Những ý tưởng cho phòng tắm mát rượi trong mùa hè

Phòng tắm là nơi chúng ta thư giãn, thanh lọc cơ thể và tâm hồn. Vì thế, không gian này xứng đáng nhận được sự đầu tư chu đáo.

Những ý tưởng cho phòng tắm mát rượi trong mùa hè

Trần nhà màu xanh trời, tường đá và những chậu cây khiến phòng tắm giống như một hang đá lộ thiên.

Những ý tưởng cho phòng tắm mát rượi trong mùa hè

Thiết kế mang tiểu cảnh vào phòng tắm dành cho những người muốn gắn bó với thiên nhiên.

Những ý tưởng cho phòng tắm mát rượi trong mùa hè

Đá cẩm thạch và đèn led tạo ra một xu hướng thiết kế hấp dẫn trong tương lai.

Những ý tưởng cho phòng tắm mát rượi trong mùa hè

Bạn không cần đi du lịch để tận hưởng thác nước. Phòng tắm với cửa kính giữa vườn cây này có thể biến giấc mơ của bạn thành sự thật.

Những ý tưởng cho phòng tắm mát rượi trong mùa hè

Phòng tắm này khiến bạn khó lựa chọn: nên thư giãn dưới vòi hoa sen hay ngâm mình trong bồn nước ấm. Thứ nào cũng mời gọi.

Những ý tưởng cho phòng tắm mát rượi trong mùa hè

Nếu bạn không thể mang vòi hoa sen ra ngoài trời thì hãy mang cả thiên nhiên vào trong phòng tắm.

Những ý tưởng cho phòng tắm mát rượi trong mùa hè

Đèn neon trong phòng tắm dành cho những người thích không khí ở câu lạc bộ hay quán bar.

Những ý tưởng cho phòng tắm mát rượi trong mùa hè

Một mái nhà bằng kính sẽ giúp bạn tận hưởng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và ngắm sao vào ban đêm.

Những ý tưởng cho phòng tắm mát rượi trong mùa hè

Phòng tắm khi cần tiết kiệm không gian nhưng vẫn sang trọng.

Những ý tưởng cho phòng tắm mát rượi trong mùa hè

Thiết kế này giúp gia chủ có thể chọn cách chỉ ngâm chân hay ngâm nước toàn bộ cơ thể.

Những ý tưởng cho phòng tắm mát rượi trong mùa hè

Cửa sổ mở rộng cho phép bạn vừa tắm vừa ngắm nhìn thiên nhiên xung quanh.

Thái Bình (Theo Bright Side)

Câu chuyện “tha thứ” trong Thế chiến II gây rung động lòng người

Câu chuyện xúc động này xảy ra vào Thế chiến thứ II.

Có một lực lượng quân đội chiến đấu quyết liệt với quân địch trong rừng, trong đó có hai binh sĩ đã bị mất liên lạc với đội. Bởi hai người này đến từ cùng một thị trấn nên trong trận chiến khốc liệt, họ đã quan tâm chăm sóc lẫn nhau.

Họ đã động viên khích lệ nhau khi lưu lạc gian nan trong rừng. Thật không may đã hơn 10 ngày trôi qua, họ vẫn chưa thể liên lạc được với đội.

May mắn thay họ đã bắt được một con nai và ăn thịt nai để sống qua ngày. Bởi chiến tranh nên động vật trong rừng đã bỏ chạy tứ phía hoặc bị chết rất nhiều. Do đó, ngoài con nai này, họ không tìm thấy bất cứ con thú nào khác, nên chỉ còn lại một chút thịt nai được người lính trẻ tuổi hơn đeo trên lưng.

(Ảnh minh họa/Shutterstock)

Một ngày nọ, họ chạm trán kẻ địch ở trong rừng, sau một hồi quyết chiến, hai người họ đã tránh được kẻ địch.

Ngay khi họ nghĩ rằng đã an toàn thì một tiếng súng vang lên, người lính trẻ tuổi hơn đi phía trước đã bị trúng đạn, bị thương ở bả vai. Người đồng đội ở phía sau vội vàng chạy đến, sợ hãi đến mức không nói nên lời, ôm lấy anh này khóc nức nở không ngừng.

