Day: 02/07/2019
Ngôi nhà ‘mê cung’ ở Hà Nam xây từ đá vụn và giàn giáo
Tận dụng những mảnh vụn đá từ khu danh thắng Kẽm Trống và các ống thép giàn giáo bỏ đi, công trình có chi phí chỉ bằng 3/5 chi phí xây dựng thông thường.
Chân-Thiện -Nhẫn là những giá trị thực sự nên theo đuổi.
Dưới ánh nắng vàng rực rỡ, căn nhà cổ Seon Byeong-guk bên dòng Samgacheon hiền hòa hiện ra như đóa sen rực nở trên mặt hồ. Tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách hòa cùng khung cảnh thiên nhiên thơ mộng khiến người ta có cảm giác yên bình và thanh thản. Ngôi nhà cổ ấy là “kho báu” của bà Hong Young Hee, người phụ nữ Hàn Quốc 65 tuổi có gương mặt phúc hậu, nụ cười thân thiện, mang trong mình dòng máu quý tộc.
Ông nội của chồng bà Hong Young Hee vốn xuất thân là Hoàng tử của nước Kim tại Trung Hoa. Một lần ghé Hàn Quốc, thấy thiên nhiên nơi đây thuận hòa và phong cảnh tươi tốt, nên đã quyết định chọn mảnh đất này làm nơi an cư lập nghiệp. Tại đây, ông đã gây dựng nên một sự nghiệp vẻ vang và thịnh vượng. Ông là người lập ra công ty thương mại đầu tiên tại Hàn Quốc.
Năm 1919, vào cuối thời Choson, khi vua Gojong (Cao Tông) mất, bố chồng bà Hong đã tình nguyện chi trả toàn bộ kinh phí cho tang lễ của nhà vua nhằm tỏ lòng biết ơn và kính mến. Để đáp lại tấm lòng của gia đình, triều đình đã quyết định cử một đội thợ đến đây và xây dựng ngôi nhà Seon Byeong-guk (đặt theo tên của bố chồng bà Hong) dưới chân núi Songnisan theo kiến trúc hoàng cung với mô hình hoa sen nổi trên mặt nước, tượng trưng cho sự thịnh vượng và phúc thọ cháu con.
Thông thường, các ngôi nhà Hanok truyền thống đều chỉ được phép dựng cột vuông và được xây tối đa 99 gian. Tuy nhiên, căn nhà này có 134 gian và được dựng cột tròn giống như trong cung điện. Ngôi nhà gồm 3 phần chính: Sarangchae (khu nhà dành cho khách), Anchae (nhà biệt lập) và Heangrangchae (Không gian mở). Trong đó, sàn nhà được làm bằng gỗ trần và các tấm cửa trượt lớn sử dụng gỗ lưới và giấy. Bên trong gian chính, mái ngói được nâng đỡ bằng hai cây gỗ lớn nằm ngang được đánh lớp sơn bóng mềm mại để lộ ra vẻ đẹp của từng sợi vân gỗ, giống như những con rồng phương Đông rất nghệ thuật. Có thể nói đây là căn nhà lớn nhất và đẹp nhất trong số những ngôi nhà truyền thống cổ của người Hàn Quốc còn tồn tại cho đến nay.
Năm 2003, chồng bà Hong quyết định chuyển lên Seoul buôn bán kinh doanh, bà ở lại một mình chăm sóc cho ngôi nhà, đón hàng nghìn khách du lịch tới thăm, gồm những người có địa vị cao trong xã hội, các du học sinh Trung Quốc, du khách các nước Mỹ và châu Âu. Năm 2018, ngôi nhà chính thức được Chính phủ công nhận là di sản quốc gia.
Nhìn dáng vẻ nhỏ nhắn nhưng hoạt bát của bà Hong, thật khó tin bà đã 65 tuổi và ngày ngày phải quản cả một khu nhà rộng lớn cho du khách đến chiêm ngưỡng.
“Thực ra, cơ thể tôi trước đây rất yếu, tôi gần như chỉ nằm một chỗ và không thể làm bất cứ việc gì. Nhưng nhờ một điều tốt đẹp đã xảy đến, nên giờ đây dù đã 65 tuổi, tôi rất khỏe mạnh và có thể tự tay chăm sóc ngôi nhà mà không phải nhờ tới sự giúp đỡ của ai”.
“Trước đây, tôi đã đi đến rất nhiều bệnh viện nhưng cũng không thể chữa được. Người ta bảo tôi không bị bệnh gì hết, chỉ là cơ thể tôi có cấu tạo rất đặc biệt, thậm chí bác sĩ còn nói có thể đem ra nghiên cứu. Tôi không ăn được thức ăn, kể cả các loại mỳ ăn liền, kim chi để trong tủ lạnh. Tôi chỉ ăn một chút cơm khoảng chừng 3-4 đốt ngón tay thôi nhưng cũng không tiêu hoá được. Khi nghe ai đó nói có đồ ăn gì tốt cho cơ thể là tôi kiếm cho bằng được nhưng nó chỉ khiến sức khoẻ tôi xấu đi. Thậm chí, ngày xưa khi học thể dục, tôi không thể chạy, mỗi lần chạy là ngực của tôi giống như bị bóp nghẹt.” – Bà Hong Young Hee chia sẻ.
