Thôn Lô Lô Chải ở Đồng Văn, Hà Giang là nơi du khách có thể trải nghiệm hình thức du lịch cộng đồng địa phương đậm đà bản sắc.
Từ cột cờ Lũng Cú nhìn xuống, thôn Lô Lô Chải hiện lên nổi bật giữa cao nguyên đá, với những nếp nhà trình tường còn nguyên vẹn, phủ mái âm dương.
Bất cứ đâu trong thôn Lô Lô Chải – cách cột cờ Lũng Cú 1,4 km, du khách cũng có thể nhìn thấy lá cờ Tổ quốc cắm trên đỉnh núi Long Sơn. Đây là nơi sinh sống của gần 100 hộ, phần lớn là đồng bào dân tộc Lô Lô.
Con đường chính dẫn vào trung tâm thôn. Ba năm gần đây, được sự hỗ trợ từ nhiều nguồn, Lô Lô Chải trở thành thôn văn hóa du lịch cộng đồng với những homestay đậm chất cao nguyên đá Đồng Văn.
Các homestay được thiết kế, sang sửa lại từ chính nền tảng sẵn có của những ngôi nhà cổ của người Lô Lô: từ vách, tường theo kiến trúc trình tường đắp đất, đến mái âm dương xưa cũ, tường rào đá.
Ngoài phục vụ ngủ nghỉ, trải nghiệm văn hóa, du khách còn được thưởng thức các món ăn truyền thống địa phương. Các buổi tối cuối tuần, nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa văn nghệ của cộng đồng người Lô Lô diễn ra tại nhà văn hóa đầu thôn.
Quán cà phê Cực Bắc là điểm đến nổi tiếng nhất thôn, được đông đảo du khách check-in khi đến Lũng Cú. Người gây dựng cơ sở này là ông Yasushi Ogura, người Nhật. Đến Việt Nam từ lâu và phải lòng vùng cực Bắc Lũng Cú, ông tâm niệm muốn làm một mô hình cà phê ở đây, thay đổi nhận thức hướng đến du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống cho đồng bào bản địa.
Ông Yasushi Ogura đã đầu tư để mua sắm đồ đạc, bàn ghế, mời người lên dạy chị Lục Thị Vấn (chủ ngôi nhà cổ này) tiếng Anh giao tiếp cơ bản, cách pha chế cà phê, đồ uống. Toàn bộ hoạt động kinh doanh sau đó được giao lại cho vợ chồng chị Vấn quản lý.
Cổng dẫn vào ngôi nhà, quán cà phê của chị Vấn. Bao quanh bởi tường rào đá, quán mang không gian kiến trúc theo phong cách truyền thống của người Lô Lô, nhà trình tường đắp đất, mái phủ ngói âm dương.
Trước cổng là cây đào cổ. Mùa xuân, cây cho hoa đỏ thắm, mùa hè lại xanh um và ra trái lúc lỉu.
Nhiều du khách bất ngờ khi đến một nơi heo hút vẫn có thể thưởng thức những ly cà phê pha phin ngon, dịch vụ wifi đầy đủ như ở thị trấn hay thành phố. “Còn gì tuyệt vời hơn cảm giác thưởng thức cà phê ở vùng biên cương, ngắm nhìn sự bình yên của thôn Lô Lô Chải… điều mà thị trấn Đồng Văn đang dần mất đi bởi nhịp sống ồn ào, tốc độ du lịch hóa quá nhanh”, một du khách nói.
Từng từ chối Hoàng tử Dubai, 19 năm sau, Mirka vẫn khiến mười triệu người hâm mộ phải trầm trồ vì lựa chọn quá sáng suốt.
Cách đây không lâu, huyền thoại quần vợt thế giới Roger Federer đã giành được danh hiệu đơn nam thứ 100 trong sự nghiệp. Một lần nữa, anh lại trở thành hình mẫu lý tưởng của hàng triệu cô gái trên khắp thế giới. Vậy nhưng, người đàn ông này đã thuộc về một cô gái khác – đó chính là Mirka.
Nhiều người ghen tị với Mirka vì cô có một người chồng quá hoàn hảo. Họ cho rằng Mirka không đủ xinh đẹp, vì không duy trì thể dục nên dáng người cô trở nên “quá khổ”, thậm chí khuyên Federer nên yêu một siêu mẫu khác. Nhưng ít ai biết, Mirka mới là người đã giúp Roger Federer đạt được đỉnh cao này.
Nhiều người cho rằng Mirka không đủ xinh đẹp, thậm chí khuyên Federer nên yêu một siêu mẫu khác.
