Gia chủ Đà Nẵng xây ‘nhà trong nhà’ trên đất hình ống

Cách điệu tạo cảm giác hai ngôi nhà chồng lên nhau, làm tường gạch dày, trồng nhiều cây xanh… khiến công trình luôn mát giữa trưa hè.

Gia chủ Đà Nẵng xây 'nhà trong nhà' trên đất hình ống

Ngôi nhà mang tên DT House được xây dựng trên một miếng đất hình ống (5 x 23 m), tọa lạc tại Sơn Trà, Đà Nẵng.

Gia chủ Đà Nẵng xây 'nhà trong nhà' trên đất hình ống

Ngoài mục đích cho gia đình ba người ở, gia chủ còn muốn dành tầng trên cho thuê. Vì thế, kiến trúc sư Lê Vinh, Nguyễn Cường (IZ Architects) thiết kế ngôi nhà giống như hai căn nhà nhỏ nằm trong một căn nhà lớn.

Gia chủ Đà Nẵng xây 'nhà trong nhà' trên đất hình ống

Căn nhà thứ nhất gồm hai tầng dưới, là nơi sinh sống của gia đình chủ nhà. Mặt tiền cách điệu khiến ta có cảm giác nó giống như một ngôi nhà mái dốc.

Gia chủ Đà Nẵng xây 'nhà trong nhà' trên đất hình ống

Cầu thang bên cạnh dẫn lên căn nhà thứ hai nằm ở 1,5 tầng trên cùng.

Gia chủ Đà Nẵng xây 'nhà trong nhà' trên đất hình ống

Hai căn nhà nhỏ kết nối với nhau bằng cầu thang và ánh sáng thông tầng.

Gia chủ Đà Nẵng xây 'nhà trong nhà' trên đất hình ống

Ngôi nhà bố trí một khoảng sân rộng phía trước, một sân nhỏ phía sau, giếng trời giữa nhà, cộng thêm hai khoảng thông thủy lớn ở hai cầu thang. Tất cả góp phần mang ánh sáng và gió tự nhiên vào, giúp không khí trong nhà luôn tươi mới.

Gia chủ Đà Nẵng xây 'nhà trong nhà' trên đất hình ống

Cây xanh như một điểm nhấn cho những ô thông tầng, tạo cảm giác thư thái và giải tỏa trong căn nhà ống.

Gia chủ Đà Nẵng xây 'nhà trong nhà' trên đất hình ống

Ngoài cây xanh, công trình sử dụng các vật liệu thân thiện, thô mộc sẵn có của địa phương như gạch nung, gỗ… giúp ngôi nhà có được một nền nhiệt độ lý tưởng và màu sắc trung tính.

Gia chủ Đà Nẵng xây 'nhà trong nhà' trên đất hình ống

Dọn về ở đã được 4 tháng, gia chủ cảm thấy rất hài lòng. Ngôi nhà ngập tràn tia nắng: trước sân lúc sáng sớm, giữa nhà lúc ban trưa và nhất là sân sau, nắng nhảy nhót bên tường, ngay cạnh phòng ngủ chính. Gia chủ cảm giác như được sống lại tuổi thơ, với những trưa hè trốn ngủ để ngắm nắng xuyên qua những kẽ lá.

Gia chủ Đà Nẵng xây 'nhà trong nhà' trên đất hình ống

Nhà vệ sinh ngoài trời là niềm tự hào của gia chủ khi đón bạn đến chơi. Không gian thông thoáng nhờ giếng trời sau nhà.

Gia chủ Đà Nẵng xây 'nhà trong nhà' trên đất hình ống

Khu vực sinh hoạt chung rộng rãi ở tầng hai, nơi có thể liên kết với cả 3 tầng và sân trước nhà, nơi có tủ sách lớn… được cả gia đình yêu thích và níu chân khách đến thăm nhà lâu nhất.

Gia chủ Đà Nẵng xây 'nhà trong nhà' trên đất hình ống

Căn nhà thứ hai, nơi giúp gia chủ có thêm thu nhập từ việc cho thuê, cũng tràn ngập những tia nắng xuyên những tán lá sa kê trước nhà.

Gia chủ Đà Nẵng xây 'nhà trong nhà' trên đất hình ống

Rèm cửa với sắc màu cầu vồng như trời hửng nắng sau mưa, mang đến cho căn nhà thứ hai một diện mạo mới, đầy năng lượng.

Bài: Thái Bình /Ảnh: Quang Dam

 

8 cuốn sách nói về số phận người phụ nữ từng gây chấn động thế giới .

“Anna Karenina”, “Memory of a geisha”, “The Help”… là những tác phẩm văn học ám ảnh người đọc vì phản ánh chân thực số phận của người phụ nữ qua nhiều giai đoạn lịch sử.
8 cuon sach noi ve so phan nguoi phu nu tung gay chan dong the gioi hinh anh 1
Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió): Cuốn tiểu thuyết lãng mạn kinh điển của nữ nhà văn Margaret Mitchell giành được giải Pulitzer năm 1937 – giải thưởng danh giá trong lĩnh vực văn học. Nhân vật chính của Cuốn theo chiều gió là Scarlett O’Hara – một phụ nữ quý tộc miền Nam Hoa Kỳ xinh đẹp, thông minh, mạnh mẽ với lối sống phóng khoáng, tư tưởng cởi mở, dám nghĩ dám làm. Nàng là hiện thân cho hình ảnh người phụ nữ dũng cảm, vượt lên trên những định kiến của xã hội Mỹ trong thời kỳ nội chiến và tái thiết để khẳng định bản thân, đoạt được thứ mình cần.
8 cuon sach noi ve so phan nguoi phu nu tung gay chan dong the gioi hinh anh 2
Anna Karenina: Tác phẩm vĩ đại nhất mọi thời của đại văn hào người Nga Lev Tolstoy từng khiến cả thế giới giật mình, hàng triệu người đọc rơi nước mắt vì số phận bi thương của nàng Anna Karenina, phụ nữ quý tộc xinh đẹp và thuần khiết. Nàng phải kết hôn với người mình không yêu. Đến khi gặp được người thực sự khiến nàng rung động, Anna lại không được sống trọn vẹn với tình yêu đích thực ấy. Định kiến của xã hội Nga thế kỷ 19 và cặp mắt soi mói của dư luận đã chặn đứng khát khao tự do, sống thật với cảm xúc cá nhân của Anna. Lev Tolstoy đã dùng cái chết để giải thoát cho nhân vật của mình. Nhưng chính điều đó lại buộc những người còn sống, cũng như những độc giả của thể hệ hôm nay phải day dứt mãi về Anna Karenina.
8 cuon sach noi ve so phan nguoi phu nu tung gay chan dong the gioi hinh anh 3
Trędowata (Con hủi): Tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nữ văn sĩ người Ba Lan Helena Mniszek từng được ca ngợi như một hiện tượng xuất bản trong suốt hai cuộc chiến tranh thế giới. Tác phẩm kể về chuyện tình đẹp nhưng đầy bi kịch giữa đại công tử Waldemar Michorowski thuộc dòng họ quyền quý nhất cả nước với Stefcia Rudecka – con gái của một điền chủ nhỏ nhưng tài sắc vẹn toàn. Biệt danh “con hủi” là do giới quý tộc thời đó đặt cho Stefcia Rudecka với mục đích miệt thị thân phận của nàng. Âm mưu chia cắt đôi trẻ của tầng lớp thượng lưu đã khiến nàng gục ngã. Stefcia Rudecka chết đúng hôm ngày cưới do bệnh viêm não. Con hủi là tiếng than ai oán cho số phận bất hạnh, cũng là tiếng nói ca ngợi tâm hồn đẹp đẽ của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung thuộc tầng lớp dưới trong xã hội Ba Lan cũ.
8 cuon sach noi ve so phan nguoi phu nu tung gay chan dong the gioi hinh anh 4
Memoirs of a Geisha (Hồi ức của một Geisha): Trong xã hội Nhật Bản trước thế chiến thứ hai, những người phụ nữ mang chức phận Geisha được coi là biểu trưng của tài hoa, mực thước… Tuy nhiên, theo quy tắc nghề nghiệp, họ phải chôn chặt những khát khao thầm kín, ngay cả tình yêu trong thế giới đầy “chuẩn mực”. Chiyo – nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết đã trải qua vô vàn sóng gió để trở thành Geisha nổi tiếng nhất thành phố Kyoto. Có trong tay danh vọng, tình yêu và sự ngưỡng mộ của nhiều người đàn ông nhưng cô lại bất lực với tình yêu duy nhất đời mình. Tác phẩm tiêu biểu nhất của tác giả Arthur Golden không chỉ là tiếng lòng thổn thức của Geisha mà còn lột tả số phận bi kịch của phụ nữ Nhật Bản một thời.
8 cuon sach noi ve so phan nguoi phu nu tung gay chan dong the gioi hinh anh 5
The Help (Người giúp việc): Cuốn sách đầu tiên của tác giả Kathryn Stockett đã khiến độc giả toàn cầu chấn động khi ra mắt. Người giúp việc là câu chuyện về số phận nghiệt ngã của những người đàn bà da đen giúp việc trong những gia đình người da trắng vào thời kỳ nạn phân biệt chủng tộc phổ biến khắp miền Nam nước Mỹ. Tác phẩm như trái bom lớn ném vào lòng xã hội Mỹ, buộc người ta một lần nữa phải nhìn lại giai đoạn lịch sử đen tối. Người giúp việc từng bị từ chối đến 60 lần, lần thứ 61 mới được xuất bản. Hơn 800 ngày liên tục, cuốn tiểu thuyết đứng trong top 100 cuốn sách bán chạy nhất của Amazon, đồng thời, lọt vào danh sách bán chạy nhất năm 2009 của The New York Times.
8 cuon sach noi ve so phan nguoi phu nu tung gay chan dong the gioi hinh anh 6
La Dame aux camélias (Trà hoa nữ): Câu chuyện đau thương về cuộc đời nàng kỹ nữ yêu hoa trà có tên là Marguerite Gautier từng khiến hàng triệu độc giả thổn thức. Nội dung kể về mối tình bất thành của anh nhà giàu Duval với cô kỹ nữ Marguerite. Dù là kỹ nữ nhưng trái với nghề của mình, Marguerite lại là người có tâm hồn đẹp đẽ và cá tính. Nàng có lòng vị tha, giàu đức hy sinh và yêu hết mình. Tác phẩm của tiểu thuyết gia nối tiếng người Pháp Alexandre Dumas đã được dựng thành phim, kịch ở nhiều nước và làm say lòng bao thế hệ người yêu sách.
8 cuon sach noi ve so phan nguoi phu nu tung gay chan dong the gioi hinh anh 7
The Hadmaid’s Tale (Chuyện người tùy nữ): Câu chuyện được kể bởi Offred, một hầu gái ở Cộng hòa Gilead mới. Offred là một phần của lớp phụ nữ được gọi là tùy nữ, được hình thành với mục đích duy nhất trong xã hội là thụ thai và sinh con trong các gia đình Quân Trưởng, trong khi nạn vô sinh đang hoành hành trong xã hội. Nếu không sinh được con họ sẽ trở thành phế nữ, bị gửi đến các trại tập trung, tị nạn, trở thành gái mại dâm, hoặc bị giết chết. Chuyện người tùy nữ của tác giả Margaret Atwood ám ảnh độc giả bởi số phận đau thương của những người phụ nữ. Họ bị tước hết quyền sống cơ bản. Quyền bình đẳng, quyền sinh sản hữu tính và quyền con người khi đó chỉ thuộc về đàn ông. Ảnh là cảnh trong phim chuyển thể từ tiểu thuyết.
8 cuon sach noi ve so phan nguoi phu nu tung gay chan dong the gioi hinh anh 8
Red Sorghum (Cao lương đỏ): Tác phẩm giành giải Nobel của nhà văn Trung Quốc, Mạc Ngôn có lẽ đã không còn xa lạ với độc giả qua hai bộ phim truyền hình và phim điện ảnh chuyển thể. Bối cảnh câu chuyện là những năm 1920 và 1930 tại miền quê Cao Mật ở miền Nam Trung Hoa. Cao lương đỏ xoay quanh Cửu Nhi – cô gái đầy khát vọng yêu đương bị gả cho một người đàn ông mắc bệnh phong. Sau này, dù đã có chồng, cô vẫn đem lòng yêu một người lính kháng Nhật khác. Cửu Nhi bất chấp tất cả đi theo tiếng gọi của con tim và dũng cảm cùng người mình yêu chiến đấu chống Nhật. Tác phẩm ca ngợi tình yêu và sự tự do phóng khoáng của người phụ nữ nói riêng, con người trong xã hội Trung Hoa cũ nói chung.
Hạnh Hạnh / Zing

4 việc ai cũng nên biết để dừng lại kịp thời nếu không muốn rước thêm rắc rối vào người

4 việc dưới đây, dù là người già hay thanh niên, đàn ông hay phụ nữ cũng đều nên chú ý.

1. Không lấy lòng người khác

Bất cứ một mối quan hệ nào mà ở đó, bạn phải bỏ ra quá nhiều tâm sức lấy lòng đối phương đều sẽ không thể tồn tại lâu dài. Việc phải cẩn thận từng li từng tí một trong việc duy trì mối quan hệ đó đều là trạng thái bất bình thường.

Người thực sự yêu quý bạn không cần bạn phải lấy lòng họ. Và người muốn bạn phải làm vừa ý họ đều không phải là người thực sự yêu quý bạn.

Cuộc sống này đã đủ mệt mỏi rồi, cần gì phải nhìn nét mặt của người khác để sống nữa cho rắc rối và đau đầu thêm?

Mỗi người sống trên đời đều có một quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề riêng, bạn chẳng thể nào có thể làm đẹp lòng tất cả mọi người được.

Hãy dồn tầm nhìn của mình vào bản thân, bịt tai lại và chẳng cần phải bận tâm về những lời nhận xét của người khác, con người, suy cho cùng cũng đều sống vì bản thân mình mà thôi.

Bạn chính là bạn, không cần phải lấy lòng, phải nịnh bợ ai, thay vì làm đẹp lòng người khác, hãy cứ sống thật thoải mái như những bông pháo hoa rực rỡ giữa bầu trời đêm là được!

4 việc ai cũng nên biết để dừng lại kịp thời nếu không muốn rước thêm rắc rối vào người - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

2. Không kể lể bi thương

Kim không đâm vào người, làm sao có thể cảm nhận được hết sự đau đớn? Nói như vậy để hiểu rằng, trên đời không có cái gọi là đồng cảm thực sự.

Bản thân mình không trải qua, sẽ không thể hiểu được hết cảm giác đó sẽ như thế nào. Thế nên, kể lể với người khác nỗi khổ của bản thân cũng chẳng ích gì.

Ai ai cũng có nỗi khổ riêng của mình, nhưng không cần thiết phải để cho mọi người đều biết. Người thực sự trưởng thành sẽ không bắt đầu câu chuyện bằng việc kể khổ, bởi nước mắt hay những lời kể lể đều không thay đổi được kết cục của sự việc.

Hãy như hạt cát tự trong vỏ con trai, lặng lẽ bền bỉ mới có ngày thành ngọc.

Gặp phải bất cứ chuyện gì, hãy bình tĩnh và tìm cách. Mới chỉ gặp chút chuyện khó mà đã làm như mình là người đáng thương nhất, gặp ai cũng than vãn kể lể bất hạnh của bản thân, xin thưa sẽ chẳng có ai giúp được bạn khi mà bạn đang không tự giúp chúng mình.

Chỉ có bản thân chúng ta mới có thể giải quyết được vấn đề của chính mình mà thôi.

Giải thích, kể lể chuyện bi thương của bản thân chỉ khiến mọi việc thêm nặng nề, chẳng khác nào rắc thêm muối vào vết thương. Con người phải sống và nhìn về phía trước, nếu chỉ chìm trong ký ức đã qua, cuộc sống chắc chắn sẽ bỏ lại bạn ở phía sau.

4 việc ai cũng nên biết để dừng lại kịp thời nếu không muốn rước thêm rắc rối vào người - Ảnh 2.

3. Không miễn cưỡng bản thân

Từng có câu nói như thế này: Phàm là cảm thấy khổ sở đều là vì cưỡng cầu. Miễn cưỡng đến sẽ không thật lòng, tự nhiên sẽ không được bền lâu.

Trước khi yêu người khác, hãy học yêu bản thân. Đừng miễn cưỡng bản thân, làm người điều quan trọng nhất chính là vui vẻ. Sống một đời người mà khiến bản thân không vui, vậy thì làm gì còn hy vọng?

Thực ra, không miễn cưỡng người khác cũng là một cách để không ép buộc bản thân mình, như Khổng Tử từng nói: “Việc mình không muốn thì không làm với người khác”. Trên đời, không ai có thể sống mà không gặp phải chuyện không vừa ý, cũng không có chuyện ai cũng có thể đáp ứng yêu cầu của bạn.

Gặp người mình không thích, không cần phải thay đổi họ. Gặp người nhìn không vừa mắt cũng không cần so đo tính toán với họ làm gì.

Đơn giản, chỉ nên coi họ là những người thoáng qua cuộc đời mình, chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình, như thế, bạn sẽ thấy thoải mái hơn.

4 việc ai cũng nên biết để dừng lại kịp thời nếu không muốn rước thêm rắc rối vào người - Ảnh 3.

Miễn cưỡng không mang lại hạnh phúc. Ảnh minh họa.

4. Không sống tạm bợ

Sống trên đời, sợ nhất là sống tạm bợ. Nếu cuộc đời bạn trôi qua với từng ngày tạm bợ, thử hỏi bạn có thể chịu trách nhiệm với cái gì?

Có người nói sống trên đời cần có trách nhiệm, có thái độ sống tích cực. Một khi bạn sống qua loa đại khái, cuộc sống cũng sẽ trở nên mù mịt không xác định.

Vạn sự vạn vật tương hỗ với nhau, khi bạn mang thái độ sống phó mặc, muốn ra sao thì ra vào cuộc sống của mình, cuộc sống chắc chắn sẽ không cho bạn một gương mặt dễ nhìn.

Những người sống cuộc sống tạm bợ, muốn ra sao thì ra thường không có một mục tiêu hay kế hoạch cụ thể nào. Những người như thế không cảm thụ được niềm vui của cuộc sống và với họ, nhân sinh là một nhiệm vụ chứ không phải là một sự tận hưởng, hưởng thụ.

theo Trí Thức Trẻ

Cách chặn nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch

Triglyceride là một thành phần của lipid trong máu – chất béo được tạo ra từ lượng calo cơ thể dư thừa sau khi ăn và lưu lại dưới dạng chất béo, nhất là mỡ quanh bụng.

Triglyceride là một thành phần của lipid trong máu – chất béo được tạo ra từ lượng calo cơ thể dư thừa sau khi ăn và lưu lại dưới dạng chất béo, nhất là mỡ quanh bụng. Nếu tiêu thụ nhiều calo qua ăn uống dễ gây ra tình trạng triglyceride máu cao, làm tăng nguy cơ đột quỵhoặc cơn đau tim và các biến chứng tim mạch khác.

Sự khác biệt giữa triglyceride và cholesterol

Cả triglyceride và cholesterol đều là chất béo trong máu. Triglyceride được lưu trữ để sử dụng làm năng lượng, cholesterol được sử dụng để hình thành tế bào và nội tiết tố. Cả triglyceride và cholesterol lưu hành trong máu và đi khắp cơ thể, không hòa tan trong máu và được vận chuyển thông qua các lipoprotein. Dư thừa của một trong hai chất này đều có hại cho sức khỏe.

Nguyên nhân triglyceride máu cao

Có nhiều nguyên nhân làm tăng triglyceride máu, bao gồm:

Kém kiểm soát bệnh đái tháo đường týp 2 hoặc kém kiểm soát glucose máu: Khi bệnh đái tháo đường hoặc glucose máu không được kiểm soát tốt có thể làm tăng triglyceride máu. Tuy nhiên, nồng độ triglyceride máu sẽ quay trở lại mức bình thường nếu giảm lượng đường trong máu của bạn.

Cách chặn nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch - Ảnh 1.

Triglyceride máu cao gây nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim và nhồi máu cơ tim.

Chế độ ăn uống nhiều chất béo, đường và carbohydrate: ăn nhiều thức ăn chứa nhiều đường và chất béo bão hòa sẽ có nguy cơ cholesterol máu cao dẫn đến tăng triglyceride máu, đặc biệt nếu tiêu thụ hầu hết các calo dưới các dạng carbohydrate khác nhau.

Suy giáp (nồng độ hormon tuyến giáp thấp): đôi khi do một số bệnh lý tuyến giáp, tuyến giáp không sản xuất đủ hormon làm cho nồng độ triglyceride và cholesterol máu có thể cao. Khi dùng thuốc để tăng nồng độ hormon tuyến giáp, nồng độ triglyceride sẽ trở lại bình thường.

Uống rượu thường xuyên: uống đồ uống có cồn thường xuyên có thể làm tăng nồng độ triglyceride. Cần tránh uống rượu.

Bệnh thận mạn tính: khi nồng độ HDL thấp (cholesterol tốt) và triglyceride cao có thể là một dấu hiệu của bệnh thận. Nên gặp bác sĩ để được đánh giá thêm.

Di truyền: đôi khi nồng độ triglyceride cao là do yếu tố di truyền. Nếu các thành viên khác của gia đình có cholesterol hoặc triglyceride máu cao, bạn cũng có thể có nguy cơ cao của tăng triglyceride máu.