Sau khi sinh con, cơ thể bà Hong càng trở nên xanh xao, yếu ớt đến nỗi bà không muốn nhúc nhích, động đậy hay di chuyển, thậm chí là đi vệ sinh. Bà cáu gắt và bực dọc với mọi người xung quanh; bà cũng rất nhạy cảm, ai nói điều gì đều giữ trong lòng. Năm 40 tuổi, có người nói rằng bà “trông như một người già khổ hạnh”. Điều đó khiến bà càng thêm thất vọng và chán chường về bản thân mình và cuộc sống…
Nhưng có lẽ, phúc đức cha bà để lại cho gia đình và con cháu đã khiến cuộc đời ban tặng bà một phép màu, mở ra cho bà một con đường mới…
“Biết chuyện của tôi, năm 2003, em gái tôi lúc đó đang bắt đầu tu tập môn Pháp Luân Công, cô ấy nói rằng Đại Pháp rất tốt và muốn tôi cùng theo học. Ban đầu, vì quá mệt nên tôi thường từ chối, nhưng sau đó đã quyết định cùng em gái tập luyện. Đó là một trải nghiệm kỳ diệu, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, da dẻ tôi dần hồng hào trở lại, tôi cũng cảm thấy thân thể mình khỏe hơn và có thể tự dọn dẹp nhà cửa và làm các công việc trước đây không thể làm. Đặc biệt là, tôi có thể chạy”.
Đó là bước ngoặt trong cuộc đời của bà sau nửa quãng đời chịu đựng bệnh tật. Càng đọc sách nhiều, bà càng cảm thấy bản thân mình được khai trí. Vốn làm dâu trong gia đình “trâm anh thế phiệt”, bà vẫn nghĩ mình là người phụ nữ đáng được nể trọng với đủ các tư chất thông minh, trí tuệ và am hiểu cách đối nhân xử thế. Cũng bởi vậy mỗi khi có chuyện gì đó xảy ra, bà luôn nghĩ mình đúng còn người khác thì sai. Nhưng từ ngày tu luyện Đại Pháp, thế giới quan của bà đã thay đổi.
“Tôi nhận ra tất cả những suy nghĩ và hành động của mình trước đây kỳ thực đều là ích kỷ, hẹp hòi và khinh thường người khác. Nếu so với tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn của một “người tốt chân chính” theo lời Sư Phụ giảng thì tôi còn cách xa lắm. Tôi bắt đầu biết nghĩ cho người khác nhiều hơn, vị tha hơn và hiểu được thế nào là một người tốt thật sự. Giờ đây khi gặp mâu thuẫn hay ai đó không làm theo ý mình, tôi không còn bất bình hay khó chịu mà biết nhìn vào nội tâm để tìm ra những lỗi sai, những điều mình làm chưa tốt, từ đó giữ được tâm khí bình hòa và an tĩnh. Đó là điều mà tôi thấy có giá trị nhất đối với tôi”.
Bố chồng bà Hong là một người nhân đức, ông đối xử rất tốt với hàng xóm và người thân trong gia đình. Ngày trước, rất nhiều học sinh nghèo không đủ tiền để đi học, ông đã tự nguyện xây dựng một ngôi trường làng để các cháu nhỏ có thể đi học. Tại Hàn Quốc trước đây, chủ nô thường lấy thuế rất cao đối với nông dân, nhưng bố chồng bà chỉ lấy một khoản rất nhỏ, thậm chí nhiều người dân nghèo đến mức không có tiền, ông đã miễn luôn cho họ khoản sưu thuế đó. Với những ai khó khăn, ông đều cho gạo mang về nấu cơm. Cũng bởi cảm mến tấm lòng đức độ của ông, dân làng mỗi người góp chung đôi đũa, chiếc thìa để đúc thành tấm bia kim loại. Giờ đây nó được đặt phía trước cổng của ngôi nhà cổ và nó thường làm bà Hong nhớ đến hình ảnh của ông ngày trước – một người nhân nghĩa và cao thượng.
Tới lượt mình, bà Hong cũng trao tặng hạnh phúc cho người khác theo một cách rất riêng.
“Mỗi tuần tôi đều dành ra 2 buổi để tới Trạm y tế gần nhà hướng dẫn các cụ già luyện tập các bài công pháp, Hàn Quốc có rất nhiều người tu luyện Pháp Luân Công. Trong thời gian căn nhà được trùng tu, đôi lần, tôi cũng nấu bữa ăn cho những người thợ. Tôi thấy họ đáng được tôn trọng”.

