10 mẫu nhà cấp bốn đẹp giá dưới một tỷ

Nhà thiết kế nhiều mái, gác lửng… diện tích từ 130m2, giá dưới một tỷ của Công ty Cổ phần Kiến trúc Kisato sẽ là gợi ý cho gia đình.

polyad

Ngày nay, nhà cấp 4 được nhiều người lựa chọn bởi thiết kế đa dạng. Trong ảnh là mẫu nhà với diện tích 130m2 với 3 phòng ngủ do Công ty Kisato thiết kế cho gia đình ông Lịch, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Căn hộ có 3 mái mang phong cách hiện đại, năng động cho không gian sống.

polyad

Mẫu nhà vườn có diện tích 130m2, 4 phòng ngủ, Kisato thiết kế cho anh Ngọc, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên.

polyad

Ngôi nhà diện tích 220m2 với 3 phòng ngủ do Kisato thiết kế cho gia đình anh Dũng, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh theo phong cách tân cổ điển, đồ sộ, nguy nga. Mái, cột nhà, bậc thang,… toát lên vẻ sang trọng.

polyad

Với những gia đình có diện tích đất rộng thì lựa chọn một mẫu nhà vườn sáng tạo đúng chuẩn sống xanh. Trong ảnh là mẫu nhà cấp 4 có diện tích 170m2 với 2 phòng ngủ.

polyad

Mẫu nhà cấp 4 có gác lửng 150m2, 4 phòng ngủ.

polyad

Mẫu nhà diện tích 8x15m với 3 phòng ngủ, phù hợp với quỹ đất hẹp ở các thành phố lớn.

polyad

Mẫu nhà cấp 4 có gác lửng giúp mở rộng không gian sống, toát lên vẻ nổi bật, ấn tượng.

polyad

Trong ảnh là mẫu thiết kế phù hợp với cả nông thôn, thành phố, nhà có diện tích 110m2, 4 phòng ngủ, mái xanh dương nổi bật.

polyad

Căn nhà cấp 4 này có hệ mái màu xám, hình khối đa dạng, đan xen lẫn nhau. Điểm nổi trội của công trình là khuôn viên rộng với nhiều cây cối, tạo không gian thư giãn.

polyad

Mẫu nhà cấp 4 diện tích 120m2, 3 phòng ngủ, hành lang rộng, cây xanh trồng khéo kéo xung quanh, tao nên không gian sống sang trọng, phóng khoáng.

Ngọc Thi / VNExpress

Hàng trăm căn biệt thự hoang lạnh dọc cao tốc ở quận 2

Được đầu tư hạ tầng bài bản với hệ thống cây xanh và hồ điều hòa 3,6 ha nhưng khu biệt thự Lake View City ở quận 2 (TP.HCM) đang rơi vào tình trạng vắng bóng người ở.

Hang tram can biet thu hoang lanh doc cao toc o quan 2 hinh anh 1
Dự án Lake View City của Novaland sở hữu diện tích hơn 30 ha nằm ngay giao điểm cao tốc Long Thành Dầu Giây (cùng đường gom) và đường Đỗ Xuân Hợp. Dự án gồm 960 căn nhà phố, biệt thự, shop house với giá bán từ 5,9 tỷ mỗi căn.