Mirka sinh ra tại Cộng hoà Séc ngày 1/4 năm 1978. Năm 1998, cô trở thành một tay vợt nữ chuyên nghiệp. Mối tình của họ bắt đầu từ 19 năm trước. Họ gặp mặt nhau lần đầu tiên tại Thế vận hội Sydney 2000. Federer khi đó chỉ mới 18 tuổi còn Mirka đã 21 tuổi. Với nhan sắc xinh đẹp và nụ cười ngọt ngào, Mirka được rất nhiều chàng trai theo đuổi, và Federer cũng không ngoại lệ. Từ lần đầu tiên nhìn thấy Mirka, chàng trai trẻ đã vẫy tay chào và liên tục hát cho “chị” nghe những bản tình ca.
Vào thời điểm đó, Mirka không nhận ra cậu bé ồn ào này đã thích cô, chỉ đơn giản thấy rằng Federer rất hay cười và thú vị. Mãi cho đến khi kết thúc Thế vận hội, mỗi người phải đi con đường riêng, Federer mới lấy đủ can đảm để thể hiện tình cảm của mình. Mặc dù Mirka chê Federer quá trẻ con nhưng sau đó họ đã bắt đầu một tình yêu ngọt ngào.
Kể từ đó, họ đã cùng thi đấu bên nhau, giành được nhiều huy chương nhưng không may vào năm 2002, Mirka bị chấn thương và buộc phải giã từ sự nghiệp. Từ đó, cô trở thành trợ lý đứng sau âm thầm lo toan mọi thứ cho Federer.
Năm 2002, Mirka bị chấn thương và buộc phải giã từ sự nghiệp. Từ đó, cô trở thành trợ lý đứng sau âm thầm lo toan mọi thứ cho Federer.
Năm 2003, dưới sự khéo léo của Mirka và nỗ lực của Federer, chàng trai trẻ đã có được Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp, trở thành “Hoàng tử quần vợt” và liên tục thu hút truyền thông. Federer cũng trở thành thần tượng hoàn hào của công chúng, không chỉ các thiếu nữ mà cả những ngôi sao nổi tiếng, người đẹp Hollywood cũng muốn tỏ tình với anh. Tuy nhiên, dù có nhiều cám dỗ đến đâu, anh vẫn chỉ dành tình yêu duy nhất cho một người, đó là Mirka.
Tuy nhiên, dù có nhiều cám dỗ đến đâu, Federer vẫn chỉ dành tình yêu duy nhất cho một người, đó là Mirka.
Được biết, trước khi gặp Federer, Mirka đã từng được Hoàng tử Dubai theo đuổi, thậm chí dùng máy bay riêng đưa đón. Tuy nhiên cô đã từ chối lời cầu hôn của người đàn ông này vì không muốn “từ bỏ quần vợt”. Cuối cùng cô đã chọn “cậu bé” Federer – thời điểm đó anh còn không bì kịp với những thành tích của cô. Thời gian thấm thoát, Mirka sau này đã gác lại ước mơ của mình, làm hậu phương vững chắc cho chồng. Anh cũng vì cô mà nỗ lực và đưa giấc mơ của cả hai người lên bục cao vinh quang.
Federer chạy vào đường hầm ôm chầm lấy vợ được xem là khoảnh khắc đẹp nhất của giải Úc mở rộng 2017.
Sau chiến thắng tại giải Úc mở rộng 2017, Federer đã nói về người vợ Mirka như sau: “Cô ấy đã ở đó (Thế vận hội Sydney 2000) khi tôi không có danh hiệu và vẫn ở đây khi tôi đoạt danh hiệu thứ 89. Vì vậy, cô ấy là một phần quan trọng đưa tôi đến những chiến thắng. Cô ấy là một người mẹ, người vợ và trở thành một người cổ vũ lớn nhất xuyên suốt sự nghiệp của tôi… Đó là lý do mà tôi thực sự hạnh phúc khi có được cô ấy làm vợ. Cô ấy luôn luôn nói sự thật về tất cả mọi thứ”.
Vào năm 2005, “Hoàng tử quần vợt” cũng từng thể hiện tình yêu với Mirka trước công chúng: “Mọi người có thể nghĩ tôi tốt nhất, nhưng tôi nghĩ tất cả có được là nhờ Mirka. Tôi muốn cảm ơn cô ấy. Mirka là người thiên thần mà Chúa ban tặng trong cuộc đời tôi. Một ngày nào đó, tôi sẽ cầu hôn cô ấy trên bãi cỏ này và cho cô ấy tương lai hạnh phúc nhất”.
