Gia chủ Sài Gòn có thể tiếp khách trên mái nhà

Mái nhà cách điệu cao vút như mái đình, gợi nhớ quê hương Bắc Bộ của gia chủ, cũng là nơi thể hiện đức tin tôn giáo.

Gia chủ Sài Gòn có thể tiếp khách trên mái nhà

Ngôi nhà 4 tầng nằm trên miếng đất 43 m2, tại quận Tân Bình, TPHCM là nơi sinh sống của một gia đình nhỏ với hai thành viên. Xây lại nhà vào năm 2017, chủ nhà mong muốn nơi ở hiện đại, tiện nghi nhưng vẫn có được những nét truyền thống.

Gia chủ Sài Gòn có thể tiếp khách trên mái nhà

Lấy cảm hứng từ nhà truyền thống với hàng hiên, không gian đệm, các kiến trúc sư Phạm Thái Ninh, Nguyễn Duy (Time Archtitects) đã tạo cho ngôi nhà một lớp vỏ bọc bên ngoài bằng khung thép cách điệu theo cửa lá sách.

Gia chủ Sài Gòn có thể tiếp khách trên mái nhà

Những lá thép nhỏ được xếp nghiêng 30 độ, có thể lật và xoay giúp ngôi nhà thông gió tự nhiên, điều tiết bầu không khí bên trong và ngoài, nhờ thế nhà nhỏ nhưng không bị cảm giác hầm nóng.

Gia chủ Sài Gòn có thể tiếp khách trên mái nhà

Trên đỉnh nhà có tháp gió, hút gió từ dưới lên trên, đồng thời để gió trượt qua lớp mái cong, giúp bầu không khí trong nhà luôn được lưu thông.

Gia chủ Sài Gòn có thể tiếp khách trên mái nhà

Để làm tháp gió, có nghĩa mái nhà phải vút lên cao. Mái nhà này vừa gợi liên tưởng đến mái đình trong ký ức của chủ nhà về quê hương Bắc bộ, vừa như biểu hiện đức tin của chủ nhà vốn là những người Thiên chúa giáo mộ đạo.

Gia chủ Sài Gòn có thể tiếp khách trên mái nhà

Ngoài ra, mái dốc còn có giá trị thu nước khi trời mưa hay biến thành nơi ngồi chơi thú vị cho gia chủ những khi trời đẹp.

Gia chủ Sài Gòn có thể tiếp khách trên mái nhà

Để thông gió tối đa, trong nhà có một khoảng thông tầng lớn. Đây cũng là một giải pháp dự trù cho những biến động trong tương lai: khi gia đình có thêm thành viên, cần thêm các nhu cầu vật chất, có thể lắp thêm sàn gỗ để tăng diện tích sinh hoạt.

Gia chủ Sài Gòn có thể tiếp khách trên mái nhà

Sàn gỗ rỗng với những thanh gỗ xếp như một hệ lam, cầu thang bậc rỗng, lan can làm bằng thép mảnh, tất cả đều góp phần giúp thông gió tự nhiên và tăng cường giao tiếp giữa các thành viên gia đình.

Gia chủ Sài Gòn có thể tiếp khách trên mái nhà

Một phần gỗ lát sàn được tận dụng lại từ ngôi nhà cũ. Ngói của nhà cũ cũng được tái sử dụng để trang trí, ốp tường.

Gia chủ Sài Gòn có thể tiếp khách trên mái nhà

Nhờ tận dụng tối đa các vật liệu cũ, công trình có chi phí xây dựng và mua sắm nội thất khoảng 1,2 tỷ cho tổng diện tích sàn khoảng 150 m2.

Gia chủ Sài Gòn có thể tiếp khách trên mái nhà

Gỗ, ngói kết hợp với trần bê tông họa tiết tre, tạo nên không gian sống gần gũi.

Gia chủ Sài Gòn có thể tiếp khách trên mái nhà

Sau gần 2 năm sử dụng, gia chủ cảm thấy hài lòng với ngôi nhà vì thoáng, mát.

Gia chủ Sài Gòn có thể tiếp khách trên mái nhà

Nhờ những giải pháp thông thoáng, công trình đã đạt giải kiến trúc xanh năm 2018, giải ngôi nhà mơ ước năm 2019 và được tạp chí chuyên về thiết kế và nội thất MARU (Hàn Quốc) giới thiệu trên trang nhất.

Bài: Thái Bình / Ảnh: Quang Trần và Chimnon Studio

VNExpress

Người Việt ít học, ham chơi, nền giáo dục viển vông

Từ đầu thế kỷ XX, nền giáo dục và việc học của người Việt đã để lộ nhiều khuyết điểm. Tới nay, những mặt trái ấy dần được khắc phục, song những di chứng vẫn chưa được quét sạch.

Cuốn Người xưa cảnh tỉnh (Vương Trí Nhàn sưu tầm và biên soạn, Trần Văn Chánh tổng thuật và luận giải) trình bày một cách hệ thống thói hư tật xấu của người Việt trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỷ XX. Được sự đồng ý của NXB Tổng hợp TP.HCM, Zing.vn trích đăng một phần nội dung sách.

