10 khu nghỉ dưỡng siêu sang được giới nhà giàu Việt ưa thích

Tận dụng được vẻ đẹp thiên nhiên, kết hợp hài hòa với kiến trúc độc đáo cùng với dịch vụ tuyệt vời, những khu nghỉ dưỡng sang trọng tại Việt Nam không chỉ làm hài lòng khách trong nước mà ngày càng nổi tiếng trên thế giới.

Với phòng tiêu chuẩn, giá khoảng trên dưới 10 triệu đồng và những biệt thự cao cấp giá dao động từ 70 đến khoảng 100 triệu đồng cho một đêm lưu trú. Mức giá càng cao thì loạt dịch vụ đi kèm cũng thuộc hàng đỉnh cao xứng đáng với số tiền bạn đã bỏ ra.

Hãy cùng điểm danh 10 khu nghỉ dưỡng siêu sang trải dài từ Bắc vào Nam, để cảm nhận sự hoàn hảo của xa hoa khi kết hợp với cảnh quan tự nhiên.

Flamingo Đại Lải (Vĩnh Phúc)

Resort tuyệt đẹp này được tạp chí điện tử về kiến trúc và thiết kế Designboom đưa vào danh sách 10 công trình khách sạn và nghỉ dưỡng đẹp nhất thế giới.

Với thiết kế xanh hài hòa với cảnh quan cùng hệ thống nhà hàng sang trọng, hồ bơi nước nóng ngoài trời lớn nhất miền Bắc, đồi Tùng, sân golf 9 lỗ và hàng loạt các dịch vụ đẳng cấp khác, Flamingo Đại Lải đem lại cho du khách một khoảng thời gian thư giãn tuyệt vời.

Khu nghỉ dưỡng Flamingo nhìn từ trên cao. (Ảnh: Flamingo Đại Lải)
Nhà hàng Bamboo Wings. (Ảnh: Flamingo Đại Lải)
Hồ bơi ngoài trời. (Ảnh: Flamingo Đại Lải)

InterContinental Danang Sun Peninsula (Đà Nẵng)

Khu nghỉ dưỡng nằm ở phía bắc bán đảo Sơn Trà này từng đoạt giải thưởng dành cho resort sang trọng hàng đầu thế giới do tổ chức World Travel Awards trao tặng.

Với thiết kế hài hòa giữa các tòa nhà và cảnh quan, đây là nơi dừng chân của nhiều du khách trong và ngoài nước. Nội thất sang trọng, ẩm thực thượng hạng với các hình thức giải trí phong phú đem lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời.

(Ảnh qua: mrandmrssmith)
(Ảnh qua: intercontinental)

Hyatt Regency Danang (Đà Nẵng)

Khu nghỉ dưỡng Hyatt Regency Danang được độc giả tạp chí Condé Nast Traveler bình chọn vào vị trí 15 trong top 40 resort bãi biển tuyệt nhất thế giới. Khu nghỉ dưỡng trải rộng hơn 200.000 m2 với bãi biển nguyên sơ trước núi Ngũ Hành Sơn, cách sân bay khoảng 15 phút đi xe.

Các phòng đều có ban công, phần lớn có thể nhìn ra biển. Ngoài ra, ẩm thực của resort cũng được đánh giá cao.

(Ảnh: Hyatt Regency Danang)
Nhà hàng cạnh bờ biển bán đảo Sơn Trà. (Ảnh: Hyatt Regency Danang)
Hồ bơi chính trong Hyatt Regency Danang. (Ảnh: Hyatt Regency Danang)

Four Season The Nam Hải (Hội An)

Đây là khu nghỉ dưỡng toàn biệt thự nằm cạnh Hà My, một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Kiến trúc độc đáo của khu nghỉ dưỡng này lấy cảm hứng từ lăng vua Tự Đức tại Huế. The Nam Hải cũng đứng vị trí thứ 25 trong top 40 resort bãi biển tuyệt nhất thế giới do tạp chí Condé Nast Traveler bình chọn.

Tại đây, du khách có thể tham gia tour du lịch “Theo chân đầu bếp” để khám phá chợ Hội An, tới vườn rau hữu cơ của resort và theo học lớp nấu ăn của người Việt.

(Ảnh: Nam Hai Resort)
Một góc Nam Hải Cafe. (Ảnh: Nam Hai Resort)
Một góc Nam Hải Cafe. (Ảnh: Nam Hai Resort)

Victoria Hoi An Beach (Hội An)

Cách trung tâm Hội An chưa đầy 5 km, khu nghỉ dưỡng này được xây dựng mô phỏng theo một làng chài truyền thống của Việt Nam. Victoria Hoi An Beach được bình chọn ở vị trí thứ 34 trong top 40 resort bãi biển tuyệt nhất thế giới của tạp chí Condé Nast Traveler.

Du khách có thể đi tham quan phố cổ, đến chợ cá vào sáng sớm và khám phá miền đất xinh đẹp này trên những chiếc xe ba bánh có người lái, hoặc đạp xe leo núi.

(Ảnh: Victoria Hoi An Beach)
Hồ bơi ở Victoria Hội Anh. (Ảnh: Victoria Hoi An Beach)
(Ảnh: Victoria Hoi An Beach)

Six Senses Ninh Van Bay (Khánh Hòa)

Năm 2014, biệt thự hướng biển số 5 của Six Senses Ninh Van Bay đã đoạt giải Smith Hotel Awards cho hạng mục “Phòng nghỉ quyến rũ nhất hành tinh” do Daily Mail bình chọn. Biệt thự có diện tích 154 m2 có bể bơi được thiết kế hài hòa với vách đá, cầu thang riêng dẫn xuống biển, sân tắm nắng riêng và nội thất sang trọng, tạo ra không khí lãng mạn và riêng tư cho bất cứ cặp đôi nào. Nơi đây còn có hầm rượu mini riêng.

Khu nghỉ dưỡng được đánh giá là một chốn thiên đường xa hoa, sáng tạo và trang nhã, với những căn phòng có kiểu thiết kế độc đáo. Các biệt thự hướng biển siêu lãng mạn của Six Senses xứng đáng giành vị trí quán quân, vị trí ngay sát bờ biển, nhìn ra rạn san hô, riêng biệt, yên tĩnh và khiến du khách không muốn rời khỏi.

(Ảnh qua: remotelands)
(Ảnh: Six Senses Ninh Van Bay)
(Ảnh qua: tripadvisor)

Evason Ana Mandara (Khánh Hòa)

Với khuôn viên 20.000 m2, bao quanh là khu vườn nhiệt đới riêng biệt nhìn ra biển, Evason Ana Mandara có thể làm hài lòng ngay cả những du khách khó tính nhất. Khu nghỉ dưỡng này gồm 17 biệt thự và 74 phòng, với kiến trúc độc đáo tạo không gian yên tĩnh, nội thất quyến rũ cùng các dịch vụ đẳng cấp.

Khu nghỉ dưỡng nhìn từ xa. (Ảnh: Evason Ana Mandara)
Nhà hàng Ana Beach nhìn ra biển mở cửa từ 6:30 sáng đến 10:30 tối. (Ảnh: Evason Ana Mandara)
Một góc hàng rong Việt được tổ chức vào thứ sáu hàng tuần trước sân nhà hàng Pavilion, phục vụ nhiều món ăn Việt đặc trưng trong không gian âm nhạc truyền thống. (Ảnh: Evason Ana Mandara)
Tour tham quan chợ vào buổi sáng. (Ảnh: Evason Ana Mandara)H

Amanoi (Ninh Thuận)

Khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp nằm cách thành phố Phan Rang 36 km về phía đông này được tạp chí Forbes coi là một trong những yếu tố khiến Việt Nam trở thành quốc gia đáng đến trong năm 2015. Với kiến trúc kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, Amanoi cho du khách đắm mình vào không gian thiền định, bình yên với những tiện ích sang trọng, đẳng cấp.

Là resort 6 sao đầu tiên của Việt Nam và là 1 trong số 33 khách sạn tốt nhất thế giới năm 2014 do tạp chí Condé Nast Traveler danh tiếng bình chọn.

Khu nghỉ dưỡng trên núi trong sương mờ. (Ảnh: Amanoi)
Không gian thiền định bình yên. (Ảnh: Amanoi)
Không gian thiền định bình yên. (Ảnh: Amanoi)
Nhà hàng nhìn ra biển. (Ảnh: Amanoi)

Princess d’Annam Resort & Spa (Bình Thuận)

Khu nghỉ dưỡng cao cấp tọa lạc ở mũi Kê Gà, có vẻ đẹp độc đáo nhờ sự kết hợp giữa kiến trúc Pháp và kiến trúc phương Đông truyền thống. Gồm 57 biệt thự nằm giữa không gian yên tĩnh.

Nội thất tuyệt đẹp cùng nhà hàng lãng mạn cạnh bãi biển khiến Princess d’Annam chiếm trọn cảm tình của du khách và được đánh giá 5 sao trên nhiều trang đặt phòng uy tín của thế giới.

(Ảnh: Princess d’Annam Resort & Spa)
(Ảnh: Princess d’Annam Resort & Spa)
(Ảnh: Princess d’Annam Resort & Spa)
(Ảnh: Princess d’Annam Resort & Spa)

Six Senses Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Resort sang trọng này từng được cặp đôi quyền lực nhất làng giải trí thế giới, Brad Pitt và Angelina Jolie, chọn làm nơi nghỉ chân ở Việt Nam. Đây là khu nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên ở Côn Đảo với 50 biệt thự gỗ nằm dọc sát bờ biển dài 1,6 km, với các tiện ích như bể bơi, spa, trò chơi dưới nước…

Six Senses Côn Đảo đã đoạt giải Công trình xây dựng và thiết kế xuất sắc nhất thế giới dành cho loại khách sạn dạng nhỏ tại giải thưởng International Commercial Property Awards 2010.

(Ảnh: Six Senses Côn Đảo)
(Ảnh: Six Senses Côn Đảo)

Ly Huỳnh T/H

Mẹ tôi chỉ có một con mắt!

Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi.

Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học trong lớp la lên:

– Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!

Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà:

– Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!

Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà, không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau cùng, tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.

Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.

Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ tôi biết chuyên, hét lên:

– Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Đi khỏi đây ngay!

Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời:

– Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!

Và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao?

Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.

Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại cho tôi:

“Con yêu quý,

Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây.

Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ.

Mẹ yêu con lắm,

Mẹ…”

(Sưu tầm)

NỮ TƯỚNG NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT ĐẦU TIÊN BINH CHỦNG LỤC QUÂN HOA KỲ.

Inline image

Đại tá Danielle J Ngô vừa được thăng Chuẩn Tướng Lục Quân Hoa Kỳ – gia nhập Lục quân Hoa Kỳ năm 1990, và trở thành một binh sĩ thuộc binh chủng công binh, sau đó cô theo thụ huấn một khóa sĩ quan và tốt nghiệp mang cấp bậc Thiếu úy vào năm 1994.