Mirka là người thiên thần mà Chúa ban tặng trong cuộc đời tôi.
Để phản pháo lại với truyền thông khi chê Mirka “không đủ xinh đẹp”, Federer từng nói: “Mirka đang béo lên vì tôi. Là người đại diện của tôi, cô ấy rất bận rộn và không có thời gian để đến phòng tập thể dục.” Anh còn nói: “Cô ấy là người giúp đỡ tôi nhiều nhất trên thế giới và hỗ trợ tôi nhiều nhất. Vì vậy dù cô ấy có yêu cầu gì, tôi cũng sẽ đáp ứng”.
Vào cuối năm 2009, thời kỳ đỉnh cao của Federer, anh đã tự mình tổ chức một đám cưới ấm áp và lãng mạn tặng Milka. Suốt quãng thời gian từ khi bắt đầu quen nhau cho đến tận bây giờ, Federer luôn dành mọi sự quan tâm cho Mirka, từ những điều nhỏ nhất. Anh cấm tất cả những báo hay tạp chí chuyển đến nhà vì không muốn Mirka phiền lòng vì những tin đồn không hay liên quan đến cô. Federer thậm chí còn nhét điện thoại di động vào tất chân trong lúc tập luyện vì sợ mình sẽ bỏ lỡ cuộc gọi từ vợ. Ngày Milka sinh cặp song sinh, Federer đã trực tiếp bỏ ngang cuộc thi tennis để ở bên vợ.
Họ đã hạnh phúc bên nhau suốt 19 năm qua, bất chấp những cám dỗ và dị nghị.
Đến nay 19 năm trôi qua, mặc cho những lời ra tiếng vào của giới truyền thông cũng như những cám dỗ trong sự nghiệp, gia đình nhỏ của Mirka và Federer vẫn khiến hàng triệu người ngưỡng mộ.
Anh nói, anh làm và cô hiểu. Thời gian trôi qua thật nhẹ nhàng và bình yên.
Về những kiến thức mà vua Gia Long Nguyễn Ánh học được từ phương Tây, chính sử trong nước không nhắc đến. Thế nhưng những ghi chép của người phương Tây khi đến Việt Nam cho thấy nhà vua là một “con người phi thường”.
Michel Đức Chaigneau con trai của Jean Baptiste Chaigneau (một người Pháp sang giúp đỡ cho Nguyễn Vương) đã viết trong Souvenirs de Hue (Hồi ký Huế) của mình, mô tả vua Gia Long là người hòa nhã, giản dị và có tài năng với những ý tưởng khoáng đạt và hào hiệp.
Cuốn hồi ký này cũng mô tả rằng
“Trong sự tâm giao, vua Gia Long rất thích hỏi cha tôi về các trường học và những phong tục của nước Pháp”
“Vua Gia Long được công nhận là một người có khả năng nhất của vương quốc vì đã có đầy đủ trong mình những đức tính cần thiết cho một người đứng đầu nhà nước.
Lòng quả cảm và đức tính kiên trì theo đuổi tất cả những mục tiêu đúng đắn làm cho giám mục Adran và những người Pháp làm việc ở Nam Kỳ cho rằng tuyệt nhiên không có một người đứng đầu quốc gia châu Âu nào có thể thay thế được.”
Chân dung hoàng đế Gia Long (Nguồn: ABS Travel)
Khả năng đọc sách của vua Gia Long cũng rất đáng nể. Một người Pháp là Lelabrousse trong bức thư đề ngày 1/5/1800 gửi cho giám đốc trường Tu nghiệp của hội truyền giáo ngoại quốc ở Paris đã viết:
“Nhà vua có tính chăm chỉ hết sức. Ban đêm Ngài ít ngủ, đọc sách rất nhiều; việc gì cũng tò mò muốn biết và cần cù hiếu học đáo để. Trong điện Ngài ở, có nhiều bộ sách của người Pháp soạn, dạy về các khoa kiến trúc, xây thành đắp lũy, v.v…
Ngài để luôn bên mình, năng mở ra xem những hình vẽ kiểu mẫu rồi cố bắt chước làm theo. Mỗi ngày thấy Ngài tấn tới lên mãi. Tóm lại, ông vua này là một bậc nhân quân vĩ đại nhất xứ Đàng Trong nước Nam từ trước đến giờ.”