Không học và ham chơi

Trong bài viết Hai chữ lao động (báo Tiếng Dân, 1930), Huỳnh Thúc Kháng viết: Người mình thiếu cái tư cách lao động ngày nay. Viễn nhân có nhiều mà nhất là không học. Đây nói học không phải thường cầm viết, ôm sách đi tới trường như học trò.

Không học nghĩa là không biết tập cách siêng năng kiệm ước và lo trau dồi cái nghề của mình cho tinh xảo, sửa sang tính nết của mình cho có tư cách công nhân. Không học thì nghề đã không tinh mà tư cách cũng kém, điều hư tật xấu không chừa, lời phải điều hay không biết bắt chước.

Còn cái cận nhân to nhất là ham chơi. Nhân phong trào lao động thế giới hết bị khinh rẻ như ngày xưa, nhiều người vào sở này, tới xưởng kia, tự xưng là làm thực nghiệp, kỳ thực không chăm nghề gì không được việc gì, rày đây mai đó lỡ dở thành người thất nghiệp.

Lại có kẻ du thủ du thực phóng đãng quen nết, nay gặp sở nào thuê mướn làm công, làm mấy cũng không đủ tiêu, lại xoay bày cách chơi bời cờ bạc mà quơ quét của bọn làm công, làm sâu mọt trong đám lao động.

Nguoi Viet it hoc, ham choi, nen giao duc vien vong hinh anh 1
Sách Người xưa cảnh tỉnh.

Theo Nguyễn Trọng Thuật viết trong Điều đình cái án quốc học (1931), bệnh căn của cõi học ta xưa, một là vì xã hội cẩu thả mà toàn mô phỏng, một nữa là vì kẻ học giả ham cái cận lợi khoa cử.

Trước khi vì học thuật nước nhà mà hy vọng ta phải hết sức từ bỏ căn bệnh cẩu thả đi, trừ bỏ cái tính tự tiện tự khí đi. Không thì về xã hội lại cứ lười biếng a dua không suy xét lựa chọn không có cái tinh thần tự giác tự tín; về kẻ học giả lại cứ tham cái cận lợi nhai văn nuốt chữ, lấy học đường của nước văn minh làm con đường tắt hiển vinh.

Bộ “lều chiếu chõng lọ” đã phá đập ở trường thi rồi, con ma nghiện cử nghiệp lại bò vào nơi “mễ đỏ bảng đen” ám ảnh. Thì học đến bao giờ cũng chung vô sở đắc ; mà dù có sở đắc được tí gì cũng chẳng để ý đến.

Nội dung học tập viển vông phù phiếm

Đó là quan điểm của Phan Kế Bính nêu ra trong cuốn Việt Nam phong tục (1915). Ông cho rằng cách học của ta trái phép sư phạm. Tự lúc nhỏ cho đến lúc lớn chẳng qua chỉ học trong hai khoa là luân lý với văn chương. Mà luân lý thì lại theo nghĩa hẹp hòi, bó mình vào trong lễ phép, làm cho người ta không thể theo được.

Văn chương thì cũng phù phiếm, người nước Nam mà bàn việc Nguyên Minh Đường Tống, ngồi xó nhà mà tả những cảnh Hoàng Hà Thái Sơn, thực là Ngồi Cầu Đơ mà nói chuyện quán Mọc (Cầu Đơ là tên cũ của thị xã Hà Đồng, quán Mọc nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội). Văn chương như thế thì vẽ sao được cái chân cảnh tạo hóa mà cảm động được lòng người.

Ngoài khoa văn chương với luân lý thì không còn khoa gì nữa, thể thao chẳng có, kỹ nghệ cũng không. Ai học rộng ra đến thiên văn địa lý y khoa lý số một đôi chút đã cho là vạn sự xuất ư Nho mà rút lại thì chẳng nghề gì là học cho đến nơi đến chốn. Học thuật của ta hủ bại như thế, trách nào mà tri thức của ta chẳng mờ mịt, văn minh của ta chẳng kém xa các nước.

Nguoi Viet it hoc, ham choi, nen giao duc vien vong hinh anh 2
Trong mắt một số trí thức đầu thế kỷ XX, việc giáo dục trong gia đình cũng kém cỏi.

Học giả Đào Duy Anh phê phán mạnh mẽ phương pháp giáo dục trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương (1938). Ông viết:

Phương pháp giáo dục ở ta cẩu thả thô sơ. Xong mấy quyển sách sơ học thì thầy đem ngay các sách Bắc sử (sử Trung Quốc) và Ngũ kinh Tứ thư đại toàn ra dạy. Thầy nhắm mắt mà giảng chữ nào nghĩa ấy, chỉ sợ sai mất nghĩa của Tống nho; trò cũng nhắm mắt học cho thuộc lòng để đến khi hành văn nhớ lại mà đặt để.