`

Hang tram can biet thu hoang lanh doc cao toc o quan 2 hinh anh 2
Chủ đầu tư đã vẽ lên một cuộc sống tươi đẹp khi thiết kế dự án với nhiều tiện ích như trung tâm thương mại, nhà hàng cà phê, công viên cây xanh nội khu, phòng tập gym, phòng chăm sóc sức khỏe, phòng sinh hoạt cộng đồng, hồ bơi, 4 sân tennis… Đặc biệt tại Lakeview City có hồ cảnh quan rộng 3,6 ha ngay trong lòng khu đô thị.
Hang tram can biet thu hoang lanh doc cao toc o quan 2 hinh anh 3
Dự án nằm ở phía đông thành phố, khu vực đang được kì vọng phát triển thành một “thành phố mới” trong lòng TP.HCM.
Hang tram can biet thu hoang lanh doc cao toc o quan 2 hinh anh 4
Tuy nhiên khi được đưa vào sử dụng vào tháng 2/2018, dự án Lake View City hiện nay vẫn rất vắng cư dân về ở.
Hang tram can biet thu hoang lanh doc cao toc o quan 2 hinh anh 5
Những khu nhà được xây dựng hoành tráng, biệt thự hạng sang tại đây bị rêu phủ đầy khu vực ban công.
Hang tram can biet thu hoang lanh doc cao toc o quan 2 hinh anh 6
Ban công những căn nhà phố cạnh đó được đầu tư xây dựng bằng những vật liệu cao cấp nhưng không có người ở nên cũng đang dần xuống cấp, nhìn hoang tàn.
Hang tram can biet thu hoang lanh doc cao toc o quan 2 hinh anh 7
Khu nhà phố thương mại cũng rơi vào tình trạng bỏ hoang. Các dãy nhà đều đóng cửa im lìm, không có hoạt động kinh doanh hay người ở.
Hang tram can biet thu hoang lanh doc cao toc o quan 2 hinh anh 8
Không khó bắt gặp tại đây hình ảnh những căn nhà khóa kín cổng, cỏ dại mọc um tùm.
Hang tram can biet thu hoang lanh doc cao toc o quan 2 hinh anh 9
Khu vui chơi dành cho trẻ em luôn trong trạng thái đìu hiu vắng bóng cư dân.
Hang tram can biet thu hoang lanh doc cao toc o quan 2 hinh anh 10
Cỏ dại mọc trước hiên nhà tạo cảm giác hoang vắng, u ám.
Hang tram can biet thu hoang lanh doc cao toc o quan 2 hinh anh 11
Nhà phố tại Lake View City có giá bán trung bình từ 9-12 tỷ luôn trong tình trạng cửa đóng then cài, không bóng dáng người qua lại.
Hang tram can biet thu hoang lanh doc cao toc o quan 2 hinh anh 12
Khu vực hồ bơi dành cho cư dân sinh sống tại đây cũng vắng vẻ, im ắng.
Hang tram can biet thu hoang lanh doc cao toc o quan 2 hinh anh 13
Theo một số môi giới bất động sản, do người mua chủ yếu là dân đầu tư nên giá nhà đất ở đây đã bị thổi lên cao hơn nhiều so với tiềm năng thực tế.
Hang tram can biet thu hoang lanh doc cao toc o quan 2 hinh anh 14
Nhiều căn nhà muốn cho thuê nhưng cũng rất khó tìm được người có nhu cầu vì hiện trạng nơi đây vắng vẻ, hoang vu.
Hang tram can biet thu hoang lanh doc cao toc o quan 2 hinh anh 15
Chủ đầu tư Novaland cho biết dự án Lake View City bắt đầu được bàn giao từng phần từ đầu 2018. Trong khi đó, tỷ lệ lấp đầy các khu đã bàn giao đến quý I/2019 là 50%. Riêng khu shophouse ở mặt tiền đường gom cao tốc sẽ được bàn giao vào quý III tới.
Hang tram can biet thu hoang lanh doc cao toc o quan 2 hinh anh 16
Vị trí khu đô thị LakeView City. Ảnh. Google Maps.

Câu chuyện xúc động về “chuyến đi cuối cùng” của một tài xế taxi ở New York

Lái xe taxi ở một thành phố lớn như New York, chắc chắn sẽ có rất nhiều những trải nghiệm thú vị và ngoài dự tính. Tài xế đưa khách từ chỗ này đến chỗ khác, phải đối diện với nhiều loại người và những yêu cầu đa dạng khác nhau.

Image result for taxi images

Một ngày nọ, một tài xế taxi ở New York nhận được cuộc gọi xe từ một vị khách kỳ lạ, trải nghiệm lần này gây ấn tượng sâu sắc với anh, khiến anh xúc động rất lâu và anh đã chia sẻ trải nghiệm này trên mạng.

” Tôi nhận được cuộc gọi đến một địa chỉ nọ để đón khách. Sau khi đến nơi, tôi bấm còi, nhưng không có ai ra. Tôi gọi điện thoại, nhưng cũng không gọi được, tôi bắt đầu hơi mất kiên nhẫn.

Đây là chuyến cuối cùng mà tôi phải đón vào buổi trưa, sắp đến giờ nghỉ rồi. Tôi gần như đã từ bỏ, chuẩn bị lái xe rời đi. Nhưng sau cùng tôi lại nghĩ, hay là ở lại một chút.

Tôi đợi một lúc thì xuống xe bấm chuông cửa. Không lâu sau, tôi nghe thấy có tiếng nói yếu ớt của một người già vang lên: “Xin đợi một chút!”

Tôi đợi ở ngoài một lúc thì cửa mới từ từ mở ra. Tôi nhìn thấy một bà cụ với dáng người nhỏ bé đứng sau cánh cửa, tôi đoán ít nhất cụ đã 90 tuổi rồi. Trên tay cụ kéo theo một cái vali nhỏ.

Tôi liếc mắt nhìn vào nhà và kinh ngạc phát hiện ra cảnh tượng bên trong. Ở đây dường như không có ai sống cả, đồ nội thất đều được phủ vải, bốn bức tường trống trơn, không có đồng hồ, đồ trang trí, hình ảnh hoặc tranh, không có gì cả.

Tôi chỉ nhìn thấy một cái thùng ở góc nhà, bên trong đều là hình ảnh và đồ lưu niệm cũ.

Bà cụ nói: “Cậu trai trẻ, có thể phiền cậu giúp tôi mang vali lên xe không?”

Tôi để vali vào trong cốp xe, sau đó quay lại đỡ cánh tay của bà cụ, đưa bà bước chầm chậm xuống lầu rồi lên xe. Bà cụ cảm ơn tôi.

Tôi nói: “Là việc cháu nên làm mà…”

Bà cụ cười nói: “Ồ, cậu thật sự rất tốt.”

Bà ngồi vào xe rồi đưa cho tôi một tờ giấy có ghi địa chỉ và yêu cầu tôi đừng đi đường trong trung tâm thành phố.

Tôi nói với bà: “Nhưng như vậy thì chúng ta sẽ phải đi đường vòng ạ”.

Bà trả lời tôi: “Không sao cả, bà cũng không vội. Nơi bà cần đến là viện dưỡng lão.”

Lời bà nói khiến tôi hơi bất ngờ.

Tôi nghĩ thầm: “Viện dưỡng lão chẳng phải là nơi người già chờ đến ngày ra đi hay sao?”

Bà cụ nói tiếp: “Bà không có người thân. Bác sĩ nói bà không còn nhiều thời gian nữa rồi.”

Khoảnh khắc đó, tôi quyết định tắt đồng hồ đếm hành trình. Tôi hỏi bà: “Vậy cháu nên đi thế nào ạ?”

Kết quả là suốt hai tiếng sau đó, chúng tôi đi rất nhiều vòng ở vùng ngoại ô thành phố.

Trên xe, bà cụ chỉ cho tôi thấy tiệm ăn mà bà từng làm việc. Chúng tôi đi qua rất nhiều nơi khác nhau, căn nhà mà bà sống cùng chồng lúc còn trẻ và cả phòng khiêu vũ mà bà từng đến. Khi đi ngang qua những con đường nào đó, bà cũng sẽ nhờ tôi lái chậm lại, bà hiếu kỳ nhìn ra ngoài qua cửa sổ và yên lặng không nói gì cả.

Chúng tôi gần như đi lòng vòng suốt cả buổi chiều đến chập tối, cho đến khi bà cụ nói: “Bà mệt rồi, chúng ta đến nơi cần đến đi”. Trên đường đến viện dưỡng lão, chúng tôi đều không nói câu gì.

Viện dưỡng lão nhỏ hơn tôi tưởng tượng. Sau khi đến nơi, có hai y tá bước ra đón chúng tôi. Họ đẩy một cái xe lăn, tôi thì chuyển hành lý của bà cụ. “Tổng cộng bao nhiêu tiền vậy cháu?”, bà cụ vừa hỏi vừa mở ví tiền.

Tôi trả lời: “Miễn phí ạ”. Bà cụ lại nói: “Nhưng cháu cũng phải nuôi gia đình mà”. Rồi tôi cười nói: “Sẽ còn những hành khách khác nữa mà bà”.

Tôi gần như không kịp suy nghĩ, cứ thế ôm lấy bà cụ. Bà cũng ôm chặt lấy tôi: “Cháu đã khiến một người gần như sắp bước đến cuối đời cảm thấy vô cùng hạnh phúc, cảm ơn cháu!”. Bà cụ nói thế và mắt bà đỏ hoe.

Tôi bắt tay tạm biệt bà. Trên đường quay về, tôi nhận ra mình đang đi lòng vòng không mục đích. Tôi không muốn nói chuyện với bất cứ ai cả, cũng chẳng có tinh thần để đón khách. Tôi cứ mải suy nghĩ, nếu như ban đầu tôi không đợi bà cụ? Nếu khi đó tôi không tìm thấy và lái xe bỏ đi thì bà cụ phải làm sao đây chứ?

Bây giờ khi tôi nhớ lại ngày hôm đó, tôi vẫn tin rằng tôi đã đưa ra một quyết định quan trọng và chính xác.

Trong cuộc sống, chúng ta cứ mãi luôn bận rộn tất bật. Chúng ta phải làm những việc “quan trọng” hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Nhưng bà cụ đã khiến tôi thật sự hiểu được khoảnh khắc yên tĩnh mà đầy ý nghĩa đó. Đồng thời cũng khiến tôi cảm thấy đau lòng với sự cô độc và buồn bã của chuyến đi cuối cùng trong cuộc đời của bà.”

Chúng ta phải dành thời gian để tìm hiểu bản thân mình, tận hưởng cuộc sống của mình. Chúng ta nên kiên nhẫn chờ đợi trước khi vội vàng bấm còi. Sau đó, có lẽ chúng ta sẽ thấy được việc thật sự quan trọng.

Ngọc Trúc biên dịch  / trithucvn

 

Tiền mã hóa Libra của Facebook sẽ trông ra sao và hoạt động như thế nào?

Tiền mã hóa Libra của Facebook sẽ trông ra sao và hoạt động như thế nào?

Facebook đã thiết lập nên một công ty mới gọi là Calibra để quản lý đồng tiền mã hóa mới của hãng.

Đúng như thông tin rò rỉ bấy lâu nay, Facebook đang phát triển đồng tiền mã hóa của riêng mình.

