Biệt thự Nha Trang có ban công ẩn hiện tùy thích

Biệt thự Nha Trang có ban công ẩn hiện tùy thích

Công trình tọa lạc ở Nha Trang, hoàn thành năm 2018, có vị trí rất đặc biệt, nằm lưng chừng trên một ngọn núi ven biển. Từ đây, có thể dễ dàng hướng ánh mắt ra phía vịnh và biển.

Biệt thự Nha Trang có ban công ẩn hiện tùy thích

Trên khu đất rộng 500 m2, chủ nhà xây dựng một biệt thự 2 tầng 300m2 với mục đích cho khách thuê để nghỉ dưỡng khi đến thăm thành phố biển.

Biệt thự Nha Trang có ban công ẩn hiện tùy thích

Khi tiếp nhận dự án này, kiến trúc sư Phạm Thị Mỹ An và Michael Charruault (MM++ Architects) muốn công trình có thể tối ưu hóa vị trí độc đáo của mảnh đất. Hiện tại khu đất tương đối trống trải nhưng trong tương lai, mật độ xây dựng ở khu vực này sẽ rất cao.

Biệt thự Nha Trang có ban công ẩn hiện tùy thích

Thiết kế tổng thể của công trình tập trung vào các hình khối đơn giản, sử dụng vật liệu thô và tự nhiên cùng nội thất thông minh. Ở đây có sự tương phản giữa không gian xù xì, thô mộc bên ngoài với những món đồ nội thất ấm cúng bên trong.

Biệt thự Nha Trang có ban công ẩn hiện tùy thích

Mặt tiền nhà là bức tường bằng đá được chạm khắc thô sơ, như một sự nối tiếp với không gian đồi núi xung quanh. Bức tường đá đảm bảo được sự riêng tư của công trình nhưng hoàn toàn không ngăn cản tầm nhìn từ ngôi nhà hướng ra biển.

Biệt thự Nha Trang có ban công ẩn hiện tùy thích

Muốn vào biệt thự, phải đi từ con đường phía sau, ở phía trên núi xuống. Để đi đến tầng hai, lại phải qua một cầu thang ngoài trời khác nữa.

Biệt thự Nha Trang có ban công ẩn hiện tùy thích

Không gian tầng một mở hoàn toàn, không có bất kỳ cột nhà nào phía mặt tiền, trừ hai cột được tích hợp vào khung cửa sổ. Nhà bếp và phòng kỹ thuật được đặt ở phía sau, để tầm nhìn phía trước được mở rộng hoàn toàn.

Biệt thự Nha Trang có ban công ẩn hiện tùy thích

Khi các khung cửa sổ lớn được mở rộng, không gian trong nhà và ngoài trời như hòa vào một, đồng thời nối tiếp với bầu trời và cảnh vật xung quanh nhờ một hồ bơi vô cực.

Biệt thự Nha Trang có ban công ẩn hiện tùy thích

Cầu thang xoắn ốc dẫn lên tầng hai được đặt ở trung tâm ngôi nhà là tâm điểm của nội thất.

Biệt thự Nha Trang có ban công ẩn hiện tùy thích

Tùy thuộc vào nhu cầu của người ở từng thời điểm, tầng hai có thể thay đổi cấu trúc các phòng ngủ nhờ các bức tường trượt bằng gỗ.

Biệt thự Nha Trang có ban công ẩn hiện tùy thích

Từ một căn phòng rộng chiếm toàn bộ mặt sàn có thể chia thành ba phòng ngủ, mỗi phòng đều có máy lạnh và nhà tắm lộ thiên.

Biệt thự Nha Trang có ban công ẩn hiện tùy thích

Sự linh động của không gian nhằm tối đa hóa tầm nhìn và khả năng tương tác.

Biệt thự Nha Trang có ban công ẩn hiện tùy thích

Đồ nội thất chủ yếu dùng gỗ đánh veneer, mang lại cảm giác ấm cúng và sang trọng, trái ngược với các khối đá thô mộc ở phòng tắm.

Biệt thự Nha Trang có ban công ẩn hiện tùy thích

Phòng ngủ chính được thiết kế thêm một ban công bằng kính có thể thu ra thu vào.

Biệt thự Nha Trang có ban công ẩn hiện tùy thích

Ở vị trí ban công được mở rộng, ngôi nhà như biến mất về phía sau và người ta có thể dễ dàng ngắm cảnh biển trời Nha Trang.

Biệt thự Nha Trang có ban công ẩn hiện tùy thích

Mô hình tầng một biệt thự.

Thái Bình / Ảnh: Hiroyuki Oki

Cảnh sát Mỹ chặn người chạy quá tốc độ lại nhưng không phạt mà còn thắt hộ cà vạt

Bị cảnh sát chặn lại là việc mà không một người lái xe nào muốn gặp phải, bởi vì thông thường là do mình vi phạm luật giao thông nên mới bị chặn. Nhưng trong vụ việc cảnh sát ở Wisconsin (Mỹ) chặn xe của một sinh viên chạy quá tốc độ thì diễn ra một cảnh tượng ấm lòng và được máy quay trên xe cảnh sát ghi lại.

Vào một ngày tháng 11/2016 ở thành phố Menomonie thuộc tiểu bang Wisconsin, có một chiếc xe chạy vượt quá tốc độ, dường như người lái xe đang vội việc gì đó, lúc này cảnh sát Martin Folczyk định chặn chiếc xe lại.

