Ba quán cà phê phong cách Nhật ở Đà Lạt

Du khách có thể thư giãn tại không gian đậm chất Phù Tang của Kokoro hoặc Still cafe.

Check-in cuối tuần: Ba quán cà phê phong cách Nhật ở Đà Lạt

Kokoro Cafe

Mới mở cửa đón khách vài tháng, quán cà phê này thu hút đông khách trẻ nhờ thiết kế mang phong cách Nhật Bản, không gian mở, xung quanh là rừng thông xanh ngắt tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Quán nằm trong một khu du lịch trên đường Đặng Thái Thân. Ảnh: Jerry Phạm.

Check-in cuối tuần: Ba quán cà phê phong cách Nhật ở Đà Lạt

Trắng là gam màu chủ đạo trong thiết kế của quán kết hợp cùng tone gỗ. Trên các bức tường là dòng chữ tiếng Nhật màu đen tạo điểm nhấn. Nhờ mang hơi thở của xứ sở Phù Tang, địa chỉ này thu hút hàng nghìn lượt bạn trẻ check-in trong thời gian ngắn.

Check-in cuối tuần: Ba quán cà phê phong cách Nhật ở Đà Lạt

Bàn ghế được xếp ngăn nắp, có ô che nắng cho phép du khách có thể vừa ngồi thư giãn quanh hồ cá Koi, vừa nhâm nhi đồ uống. Thực đơn ở đây đa dạng với giá trung bình 30.000 đồng. Bạn phải mua vé vào tham quan, giá 40.000 đồng một người lớn, 20.000 đồng cho trẻ em.

Check-in cuối tuần: Ba quán cà phê phong cách Nhật ở Đà Lạt

The Sparrow

Quán nằm trên đường Phạm Ngọc Thạch mang dáng dấp của một căn nhà kiểu Nhật. Không gian khiêm tốn được bày trí gọn gàng, hầu hết vật dựng đều là gỗ. Quán cũng tận dụng cây cối để trang trí, tạo cảm giác thư thái cho thực khách. Phía trước quán và góc ngồi cạnh ô cửa sổ là những khung hình được đông đảo bạn trẻ ưa thích mỗi khi tới đây. Ảnh: Đỗ Bích Ngọc.

Check-in cuối tuần: Ba quán cà phê phong cách Nhật ở Đà Lạt

Thực đơn đồ uống tại địa chỉ này khá phong phú, nổi bật là các loại cà phê nóng ấm. Điều khiến thực khách ấn tượng là thức uống mang ra luôn được trình bày bắt mắt. Giá đồ uống có nhiều mức: 30.000 – 50.000 đồng.

Check-in cuối tuần: Ba quán cà phê phong cách Nhật ở Đà Lạt

Still cafe

Đến quán trên đường Nguyễn Trãi, bạn như đi vào không gian ở Nhật của những thập niên trước. Chủ tận dụng những đồ vật cũ, thô sơ như kệ sách, xe đạp, ô cửa sổ… để làm nên sự độc đáo trong cách trang trí. Ở nơi này, nhiều góc nhỏ sẽ cho bạn những khung hình ưng ý. Ảnh: Di Vỹ.

Check-in cuối tuần: Ba quán cà phê phong cách Nhật ở Đà Lạt

Khi nơi này trở nên “hot”, chủ quán cho xây thêm 3 cửa hàng là tiệm bánh Totochan, tiệm tạp hoá Lem và quán ăn Chờ Miêu. Nhờ đó, du khách ghé chân ở đây có thêm nhiều trải nghiệm hơn. Ảnh: Sơn Đoàn.

Check-in cuối tuần: Ba quán cà phê phong cách Nhật ở Đà Lạt

Lịch trình gợi ý là thưởng thức bữa trưa ở Chờ Miêu cùng vài miếng bánh của Totochan. Sau đó, bạn ghé tiệm tạp hoá Lem để lựa mua những đồ nhỏ xinh. Không gian nhẹ nhàng ở đây sẽ giúp bạn có khoảng thời gian thư giãn. Ảnh: Di Vỹ.

Di Vỹ

@ VnExpress

Chuyện tình của Từ Dụ thái hậu khi còn là cung nữ Phạm Thị Hằng

Trích sách “Từ Dụ thái hậu”

“Con thấy con gái Phạm Đăng Hưng nết na xinh đẹp, con rất muốn có người ấy, xin phụ hoàng chuẩn y cho phép”, hoàng tử Miên Tông nói.

Từ Dụ thái hậu (tác giả Trần Thùy Mai) là tiểu thuyết lịch sử dạng cung đấu với bối cảnh hậu cung nhà Nguyễn. Được sự đồng ý của NXB Phụ nữ – đơn vị giữ bản quyền cuốn sách – Zing.vn trích đăng một phần nội dung tác phẩm. Dưới đây là nội dung trích trong chương 19 – Ân sủng của hoàng đế.

Ngày mồng một, tại điện Cần Chánh, vua Minh Mạng cho gọi Phạm Đăng Hưng vào chầu.

[…]

Vua Minh Mạng hết sức vui vẻ, đỡ Đăng Hưng đứng lên:

– Đứng dậy đi. Trẫm còn một tin mừng này nữa cho khanh, nay trẫm báo cho khanh biết.

– Tâu, thần xin chờ nghe thánh ý.

– Trẫm nghe nói khanh có một con gái, nay tuổi đã mười bốn, dung nhan xinh đẹp tính tình thảo hiền. Nay trẫm ban ơn cho con gái khanh vào làm cung tần cho hoàng tử. Khanh hãy về chuẩn bị, chờ chọn được ngày lành tháng tốt rồi trẫm sẽ cho tiến cung.

Đăng Hưng hoàn toàn bất ngờ, trong giây lát bỗng rụng rời tay chân. Lát sau mới lắp bắp:

– Tâu… Tâu…

Chuyen tinh cua Tu Du thai hau khi con la cung nu Pham Thi Hang hinh anh 1
Bìa sách Từ Dụ thái hậu.

Vua Minh Mạng cười lớn, hân hoan:

– Khanh đừng khiêm nhượng gì nữa, hãy vui nhận cái vinh dự này, vì khanh rất xứng đáng. Thái giám, hãy dẫn Phạm tổng tài ra nhà Tả vu nhận quà ban thưởng của trẫm.

Dứt lời vua đứng dậy đi vào cung.

Phạm Đăng Hưng đứng sững như trời trồng.

Cha được bổ phong chức mới, con gái được tiến cung, thật còn vinh dự nào hơn. Bao nhiêu nhà quan chỉ mong có vậy mà không được. Tối hôm ấy trong phủ Phạm, Đăng Hưng ngồi lặng trên ghế, suốt buổi không nói một tiếng nào.

Hằng thấy cha buồn cũng rơm rớm nước mắt:

– Dạ, con biết cha thương con, nhưng chối từ thì e hoàng thượng nổi giận, mang tội không nhỏ.

Đăng Hưng thở dài:

– Không phải cha sợ cái uy của hoàng thượng, mà khổ nhất là ràng buộc bởi cái tình. Hoàng thượng công tâm với cha như vậy, cha vừa nói cái mạng không tiếc, không lẽ việc này lại đắn đo với ngài cho được.

Hằng an ủi:

– Thôi cha đừng buồn nữa, cũng là cái số con nó xui nên vậy! Mà cha có nghe hoàng thượng nói vời con vào cung làm cung tần cho hoàng tử nào không?

– Hoàng thượng không nói! Nhưng cha nghe thái giám bảo là hình như bà Hiền tần họ Ngô có ý xin con cho hoàng tử Miên Hoằng.

Hằng kêu lên:

– Trời ơi! Miên Hoằng! Chết con rồi cha ơi!

Lâu nay ở trong cung Hiền tần, Hằng cũng biết rõ là Hoằng rất thích mình. Thật ra Miên Hoằng cũng là một chàng trai dễ thương, hồn nhiên, mạnh khỏe và hoạt bát. Nói cho đúng thì không có gì để chê. Nhưng tự nhiên Hằng không thấy thích, trước các trò trêu ghẹo của anh chàng, cô luôn tìm cách khéo léo tránh né. Nay cảm thấy mình sắp bị ghép đôi với anh ta, cảm giác sợ hãi chợt dâng trào trong lòng Hằng, không kiềm chế được.

Còn một lý do nữa, một lý do âm thầm khó mà thổ lộ cho cha biết… Mà thổ lộ để làm gì khi lệnh vua đã ban ra, chẳng còn cách gì chạy trốn được số phận đã an bài.

Cô buồn rầu khóc cả đêm, làm cho Phạm Đăng Hưng thương con đứt ruột mà không biết tính sao.

Chuyen tinh cua Tu Du thai hau khi con la cung nu Pham Thi Hang hinh anh 2
Từ Dụ thái hậu (bà Phạm Thị Hằng).

Mấy hôm sau, hết hạn nghỉ thăm nhà, Hằng trở lại hoàng cung. Hôm nay Đăng Quế dạy võ cho các hoàng tử. Trong vườn, các hoàng tử đang chia thành từng cặp tập so gươm với nhau, tay cầm những thanh gươm bằng gỗ tùng.

Hằng vẫn ngồi trên chiếc ghế quen thuộc trên hành lang nhìn ra, vẻ mặt buồn thiu.

Hết buổi học, Hằng về phòng riêng, đi lủi thủi một mình. Thình lình, Miên Tông nấp sau một bụi cây ven đường nghịch ngợm nhảy xổ ra.

Hằng giật mình, nhận ra Miên Tông, cô gượng cười.

Miên Tông vẻ hí hửng:

– Hằng đừng vội về, đến đây, tôi chỉ cho cái này hay lắm!

Dẫn Hằng chạy qua các lối đi loanh quanh, Miên Tông dừng trước một chiếc đu treo lủng lẳng dưới vòm hoa tường vi trắng.

Miên Tông rủ Hằng trèo lên chiếc đu, cả hai vừa đánh đu vừa nô đùa.

– Cả đời tôi chưa bao giờ thấy vui thế này đấy Hằng ạ!

Hằng đang cười, nghe Miên Tông nói vậy bỗng rầu rầu.

– Hằng sao vậy?

– Không, không có gì đâu!

Miên Tông nhìn kỹ mặt Hằng, hỏi gặng:

– Sao Hằng buồn. Tôi có làm gì khiến Hằng giận không?

– Không, hoàng tử tốt với Hằng lắm! Hằng chỉ buồn vì sợ mai đây không còn được vui với hoàng tử như vầy nữa.

Miên Tông tưởng Hằng nghi ngờ mình, liền quả quyết:

– Hằng không tin tôi sao? Tôi thề cả đời chỉ làm cho Hằng vui, không bao giờ để cho Hằng phải buồn, phải khổ đâu.

Hằng cúi mặt, thổn thức:

– Tạ ơn hoàng tử. Chỉ tiếc Hằng không có được cái may mắn được nhận tấm lòng của hoàng tử thôi. Nay mai Hằng đã trở thành cung tần của hoàng tử Miên Hoằng rồi!

Miên Tông khựng lại:

– Cái gì? Nàng? Thành cung tần của Miên Hoằng? Ai nói vậy?

Hằng rơm rớm nước mắt.

– Hoàng thượng. Chính hoàng thượng truyền cho cha Hằng, bảo là chuẩn bị sẵn chờ ngày tiến cung.

Miên Tông dậm chân, nhảy xuống đất:

– Thật có vậy ư? Trời ơi, làm sao bây giờ? Hoàng thượng có nói đích xác là vời nàng vào cung cho Miên Hoằng không?

– Hình như hoàng thượng chưa nói đích xác, nhưng thái giám bảo với cha Hằng như vậy! – Hằng nói rồi bưng mặt khóc.

Thấy Hằng khóc, Miên Tông cuống quýt:

– Nàng đừng khóc, đừng khóc! Hằng ơi, ta sợ nhìn thấy nàng khóc lắm. Nếu hoàng thượng chưa nói đích xác, thì ta nghĩ chưa hết hy vọng đâu…

Anh chàng vốn nhút nhát là Miên Tông, vì tình yêu với Hằng mà trở thành can đảm trong việc kêu cầu cho Phạm Đăng Hưng, nay lại vì tình yêu với Hằng mà làm thêm một chuyện liều lĩnh nữa…

Chuyen tinh cua Tu Du thai hau khi con la cung nu Pham Thi Hang hinh anh 3
Tạo hình vua Thiệu Trị (hoàng tử Miên Tông) và Từ Dụ thái hậu trong phim Phượng khấu.

Cuối tuần trăng, trong điện Càn Thành, vua lại gọi Miên Tông đến cùng dùng cơm. Từ lúc thấy Tông đã trưởng thành và có vẻ cũng có tư chất, nhà vua thỉnh thoảng cho cậu được gần mình để bảo ban, uốn nắn. Việc ấy được thái hậu ủng hộ, nên đã thành một cái lệ trong cung.

Cố kiên nhẫn chờ cho vua cha dùng gần xong bữa, Miên Tông lấy hết can đảm nói một hơi:

– Tâu phụ hoàng, Ngô Hiền tần nói là sắp kén con gái nhà quan để làm cung tần cho con. Con thấy con gái Tổng tài Phạm Đăng Hưng nết na xinh đẹp, con rất muốn có người ấy, xin phụ hoàng chuẩn y cho phép!

Vua Minh Mạng hơi bất ngờ, nhíu mày nhìn Miên Tông, một lúc sau mới hỏi:

– Nội trong kinh thành biết bao nhiêu tiểu thư khuê các, sao ngươi không chọn? Lẽ nào trên đời chỉ có một người con gái sao?

Miên Tông vẫn chăm chăm:

– Tâu phụ hoàng, lòng con đã quyết, suốt đời chỉ chọn một mình Phạm tiểu thư thôi ạ!

Nhà vua hứ một tiếng:

– Nói bậy! Làm trai thường dân cũng đã năm thê bảy thiếp, làm vương công hoàng tử thì sau này trong viện ngoài phủ phải ít nhất năm sáu chục đàn bà. Càng nhiều thê thiếp càng chứng tỏ mức độ giàu sang cao quý. Ngươi là con vua, sao lại tự hạ mình xuống hạng cùng đinh khố rách, cái hạng ấy mới cả đời chỉ có một vợ.

Miên Tông vẫn cương quyết.

– Tâu phụ hoàng, con thường đến miếu thờ mẹ con thắp nhang, mỗi lần nhìn mẹ trong bức tranh con thấy cốt cách dịu dàng phảng phất như Phạm tiểu thư. Nếu không được con gái họ Phạm thì con không cần ai hết ạ!

Vua Minh Mạng lắc đầu, thở dài.

– Thôi hãy khoan nói việc này, để trẫm xem đã.

Miên Tông đi rồi, nhà vua về tẩm điện, vừa đi vừa nói với Trung Trực:

– Trung Trực, trẫm khó nghĩ quá. Không biết con gái Phạm Đăng Hưng có gì hay mà cả hai đứa nó đều thích. Bây giờ nạp cung cho đứa này thì đứa kia lại oán trẫm. Trẫm biết tính sao đây.

Trung Trực dò ý:

– Tâu hoàng thượng, làm con phải vâng mệnh cha, hoàng thượng phán cho hoàng tử nào thì hoàng tử ấy được ạ! Ai không được phải chịu chứ, lẽ nào lại dám oán trách hay sao?

– Hiền tần đã xin cho Miên Hoằng, không cho thì cũng tội nghiệp cho nàng. Mà cho thì phải từ chối Miên Tông, thực tình lòng trẫm cũng không nỡ. Chưa biết tính sao đây!

Trung Trực gõ trán:

– A, hạ thần có một kế này, chắc là dùng được!

– Kế làm sao, mau nói trẫm nghe.

– Hoàng thượng cho hai hoàng tử thi tài, ai thắng thì được lấy Phạm tiểu thư. Như vậy dù ai thua cũng cam tâm, không thể nói là hoàng thượng bất công.

Vua Minh Mạng gật gù:

– Thi tài? Ý ấy hay lắm! Cũng là nhất cử lưỡng tiện, nhân đây trẫm xem xét giữa hai anh em chúng nó ai hơn ai thua.

Vua nghĩ thầm, không nói: “Nạp phi là chuyện nhỏ, còn chuyện lớn hơn nữa kia… Để xem bản lĩnh hai đứa con ta ra sao!”.

(Còn nữa)

Sách hay / Zing

Cuộc thử nghiệm của “cô gái có bông hồng”

John Blanchard rời khỏi băng ghế, chăm chú nhìn dòng người đang ra khỏi nhà ga xe lửa trung tâm thành phố. Anh đang chờ người con gái mà trái tim đã rất quen thuộc với anh nhưng khuôn mặt thì anh chưa từng gặp, một cô gái với một bông hoa hồng.

13 tháng trước đây trong một thư viện ở Florida, khi nhấc một cuốn sách ra khỏi kệ, anh bỗng cảm thấy bị lôi cuốn không phải vì nội dung cuốn sách mà vì dòng chữ viết bằng bút chì bên lề cuốn sách. Những hàng chữ mềm mại với nội dung chứa đựng một tâm hồn sâu sắc và một trí tuệ sáng suốt. Bên trong bìa cuốn sách, nơi ghi tên người mượn, anh tìm ra tên chủ nhân của hàng chữ – đó là Hollis Maynell – cô gái sống ở thành phố New York.

Sau đó anh viết cho cô gái một bức thư tự giới thiệu mình và mong cô trả lời, nhưng ngày hôm sau anh đã phải lên tàu ra nước ngoài tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ II. Trong vòng một năm và một tháng sau đó, hai người dần dần tìm hiểu nhau qua thư từ. Mỗi lá thư là một hạt giống được gieo vào trái tim nồng cháy. Một mối tình nảy nở. Anh đề nghị cô gái gửi cho mình một tấm hình nhưng cô gái từ chối. Cô cho rằng nếu anh thực lòng thì diện mạo của cô đâu có quan trọng gì.

Cuối cùng cũng đến ngày anh từ châu Âu trở về. Họ hẹn sẽ gặp nhau lần đầu tại nhà ga trung tâm thành phố New York vào lúc 19 giờ. Cô gái viết: “Anh sẽ nhận ra em vì em sẽ gài một bông hồng trên ve áo”.

Khi đó, anh thấy một người con gái bước lại phía mình, cô ấy có một thân hình mảnh mai thon thả. Những cuộn tóc vàng lộn xộn bên vành tai nhỏ nhắn. Cặp mắt cô ấy xanh như những đóa hoa. Đôi môi và cằm cô có nét cương quyết nhưng rất dịu dàng. Cô gái nở một nụ cười nhẹ nhàng trên môi và nói nhỏ: “Đi cùng em chứ, chàng thủy thủ?”.Cuộc thử nghiệm của "cô gái có bông hồng"

(Ảnh minh họa/Shutterstock)

Khi ấy hầu như không tự chủ được, Blanchard bước thêm một bước tiến về phía cô gái, và đúng lúc ấy anh nhìn thấy Hollis Maynell với bông hồng đứng ngay sau cô gái ấy. Đó là một người đàn bà đã ngoài 40 tuổi. Bà ta có mái tóc màu xám bên trong một chiếc mũ đã cũ. Bà ta có một thân hình nặng nề, đôi chân mập mạp trong đôi giày đế thấp.

Khi đó cô gái trong chiếc áo màu xanh vội vã bước đi. Blanchard có cảm giác dường như con người anh lúc đó bị chia làm hai, một nửa mong muốn được đi theo cô gái và một nửa hướng tới người đàn bà mà tâm hồn đã thật sự chinh phục anh. Và bà ta đứng đó, khuôn mặt béo tốt với làn da nhợt nhạt nhưng hiền lành và nhạy cảm. Khi đó bỗng nhiên Blanchard không còn lưỡng lự nữa. Tay anh nắm chặt cuốn sách nhỏ cũ kỹ giống như cuốn sách trong thư viện trước đây để “cô gái” có thể nhận ra mình.

Đây không phải là tình yêu nhưng là một cái gì đó rất đáng quý, một cái gì đó thậm chí có thể còn hơn cả tình yêu, một tình bạn mà anh luôn luôn và mãi mãi biết ơn. Blanchard đứng thẳng chào người đàn bà, chìa cuốn sách ra và nói, mặc dù khi nói anh cảm thấy mình bị nghẹn lại cay đắng và thất vọng: “Tôi là trung úy John Blanchard và xin phép được hỏi chắc đây là cô Maynell? Tôi rất vui mừng là cô đã có thể đến đây gặp tôi hôm nay. Tôi muốn mời cô dùng cơm tối có được không?”.

Người đàn bà nở một nụ cười bao dung và trả lời: “Ta không biết việc này như thế nào con trai ạ, nhưng cô gái trẻ mặc chiếc áo vét màu xanh vừa đi kia đã năn nỉ ta đeo đoá hoa hồng này trên ve áo. Cô ấy nói nếu anh có mời ta đi ăn tối thì nói rằng cô ấy đang đợi anh ở nhà hàng lớn bên kia đường. Cô ấy nói đây là một cuộc thử nghiệm gì đó!”.

Theo Nghệ Thuật Sống / Trithucvn

Vợ chồng Trương Duy Nhất, Nguyễn Bá Thanh và Vũ “nhôm”! (Phần 2)

Quế Hương / Tiếng Dân

Tiếp theo phần 1

Về phía Bá Thanh, ông ta tạo thế độc tôn sau khi thắng được “phe nhóm năm 2000” (chữ của Bá Thanh dùng), với kết quả Bá tái đắc cử chủ tịch Đà Nẵng nhiệm kỳ thứ hai và Giám đốc CA Đà Nẵng Trần Văn Thanh phải ra đi.

Người thay ông Trần Văn Thanh là đại tá Lê Ngọc Nam, một bạn học cùng lớp của Bá tại trường Học sinh miền Nam số 1, Đông Triều, Quảng Ninh, niên khoá 1970-1973.

Không còn đối thủ chính trị, Bá chỉ lo “sắp” lại đội hình của mình, từ đây Bá trở thành “lãnh chúa miền Trung” với đúng nghĩa đen và nghĩa bóng.

Về Phan Văn Anh Vũ, dù chỉ học đến lớp 10, là một thợ nhôm, nhưng Vũ có tài hùng biện, ăn nói lưu loát, nhất là cực kỳ ranh mãnh.

Từng tham gia buôn bán xe gian và bị khởi tố năm 1997, nhưng Vũ ngoại giao tốt, quen biết nhiều sĩ quan công an, bố vợ là giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, nên Vũ chẳng hề hấn gì. Xã hội “đỏ” lẫn xã hội “đen” Vũ đều chơi được hết. Vì vậy, nhiều lần tiếp cận Bá Thanh, Vũ lọt vào “mắt xanh” của Bá.

Làm kinh tài cho Bá, Vũ được Bá giao trọn quyền thâu tóm công sản, đất vàng trên địa bàn Đà Nẵng. Vũ được chia phần nhà số 11 Phạm Hồng Thái và 32 Lê Hồng Phong.

Để hợp thức hoá và thuận lợi trong việc chiếm nhà công sản, Vũ lập Cty Cổ phần xây dựng 79, vào tháng 10/2002, tại địa chỉ 32 Lê Hồng Phong, phường Phước Ninh, quận Hải Châu. Giấy phép Kinh doanh và Mã số thuế có cùng một số: 0400434770.

Dựa thế Bá Thanh, lúc này đã là Bí thư thành uỷ, chỉ tịch HĐND Thành phố, Trương Duy Nhất và Vũ Nhôm bắt đầu “đánh quả”. Phi vụ đầu tiên là công sản 82 Trần Quốc Toản.

Ngày 17/9/2003, Trương Duy Nhất (lúc này là Trưởng Văn phòng đại diện Báo Đại Đoàn Kết khu vực Trung Trung bộ) có Công văn số 53/CV-TTB, xin mua nhà theo diện công sản Nhà nước.

Ngày 9/12/2003, UBND TP Đà Nẵng có Quyết định số 7792/QĐ-UB thu hồi nhà, đất tại 82 Trần Quốc Toản.

Ngày 13/7/2004, UBND TP Đà Nẵng có Công văn số 3351/UB-VP, bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất tại 82 Trần Quốc Toản cho Văn phòng Báo Đại Đoàn Kết theo giá công sản; tổng giá trị 674.483.400 đồng.

Trương Duy Nhất “phù phép” cùng lãnh đạo BBT báo Đại Đoàn Kết, để Công ty Xây dựng 79 của Vũ Nhôm nộp tiền và được UBND thành phố cấp Giấy chứng nhận (GCN).

Ngày 13/3/2006, Nguyễn Thị Thu Hiền, vợ của Vũ Nhôm, nhận chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất (QSDĐ) và tài sản gắn liền trên đất tại số 82 Trần Quốc Toản từ Công ty Xây dựng 79 (Vũ làm Chủ tịch HĐQT) và được Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố đăng ký GCN số AB 002002.

Và thế là, từ chủ nhân của căn nhà, Văn phòng báo Đại Đoàn Kết phải đi thuê lại một phòng của căn nhà 82 Trần Quốc Toản của vợ chồng Vũ Nhôm.

Được sự tin cậy, từ một cây bút có chút tên tuổi, Trương Duy Nhất đã lấn sân buôn bán bất động sản. Bộ ba Trương Duy Nhất (sinh năm 1964, CMND số 201358941), Vũ Nhôm (sinh năm 1975, CMND số 201293660) và người anh em của Vũ là Phan Minh Cương (sinh năm 1971, CMND số 201189748) đã hùn nhau thành lập Cty TNHH I.V.C vào tháng 8/2006 với vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Trong đó Nhất bỏ ra 500 triệu, Vũ 7,5 tỷ và Cương 2 tỷ.

(Còn nữa)

______

Một số ảnh chụp hồ sơ Công ty TNHH I.V.C của tác giả Quế Hương gửi tới:

Sau 10 năm, công tử Trung Quốc phá sạch sản nghiệp 2 tỷ USD

Cuộc đời của Lý Triệu Hội giống như một trò chơi mạo hiểm, thăng trầm khó lường. Từ tỷ phú giàu nức tiếng đến thân phận tội phạm, tất cả bắt nguồn từ vụ tai nạn cách đây 15 năm.

Ngày 6/11/2018, Tòa án Nhân dân trung cấp thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) công bố danh sách 200 phạm nhân bị thi hành án vì tội “thất tín”. Lý Triệu Hội – người từng được mệnh danh là công tử giàu nhất tỉnh Sơn Tây – có tên trong danh sách này và bị phạt hơn 50 triệu nhân dân tệ (hơn 7,2 triệu USD).

Lý Triệu Hội là con trai của doanh nhân Lý Hải Thương, người sáng lập tập đoàn sắt thép Haixin. Khi còn trẻ, Lý Triệu Hội từng là một doanh nhân thành đạt. Thừa hưởng gia sản của cha, năm 2013 Lý Triệu Hội được tạp chí Forbes đưa vào danh sách những người giàu nhất Trung Quốc.

Nhưng đến năm 2018, đế chế sắt thép của Lý Triệu Hội sụp đổ, chàng công tử nhà giàu ngày nào trở thành con nợ, bị cấm xuất cảnh khỏi Trung Quốc.

Cha bị bắn chết, 22 tuổi đã tiếp quản doanh nghiệp lớn

Lý Hải Thương – cha của Lý Triệu Hội – là một huyền thoại trong giới doanh nhân. Ông bắt đầu sự nghiệp từ năm 20 tuổi và trở thành giám đốc nhà máy ở tuổi 22. Năm 1987, Lý Hải Thương, khi đó 42 tuổi, huy động 400.000 nhân dân tệ (khoảng 57.000 USD) và xây dựng một nhà máy luyện than cốc ở quận Ôn Tây.

Sau 10 nam, cong tu Trung Quoc pha sach san nghiep 2 ty USD hinh anh 1
Doanh nhân Lý Hải Thương. Ảnh: Baidu.

Kể từ đó, sự nghiệp của ông phát triển vượt bậc với tốc độ mỗi năm lại mở một nhà máy mới, dần dần thành lập các công ty như Haixin Iron and Steel Co., Ltd., Haixin Investment Co., Ltd. và Haixin Steel Rolling Co., Ltd.

Năm 1992, Shanxi Haixin Iron and Steel Group Co., Ltd. với tổng tài sản 3 tỷ nhân dân tệ được thành lập. Đến năm 2002, tổng tài sản của Haixin đạt 4 tỷ NDT (khoảng 577 triệu USD), trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tỉnh Sơn Tây.

Ở cấp độ địa phương, Haixin là trụ cột kinh tế lớn nhất, cung cấp cơ hội việc làm cho gần 10.000 người và tạo ra hơn một nửa doanh thu cho địa phương. Thời điểm đó, người ta nói rằng “Haixin hắt hơi, toàn bộ cảm lạnh.” Lý Hải Thương còn được gọi là “vua sắt thép Sơn Tây”.

Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào năm 2003.

Vào sáng 22/1/2003, tại văn phòng tập đoàn, Lý Hải Thương, 47 tuổi, bị bắn chết bởi người bạn thời thơ ấu Phùng Dẫn Lượng. Lý do là vì Phùng Dẫn Lượng liên tục đề nghị bán đất của công ty mình cho Haixin nhưng bị từ chối.

Lý Hải Thương gặp nạn, nội bộ của Haixin lập tức rối loạn, công ty ngừng sản xuất, nhân viên đòi trả lương, bên ngoài thì ngân hàng đến siết nợ. Có thể nói là trong ngoài đều có địch. Người đứng ra lĩnh trọng trách thay thế Lý Hải Thương chính là Lý Triệu Hội, con trai ông.

Tỷ phú trẻ nhất tỉnh Sơn Tây

Lý Triệu Hội, khi đó 22 tuổi và đang học ngành quản lý kinh doanh tại Australia. Anh ta không biết gì về ngành thép và càng không có kinh nghiệm trong quản lý doanh nghiệp. Lúc trở về nước và đến công ty của cha, mọi người nhìn anh ta với ánh mắt đầy nghi hoặc.

Lúc chính thức tiếp quản công ty, Lý Triệu Hội phát biểu: “Công ty do cha tôi một tay gây dựng, tôi không thể để nó lụi bại trong tay mình”. Trong vài năm đầu tiên lãnh đạo Haixin, thực tế là Lý Triệu Hội đã đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Sau 10 nam, cong tu Trung Quoc pha sach san nghiep 2 ty USD hinh anh 2
Lý Triệu Hội đã từng gặt hái được thành công đáng kể trong những năm đầu tiếp quản tập đoàn. Ảnh: Baidu.

Theo một giám đốc của Haixin, để làm quen với công việc kinh doanh của công ty càng sớm càng tốt, Lý Triệu Hội đã ngày đêm học hỏi kiến thức ngành thép, nhanh chóng hiểu được quy trình quản lý nội bộ của công ty và thích nghi với vai trò chủ tịch.

Năm đầu tiên Lý Triệu Hội tiếp quản tập đoàn cũng là năm doanh nghiệp này tăng trưởng nhanh nhất và tốt nhất trong lịch sử. Tổng tài sản của Haixin Iron & Steel đạt hơn 5 tỷ NDT (khoảng 722 triệu USD), vượt mức kỷ lục cao nhất là 4 tỷ NDT khi cha anh còn sống.

Năm 2004, Lý Triệu Hội đã có tên trong danh sách “doanh nhân giàu nhất Trung Quốc” của Forbes với tài sản ròng trị giá 3 tỷ NDT (khoảng 433 triệu USD), đứng thứ 19, cao hơn thứ hạng 27 của Lý Hải Thương khi ông còn sống.

Nhưng sở thích đầu tư của Lý Triệu Hội lớn hơn nhiều so với đam mê ngành thép. Chính điều đó đã đẩy công ty thép hàng đầu Sơn Tây vào cảnh lụn bại sau này.

Thất bại đau đớn nhất cuộc đời

Từ năm 2004, Lý Triệu Hội đã bắt đầu tham gia vào thị trường đầu tư chứng khoán. Sau nhiều lần đầu tư thành công, Lý Triệu Hội trở thành tỷ phú trẻ nhất ở Sơn Tây với tài sản ròng trị giá 15 tỷ NDT (khoảng 2,1 tỷ USD).

Nhưng thành công không kéo dài bao lâu, Lý Triệu Hội trượt chân từ đỉnh cam và trải qua giai đoạn thất bại đau đớn nhất cuộc đời. Đắm chìm vào các hoạt động đầu tư, Lý Triệu Hội từ chức tổng giám đốc Haixin Iron and Steel và Haixin Industrial, chỉ còn giữ chức chủ tịch.

Anh ta tập trung vào chơi cổ phiếu toàn thời gian. Lãnh đạo cấp dưới của Haixin bị con cháu của gia tộc họ Lý thao túng, thất bại bắt đầu từ đó.

Sau 10 nam, cong tu Trung Quoc pha sach san nghiep 2 ty USD hinh anh 3
Hình ảnh nhà máy của tập đoàn Haixin khi còn hoạt động. Ảnh: Baidu.

Kể từ năm 2009, ngành thép Trung Quốc bắt đầu xuống dốc do nguồn cung thừa mứa, vượt xa cầu. Thời kỳ rực rỡ của các doanh nghiệp tư nhân thép dần lụi tàn. Trong những năm khủng hoảng, Haixin không có người đứng đầu, nội bộ lục đục và cũng không có bất kỳ sự bảo trợ nào.

Năm 2013, Haixin ôm khối nợ lên đến hơn 25 tỷ nhân dân tệ trong khi tài sản chỉ còn lại vỏn vẹn 7 tỷ nhân dân tệ. Ngày 24/6/2014, Haixin tuyên bố phá sản và tái cơ cấu. Từ khi tiếp quản vào năm 2003 đến khi phá sản, cuộc đời Lý Triệu Hội đi từ đỉnh cao xuống đáy vực sâu. Cơ đồ trị giá hơn 2 tỷ USD sụp đổ hoàn toàn.

Sự sụp đổ của Haixin một phần xuất phát từ nguyên nhân khách quan là sự khủng hoảng của ngành thép Trung Quốc. Nhưng nguyên nhân chủ quan là hoạt động đầu tư lung tung, thiếu hiệu quả của Lý Triệu Hội như nhiều chuyên gia khẳng định.

Quan trọng hơn cả là trong nhiều năm, Lý Triệu Hội, không thèm quản lý doanh nghiệp của mình. Tập đoàn công nghiệp nặng Bắc Kinh Jianlong tiếp quản Haixin từ tháng 9/2015.

Kết hôn với hai nữ diễn viên

Truyền thông Trung Quốc còn khẳng định thói quen tiêu sài hoang phí cũng là một lý do dẫn đến thất bại của Lý Triệu Hội. Ở Sơn Tây, doanh nhân này nổi tiếng mê gái đẹp, sẵn sàng làm tất cả để cung phụng các bóng hồng.

Lý Triệu Hội nổi tiếng trong giới doanh nhân, nhưng phải đến khi kết hôn với nữ diễn viên Xa Hiểu, anh ta mới được cả nước Trung Quốc biết đến. Trong đám cưới năm 2010, Lý Triệu Hội thuê 200 chiếc xe xịn để rước mỹ nữ về dinh.

Đắt nhất là chiếc Rolls Royce trị giá 8 triệu NDT (hơn 1,1 triệu USD). Tiệc cưới có tới 600 bàn tiệc. Vào ngày cưới, công ty tổ chức đám cưới thuê từ Bắc Kinh đã trang trí hội trường cực kỳ hoành tráng, rực rỡ.

Sau 10 nam, cong tu Trung Quoc pha sach san nghiep 2 ty USD hinh anh 4
Đám cưới xa hoa của Lý Triệu Hội và nữ diễn viên Xa Hiểu. Ảnh: Baidu.

Để đám cưới thêm phần náo nhiệt, Lý Triệu Hội đã lì xì cho hơn 10.000 nhân viên của mình mỗi người 500 nhân dân tệ. Chỉ riêng khoản này cũng đã tốn 5 triệu nhân dân tệ (hơn 722.000 USD).

Tuy nhiên, cuộc hôn nhân đình đám này chỉ kéo dài hơn một năm. Có tin đồn rằng Lý Triệu Hội đã chi 300 triệu nhân dân tệ (hơn 43 triệu USD) cho Xa Hiểu để ly hôn trong yên bình.

Sau 5 năm ly hôn với Xa Hiểu, Lý Triệu Hội một lần nữa kết hôn với nữ diễn viên Trình Noãn Noãn. Để lấy lòng người đẹp, anh ta cũng đã chi hàng chục triệu nhân dân tệ để mua vai chính cho cô trong một số bộ phim.

Tuy nhiên, đến năm 2018, Lý Triệu Hội đã đánh mất vị thế đại gia. