Con hoàng tử Cảnh mắc tội gian dâm là chuyện thật hay án oan?

Trích sách “Từ Dụ thái hậu”

Bên ngoài tối thui. Tống Thị Quyên đi qua một khúc quanh ở hành lang. Nhà rộng, cửa sâu, ngọn đèn dầu lạc trên tay leo lét. Đúng lúc ấy có tiếng hét: “Gian dâm, gian dâm”.

Từ Dụ thái hậu (tác giả Trần Thùy Mai) là tiểu thuyết lịch sử dạng cung đấu với bối cảnh hậu cung nhà Nguyễn. Được sự đồng ý của NXB Phụ nữ – đơn vị giữ bản quyền cuốn sách – Zing.vn trích đăng một phần nội dung tác phẩm. Dưới đây là nội dung trích trong chương 33 – Chuyện ở Anh Duệ vương phủ.

Đêm ấy trong phủ Anh Duệ, đã khuya lắm rồi mà Tống Thị Quyên vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Màn đêm càng tĩnh mịch, càng như khơi dậy bao nhiêu xót xa tiếc hận trong lòng bà.

“Đời ta thật bất hạnh, sao cứ gặp toàn những chuyện không may. Ông trời kia ăn ở không cân, chỉ dành cho mẹ con ta cái phần thua kém hẩm hiu… Ôi thật chỉ còn biết trách trời…”

Vương phi ngồi dậy, chống tay thở dài, quờ chân tìm không thấy giày. Bà gọi:

– Lan Nhi, giày ta đâu rồi?

Lan Nhi, ả tỳ nữ thân tín của Tống Thị Quyên ngủ say sưa trên chiếc nệm nhỏ ở một mé phòng, không nghe tiếng chủ gọi.

Tống Thị Quyên cầm lấy cây đèn trên bàn, chân không bước ra.

Bên ngoài tối thui. Tống Thị Quyên đi qua một khúc quanh ở hành lang. Nhà rộng, cửa sâu, ngọn đèn dầu lạc trên tay leo lét, nên bà không thấy ả cung nữ – lúc chiều đã đội mâm theo ba mẹ con về phủ – đang ẩn mình trong một góc khuất, nhìn theo bà.

Đúng lúc đó có tiếng cú rúc ngoài xa.

Tống Thị Quyên ngoảnh mặt ra ngoài nhìn trời. Bóng tối bao trùm toàn cảnh sân vườn trong phủ.

Bỗng một tiếng la to lanh lảnh trong đêm:

– Ôi trời ơi đất ơi! Làng nước ôi! Dễ sợ quá! Ghê tởm quá! Trời đất ơi… Làng nước ơi…

Trong phủ, gia nhân sực tỉnh, thắp đèn cầm đuốc chạy rầm rầm, va vào nhau. Tiếng hỏi, tiếng kêu xôn xao:

– Cái chi rứa? Chi rứa?

Tiếng la vẫn vang lên chói tai:

– Gian dâm! Gian dâm!

– Mô? Mô? Ở mô? Ai gian dâm? Ai?

Tống vương phi ngẩn người sợ hãi, không hiểu chuyện gì, vội chạy đến chỗ con trai lớn là Mỹ Đường, định bảo con ra xem có chuyện gì…

Con hoang tu Canh mac toi gian dam la chuyen that hay an oan? hinh anh 1
Sách Từ Dụ thái hậu.

Cũng đêm đó, trong phủ của Tả quân Lê Văn Duyệt, ông đang ngủ say thì người nhà hơ hải chạy vào thức dậy. Gia nhân cuống quýt lấy áo, lấy mũ cho ông. Thái giám Trung Trực từ trong cung ra, đang nóng lòng chờ trước sảnh. Thấy Lê Văn Duyệt xốc áo bước ra, Trung Trực đưa liền tờ thánh chỉ, không kịp chờ người nhà đặt bàn đốt hương tiếp đón theo quy lệ.

Lê Văn Duyệt đọc xong, ngỡ ngàng:

– Thánh chỉ đến vào cuối canh ba, chưa bao giờ có chuyện như vậy! Ta thật bán tín bán nghi, chẳng hiểu đầu đuôi thế nào?

Thái giám Trung Trực gật đầu:

– Vâng, việc này thật không ai ngờ tới! Bên phủ Anh Duệ đang loạn lên như có giặc, ai cũng hãi hùng kinh tởm vì cái tin bà Quyên thông dâm với trai, mà ngài biết thông dâm với ai không, với ngay Mỹ Đường con đẻ của bà ấy đó!

Lê Văn Duyệt cau mày:

– Ta nghe kỳ lạ quá, không thể tin được ông ạ!

– Ụa, thánh chỉ đây, ngài không tin sao?

Lê Văn Duyệt lắc đầu:

– Ta sao dám nói là không tin vua. Nhưng sợ rằng nguồn tin đến tai vua chưa xác đáng!

– Xác đáng hay không tôi cũng không dám quả quyết, chỉ biết hoàng thượng sai tôi đem kiếm lệnh đến giao cho ông xử tử Thị Quyên ngay trong đêm nay, còn Mỹ Đường thì bắt giam rồi sẽ xét.