Tấm bia kim loại mà người dân tặng bố chồng bà Hong, ghi nhận và tôn vinh công đức mà bố chồng bà làm cho người dân.

“Sau bao nhiêu năm sống với thân thể bệnh tật như cái xác vô lực, Đại Pháp thật sự đã giúp tôi tìm lại được chính mình, cuộc sống mà tôi tưởng chừng đã vĩnh viễn mất đi… Tôi mong tất cả mọi người đều có thể biết đến môn tu luyện này. Mỗi năm, gia đình chúng tôi đón khoảng 30-50 nghìn lượt khách ghé thăm, tôi nghĩ rằng đây là cơ hội tuyệt vời để tôi giới thiệu đến mọi người vẻ đẹp của Đại Pháp và cuộc bức hại phi nhân tính Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc”.
Dĩ nhiên, điều chân chính nào cũng phải trải qua thử thách. Trong một lần đón đoàn quan chức ghé thăm, có 3 vị nhìn bà và tờ giới thiệu Pháp Luân Công một cách lạnh lùng. Thậm chí, có nhiều vị khách bài trừ, xa lánh, họ bỏ chạy và nghĩ rằng đây là tà pháp. Nhưng sau khi nghe bà bộc bạch chân thành, họ cảm thấy rất vui, nhìn bà với một ánh mắt khác và ủng hộ việc bà luyện tập.
Cũng có lần bà đón một nhóm sinh viên người Trung Quốc tới thăm ngôi nhà. Khi được bà giới thiệu và gửi đến những tờ thông tin về Đại Pháp, một cô gái đã reo lên rằng: “A, Pháp Luân Công! Pháp Luân Công là tốt!” và giơ tay biểu thị sự hài lòng đối với việc làm của bà.
***
Cách đây 3 năm, bà Hong bắt đầu công việc pha trà giới thiệu cho du khách. Bà là người yêu các giá trị truyền thống, tuy chưa từng đến Việt Nam nhưng rất yêu thích nét đẹp của tà áo dài. 50 năm trước, khi anh trai bà là một trong số những người đầu tiên đến Việt Nam, đã gửi cho bà rất nhiều bức hình về đất nước và thiếu nữ Việt. Trong một lần đi dự Pháp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Mỹ, bà có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng sự thướt tha và mềm mại của áo dài. Như một thông điệp tốt lành, bà tự nhủ, bản thân mình càng phải gìn giữ nét văn hoá trà đạo vốn chú trọng vào việc dưỡng tinh thần cho du khách.
Vậy là, trong không gian rộng lớn, uy nghi của ngôi nhà cổ, hoà cùng tinh thần nhân ái, tĩnh tại của người chủ nhân, du khách có cơ hội được thưởng thức nghi lễ trà đạo tinh tế và sang trọng, được quay trở về tinh thần quý tộc Hàn Quốc vốn đã ngủ quên bấy lâu.
Được tìm về chính mình, tìm về cội nguồn truyền thống là điều quý giá nhất mà bà Hong Young Hee đã học được từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Tâm Liên / Daikynguyen
Trong đời ai cũng có 1 quý nhân phù trợ, nhưng nhiều người chưa biết đó thực sự là ai
Con người sống trên đời, gặp được quý nhân là một điều may mắn. Nhưng bạn có biết, mỗi chúng ta, dù là ai cũng có một quý nhân, chỉ là bạn có nhận ra hay không mà thôi.
Chỉ khi bản thân mình đủ tốt, bạn mới có thể gặp được càng nhiều người tốt hơn. Hãy đọc câu chuyện dưới đây, có lẽ nó sẽ gợi mở ra cho bạn nhiều điều ý nghĩa và đáng ngẫm.
Có một thanh niên nọ muốn đi mua bát. Sau khi đến cửa hàng bán bát, anh ta tiện tay cầm một cái bát rồi nhấc thêm một cái khác lên, cho chúng va nhẹ vào nhau. Khi hai cái bát va vào nhau, liền phát ra âm thanh.
Chỉ có điều, dù thử đi thử lại, người thanh niên nọ vẫn không cảm thấy hài lòng mà liên tục lắc đầu, thất vọng. Thế rồi, anh ta lại tiếp tục thử một cái bát khác.
Cuối cùng, tất cả những chiếc bát trong cửa hàng đều được anh ta chọn hết, nhưng dường người thanh niên vẫn chưa tìm được chiếc bát ưng ý.
Ngay cả chiếc bát mà ông chủ tiệm đưa cho anh ta, nói là chiếc bát cao cấp nhất trong cửa hàng, anh ta vẫn để lại giá sau khi xem rồi thử đi thử lại nhiều lần.