Vào ban đêm, người lính lớn tuổi hơn luôn miệng gọi mẹ, hai mắt mở trừng trừng. Cả hai người lính đều nghĩ rằng số mệnh của họ sắp kết thúc rồi, vì vậy không ai muốn động vào số thịt nai nữa. Tất nhiên cũng không có ai biết được hành trình chiến đấu tâm lý của họ trong đêm hôm đó.

May mắn là vào ngày hôm sau đồng đội đã tìm thấy họ.

30 năm trôi qua, người lính bị thương cuối cùng cũng tiết lộ tình huống khi đó, ông cho hay: “Thật ra tôi biết phát súng đó là ai bắn, chính là đồng đội của tôi, ông ấy đã qua đời vào năm ngoái rồi. Lý do khiến tôi biết được điều này chính là vì khi đó ông ấy chạy đến ôm tôi, tôi vô tình chạm vào nòng súng đang nóng của ông ấy, chỉ là khi đó tôi đã tha thứ cho ông ấy. Tôi biết lúc đó ông ấy muốn một mình ăn số thịt nai còn lại để sống tiếp, tôi cũng biết ông ấy muốn sống tiếp là vì mẹ của mình.”

“30 năm qua, tôi giả vờ như không hề biết chuyện này, cũng như chưa từng nhắc đến. Chiến tranh quá lâu và quá tàn khốc, cuối cùng mẹ của ông ấy đã không kịp đợi ông ấy quay về. Sau khi chiến tranh kết thúc, khi tôi và ông ấy cùng đến viếng mộ mẹ của ông ấy, ông ấy đã quỳ xuống trước mộ và cầu xin tôi tha thứ. Khi đó tôi đã ngăn không cho ông ấy nói tiếp, chúng tôi vẫn là bạn, bởi vì tôi không có lý do gì để không tha thứ cho ông ấy cả.”

(Ảnh minh họa/Shutterstock)

Khi chúng ta biết tha thứ lỗi lầm của người khác, tự nhiên cũng sẽ giải thoát được tâm hồn của chính mình. Cũng giống như người lính trong câu chuyện này, khi tha thứ cho đồng đội của mình, ông ấy cũng đã buông bỏ mọi thù hận. Thay vì ôm lấy hận thù để đau khổ cả đời, ông ấy đã chọn buông bỏ và tha thứ để sống một cuộc đời thanh thản!

Thanh Trúc / Trithucvn

BÀ NGUYỄN THỊ KIM NGÂN DÙNG CHỈ VÀNG 24K ĐỂ MAY ÁO DÀI ?

Image may contain: 1 person, standing
Sau khi thông tin bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sở hữu trên 300 chiếc áo dài do nhà thiết kế Võ Việt Chung thực hiện có giá không dưới 100 triệu đồng một bộ khiến dư luận bất mãn, thì vào ngày 26 tháng 6 năm 2019, thông tin chi tiết về chuyện ăn mặc xa xỉ của bà Ngân tiếp tục được rò rỉ.
Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội, vào tháng 11 năm 2017, bà Ngân may một lúc 7 bộ áo dài, và tất cả những bộ áo dài này đều được thêu bằng chỉ làm từ vàng thật, loại vàng 24k.
Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam cho biết, bắt đầu từ năm 2006, ông Nam thực hiện thiết kế áo dài cho bà Ngân với những bộ áo dài rất kỳ công. Và từ 2006 đến 2016, ông Nam đã thiết kế áo dài cho bà Ngân nhiều đến mức không thể nào đếm hết.
( Theo những nguồn tin online )

Theo Face book AnLe

Lời bàn : comment

  • Dung Trinh Pham Tham nhũng đến thế mà còn mở mồm hỏi dân : anh chị đã làm gì cho đất nước chưa ? Thưa bà rằng , chúng tôi đã nộp thuế từ nhỏ như quả trứng , mớ rau đến to như đất đai nhà cửa để cho bà may áo dài chưng diện đấy ạ !
  • Thanh Minh Những thằng con tai to mặt lớn ko đứa nào liêm khiết cả. Ăn mọi thứ và hút máu của dân lành. Chuyện chỉ có ở VN
  • Hai Yen Nguyen Thi Kê khai áo dài luật công chức chưa có cô ơi, chỉ có kê khai tài sản thôi ạ, thôi… xài bớt khỏi kê khai 😀😀😀😀