Hôm qua, mạng xã hội này đã công bố Libra, đồng tiền mã hóa bí mật mà họ đã phát triển từ hơn một năm nay. Đồng tiền này sẽ được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư khá lớn đến từ các công ty thanh toán có tên tuổi như Mastercard, Visa và PayPal, cũng như một số gã khổng lồ công nghệ như Uber và Spotify.

Facebook đặt kỳ vọng rất cao vào Libra, nhấn mạnh rằng đồng tiền ảo của họ sẽ mang đến những dịch vụ tài chính giá rẻ, dễ tiếp cận cho 1,7 tỷ người không sở hữu tài khoản ngân hàng trên toàn thế giới.

Để thực hiện điều đó, Facebook đã thiết lập một công ty con mang tên Calibra, phát triển một ví điện tử để xử lý các giao dịch tiền mã hóa của người dùng, cùng một tổ chức phi lợi nhuận độc lập “Libra Association” với sự tham gia của các công ty sáng lập – những công ty đến thời điểm này đã đầu tư khoảng 10 triệu USD/công ty vào Libra.

Dưới đây là những gì chúng ta đã biết về phương thức hoạt động của Libra, nó trông ra sao và người ta sẽ sử dụng nó như thế nào.

1. Libra có thể được dùng thông qua Facebook Messenger, WhatsApp, và một ứng dụng độc lập khác

Facebook cho biết ví điện tử Libra – nơi người dùng lưu trữ tiền mã hóa – sẽ có thể được truy cập thông qua Messengers, WhatsApp và một ứng dụng có tên là Calibra, có thể tải về từ Apple App Store và Google Play Store.

Hình ảnh ở trên được lấy từ buổi họp báo của Facebook, cho thấy một số phương thức sử dụng đồng tiền mới này, dù bản thân công ty thừa nhận sẽ còn lâu nữa trước khi nó trở thành một dịch vụ dành cho người tiêu dùng với đầy đủ chức năng.

2. Bạn sẽ cần một số định danh (số chứng minh thư) do Nhà nước cấp để sử dụng Libra

Khi Libra ra mắt vào năm 2020, người dùng sẽ phải cung cấp cho Facebook số định danh mà Nhà nước đã cấp cho họ để có thể thiết lập được tài khoản Libra.

Ngoài ra, người dùng còn phải cung cấp thêm một số thông tin xác thực khác nữa, nhưng nếu Facebook muốn Libra có thể đến với 1,7 tỷ người không sở hữu tài khoản ngân hàng trên toàn thế giới, lượng thông tin và tài liệu bắt buộc kia hẳn sẽ phải càng ít càng tốt.

Hiện Calibra đã mở cửa cho phép người dùng đăng ký đợt đầu tiên (early access).

3. Người dùng sẽ bỏ tiền vào ví Calibra như thế nào?

Người dùng sẽ có thể chuyển đổi tiền mặt sang Libra, sau đó lưu trữ số Libra đó vào ví Calibra. Họ sẽ có thể làm điều đó mà chẳng cần mang tiền đến bất kỳ điểm giao dịch nào, chỉ cần điện thoại mà thôi, thông qua ứng dụng Calibra hoặc các ứng dụng ví điện tử bên thứ ba khác.

Tất nhiên, nếu muốn, người dùng vẫn có thể đến các điểm giao dịch ngoài đời, như tiệm tạp hóa hay các cửa hàng tiện lợi, để chuyển đổi tiền mặt sang Libra và nạp Libra vào ví Calibra giống như nạp thẻ điện thoại vậy.

Với hình thức chuyển đổi như vậy, Facebook muốn một đồng Libra sẽ có giá trị gần ngang với một USD, Euro, hay Bảng Anh, giúp người dùng dễ dàng sử dụng hơn. Ví dụ là vậy, còn giá trị quy đổi của một Libra là bao nhiêu vẫn chưa được quyết định.

4. Bạn sẽ dùng Libra vào việc gì?

Tiền mã hóa Libra của Facebook sẽ trông ra sao và hoạt động như thế nào? - Ảnh 1.

Đến thời điểm hiện tại, Facebook đã giới thiệu khả năng chuyển tiền đối với Libra. Ví dụ trong hình trên là chuyển Libra thông qua ứng dụng WhatsApp.

Tuy nhiên, Libra sẽ không chỉ dành cho những cá nhân đơn lẻ. Website Calibra cho biết phiên bản đầu tiên của ứng dụng sẽ “hỗ trợ thanh toán ngang hàng và một vài phương thức khác để thanh toán như mã QR, cho phép các thương gia nhỏ có thể dùng để chấp nhận thanh toán bằng Libra“.

Dần dần, sẽ có nhiều phương thức khác, bao gồm thanh toán ngay trong cửa hàng, tích hợp vào các hệ thống PoS, và hơn thế nữa”. Các hệ thống PoS ở đây thường chỉ là một ngăn kéo đựng tiền hay một chiếc máy đọc thẻ mà thôi.