Dư thừa mỡ bụng: sự tích tụ nhiều mỡ xung quanh bụng sẽ gây ra các phản ứng hóa học gây khó khăn kiểm soát nồng độ triglyceride máu trong giới hạn bình thường và khỏe mạnh.

Ít vận động: tập thể dục giúp nồng độ HDL sẽ ở mức độ lành mạnh. Nếu lười hoạt động thể chất, HDL có thể giảm đáng kể và tăng triglyceride máu.

Dùng thuốc: Một số thuốc có thể gây triglyceride cao như thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, estrogen, retinoid, corticoid và thuốc ức chế protease.

Hậu quả của triglyceride máu cao

Tăng triglyceride máu gây nguy cơ xơ vữa động mạch (thành động mạch dày lên hoặc xơ cứng động mạch) làm gia tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ, bệnh tim và nhồi máu cơ tim.

Triglyceride cao thường là một dấu hiệu của các bệnh như béo phì, viêm tụy, bệnh tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa, suy giáp, bệnh gan, đái tháo đường týp 2, bệnh thận hoặc là dấu hiệu của một phản ứng bất lợi với một số thuốc nhất định.

Làm thế nào để giảm nồng độ triglyceride máu?

Để giảm triglyceride trong máu tốt nhất là thay đổi lối sống:

Giảm trọng lượng cơ thể: Mất 5-10% trọng lượng hiện tại có thể làm giảm nồng độ triglycerid 20%. Giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 23 hoặc ít hơn nhưng trên 18,5 (dành cho người châu Á). Nếu chỉ số BMI trên 23 là thừa cân và trên 25 là đang bị béo phì, cần giảm ngay cân nặng. Kiểm soát vòng eo trong giới hạn cho phép: Đàn ông <90cm. Phụ nữ <80cm theo chuẩn người châu Á.

Giảm lượng calo: Cơ thể tiêu thụ nhiều calo sau đó tạo thành chất béo dự trữ. Do đó, nếu giảm lượng calo có thể giúp làm giảm nồng độ triglycerid. Ngoài ra, hạn chế ăn những loại thức ăn có nhiều đường và carbohydrate vì chúng có thể làm tăng nồng độ triglycerid. Tăng cường chất xơ bằng ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.

Chọn chất béo lành mạnh: Giảm lượng chất béo bão hòa và không bão hòa đơn, cần tăng cường tiêu thụ axit béo omega-3 để thay thế. Chọn chất béo lành mạnh như dầu đậu phộng, dầu ôliu và dầu canola. Ăn cá thay cho thịt đỏ, đặc biệt cá hồi cho hàm lượng axit béo omega-3 cao.

Cách chặn nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch - Ảnh 2.

Chế độ tập luyện hằng ngày: tập thể dục thường xuyên mỗi ngày ít nhất 30 phút làm tăng nồng độ HDL và làm giảm triglyceride máu. Tốt nhất là đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội.

 

Để định lượng triglyceride máu cần làm xét nghiệm máu. Bình thường, chỉ số này trong máu dưới 150mg/dL (hay dưới 1,7mmol/L); 150-199mg/dL (1,8-2,2 mmol/L) là tăng nhẹ; 200-499mg/dL (2,3-5,6 mmol/L) là tăng cao và hơn 500 mg/dL (trên 5,7mmol/L) là rất cao.

Uống đồ uống có ít rượu hoặc chứa ít đường và calo: Cần hạn chế tiêu thụ rượu bia vì gây tăng triglyceride.

Thuốc và các chất bổ sung: Đôi khi những thay đổi trong lối sống là không đủ để làm giảm nồng độ triglyceride. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc bổ sung giúp giảm triglyceride: Dùng liều cao dầu cá có chứa axit béo omega-3; các thuốc statin để cân bằng lượng cholesterol tốt và xấu; các thuốc fibrate giảm mỡ trong máu; niacin hoặc acid nicotinic. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng vì có các tương tác không mong muốn với các thuốc khác.

Tóm lại: Ngay cả bác sĩ đã kê toa thuốc để ngăn chặn triglyceride máu cao vẫn nên lựa chọn lối sống lành mạnh. Thực tế đã chứng minh rằng nếu không thực hiện thay đổi lối sống lành mạnh đi kèm với dùng thuốc, nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim vẫn không giảm theo mong muốn. Tập thể dục, chế độ ăn uống tốt và chọn lối sống lành mạnh là chiến lược tốt nhất để ngăn chặn triglyceride máu cao và hạn chế các biến chứng do tăng triglyceride máu gây ra.

theo Sức khỏe đời sống

100 năm trước, Pháp nhìn nhận người Việt tàn nhẫn?

“Những người phong cùi và tất cả những người không may mắc phải một căn bệnh truyền nhiễm nào đó, chỉ sau một thời gian ngắn, liền bị tàn nhẫn đuổi khỏi nhà” – Paul Giran viết.

Psychologie du peuple annamite của tác giả Paul Giran xuất bản năm 1904 thể hiện cái nhìn của người Pháp về tâm lý người Việt cách nay hơn 100 năm. Tác phẩm mới được xuất bản tiếng Việt qua bản dịch của Phan Tín Dụng với tên Tâm lý dân tộc An Nam. Được sự đồng ý của Omega Plus, Zing.vn trích đăng một phần nội dung sách.

Khi đề cập đến ảnh hưởng môi trường vật chất, chúng ta đã bàn kỹ về khía cạnh cảm giác của người An Nam. Nhưng chúng ta cũng mới chỉ xem xét nó theo quan điểm sinh lý, trong mối quan hệ của nó với thể tạng chủng tộc và khí hậu. Chúng ta còn phải nghiên cứu nó trong những dạng thức cao hơn, những tình cảm, cái cùng với cảm giác phối nên tính cách, nếu như ta có thể nói như vậy.

Sự tiến hóa tình cảm có liên kết chặt chẽ với sự tiến hóa trí tuệ. Duy nhất, chỉ trong các phương pháp phân tích, cần thiết cho mọi nghiên cứu tâm lý, chúng ta mới tách ra những yếu tố vốn dĩ luôn kết hợp với nhau trong tự nhiên.

100 nam truoc, Phap nhin nhan nguoi Viet tan nhan? hinh anh 1
Sách Tâm lý dân tộc An Nam.

Mỗi tình cảm, như chúng ta biết, đòi hỏi phải có trước đó một ý tưởng mấu chốt cấu thành nên cơ sở của nó, bất kỳ tình cảm nào cũng che giấu một biểu hiện tinh thần, hình tượng hoặc ý tưởng. Do đó, sự tưởng tượng tái hiện, nghĩa là, khả năng khơi gợi một ấn tượng đã được cảm nhận, tạo nên một ảnh hưởng chủ đạo lên cảm xúc của não. Bằng tác động mạnh hay yếu nó sẽ in dấu lên tình cảm với lực mạnh hay nhẹ, theo hướng này hay hướng khác.

Điều này bổ sung đầy đủ cho lời giải thích mà chúng tôi đã đưa ra ở trên, về sự bình tĩnh của người An Nam, về sự thanh thản của họ khi đối mặt với cái chết. Những gì E. Boutmy nói về người Anh có thể ứng hợp ở đây: “Họ không mong che giấu bằng sự kích động tăng tốc, bằng những cảnh sống động một viên đạn sượt qua trước mặt kèm âm thanh vút qua, rồi xương gãy, những cơn đau nhức nhối, như người Pháp”.

Chúng ta cũng có thể nói về sự lặng lẽ này như những gì Dugald-Stewart đã nói về sự hèn nhát: “Đó là một căn bệnh của trí tưởng tượng”.

Không nghi ngờ gì nữa, đó cũng là nguyên nhân góp phần gây nên sự vắng mặt gần như hoàn toàn cái cảm giác ngượng ngùng và thiếu lòng vị tha nơi người An Nam. Cảnh tượng một người khỏa thân không hề khơi dậy nơi họ bất cứ ý tưởng xấu nào, họ không thể đồng cảm với nỗi đau hay sự thống khổ của người khác.

Trong mối liên hệ này, cần lưu ý rằng, một cách tổng quát, tất cả tình cảm của người An Nam đều mang dấu ấn của sự vị kỷ thuần túy nhất. Không có một chút nhiệt tình hào phóng hay lòng nhân từ rộng lượng nào, trái tim thì đanh cứng, cằn cỗi, khô khốc. “Trái tim của bạn ngày càng nhỏ bé”, một triết gia nào đó từng nói. Nhờ vào câu châm ngôn tương tự, tình yêu cao thượng lại trở thành nhục dục tầm thường, tình cảm con cái dành cho cha mẹ chỉ là đạo hiếu.

Tóm lại, không thể khởi được những ý tưởng quá trừu tượng, trí óc của họ chỉ có thể hoạt động trước những sự vật có thực, người An Nam không có khả năng cảm nhận những tình cảm quá phức tạp.

Khuynh hướng của họ chủ yếu vẫn hướng về gia đình, họ không thể vượt ra ngoài vòng giới hạn. Chắc hẳn tâm hồn người An Nam đã phải thụ nhận những ý niệm về tổ quốc và lòng nhân đạo để hiểu được tình huynh đệ và lòng yêu nước.

Tình thương yêu đồng loại, biểu hiện ở lòng trắc ẩn và bác ái, là những đức tính ít khi thấy hành xử ở An Nam. Không được có người nghèo ở xứ này, và trên thực tế không hề có. Mỗi gia đình phải tự chu cấp cho những nhu cầu của mình, mỗi làng xã phải lo liệu được cho người dân.

100 nam truoc, Phap nhin nhan nguoi Viet tan nhan? hinh anh 2
Người An Nam xưa.

Khí hậu, đất đai màu mỡ, thể chất chủng tộc đã tạo điều kiệu để xứ này áp dụng và duy trì một quy tắc như vậy. Người An Nam, nhẫn nại và thụ động, bằng lòng với sự thiếu thốn, nhưng hiếm khi ở trong tình trạng bần cùng, ngược lại, họ không bao giờ tránh khỏi hàng vạn nỗi khổ nhân sinh khác.

Bệnh tật chủ yếu gây ra cho họ những tai ách nghiêm trọng và đặc biệt vào lúc đó họ thể hiện tính ích kỷ thầm kín của mình. Lịch sử cho chúng ta biết rằng những nạn nhân của bệnh dịch hạch, những người phong cùi và tất cả những người không may mắc phải một căn bệnh truyền nhiễm nào đó, chỉ sau một thời gian ngắn, liền bị tàn nhẫn đuổi khỏi nhà, bị bỏ rơi ngoài đồng hoặc nhốt cách ly ngoài làng như súc vật.

Chưa chắc một đô thị quan trọng ở An Nam đã có “trại phong” chỉ vì nó có “trường thi”, tòa án, nhà tù hoặc đền chùa của riêng mình, chủ nghĩa vị kỷ có những đền đài của nó cũng như tôn giáo, trật tự và an ninh công cộng.

Sách hay / Zing

Quan hệ Trung – Mỹ: Từ tranh chấp thương mại sang đối đầu toàn diện

Tác giả: Mai Nhật Dương

Kế từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời ngày 1/10/1949 đến nay, chưa từng có một nhà lãnh đạo nước ngoài nào đưa ra “ tối hậu thư” với lời lẽ “trịch thượng” như Tổng thống Donald Trump tuyên bố cách đây ít ngày với lãnh đạo Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình cần phải dự và gặp ông Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Osaka cuối tháng 6/2019. Nếu không gặp, ông Trump sẵn sàng đánh thuế “ngay và luôn” đối với 300 tỷ USD hàng Trung Quốc chưa bị đánh thuế trong tổng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.

“Chiến tranh thương mại” hay “chiến tranh tổng lực”? 

Mặc dù cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra hết sức quyết liệt và sức nóng của cuộc chiến đang tăng lên từng ngày, nhưng về thực chất đây không phải là cuộc chiến thương mại đơn thuần, mà là cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện giữa hai cường quốc – một bên đã xác lập được vị trí số một, còn một bên tìm mọi cách vươn lên, soán ngôi vị bá chủ và xác lập vị trí mới do mình lãnh đạo.

Dù cả Trung Quốc và Mỹ đều tránh đề cập, nhưng trên thực tế các nhân tố giúp duy trì ổn định quan hệ Mỹ – Trung trong hơn 40 năm qua đã lung lay tận gốc. Nói cách khác, mối quan hệ Mỹ – Trung như chúng ta từng chứng kiến đang đổ vỡ từng ngày, từng giờ, nhường chỗ cho mối quan hệ mới đang định hình. Sự đổ vỡ này thể hiện trên tất các phương diện: Quan hệ chính trị, ngoại giao ngày một xấu đi; lòng tin chiến lược giữa các nhà lãnh đạo hai nước cũng không còn và thay vào đó là sự ngờ vực chiến lược. Trong lĩnh vực kinh tế – thương mại, Trump và chính quyền Mỹ đang tìm cách quân bình cán cân thương mại, không để Trung Quốc “trục lợi” với con số thâm hụt thương mại khổng lồ lên tới gần 400 tỷ USD trong năm 2018, và kéo dài trong hàng chục năm liền.

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngày 1/1/1979 đến nay, quan hệ Trung – Mỹ trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm như sự kiện Thiên An Môn (từ 1989-1993), vụ máy bay Mỹ ném bom Đại sứ quán Trung Quốc (1998), vụ máy bay EP3 (2001), nhưng chưa khi nào quan hệ Trung – Mỹ lại xấu như thời điểm hiện nay. Trong Chiến lược An ninh Quốc gia được công bố tháng 12/2017 và Báo cáo Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố ngày 1/6/2019 vừa qua, Mỹ chính thức coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược, điều này cũng đồng nghĩa với việc Mỹ không bao giờ “dung thứ” cho việc Trung Quốc soán ngôi vị số 1 thế giới.

Nhìn bề ngoài, quan hệ Trung – Mỹ tưởng chừng chỉ do “sự hiếu chiến” của cá nhân ông Trump và chính quyền của ông ta. Điều này là đúng, nhưng có lẽ chỉ phản ánh một phần. Thái độ của Quốc hội Mỹ, giới hoạch định chính sách ở Washington cũng như nhiều học giả Mỹ đối với Trung Quốc vào thời điểm hiện nay cũng không khác nhau nhiều so với quan điểm của chính quyền Trump, thậm chí trong nhiều trường hợp còn “hiểu chiến” hơn. Trong xã hội, tỷ lệ cử tri Mỹ ngày càng lo lắng về Trung Quốc tăng lên tới 58%, trong khi chỉ cách đây 6 tháng con số này mới dừng ở mức 46%.

Đây là hiện tượng “đồng thuận mới” ở Washington mà giới hoạch định chính sách của Trung Quốc cần phải tính đến. Theo quan điểm của giới tinh hoa Mỹ, đây có lẽ là lần cuối cùng nước Mỹ có thể “bắt nạt” được Trung Quốc và nước Mỹ cần phải hành động ngay trước khi quá muộn.

Ở góc độ ngược lại, phía Trung Quốc cũng bắt đầu “mất kiên nhẫn” và tìm cách “phản công”. Một mặt, Trung Quốc tìm cách phản bác toàn bộ các cáo buộc của chính quyền Trump, không chấp nhận các điều kiện đơn phương, bất bình đẳng buộc Trung Quốc từ bỏ quyền phát triển của mình. Mặt khác, Trung Quốc đang tìm cách tăng cường nội lực và thích ứng với cuộc chiến mà Trung Quốc biết chắc sẽ trường kỳ và khó khăn gấp bội so với bất kỳ các cuộc “đối đầu” nào mà Trung Quốc từng gặp trong quá khứ để hóa giải nguy cơ chưa từng có từ phía Mỹ.

Trump: Lợi thế trước mắt và các con bài trong tay 

Với biệt danh “ông Thuế quan” (Tariffs Man), Trump là người tin tưởng đặc biệt vào sự hữu dụng và tính hiệu quả của công cụ thuế quan trong việc gây sức ép buộc đối phương, dù đó là đồng minh như EU, Mexico, Canada hay đối thủ như Trung Quốc… phải thuận theo ý Mỹ. Bài học thành công trong quá khứ khi Mỹ sử dụng công cụ thuế quan buộc Nhật phải “phất cờ trắng” và ký Thỏa ước Plaza 1985 và gần đây là việc ép Mexico chấp nhận các điều kiện đơn phương của Mỹ nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp tràn vào Mỹ qua ngả Mexico đã khiến Tổng thống Trump khá “tự tin” trong việc gây sức ép với Trung Quốc.

Hỗ trợ cho chính sách thuế quan cứng rắn của Trump là nền kinh tế Mỹ đang ở chu kỳ tăng trưởng kéo dài gần 120 tháng liên tục với tốc độ tăng trưởng GDP 3,2% năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp thấp 3,6% (thấp nhất trong hơn 50 năm qua), chỉ số chứng khoán Dow Jones tăng gần 30% trong vòng 2 năm rưỡi kế từ khi Trump lên cầm quyền. Trump cũng tin tưởng thuế quan cao sẽ làm cho các công ty Mỹ và nước ngoài chuyển dịch đầu tư về phía Mỹ, tạo thêm công ăn việc làm, giúp chính quyền Mỹ tăng thu hoặc ít nhất cũng chuyển đầu tư ra khỏi hoặc gây khó khăn kinh tế cho đối phương mà Mỹ đang gây sức ép.

Điều này trái ngược với bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa của Trung Quốc trong hơn 1 năm qua kể từ khi cuộc chiến thương mại giữa hai nước nổ ra: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm xuống còn 6,2% năm 2018 – mức thấp nhất trong 3 thập kỷ qua, chỉ số tăng trưởng công nghiệp và chỉ số chứng khoán giảm, mức thất nghiệp gia tăng trong khi khoản dự trữ ngoại hối khổng lồ một thời đang bốc hơi nhanh. Chắc chắn chiến tranh thương mại càng gia tăng, các vấn đề kinh tế – xã hội mà Trung Quốc đang phải đối mặt cũng tăng lên theo cấp số nhân.

Trump với “kinh nghiệm thương trường” của mình đã nắm bắt rất nhanh điều này nên rất “tự tin” ép Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại, buộc nước này phải thay đổi hơn 100 nội luật, kèm với các cơ chế theo dõi, chế tài tự động trừng phạt nếu nước này có dấu hiệu vi phạm.

Một là, ngay trong lĩnh vực thương mại Trump mới chỉ sử dụng một phần con bài thuế quan. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2016, Trump đã đe dọa sẽ đánh thuế 45% đối với tất cả hàng xuất khẩu của Trung Quốc (tương đương 500 tỷ USD) sang Mỹ. Nếu Mỹ thực hiện như đã hứa khi chiến tranh thương mại leo thang, điều này đồng nghĩa với việc “cấm cửa” gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.

Hai là, Mỹ bắt đầu để ý và tấn công vào các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc. Sau thành công trong việc “trừng phạt”, đẩy công ty công nghệ ZTE của Trung Quốc đến bờ vực phá sản và chỉ được “giải cứu” sau khi ZTE chấp nhận thay toàn bộ ban lãnh đạo, nộp 1,4 tỷ USD tiền phạt và 500 triệu USD tiền đặt cọc.  Giờ đây Huawei, công ty 5G hàng đầu thế giới của Trung Quốc đang đối mặt với lệnh trừng phạt khắc nghiệt. Không chỉ mảng 5G mà tương lai của Huawei hiện cũng khá bấp bênh. Chắc chắn danh sách các công ty công nghệ của Trung Quốc bị đưa vào tầm ngắm sẽ kéo dài thêm trong thời gian tới, bất kể việc Trung Quốc và Mỹ có đạt được thỏa thuận về thương mại hay không.

Bà là, các công cụ khác vẫn đang được Mỹ “dền dứ” như khả năng đặt Trung Quốc vào tầm ngắm là quốc gia thao túng tiền tệ; gây sức ép trong vấn đề Biển Đông; năng lượng (thắt chặt cấm vận dầu lửa và kinh tế với Iran); sử dụng “con bài” Đài Loan (lần đầu tiên kế từ 1/1/1979 Đài Loan được gọi là một “quốc gia” trong Báo cáo Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 1/6 vừa qua – một động thái chắc chắn khiến Trung Quốc tức giận)… Ngoài việc “tấn công” trên phương diện song phương, Mỹ đang có những động thái vận động, lôi kéo các đồng minh, đối tác, bạn bè thể hiện thái độ đối với Trung Quốc trên các diễn đàn đa phương.

So sánh một cách hình ảnh, Trump đang lên gân cốt, diễu võ giương oai, tấn công đối phương bất ngờ, tấn công liên tiếp, tấn công toàn diện, tấn công hội đồng.

Là một cường quốc lớn thứ hai thế giới với tinh thần dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ, Trung Quốc sẽ rất khó chấp nhận những yêu sách này của Mỹ. Hơn nữa, hơn ai hết, lãnh đạo Trung Quốc hiểu rất rõ việc chấp nhận thỏa thuận thương mại này mà không có những sửa đổi hay điều chỉnh quan trọng, sẽ không chỉ làm kìm chân Trung Quốc về mặt kinh tế, mà còn là sự tự sát về mặt chính trị.