    An Le replied
    Vấn đề không phải 300 cái áo dài đắt tiền mà là suốt ngày lo chưng diện ngắm vuốt thì sao có thì giờ nghĩ đến trách nhiệm “Chủ tịt quốc hè “, thành thử toàn ba hoa dạy dân ,đầu óc rỗng tuếch !
  • Kim Lien Hoa hậu chỉ hơn chị Ngân… cái trẻ ,
    còn lại…. bất cứ cái gì… các em các cháu mơ đi…chị ấy là bông hoa 🌼 cho mát cuốc hội…nên phải… vậy!

Tục mua bán danh vị ở làng quê xưa diễn ra như thế nào?

 

Ngôi thứ được làng đem ra mua bán vào những dịp làng cần tiền chi tiêu cho việc công, ví dụ như tu sửa đình chùa, đóng quốc trái…

Trong sách Nhân danh tập chí tài liệu về tổ chức và tục lệ Bắc kỳ, tác giả Phạm Xuân Lộc cho biết xếp hạng ngôi thứ và tục mua ngôi thứ ở làng xã xưa, mà phần lớn được lấy dẫn liệu từ làng quê của tác giả là xã Dịch Vọng Tiền, Hà Đông.

Phạm Xuân Lộc (có chỗ ghi là Phạm Quang Lộc) được biết là một nhà trí thức Nho học có mối quan hệ với Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) tại Việt Nam vào hồi đầu thế kỷ trước.

Xếp hạng ngôi thứ

Tác giả cho biết, ngôi thứ trong làng chia ra làm 3 hạng: Thượng hạng, trung hạng và hạ hạng.

Thượng hạng gồm chức sắc (những người làm việc quan được vua ban sắc ban cho hàm phẩm) còn gọi là ông Bá, ông Cửu, ông Bát, hoặc những người đỗ tú tài, cử nhân, phó bảng…

Trung hạng gồm chức dịch (những người làm việc quan nhưng chưa được vua ban phẩm hàm) như chánh tổng, phó tổng, lý trưởng, phó lý, hương trưởng.

Tuc mua ban danh vi o lang que xua dien ra nhu the nao? hinh anh 1
Các chức sắc, chức dịch của một làng quê Bắc kỳ đầu thế kỷ XX. Ảnh tư liệu.

Kỳ mục bao gồm hai thành phần trong làng, một là những người từng giữ các chức lý trưởng, phó lý, hương trưởng, chánh tổng, phó chánh… làm việc lâu năm, độ tuổi 60 trở lên. Hai là những người có thâm niên, thông thạo những công việc nhà quan. Mỗi làng có một hội kỳ mục tham dự vào mọi công việc.

Thí sinh, học trò đi thi đỗ nhất trường, nhị trường (còn gọi là ông Nhiêu, được miễn trừ đắp đê, phu dịch).

Hạ hạng chỉ những người không làm việc quan, những người 55 tuổi trở lên gọi là lão hạng (có lệ phải khao vọng). 60 tuổi trở lên xếp vào hàng bô lão được miễn trừ sưu dịch. Già hơn nữa mà đứng vào hàng cụ trùm (số cụ trùm tùy nơi là quy định khác nhau, có làng đặt lệ 5 người có làng 8 người có làng 10 người).

Trương tuần, ông Từ (coi đền)… dân đinh cũng xếp vào người hạ hạng.

Tục mua bán ngôi thứ trong làng

Tác giả cho biết, những người làm việc quan, việc làng là những người có chức vị (chức sắc, chức dịch). Còn danh vị chỉ những người do mua bán công hoặc đóng góp vật chất mà có.

Trùm trưởng là người thuộc hàng các cụ. Danh vị này ở làng quê đâu đâu cũng có. Người cao tuổi nhất trong số các trùm trưởng được dân làng tôn kính nhất, thường gọi là cụ nhất, người cao tuổi thứ 2 gọi là cụ nhị.