Phó chủ tịch mảng sản phẩm blockchain của Facebook, Kevin Weil, còn cho biết theo lộ trình, Libra có thể được tích hợp vào các hệ thống thuộc sở hữu bởi các đối tác của Calibra, như Uber chẳng hạn.

5. Libra sẽ không hoàn toàn bị kiểm soát bởi Facebook

Tiền mã hóa Libra của Facebook sẽ trông ra sao và hoạt động như thế nào? - Ảnh 2.

Facebook đã thiết lập một tổ chức độc lập là “Libra Association” để quản lý đồng tiền ảo này. Facebook/Calibra chỉ là một trong số 28 thành viên sáng lập, bên cạnh các “tay to” khác như MasterCard, Uber, và Andreessen Horowitz. Các công ty này đã bỏ ra khoản tiền tối thiểu là 10 triệu USD để gia nhập tổ chức.

Mark Zuckerberg cho biết anh hi vọng “Libra Association” sẽ có được 100 thành viên trước khi chính thức ra mắt tiền mã hóa, và các đối thủ như Google và Twitter đều được chào đón tham gia.

Trở thành một thành viên của tổ chức sẽ cho bạn một lá phiếu bầu, dùng trong trường hợp bầu chọn các thành viên sáng lập mới và giám đốc quản lý của Libra Association – người sẽ chỉ định ra một đội ngũ quản trị sau đó.

6. Calibra sẽ không chia sẻ bất kỳ thông tin nào với Facebook – trừ khi bạn thực sự muốn điều đó

Bất kỳ thông tin nào bạn chia sẻ với Calibra sẽ được giữ riêng rẽ với thông tin bạn chia sẻ trên Facebook” – Mark Zuckerberg nói.

Mặc định, Libra sẽ không chia sẻ bất kỳ thông tin nào với Facebook, và công ty khẳng định dữ liệu tài chính sẽ không được dùng để hướng quảng cáo đến người dùng. Website Calibra còn cho biết người dùng sẽ không cần tài khoản Facebook hay WhatsApp để đăng ký Calibra.

Tuy nhiên, Calibra có thể hỏi người dùng có muốn nhập các liên hệ hay thông tin tài khoản từ Facebook vào hay không.

7. Rốt cuộc Facebook được gì?

Nói đơn giản, họ sẽ thu về nhiều doanh thu quảng cáo hơn. Kỳ vọng của Facebook là các công ty đang sử dụng nền tảng của họ để kinh doanh sẽ chấp nhận Libra, bán hàng cho người tiêu dùng để đổi lấy Libra. Nếu điều đó giúp tăng doanh số của các công ty, chắc chắn họ sẽ sẵn lòng bỏ tiền ra để đặt nhiều quảng cáo hơn nữa trên Facebook.

8. Các nhà phát triển sẽ có thể tạo ra nhiều thứ bằng cách sử dụng công nghệ blockchain của Libra

Facebook sẽ mở mã nguồn ngôn ngữ lập trình mới mà họ dùng để phát triển Libra, với tên gọi là Move. Có nghĩa là các nhà phát triển sẽ có thể tạo ra các ứng dụng mới bằng Libra.

Dựa trên những tuyên bố của Facebook trên blog thì Libra là một sản phẩm chưa hoàn thiện, do đó bất kỳ thứ gì cũng có thể thay đổi trước khi đồng tiền này được hiện thực hóa vào năm 2020.

Tham khảo: BusinessInsider

Theo Tấn Minh / Trí thức trẻ

Đồng Libra của Mark Zuckerberg khác gì với Bitcoin và các loại tiền số khác?

Đồng Libra của Mark Zuckerberg khác gì với Bitcoin và các loại tiền số khác?

Ngành công nghiệp tiền số đã phải vật lộn suốt nhiều năm để chứng minh sự chính thống của mình, điều mà Libra gần như có ngay khi còn chưa được ra mắt chính thức.

Spencer Bogart của Blockchain Capital cho rằng: “Libra có thể là một trong những làn gió tích cực nhất với Bitcoin trong suốt 10 năm lịch sử của đồng tiền số này”. Tuy nhiên, vẫn có những khác biệt cơ bản với đồng tiền số của Mark Zuckerberg và những đồng tiền số còn lại.

Cách sử dụng

Bogart giải thích rằng Libra là một phương tiện trao đổi, nơi người dùng có thể thực hiện các giao dịch chuyển khoản trên khắp thế giới. Trong khi đó, Bitcoin, đồng tiền số có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại, đang phải vất vả để trở thành một nền tảng có thể tạo thuận lợi cho giao dịch. Hiện tại, Bitcoin vẫn chỉ được coi là một khoản đầu cơ.

Michael Moro của Genesis Capital là một trong những người vẫn gọi Bitcoin là “vàng kỹ thuật số”.