Nhưng khi anh nhìn thấy chiếc xe đang chuẩn bị lái vào một trường đại học, trước tiên anh đi theo vào trong trường rồi mới chặn chiếc xe lại.

chạy quá tốc độ
Sau khi đi theo vào trong khuôn viên trường, cảnh sát Martin mới chặn chiếc xe lại.

Cảnh sát Martin nói với người lái xe: “Nguyên nhân tôi chặn anh lại là vì anh vượt quá tốc độ”. Người lái xe này xem ra là một sinh viên, anh tỏ ra rất lo lắng, vội vàng trả lời: “Đúng… đúng vậy, tôi biết.”

Người lái xe vội vàng nói tiếp: “Tôi không biết thắt cà vạt, nhưng hôm nay phải lên thuyết trình, bạn cùng phòng của tôi biết thắt cà vạt, tôi tưởng cậu ấy ở nhà, nhưng mà cậu ấy đi rồi…”

Chàng sinh viên này vì vội đi tìm bạn trước khi đến buổi thuyết trình nên mới vượt tốc độ trong lúc rối loạn, khi bị cảnh sát chặn lại, anh này cũng vô cùng bối rối.

Theo luật thì giấy phạt sẽ được viết. Thế nhưng sự việc lại không hề xảy ra như thế.

Cảnh sát Martin đột nhiên nói với chàng sinh viên: “Cà vạt của cậu đâu?”. Cậu ta vội vàng lấy cà vạt từ trong cặp sách ra đưa cho viên cảnh sát, và sau đó là một cảnh tượng bất ngờ.

Cảnh sát Martin vừa thắt cà vạt giúp cậu sinh viên vừa nói: “Nhân lúc tôi đang thắt cà vạt, cậu lấy bằng lái xe ra đi.”

chạy quá tốc độ
Cậu sinh viên này vì vội tìm bạn trước khi đến buổi thuyết trình nên mới vượt tốc độ trong lúc rối loạn.

Sau khi thắt xong, cậu sinh viên cũng đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, cảnh sát Martin kiểm tra thì phát hiện cậu này chưa từng phạm lỗi tương tự nên sau khi cảnh cáo, anh đã để cậu đi.

Trước khi đi, viên cảnh sát còn không quên chỉnh lại cà vạt cho cậu sinh viên và nói: “Ừ, trông cũng được đấy, lần sau nhớ lái chậm thôi nhé.”

Tất cả những hình ảnh ấm lòng này đã được máy quay trong xe cảnh sát ghi lại và được nhiều người yêu thích.

Ngọc Trúc / TrithucVN

Công nghệ Trung Quốc phụ thuộc Mỹ như thế nào

Trung Quốc phụ thuộc vào Mỹ trong những công nghệ quan trọng nhất như bán dẫn, hệ điều hành, chip… dù đã tự chủ trong các lĩnh vực liên quan đến tiêu dùng và mạng xã hội.

Bên cạnh chiến tranh thương mại, Mỹ và Trung Quốc còn đang đối đầu trong một cuộc “Chiến tranh lạnh” công nghệ. Vào tháng 5, Mỹ đưa Huawei Technologies vào danh sách đen cấm giao dịch công nghệ.

Lập tức đế chế của hãng sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới chao đảo. Diễn biến đó phơi bày rõ điểm yếu của Trung Quốc. Đó là sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào công nghệ cao từ Mỹ.

Theo Bloomberg, Trung Quốc phụ thuộc vào công nghệ Mỹ nhiều nhất ở ngành bán dẫn, với các sản phẩm như chip máy tính, điện thoại và chip chuyển mạch. Đây đều là những thành phần không thể thiếu trong các thiết bị thông minh, và các hãng Trung Quốc gần như chưa có giải pháp thay thế hợp lý.

Bán dẫn hoàn toàn phụ thuộc

Trong các sản phẩm chip máy tính, Intel hay NVIDIA là những nhà cung cấp chip lớn nhất cho cả máy tính cá nhân và máy chủ, máy trạm. Đây đều là các công ty Mỹ. Sau 2 hãng này, nhà cung cấp lớn thứ 3 vẫn là một công ty Mỹ: AMD.

Cong nghe Trung Quoc phu thuoc My nhu the nao hinh anh 1

Hầu hết nhà máy sản xuất chip của những hãng nói trên đều được đặt ở Đài Loan. Intel có một nhà máy tại Trung Quốc nhưng chỉ sản xuất chip nhớ.

Năm 2019, Huawei công bố chip dành cho máy chủ dựa trên thiết kế của ARM. Tuy là công ty có trụ sở tại Anh, ARM cũng có chi nhánh tại Mỹ.

Công ty ARM cho biết họ cũng phải tuân thủ lệnh cấm của chính phủ Mỹ. Không có công nghệ của ARM, Huawei khó lòng sản xuất chip của riêng mình.

Trong ngành smartphone, Huawei ít phụ thuộc vào các hãng Mỹ. Công ty này có thể tự sản xuất chip xử lý, modem để cung cấp cho 68% sản phẩm của họ. Tuy nhiên các nhà sản xuất khác của Trung Quốc thì vẫn phụ thuộc vào linh kiện từ Mỹ, đặc biệt là Qualcomm.