Ảnh minh họa.
Chủ cửa hàng thấy vậy, cảm thấy rất khó chịu, liền hỏi người thanh niên kia tại sao lại cứ cầm một cái bát trong tay rồi đi gõ vào những chiếc bát khác như vậy, phải chăng có lý do gì khiến anh ta làm vậy?
Chủ cửa hàng vừa hỏi xong, người thanh niên kia liền ra vẻ đắc ý trả lời rằng, đây là bí quyết chọn bát tốt mà một người tiền bối đã dạy cho anh ta:
Khi một chiếc bát va chạm nhẹ với một cái bát khác sẽ phát ra âm thanh trong trẻo vui tai, đó nhất định là một cái bát tốt, ngược lại, nếu phát ra âm thanh nặng, đục thì đó là chiếc bát không tốt.
Chủ cửa hàng nghe xong như ngộ ra, liền cầm một chiếc bát đưa cho người thanh niên và nói: “Chàng trai, cậu thử cầm cái bát này đi thử lại xem sao, đảm bảo cậu sẽ nhanh chóng chọn được cái bát mà cậu thích.”
Người thanh niên dường như đã thử hết một lượt bát có trong cửa hàng, vừa nghe thấy chủ tiệm nói vậy thì bán tín bán nghi đi thử lại.
Điều khiến anh ta cảm thấy kinh ngạc là lần này, khi thử lại, những chiếc bát mà khi nãy cậu ta cảm thấy không đạt yêu cầu lại phát ra những âm thanh thanh thoát, trong veo.
Cảm thấy nghi hoặc, người thanh niên vì không hiểu nổi chuyện này là thế nào nên đành quay đầu lại hỏi chủ cửa hàng.
Chủ cửa hàng cười nói với người thanh niên rằng, đạo lý rất đơn giản, bởi ngay từ đầu, cái bát mà anh ta cầm đi thử những cái bát khác là hàng loại, dù có thử thế nào thì cũng sẽ chỉ phát ra những âm thanh trầm đục mà thôi.
Vì thế, nếu anh ta muốn có được một cái bát tốt, thì đầu tiên phải làm là đảm bảo rằng chiếc bát mà anh ta cầm đi thử là một chiếc bát tốt.

Lời bình
Tương tự như vậy, giữa con người với con người, sống với nhau cũng thế, nào có khác gì một chiếc bát va chạm với một cái bát khác? Một trái tim chạm tới một trái tim, cần phải có sự chân thành mới có thể phát ra những âm thanh tinh túy trong trẻo vui tai.
Nếu bản thân mình ngay từ đầu đã mang trong mình sự đố kỵ, hoài nghi thậm chí là cảnh giác để đối đãi với người khác, vậy thì tránh làm sao được việc bị người khác đố kỵ và hoài nghi?
Vì thế, mỗi người đều có thể trở thành “quý nhân” trong cuộc đời mình, nhưng điều kiện tiền đề là chúng ta cần đối xử thiện lành với người khác.
Chỉ cần chúng ta chân thành, tự nhiên sẽ nhận lại được sự tín nhiệm, có tấm lòng yêu thương, nhân ái, tự nhiên sẽ được người khác tôn trọng.
Ngược lại, nếu giả tạo, đố khị và thậm chí là thù hận người khác, bạn cũng sẽ chỉ nhận lại được những thứ tương tự mà thôi.

Trong cuộc đời mỗi con người đều có một cái bát, cái bát này chứa đựng sự lương thiện, tín nhiệm, khoan dung, chân thành và đồng thời cũng có thể chưa đựng sự giả tạo, hẹp hòi, đố kỵ, ích kỷ…
Chỉ có loại bỏ đi những tạp chất trong cái bát ấy, sau đó mỉm cười đón nhận sự va chạm của những cái bát khác, mới có thể phát ra những âm thanh dễ chịu mà mọi người đều tìm kiếm.
Vì thế, hãy nỗ lực làm tốt nhất bản thân mình, không ngừng tìm kiếm sự tinh tế, nâng cấp bản thân, tự nhiên, chúng ta sẽ gặp được càng nhiều những người ưu tú, xuất sắc!
theo Trí Thức Trẻ
Vợ chồng Trương Duy Nhất, Nguyễn Bá Thanh và Vũ “nhôm”! (Phần 4)
Tiếp theo phần 1 — phần 2 và phần 3
Năm 2001, Trương Duy Nhất đã là Trưởng đại diện báo Đại Đoàn kết, Ủy ban Mặt trận đóng tại 25 Phan Bội Châu, Đà Nẵng. Nhưng văn phòng làm việc chính, vẫn trong khuôn viên UBMT Tổ Quốc TP, số 70 Bạch Đằng.