Sự thừa nhận

Libra đang trên đường bước ra thị trường với sự hậu thuẫn khổng lồ từ các tên tuổi hàng đầu thế giới. Ngoài Facebook, Mastercard, Uber, Booking Holdings, Visa đã lên tiếng ủng hộ Libra. Đây là sự ủng hộ vô cùng quan trọng để khiến Libra được áp dụng đại trà.

Michael Graham, nhà phân tích của Canaccord Genuity, nhận định: “Libra có cơ hội tốt để được thừa nhận trong khi Bitcoin vẫn đang phải vật lộn để được coi là một phương tiện thanh toán”.

Giao dịch chi phí thấp mà Libra mang lại có thể giúp đồng tiền số này được dùng rộng rãi và dễ dàng hơn. Ở chiều ngược lại, Bitcoin luôn đòi hỏi chi phí giao dịch đắt đỏ và tốc độ thực hiện các giao dịch quá chậm, ngăn nó trở nên phổ biến.

“Libra được xây dựng để có thể thực hiện các giao dịch nhanh chóng và ít tốn kém. Đây là điểm khác biệt mấu chốt giữa nó với Bitcoin”, Graham nhận định.

Biến động

Bản chất của Bitcoin là một loại tiền tệ biến động giá khủng khiếp. Nó cuốn hút những người sẵn sàng chấp nhận sự rủi ro trong giao dịch. Bitcoin không được sở hữu hoặc chi phối bởi bất cứ bên nào nên nó tồn tại trên một mạng lưới phi tập trung, dẫn đến giá trị của nó rất dễ bị biến động.

Trong khi đó, Libra được hỗ trợ bởi các loại tiền tệ như USD và Euro. “Libra là một đồng tiền ổn định, được hỗ trợ bởi một rổ tiền tệ và chứng khoán nợ. Bitcoin thì lại có tính phân tán”, Tom Lee của Fundstrat Global Advisors nhận định.

Đây có thể là lý do khiến nhiều người thích Libra hơn Bitcoin. “Trái với sự biến động thường thấy ở các loại tiền số trong quá khứ, chúng tôi tin rằng sự tập trung của Libra tạo ra một loại tiền tệ ổn định, lạm phát thấp được hỗ trợ bởi một khoản dự trữ hoặc tài sản thực. Đó là điểm khác biệt lớn. Tuy nhiên, trái với các loại tiền tệ ổn định khác, Libra sẽ không bị ràng buộc vào một loại tiền tệ mà thay vào đó là một rổ tài sản, từ tiền gửi ngân hàng đến chứng khoán chính phủ ngắn hạn”, công ty phân tích Suntrust nhận định.

Linh Anh / Theo Trí thức trẻ/CNBC

Mỹ sắp tung 2 cú đấm sấm sét, Trung Quốc sẽ càng đơn thương độc mã?

Mỹ sắp tung 2 cú đấm sấm sét, Trung Quốc sẽ càng đơn thương độc mã?

(Ảnh: Nicolas Asfouri / Getty)

Washington có thể sẽ khiến chiến tranh thương mại leo thang căng thẳng, tương lai quan hệ Mỹ-Trung trở nên mờ mịt hơn với 2 quân bài mới.

Cây gậy “nhân quyền”

Trong khi giới chuyên gia, học giả Trung Quốc vẫn đang loay hoay có nên sử dụng đất hiếm, bán trái phiếu chính phủ Mỹ làm quân bài trả đũa Mỹ hay không, gần đây, nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đưa tin về khả năng Mỹ trừng phạt 5 công ty Trung Quốc đầu tư sản xuất thiết bị giám sát, trong đó có công ty thiết bị giám sát Hikvision – với cáo buộc sản phẩm của các công ty này bị cáo buộc “giúp” chính phủ Trung Quốc hạn chế tự do của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Nếu thông tin trên là được xác nhận, điều đó có nghĩa chính quyền Donald Trump chuẩn bị tung quân bài mới kiềm chế Trung Quốc: Cây gậy “nhân quyền”.

Đầu tiên vào ngày 22/5, tờ New York Times đưa tin chính quyền Trump đang xem xét khả năng đưa Hikvision vào danh sách đen, ngăn chặn doanh nghiệp này mua công nghệ Mỹ.

Tiếp đó vào ngày 23/5, hãng Bloomberg đưa tin phía Mỹ dự định sẽ trừng phạt 5 hãng công nghệ sản xuất kinh doanh thiết bị giám sát. Những cái tên được nhắc tới ngoài Hikvision còn có Dahua ở Chiết Giang, Meiya Pico ở Hạ Môn, Megvii ở Bắc Kinh và Iflytek ở Hợp Phì.

Chuyện không phải bỗng dưng mà có, nhất là khi nó được hai cơ quan truyền thông lớn của Mỹ đăng tải dựa trên thông tin có được từ nguồn tin khả tín. Nếu thông tin trên là thật thì đây sẽ là lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh thương mại bùng nổ vào năm 2018 tới nay, phía Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt doanh nghiệp Trung Quốc với lý do xâm phạm nhân quyền.