Thành Gia Định hay còn gọi là thành Bát Quái do vua Gia Long cho xây dựng. Kiến trúc loại này còn xuất hiện ở Hạc Thành, cũng do vua Gia Long cho xây dựng (Xem bài: Câu chuyện chim Hạc giúp Vua Gia Long tìm đất quý xây thành). (Ảnh qua Wikipedia)
Lelabrousse cũng thán phục phương pháp học tập cùng khả năng tổ chức của vua Gia Long:
“Thiên tư nhà vua cũng tốt không kém gì tâm tính, trí khôn nhanh nhẹn, thấu suốt dù những việc rắc rối nhất hạng, Ngài chỉ trông thoáng qua là hiểu ngay.
Lại có khiếu nhớ lạ lùng, phàm những gì qua mắt có thể ghi mãi trong trí không quên, cũng như trông thấy điều gì mới lạ đều có thể bắt chước một cách dễ dàng, tự nhiên.
Các xưởng đóng chiến thuyền trong xứ và các quân cảng được Ngài xếp đặt chỉnh tề, đồ sộ; người ngoại quốc đến xem phải động lòng kính phục, nếu cả châu Âu được trông thấy thì cả châu Âu cũng phải khen ngợi.
Một bên bài trí la liệt những súng trường, súng thần công, đại bác đủ hạng, những dã pháo, những xe chở súng, những viên đạn lớn nhỏ đủ cỡ..v.v.. Phần nhiều so sánh với các kiểu súng đạn tốt nhất ở Tây phương, bất quá chỉ thua kém về vẻ đẹp mà thôi.
Một bên thì đỗ chi chít những chiến thuyền không biết cơ man nào mà đếm; to có nhỏ có, chiếc nào chế tạo trông cũng có vẻ hùng vĩ khá sợ. Tất cả các thuyền binh khí ấy toàn là công trình của ông vua hiếu động và đa tài, đa nghệ…
Ngài đã chế tạo được những chiến thuyền theo kiểu châu Âu mà chỉ dùng toàn những người thợ bản xứ.
Ban đầu, ngài mua một chiếc tàu Tây đã cũ đem về tháo tung ra từng mảnh để xem cách thức chế tạo, sau đó tự tay ráp lại y nguyên hình thức cũ, ráp khéo đến nỗi xem chiếc tàu lại có vẻ đẹp hơn lúc trước.
Sự thành công ấy làm cho nhà vua nức lòng phấn chí, nhất định ra tay đóng hẳn một chiếc hoàn toàn mới. Mà ngài làm được mới thật lạ kỳ, sau đó lại đóng thêm hai chiếc nữa. Cả bốn chiếc tàu này đi đến đâu cũng làm lên oai danh hiển hách cho nhà vua.
Công cuộc chế tạo lại mau chóng không ngờ, chiếc nào cũng đóng không quá 3 tháng đã hoàn thành, có chiếc lại còn làm nhanh chóng hơn…
Các ông ở bên Tây nghe nói một ông vua ở nước Nam có thể chỉ huy được một chiếc tàu chiến đóng theo kiểu châu Âu, tất lấy làm lạ vô cùng; nhưng các ông còn kinh ngạc nhiều hơn nữa nếu như các ông được chứng kiến mọi sự kiến thiết ở xứ sở này.”
Một loại chiến thuyền thời nhà Nguyễn. (Tranh qua Wikipedia)
Một tác giả người Anh là John Barrow vào năm 1806 đã xuất bản tại London cuốn sách “A voyage to Cochinchina in the year 1792 – 1793” (Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà trong năm 1792 – 1793), trong đó có nhiều đoạn mô tả về vua Gia Long, nhấn mạnh đến việc vua Gia Long đã áp dụng kiến thức khoa học phương Tây để xây dựng lực lượng hải quân:
“Ông nắm vững không ít kiến thức về kỹ thuật, khoa học châu Âu; trong đó ông đặc biệt lưu ý về những gì liên quan đến thuật hàng hải và kỹ nghệ đóng tàu. Theo nguồn tin đáng tin cậy, người ta kể lại rằng để nắm vững kiến thức về thực hành cũng như về lý thuyết của kỹ thuật đóng tàu châu Âu, ông đã mua một chiếc tàu Bồ Đào Nha.
Với mục đích chỉ để tháo rời ra thành từng bộ phận, từng tấm ván một, rồi tự tay lắp vào một tấm ván mới có hình dáng và kích thước tương tự như cái cũ mà ông đã tháo ra, cho tới khi mọi thanh sàn tàu, xà ngang tàu, thanh gỗ khớp nối được thay thế bằng những cái mới, và như vậy con tàu hoàn toàn được đổi mới.