Lê Văn Duyệt lắc đầu:

– Không được! Việc này rất hệ trọng, ta phải vào cung gặp hoàng thượng ngay.

Lê Văn Duyệt gọi lấy ngựa, đang đêm phi nước đại vào cung.

Cổng Hiển Nhơn đêm khuya đã đóng, nay lại mở ra. Lê Văn Duyệt để đoàn tùy tùng lại bên ngoài cổng, giục ngựa sải nhanh vào. Lính canh chạy ra ngăn lại:

– Xin quốc công để ngựa bên ngoài, có bia hạ mã kia.

Lê Văn Duyệt vung roi quát:

– Lui ra!

Ông cứ việc phóng ngựa chạy ngay đến tận điện Càn Thành.

Trong điện Càn Thành, vua Minh Mạng vẫn chưa ngủ, đang ngồi trên sập.

Nghe thái giám vào tâu có Quốc công Lê Văn Duyệt xin yết kiến, vua vội truyền:

– Cho vào ngay.

Lê Văn Duyệt hối hả tiến vào.

– Hoàng thượng!

Vua Minh Mạng nghiêm nghị:

– Trẫm đang nóng lòng chờ khanh đây. Việc trẫm giao, khanh đã làm xong rồi à?

Lê Văn Duyệt chắp tay, giọng cứng cỏi:

– Tâu, đêm cũng đã khuya, xử lý ngay có vội vàng quá chăng? Lão thần cảm thấy lo âu nên muốn vào yết kiến để trực tiếp nghe ý kiến của hoàng thượng.

Vua Minh Mạng nhíu mày:

– Sao còn phải hỏi, thánh chỉ trẫm như vậy chưa rõ ràng sao? Cái tội lăng loàn thất đức ghê tởm hơn cả cầm thú, như vậy chưa đáng chết sao?

– Tâu hoàng thượng, theo ý lão thần thì nên tạm thời để đó, ngày mai trời sáng ta giao Tam pháp ty và Tôn Nhân phủ xét kỹ sự việc xem thực hư ra sao. Tội đến đâu lúc ấy sẽ xử đến đó. Thế thì mới rõ ràng minh bạch chứ ạ!

Vua Minh Mạng lộ rõ vẻ tức giận:

– Khanh lại hồ đồ rồi. Cái việc nhục nhã này, thật là bôi tro trát trấu lên danh giá cả nhà cả họ ta. Khanh lại bảo đưa ra tòa xét xử để cho cả thiên hạ cùng biết sao! – Vua dằn từng tiếng: -Không – xử – gì – hết, con yêu phụ ấy vốn đã đáng giết từ hồi nó lén lút giao thiệp với bọn cố đạo, nay lại phạm thêm cái tội tày đình này thì chẳng còn gì để tiếc nữa.

Lê Văn Duyệt cương quyết:

– Tâu hoàng thượng, lão thần vẫn băn khoăn lắm, nếu hoàng thượng quyết giết Anh Duệ vương phi mà không cần xét xử, xin hoàng thượng sai người khác!

Lê Văn Duyệt quỳ xuống, dâng trả kiếm lệnh.

Vua Minh Mạng không ngờ Lê Văn Duyệt dám chống lại ý mình, ngài khựng lại, chưa biết nói sao. Lê Văn Duyệt thấy rõ nhà vua nao núng, liền đứng thẳng lên, định tiếp lời thuyết phục. Chưa kịp mở lời thì…

Từ sau bức rèm, thái hậu đột ngột hiện ra.

– Lê Văn Duyệt, hãy nghe ta nói đây.

Thái hậu vừa nói bằng một giọng lạnh lẽo, vừa bước đến gần.

Lê Văn Duyệt mặt xạm lại:

– Bẩm lệnh bà, lão thần xin nghe.

Thái hậu cười nhạt:

– Ông có nhớ cách đây bảy năm, trong một lần vời ông vào cung, ta đã đề nghị với ông điều gì chăng?

Lê Văn Duyệt im lặng.

Thái hậu hơi nghiêng đầu, nhìn Lê Văn Duyệt bằng cái nhìn của con chim ưng ngắm con mồi:

– Ta biết, ông vẫn nhớ. Khi đó ta đã đề nghị ông tôn phù hoàng thượng, nhưng ông đã giả cách làm lơ.

Lê Văn Duyệt vẫn im lặng.

Giọng thái hậu vang lên, từng âm thanh sắc nhọn trong không gian yên lặng:

– Hôm nay, chính ta đã xin với hoàng thượng cử ông vào nhiệm vụ này. Tại sao lại là ông mà không ai khác? Giết một con dâm phụ, chỉ cần một tên đội trưởng cũng làm được. Nhưng ta dành cho ông, có nghĩa là dành cho ông thêm một lần lựa chọn nữa. Hoặc là Mỹ Đường, hoặc là hoàng thượng. Ta hy vọng lần này ông sẽ lựa chọn khôn ngoan hơn!

Lê Văn Duyệt tay vẫn cầm kiếm lệnh, đứng sững như trời trồng. Mồ hôi rịn ra trên trán ông.