Khi trong số 10 trùm trưởng có một cụ qua đời (có làng 8) thì làng sẽ chọn người cao tuổi thứ 11 đưa lên để cho đủ số 10 cụ. Khi được lên trùm, người thứ 11 này phải sửa soạn một cái lễ, hoặc là một con lợn với một con gà, hoặc một chiếc thủ lợn cùng một mâm xôi với một hai con gà, kèm theo trầu cau rượu, toàn bộ lễ vật ước khoảng trên 6 đồng bạc. Sai người nhà ra đình dâng lên lễ thần, xong gióng hồi trống thúc mời toàn thể dân làng từ già tới trẻ kéo nhau ra đình tề tựu. Người mới được lên trùm mời dân làng ăn uống. Khi ấy mới chính thức lên trùm.

Sau khi mời dân làng ăn uống, cụ trùm mới lại làm bữa cỗ mời các trùm trưởng và các kỳ mục trong làng. Bữa cỗ này tính ra khoảng 10 đồng.

Tuc mua ban danh vi o lang que xua dien ra nhu the nao? hinh anh 2
Một lý trưởng làng quê Bắc kỳ đầu thế kỷ XX. Ảnh tư liệu.

Kỳ mục là danh vị mà ở bất cứ làng nào cũng có. Những người đã làm quan như hương trưởng, lý trưởng, phó lý, chánh tổng, phó chánh… đã làm được 3 năm chưa từng bị trách phạt mới được dự vào hạng kỳ mục.

Người dân giàu có mua sắc hàm cửu phẩm để trở thành bá hộ quyên hay ông Cửu, ông Bá muốn tham gia kỳ mục phải làm cỗ bàn, trước tiên là đem lễ cúng dâng thành hoàng, sau cúng tổ tiên, rồi mời các kỳ mục, trùm trưởng tới dự.

Ngôi thứ kỳ mục còn được làng đem ra mua bán vào trong những dịp làng cần tiền chi tiêu cho công, hoặc việc công, ví dụ như tu sửa đình chùa, đóng quốc trái… Vào hôm bán kỳ mục, các vị trùm trưởng cùng kỳ mục khác ra tụ họp tại kiều sở, cùng nhau ra soát xem trong làng có ai đã mua chức “nhiêu nam” (chức làng trả tiền để bán cho, những người bỏ tiền để mua “nhiêu nam” thì được miễn đi phu, đi tuần).

Tìm được người đó thì kỳ mục sai mõ gọi ra kiều sở. Một vị trùm trưởng hoặc kỳ mục sẽ thông báo lý do có việc chi tiêu cần bán kỳ mục, với một khoản tiền nhất định và một bữa khao dân làng. Nếu người “nhiêu nam” bằng lòng mua ngôi thứ kỳ mục thì có lời đồng ý, rồi mời các trùm trưởng và kỳ mục về nhà cùng làm khoán văn và chuẩn bị cỗ ký điểm.

Nội dung khoán văn sẽ nêu nguyên do việc làng cần chi tiêu, số tiền đóng góp của người mua kỳ mục. Chấp thuận để người này đứng dự vào hàng kỳ mục. Những nghĩa vụ thuộc về chức phận thuộc về người mua kỳ mục chịu giống dân làng và các khoản miễn trừ.

Tờ khoán văn trên viết xong. Các trùm trưởng, kỳ mục ký tên, điểm chỉ vào rồi giao tờ khoán cho người mua chức, để người đó giao tiền. Xong xuôi công việc, mọi người ngồi vào mâm ăn cỗ. Cỗ ấy gọi là cỗ ký điểm. Người mua kỳ mục lại thêm một khoản tiền riêng 3 quan, số tiền này chia đều cho các trùm trưởng và kỳ mục có có mặt. Tiền ấy gọi là tiền ký điểm.

Minh Châu / Sách hay / Zing

Những vết nhơ của con người

Vết nhơ của người” bày ra một xã hội đầy thương tổn, nơi kẻ sống phải gắng gượng, kẻ chết chưa hẳn được buông tha.