Phương pháp giáo huấn vụng về chật hẹp như thế là do một nguyên nhân khác là chế độ khoa cử. Chế độ ấy cốt xô đẩy sĩ tử trong nước vào đường cử nghiệp hư văn. Triều đình lại cho những người khoa mục nhiều điều vinh diệu quá đáng, nào trâm bào dạo phố, nào cờ biển vinh quy, cùng là khắc tên ở bia đá bảng vàng để lưu truyền cùng hậu thế.

Học trò chỉ chăm học thuộc lòng một ít sách vở, và lo lựa lời cho khéo, gọt câu cho chỉnh, miễn là lời văn cho bóng bảy thì ý tứ dù là bã cặn của Tống nho cũng không can gì.

Cái thói trọng từ chương ưa hư văn đã thành một thứ thiên tính của dân tộc ta. Với cách giáo dục ấy thì dù người thiên tư lỗi lạc cũng phải nhụt đi, huống gì người tư chất tầm thường, thực là một thứ giáo dục giết chết nhân cách.

Việc giáo dục trong gia đình cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm. Tác giả Thái Phỉ (Nguyễn Đức Phong) viết trong Một nền giáo dục Việt Nam mới (1941): Những bậc cha mẹ ở nước mình đẻ con thì muốn cho nhiều mà dạy con thì thật cẩu thả và biếng nhác.

Những ông bố hoặc là nhà kinh doanh, hoặc là người tòng sự các sở công sở tư, suốt ngày suốt tháng đầu tắt mặt tối về sự mưu sinh, có lúc nào rảnh rang thì dành cho các cuộc tiêu khiển như bài bạc hát xướng mà các ông cho là mình có quyền được hưởng sau khi làm việc.

Đại để thì đẻ con ra, nuôi chúng như vỗ lợn rồi xin cho chúng một chỗ ngồi trên ghế nhà trường, là tưởng đã làm xong cái trách nhiệm của người cha rồi vậy. Đến những bà vợ… Thỉnh thoảng các bà rờ đến con thì liệu hồn những vú già vú em! Con các bà không hề bị trừng phạt mà chính đầy tớ các bà lại là các bia chịu đạn.

Trong nhiều gia đình, sự thân mật quá độ và lầm lạc đã hầu thành hỗn xược. Trước mặt cha mẹ, con cái nói năng chẳng dè dặt chút nào. Họ nói với cha mẹ như với bạn.

Trích sách “Người xưa cảnh tỉnh” / Zing

4 kiểu người càng sống càng khổ, 4 kiểu người sống lâu hưởng phúc dày: Bạn thuộc nhóm nào?

4 kiểu người càng sống càng khổ

1. Người nghĩ quá nhiều

Có những lúc, con người sống quá “tỉnh táo” sẽ dễ trở nên phiền não bởi những việc xung quanh; sống “hồ đồ” một chút, có khi lại cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.

Bởi vì sao? Bởi vì người “tỉnh táo” thường quá nghiêm túc, bất luận là việc lớn hay nhỏ đều cho là to tát, nghiêm trọng, nghĩ nhiều dẫn đến mệt mỏi, cuộc sống bị những việc vặt vãnh chi phối, chiếm dụng hết thời gian, khó mà cảm thấy vui vẻ thoải mái.

Trong khi đó, người “hồ đồ” sẽ ít bận tâm đến những việc xung quanh, có lẽ vì thế mà cuộc sống trở nên đơn giản và có phần qua loa đại khái, nhưng cũng bởi vậy mà họ tìm được dư vị thực sự của nhân sinh.

Làm người, hãy cứ đơn giản; làm việc, hãy cứ thực tế , để nhân sinh trôi qua nhẹ nhàng, giản đơn, thong dong tự tại, vậy là đủ.

2. Người không biết đủ

Một đời người, khi đến trần trụi, khi ra đi cũng trần trụi. Ăn uống một ngày cũng chỉ là ba bữa cơm, ngủ cũng chỉ cần đến một phòng. Vậy thì ôm dục vọng quá lớn để làm gì trong khi nó chỉ khiến con người ta luôn luôn cảm thấy không thỏa mãn?

Dục vọng quá lớn cũng là nguồn cơn của mọi khổ đau trên đời.

Con người, muốn bớt phiền não, đầu tiên cần phải học được cách buông.

 4 kiểu người càng sống càng khổ, 4 kiểu người sống lâu hưởng phúc dày: Bạn thuộc nhóm nào? - Ảnh 1.

3. Người tự cao tự đại

Sống ở trên đời, người khiêm tốn thường được yêu mến, ngược lại, tự cao tự đại sẽ bị người khác chán ghét.

Người thường hay rước chuyện thị phi là vì nói quá nhiều, thích can dự vào chuyện không đâu.

Người tự cao tự đại thường hay tự rước họa vào mình.