Vua Minh Mạng tiếp lời, giọng đanh thép:

– Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Vua khiến bề tôi chết, bề tôi không chết là không thật trung thành. Nay ta không muốn khanh phải chết, – Nhà vua trừng mắt, nhấn mạnh tiếng “chết” –  ta chỉ muốn chờ xem lòng trung của khanh đối với ta!

Giữa canh năm đêm ấy, lính ập vào phủ Anh Duệ, lôi Mỹ Đường, Mỹ Thùy đi. Một tốp lính khác lôi Tống Thị Quyên theo hướng khác.

Tống Thị Quyên sợ hãi gào khóc:

– Cứu tôi với! Cứu với!

Nhìn thấy Lê Văn Duyệt trên mình ngựa giữa đám quân lính, bà kêu to.

– Trời ơi may quá, có Đức ông Lê Văn Duyệt đây rồi. Đức ông, cứu mẹ con tôi với!

Lê Văn Duyệt đưa cờ lệnh che mặt.

Một tên lính nhét ngay nắm giẻ vào mồm bà Quyên. Tiếng kêu tắt lịm.

Mỹ Đường kêu thét lên:

– Mẹ, mẹ ơi! Thả mẹ ta ra! Thả mẹ ta ra!

Lính lôi hai anh em đi, tra gông vào cổ. Lách cách mấy tiếng khóa gông, hai ông hoàng đã trở thành hai tên tội phạm.

Lính vừa lôi sểnh họ đi vừa quát:

– Dâm dật cho lắm, khi đang sướng sao không kêu.

… Lễ đại triều tháng ấy, vụ án ở phủ Anh Duệ được tuyên ngay trước sân chầu. Trước điện Thái Hòa, hai anh em Mỹ Đường, Mỹ Thùy bị điệu ra trước văn võ bá quan, quỳ chờ nghe thánh chỉ.

Thái giám tuyên đọc:

“Tôn thất Mỹ Đường, lòng dạ cầm thú, phạm tội thất đức từ xưa đến nay chưa từng thấy. Trẫm nghĩ xấu hổ cho giống dòng hoàng tộc, nên đã hạ lệnh xử kín Tống thị, để đỡ tai tiếng ô nhục. Nhưng nay việc dữ đồn xa, trong triều ngoài chợ ai ai cũng đều biết, không ai không bàn tán sỉ vả. Xét không thể bao che được nữa nên trẫm phải đưa ra định tội để làm yên công luận trong ngoài…”

Lê Văn Duyệt đứng gần ngai vua, khuôn mặt im lìm như tượng đá.

“… Nay xét Mỹ Đường đáng tội voi giày ngựa xé, nhưng dù sao theo điều khoản nghị thân cũng có lệ giảm tội cho người trong hoàng thất. Lại nghĩ đến công lao của Anh Duệ hoàng thái tử Cảnh ngày trước, nên cũng thương tình dung cho tính mạng, khỏi tội lao tù. Song nếu tha hẳn thì không khỏi công luận phẫn nộ, nay trẫm lệnh cho cách hết phẩm tước, nạp lại quả ấn và dây thao. Tôn thất Mỹ Thùy ở cùng một nhà mà không biết can ngăn mẹ và anh, để sinh ra việc dâm loàn xấu hổ, cũng phải chịu hình phạt như vậy…”

Đăng Hưng đứng trong hàng triều quan tam phẩm. Không giấu được vẻ thương xót, ông đưa ống tay áo lên che mặt.

“… Trẫm đã tính toán đủ đường, khoan hồng cất nhắc nhiều lắm. Từ nay hai anh em hãy yên phận thứ dân, phải vui vì được ơn khoan hồng tha mạng, cố gắng hối cải đừng tái phạm lỗi lầm. Truyền Tôn Nhân phủ gạch tên Mỹ Đường, Mỹ Thùy trong sổ tôn thất, con cháu từ nay về sau cũng bị xóa tên. Khâm thử”.

Mỹ Đường, Mỹ Thùy quỳ mọp giữa sân triều, ngẩng đầu lên nhìn, ánh mắt mờ đục ngây dại như không còn chút tinh thần nào nữa.

Lính áp giải hô:

– Tạ ơn hoàng thượng đi!

Hai anh em nhìn quanh, ngật ngưỡng như chẳng còn hiểu gì.

Một võ quan đứng trên thềm bệ vội quát lính lôi Mỹ Đường, Mỹ Thùy ra. Theo lối cửa hậu phía sau Đại nội, họ bị tống xuất ra khỏi hoàng cung.

Hai ông hoàng, nay đã thành hai kẻ dân đen tay trắng, thất thểu dắt dìu nhau về lại nhà xưa.

Mỹ Đường, Mỹ Thùy bước vào Anh Duệ phủ. Vương phủ ngày trước tráng lệ như vậy, bây giờ đã hoang tàn. Những căn phòng trống không, đồ đạc đã bị cướp sạch.

Mỹ Thùy co ro ngồi xuống một góc thềm, cạnh những ngọn cỏ hoang lún phún mọc xuyên qua kẽ gạch.

– Anh, anh và mẹ có làm việc loạn luân đó không?

Mỹ Đường sững sờ, nghẹn ngào:

– Trời ơi, chính em mà cũng nghi ngờ anh sao?

Mỹ Thùy gục mặt xuống, khóc.