Chip chuyển mạch cũng là lĩnh vực mà một công ty Mỹ chiếm ưu thế lớn. Broadcom – có trụ sở tại San Jose, California – chiếm tới 80% thị phần chip chuyển mạch Ethernet.

Cong nghe Trung Quoc phu thuoc My nhu the nao hinh anh 2

Chip chuyển mạch có chức năng điều tiết luồng thông tin trong các thiết bị mạng. Dễ hiểu khi Huawei – nhà cung cấp linh kiện mạng hàng đầu thế giới – cũng là khách hàng lớn của Broadcom.

Kể cả khi Huawei sử dụng chip chuyển mạch tự phát triển, họ vẫn cần công nghệ từ Mỹ, cụ thể là phần mềm thiết kế. Synopsys và Cadence Design Systems, 2 công ty hàng đầu cung cấp phần mềm thiết kế đều là công ty Mỹ, và đã dừng hợp tác với Huawei.

Chưa thay thế được hệ điều hành từ Mỹ

Windows của Microsoft vẫn là hệ điều hành máy vi tính phổ biến nhất thế giới, và hầu hết máy tính bán ra tại Trung Quốc sử dụng Windows. Hệ điều hành của Microsoft còn được sử dụng trên các máy tính ở các cơ quan thuộc chính phủ Trung Quốc.

Ngoài Windows, bộ phần mềm Office của Microsoft cũng rất phổ biến tại đất nước này.

Cong nghe Trung Quoc phu thuoc My nhu the nao hinh anh 3

Đến giờ Microsoft vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức liệu có tiếp tục hợp tác với Huawei và các công ty khác của Trung Quốc không. Lenovo – nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới – cũng là khách hàng lớn nhất của Microsoft.

Tương tự Windows trên máy tính, Android là hệ điều hành phổ biến nhất trên smartphone tại Trung Quốc. Những hãng sản xuất smartphone lớn nhất nước này, bao gồm cả Huawei, đều sử dụng nền tảng Android.

Tuy nhiên phiên bản Android tại thị trường Trung Quốc cũng có nhiều khác biệt khi không bao gồm những dịch vụ cơ bản của Google.

Cong nghe Trung Quoc phu thuoc My nhu the nao hinh anh 4

Đối với người dùng tại thị trường khác, các dịch vụ Google rất quan trọng. Khi Google quyết định dừng giấy phép sử dụng Android của Huawei, nhiều thông tin cho thấy hãng này đã đẩy nhanh quá trình phát triển hệ điều hành của riêng mình có tên HongMeng OS.

Huawei có thể thuyết phục cả các hãng khác sử dụng hệ điều hành của mình, nhưng chưa có gì đảm bảo HongMeng OS có thể thay thế Android một cách thuyết phục.

Shopping, mạng xã hội nội địa chiếm ưu thế

Trong lĩnh vực đời sống, các công nghệ và nền tảng của Trung Quốc đã đánh bật các đối thủ ngoại. Amazon có thể là gã khổng lồ với giá trị công ty nằm top thế giới, nhưng tại Trung Quốc công ty này sẽ đóng cửa nền tảng chợ trực tuyến, sản phẩm rất quan trọng của họ, vào tháng 7 tới.

Tại Trung Quốc, Alibaba và JD.com thống trị thị trường với hơn 70% thị phần. Amazon chưa bao giờ vượt quá 1% thị phần mua sắm trực tuyến, theo thống kê của iReseach.

Cong nghe Trung Quoc phu thuoc My nhu the nao hinh anh 5

Mạng xã hội cũng là lĩnh vực mà các công ty nước ngoài không có cửa đấu với sản phẩm nội địa. Facebook và Twitter bị chặn, gần như không hoạt động tại Trung Quốc. Người dùng nước này chủ yếu sử dụng WeChat, siêu ứng dụng với rất nhiều tính năng như nhắn tin, thanh toán, đặt chỗ của Tencent.

QQ – dịch vụ nhắn tin khác của Tencent – cũng được nhiều người trẻ ưa thích với 823 triệu người dùng hàng tháng. Weibo – mạng xã hội có cách hoạt động hơi giống Twitter – cũng có tới 203 triệu người dùng hàng ngày, nhiều hơn hẳn so với Twitter.

Cong nghe Trung Quoc phu thuoc My nhu the nao hinh anh 6
Tại Trung Quốc, gần như không có cửa cho công cụ tìm kiếm nước ngoài.

Trong lĩnh vực tìm kiếm, Baidu là cái tên nổi bật nhất tại Trung Quốc. Theo sau Baidu là Qihoo 360 và Sogou. Bing là cái tên nước ngoài duy nhất trong top 6 công cụ tìm kiếm, nhưng lượng người dùng ít hơn nhiều so với Baidu.

Điện toán đám mây cũng là lĩnh vực mà Trung Quốc khá tự chủ. Amazon, Microsoft và Google là những nhà cung cấp máy chủ và dịch vụ đám mây lớn nhất thế giới nhưng tại Trung Quốc họ còn không lọt vào top 6. Alibaba và Tencent là công ty đi đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây tại nước này.