Sống trong nghịch cảnh cần phải ưỡn ngực, ngẩng cao đầu; sống trong điều kiện thuận lợi, an lạc, nên giữ tinh thần thận trọng, đề cao cảnh giác để đề phòng họa hại; lúc thành công nên tự nhắc bản thân hãy khiêm tốn, đừng khoa trương huyễn hoặc bản thân.

4. Người có xu hướng cực đoan

Nhà nho vô cùng chú ý đến trung dung. Cái gọi là trung dung chính là không đi theo hướng cực đoan, quá mức.

Bởi lẽ bất cứ việc gì khi đi đến cực điểm, cũng sẽ bắt đầu rơi xuống theo hướng ngược lại.

Tương tự như vậy, nếu như một người đen đủi đến mức cực điểm, cũng chớ vội cực đoan, nghĩ không thông. Chỉ cần cắn răng bước qua cơn bĩ cực, sau khổ sở túng thiếu sẽ là một tương lai tươi sáng hơn.

4 kiểu người càng sống phúc càng dày

1. Người có thiện niệm

Tai họa hay hạnh phúc không phải là những thứ được định sẵn ở đời mà là do con người mà ra. Oán trời không được, trách người cũng không.

Từ cổ chí kim, đã có không ít chuyện người thật việc thật chứng minh cho điều này. Phúc báo thực ra không bao giờ nằm ở người khác, mà cũng không nằm ở nơi nào khác mà nằm ở sự tu dưỡng hằng ngày của bản thân mỗi người.

Mỗi người chỉ cần giữ thiện niệm trong tâm, làm đủ việc thiện là đã có thể tránh được họa hại, an hưởng cuộc đời hạnh phúc.

 4 kiểu người càng sống càng khổ, 4 kiểu người sống lâu hưởng phúc dày: Bạn thuộc nhóm nào? - Ảnh 2.

2. Người tận tâm tận lực làm việc, làm người

Trong cuộc đời mỗi con người, tư tưởng, quan niệm luôn luôn cần được làm mới, hướng đến những điều tích cực, phù hợp với thời đại. Đừng ngủ quên trên chiến thắng, đừng hài lòng về thành tựu đạt được để rồi nhanh chóng bị xã hội đẩy lùi lại phía sau.

Bất cứ việc gì trong cuộc đời này cũng cần đến sự nỗ lực, cố gắng. Việc của bản thân ta, hãy tự lực tự cường, đừng chờ đợi ở người khác bởi điều đó là vô nghĩa. Không ai có thể giúp được ta trừ bản thân ta.

Chỉ có không ngừng tu luyện bản thân, cơ hội tự nhiên sẽ đến.

3. Thuận theo tự nhiên

Ông trời luôn giúp đỡ những người thuận theo “đạo trời”, mà quy luật của “đạo trời” cũng rất đơn giản, đó là quy luật tự nhiên.

Chỉ cần chúng ta có thể luôn nhắc nhở bản thân, đừng hạnh sự một cách mù quáng, đi ngược lại quy luật của tự nhiên là được.

4. Người biết cách tùy cơ ứng biến

Thế giới luôn luôn thay đổi không ngừng, thứ duy nhất không thay đổi đó chính là sự thay đổi.

Chính bởi trời đất biến hóa mới tạo ra bốn mùa xuân hạ thu đông; cũng bởi thời đại thay đổi mới hình thành nên các nền văn minh rực rỡ qua từng thời kỳ…

Đời người có mâu thuẫn sẽ có xung đột, có xung đột sẽ có thay đổi, có thay đổi sẽ có phát triển, có phát triển sẽ có tiền đồ.

Khi chúng ta hiểu được đạo lý vận hành của trời đất, nắm được quy luật, xu hướng, biết cách tùy cơ ứng biến, cuộc đời sẽ xuất hiện những thời cơ vô hạn.

Theo Nguyễn Nhung / Trí thức trẻ

Thế tiến thoái lưỡng nan của ông Tập Cận Bình ở G20: Làm sao để chiến thắng Mỹ mà không thay đổi Trung Quốc?

Thế tiến thoái lưỡng nan của ông Tập Cận Bình ở G20: Làm sao để chiến thắng Mỹ mà không thay đổi Trung Quốc?

Nhà lãnh đạo quyền lực nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây của Trung Quốc đang đối mặt với thách thức có thể coi là lớn nhất trong sự nghiệp của ông

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đón Phó Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Joe Biden năm 2011, phong trào Mùa xuân Ả Rập đang là tâm điểm chú ý của thế giới. Ông Tập nói với ông Biden rằng những chế độ độc tài ở Trung Đông đã thất bại vì hoàn toàn mất liên lạc với người dân, trở nên cô lập và tự thỏa mãn với bản thân. Đó là kịch bản mà Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ phải tránh bằng mọi giá.

