xanh ngắt một màu. Trạng Bùng không biết đó là cây gì, lấy làm lạ lắm, bèn lân la dò hỏi. Mãi sau ông mới biết đó là “ngọc mễ” (tức gạo ngọc), thứ ngũ cốc hạt to gấp mấy lần hạt gạo, ăn thay gạo rất bùi. Ông nghĩ bụng, người dân ở đây có tới hàng vạn, hàng triệu người sống bằng thứ “gạo ngọc” quý giá này, vậy phải tìm cách đưa về nước trồng.
Đến kinh thành, nhà Minh có ý khinh thường không tiếp, phái đoán của ông phải nằm trực ở ngoài dịch xá. Phùng Khắc Khoan liền làm 36 bài thơ chúc thọ rồi nhờ quan Tể Tướng tiến dẫn. Đọc thơ, vua Minh Thần Tông hết lời ca ngợi, biết đây là nhân tài hiếm có nên mới mời ông vào gặp mặt.
Nhờ tài năng đối đáp cùng học vấn uyên bác của Phùng Khắc Khoan mà vua nhà Minh mới nhân nhượng nhiều điều. Lúc sắp về, nhà Vua thết đãi ông một bữa yến sào, Phùng Khắc Khoan nói: “Thưa Đức Vua, bấy lâu nay tôi ăn ‘ngọc mễ’ đã quen dạ, xin phép được ăn thay yến”.
Vua Minh sai người đưa hầu ông mọt bát “ngọc mễ” bung. Mọi người ăn tiệc yến vui vẻ, riêng ông vẫn ăn “ngọc mễ” bung ngon lành. Ông còn xin vua Minh cho đem theo “ngọc mễ” để ăn dọc đường. Vua Minh bằng lòng.
Trên đường về, mỗi ngày Phùng Khắc Khoan ăn một bữa, nhịn một bữa, dành dụm để đem về làm giống. Nhưng về đến cửa ải Nam Quan, bỗng phía trước có một tốp lính nai nịt gọn gàng, phóng ngựa tới.
Sứ giả nhà Minh lễ phép nói: “Thưa tiên sinh! Lệnh nhà vua không cho đem hạt ‘ngọc mễ’ nào ra khỏi biên giới. Đây là pháp lệnh, xin tiên sinh hiểu cho.”
Phùng Khắc Khoan lúc này bàng hoàng cả người, không biết phải làm sao. Ông vốn muốn đưa giống “ngọc mễ” này về giúp người dân. Giả như lúc còn ở kinh thành mà Phùng Khắc Khoan biết được lệnh cấm này, thì ông còn có thể dùng tài năng của mình mà thuyết phục nhà vua cho đem hạt giống về nước. Thế nhưng đã gần đến biên giới rồi, không lẽ bây giờ lại phải quay ngược trở lại kinh thành hỏi xin vua Minh.
Không còn cách nào khác, ông đành bốc lấy một nắm bỏ vàọ túi áo, còn bao nhiêu dỡ cả xuống đường, trước mặt sứ giả, rồi đánh xe đi. Đến quãng đường vắng, ông ra lệnh cho tất cả mọi người dừng lại và nói: “Bên này có giống gạo quý, dễ trồng, thu hoạch cao, thế nào cũng phải đưa về một ít làm giống. Mỗi người phải mang về kì được hai hạt. Các ông lại đây nhận lấy!”
Để đảm bảo đưa được hạt giống về nước, ông còn nhấn mạnh: “Đây là quốc pháp, không ai được làm mất. Ai không làm tròn bổn phận, phải chịu tội nặng”. Mọi người loay hoay tìm cách giấu “ngọc mễ”.
Đến cửa ải Nam Quan, lính tráng nhà Minh khám xét rất kỹ, nắn từ đầu đến chân, mở cả hành lý ra. Khi không tìm thấy gì, viên quan coi ải mới tỏ vẻ nhã nhặn: “Thưa tiên sinh! Xin thứ lỗi cho chúng tôi việc làm hồ đồ này. Vả lại đấy là lệnh vua”.
Đến lúc qua ải Nam Quan, khi cửa quan từ từ khép lại, mọi người mới thấy mình nhẹ nhõm như vừa trút được gánh nặng. Họ hồ hởi đến nộp lại “ngọc mễ” cho ông. Riêng người lính đi tiền trạm vẻ mặt lo lắng, bần thần. Mọi người đã nộp xong mà anh ta vẫn đứng ì ra đó.
Ông bèn bảo: “Nộp đi!”
Anh lính lúng túng: “Thưa… thưa…”
Ông vội hỏi: “Thưa gì? Sao, làm mất rồi hả?”
Anh lính sợ hãi thanh minh: “Thưa… con đi trước, đến cửa Nam Quan bị khám kĩ quá. Hắn bóp má, nhòm lỗ mũi, vạch lỗ tai, con sợ quá nuốt mất!”
Mọi người cười ồ cả lên.