– Em có làm gì đâu mà bây giờ mất hết tất cả rồi!”

Sách hay / Zing

 

Gánh hàng nước nói không với đồ nhựa của anh chàng “vừa lạ vừa quen” ở Nha Trang: Thay nắp nhựa bằng… bánh tráng

Gánh hàng nước nói không với đồ nhựa của anh chàng "vừa lạ vừa quen" ở Nha Trang: Thay nắp nhựa bằng... bánh tráng

Gánh hàng nước được trang trí kỳ công với rực rỡ màu sắc từ hoa trái Việt Nam, cùng với những ly nước giấy, ống hút bột gạo và nắp bánh tráng càng khiến hàng nước trở nên thú vị. Chủ nhân của gánh hàng này là một người “vừa lạ vừa quen” với nhiều người.

Người dân ở thành phố Nha Trang ít nhiều cũng biết đến thượng uý Nguyễn Hồ Ngọc Hải với biệt danh thân thương: chú cảnh sát dễ thương nhất Việt Nam . Gắn bó với ngành công an hơn 15 năm, thượng uý Hải luôn để lại nhiều thiện cảm trong lòng của người dân Nha Trang bởi sự gần gũi và tình cảm của mình.

Gánh hàng nước nói không với đồ nhựa của anh chàng vừa lạ vừa quen ở Nha Trang: Thay nắp nhựa bằng... bánh tráng - Ảnh 1.

Thượng uý thân thiện đạp xe đi làm mỗi ngày.

Nhắc đến anh, người ta nhớ ngay đến hình ảnh cảnh sát khu vực ngày ngày đi làm bằng xe đạp, vài tháng lại đến bệnh viện hiến máu nhân đạo và thường xuyên quyên góp từ thiện để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Nhưng mới đây người ta lại thấy anh xuất hiện tư cách ông chủ hàng nước đầy hoa và trái đậm chất Việt, cùng thông điệp vô cùng ý nghĩa về bảo vệ môi trường.

Gánh hàng nước nói không với đồ nhựa của anh chàng vừa lạ vừa quen ở Nha Trang: Thay nắp nhựa bằng... bánh tráng - Ảnh 2.

Tiệm nước mát thú vị của chàng 8x.

Tiệm nước mát đáng yêu nói không với đồ nhựa

Hai năm trước thượng uý Hải quyết định chia tay màu áo xanh quân phục để dành thời gian theo đuổi những đam mê mà tuổi trẻ đã từng dở dang. Anh bắt đầu kinh doanh với shop hoa tươi và những dự án nghệ thuật của riêng mình.

“Công việc ở shop hoa cũng nhàn rỗi nên tôi mới nghĩ đến chuyện làm thêm cái gì đó và ý tưởng về một xe bán nước mát ra đời. Loại nước mát này tôi lấy cảm hứng từ các loại thảo mộc và trà từ Hội An, sau đó lên mạng tìm tòi công thức rồi thử nghiệm” – anh Hải tâm sự.

Gánh hàng nước nói không với đồ nhựa của anh chàng vừa lạ vừa quen ở Nha Trang: Thay nắp nhựa bằng... bánh tráng - Ảnh 3.

Vốn là người luôn quan tâm đến vấn đề môi trường nên anh Hải luôn cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì nilon hay đồ nhựa trong việc bán buôn. Với hàng nước nhỏ nhắn này anh kỳ công thực hiện chiếc xe bằng khung tre, trang trí xe bằng các loại trái cây, hoa lá tươi, anh bảo: “Mỗi ngày tôi sẽ ra chợ lượn một vòng để xem hôm nay có gì, có hôm tôi mua ít chuối, có bữa xách về mấy trái thơm để trang trí, khách hàng ai cũng bất ngờ với sự biến tấu của tôi, vừa đẹp mà vừa mang hồn quê”.

Gánh hàng nước nói không với đồ nhựa của anh chàng vừa lạ vừa quen ở Nha Trang: Thay nắp nhựa bằng... bánh tráng - Ảnh 4.
Gánh hàng nước nói không với đồ nhựa của anh chàng vừa lạ vừa quen ở Nha Trang: Thay nắp nhựa bằng... bánh tráng - Ảnh 5.
Gánh hàng nước nói không với đồ nhựa của anh chàng vừa lạ vừa quen ở Nha Trang: Thay nắp nhựa bằng... bánh tráng - Ảnh 6.
Gánh hàng nước nói không với đồ nhựa của anh chàng vừa lạ vừa quen ở Nha Trang: Thay nắp nhựa bằng... bánh tráng - Ảnh 7.

Hàng nước mỗi ngày được khoác lên mình một chiếc áo mới, xinh xắn và đậm hồn Việt.

Anh chủ cũng rất tâm huyết trong việc sử dụng ly giấy và ống hút gạo, đồng thời sẽ thay thế nắp nhựa bằng lá chuối và dây thừng. Tuy nhiên việc dùng lá chuối và dây thừng để đậy ly nước vẫn chưa phải là cách tối ưu nhất, nước vẫn bị đổ ra ngoài khi di chuyển xa. “Thế nên tôi dành nhiều thời gian để tìm tòi cách thay thế. Và tôi rất mừng khi tìm được một cách rất hay, đó là dùng bánh tráng để thay cho nắp nhựa” – anh Hải vui mừng chia sẻ.