Danielle J Ngô được thuyên chuyển lần lượt phục vụ tại các đơn vị công binh như: Trung đội trưởng kiêm đại đội phó tiểu đoàn 62 công binh; Sĩ quan phụ tá ban 4, lữ đoàn 20 công binh nhảy dù; Sĩ quan ban 1 kiêm ban 3, tiểu đoàn 37 công binh nhảy dù; Phân đội trưởng, Phân đội công binh 610; Đại đội trưởng, đại đội chỉ huy, tiểu đoàn 299 công binh chiến đấu; Phó ban 4, lữ đoàn 1, sư đoàn 4 bộ binh tham dự cuộc hành quân “Operation Iraqi Freedom I” tại Iraq. Là sĩ quan thuộc bộ tham mưu liên quân (Joint Chiefs of Staff Intern) tại Washington D.C; Sĩ quan phụ tá phòng 5, sư đoàn 1 bộ binh; Phó phòng 5, bộ tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại A Phú Hản (OPERATION ENDURING FREEDOM Afganistan); Trưởng ban 3, tiểu đoàn 1, lữ đoàn 1, sư đoàn 1 bộ binh; Tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn 52 công binh; Sĩ quan Phụ tá quân sự cho Chủ tịch ủy ban quân sự khối NATO tại Brussels, Bỉ quốc.

Cô được thăng cấp Đại tá vào tháng 8 năm 2014 và Chuẩn Tướng vào tháng 6 năm 2019.

Hiện Chuẩn Tướng Ngô đang nắm quyền chỉ huy Lữ đoàn trưởng, lữ đoàn 130 công binh lục quân.

ST

Các dự án Novaland năm 2019

Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 1.
Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 2.

Tại trục đường Phổ Quang (Phú Nhuận), Novaland triển khai 3 dự án gồm Newton Residence, Golden Mansion và Orchard Parkview.

Hầu hết các dự án bất động sản Novaland triển khai tại TP.HCM thuộc phân khúc căn hộ cao cấp nằm ở các quận trung tâm và rải rác nhiều quận khác như 7, 8…và đã được bàn giao cho khách hàng đúng kế hoạch đề ra.

Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 3.

Trục đường 3/2 (quận 10), Novaland cũng đang triển khai một dự án chung cư cao tầng.

Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 4.

Trên đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, tập đoàn này đã hoàn thành dự án căn hộ The Prince Residence

Về quỹ đất, Novaland đang sở hữu 2.700 ha, trong đó BĐS để ở chiếm 25% và BĐS du lịch chiếm 75%.

Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 6.

Dự án ăn hộ RiverGate có vị trí đắc địa giáp Quận 1, mật độ dân cư đông đúc

Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 7.

Dự án Lexington nằm tại giao lộ Mai Chí Thọ – Xa Lộ Hà Nội (quận 2) cũng đã hoàn thành. Theo tìm hiểu, trong năm 2019, Novaland sẽ đầu tư xây dựng Dự án Golf View, rộng 5ha tọa lạc mặt tiền đường Hoàng Hữu Nam, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9. Dự án gồm các loại hình đất nền, nhà phố, biệt thự…

Đơn vị này cũng đã ký kết hợp tác chiến lược với Trường Đại học Hoa Sen trong việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực; và ký kết hợp tác chiến lược cùng Công ty CP Đầu tư Thương mại Hải Âu trong các dịch vụ bay trực thăng (bay tham quan, cứu hộ, vận chuyển…).

Cụm dự án The Sun Avenue nằm ngay Thủ Thiêm (Quận 2). Đây được xem là một trong những dự án có thiết kế nổi bậc nhất khu trung tâm TPHCM. Dự án này cũng đã hoàn thành và bàn giao nhà.

Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 9.
Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 10.

Hai dự án thuộc sở hữu của Novaland đang được triển khai tại quận 2. Trong năm nay, Novaland còn đầu tư khu Palm Marina rộng 7,4 ha nằm trên bán đảo Tam Đa, Thủ Đức

Theo tiết lộ của lãnh đạo Novaland, giai đoạn 2 tập đoàn này sẽ phát triển mạnh bất động sản nghỉ dưỡng và dịch vụ du lịch tại hàng loạt địa phương tiềm năng như Phú Quốc, Cần Thơ, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phan Thiết – Bình Thuận, Ninh Thuận, Cam Ranh – Khánh Hòa,…mục tiêu tạo nên những điểm đến du lịch hấp dẫn, góp phần nâng tầm du lịch Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Cụm dự án của Novaland đã hoàn thiện tại Bến Vân Đồn

Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 12.
Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 13.