Trên thực tế, khi mới lên cầm quyền, ông Trump rất ít khi đề cập tới vấn đề tự do và nhân quyền. Nhưng từ đầu năm 2018, tình hình đã thay đổi khi Nhà Trắng tuyên bố: Thúc đẩy nhân quyền là điều không thể thiếu trong nghị trình “Nước Mỹ trên hết”. Sau đó vào tháng 6/2018, Nhà Trắng lại kêu gọi Liên hợp quốc tiến hành “cải cách có ý nghĩa” về nhân quyền và nếu điều đó được thực hiện, Mỹ sẽ tham gia trở lại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Đáng chú ý là khi chính quyền Donald Trump bất ngờ coi trọng vấn đề nhân quyền, va chạm thương mại Mỹ-Trung đang trong giai đoạn “tích lũy về lượng” chuẩn bị “chuyển đổi về chất”. Dường như giữa chúng tồn tại mối quan hệ khá tế nhị. Nhận định này đã được chứng minh bằng thực tế diễn ra sau đó.

Ngày 6/7/2018, chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chính thức bùng nổ với việc Mỹ bắt đầu áp thuế trừng phạt 25% đối với 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đầu tiên còn Bắc Kinh lập tức trả đũa tương xứng. 10 ngày sau, trong một cuộc hội thảo ở Washington, Dialogue China – một cơ quan tư vấn mới thành lập ở Mỹ, đã chỉ rõ vấn đề nhân quyền Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Không thể phủ nhận chiến tranh thương mại là “con dao hai lưỡi”, hại người những cũng khiến chính mình bị tổn thương, do đó gây ra không ít tranh cãi. Nhưng nếu lấy lý do “bảo vệ nhân quyền” mà trừng phạt kinh tế, Washington sẽ có điểm tựa đạo đức để thuyết phục dư luận.

Đó là chưa nói tới lâu nay vấn đề nhân quyền luôn là bất đồng lớn giữa Trung Quốc và phương Tây. Cho nên, việc đưa cây gậy “nhân quyền” vào rổ công cụ kiềm chế Trung Quốc sẽ giúp Mỹ có thêm được đồng minh, hình thành mặt trận chung chống Trung Quốc.

Mỹ sắp tung 2 cú đấm sấm sét, Trung Quốc sẽ càng đơn thương độc mã? - Ảnh 1.

Bí thư Tân Cương Trần Toàn Quốc (trái) và chủ tịch Khu tự trị Shohrat Zakir trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, tháng 3/2019 (Ảnh: EPA-EFE)

Trước khi xuất hiện đồn đoán về việc Mỹ sẽ trừng phạt một số hãng công nghệ Trung Quốc vì lý do nhân quyền, vào tháng 8/2018, thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio thuộc đảng Cộng hòa cùng 16 nghị sĩ thuộc 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ đã gửi thư tới Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin yêu cầu chính phủ Mỹ phải quan tâm tới vấn đề “trại giáo dục cải tạo” ở Tân Cương, tiến hành trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc để ngăn chặn nước này tiếp tục hạn chế tự do của người Duy Ngô Nhĩ.

Chính phủ Trung Quốc bác bỏ toàn bộ báo cáo của phương Tây và khẳng định ở khu tự trị này chỉ có các trung tâm bồi dưỡng, mà học viên không bị hạn chế tự do.

Tham dự kỳ họp Lưỡng hội (họp Quốc hội và Chính hiệp Trung Quốc) thường niên hồi tháng 3, người đứng đầu chính quyền khu tự trị Tân Cương Shohrat Zakir nói “hoan nghênh các phóng viên từ nước ngoài tự mình đến trải nghiệm, cảm nhận và du lịch ở Tân Cương”.

Theo ông này, kể từ cuối năm 2018 đã có hơn mười đoàn khách nước ngoài thăm Tân Cương và được tham quan các “trung tâm giáo dục đào tạo kỹ năng nghề” mà nhà chức trách lập ra, cũng như giao lưu với học viên tại đây.

“Các trung tâm bồi dưỡng hoàn toàn không giống một số hãng thông tấn mô tả như là nơi ngược đãi học viên, hạn chế tự do. Trung tâm giống như trường học nội trú, mà học viên được ăn ở miễn phí, học ngôn ngữ, pháp luật và các kỹ năng,” chủ tịch Tân Cương nói trong cuộc họp báo.

Nhà Trắng và Đồi Capitol có thể đã sớm đạt được nhận thức chung ngầm về việc sử dụng vấn đề nhân quyền trong chiến tranh thương mại. Cho nên, có thể dự đoán nếu chính quyền Donald Trump thực sự sẽ trừng phạt kinh tế Trung Quốc với lý do bảo vệ tự do cho tín đồ đạo Hồi ở Tân Cương, trong tương lai cây gậy “nhân quyền” sẽ được tăng cường sử dụng để kiềm chế Trung Quốc. Nhưng nó sẽ khiến quan hệ Mỹ-Trung càng trở nên mù mịt hơn.