Cùng năm này, trụ sở Ủy ban Mặt trận sữa chữa, kinh phí gần 700 triệu, Vũ “nhôm” thầu thi công. Tại đây, Nhất và Vũ gặp nhau, kết nghĩa anh em. Cả hai cùng đầu quân dưới “trướng” Nguyễn Bá Thanh.
Rồi công ty I.V.C ra đời như đã nói ở phần 1. Ai cũng biết phần vốn tại I.V.C do Vũ đứng tên, chính là phần của Nguyễn Bá Thanh. Hầu hết công sản Vũ thâu tóm giai đoạn trước năm 2014 là “kinh tài” cho Bá Thanh, Vũ “nhôm” cũng chỉ là đầu sai mà thôi. Nhưng từ trước đến nay, không có bất kỳ văn bản điều tra nào, hay báo chí đề cập đến; điều đó cho, thấy Bá Thanh cao tay đến cỡ nào.
Công ty I.V.C sau này tăng vốn từ 10 tỷ lên đến 50 tỷ, do Vũ “nhôm” làm chủ tịch HĐTV theo Thông báo thay đổi nội dung ĐKKD số 24/TB-CT ngày 26/9/2009. Sau đó, nâng vốn lên lần nữa thành 60 tỷ.
Cuối năm 2011, blog “Một góc nhìn khác” của Trương Duy Nhất tấn công các đối thủ chính trị và ca ngợi Bá Thanh quá lộ liễu. Thêm nữa, “phe nhóm chính trị ” còn làm ngòi bút Trương Duy Nhất “chọc ngoáy” các lãnh đạo cấp cao.
Thấy bất lợi, nguy hiểm cho mình và cả việc “kinh tài” của Vũ “nhôm”, Bá Thanh chỉ đạo Nhất rút ra khỏi cổ phần I.V.C. Ngày 3/01/2012, Trương Duy Nhất đã lập Hợp đồng để chuyển nhượng toàn bộ phần vốn 500 triệu của mình cho Lê Văn Sáu (tên CMND khác của Vũ “nhôm”). Cho nên, đến tận bây giờ, nhiều người vẫn cho rằng Trương Duy Nhất nắm rất nhiều bí mật. Đúng, đó là bí mật về chuyện “làm ăn” của Bá Thanh, Vũ “nhôm” cùng các sĩ quan tình báo cao cấp của Bộ Công an.
Năm 2012, Vũ “nhôm” đã lên lon “trung tá tình báo”, đệ tử ruột của cả Trần Đại Quang và Nguyễn Bá Thanh. Vì vậy, Vũ cậy thế và ngang tàng.

Năm 2012, Thanh tra Chính phủ vào làm việc với UBND Đà Nẵng, có mời Vũ “nhôm” đến họp về vấn đề liên quan đến dự án lấn biển Đa Phước. Vũ “nhôm” đến với vẻ lầm lỳ, và nói tại cuộc họp: “Dự án này tôi đứng tên cho anh Bá. Các anh cần gì cứ găp anh Bá mà hỏi“, rồi đùng đùng bỏ ra về.
Ngày Bá Thanh còn sống, đã “chấm” địa điểm cho công ty I.V.C xây Dự án nhà hàng, bến du thuyền (Memory 2) ngay sát chân cầu Rồng, trước mặt đài Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng (VTV8). Sau khi Nguyễn Bá Thanh qua đời, bí thư kế nhiệm là Trần Thọ chỉ đạo thu hồi giấy phép, không cho xây Memory 2. Vũ “nhôm” đã đến nhà riêng ông Thọ để “ăn thua đủ”, lật bàn và doạ đánh đương kim Bí thư Thành uỷ.
Ông Trần Thọ nghỉ hưu, Nguyễn Xuân Anh lên thay, “bật đèn xanh” cho Memory 2 triển khai. Được Thường trực thành uỷ phê duyệt, ngày 23/12/2015, UBND thành phố Đà Nẵng có quyết định số 9517/QĐ-UBND và QĐ số 6199/QĐ-UBND ngày 13/9/2016 cho Công ty TNHH I.V.C thuê đất xây dựng nhà hàng và bến du thuyền có diện tích 4.082 m2, trong đó diện tích đất là 2.147m2, diện tích lấp sông Hàn là 1.935m2. Thời hạn sử dụng đất 50 năm và hình thức thuê đất là trả tiền thuê hàng năm. Giá cho thuê là 23.500 đồng/ 1 m2/ năm, tương đương với một ổ bánh mì.
Một số người vẫn còn nhớ, đầu năm 2016 tại Văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng, Ban Thường vụ tổ chức họp để duyệt dự án Memory trên sông Hàn của Công ty I.V.C, Vũ “nhôm” được mời dự. Trước khi vào họp, Vũ “nổ” dằn mặt:
– “Vừa rồi em ra Hà Nội, có gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở sân bay. Thủ tướng nói với em, anh ủng hộ Vũ “nhôm”, Vũ cố gắng làm tốt lên nhé.”