Khu vực trung tâm quận 1, nơi tập đoàn này đang đầu tư Dự án The Grand Manhattan rộng khoảng 1,4ha, mật độ xây dựng 49,7%, tương đương diện tích xây dựng chiếm 6.961,05m2, tỷ lệ mảng xanh chiếm khoảng 30%. Quy mô tổng thể dự án The Grand Manhattan gồm 3 tòa tháp căn hộ cao 39 tầng nổi (tầng 39 là tầng sân thượng), 4 tầng hầm với diện tích khoảng 35.150m2. Công trình hiện đang xây dựng phần móng.

Tập đoàn cũng công bố kế hoạch năm 2019 với doanh thu dự kiến là 18.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến là 3.300 tỷ đồng, tăng lần lượt là 17,7% và 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự án Victoria Village tại khu Thạnh Mỹ Lợi (quận 2) đang được xây dựng

Khu đô thị Lake View City của Novaland đã được bàn giao cho khách hàng

Ông Bùi Xuân Huy – TGĐ Tập đoàn Novaland- chia sẻ: “Trước cơ hội của ngành du lịch và thị trường BĐS, tập đoàn đang nỗ lực định hinh xu hướng mới, nhu cầu mới trong đầu tư BĐS và nâng cao giá trị đầu tư cho khách hàng của mình.

Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 16.

Dự án Sunrise Cityview tại Quận 7 cũng đã hoàn thành

Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 17.

Dự án Sunrise City đã hoàn thành

Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 18.

Dự án Sunrise Cityview đang dần hoàn thành và bàn giao cho khách hàng.

Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 19.

Cụm dự án Sunrise Riverside nằm liền kê khu đô thị Phú Mỹ Hưng cũng đã xây dựng xong và bàn giao cho khách hàng.

Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 20.

Dự án Wilton Tower tại quận Bình Thạnh cũng đã được bàn giao cho khách hàng đúng tiến độ

Tại Cần Thơ, Novaland sẽ triển khai đầu tư xây dựng dự án NovaWorld Mekong. Dự án được phát triển song hành với đường cao tốc TP.HCM – Mỹ Thuận – Cần Thơ. Tập đoàn Novaland cũng đang hợp tác cùng Tập đoàn tư vấn The Boston Consulting Group (BCG), Ngân hàng Quân đội và UBND TP.Cần Thơ cũng như làm việc với đại diện các tỉnh ĐBSCL để đề ra chiến lược “Phát triển du lịch ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu”.

Dự án có mục tiêu hoạch định và triển khai chiến lược kết nối và phát triển du lịch cho 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, trong đó TP.Cần Thơ đóng vai trò trung tâm. Đây là dự án có ý nghĩa xã hội rất lớn giúp thay đổi cách nhìn về du lịch ĐBSCL, tạo ra rất nhiều công ăn việc làm mới, giúp nhiều địa phương thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu.

Tại Vũng Tàu, Novaland đang lên kế hoạch đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng NovaWorld Hồ Tràm và Safari Hồ Tràm quy mô 600ha.

Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 22.
Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 23.

Tại Phan Thiết, Novaland đang xây dựng 2 dự án BĐS du lịch quy mô lớn là NovaWorld Phan Thiết quy mô 1.000ha và NovaHills Mũi Né

Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 24.

Dự án của Novaland tại Cồn Ấu – Cần Thơ

Toàn cảnh tiến độ các dự án của Novaland năm 2019 tại TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết và Cam Ranh - Ảnh 25.