Theo đó bánh tráng sẽ được nhúng một lần vào nước rồi để lên ly nhựa sẽ từ từ mềm ra và bao phủ hết miệng ly, vài phút sau bánh khô lại và trở thành một lớp bọc hoàn hảo, thân thiện với môi trường.

Gánh hàng nước nói không với đồ nhựa của anh chàng vừa lạ vừa quen ở Nha Trang: Thay nắp nhựa bằng... bánh tráng - Ảnh 8.

Bánh tráng được sử dụng thay cho nắp nhựa.

Gánh hàng nước nói không với đồ nhựa của anh chàng vừa lạ vừa quen ở Nha Trang: Thay nắp nhựa bằng... bánh tráng - Ảnh 9.

Bánh tráng nhúng nước sau khi khô sẽ ôm trọn miệng ly, trở thành một chiếc nắp vừa vặn.

“Nhưng tôi vẫn khuyến khích khách hàng đem chai, bình của mình đến để mua nước đem về. Việc này sẽ hạn chế được nhiều hơn và tạo ra thói quen tốt, và đương nhiên là sẽ có ưu đãi cho những ai đem bình của mình đến” – anh Hải cười chia sẻ.

Vốn là người luôn mang đến những điều tích cực cho cộng đồng nên hành động của anh Hải đã ít nhiều truyền cảm hứng cho người dân xung quanh trong việc hạn chế sử dụng đồ nhựa, bảo vệ môi trường.

Gánh hàng nước nói không với đồ nhựa của anh chàng vừa lạ vừa quen ở Nha Trang: Thay nắp nhựa bằng... bánh tráng - Ảnh 10.

Hàng nước của anh chàng lan toả phong trào bảo vệ môi trường đến những người xung quanh.

Hãy luôn hết mình với đam mê

Nhìn vào công việc ở shop hoa, rồi tiệm nước xinh xắn đầy cây trái của anh Hải nhiều người sẽ nghĩ đây là một công việc an nhàn và thơ mộng. Nhưng thật ra công việc nào cũng có những áp lực và niềm vui của riêng nó.

“Trước đây tôi vì gia đình nên không đủ can đảm để theo đuổi đam mê của mình. Giờ đây tôi đang được sống những ngày rất đáng sống, công việc dù có vất vả nhưng đổi lại vô vàn niềm vui. Được làm điều mình thích, sống với đam mê của mình, sống vậy mới đáng sống chứ” – anh cười.

Gánh hàng nước nói không với đồ nhựa của anh chàng vừa lạ vừa quen ở Nha Trang: Thay nắp nhựa bằng... bánh tráng - Ảnh 11.

Anh bảo sống vậy mới là sống chứ.

Anh Hải nói tiếp: “Nói như vậy không có nghĩa là 15 năm làm nghề của tôi là vô nghĩa. 15 năm qua đã giúp rèn giũa bản thân, tạo cho tôi ngày hôm nay vững vàng hơn”.

Điều mà anh luôn bảo với tôi rằng chẳng bao giờ là muộn, chỉ cần mình nhận ra bản thân yêu điều gì và đủ mạnh mẽ để hết mình đam mê đó. Thời điểm anh Hải quyết định rời công việc để chuyển sang kinh doanh, gia đình vốn không ủng hộ. Đương nhiên là như vậy. Nhưng bằng nỗ lực của mình, anh đã chứng minh cho mọi người hiểu lựa chọn đó là đúng.

Gánh hàng nước nói không với đồ nhựa của anh chàng vừa lạ vừa quen ở Nha Trang: Thay nắp nhựa bằng... bánh tráng - Ảnh 12.

Chỉ cần có đam mê thì chẳng bao giờ là muộn.

“Zero Waste” là một chuyên đề do Kenh14 thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về bảo vệ môi trường, đồng thời đem đến cho các bạn cái nhìn gần gũi, tự nhiên hơn về chủ đề nghe có vẻ thô cứng này. Đến với chuyên đề “Zero Waste”, bạn sẽ được lắng nghe những câu chuyện từ chính những bạn trẻ đã và đang cố gắng từng ngày bằng những hành động thiết thực nhất nhằm cứu lấy môi trường.

Gánh hàng nước nói không với đồ nhựa của anh chàng vừa lạ vừa quen ở Nha Trang: Thay nắp nhựa bằng... bánh tráng - Ảnh 14.

Theo Toàn Nguyễn / Trí thức trẻ

làng tỷ phú “Đại gia chân đất” tự thân làm giàu ở biệt thự sang, đi xế hộp xịn

20 tuổi có nhà lầu xe hơi, sở hữu công xưởng với hàng trăm đầu máy, những người trẻ ở làng “mổ xe”, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc khiến không ít người ngưỡng mộ. Không học rộng tài cao, không tha hương cầu thực, thanh niên Tề Lỗ quyết tâm ở lại quê nhà học nghề “mổ” xe của cha ông, rồi dần dần phất lên thành những tỷ phú khi tuổi đời còn rất trẻ.