Nghị lực tinh thần của ông không kém phần mạnh mẽ so với năng lực hoạt động thể chất của ông. Thực vậy, nhà vua đã được coi như xung lực chủ yếu của mọi cuộc vận động xảy ra trong vương quốc rộng lớn và thịnh vượng của mình.
Nhà vua là người quản đốc các cảng biển và các kho quân dụng, là thợ cả trong các xưởng đóng tàu, kỹ sư trưởng trong mọi công trình; không có việc gì dự định thực hiện lại không có lời khuyên bảo và chỉ dẫn của ông.
Trong việc đóng tàu, không có cái đinh nào được đóng mà không có sự tham vấn ban đầu của ông, không có một khẩu đại bác nào được đưa lên vị trí mà không có lệnh của ông.
Không những ông đi vào từng chi tiết nhỏ nhặt nhất khi thảo ra những chỉ dẫn, mà chính bản thân ông thực tế còn trông nom khi chúng được thực hiện.”
“Thần uy tướng quân” của quân đội Việt, được đúc vào năm 1817 (thời Gia Long) (Ảnh qua Wikipedia)
Tác giả John Barrow xem vua Gia Long là “… con người phi thường, một trong số ít người sinh ra với tài năng bẩm sinh để thống trị thế giới”, “…câu chuyện về ông hoàng này, mà tôi đã phác họa sơ lược nêu lên một tấm gương sáng và một bài học bổ ích cho những ai có thể rơi vào những hoàn cảnh rủi ro tương tự, nó chỉ ra rằng nếu biết kết hợp tài năng, nghị lực và lòng dũng cảm theo một hướng chỉ đạo đúng đắn, người ta có thể làm được nhiều việc lớn lao đến như thế nào.”
Kết quả những nỗ lực của Nguyễn Vương cũng đã được đền đáp, nổi bật nhất là trận đánh ở đầm Thị Nại năm 1801. Trong trận đánh này những chiếm hạm hùng mạnh nổi tiếng của quân Tây Sơn cùng hầu hết thủy quân Tây Sơn bị tiêu diệt. Từ đó trở đi thủy binh của quân Nguyễn kiểm soát toàn bộ đường thủy đánh dấu chiến thắng của quân Nguyễn (Xem bài: Trận thủy chiến hỏa công bậc nhất sử Việt vào đầu thế kỷ 19).
Vua Gia Long ở ngôi được 18 năm, từ năm 1802 đến năm 1820 thì mất. Ông để lại di sản là một quốc gia hùng mạnh.
Tập Cận Bình và Donald Trump tuyên bố là quý mến nhau. Nhưng sau một năm sóng gió dâng cao giữa Mỹ và Trung Quốc, khó ai có thể tin vào những thổ lộ tình cảm của họ nữa. Nhưng sự thật là bất cứ khi nào họ gặp nhau, thì quan hệ giữa hai nước thường ổn định trở lại, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Cuộc họp của họ vào ngày 29 tháng 6 bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka dường như cũng có tác dụng như vậy.
Hai siêu cường đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán thương mại và Mỹ sẽ không áp thuế thêm nữa. Đó là một sự thở phào đáng mừng cho các thị trường và công ty trên toàn cầu, và thực sự là điều tốt cho bất cứ ai hy vọng rằng Trung Quốc và Mỹ có thể tìm ra cách để tránh một cuộc chiến tranh lạnh mới.
Tuy nhiên, cần thấy là thời kỳ yên bình sau các cuộc họp Trump – Tập lần trước đều rất ngắn ngủi, và cuối cùng đã được tiếp nối bởi sự leo thang liên tục của cuộc chiến tranh thương mại. Lần này điều đó có xảy ra nữa hay không sẽ phụ thuộc vào các cuộc đàm phán được bắt đầu lại từ đầu. Có nhiều lý do để bi quan và chỉ có một lý do cho sự lạc quan thận trọng.
Chi tiết về những gì hai nhà lãnh đạo đã đồng ý trong cuộc họp 80 phút vẫn còn rất ít ỏi. Bất ngờ lớn nhất là tuyên bố của ông Trump tại một cuộc họp báo sau đó rằng Mỹ sẽ cho phép các công ty công nghệ của mình tiếp tục bán linh kiện cho Huawei, một công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc.[1] Đây là một sự đảo ngược rõ ràng đối với quyết định trước đó vốn đưa Huawei vào danh sách đen. Đó cũng là một tin mừng đối với Huawei và là một chiến thắng cho ông Tập. Nhưng ông Trump cũng ám chỉ rằng quyết định cuối cùng về cách xử lý Huawei sẽ dựa vào số phận các cuộc đàm phán thương mại.