Dự án Nova Beach tại Bãi Dài – Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà

Ông Bùi Xuân Huy, Tổng giám đốc cho biết 2019 – 2023 sẽ là giai đoạn quan trọng nhất trong lộ trình phát triển của Tập đoàn. Từ năm 2019, Tầm nhìn của Novaland có sự thay đổi theo hướng phát triển đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau. Trong một tương lai gần, Novaland tiếp tục phát triển mạnh các loại hình BĐS bên cạnh việc phát triển du lịch và hạ tầng để hỗ trợ cho việc phát triển BĐS. Tương lai xa, Novaland sẽ tiếp cận đầu tư tài chính và phát triển các loại hình tài chính.

Bài và ảnh: Minh Tú
Trình bày: Hương Xuân
Trithuctre

Mỹ và chiến lược “lui hổ về chuồng” trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc?

Mỹ và chiến lược “lui hổ về chuồng” trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc?

Đối với Mỹ, nếu Trung Quốc vẫn phát triển và chỉ loanh quanh trong biên giới của mình thì điều đó là vô hại cho nước Mỹ. Nói cách khác, chiến lược “lùa hổ về chuồng” sẽ là ưu tiên hàng đầu.

Trái với không khí phấn khởi của cuộc họp G20 lần trước tại Argentina ngày 1/12/2018, khi mà cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và Donald Trump kết thúc “trong tiếng cười rộn rã” và một thoả thuận đình chiến kéo dài tới 90 ngày, cuộc gặp bên lề G20 tại Nhật Bản vào ngày 28-29/6/2019 vẫn còn bỏ ngỏ.

Không ai biết hai lãnh đạo Mỹ , Trung Quốc gặp nhau có thể giải quyết các vấn đề hiện tại không, và liệu họ có thể đặt ra một lộ trình đáng tin cậy cho những tiến triển trong tương lai hay không?

1. Điều gì khiến hai bên không muốn xuống nước: vì đây là zero-sum game (trò chơi có tổng bằng không)

Thương chiến là phiên bản thu nhỏ của một cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn với cả ba phương diện. Cạnh tranh của các nước lớn là đặc trưng chủ yếu của một trật tự thế giới mới đang định hình thời hậu Chiến tranh lạnh. Vì thế rất khó để thay đổi khuynh hướng của cuộc đua này. Nói vậy có nghĩa là thương chiến sẽ còn tiếp tục đi đến căng thẳng hơn nữa trong thời gian một năm tới.

Ngoài lý do lớn, bao trùm này còn có một số lý do mang tính kỹ thuật khác khiến cho chúng ta có thể mạnh dạn cho rằng thương khó có thể kết thúc với một kết quả làm cả hai bên hài lòng. Thứ nhất, sự ủng hộ chính trị trong nước với hai lãnh đạo cứng rắn vẫn còn rất lớn. Nói cách khác, mùi thuốc súng ở trong nước đang lấn át mùi của cờ hoa.

Thứ hai, tác động của thương chiến đến kinh tế mỗi nước chưa tạo ra những tác động nặng nề. Tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G20 tại Fukuoka hồi đầu tháng 6, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nói rằng ông không thấy bằng chứng nào cho thấy tranh chấp với Trung Quốc đang làm chậm nền kinh tế Mỹ

Thứ ba, những nội dung để đi đến một thoả thuận lâu dài thuộc về lĩnh vực lợi ích cốt lõi mà hai bên không dễ dàng thoả hiệp. Với Mỹ đó là đòi hỏi mọi thứ phải luật hoá và minh bạch. Với Trung Quốc đó là (i) bảo vệ uy quyền của chính quyền và (ii) đòi hỏi phải bảo hộ và trợ giá để phát triển các ngành công nghiệp chủ chốt trong nước.

2. Tại sao lại là zero-sum game?

Khi Tổng thống Trump nói rằng thương chiến Mỹ – Trung sẽ là cuộc chơi theo dạng zero-sum: tổng lợi ích của hai bên theo dạng triệt tiêu nhau. Một số người vội vã nhận định rằng, nói như vậy là sai, bởi cả hai bên sẽ bị thiệt, và không thể có chuyện Mỹ cắt đứt mọi liên kết kinh tế, thương mại, đầu tư với Trung Quốc.