Vết nhơ của người kể về Coleman Silk, giáo sư văn chương Hy La, một người gần như hoàn hảo, bị đá ra khỏi Đại học Athena, nơi ông dành gần nửa thế kỷ giảng dạy, cải tổ, chấn hưng. Ở tuổi 71, ông vẫn đứng lớp, vẫn miệt mài với ý tưởng mang đến một thế giới học thuật, sư phạm tiền phong và chưa có dấu hiệu rệu rã.

Vết nhơ khó gột rửa của một kiếp người

Nhưng đoạn cuối đời ông không thuận lợi, trái lại, đầy nghiệt ngã. Ông dính phải một “vết nhơ”, một đòn chí mạng. Thế giới học thuật, mà cụ thể là Đại học Athena đã nhấn Coleman Silk xuống bùn đen, từ câu chuyện hai sinh viên da màu cúp học tố ông là kẻ “phân biệt chủng tộc”, chỉ bởi lời phát biểu theo đúng nghĩa đen: “Có ai biết người này không? Họ là người hay là ma vậy?”.

Vợ chết, từ bỏ vị trí quan trọng và đáng kính, thất nghiệp ở tuổi sắp nghỉ hưu, trở thành chủ đề bàn tán và chỉ trích của trường, con cái xa lánh… Coleman Silk đau đớn, có ý định trả thù những kẻ hại mình bằng cách viết một cuốn sách có tên Lũ ma, mà bản thảo gồm mấy chục cuốn sổ tràn đầy chữ.

Nhung vet nho cua con nguoi hinh anh 1
Cuốn sách xuất bản tại Việt Nam qua bản dịch của Phạm Viêm Phương.

Coleman Silk – cái tên đọc lên đồng âm với cold man (người đàn ông lạnh lẽo) – là kiểu người mà lửa sống, lửa dục dường như đã tắt, sau chuỗi tai họa kể trên. Không biết Philip Roth có ẩn ý gì khi gọi nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết như vậy, nhưng rõ ràng ông đã thảy một vết nhơ vào đời Coleman và lần lượt bóc tách những lớp vỏ, hiển lộ ra một bức chân dung độc đáo về con người lạ thường này.

Những tưởng đời Coleman Silk coi như chấm hết. Nhưng không, Philip Roth vẫn để nhân vật của mình sống thêm một quãng (huy hoàng mà cay đắng) và đôi khi còn “hùng hổ” hơn trước khi “vết nhơ” dây vào người.

Ở tuổi 71, Coleman cũng hay ho ra trò. Ông gặp Faunia và đời ông bừng tỉnh. Ông hẹn hò với Faunia, cô bồ bé hơn cả tuổi con gái mình, rồi cứ thế dùng thuốc cường dương (viagra) để thoả mãn khi quan hệ tình dục.

Cái bản lĩnh vượt qua mọi lề thói, định kiến của Coleman Silk không phải là thứ bột phát mà chính là bản chất của ông, sau này được tác giả hé lộ qua những lần hồi tưởng về năm tháng ấu thơ và trưởng thành.

Vốn là một người da đen có nước da trắng, Coleman Silk từ chối gốc gác, chủng tộc, căn tính của mình để sống cuộc đời của một người “trắng còn hơn cả da trắng” như lời Walter, anh trai của ông nói.

Từng là một người da đen ưu tú, tốt nghiệp thủ khoa, một võ sĩ bất bại trên sàn đấm bốc, Coleman từ bỏ hết để làm một người da trắng vì cái ngột ngạt dưới mác “mọi đen”, từ khước gia đình và giữ bí mật đó suốt phần đời còn lại.

Tuy nhiên, đời ông bị kết án là phân biệt chủng tộc và gián tiếp mang ông đến với cái chết sau này. Phải chăng, làm một người da đen là mang vết nhơ khó gột, bị ám theo suốt đời?

Thế giới mục rã, đầy rẫy những kẻ tổn thương

Philip Roth không ấn định cứ là người da đen như Coleman Silk mới mang “vết nhơ khó gột”. Đã sinh ra phận người, ai nấy cũng đều mang vết nhơ. Chính điều này cũng là cánh cửa để tác giả bày ra các vấn đề lớn trong xã hội, là lời ai điếu cho mọi kiếp người, cho những ai mang “giấc mơ Mỹ” đẹp mà phù phiếm.