Thế là, kết quả ai cũng biết, Ban thường vụ Thành uỷ duyệt, Vũ xây Memory 2.

Về phần Trương Duy Nhất, quá tự tin vào thế lực của phe mình, Nhất tấn công Ba Dũng quá đà và Nhất đã trả giá. Vũ “nhôm”, thậm chí Trần Đại Quang cũng không cứu nổi Nhất. Nhất bị bắt khẩn cấp ngày 26/5/2013, lãnh án 2 năm tù giam.
Từ ngày Trương Duy Nhất đi tù đến ngày ra tù là 26/5/2015, Vũ là người thăm nom Nhất nhiều nhất. Nhất ra tù, Vũ cấp tiền bạc cho Nhất đi nước ngoài vi vu. Chiếc Toyota Carmy của Nhất đi lại hàng ngày là do Vũ trang bị.
Cty IVC lúc Nhất tham gia cổ phần, đươc duyệt mua nhiều nhà công sản: Số 45 Nguyễn Thái Học, nhiều công sản trên tuyến đắt địa Bạch Đằng – sông Hàn; nhà số 34 Hoàng văn Thụ, gần 4 héc ta đất trên đường Trường Sa. Riêng lô đất ký hiệu F11 ở An Cư 3 của vợ chồng Nhất, mà Cao Thị Xuân Phượng viết “đơn xin mua đất” gửi Nguyễn Bá Thanh duyệt, đã được nêu ở phần 1 trong loạt bài này, hiện nay có giá khoảng 30 tỷ đồng.

Nguyễn Xuân Anh bị loại bỏ; Vũ “nhôm” bị khởi tố, bắt giam; Trương Duy Nhất vẫn bình chân như vại.
Ngày 10/01/2019, Nhất thấy động, biết mình sẽ bị sờ gáy vụ công sản 82 Trần Quốc Toản, nên xin xuất cảnh đi Nhật, nhưng đã bị cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an ngăn chặn. Nhất ra Vinh, lên cửa khẩu Cầu Treo – Namphao (biên giới Việt – Lào) tìm cách trốn khỏi Việt Nam bằng đường bộ, nhưng không lọt.
Theo thông tin mà chúng tôi có được, ngày 14/01/2019, một số người đưa Nhất sang Attapeu, Lào theo lối Cửa khẩu Bờ Y (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum). Từ đây, Nhất vượt sông trốn sang Thái Lan. Nhất nhập cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan ngày 19/1/2019. Sau đó, Nhất có đến trụ sở của RFA tại tỉnh Udon Thani.
Ngày 25/1, Trương Duy Nhất đến Văn phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Người tỵ nạn tại Bangkok, ghi danh xin tỵ nạn chính trị. Ngày 26/1, khi đến khu mua sắm có tên Future Park ở quận Rangsit, thủ đô Bangkok, Nhất bị cảnh sát Thái Lan mặc thường phục bắt giữ. Địa điểm mà Nhất bị giữ trước khi giao cho 3 sỹ quan an ninh Việt Nam vào khoảng 20 giờ cùng ngày là iBerry Café. Trương Duy Nhất bị an ninh Việt Nam đưa lên một chiếc xe mang biển số Thái Lan và chạy ra ngoài biên giới xứ Chùa Vàng.

(Còn nữa)
@ Tieng Dan
Từ căng thẳng, vì sao Tổng thống Trump chuyển hòa dịu với các đối thủ tại G20?

Tổng thống Trump chuyển sang hoà dịu với các đối thủ. Ảnh: CNN
Bên lề Hội nghị thượng đình G-20 Osaka, Tổng thống D. Trump đã đưa ra nhiều nhượng bộ trong hầu hết các vấn đề quốc tế quan trọng nhất.
Mỹ gây sức ép không đưa nội dung chống bảo hộ thương mại vào Tuyên bố chung
Hội nghị thượng đỉnh của nhóm G20 đã diễn ra trong hai ngày 28-29/6/2019 tại Osaka, Nhật Bản. Mặc dù gặp không ít khó khăn, cuối cùng một Tuyên bố chung đã được các nhà lãnh đạo thông qua. Trong cuộc họp báo sau khi kết thúc hội nghị, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói: “Chúng tôi đã thông qua được Tuyên bố Osaka. Quá trình đó gặp không ít khó khăn. Nhưng nhờ sự hợp tác của tất cả các nước, chúng tôi đã khắc phục được những khác biệt.”
Có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, nhưng các nhà phân tích chính trị đều cho rằng nước chủ nhà đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đăng cai và diễn đàn Osaka đã đạt được kết quả tích cực, mặc dù trước Hội nghị đã có nhiều sự hoài nghi.