Cuộc biểu tình của 2 triệu người dân đặc khu hành chính Hồng Kông cách đây không lâu để phản đối dự luật dẫn độ hoàn toàn không phải là 1 mối đe dọa “kiểu mùa xuân Ả Rập” đối với Trung Quốc, nhưng cuộc gặp với Tổng thống Trump tại hội nghị G20 sẽ diễn ra tại Nhật Bản vào cuối tuần này lại đang trở thành sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với ông Tập trong 7 năm lãnh đạo Trung Quốc.

Bài kiểm tra lớn nhất

Sau khi được đánh giá là lãnh đạo quyền lực nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây, ông Tập đang đối mặt với thách thức có lẽ là lớn nhất từ trước đến nay. Cuộc chiến thương mại mà ông Trump phát động không chỉ đe dọa những điều căn bản nhất của mô hình kinh tế do nhà nước dẫn dắt của Trung Quốc mà còn có thể triệt tiêu khả năng làm chủ các công nghệ mới – thứ rất cần thiết để kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trong nhiều thập kỷ tới.

Từ khi thương chiến nổ ra, các tài sản Trung Quốc vẫn khá vững vàng: TTCK Trung Quốc thuộc nhóm tăng trưởng mạnh nhất thế giới kể từ đầu năm đến nay, và nhân dân tệ đã ổn định trở lại sau khi trải qua tháng 5 đầy biến động.

Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cảnh báo đang nhấp nháy: trái phiếu chính phủ diến biến tệ hại và nền kinh tế – vốn đã chệnh choạng trước cả khi xung đột thương mại nổ ra – đang tăng trưởng ở tốc độ thấp nhất kể từ những năm 1990.

Dù kết quả là thế nào đi chăng nữa thì cuộc gặp Trump – Tập tại Osaka lần này vẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tìm cách kết thúc thương chiến và khôi phục mối quan hệ kinh tế quan trọng nhất trên thế giới hiện nay là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, và đó cũng là cách duy nhất để ông Tập chiến thắng trước vị Tổng thống có tính khí thất thường của nước Mỹ.

Đang chạy đua để tái đắc cử năm 2020, thứ ông Trump tìm kiếm là 1 thỏa thuận làm vừa lòng những nghị sĩ có thái độ diều hâu đối với Trung Quốc tại đảng Cộng hòa, trong khi cũng phải trấn an những lãnh đạo doanh nghiệp đang tìm kiếm 1 mối quan hệ Mỹ – Trung tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, đối với ông Tập, thỏa hiệp sẽ là 1 lựa chọn nguy hiểm. Phần lớn yêu cầu của Mỹ đều đòi hỏi Trung Quốc phải tự do hóa nền kinh tế bằng cách giảm bớt vai trò của các doanh nghiệp nhà nước và thậm chí là cả thu hẹp tầm ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thế tiến thoái lưỡng nan của ông Tập Cận Bình ở G20: Làm sao để chiến thắng Mỹ mà không thay đổi Trung Quốc? - Ảnh 2.

Trey McArver, đồng sáng lập của hãng nghiên cứu Trivium có trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng đây là bài kiểm tra lớn nhất của ông Tập kể từ khi nhậm chức. “Những thách thức này đến từ sự đổ vỡ trong quan hệ song phương. Không phải ông ấy đã làm không tốt trọng trách của mình, mà đáng tiếc là Donald Trump sẽ không bị kiểm soát bởi bất cứ ai và thái độ chống Trung Quốc trong chính phủ Mỹ đã đạt tới điểm mà ông Tập khó có thể làm gì để đảo ngược tình thế”.

Sau khi ông Tập lên nắm quyền năm 2012, Trung Quốc đã có một số động thái cứng rắn như xây đảo nhân tạo trên biển Đông hay phát động chiến tranh kinh tế với Hàn Quốc vì nước này cho phép Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ngay trên đất Hàn. Trung Quốc cũng gây sức ép tương tự lên Canada, nơi mà CFO của tập đoàn Huawei bị bắt.

Tuy nhiên trong tất cả các sự kiện này Trung Quốc đều tránh việc trực tiếp tấn công vào quan hệ Mỹ – Trung. Xét theo góc độ nào đó, ông Trump – Tổng thống Mỹ có thái độ bài Trung rõ rệt nhất kể từ những năm 1960 – vẫn nhận được thái độ nhượng bộ từ phía Trung Quốc.

Không lâu sau khi đắc cử, ông Trump gần như đã gây ra 1 cuộc khủng hoảng khi gọi điện cho nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Tuy nhiên lần đó Trung Quốc lựa chọn cách im lặng và ngầm tuyên bố rằng ông Tập sẽ chỉ nói chuyện với ông Trump nếu như Tổng thống Mỹ công khai thừa nhận chính sách “một Trung Quốc” khi giao tiếp với Đài Loan. Ông Trump cuối cùng cũng làm như vậy vào tháng 2/2017.

Theo John Lee, người từng làm cố vấn cấp cao cho Ngoại trưởng Australia từ năm 2016 đến 2018, trong giai đoạn này Trung Quốc dường như sẵn sàng hơn trong việc đe dọa các nước nhỏ hơn, đặc biệt là những đồng minh của Mỹ. Trong các vấn đề đối ngoại, chỉ có Mỹ là nước đứng trên Trung Quốc.

Quan điểm này sẽ được kiểm tra tại hội nghị G20 sắp tới. Những thủ thuật của ông Trump trong chiến tranh thương mại – liên tục đánh thuế hàng hóa Trung Quốc, chặn đứng khả năng tiếp cận công nghệ Mỹ của Huawei, và hối thúc các doanh nghiệp Mỹ rời khỏi Trung Quốc – sẽ buộc bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào cũng phải đáp lại cứng rắn. Tuy nhiên ông Tập lại có rất ít lựa chọn.

Sức ép đến từ trong nước

Duy trì sức mạnh của những công ty như Huawei và ZTE là điều sống còn đối với khả năng xuất khẩu các dịch vụ công nghệ cao bên cạnh hàng hóa bình thường – sự chuyển đổi quan trọng đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong bối cảnh chi phí nhân công gia tăng khiến ngành sản xuất của Trung Quốc bị suy giảm đáng kể sức cạnh tranh.

Ông Tập cũng phải đối mặt với sức ép chính trị trong nước rất lớn. Lịch sử cho thấy các nhà lãnh đạo, nhà ngoại giao và truyền thông nhà nước Trung Quốc luôn phải ghi nhớ 1 quy tắc bất di bất dịch: những hành động đi ngược lại với lợi ích của đất nước mà lại vì lợi ích của nước khác là không thể chấp nhận được và phải bị trừng trị thích đáng.

Bài kiểm tra mà ông Tập phải đối mặt là áp dụng logic này như thế nào trong quan hệ với Mỹ. Từ khi thương chiến được khởi động, Trung Quốc đã phát tín hiệu có thể giới hạn lượng đất hiếm xuất khẩu sang Mỹ, điều tra FedEx, gắn mác “thực thể không đáng tin cậy” cho một số công ty Mỹ. Có vẻ mong muốn của ông Tập là hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nước.

Những cuộc gặp cấp cao trước đây cho thấy quan điểm của ông Trump có thể thay đổi hoàn toàn sau những cuộc gặp mặt trực tiếp. Trong khi đó ông Tập lại là người có lịch sử tạo ra những cuộc gặp nồng ấm ở nước ngoài. Tháng 12 năm ngoái, ở Argentina, cũng tại hội nghị G20 ở Argentina, ông Trump đã rất hài lòng khi nói về cuộc gặp với nhà lãnh đạo Trung Quốc, nói rằng quan hệ với Trung Quốc “vừa có một bước nhảy vọt”.

Thế tiến thoái lưỡng nan của ông Tập Cận Bình ở G20: Làm sao để chiến thắng Mỹ mà không thay đổi Trung Quốc? - Ảnh 4.

Các quan chức nước ngoài thường bị ấn tượng bởi sự chú ý cao độ của ông Tập tại các cuộc gặp. Không giống như các lãnh đạo tiền nhiệm, ông Tập thường phát biểu mà không cần giấy, toát ra thần thái bình thản điềm tĩnh kể cả khi các hành động của Trung Quốc bị chỉ trích.

Không ít đại sứ nước ngoài ở Bắc Kinh từng rơi vào hoàn cảnh bị ông chất vấn kỹ càng về vấn đề nổi cộm ở đất nước họ. Có vẻ ông đã tìm hiểu về vấn đề rất kỹ lưỡng.

Những điểm đặc biệt này có thể giúp ông Tập thuyết phục được ông Trump ủng hộ tái khởi động đàm phán thương mại. Nhưng kể cả Mỹ và Trung Quốc có thể đi đến thỏa hiệp, nhiều chuyên gia về chính sách đối ngoại bị thuyết phục rằng Trung Quốc khó tránh được cảnh đối đầu tại hội nghị G20 lần này.

Lãnh đạo của 2 nước G20 khác là Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Thủ tướng Australia Scott Morrison sẽ tới Osaka với những lời than phiền về điều mà họ cho chính sách đối ngoại quá cứng rắn của Trung Quốc.

Trong trường hợp Canada, Trung Quốc đã bỏ tù 2 công dân của nước này để trả đũa vụ bắt giữ CFO của tập đoàn Huawei arrest. Các quốc gia khác như Đức thì ngày càng hoài nghi về chính quyền của ông Tập.

Trung Quốc cần 1 cách khác để kể câu chuyện thành công của riêng mình

Kể cả những chuyên gia có thái độ ủng hộ Trung Quốc cũng cho rằng cách truyền thông điệp của nước này cần phải thay đổi. Henry Wang, cố vấn Hội đồng nhà nước Trung Quốc, cho rằng nước này cần 1 cách mới để kể câu chuyện thành công của riêng mình. “Hoàn cảnh hiện nay giống như 1 cậu bé học quá giỏi và bị các bạn khác trong lớp ghen tị”.