Bản chất của chiến tranh thương mại là việc Mỹ sử dụng các công cụ thuế quan và phi thuế quan để yêu cầu Trung Quốc thay đổi hành vi kinh tế cả trong và ngoài nước. Nếu Trung Quốc chơi như vậy, thì không khác gì xé toang lồng ngực của mình ra, và sẽ không thể cạnh tranh được với các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.

Vì thế, zero-sum game ở đây phải được hiểu là: nếu chấp nhận luật chơi của Mỹ, thì Trung Quốc sẽ chẳng còn lại bất kỳ lợi thế gì. Mỹ đẩy Trung Quốc vào trò chơi “có tổng bằng 0” bởi nhận thức chiến lược của Mỹ về Trung Quốc đã thay đổi.

3. Mỹ đang nhìn nhận như thế nào về Trung Quốc?

Câu hỏi này rất quan trọng, vì nó cho biết khuynh hướng chính sách của Mỹ. Rõ ràng từ năm 2016 đã có một sự chuyển ngoặt trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc toàn diện trên mọi phương diện kinh tế, quân sự và ngoại giao. Sai lầm của Bắc Kinh là đánh giá thấp quyết tâm của tổng thống Donald Trump trong việc đạt được những kết quả cụ thể vượt ra ngoài khuôn khổ đối thoại. Sai lầm của Bắc Kinh cũng có thể liên quan đến việc đánh giá thấp về sự đồng thuận của hai đảng trong “vấn đề Trung Quốc”.

Kết quả của những đánh giá chiến lược sai lầm ấy dẫn đến việc Trung Quốc dường như đang bị động trong khi Mỹ liên tục đưa ra các quan điểm chiến lược mới về Trung Quốc. Một số lo ngại chính khiến Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh và quốc gia này cho rằng cạnh tranh nước lớn sẽ là chủ đề của các vấn đề quan hệ quốc tế hiện thời.

(1) Trung Quốc chuyển từ quốc gia chấp hành luật (rule taker) thành quốc gia tạo luật chơi (rule maker)

(2) Các chính sách của Trung Quốc sẽ làm xói mòn và phá huỷ hệ thống trật tự dựa trên luật lệ (rule-base) hiện thời

(3) Cách thức xây dựng hệ thống luật chơi mới của Trung Quốc kém bền vững và mang tính bạo lực hơn so với trật tự thế giới hiện nay.

(4) Trung Quốc cũng không có kinh nghiệm trong việc quản trị các cơ chế đa phương và điều phối khu vực.

(5) Sự quảng bá và nhân rộng mô hình phát triển Trung Quốc

(6) Trung Quốc bằng công nghệ cao có thể tạo ra một chiến lược chống tiếp cận bất cân xứng mới làm gia tăng chi phí cho nước Mỹ

Nhưng nếu bạn nhìn vào những lo ngại trên sẽ thấy đa phần Mỹ lo bị Trung Quốc lấn át về luật chơi. Cũng chính là lấn át tiêu chuẩn.Vì vậy, cuộc đua giữa hai nước còn triển khai cả trong lĩnh vực thiết lập tiêu chuẩn. Quốc gia nào thiết lập được hệ thống tiêu chuẩn công nghệ cho càng nhiều quốc gia thì càng có ảnh hưởng lớn.

Một số phân tích không thực sự am hiểu về mức độ phức tạp của lĩnh vực 5G cho rằng bên nào xây dựng được mạng 5G thì sẽ thiết lập tiêu chuẩn và dẫn dắt các nước khác. Trên thực tế đó là công việ của hơn 500 công ty và tổ chức toàn cầu chứ không phải là câu chuyện của một nước. Vì thế, cuộc chiến 5G giống như một cuộc chiến thị phần hơn, và đương nhiên, ngăn chặn cả con ngựa Huawei tiến vào thành Trojan/Troy.