Không dừng lại ở Trung Quốc, các hãng này có tham vọng mở rộng hoạt động sang nhiều nước khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo số liệu của Synergy Research Group, các công ty Trung Quốc hiện đã chiếm 40% thị phần điện toán đám mây trong khu vực.

Nhật Minh ? Zing

Không khạc nhổ, ho khan, người Việt còn phải ăn uống như thế nào?

Bài viết “Phép lịch sự khi ăn uống” đã mô tả “những nét đẹp kỳ lạ” trong bữa ăn của gia đình người An Nam.

Tuyển chọn phần lớn các bài trên tuần báo Indochine (tờ báo tiếng Pháp có nhiều cộng tác viên là thành phần trí thức ưu tú của Pháp và Việt Nam trong những năm 40 thế kỷ trước), sách Tỉnh thành xưa ở Việt Nam mô tả khá đầy đủ diện mạo xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc.

Bên cạnh các bài viết về địa chí, nhân vật, ngôn ngữ, dân tộc học… sách tập hợp nhiều bài viết về văn hóa, tập quán, lối sống, trong đó có phong tục ăn uống của người An Nam xưa.

Bài viết Phép lịch sự khi ăn uống của tác giả D. đã mô tả “những nét đẹp kỳ lạ” trong bữa ăn của gia đình người An Nam và những tục lệ trong sinh hoạt ăn uống ở cộng đồng.

Khong khac nho, ho khan, nguoi Viet con phai an uong nhu the nao? hinh anh 1
Một bữa cơm của gia đình người Việt xưa. Ảnh tư liệu.

Phép lịch sự khi ăn uống trong gia đình An Nam

Trong một bữa ăn, phần lớn người An Nam ăn ở gian chính ngôi nhà, nơi dùng để tiếp khách, trừ những gia đình hiện đại có phòng ăn riêng. Cả gia đình sẽ ngồi khoanh chân quây tròn bên một chiếc chiếu. Những gia đình nghèo quá, không đủ tiền mua chiếu đành ngồi đất.

Bà chủ sẽ đặt một chiếc mâm đồng, hoặc mâm gỗ ở giữa những người ăn, trên mâm bày hết thức ăn ra trong một lần. Thông thường, người cha thường uống một vài chén rượu trước khi ăn.

Trong bữa ăn gia đình người An Nam, người mẹ hầu như luôn luôn ngồi cạnh nồi, hay niêu cơm để xới thứ ngũ cốc quý giá này vào bát của mọi người.

Người con trai trưởng chọn đũa thật cẩn thận đặt trước mặt mỗi người một đôi đũa gồm hai chiếc như nhau. “Vợ dại không bằng đũa ngắn”, những đôi đũa vênh sẽ gây khó chịu và gây khó khăn cho việc gắp thức ăn.

Khi sự những chuẩn bị đó kết thúc, bao giờ cha mẹ cũng là người ra hiệu cho cả nhà ăn. Lần lượt hết con trai tới con gái, đứa lớn tuổi xuống đứa nhỏ tuổi, vừa bưng bát đũa lên vừa nói: “Mời thầy, mời bu xơi cơm”.

Trong bữa ăn, người chồng, chủ gia đình nhẩn nha uống rượu. Ông ta vừa uống vừa nói chuyện hoặc ngâm nga mấy câu thơ trước khi uống tiếp, cho tới khi say. Ngược lại khi ăn cơm, ông ta ăn nhanh như những đàn ông khác, khác hẳn các bà, các cô tỏ ra lịch sự không ăn nhanh vội vã, đúng như câu “nam thực như hổ, nữ thực như miu”.

Những người ngồi ăn đến đâu cũng phải giữ không làm bát đũa gây ra tiếng động và phải giữ thái độ cực kỳ chỉnh tề. Không được khạc nhổ, ho hoặc nói to.

Không được vứt xương hay bỏ đồ ra đất mà phải kín đáo để vào chiếc đĩa riêng. Trẻ em chọn những miếng ngon mời cha mẹ, hoặc anh chị bề trên và vui lòng với những phần kém hơn.

Tuyệt đối không quấy rầy những người đang ăn, thậm chí người cha cũng không được làu nhàu với con cái trong bữa ăn. Về mặt này, phép lịch sự khắt khe đến mức có câu nói “trời đánh tránh miếng ăn”.

Cuối bữa ăn, mọi người cố ngừng ăn gần như một lúc để dọn dẹp mâm cơm không phải chờ. Ngoài ra, phép lịch sự buộc người ăn không bao giờ được ăn sạch mâm, để tránh tỏ ra khoái miệng và để lại một chút thức ăn cho người hầu, người nấu bếp.

Theo phong tục thịnh hành, người ta sẽ tránh tới thăm một gia đình vào bữa cơm. Nếu không thể đừng được, khách tới ra mặt thì sẽ được nghe cả nhà nói to: “Chào ông, tôi xin vô phép cơm ông”.

Khách sẽ trả lời với vẻ tự nhiên nhất: “Không dám, mời ông cứ ăn, tôi xin phép về để chốc tôi sang”. Sau đó, khách ra về và không cần giữ lời hứa có thể tới vào ngày khác.

Khong khac nho, ho khan, nguoi Viet con phai an uong nhu the nao? hinh anh 2
Ăn cỗ vào dịp lễ tết xưa. Ảnh tư liệu.