Ông Tập cũng không thể chờ đợi các doanh nghiệp Mỹ giúp sức làm dịu căng thẳng thương mại. CEO của các tập đoàn lớn nhất nước Mỹ từng là những người bạn tốt nhất của Trung Quốc ở phương Tây, ủng hộ nước này gia nhập WTO với hi vọng sẽ được tiếp cận với thị trường đông dân nhất thế giới.

Nhưng điều đó đã thay đổi đáng kể vì Trung Quốc quá trậm trễ trong việc cải cách kinh tế, chưa nói đến những lo ngại về quyền sở hữu trí tuệ và nguy cơ gián điệp.

Theo Sunsan Shrik, chủ tịch trung tâm Trung Quốc thế kỷ 21 trực thuộc ĐH California và từng là 1 quan chức trong Bộ Ngoại giao Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc nên quay trở lại với cách tiếp cận của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình: giấu mình chờ thời, trấn an các quốc gia khác rằng Trung Quốc không phải là 1 mối đe dọa. “Còn nếu ông ấy chọn cách tiếp cận tham vọng hơn và không khôn khéo sẽ dẫn đến thái độ ngờ vực chống lại Trung Quốc, không chỉ ở Mỹ mà ở mọi quốc gia phát triển”.

Theo Trithuctre

Mỹ – Trung tiếp tục đối đầu, G20 chìm khuất trong thế giới vô định

Hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2018, sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đã phủ bóng những gì được cho là diễn đàn hợp tác quốc tế và ngoại giao đa phương.

Mặc dù đã đưa ra được thông cáo chung sau các cuộc hội đàm ở Buenos Aires và thỏa thuận về sự cần thiết phải cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), G20 không đạt nhiều tiến triển về cách phản ứng khi căng thẳng bùng lên.

Bất kỳ tiến bộ nào đạt được ở Argentina đều không kéo dài. Ngay sau khi thỏa thuận đình chiến 90 ngày trong cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh hết hạn, Tổng thống Mỹ Donald Trumpđã tăng gấp đôi thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc và cấm vận Huawei, chủ lực của ngành công nghiệp công nghệ Trung Quốc.

My - Trung tiep tuc doi dau, G20 chim khuat trong the gioi vo dinh hinh anh 1
Các nhà phân tích nói rằng mục đích của Tổng thống Mỹ Donald Trump là “chiếm lấy hội nghị thượng đỉnh và chuyển hướng sang cuộc đối đầu với Trung Quốc”. Đồ họa: South China Morning Post.

Đối với nhiều người, hội nghị thượng đỉnh ngày càng trở thành biểu tượng của một thế giới bị chia rẽ, phân cực hơn bất kỳ nỗ lực nào nhằm khắc phục sự khác biệt trong toàn cầu hóa và sự thỏa đáng của hệ thống thương mại quốc tế sau chiến tranh.

Theo South China Morning Post, với 20 cường quốc kinh tế hàng đầu gặp lại nhau ở Osaka, Nhật Bản, trong tuần này, câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu “diễn đàn hàng đầu về hợp tác kinh tế quốc tế” G20 có còn phù hợp trong thế giới ngày càng phân tán hay không.

Lu mờ bởi cuộc chiến thuế quan

Năm thứ hai liên tiếp, cuộc họp đa phương dường như bị lu mờ bởi cuộc chiến thuế quan rối rắm giữa Trung Quốc và Mỹ và các mối quan hệ ngày càng gay gắt của họ, vào thời điểm trật tự kinh tế quốc tế đang sụp đổ rất cần được khởi động lại.

“Có vẻ như rõ ràng rằng Mỹ muốn chiếm lấy sự chú ý của hội nghị thượng đỉnh và biến nó từ một diễn đàn đa phương để thảo luận về các vấn đề quan trọng nhất của thế giới thành cuộc đối đầu song phương với Trung Quốc”, Carola Ramon-Berjano, thành viên Hội đồng Quan hệ Quốc tế của Argentina, nói.

Các cuộc tấn công thuế quan nhắm vào Trung Quốc và nhiều đồng minh của Washington mà ông Trump khởi xướng đã mở “chiếc hộp Pandora” chứa đầy lo ngại, làm tăng thêm sự bất định trong bối cảnh địa chính trị thay đổi nhanh chóng.

My - Trung tiep tuc doi dau, G20 chim khuat trong the gioi vo dinh hinh anh 2
Hội nghị thượng đỉnh G20, bắt đầu vào ngày 28/6 tại Osaka, dường như bị lu mờ bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung trong năm thứ hai. Ảnh: AP.

Kể từ khi nhà lãnh đạo Mỹ nắm quyền cách đây hai năm, chủ nghĩa cô lập của chính quyền Trump về thương mại và đa phương đã bị các nhà lãnh đạo thế giới lên án là một chiến lược gây hại có thể làm xói mòn trật tự dựa trên luật lệ trong đó Mỹ là trung tâm.