Không có quyết định đột phá nào, nhưng tuyên bố của Hội nghị cho rằng hệ thống thương mại quốc tế và Tổ chức thương mại thế giới(WTO) hiện nay không thể giải quyết được các vấn đề thương mại toàn cầu.
Tất cả những người tham gia Hội nghị đều khẳng định mong muốn tiếp tục làm việc để hoàn thiện hệ thống này và những cải cách trong tương lai sẽ được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh tiếp theo ở Ryahd, Ả Rập Saudi.
Ngoài ra, tuyên bố cũng nêu rõ sự cần thiết phải duy trì Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu (COP-21) cũng như số hoá nền kinh tế và hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Các nhà lãnh đạo tham gia hội nghị kết luận rằng cần phải chống lại việc phổ biến thông tin về khủng bố trên Internet.
Tuyên bố chung cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn ở mức thấp và thừa nhận căng thẳng thương mại và địa chính trị đang ngày càng gia tăng. Mặc dù khẳng định “sẽ cố gắng tạo ra một môi trường đầu tư và thương mại tự do, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch, ổn định và mở cửa thị trường”, nhưng tuyên bố không có nội dung cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Mỹ là nước chuyên sử dụng thuế như một công cụ để gây sức ép với các nước đã chống lại việc đưa mục này vào tuyên bố cuối cùng. Đây là Hội nghị thượng đỉnh thứ hai liên tiếp của G-20 đã không đề cập đến sự cần thiết phải chống lại các chính sách bảo hộ gây cản trở cho thương mại thế giới.
Hội nghị không đạt được thỏa thuận về các vấn đề thương mại và biến đổi khí hậu. Có hàng chục tuyên bố được đưa ra trong và sau các cuộc họp của các nhà lãnh đạo bên lề hội nghị, trong đó đề cập đến các hồ sơ nổi bật nhất liên quan đến các cuộc xung đột và cạnh tranh giữa các nước lớn.
Tổng thống Mỹ D. Trump chuyển sang hòa dịu với các đối thủ
Bên lề Hội nghị thượng đình G-20 Osaka, Tổng thống D. Trump đã đưa ra nhiều nhượng bộ trong hầu hết các vấn đề quốc tế quan trọng nhất.
Ông D. Trump đã tỏ ra rất thân thiện với tất cả các nhà lãnh đạo thế giới, đặc biệt là lãnh đạo các nước đối thủ của Mỹ. Sự thân thiện, những cái bắt tay không chỉ mang tính chất xã giao, mà đằng sau nó là những bước đi thực tế, nhượng bộ chưa từng có trong nhiều vấn đề theo hướng hoà dịu với các nước.
Quan hệ Mỹ-Trung: Cuộc gặp giữa Tổng thống D. Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một trong những cuộc gặp nổi bật nhất tại Hội nghị. Hai bên đã nhanh chóng đạt được sự hiểu biết lẫn nhau. Washington quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với tập đoàn Huawei và nối lại đàm phán thương mại giữa hai nước để đổi lấy việc Trung Quốc mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.
Như một cử chỉ thiện chí và tạo bầu không khí thuận lợi cho các cuộc đàm phán sắp tới, ông D. Trump tuyên bố các mức thuế quan đối với các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc được giữ nguyên và sẽ không áp thêm thuế mới nữa như ông đã từng đe doạ nhằm vào $300 tỷ hàng hoá của Trung Quốc. Điều này báo hiệu một cuộc ngưng chiến trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ông D. Trump nói việc đánh thuế thêm vào số hàng hóa trị giá khoảng $300 tỷ của Trung Quốc sẽ “không diễn ra vào lúc này” và cuộc đàm phán mới sẽ sớm được khởi sự.
Quan hệ Mỹ-Trung vừa qua hết sức căng thẳng. Tổng thống D. Trump đã tăng thuế quan thêm 25% đối với số hàng hoá của Trung Quốc trị giá $250 tỷ nhập khẩu vào Mỹ và đe dọa sẽ tiếp tục nhằm vào $300 tỷ hàng hóa nữa. Điều này có nghĩa là tất cả các hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đều sẽ bị đánh thuế cao.
Trung Quốc đáp lại bằng cách tăng thuế quan trên $110 tỷ hàng hoá của Mỹ, đặc biệt nhằm vào các sản phẩm nông nghiệp. Cho đến nay, Mỹ và Trung Quốc đã có tất cả 11 lần đàm phán, nhưng không đạt được kết quả nào.
Về phần mình, phía Trung Quốc đồng ý mua số lượng lớn nông sản của Mỹ. Điều quan trọng là hai bên đã thoả thuận nố lại các cuộc đàm phán.
Về phần mình, ông Tập nhắc lại thời đại của “ngoại giao bóng bàn” vốn khởi sự mối quan hệ Mỹ-Trung hơn 40 năm trước đây, để kết luận rằng: “Có một vấn đề căn bản không hề thay đổi: Trung Quốc và Mỹ đều được hưởng lợi từ sự hợp tác và thiệt hại trong đối đầu.”