Điều này giải thích việc Trung Quốc không chỉ “phớt lờ” các yêu sách của Tổng thống Trump, mà còn lớn tiếng yêu cầu rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải dựa trên cơ sở có đi có lại và tôn trọng lẫn nhau. Trung Quốc cũng tự tin cho rằng với dân số 1,4 tỷ người, nền kinh tế phát triển năng động và nhiều tiềm năng chưa khai phá hết, Trung Quốc hoàn toàn đủ khả năng chế ngự và hóa giải bất kỳ sức ép nào từ bên ngoài.

Với việc cả Mỹ và Trung Quốc cùng cao giọng như vậy, quan hệ cạnh tranh Trung – Mỹ này sẽ đi về đâu?

Quan hệ Trung – Mỹ: Bóng ma Chiến tranh lạnh 2.0

Tác giả bài viết tạm gọi cuộc đối đầu Trung-Mỹ toàn diện hiện nay là Chiến tranh lạnh kỹ thuật số hoặc Chiến tranh lạnh 2.0, một cuộc chiến tranh mới hoàn toàn khác với Chiến tranh lạnh “kiểu cũ” 1.0 trước kia giữa Mỹ và Liên Xô trong giai đoạn từ năm 1945 đến 1990.

Trước hết, cần hiểu rõ từ “Chiến tranh lạnh” được đề cập ở đây là để nói đên tình trạng xấu đi hoặc trạng thái “đóng băng” trong quan hệ cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc hàng đầu thế giới. Và để hiểu cuộc Chiến tranh lạnh “kiểu mới” 2.0, cần biết rõ các đặc trưng của Chiến tranh lạnh “kiểu cũ” 1.0 để từ đó thấy được sự khác biệt căn bản giữa Chiến tranh lạnh 1.0 và Chiến tranh lạnh 2.0.

Các đặc trưng của Chiến tranh lạnh “kiểu cũ” 1.0

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh 1.0 (từ năm 1945-1990), sự đối đầu  Xô – Mỹ có một số đặc điểm đáng chú ý sau:

Một là, sự cạnh tranh quyết liệt về ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa;

Hai là, chạy đua vũ trang hạt nhân giữa Mỹ và Liên xô cũ xoay quanh việc giành ưu thế bộ ba vũ khí chiến lược: tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, máy bay ném bom hạt nhân chiến lược và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm;

Ba là, sự ngăn cách gần như tuyệt đối giữa phương Đông và phương Tây bởi “bức màn sắt” (iron curtain). Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh 1.0, có rất ít các hoạt động tương tác giữa hai bên như: viếng thăm cấp cao; quan hệ chính trị – ngoại giao; quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục hoặc giao lưu nhân dân giữa người dân thuộc hai khối đối lập.

Mỹ – Trung trước thềm cuộc chiến toàn diện

Trước khi diễn ra tình trạng đối đầu toàn diện Mỹ – Trung Quốc hiện nay, sự tương tác, đan xen về lợi ích giữa hai bên lớn tới mức tưởng chừng không thể tách rời nhau:

Về gặp gỡ, trao đổi đoàn cấp cao: Lãnh đạo cấp cao Trung – Mỹ gặp nhau thường xuyên hàng năm qua các chuyến viếng thăm song phương, cũng như bên lề các diễn đàn khu vực và quốc tế quan trọng như Cấp cao Đông Á (EAS), APEC và G20. Ngoài ra, các quan chức cấp cao hai nước còn thường xuyên gặp gỡ, trao đổi trong hơn 100 cơ chế khác nhau trong khuôn khổ Đối thoại Chiến lược và Kinh tế hàng năm giữa Mỹ và Trung Quốc.

Về kinh tế, thương mại: Hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc ràng buộc lẫn nhau bởi khối lợi ích kinh tế khổng lồ, đan xen lẫn nhau có giá trị lên tới trên 2000 tỷ USD – một hiện tượng được nhà sử học của Đại học Harvard Niall Ferguson gọi là “Chimerica” (viết tắt tiếng Anh từ Trung Quốc là China và Mỹ là America). “Chimerica” bao gồm tổng thương mại hai chiều hàng năm trị giá khoảng 650 tỷ USD, hơn 1000 tỷ USD đầu tư của Trung Quốc vào Trái phiếu chính phủ Mỹ và hàng trăm tỷ USD đầu tư hai chiều vào nền kinh tế của nhau.

Về giao lưu dân gian, mối quan hệ “khăng khít” Mỹ – Trung này còn được củng cố thêm bằng khối lượng khổng lồ hàng chục triệu du khách Mỹ và Trung Quốc thăm viếng nhau hàng năm và hàng trăm ngàn sinh viên Trung Quốc đang theo học tại các cơ sở giáo dục đại học và trên đại học khắp nước Mỹ.

Tất cả những điều trên tạo ra sự khác biệt lớn khi so sánh quan hệ Mỹ – Xô và Mỹ – Trung ở hai thời điểm khác nhau khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh lạnh 1.0 và 2.0

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh 1.0, “giọt nước tràn ly” làm cho người Mỹ thức tỉnh bởi mối đe dọa và ưu thế vượt trội của Liên xô là “sự kiện Sputnik” năm 1957. Sự kiện này không chỉ cho thấy sự thiếu an toàn của nước Mỹ trước ngụy cơ bị tấn công hạt nhân từ xa bằng tên lửa vượt đại châu của Liên xô, mà còn là nguy cơ bị “tụt hậu” trong cuộc đua khoa học – kỹ thuật. Chính điều này đã buộc nước Mỹ đầu tư mạnh mẽ hơn vào giáo dục, khoa học để giành lại ưu thế trong những năm sau.

Còn “giọt nước tràn ly” khiến người Mỹ tỉnh ngộ về nguy cơ bị “soán ngôi” hiện nay có lẽ là sự xuất hiện của “quả bom tấn”, một cuốn sách “best seller” có tựa đề “Siêu cường Trí tuệ nhân tạo: Trung Quốc, Thung lũng Silicon và Trật tự thế giới mới” (AI Superpowers: China, the Silicon Valley and the New World Order) xuất bản năm 2017.

Chiến tranh lạnh kỹ thuật số 2.0 

Tác giả cuốn sách trẽn là Lý Khai Phục (Kai-Fu Lee), một người Mỹ gốc Đài Loan và là Tiến sĩ tốt nghiệp Đại học Carnegie Mellon (Mỹ). Lý Khai Phục – người từng giữ các chức vụ quản lý cao cấp tai Microsoft, Facebook và Google và hiện đứng đầu một quỹ đầu tư chuyên đỡ đầu cho các dự án khởi nghiệp công nghệ cao ở Trung Quốc – được coi là kỹ sư, nhà khoa học giỏi nhất Trung Quốc hiện nay trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Lý Khai Phục cũng được coi là người thúc đẩy sự đổi mới và đột phá công nghệ của Trung Quốc trong 20 năm qua. Với tài khoản Weibo có hơn 51 triệu người theo dõi (nhiều hơn toàn bộ dân số Tây Ban Nha), Lý là người có nhiều ý tưởng có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Trong cuốn sách của mình, Lý Khai Phục đưa ra một số luận điểm đáng chú ý:

    • Trong khoảng thời gian 10 năm từ 2020-2030, lĩnh vực AI dự kiến sẽ tạo ra 16.000 tỷ USD giá trị, 70% trong số đó sẽ “rơi vào túi” nhóm G7 hàng đầu trong lĩnh vực AI, bao gồm 4 công ty của Mỹ (cụ thể là Microsoft, Facebook, Apple và Google Alphabet) và 3 công ty Trung Quốc là Baidu, Alibaba và Tencent (BAT).
    • AI, chứ không phải sức mạnh cứng về quân sự, là yếu tố quyết định sự vượt trội và “ai thắng ai” trong cuộc Chiến tranh lạnh mới 2.0 giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như việc quyết định ai sẽ làm chủ cuộc chơi trong việc xác lập trật tự thế giới mới.
    • Mặc dù Mỹ đi đầu so với Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu AI, nhưng Trung Quốc hiện lại đi trước và vượt trội so với Mỹ trong việc triển khai và áp dụng thành tựu nghiên cứu AI và khoa học công nghệ.
    • Mỹ có thể gây khó khăn, cản trở hoặc trì hoãn tiến bộ công nghệ của Trung Quốc, nhưng không có cách nào ngăn cản Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng AI.