Mục sở thị “lò mổ” ô tô

8h sáng, cả xã Tề Lỗ như một đại công trường khổng lồ. Những chiếc xe ô tô cũ kỹ mang đủ biển số từ Nghệ An, Thanh Hóa, đến Lào Cai, Quảng Ninh… lần lượt nối đuôi nhau kéo về làng. Tiếng chát chúa, xoèn xoẹt của máy móc lẫn tiếng người kỳ kèo bán mua tạo thành không khí ồn ào, tấp nập kéo dài từ sáng sớm đến tận đêm khuya.

Đi từ đầu đến cuối làng, hai bên đường chất ngổn ngang từ sắt vụn, linh kiện hỏng đến xe máy, ô tô. Trong các bãi “mổ xe” của các tỷ phú làng nghề này cũng ngồn ngộn đầy máy xúc, máy ủi…

Mục sở thị làng tỷ phú “Đại gia chân đất” tự thân làm giàu ở biệt thự sang, đi xế hộp xịn - Ảnh 1.

Những tỷ phú trẻ phất lên nhờ những lò mổ xe ở địa phương. Ảnh minh họa

Tìm hiểu thêm, được biết, chủ nhân của bãi “mổ xe” này đa phần tuổi đời còn rất trẻ. Mới 21 tuổi, Nguyễn Văn Nghĩa được đánh giá là một trong những tỷ phú thành công trong giới “mổ xe”. Học hết lớp 9, Nghĩa ở nhà cùng gia đình làm nghề “mổ xe”. Ít năm sau, Nghĩa được gia đình đầu tư một bãi mổ riêng và làm ăn độc lập. Hiện tại, Nghĩa có 100 chiếc cẩu loại lớn, 82 ô tô sắp xuất xưởng cùng hàng trăm động cơ, máy ủi… Ước tính tài sản của chàng trai 21 tuổi lên đến gần 150 tỷ đồng.Theo ước tính của người dân, hiện nay, làng Tề Lỗ có khoảng 600 – 700 bãi “mổ xe” lớn nhỏ. Năm 2007, Tề Lỗ được quy hoạch thành cụm làng nghề “mổ xe” với diện tích gần 20ha đến nay quy mô ngày càng được mở rộng. Đến khu vực chợ sắt Tề Lỗ, chứng kiến hàng trăm bãi “mổ xe”, ngồn ngộn những đống sắt, động cơ xe, lốp khiến chúng tôi không khỏi choáng ngợp.

Nói về nghề “phẫu thuật” xe 4 bánh, một người dân trong xã kể rằng, cách đây 20 năm, người dân trong xã chủ yếu làm nghề lái trâu chăn vịt. Sau rồi nghề chăn nuôi cũng mai một dần khi nghề buôn đồng nát phát triển. Mọi người trong làng, thấy người này làm có lời, người khác cũng bắt chước làm theo.

Trong quá trình mổ xe xe cơ giới, người ta phát hiện ra chi tiết của những xe công trình cho lợi nhuận cao hơn, vậy là họ quay sang thu mua những phụ tùng đó. Tiến thêm một bước, người dân bắt đầu “độ” xe (trung tu, đại tu xe), mua xe cũ rồi ráp lại thành xe mới, bán kiếm chênh lệch gấp vài lần.

Chia sẻ với báo chí, anh Đào Quang Điệp (SN 1981) cho biết: “Thời gian đầu, ở Tề Lỗ có một hai người lãi lớn vì bán được máy ủi cũ. Vậy là sau đó cả xã đua nhau mua máy ủi về bán, rồi đến ô tô cũ, máy công trường, cần cẩu… Dần dần nơi đây trở thành cánh đồng xe cũ”. Anh Điệp cũng là một đại gia trẻ có tiếng ở Tề Lỗ. Lò mổ xe cũ của Điệp nằm ngay sau khuôn viên căn nhà hai tầng, gần chục công nhân liên tục cẩu bộ phận động cơ của máy ủi lên chiếc xe tải hơn chục tấn. Nghề chính của anh là buôn bán các loại ô tô, máy xúc, máy ủi, cần cẩu cũ…

Chỉ cần nghe ở đâu có máy móc, xe cũ cần thanh lý, Điệp tìm đến mua, sau đó thuê xe chở về để ở bãi. “Con” nào còn ngon, tút lại bán cho người tiêu dùng; “con” nào nát quá, bổ ra bán sắt vụn, phụ tùng, chi tiết máy còn dùng được thì đập sang xe khác hoặc bán cho người cần. Ước tính bãi của Điệp có đến đến gần trăm máy, xe cũ, có “con” giá chỉ 20-30 triệu đồng, có “con” giá lên đến gần tỷ đồng. Trung bình mỗi chiếc xe tính trừ chi phí thuê người kéo về, lắp ráp, thay thế phụ tùng, con nào lời nhất được 200 – 300 triệu đồng, “con” nào ít thì được 100 triệu đồng.