Quan hệ Mỹ-Nga: Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa Trump và Putin sau khi Uỷ ban của Công tố viên đặc biệt Mỹ Robert Muller công bố báo cáo khẳng định không có bằng chứng nào về việc Nga can thiệp vào chiến dịch tranh cử của Tổng thống D. Trump năm 2016.
Trong tình hình như vậy, ông D. Trump muốn tìm kiếm một sự khởi đầu mới trong quan hệ với Putin. Khác với các cuộc gặp trước đây chỉ có sự tham gia của thông dịch viên, cuộc gặp giữa Putin và Trump lần này được tổ chức với sự tham gia của các thành viên chủ chốt của hai đoàn. Điều này có nghĩa là mức độ của cuộc gặp gỡ lần này cao hơn, mang tính công khai và chính thức hơn.
Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận tình hình Syria, Iran, Venezuela và Ukraine. Ngoài ra, chủ đề quan trọng hơn của cuộc trò chuyện là vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân.
Trong cuộc gặp Tổng thống V. Putin, ông D. Trump đã tỏ ra hết sức mềm dẻo, đồng ý thảo luận việc quay trở lại Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START (Strategic Arms Reduction Treaty) ký năm 1991 giữa Mỹ và Liên Xô. Đặc biệt, Tổng thống D. Trump hữa sẽ xem xét lời mời của Tổng thống V. Putin sang thăm Moskva dự kỷ niệm lần thứ 75 ngày chiến thắng chủ nghĩa phát xít 9/5/2020.
Tại cuộc gặp này hai bên đã đề cập tới tất cả các vấn đề cùng quan tâm, trong đó có quan hệ kinh tế. Các doanh nghiệp Mỹ tỏ ra quan tâm tới việc phát triển quan hệ với Nga và khẳng định sẽ thành lập một tổ chức với sự tham gia của các đại diện cộng đồng doanh nghiệp để nghiên cứu về triển vọng phát triển quan hệ thương mại và kinh tế với Nga.
Tổng thống D. Trump đã gọi Tổng thống V. Putin là “một người tuyệt vời” và các cuộc đàm phán Mỹ-Nga trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G-20 là “xuất sắc”. Ông cũng nói rằng, mặc dù có chuyện này, chuyện nọ, nhưng trong số các đời Tổng thống Mỹ, ông là người làm được nhiều việc nhất trong quan hệ hai nước.
Quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ: Tại cuộc gặp Tổng thống R. Erdogan, ông D. Trump đã tuyên bố việc mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga là quyền của Thổ Nhĩ Kỳ và Washington sẽ không áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Ankara.
Quan hệ Mỹ-Triều Tiên: Việc thống D. Trump gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sau Hội nghị G-20 không nằm trong chương trình nghị sự và vượt ra ngoài các thông lệ ngoại giao. Việc ông chủ động đưa ra đề nghị được gặp ông Kim Jong-un “chỉ để bắt tay” và nói “chào ông” tại khu phi quân sự DMZ và bước sang lãnh thổ Triều Tiên 20 bước, mặc dù chủ yếu mang tính chất biểu tượng, nhưng là một cử chỉ để thể hiện ý định của Washington muốn làm giảm căng thẳng với Bình Nhưỡng.
Các nhà quan sát cho rằng, việc Tổng thống D. Trump tỏ ra uyển chuyển hơn rất nhiều trong việc xử lý các vấn để quốc tế nổi cộm nhằm làm giảm leo thang căng thẳng trong quan hệ với các nước là do Washington không thể duy trì mãi tình trạng đối đầu với tất cả các quốc gia trên thế giới, ngay cả với các đồng minh truyền thống ở châu Âu. Điều không kém phần quan trọng là sự tiếp cận mới này không thể nằm ngoài bối cảnh chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ hai của Tổng thống D. Trump vừa mới bắt đầu.
Trong tình hình như vậy, nhà nghiên cứu chính trị, Giám đốc Học viện Liên minh Á-Âu của Nga (IEEU) Vladimir Lepekhin nhận định, mặc dù còn nhiều phức tạp, nhiều vấn đề phải giải quyết, nhưng cả “Nga, Mỹ và Trung Quốc đều cần một chiến thắng cho ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020. Nếu không, Đảng Dân chủ thắng cử sẽ lật ngược các chính sách của đảng Cộng hoà, đưa thế giới vào hỗn loạn và các cuộc chiến tranh xuyên lục địa.”
Dù kết quả của Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Osaka thế nào đi chăng nữa thì cuộc gặp của các nhà lãnh đạo cao nhất của các nền kinh tế lớn nhất thế giới tại đây là một cột mốc quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế và chính trị toàn cầu.
theo Trí Thức Trẻ