Với việc Mỹ rút khỏi vai trò lãnh đạo về các vấn đề toàn cầu, một câu hỏi khác là liệu có thể có quản trị toàn cầu mà không có Mỹ và liệu Trung Quốc và các thế lực khác như EU và Nhật Bản có thể lấp đầy khoảng trống và giữ cho G20 tồn tại hay không.

Louis Kuijs, người đứng đầu Viện Kinh tế Oxford về nghiên cứu châu Á ở Hong Kong, cựu chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới, cho biết mối quan hệ xấu đi giữa Bắc Kinh và Washington đã đưa họ vào một cuộc xung đột và khiến G20 lâm nguy.

“G20 là về hợp tác và phối hợp quốc tế. Trong một thế giới nơi G2 (Mỹ và Trung Quốc) dường như đang hướng đến sự gia tăng căng thẳng và cạnh tranh, mức độ liên quan và tác động của G20 chắc chắn sẽ ở mức thấp”, ông nói.

Mặc dù ông Trump và ông Tập đã đồng ý họp mặt ở Osaka nhưng kỳ vọng rất thấp do sự không tin tưởng lẫn nhau của họ, ngay cả khi họ đã gọi nhau là “bạn”.

Hầu hết chuyên gia có xu hướng đồng ý rằng một thỏa thuận thương mại để giải quyết các rạn nứt sâu sắc giữa họ không gì khác hơn là một ảo tưởng xa vời.

Theo các nhà phân tích, cả ông Tập và ông Trump đều không có động lực để đảm nhận vai trò lãnh đạo trong các vấn đề như biến đổi khí hậu hoặc giải quyết tranh chấp tại WTO, đặc biệt nếu họ phải nhượng bộ lớn vì sự ổn định toàn cầu.

Nỗ lực của phần còn lại

Patrick Mendis, thành viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Đài Loan tại Đài Bắc, cho biết sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ đã trở thành một lời tiên tri tự ứng nghiệm.

“Đây không chỉ là cuộc cạnh tranh về địa kinh tế, nó đang ngày càng trở thành một cuộc cạnh tranh địa chiến lược được tiếp sức bởi ý thức hệ chính trị và ưu thế quân sự. Tôi nghĩ rằng đây không chỉ là một cuộc chiến thương mại, đó là cuộc chiến hệ tư tưởng”, ông nói.

Theo Roland Rajah, giám đốc Chương trình Kinh tế Quốc tế tại Viện Lowy ở Sydney, trong khi cuộc chiến thương mại sẽ “chiếm sân khấu”, câu hỏi đặt ra cho phần còn lại của G20 là liệu họ có thể giành được sự chú ý đối với các vấn đề khác như biến đổi khí hậu và cải cách WTO hay không.

“Nếu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không quan tâm đến điều đó thì đó là một vấn đề lớn và phần còn lại của G20 sẽ không thể thực sự làm được gì nhiều”, ông nói.

My - Trung tiep tuc doi dau, G20 chim khuat trong the gioi vo dinh hinh anh 3
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh Osaka. Ảnh: AFP.

G20 đã đấu tranh để duy trì ảnh hưởng của mình trong những năm gần đây khi một số thành viên chuyển từ chủ nghĩa đa phương sang chủ nghĩa dân tộc. Nó đã dần mở rộng trọng tâm từ kinh tế toàn cầu sang các lĩnh vực như chống khủng bố, Triều Tiên và Iran.

Các nhà phân tích cho biết mặc dù Trung Quốc, Nhật Bản và EU đều bày tỏ sự ủng hộ đối với chủ nghĩa đa phương, họ có những ý tưởng khác nhau về ý nghĩa của nó.

John Kirton, đồng giám đốc và người sáng lập Nhóm nghiên cứu G20 ở Canada, cho biết Mỹ, Trung Quốc và EU sẽ thúc đẩy tầm nhìn của chính họ về trật tự thế giới tại hội nghị thượng đỉnh Osaka.

“Có những liên minh xuyên suốt, với EU đôi khi liên kết với Mỹ (về các vấn đề như Trung Quốc thực hành thương mại không công bằng) và các nước khác với Trung Quốc (ví dụ, về hiệp định khí hậu Paris)”, ông Kirton nói.

Không giống như nhiều tổ chức đa phương quốc tế có từ những năm 1940 và đã phải vật lộn để theo kịp thời đại, G20 tương đối mới. Diễn đàn được thành lập vào năm 1999, ban đầu với tư cách cuộc họp cấp bộ trưởng sau đó được nâng cấp thành hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo năm 2008. Các quốc gia thành viên đại diện cho 4/5 sản lượng kinh tế toàn cầu và 2/3 dân số.

“Trớ trêu thay, căng thẳng và cái gọi là chiến tranh lạnh mới khiến các tổ chức như G20 thậm chí còn quan trọng hơn với vai trò là địa điểm liên lạc trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo”, Leslie Pal, trưởng khoa Chính sách công tại Đại học Hamad bin Khalifa ở Doha, Qatar, nói.

Tuyết Mai / Zing