Vết nhơ của người được đặt trong bối cảnh mùa hè năm 1998, với sự kiện động trời, vụ ngoại tình của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Monica Lewinsky.

Nhung vet nho cua con nguoi hinh anh 2
Hình ảnh trong phim chuyển thể tiểu thuyết Vết nhơ của người.

Trên nền của xã hội Mỹ những năm cuối thế kỷ 20 đó, Philip Roth bày ra một thế giới loài người đầy mục rã, đầy rẫy những kẻ tổn thương, nhưng chẳng ai được quan tâm, ngó ngàng, chẳng một lời công chính được ban bố. Không phải là con mắt của một kẻ tuyệt vọng, nhưng là con mắt của một người nhuốm buồn, Philip Roth nhìn thấy tất cả những thói đạo đức giả lên ngôi, sự thật phơi bày khủng khiếp chẳng kém gì những bí mật và con người thì nhỏ bé, đơn độc.

Coleman Silk không phải là duy nhất, ông chỉ là một trong rất nhiều người sống trong xã hội Mỹ. Ông là đại diện của người da đen với nạn phân biệt chủng tộc đã phủ bóng suốt nhiều thập kỷ nay trở thành bóng ma đầy ám ảnh.

Coleman Silk chọn cách khai sinh lại chính mình, biến “đen thành trắng” như một cách để không cho những kẻ khác có quyền tổn thương bởi gốc gác của ông. Tuy nhiên, quyết định này khiến ông phải vật lộn sống chẳng kém so với việc làm một người da đen.

Ngoài Coleman Silk, những thành viên trong gia đình ông cũng như người da đen khác vẫn phải chịu nỗi ám ảnh phân biệt chủng tộc. Sự nhạy cảm của những người thuộc cộng đồng yếu thế, dễ bị tổn thương tiếp tục bị ăn mòn, dù cố gắng đến đâu thì nó vẫn là một vết nhơ bám chặt lấy cuộc đời họ, định nghĩa họ, kìm kẹp họ, giết chết họ…

Nhung vet nho cua con nguoi hinh anh 3
Nhà văn Philip Roth.

Qua con mắt của Philip Roth, giấc mơ Mỹ không hề có thực, hoàn toàn phù phiếm và dối lừa. Với hơn 400 trang sách Vết nhơ của người, dù đây đó vẫn có những đoạn châm biếm, từ hài hước đến sâu cay, ngồn ngộn ngôn từ đả kích thì tựu trung, đó vẫn là một cuốn sách đầy rẫy nỗi buồn kiếp nhân sinh.

Nhã Linh / Sach1hay / Zing

Tại G-20, ông Tập hứa Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa nền kinh tế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại thượng đỉnh G-20, Osaka, Nhật Bản hôm thứ Sáu (28/6). Trong bài phát biểu này, ông Tập đã đưa ra lời hứa rằng chế độ Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa nền kinh tế.

China's President Xi Jinping ahead of a trilateral meeting of the leaders of Russia, India, and China on the sidelines of the 2019 G20 Summit at the INTEX Osaka International Exhibition Centre. Mikhail Klimentyev/Russian Presidential Press and Information Office/TASS (Photo by Mikhail Klimentyev\TASS via Getty Images)

Trong bài phát biểu trước tất cả các lãnh đạo quốc gia dự thượng đỉnh G-20, ông Tập đã thông báo 5 khuyến khích mà chế độ Trung Quốc sẽ thực hiện.

Ông Tập hứa sẽ mở cửa thị trường Trung Quốc hơn nữa và tăng nhập khẩu nước ngoài, nói thêm rằng Bắc Kinh sẽ tìm cách giảm thuế nhập khẩu, theo Tân Hoa Xã. Đây là những yêu cầu mà các nhà đàm phán Mỹ đã đưa ra trong suốt các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung thời gian qua.

Chủ tịch Trung Quốc cũng hứa đối xử công bằng với tất cả các doanh nghiệp đăng ký tại Trung Quốc và sẽ làm việc để xóa bỏ các rào cản tham gia thị trường Trung Quốc.