Sau thời gian vất vả, hàng chục bạn trẻ của Tề Lỗ cũng phất lên nhanh như diều gặp gió, xây biệt thự, tậu xe sang. Ngôi nhà to nhất nhì xã của Đào Đình Thắng (SN 1974) người thôn Giã Bàng, lúc nào cũng có vài ba chiếc xe con hạng sang đậu ở ga ra. Thắng cũng là một trong những người đầu tiên đưa nghề buôn máy xúc, máy cẩu, ô tô cũ… về làng. Dân cùng nghề ước tính tài sản của Thắng khoảng gần 100 tỷ đồng, chưa kể hơn 100 máy công trình đang chờ ngày xuất xưởng. Thời điểm gần 30 tuổi Thắng đã có nhà lầu xe hơi riêng khiến nhiều người nể phục.

Gần 20 năm trước, thấy mọi người đua nhau xây nhà tầng, anh cũng lân la đến các xưởng làm thuê để học nghề. Đến năm 20 tuổi, Thắng mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư mở xưởng rồi thành lập công ty, làm ăn và phất nhanh bất ngờ.

Phía sau xã tỷ phú

Ở làng này thanh niên đi học cũng có nhưng rất ít, chủ yếu ở nhà làm “giám đốc” cho bố mẹ. Hầu hết thanh niên 20 tuổi ai cũng có nhà lầu, đi xe riêng. Cùng với sự phát triển như vũ bão, làng “mổ xe” Tề Lỗ nổi lên những “ngôi sao” đình đám như: Nhung, Thu Rẽ, Sơn Thành, Tuấn, Lan Khích… với những bãi đỗ xe khổng lồ lên đến hàng tỷ đồng. Bạn học của Thắng là anh Vũ Mạnh Kiên, sau khi học xong trung cấp điện ở Sơn Tây, rồi đại học Luật Hà Nội , về quê làm Phó Bí thư Đoàn xã Tề Lỗ được 5 năm, rồi nghỉ và chuyển sang làm động cơ điện. Qua gần chục năm lăn lộn, nay Kiên đã là chủ doanh nghiệp Mạnh Kiên, nắm trong tay những động cơ trị giá từ 500 đến 700 triệu đồng, tạo việc làm cho 13 công nhân trẻ. Anh Kiên cũng là chủ sở hữu xưởng sản xuất quy mô lớn tại thành phố Vĩnh Yên với số vốn đầu tư 10 tỷ đồng.

Theo một cán bộ Đoàn xã Xuân Lộc, ở Tề Lỗ có khoảng 1.400 hộ dân và 1/3 trong số đó làm nghề thu mua xe công trình, hiện nay, xã có khoảng 600 – 700 bãi “mổ xe”. Đa số các ông chủ bãi xe cũ trong độ tuổi thanh niên và nếu tính theo mức tài sản từ 10 tỷ đồng trở xuống thì Tề Lỗ có khoảng 70 người.

“Tề Lỗ có lẽ là địa phương có mật độ xe hơi tính trên số hộ dân thuộc vào diện lớn nhất cả nước. Dân ở đây toàn chơi xe đẹp, vì phải đi giao dịch làm ăn mà. Xe Camry 2.4, BMW có khoảng vài chục cái, còn các dòng xe rẻ tiền hơn thì phải tính bằng 3 chữ số”, vị cán bộ xã cho biết thêm. Dù rất vui khi Tề Lỗ ngày một thay da đổi thịt, nhiều người trẻ tuổi thành đạt, nhưng nhiều người lại bày tỏ nỗi lo bởi tiền nhiều nhưng cũng nhiều ông chủ trẻ thất học. Không ít thanh niên bỏ học từ sớm để buôn bán theo kiểu “học ở thương trường”.

Mô hình “trưởng thành từ thương trường” như những tỷ phú nơi đây hiện vẫn được rất nhiều thanh niên Tề Lỗ “học tập” nhưng đáng buồn khi những kiến thức kinh doanh bền vững không được họ chú trọng.

Theo đó, dễ nhận thấy nhất là vấn đề môi trường. Các bãi mổ xe chỉ được trải những tấm lưới sắt quây xung quanh, dầu mỡ loang lổ khắp nơi. Tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng khiến kênh 10, nguồn nước dẫn chủ yếu tưới tiêu cho đồng ruộng Tề Lỗ, luôn trong tình trạng nước thải đen sì và bốc mùi hôi thối. Nếu các chủ bãi xe không có quy hoạch và xử lý môi trường hợp lý, hiểm họa trước sau gì cũng xảy ra.

Đặc biệt có nhiều chủ bãi tuổi đời mới chỉ 17, 18 tuổi. Họ thường là những cậu ấm con những chủ bãi làm lâu năm, được đầu tư dạy nghề và mở một bãi mổ riêng nên kinh nghiệm, tư duy về môi trường và kinh doanh bền vững chưa đầy đủ, rất cần sự đầu tư, quy hoạch để người dân làm ăn hiệu quả và đảm bảo vấn đề vệ sinh, môi trường.

Rác cũng biến thành vàng

Để kiếm được những hợp đồng béo bở, thanh niên Tề Lỗ đã phải đi khắp nơi từ Nam ra Bắc, phải thiết lập mối quan hệ. Thậm chí, sang tận Lào, Campuchia, Trung Quốc để tìm đầu mối nhập xe.

Do vậy, muốn trở thành tỷ phú làng “mổ xe” thì phải có kiến thức và có con mắt nhìn thực tế không được vội vã hoặc ham rẻ. Tề Lỗ trước nổi tiếng là làng chứa rác nhưng giờ đây giới buôn xe khắp cả nước đều biết đến.