Việc Mỹ quyết định ngừng áp thêm thuế đã được dự kiến từ trước, bởi vì Trung Quốc đã lấy đó làm điều kiện tiên quyết cho việc nối lại đàm phán. Nhưng dẫu sao điều đó vẫn quan trọng. Cho đến nay, Mỹ đã đánh thuế 25% đối với số hàng nhập khẩu trị giá 250 tỷ đô la từ Trung Quốc, bằng khoảng một nửa số xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Ông Trump đã đe dọa sẽ áp thuế lên hầu hết các mặt hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc nếu cuộc đàm phán với ông Tập thất bại. Về phần mình, các quan chức Trung Quốc nhấn mạnh thỏa thuận giữa hai nhà lãnh đạo rằng các cuộc đàm phán sẽ được tiến hành “trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”, những từ ngữ giúp giải quyết mối bất bình của họ rằng Mỹ đang đưa ra yêu cầu một chiều.
Tuy nhiên, một bài học rõ ràng từ năm ngoái là sẽ cực kỳ khó khăn nếu muốn đạt được một thỏa thuận thực sự. Tranh chấp càng kéo dài thì càng khó giải quyết. Ngay từ đầu, ông Trump đã tập trung vào thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ. Nhưng giờ rõ ràng có thể thấy rằng cách tiếp cận quyết liệt của Trump đã mở rộng ra một loạt các bất bình từ lâu của người Mỹ. Trong số các vấn đề được đưa vào đàm phán có việc Trung Quốc hạn chế các công ty nước ngoài tiếp cận thị trường, Trung Quốc không bảo vệ mạnh mẽ tài sản sở hữu trí tuệ, và một loạt các khoản trợ cấp làm nền tảng cho mô hình kinh tế của Trung Quốc.
Cuộc xung đột thương mại cũng đã phơi bày sự đối đầu về công nghệ vốn sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Ngay cả khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận gỡ bỏ thuế quan, đây chỉ là một phần trong cuộc đối đầu ngày càng gia tăng giữa hai bên. Các nhà đầu tư và các nhà nghiên cứu Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều hạn chế và giám sát hơn ở Mỹ. Trung Quốc cho biết họ sẽ đưa vào danh sách đen các công ty nước ngoài cắt nguồn cung cho các công ty Trung Quốc. Cả hai nước đang phát triển các kế hoạch đặc biệt nhằm giảm sự phụ thuộc công nghệ vào bên kia.
Trên một số phương diện, các động lực chính trị đã trở nên tồi tệ hơn. Ông Trump đang bước vào năm bầu cử và không muốn tỏ ra mềm mỏng đối với Trung Quốc. Ở chính Trung Quốc, cán cân đã nghiêng về phía những người ủng hộ lập trường kiên quyết hơn. Kể từ khi các cuộc đàm phán thương mại sụp đổ hồi đầu tháng 5, truyền thông nhà nước đã tung ra một loạt các bình luận mang tính chỉ trích cao đối với Mỹ.
Nhiều người cho rằng khi phí tổn của cuộc chiến tranh thương mại tăng lên – với hệ quả tăng trưởng chậm lại hay thị trường rung lắc – thì những cái đầu lạnh sẽ chiếm ưu thế. Nhưng ông Trump cho đến nay vẫn thích những gì ông được chứng kiến. Chứng khoán Mỹ vừa đạt mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm tốt nhất trong vòng hơn hai thập niên (phần lớn nhờ vào việc Cục Dự trữ Liên bang ra tín hiệu rằng họ sẽ cắt giảm lãi suất). Trung Quốc đã cảm nhận được những hậu quả lớn hơn từ cuộc chiến thương mại, nhưng các chính sách tài khóa và tiền tệ của họ cũng đang thay đổi theo hướng thúc đẩy tăng trưởng. Vì vậy, trong thời điểm hiện tại, cả hai quốc gia có thể cảm thấy sẵn lòng hành động cứng rắn hơn thay vì bị lý do kinh tế làm chùn bước.
Một lý do khiến người ta lạc quan thận trọng là vòng đàm phán mới sẽ được dựa trên tư duy thực tế hơn của hai bên. Sự cố vào đầu tháng 5 xảy ra khi các nhà đàm phán Trung Quốc khăng khăng đòi tiến hành các sửa đổi lớn đối với một thỏa thuận mà người Mỹ cho rằng đã gần hoàn thành. Chúng ta chưa biết liệu phía Trung Quốc có phải đã thực sự thay đổi quyết định hay không – một ấn tượng mà họ đã tạo ra – hay đó chỉ là một chiến thuật đàm phán, bằng cách đảo ngược lời hứa vào phút chót.