Ông Tập cũng nói Bắc Kinh sẽ thúc đẩy các hiệp định thương mại, trong đó có hiệp định Trung Quốc – Liên minh Châu Âu và hiệp định Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc. Mỹ cũng đã đang theo đuổi các hiệp định song phương tương tự với Liên minh Châu Âu (EU), Nhật Bản và Hàn Quốc. Tháng Bảy năm ngoái Mỹ đã ký hiệp định thương mại với EU, thỏa thuận được cho là nỗ lực chung nhằm đối phó với Trung Quốc.

Trong phát biểu của mình, lãnh Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng nền kinh tế Trung Quốc đang hoạt động rất tốt.

Tuy nhiên, học giả Trung Quốc có cái nhìn trái ngược ông Tập về thực trạng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ông Yu Yongding, học giả của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, một viện nghiên cứu nhà nước, trong một sự kiện do Đại học Nhân Dân Trung Quốc tổ chức hôm 26/6, đã nói rằng tranh chấp thương mại Mỹ – Trung đã tác động rất lớn tới nền kinh tế Trung Quốc. Ông Yu nói thêm rằng việc Mỹ cấm xuất khẩu đối với một số công ty công nghệ Trung Quốc sẽ cho thấy là một đòn chí mạng.

Hãng tin Đài Loan CNA đưa tin ông Yu trích dẫn một báo cáo của UBS khảo sát 450 công ty có vốn đầu tư nước ngoại tại Trung Quốc, thì 82% nói rằng họ đang chuẩn bị chuyển hoặc đã chuyển nhà máy của họ ra khỏi Trung Quốc.

Ông Yu giải thích rằng sau khi các nhà chức trách Mỹ tăng thuế lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đa số các công ty nước ngoài đã lên kế hoạch chuyển 20% tới 60% sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc trong các năm 2020 và 2021. Phần lớn các doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm và công nghệ thông tin.

Bộ Thương mại Mỹ gần đây đã đặt lệnh cấm Tập đoàn Huawei và 5 công ty siêu máy tính khác của Trung Quốc với lý do rủi ro an ninh quốc gia trong việc các nhà cung cấp Mỹ làm ăn với các doanh nghiệp Trung Quốc này.

Ông Yu nói rằng động thái nêu trên của Mỹ sẽ làm cho các công ty Trung Quốc khó có thể tồn tại vì nhiều doanh nghiệp trong số này phụ thuộc vào linh kiện và công nghệ Mỹ.

Ông Yu phân tích rằng Trung Quốc có ba giải pháp tiềm năng: tách biệt khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu và tự làm mọi thứ; chào đón chuỗi cung ứng toàn cầu một cách chủ động; hoặc chuẩn bị các nguồn cung thay thế cho công nghệ Mỹ.

Theo ông Yu, lựa chọn thứ ba sẽ không hiệu quả vì việc phát triển công nghệ trong thời gian ngắn là gần như không thể. Với lựa chọn thứ hai, Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào các quốc gia khác. Trong khi đó, lựa chọn đầu tiền là khó đạt được.

Ông Yu cũng đề cập đến khả năng các nhà chức trách Mỹ sẽ ban hành các biện pháp trừng phạt tài chính, điều sẽ tàn phá nền kinh tế Trung Quốc vì tất cả các ngân hàng Trung Quốc đều dựa vào hệ thống ngân hàng quốc tế do Washington chi phối.

Ông Tập sẽ có cuộc gặp bên lề thượng đỉnh G-20 với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào 11:30 ngày thứ Bảy 29/6 (giờ Nhật Bản). Cuộc gặp này sẽ tác động trực tiếp và ngay lập tức tới xu hướng thương chiến Mỹ – Trung.

Cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc Larry Kudlow trong cuộc phỏng vấn Fox News hôm 27/6 đã nói rằng ông Trump lạc quan về kết quả cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc. “Tổng thống Trump mong chờ cuộc gặp này. Chúng tôi tin rằng có khả năng Trung Quốc sẽ quay lại bàn đàm phán nếu cuộc gặp đó diễn ra tốt đẹp.”

Xuân Thành / Trithucvn