Tục lệ ăn uống trong sinh hoạt cộng đồng

Tác giả D. cũng cho biết, trong các sinh hoạt cộng đồng, như ăn cỗ ở làng, cỗ cưới, cỗ đám ma… còn đòi hỏi sự trọng vọng, tinh tế hơn và chặt chẽ hơn.

Cỗ đình làng, cỗ quan trọng nhất hàng năm do làng tổ chức nhân các dịp ngày sinh hay ngày chết của thành hoàng làng. Trước hôm diễn ra, người mõ đi vào khắp xóm ngõ vừa gõ mõ, vừa cất cao giọng mời những người đóng góp ra dự bữa cơm dân dã ở đình làng. Chi phí tổ chức được ngân sách làng tài trợ.

Cuộc cỗ ở đình làng bao giờ cũng bắt đầu bằng các nghi thức cúng tế. Sau khi lễ, món chủ lực của bữa cỗ thường là một con lợn luộc được chia theo ngôi thứ. Đầu lợn thì chia cho tiên chỉ, cổ được chia cho các kỳ hào hạng nhất, đùi cho các kỳ hào hạng hai và ba, phần còn lại là cho cỗ chung.

Khi vào ăn cỗ mỗi người ngồi vào chỗ theo ngôi thứ của mình ở hai bên bàn thờ thần. Chủ tọa buổi lễ ngồi riêng trên một chiếc chiếu hoa ở chỗ cao, tiếp đến là kỳ hào ngồi trên các tấm phản cao hay thấp tùy theo phẩm hàm hay tuổi tác. Những người dân bình thường ngồi theo những chiếc chiếu ngoài sân.

Người dân quê coi việc có một ngôi thứ ở đình để dự cỗ là một vinh dự to lớn vì “một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp”.

Đối với cỗ cưới, thiếp mời viết trên giấy đỏ phải được chủ gia đình gửi trước đó nhiều ngày.

Vào ngày ấn định khách tới hơi sớm chút, tụ hội nhau trong phòng khách để uống trà hoặc nhai trầu. Sau đó chủ nhà mời mọi người vào mâm cỗ từng nhóm năm sáu người một. Mâm cỗ danh dự được đặt trước bàn thờ tổ tiên dành cho các vị khách quan trọng. Chủ nhà chạy đi chạy lại để tiếp khách, ra lệnh bưng món ăn lên, ra hiệu lấy đũa rót chén rượu đầu tiên cho từng người, xem có thiếu gì không. Sau đó dẫn đôi vợ chồng mới cưới tới từng bàn chào khách.

Các nhà giàu có mời con hát tới đám cưới vừa hát vừa rót rượu. Một người khách có tuổi hay có vai vế có vinh dự vừa uống rượu vừa gõ vào một cái trống để tán thưởng những câu hát.

Cỗ đám ma nói chung không long trọng và không phức tạp. Khi từ nghĩa trang về, họ hàng, bạn bè và hàng xóm của người chết được mời dự một bữa cỗ gồm chủ yếu là rau và rất nhiều rượu. Người con trưởng dẫn các em tới từng mâm để mời rượu.

Minh Châu / Zing

Quan chức Việt sống xa hoa bằng tiền của ai?

Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Hà Nội vào ngày cuối cùng của Đại hội Đảng lần thứ 12, ngày 28 tháng 1 năm 2016.

Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Hà Nội vào ngày cuối cùng của Đại hội Đảng lần thứ 12, ngày 28 tháng 1 năm 2016.

Chuyện các quan chức Việt Nam đương chức hay đã về hưu có cuộc  sống xa hoa, giàu có; trong khi đa phần người dân còn nghèo khổ và nợ công cao ngất ngưởng là vấn đề mà công luận quan tâm lâu nay.

Từ trang phục đến tư dinh

Dư luận xã hội mấy hôm nay nóng lên với thông tin Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có đến gần 300 bộ áo dài do nhà thiết kế Võ Việt Chung may riêng cho bà. Võ Việt Chung là một nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam, bắt đầu thiết kế áo dài cho bà Ngân từ năm 2016, khi bà trở thành Chủ tịch Quốc hội.

RFA gửi tin nhắn qua facebook của Nhà thiết kế Võ Việt Chung để xác nhận con số 300 áo dài nhưng không nhận được phản hồi.

Một nhà thiết kế khác là Đỗ Trịnh Hoài Nam, người thiết kế trang phục cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân từ năm 2006 đến năm 2016 chia sẻ với Soha.vn hôm 26/1/2017 rằng, anh thật sự là không thể đếm hết bao nhiêu áo dài và những bộ vest anh thiết kế cho bà Ngân trong suốt 10 năm.

Doanh nhân Lê Hoài Anh, người sở hữu khoảng 200 bộ áo dài chia sẻ trên facebook cá nhân của bà rằng áo dài của những nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam có giá từ giá từ 40 triệu đồng tới hơn 100 triệu đồng một bộ.