Theo Bá Di

Đời sống và Pháp luật

Người biểu tình đại thắng, lãnh đạo Hong Kong “hối hận sâu sắc”, hoãn dự luật dẫn độ vô thời hạn

Người biểu tình đại thắng, lãnh đạo Hong Kong "hối hận sâu sắc", hoãn dự luật dẫn độ vô thời hạn
Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Ảnh: AFP

CNN dẫn lời Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết, Hong Kong sẽ hoãn thảo luận về dự luật dẫn độ sang Trung Quốc gây tranh cãi trong thời gian gần đây.

Sau khi nhận lời cố vấn từ các nhà lập pháp, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết đã hoãn dự luật và vòng thảo luận lần 2 trong tháng tới cũng bị hủy bỏ. Bà Lâm nói hiện không có kế hoạch và thời điểm tiếp tục thảo luận về dự luật này và ít nhất trong năm nay sẽ không thông qua luật dẫn độ tới Trung Quốc như đã dự định trước đó.

“Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều để thu hẹp các khác biệt và loại bỏ sự nghi ngờ. Tuần qua, hàng chục nghìn người đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối. Các cuộc mâu thuẫn nghiêm trọng đã xảy ra… dẫn tới hàng loạt sĩ quan cảnh sát, nhân viên truyền thông và những công dân khác của Hong Kong bị thương tích. Tôi rất buồn về việc này”.

Cũng theo bà Lâm, thông qua việc hoãn dự luật, bà hi vọng chính quyền sẽ “đem lại sự bình tĩnh cho người dân” và nếu không làm như vậy thì “sẽ có một đòn đánh nghiêm trọng khác vào xã hội Hong Kong”.

Người biểu tình đại thắng, lãnh đạo Hong Kong hối hận sâu sắc, hoãn dự luật dẫn độ vô thời hạn - Ảnh 1.

Người biểu tình Hong Kong đã thể hiện thái độ phản đối gay gắt đối với dự luật

Thông điệp của bà Lâm đã được đưa ra sau khi các cuộc đụng độ đầy bạo lực giữa cảnh sát và người biểu tình không có dấu hiệu dừng lại. Hàng chục nghìn người tiếp tục vây kín khu hành chính, khiến những nhân viên chính phủ không thể tới thảo luận về dự luật.

Ngày 9/6, hơn 1 triệu người Hong Kong đã đổ xuống đường để biểu tình chống lại dự luật dẫn độ. Con số này được ước tính là khoảng 1/7 dân số Hong Kong.

Một cuộc biểu tình quy mô tương tự đã có nguy cơ xảy ra vào ngày hôm nay (15/6) trong trường hợp bà Lâm không hoãn dự luật.

Tuy nhiên, theo thông tin CNN ghi nhận được, có khả năng vẫn sẽ có một cuộc biểu tình lớn vào 2h30 chiều giờ địa phương vào ngày 16/6 tại công viên Victoria. Những người biểu tình sẽ mặc đồ đen, yêu cầu hủy bỏ hoàn toàn dự luật và thậm chí đòi bà Lâm từ chức.

“Hối hận sâu sắc”

Trả lời trên truyền thông, bà Lâm nhận trách nhiệm vì đã thất bại trong việc giao tiếp với người dân. Bà cho biết động lực ban đầu cho dự luật này là một vụ giết người xảy ra ở Đài Loan. Hung thủ của vụ án đã tìm cách trốn chạy về Hong Kong nhưng tòa án ở Hong Kong không thể xét xử cũng như dẫn độ tên hung thủ tới nơi khác. Bà Lâm cho rằng đây là lỗ hổng trong luật pháp hiện hành của thành phố này.

“Chính quyền phải có trách nhiệm. Chúng tôi cần phải tìm giải pháp để giải quyết vụ án mạng và đem lại công bằng cho gia đình người bị hại,” bà Lâm nói.

“Đối với tôi, mục đích nguyên bản của dự luật này rất đúng đắn. Nhưng chính quyền Hong Kong và người dân chưa thực sự hiểu nhau.

Tôi cảm thấy rất buồn và hối hận vì sự thiếu sót của bản thân. Điều này đã gây ra sự bất mãn sâu sắc và những mâu thuẫn lớn trong xã hội. Chính quyền Hong Kong sẽ cố gắng chân thành và khiêm tốn hơn trong tương lai”.

Việc hoãn dự luật cũng đặt ra câu hỏi lớn đối với tương lai của bà Lâm. Trước khi trở thành Đặc khu trưởng Hong Kong vào năm 2017, bà Lâm nói bà sẽ từ chức “nếu công chúng cho rằng bà không còn phù hợp với chức vụ này nữa”.

Quan ngại về pháp lý

Tuy Hong Kong là một phần thuộc Trung Quốc nhưng khu vực này có hệ thống pháp luật riêng. Đây là mô hình “một quốc gia, hai chế độ” đã được áp dụng từ lâu tại Hong Kong.

Các chuyên gia cho rằng dự luật là mối đe dọa đối với nhân quyền ở Hong Kong, bao gồm quyền tự do ngôn luận.

theo Trí Thức Trẻ