Trong cả hai trường hợp, việc đóng băng sâu đàm phán trong hai tháng qua không phải là một sự lãng phí hoàn toàn. Trung Quốc đã đưa ra một lập trường rõ ràng hơn trước, yêu cầu ba điều cốt lõi: Mỹ phải loại bỏ tất cả thuế quan áp đặt lên Trung Quốc kể từ khi bắt đầu chiến tranh thương mại; các cam kết mua thêm hàng hóa của Mỹ phải “thực tế”, và văn bản thỏa thuận cuối cùng phải cân bằng, chứ không chỉ là một danh sách các nhượng bộ của Trung Quốc. Còn phía Mỹ từ lâu đã nói rõ những gì họ muốn từ Trung Quốc: các cam kết đáng tin cậy nhằm giảm thặng dư thương mại cũng như cải cách các chính sách kinh tế, được đảm bảo bởi các cơ chế thực thi nếu Trung Quốc không thực hiện chúng.
Tới giờ các quan chức Trung Quốc và Mỹ đều đã biết rõ phạm vi một thỏa thuận cuối cùng sẽ trông như thế nào. Việc họ sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán cho thấy họ nghĩ rằng một thỏa thuận là điều khả dĩ. Nhưng nếu kết quả là một sự đổ vỡ khác thì chúng ta cũng không nên lấy làm ngạc nhiên.
————–
[1] Cần lưu ý là Trump tuyên bố chỉ cho phép bán cho Huawei các mặt hàng “không ảnh hưởng an ninh quốc gia”. Vẫn chưa rõ những mặt hàng nào được coi là ảnh hưởng an ninh quốc gia và liệu đó có phải đó là những thứ quan trọng đối với Huawei hay không (ND).
Cùng đầu tư hàng nghìn tỷ ra thị trường nước ngoài nhưng kết quả kinh doanh các ngân hàng Việt nhận về lại trái ngược nhau. Có ngân hàng lỗ cả trăm tỷ mỗi năm tại nước ngoài.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm gần nhất (2018), Vietinbank, BIDV và Vietcombank đang là những ngân hàng có hoạt động tại nước ngoài lớn nhất.
Trong khi đó, ngân hàng với quy mô cho vay lớn nhất Việt Nam là Agribank mới chỉ có khoảng 812 tỷ đồng dư nợ tại thị trường nước ngoài. Mức cho vay này chỉ tương đương chưa tới 1/30 so với nhóm ngân hàng cùng quy mô trong nước.
Người lãi lớn ở nước ngoài
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 của Vietinbank Lào (Vietinbank sở hữu 100% vốn) cho biết sau gần 7 năm có mặt tại thị trường này, vốn điều lệ của ngân hàng quy đổi hiện đạt khoảng 1.170 tỷ đồng và tổng tài sản đã đạt khoảng 8.400 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng đã giải ngân cho vay hơn 5.850 tỷ đồng, và tổng nguồn vốn huy động đạt khoảng 7.000 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh cùng năm, Vietinbank Lào ghi nhận 137 tỷ đồnglợi nhuận trước thuế với tỷ lệ ROE đạt khoảng 7,29%, tương đương tỷ lệ ROE của ngân hàng mẹ tại Việt Nam là gần 8%.
Tương tự, Vietcombank cũng có một ngân hàng con tại Lào, nhưng mới chỉ được thành lập từ tháng 7/2018 với vốn điều lệ 1.820 tỷ đồng. Trong năm vừa qua, hoạt động của Vietcombank Lào chủ yếu là quảng bá hình ảnh và phát triển các sản phẩm cho vay ban đầu.
Vietcombank cũng sở hữu một công ty tài chính tại Hong Kong là Công ty tài chính Việt Nam (VFC). Công ty này bao gồm cả hoạt động nhận tiền gửi, tín dụng, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền như một ngân hàng thu nhỏ. Trong năm 2018, VFC thu về gần 20 tỷ đồng lãi trước thuế.
Không tiết lộ kết quả kinh doanh của ngân hàng con tại Lào, tuy nhiên, Vietcombank cho biết tổng thu nhập hoạt động từ thị trường nước ngoài của nhà băng này đạt 89 tỷ đồng năm vừa qua. Sau khi trừ các chi phí liên quan và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, thị trường quốc tế mang về gần 22 tỷ đồng lãi trước thuế.