Cuốn sách của Lý Khai Phục được xuất bản vào thời điểm Huawei đã vượt qua Nokia và Erickson để trở thành nhà cung cấp số 1 về hệ thống giải pháp 5G hoàn chỉnh và đang chuẩn bị “soán ngôi” Samsung để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh số 1 trên thế giới.

Thêm vào nỗi lo ngại của Mỹ là động thái tích cực của Trung Quốc trong việc thực hiện các mục tiêu hết sức tham vọng trong chiến lược “Made in China 2025”, nhằm biến Trung Quốc từ trung tâm chế tạo trở thành trung tâm công nghệ của thế giới trong các lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ sinh học, hàng không vũ trụ, robot, tự động hóa, công nghệ thông tin (IT), điện toán lượng tử (Quantum Computing), AI…

Nói một cách khác, đối đầu Mỹ – Trung trong Chiến tranh lạnh 2.0 thực chất là cuộc chạy đua tổng lực về công nghệ với một số đặc trưng sau:

Một là, cạnh tranh về mặt ý thức hệ sẽ được thay thế bằng cạnh tranh giữa các hệ sinh thái internet (internet ecosystems) và “chuẩn” công nghệ mới. Khi cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ và lan rộng, nhiều khả năng thế giới sẽ bị chia rẽ bởi những người sử dụng hệ thống internet của Trung Quốc và hệ thống của Mỹ; hệ điều hành Hong Meng của Huawei hay hệ điều hành Android của Google hay IOS của Apple dành cho điện thoại di động; sử dụng thiết bị 5G của Huawei hay 5G của Nokia, Erickson, Quancom…

Trong trận chiến đó, bạn bè, đồng minh, đối tác hay quan hệ thân sơ không còn bị chi phối nhiều bởi sự song trùng về ý thức hệ, mà về loại chuẩn công nghệ hay hệ sinh thái internet mà họ ứng dụng.

Hai là, địa bàn cạnh tranh và đối đầu không còn còn giới hạn trên không, trên biển hay mặt đất như Chiến tranh Lạnh 1.0, mà mở rộng ra toàn cõi không gian thực lẫn không gian ảo. Do đó, an ninh mạng đóng vai trò đặc biệt then chốt trong việc bảo vệ chủ quyền và không gian phát triển.

Ba là, Mỹ và phương Tây bắt đầu bắt tay nhau dựng “bức tường sắt về công nghệ” vô hình lẫn hữu hình để bảo vệ các bí quyết công nghệ của họ, trong khi ngăn cản Trung Quốc tiếp cận công nghệ của phương Tây. Động thái rõ nhất là việc Mỹ hạn chế tối đa sinh viên và kỹ sư Trung Quốc theo học và làm việc trong các lĩnh vực công nghệ “nhạy cảm” như: hàng không vũ trụ, tự động hóa, AI ..

Bốn là, “vũ khí chiến lược” trong cuộc Chiến tranh lạnh 2.0 không còn là bộ ba vũ khí hạt nhân mà là cuộc chạy đua nghiên cứu, thử nghiệm, chế tạo và vận hành các máy tính lượng tử với tốc độ nhanh gấp hàng triệu lần so với các máy tính thông thường.

Năm là, Chiến tranh lạnh 2.0 sẽ diễn ra hết sức quyết liệt với tốc độ và cường độ cao trong rất nhiều lĩnh vực. Không giống như Chiến tranh Lạnh 1.0 kéo dài hơn 45 năm cho đến khi Liên xô và hệ thống XHCN cũ tan rã, Chiến tranh Lạnh kỹ thuật số 2.0 sẽ sớm được phân định, có thể chỉ trong vòng 4-6 năm, thậm chí còn nhanh hơn.

Trường hợp Công ty Nokia của Phần Lan trong lĩnh vực sản xuất điện thoại là một ví dụ điển hình. Hơn 10 năm trước, Nokia từng thống trị thị trường điện thoại thế giới với gần 60% thị phần. Tuy nhiên, gã khổng lồ Phần Lan đã bị buộc phải rời khỏi mảng điện thoại di động trong vòng chưa đầy 2 năm do sự chậm trễ trong việc sử dụng hệ điều hành Android. Nhiều khả năng Huawei cũng sẽ rơi vào tình trạng kinh doanh ảm đạm, thậm chí không loại trừ khả năng phá sản, nếu không có thỏa thuận giữa chính quyền Mỹ và công ty trong vòng 3-5 tháng tới.

Thời gian từ 4-6 năm tới sẽ cho chúng ta một bức tranh và câu trả lời rõ hơn về khả năng liệu Trung Quốc có thể bắt kịp Mỹ về tiến bộ công nghệ và tiến tới thách thức địa vị sự thống trị số 1 của Mỹ hay không.

Mỹ muốn gì từ cuộc đối đầu quyền lực mới với Trung Quốc?  

Có thể thấy khá rõ, mục tiêu của Mỹ với Trung Quốc là kiếm soát chứ không phải làm cho Trung Quốc sụp đổ hay chia năm xẻ bảy vì điều này sẽ tạo ra sự bất ổn cho toàn bộ khu vực và thế giới và đe dọa ngược trở lại đối với an ninh quốc gia của nước Mỹ.

Điều mà Mỹ cần và đang nỗ lực hết mình là buộc Trung Quốc phải từ bỏ tham vọng, hoặc nếu còn tham vọng thì cũng không thể  biến ước mơ hay tham vọng trở thành cường quốc số một thế giới của mình thành hiện thực. Một Trung Quốc “phát triển hòa bình”, không có tham vọng địa-chính trị toàn cầu và không đủ khả năng soán ngôi Mỹ như Anh, Nhật Bản hay Brazil… là điều phù hợp với lợi ích của nước Mỹ.

Hơn ai hết, Trung Quốc biết rõ những khó khăn chồng chất mà mình đang phải đối mặt. Tuy nhiên, địa vị cường quốc và niềm kiêu hãnh dân tộc khiến Trung Quốc không bao giờ chấp nhận các áp đặt đơn phương từ phía Mỹ mà không tìm mọi cách chống lại. Do đó, “trận thư hùng” Mỹ – Trung sắp tới sẽ hết sức khốc liệt và gay cấn vì kẻ thua cuộc có lẽ sẽ sớm lui về dĩ vãng và chìm vào bóng tối như số phận của bao kẻ thua cuộc khác trong quá khứ.

Nguồn: Vietnamnet