Với mức lương công khai của Chủ tịch Quốc hội từ ngày 1/7/2018 là 17.375.000 đồng/tháng thì tiền đâu mà bà Ngân may hàng trăm bộ áo dài trong một năm như thế, ông Đường Văn Thái, người từng có 10 năm làm việc tại cơ quan công quyền và cũng là một nhà báo, cho RFA biết:

“Trước đây tôi từng làm việc ở Ủy ban Kiểm tra Trung ương nên tôi biết tất cả những trang phục của những chính khách cấp cao, từ cỡ bộ trưởng trở lên đều từ ngân sách nhà nước chứ không phải tiền của cá nhân chính khách đó. Ngân sách thì có hạn nên các chính khách như bà Ngân sẽ có cách khác: Thư ký của bà sẽ gọi cho nhà thiết kế bảo cứ may đi, rồi cũng chính những thư ký này sẽ gọi cho một vài doanh nghiệp nào đấy yêu cầu tài trợ tiền trang phục cho sếp Ngân. Doanh nghiệp lại phải đứng ra để thanh toán.”

Chuyện áo dài của bà Ngân khiến người dân nhớ lại vào đúng mùng một Tết năm 2015, tấm ảnh được báo Tiền Phong đăng nơi trang nhất cho thấy nội thất tư gia của nguyên TBT Nông Đức Mạnh có cách bài trí xa hoa với chiếc ghế ông ngồi không khác gì chiếc ngai vàng thời phong kiến.

Chỉ trước đó vài tuần, tại lễ kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng công tác xây dựng Đảng vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân…

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Minh Triết nhận xét về cách bài trí nhà như cung đình của ông Nông Đức Mạnh:

Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-1946 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sangdân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ.

Hình ảnh quan lại vua chúa nó ngập trong máu của họ bởi vì họ không có cái gì để thay thế hết cả. Đấy là cái cay đắng của văn hóa Việt Nam của xã hội Việt Nam.

Tiền ở đâu ra?

Chuyện quan chức ở nhà biệt thự to, đi xe sang, đeo đồng hồ đắt tiền, cho con cái đi học nước ngoài, mua nhà ở Mỹ…đặt người dân trước những nghi vấn về nguồn gốc tài sản mà quan chức đó có được.

Một trong các vụ thể hiện sự xa hoa, giàu có của quan chức nhà nước là biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, bị báo chí phanh phui vào năm 2017.

Ông Đường Văn Thái cho rằng chuyện các quan chức sống xa hoa, giàu có không phải bây giờ mới có, mà là bây giờ người dân mới biết rõ:

Năm 2010 trở về trước thì hệ thống thông tin qua mạng internet ở Việt Nam chưa được phổ biến, cho nên việc tiếp cận thông tin đa chiều của người dân Việt Nam chủ yếu là người dân chỉ được nghe thông tin một chiều. Họ mị dân rất tốt nên người dân không phát hiện được ra cuộc sống xa hoa của quan chức cũng như sự tham ô, tham nhũng rất hạn chế.

Sau năm 2011 thì truyền thông đa chiều phát triển mạnh và người dân tiếp cận góc nhìn đa chiều, và đa số người không còn niềm tin vào truyền thông một chiều, báo lề đảng nữa. Truyền thông nhà nước không còn bưng bít thông tin được nữa.”

Một người dân với tiệm sửa xe ven đường tại Hà Nội hôm 30 tháng 5 năm 2019.
Một người dân với tiệm sửa xe ven đường tại Hà Nội hôm 30 tháng 5 năm 2019. AFP

Ông nói thêm rằng các quan chức kiếm tiền quá dễ. Ông nêu ví dụ: Khi một dự án được ký thì bên tư vấn họ sẵn sàng đẩy giá lên và người có quyền quyết định phê duyệt dự án sẽ được hưởng phần trăm của dự án. Đó là tham nhũng bằng tiền mặt. Bây giờ các dự án bất động sản phát triển ồ ạt thì họ không tham nhũng bằng tiền mặt nữa mà họ tham những bằng những mét vuông đất. Rồi các nhóm lợi ích lại vẽ ra một viễn cảnh cho dự án đó (ví dụ như khu đô thị mới Thủ Thiêm hoặc sân bay Long Thành…) để những người đầu cơ về bất động sản nhào vào mua. Đây lại là tham nhũng về chính sách.

Chuyện quan chức và gia đình sống xa hoa, phô trương xảy ra ngày càng nhiều đến mức tại hội nghị toàn quốc học tập, quá triệt Nghị quyết Trung ương 8 diễn ra ở Hà Nội vào sáng ngày 23/11/2018, trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính phải lên tiếng yêu cầu các đảng viên cao cấp “phải có trách nhiệm nêu gương, kiểm soát không để vợ/chồng, con sống xa hoa, phô trương lãng phí, vi phạm pháp luật”.

Cuối tháng 5/2019, ông Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành chỉ thị của Bộ Chính trị về việc chuẩn bị cho đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biển toàn quốc lần thứ XIII, trong đó ông Trọng chỉ ra những nhiệm vụ và yêu cầu không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người có tham vọng quyền lực, chạy chức chạy quyền, làm việc kém hiệu quả… và đặc biệt là bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu đạo đức, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính.

Báo chí trong nước trích lời ông Lê Thanh Vân, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – ngân sách của Quốc hội rằng:

“Có những quan chức xây biệt phủ lộng lẫy, chi xài xa hoa, con cái đi học nước ngoài, vợ thì không có việc làm hoặc cũng chỉ là công chức trong bộ máy. Những trường hợp như vậy thì dân không bức xúc, không hoài nghi mới là lạ.”

Ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia chính sách công cũng lên tiếng với báo chí trong nước:

“Trong một xã hội bình thường và một hệ thống nhà nước minh bạch, khi đất nước phát triển, nền kinh tế đi lên, chuyện quan chức có đời sống khá giả, có nhà cửa, xe cộ là điều đáng mừng. Nhưng ở Việt Nam, khi nguồn gốc tài sản của quan chức không được công khai, chuyện quan chức ở nhà to, đi xe sang trở thành sự phản cảm. Nói cách khác, thu nhập chính thức từ hoạt động công vụ không thể giúp quan chức có đủ tiền để xây nhà to, mua xe đẹp được.”

Năm 2016, “Hồ sơ Panama” với lượng tài liệu mật khổng lồ tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực giấu tài sản của họ. Dữ liệu do Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố hôm 10/5/2016 có 189 tên cá nhân, tổ chức và 19 công ty vỏ bọc có liên quan đến Việt Nam.

Còn theo thống kê của Hiệp hội Địa ốc Quốc gia Mỹ (NAR) thì từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017, người nước ngoài đã chi 153 tỷ USD để mua 284.455 bất động sản tại Mỹ. Trong đó, số tiền người Việt đứng thứ 6 trong Top 10 nước có công dân mua nhà ở Mỹ với số tiền trên 3 tỷ USD, tương đương hơn 68.000 tỷ đồng.

Người cộng sản khi kêu gọi người dân cùng họ vùng lên đánh đổ chế độ Phong Kiến và Người Pháp đô hộ đã sử dụng khẩu hiệu ‘cơm no, áo ấm’ cho giai cấp bần cùng trong xã hội.

Đến nay tại Việt Nam vẫn còn có nhiều thành phần như nông dân, người dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa, và thậm chí những công nhân ở đô thị vẫn phải sống trong thiếu thốn, chạy ăn từng bữa.

Những cảnh đời khốn khổ vẫn xuất hiện trên truyền thông; trong khi đó những vị lãnh đạo khai có gốc gác là thành phần nông dân, công nhân bị áp bức, bóc lột bởi Phong Kiến, Thực Dân, Tư Bản nay sống không khác gì những thành phần mà chính họ lên án.

Những người quan tâm trước thực trạng vừa nêu nhắc lại câu nói của Karl Marx, ông tổ cộng sản, rằng ‘Chỉ có loài thú mới quay lưng với nỗi khổ đau của đồng loại để làm đẹp bộ da (lông) của mình!’

RFA

Mối quan hệ cộng sinh “Chimerica” kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ và Trung Quốc đã đi đến hồi kết?

Mối quan hệ cộng sinh "Chimerica" kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ và Trung Quốc đã đi đến hồi kết?

Giờ đây, khi Mỹ và Trung Quốc đang chạy đua để cùng giành lấy một “giải thưởng”, thì logic của cuộc đấu một mất một còn đã được đặt ra: mô hình “Chimerica” không còn nữa.

Cuộc cạnh tranh đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đang mở ra một thế giới lưỡng cực. Hai cường quốc chủ yếu định hình xu hướng hợp tác trong vài thập kỷ qua, nhưng tương lai gần sẽ được đánh dấu bằng một cuộc chiến một mất một còn. Hiện tại, xu thế toàn cầu hoá và mối quan hệ sâu sắc giữa các quốc gia đang dần nhường chỗ cho điều gọi là “sự tách rời”. Các quốc gia và khu vực đang bị chia rẽ thành những nhóm kinh tế, chính trị nhỏ hơn dưới danh nghĩa “giành lại sự kiểm soát”.

Tất cả những xu hướng này được thể hiện trong cuộc chiến chống lại “gã khổng lồ” Huawei đến từ Trung Quốc – một công ty đa quốc gia nhập khẩu linh kiện từ Mỹ, châu Âu, Brazil và những nơi khác, bán sản phẩm của mình ở 170 quốc gia và đang dẫn đầu về công nghệ 5G tại nhiều nơi trên thế giới.

Cho đến gần đây, các doanh nghiệp phương Tây đã đón nhận dòng sản phẩm giá rẻ, chất lượng cao của Huawei. Sự hiện diện của Huawei khiến cho các công ty công nghệ của Mỹ và châu Âu không ngừng nỗ lực. Thế nhưng, giờ đây, chính quyền ông Trump đã cấm những công ty Mỹ bán những linh kiện quan trọng cho Huawei và thuyết phục các đồng minh đưa ra động thái tương tự.

Đây dường như là một hành động gây ra sự đảo ngược cho quá trình toàn cầu hoá trên quy mô toàn diện. Nếu Huawei và những “ông lớn” khác ở Trung Quốc sống sót sau cuộc chiến này, thì họ phải chấm dứt sự phụ thuộc vào nước Mỹ.

Hơn nữa, những cảnh báo của chính quyền ông Trump về hoạt động gián điệp của Trung Quốc đã khiến nhiều trường đại học Mỹ xoá bỏ mối liên hệ với các công ty, cũng như tổ chức giáo dục Trung Quốc. Những start-up Mỹ đang từ chối, hay thậm chí là không chấp nhận, các khoản đầu tư từ Trung Quốc. Không có gì đáng ngạc nhiên, Huawei cho biết doanh số bán smartphone ở nước ngoài đã giảm tới 40%. Hiện tại, họ dự đoán doanh thu sẽ mất 30 tỷ USD trong năm tới.