Trong phản ứng mới nhất liên quan đến những phát ngôn của ngoại trưởng Pompeo về các “trại cải huấn” người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 11/6 tuyên bố hành động phát tán thông tin không có thực của ông Pompeo cho thấy ông “thiếu nhận thức và hiểu biết cơ bản nhất về Tân Cương, Trung Quốc”.

Ông Cảnh chỉ trích ngoại trưởng Mỹ có ý định “ngông cuồng viện cái mũ nhân quyền, tôn giáo để can thiệp công việc nội bộ của Trung Quốc”. Ông tái khẳng định không có sự tồn tại các “trại cải huấn” ở Tân Cương, đồng thời người dân các dân tộc khác nhau ở đây được hưởng đầy đủ quyền tự do và tín ngưỡng tôn giáo, trong khi văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ được gìn giữ và phát triển có hiệu quả.

Hồi tháng 4, ông Cảnh Sảng cũng tuyên bố Bắc Kinh “kiên quyết phản đối bất kỳ bên nào lợi dụng nhân quyền làm cái cớ để can thiệp nội chính của Trung Quốc”.

Mỹ sắp tung 2 cú đấm sấm sét, Trung Quốc sẽ càng đơn thương độc mã? - Ảnh 2.

Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer (phải) cùng các quan chức chính quyền Trump tiếp xúc đoàn đại biểu Trung Quốc do phó thủ tướng Lưu Hạc (trái) dẫn đầu tại Nhà Trắng, tháng 1/2019 (Ảnh: Andrew Harnik/AP Photo)

Cú đấm “tỷ giá”

Theo một đạo luật vào năm 1988, Bộ Tài chính Mỹ cứ 6 tháng một lần trình Quốc hội nước này một báo cáo xác định xem có quốc gia nào thao túng tiền tệ để giành lợi thế cạnh tranh với Mỹ hay không. Việc một quốc gia nào đó bị gắn mác “thao túng tiền tệ” có thể dẫn tới các biện pháp trừng phạt thương mại.

Trong báo cáo trình lên Quốc hội ngày 28/5 vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ đã bỏ Ấn Độ và Thụy Sỹ ra khỏi danh sách các quốc gia bị theo dõi về tỷ giá, trong khi Trung Quốc vẫn tiếp tục nằm trong danh sách này.

Như vậy, trải qua 5 kỳ báo cáo, chính quyền Trump vẫn chưa coi Trung Quốc là nước “thao túng tiền tệ” dù trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, ông Trump thề rằng sẽ công bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ ngay sau khi lên cầm quyền. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Mỹ tiếp tục làm ngơ trước sự mất giá của đồng Nhân dân tệ (NDT) trong chiến tranh thương mại.

Theo tờ Federal Register, Bộ Thương mại Mỹ đang nghiên cứu cho phép các doanh nghiệp đóng trụ sở ở Mỹ tìm kiếm khả năng áp thuế chống trợ cấp đối với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước bị Bộ Tài chính Mỹ xác nhận là đã phá giá đồng nội tệ để giành lợi thế cạnh tranh. Tới nay, chưa có nước nào bị Bộ Tài chính Mỹ cho vào danh sách “thao túng tiền tệ”, nhưng trong tương lai tiêu chuẩn xác định hành vi “thao túng tiền tệ” sẽ được nới rộng hơn.

Và sự thay đổi này, theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross, sẽ khiến các nhà xuất khẩu nước ngoài phải ý thức được rằng Bộ này có thể trả đũa chính sách tỷ giá gây tổn hại cho ngành công nghiệp Mỹ. Đồng thời, các nước sẽ không thể tiếp tục lợi dụng chính sách tiền tệ để đẩy công nhân và doanh nghiệp Mỹ vào thế bất lợi.

Tuy phía Mỹ không nói rõ những thay đổi nêu trên nhằm vào ai, nhưng ông Trump nhiều lần đe dọa liệt Trung Quốc vào danh sách các nước “thao túng tiền tệ” và Trung Quốc là nước có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ.

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thặng dư thương mại Trung-Mỹ năm 2018 tăng 17%, đạt 323,32 tỷ USD, là mức thặng dư thương mại cao nhất của Trung Quốc với Mỹ dựa trên số liệu được hãng tin Reuters lưu giữ từ năm 2006. Cho nên, dư luận cho rằng động thái nêu trên chủ yếu là nhằm vào Trung Quốc.

Soi rọi với các tiêu chuẩn hiện nay của phía Mỹ, Trung Quốc chưa bị Mỹ đưa vào danh sách các nước “thao túng tiền tệ”. Nhưng trong trường hợp tiêu chuẩn xác định hành vi “thao túng tiền tệ” được mở rộng, diễn biến có thể sẽ trở nên bất lợi hơn với Trung Quốc. Một khi thương chiến mở rộng sang lĩnh vực tài chính, mức độ ảnh hưởng của nó rất khó kiểm soát.

theo Trí Thức Trẻ