Tính ra, Vietcombank Lào mới đóng góp xấp xỉ 2 tỷ đồng trong kết quả lợi nhuận chung của ngân hàng năm vừa qua. Tuy nhiên, Vietcombank vẫn kỳ vọng trong năm nay ngân hàng tại Lào sẽ thu về khoảng 40 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Riêng quý I đầu năm, lãi trước thuế từ thị trường nước ngoài đã mang về cho ngân hàng khoảng 15 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ.
Đi sau trong việc “xuất ngoại”, nhưng Vietcombank đang vượt mặt các nhà băng còn lại với việc dự kiến mở văn phòng đại diện tại New York (Mỹ) vào quý III năm nay.
Theo đó, ngân hàng đã được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Cơ quan Quản lý Tài chính New York (NDYFS) chấp thuận về mặt nguyên tắc thành lập văn phòng đại diện.
Xét ở thị trường nước ngoài, SHB cũng là ngân hàng đầu tư rất mạnh, đặc biệt tại thị trường Lào và Campuchia.
Nhờ việc sớm “xuất ngoại” giúp SHB chiếm thị phần không nhỏ trong hoạt động tín dụng tại hai quốc gia này. Trong năm vừa qua, thị trường nước ngoài mang về cho ngân hàng này 347 tỷ đồng thu nhập và 161 tỷ đồng lãi trước thuế, chiếm gần 8% tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất.
Chỉ riêng quý I vừa qua, ngân hàng của ông bầu Đỗ Quang Hiển cũng thu về tới 81 tỷ đồng thu nhập và 48 tỷ đồng lãi trước thuế từ thị trường nước ngoài.
Những năm trước đó, thị trường nước ngoài đều mang về cho SHB hàng trăm tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận mỗi năm.
Kẻ lỗ hàng trăm tỷ đồng
Tuy nhiên, không phải ngân hàng Việt nào “xuất ngoại” cũng thu về lợi nhuận.
BIDV cũng có “ngân hàng con” đang hoạt động tại Lào là Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt (LVB). Đây chính là ngân hàng Việt đầu tiên được thành lập tại Lào từ năm 1999, do BIDV (sở hữu 65%) liên doanh với Ngân hàng Ngoại thương Lào Đại chúng (BCEL).
Năm 2018, với mức vốn điều lệ 100 triệu USD và tổng tài sản xấp xỉ 1,13 tỷ USD (đứng thứ 3 toàn thị trường), LVB thuộc nhóm ngân hàng thương mại lớn về quy mô và hiệu quả tại Lào. Các chỉ số tài chính như huy động vốn và dư nợ cho vay đạt lần lượt hơn 1 tỷ USD và 809 triệu USD cùng năm.
Sở hữu quy mô tín dụng lớn giúp LVB thu về tới 9,5 triệu USD lợi nhuận trước thuế năm vừa qua. Mức lợi nhuận cao nhất trong các ngân hàng Việt Nam đang hoạt động tại nước ngoài.
Lào và Campuchia là hai thị trường lớn của các ngân hàng Việt khi lựa chọn “xuất ngoại”. Ảnh: Sacombank.
Tuy nhiên, báo cáo tài chính chung của BIDV lại cho biết kết quả kinh doanh bộ phận từ thị trường nước ngoài năm vừa qua lỗ trước thuế tới 93 tỷ đồng. Thậm chí, trong năm trước đó ngân hàng này cũng đã lỗ hơn 12 tỷ đồng.
Cũng sở hữu ngân hàng con tại Lào và Campuchia, năm gần nhất Sacombank thu về tổng cộng 296 tỷ đồng thu nhập từ hai thị trường này.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của 2 “ngân hàng con” lại trái ngược nhau. Trong khi Sacombank Lào lãi 30 tỷ đồng trước thuế năm 2018 thì Sacombank Campuchia lại lỗ tới 325 tỷ đồng. Tổng cộng, thị trường nước ngoài khiến Sacombank lỗ gần 295 tỷ đồng trước thuế.
Nguyên nhân chính khiến Sacombank Campuchia thua lỗ do phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên tới 335 tỷ đồng, gấp đôi tổng doanh thu tại thị trường này.
Đáng chú ý, tổng dư nợ tín dụng của Sacombank Campuchia cũng chỉ vào khoảng 2.848 tỷ đồng, cho thấy chất lượng tín dụng mà Sacombank sở hữu tại thị trường Campuchia tương đối thấp.