4. Mỹ muốn gì ở Trung Quốc?

Điều Mỹ muốn bây giờ có thể rất đơn giản, nó bao gồm: (1) Trong ngắn hạn, giành được một thắng lợi về áp đặt luật chơi, đẩy Trung Quốc rơi vào tình trạng sa lầy trong các ván cờ không thể giành thế chủ động. (2) Trong dài hạn, chuyển hẳn từ chính sách can dự sang ngăn chặn Trung Quốc. Ngăn chặn, đó thực sự là một từ khoá mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thích. Hãy nhìn vào những điều khoản mà Mỹ muốn Trung Quốc đặt bút ký, Mỹ biết Trung Quốc khó có thể ký (nếu ký thì sẽ rơi vào trường hợp (1)), câu hỏi đặt ra là vậy tại sao Mỹ vẫn đưa những điều khoản đó lên?

Câu trả lời có thể rất đơn giản: Mỹ không cần có một thoả thuận thương mại với Trung Quốc vào thời điểm này. Trung Quốc càng mất thời gian đối phó với Mỹ thì cơ hội càng trôi xa họ, và các tham vọng của quốc gia này càng sớm lụi tàn.

Bạn sẽ nói rằng, Mỹ không thể nào “đánh sập” Trung Quốc như đã đánh sập Liên Xô hồi những năm 1990. Điều đó đúng. Nhưng đánh sập để làm gì? Đối với Mỹ, nếu Trung Quốc vẫn phát triển và chỉ loanh quanh trong biên giới của mình thì điều đó là vô hại cho nước Mỹ. Nói cách khác, chiến lược “lùa hổ về chuồng” sẽ là ưu tiên hàng đầu vì ít tốn kém nhất.

5. Đối với Trung Quốc, họ có thể làm gì?

(1) Đình chiến là một chiến thuật. Điều này vừa cho Trung Quốc thêm thời gian chuẩn bị, vừa tích luỹ tính chính danh cho ông Tập Cận Bình trong vấn đề đối nội và đối ngoại rằng ông không phải người “hiếu chiến đến cùng”. (2) Chuẩn bị cho căng thẳng dài hạn là một chiến lược. Nếu Trung Quốc đủ tỉnh táo để nhìn nhận Chiến tranh lạnh 2.0 đã đến và Mỹ thực sự muốn ngăn chặn họ, thì về lâu dài họ sẽ chuẩn bị mọi thứ để có thể “đi lên trong vòng xoay zích-zắc”.

6. Có cơ hội nào cho hai lãnh đạo tại G20 không?

Tín hiệu của cả hai bên vẫn là: “Dành cho hoà bình một cơ hội”.

Eswar Prasad – nhà nghiên cứu quan trọng về kinh tế Trung Quốc – đã có một bình luận đầy dí dỏm rằng: giả sử hai ông Tập và Trump gặp nhau, chỉ cần họ đồng ý sẽ có các cuộc họp kế tiếp của nhóm đàm phán thì đó đã là một kết quả quá tốt vào thời điểm này. Chỉ trong vòng 6 tháng, mọi thứ đã thay đổi quá nhanh. Người Mỹ có nhiều kỷ niệm đẹp ở Nhật Bản nhưng Trung Quốc thì ngược lại. Cá nhân tôi cho rằng, khó để có thể có được một cuộc gặp với kết quả đột phá. Điều có lẽ đáng kỳ vọng nhất cũng chỉ có thể là một cuộc gặp “kiểu Prasad” – nghĩa là gặp nhau chào hỏi và đồng ý gặp tiếp.

Bài phân tích trên đây thuộc về Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR, Bizlive biên tập và đăng tải. 

Theo VCES / BizLIVE