Mối quan hệ cộng sinh Chimerica kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ và Trung Quốc đã đi đến hồi kết? - Ảnh 1.

Đằng sau cuộc xung đột Mỹ – Trung là hai kẻ mạnh với đầy tham vọng, họ cạnh tranh để giành lấy sự ưu tiên: Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình. Mỗi người họ đều theo đuổi một chương trình nghị sự nhằm “hồi sinh” quốc gia và thay đổi vị thế của mình trên thế giới.

Ông Trump cho rằng Mỹ đang đối mặt với tình trạng suy thoái tương đối, bởi họ hưởng lợi ít hơn những quốc gia khác trong trật tự toàn cầu hiện tại. Tin chắc rằng Trung Quốc sẽ ngày càng lớn mạnh, theo đó nước Mỹ sẽ yếu ớt hơn, ông Trump đã phát động chiến dịch “huỷ diệt sự sáng tạo”, gây nhũng nhiễu cho các thể chế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và huỷ bỏ các thoả thuận thương mại như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ý tưởng của ông là buộc các quốc gia phải đàm phán song phương với Mỹ, trong khi Mỹ vẫn có thể đưa ra các điều khoản.

Về phần mình, ông Tập đã tái sử dụng triệt để hệ thống chính trị Trung Quốc và đặt dấu ấn cá nhân lên những chính sách kinh tế và đối ngoại. Thông qua chính sách Made in China 2025, ông hy vọng sẽ đưa Trung Quốc từ nền kinh tế sản xuất công nghệ thấp lên vị trí dẫn đầu toàn cầu về những công nghệ tiên tiến như AI. Kế hoạch của ông dường như liên quan đến quá trình học hỏi công nghệ từ phương Tây, sau đó đẩy các công ty phương Tây ra khỏi thị trường Trung Quốc.

Bên ngoài Trung Quốc, ông Tập hy vọng sẽ sử dụng 1 nghìn tỷ USD để đầu tư cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia – Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), để nâng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trải dài khắp châu Á, châu Âu, châu Phi và Vành đai Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, trong khi ông Trump và ông Tập phá vỡ hiện trạng trong nước, các chương trình nghị sự chiến lược của họ chỉ đơn thuần là thúc đẩy những gì đã được phát triển từ trước. Về mặt kinh tế, cán cân quyền lực toàn cầu từ lâu đã dần chuyển từ Washington sang Bắc Kinh, khiến cho sự cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Điều làm thay đổi mối quan hệ Mỹ – Trung không còn là sự sắp xếp bổ sung giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Giờ đây, khi Mỹ và Trung Quốc đang chạy đua cho cùng một “giải thưởng”, thì logic của cuộc đấu một mất một còn đã được đặt ra: mô hình “Chimerica” không còn nữa.

Mối quan hệ cộng sinh Chimerica kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ và Trung Quốc đã đi đến hồi kết? - Ảnh 2.

Sự thay đổi này đã trở thành một cú sốc đối với châu Âu – khu vực giờ đây phải lo lắng về việc trở thành “kẻ cản đường” trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Một cuộc khảo sát gần đây của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu cho thấy hầu hết người châu Âu – bao gồm 74% người Đức, 70% người Thuỵ Điển và 64% người Pháp, muốn giữ quan điểm trung lập.

Kết quả này chắc chắn sẽ thích hợp với Trung Quốc. Trở lại năm 2003, khi Mỹ gây chiến ở Iraq, Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm con đường ngoại giao vào châu Âu. Yan Xuetong, một học giả Trung Quốc có tầm ảnh hưởng, nói về nguyên nhân: “Khi chúng tôi căng thẳng với Mỹ, chúng tôi hy vọng ít nhất là châu Âu sẽ giữ vị thế trung lập.” Bởi vậy, không có gì nghi ngờ khi ông Tập và Thủ tướng Lý Khắc Cường kêu gọi chủ nghĩa đa phương khi tham gia Hội nghị An ninh Munich và Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos. Rõ ràng rằng, hy vọng của Trung Quốc là chia rẽ châu Âu và chính quyền “nước Mỹ trước tiên” của ông Trump.

Dẫu vậy, vị thế trung lập không hẳn là một lựa chọn cho châu Âu. Khi Mỹ và Trung Quốc ở tình trạng chia rẽ, cả hai bên đều yêu cầu châu Âu cho biết họ nghiêng về phe nào. Hơn nữa, châu Âu đã bắt đầu chú ý tới mối đe doạ đối với các công ty của họ do mô hình kinh tế tư bản nhà nước và thị trường đóng của Trung Quốc. Một báo cáo gần đây được Uỷ ban châu Âu công bố đã gọi Trung Quốc là “đối thủ hệ thống” và đề xuất cơ chế mới nhằm sàng lọc đầu tư của quốc gia này.

Vấn đề là trong khi quan hệ của châu Âu với Trung Quốc đang dần nguội lạnh, thì với Mỹ cũng vậy. Châu Âu muốn sống trong một thế giới đa phương – nơi các quyết định đều được đưa ra theo quy tắc và các liên minh truyền thống đều được theo dõi sát sao. Còn ông Trump và ông Tập lại mong muốn một cái gì đó hoàn toàn khác.

Hương Giang / Theo Trí thức trẻ/PS