Thế là hạt “ngọc mễ” được đưa vào nước ta từ hồi ấy. Vì giống này lấy từ đất Ngô, nên Phùng Khắc Khoan gọi là “cây ngô”. Cũng chính trạng Bùng là người nhân giống cây ngô này cho người dân cả nước.
Mãi về sau này, năm 1723, một vị quan khác là ông Trần Thế Vinh, người huyện Tiên Phong (Sơn Tây) khi đi sứ nhà Thanh cũng lấy được một ít hạt “ngọc mễ” mang về trồng.
Dạy dân trồng trọt, thủy lợi, truyền lại nghề thủ công
Ngoài công đưa “ngọc mễ” về nước ra, Phùng Khắc Khoan cũng rất chăm lo, dạy người dân cách trồng và chăm sóc các loại cây khác. Dân gian cho rằng một số bài thơ về nông nghiệp là của trạng Bùng, sau được người ta dịch lại thành thơ lục bát, ví như:
Trồng dưa chớ để mùa qua Ngăn phên mắt cáo kẻo gà đạp kê Quanh vườn thả đậu sừng dê Mướp trâu dưa chuột bốn bề leo dong
Ông cũng những câu thơ hướng dẫn người dân cách nhận biết những loại cây khó tìm:
Đỏ tươi chon chót bông dum Lành đem ngăn ngắt màu um lá chàm
Phùng Khắc Khoan còn nhọc công sưu tầm được nhiều giống rau, hoa quả với lòng mơ ước:
Ngày nhiều vật lạ của tươi Che chở nghìn đời, dân ấm dân no
Trong việc đi sứ, ngoài việc lấy được hạt giống ngô về, ông còn học được nghề dệt the, lượt. Khi đó, dù tuổi cao ông vẫn lưu tâm học hỏi về kỹ thuật. Đã nhiều lần ông đến xưởng dệt, tìm cách lưu lại để quan sát rồi kín đáo ghi chép công thức, phương pháp dệt. Về nước, ông truyền nghề này cho người dân làng Bùng, dệt ra thứ lượt bằng tơ đẹp nổi tiếng được gọi là “lượt Bùng”.
Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan.
Lê Quý Đôn có viết về “Trạng Bùng” trong Kiến văn tiểu lục như sau:
Phùng Khắc Khoan phụng mệnh đi sứ, tuổi đã ngoài bảy mươi, không những biện bạch quang minh chính đại, đạo đạt được mệnh vua, mà còn làm mạnh mẽ được thể thống trong nước. Đến như ba mươi vần thơ dâng mừng khánh tiết và hơn mười vần thơ đáp lại chánh phó sứ nước Triều Tiên, tài tứ chứa chan, cách điệu tươi đẹp y như lúc còn trẻ tuổi. Như thế chẳng phải là được linh khí núi sông giúp đỡ đấy ư?
Phùng Khắc Khoan còn dạy dân về nông nghiệp, hướng dẫn làm công tác thủy lợi. Chính ông là người cho đào mương tiêu nước lưu cữu quanh núi Thầy, rồi đào mương dẫn nước từ núi Thầy về tưới cho cả vùng Bùng Xá, Đặng Xá, Hoàng Xá. Nhờ vậy, dân làm ruộng quanh năm không bị úng, không bị hạn. Năm 1613, ông lâm bệnh nặng con cháu đến bên giường. Ông mỉm cười và bảo đọc thơ. Một người cháu đã đọc bài “Bệnh trung thư hoài” mà ông đã viết năm 1548:
Bình sinh chính trực lại trung thành, Nhật nguyệt nêu cao chí khí mình. Hạt bút, bốn bề mưa gió động, Thành thơ, khắp chốn quỷ thần kinh.
Sau khi ông mất, con cháu nghèo quá, nghèo đến mức phải đem bán cả bức tranh truyền thần vẽ chân dung ông! Lúc đem đi bán, có người xin mở ra xem. Xem tranh, người đó kinh ngạc thốt lên: “Hẳn là bức vẽ cụ cố của các ông ngày trước. Nếu muốn bán được giá thì nên tìm đến vị quan đang hiển đạt trong triều mà bán”.
Nghe theo lời, con cháu Phùng Khắc Khoan đến dinh thự của Thượng thư Nguyễn Quý Đức và bán được bộn tiền. Có một điều lạ là trước lúc xảy ra chuyện này, quan Thượng thư đã nằm mộng thấy trạng Bùng đến báo trước! Khi nhìn thấy tranh, Nguyễn Quý Đức khen ngợi mãi không thôi và cảm kích xin triều đình cấp thêm ruộng tự cho cháu Phùng Khắc Khoan để phụ vào việc thờ cúng hàng năm. Điều này cho thấy, dù sinh thời làm quan ngất ngưởng danh vọng, nhưng ông Tổ nghề dệt lượt đã sống rất trong sạch.
Hoạt động đánh bắt ồ ạt của đội tàu cá Trung Quốc gây thiệt hại tới hệ sinh thái biển. Ảnh minh họa: Reuters.
Chuyên gia Philippines cho biết mức thiệt hại thực sự mà Trung Quốc gây ra đối với hệ sinh thái trên Biển Đông có thể còn “choáng váng” hơn con số 880 triệu USD/năm.
Đội tàu cá khổng lồ và các hoạt động bồi đắp trái phép trên Biển Đông của Trung Quốc gây thiệt hại ít nhất 880 triệu USD mỗi năm đối với hệ sinh thái tại các rặng san hô ở vùng biển này, Straits Times dẫn lời các chuyên gia Philippines.
“Con số ước tính bao gồm tất cả những giá trị mà rặng san hô đem lại cho chúng ta, như việc điều hòa khí hậu, và những lợi ích mà chúng ta nhận được từ hệ sinh thái”, Tiến sĩ Deo Florence Onda, một nhà khoa học tại Viện Hải dương học, thuộc trường Đại học Philippines, cho hay.
Tiến sĩ Onda còn nói thêm rằng mặc dù con số trên khá “khủng khiếp”, nhưng đó mới chỉ là ước tính có phần “dè dặt” ban đầu. Mức thiệt hại thực sự có thể còn choáng váng hơn thế.
Vị tiến sĩ này cùng 73 nhà sinh vật học – hải dương học và các chuyên gia đã thực hiện chuyến thám hiểm khảo sát dài 2 tuần tại Biển Đông hồi tháng 4 vừa qua nhằm kiểm tra tình trạng hệ sinh thái biển tại khu vực Philippines coi là một phần thuộc “vùng đặc quyền kinh tế” của nước này.
Ông Onda cho biết nhóm nghiên cứu của mình đã dựa trên công thức của một công ty thông tin Hà Lan, và đặt mức tham số cơ bản là 353.429 USD/ha/năm đối với các rặng san hô bị hư hại vì các hoạt động nhân tạo trên biển.
Các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy có ít nhất 1.850 ha rặng san hô bị hư hại xung quanh đảo Thị Tứ hiện do Philippines kiểm soát trái phép, và một số nơi khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Chuyên gia về luật hàng hải Jay Batongbacal cho biết, mức thiệt hại vừa được các nhà khoa học Philippines công bố vẫn chưa bao gồm các khu vực nằm ngoài phạm vi của vệ tinh.
Cũng theo lời ông Batongbacal, Trung Quốc là quốc gia gây ra nhiều thiệt hại nhất, do việc khai thác hàng loạt sò tai tượng và san hô, cũng như các hoạt động bồi đắp đảo trái phép trên Biển Đông.
Đến nay, Trung Quốc đã bồi đắp trái phép 7 đảo nhân tạo từ các bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Đồng thời, nước này còn xây dựng các đường băng, hệ thống radar, triển khai các loại pháo, tên lửa và vũ khí khác lên các đảo nhân tạo phi pháp này.
Theo lời các chuyên gia, để bồi đắp được 1.300 ha đảo nhân tạo trái phép trên, Trung Quốc đã phải tiến hành nạo cát và đá tại Biển Đông.
“Chúng tôi [Philippines] không hề đùa khi nói rằng nếu như chúng tôi không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc hoạt động trên vùng biển của chúng tôi, thì rất có thể họ sẽ vét cạn nguồn tài nguyên biển của chúng tôi chỉ trong vòng vài năm tới”, Giáo sư Batongbacal nói.
Ông này nói thêm: “Ở khu vực bãi cạn Scarborough, họ thậm chí còn tự tay hủy hoại bãi đá. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn, thì chỉ trong vòng 5 năm tới, bãi cạn sẽ bị xóa sổ hoàn toàn”.
Trung Quốc đã bồi đắp trái phép nhiều đảo nhân tạo trên Biển Đông trong những năm gần đây bằng chính nguồn tài nguyên có sẵn ở Biển Đông. Ảnh: Reuters.
Chính sách gây tranh cãi của Philippines
Tổng thống Philippines được cho là có những chính sách gây tranh cãi về vấn đề đánh bắt cá trên Biển Đông, khi ông này có những hành động mềm mỏng với Trung Quốc nhằm nhận được sự ủng hộ của phía Bắc Kinh.
Những tranh cãi về quyền lợi của Philippines trong vùng biển tranh chấp trên Biển Đông ngày càng nóng hơn kể từ sau vụ một tàu đánh cá của nước này bị tàu Trung Quốc đâm chìm và bỏ rơi hồi tháng trước. Việc ông Duterte tuyên bố vụ việc là “tai nạn đơn thuần trên biển” cũng gây tranh cãi trong dư luận nước này.
Trong tuyên bố được đưa ra hôm 3/7 vừa qua, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo, đã tái khẳng định rằng Tổng thống Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có “thỏa thuận miệng”, cho phép tàu cá Trung Quốc được đánh bắt trong vùng biển của Philippines.
Tuy nhiên, cùng ngày hôm đó, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin đã trực tiếp phản bác phát ngôn của ông Panelo và nói rằng ông không biết đến sự tồn tại của “thỏa thuận miệng” nói trên.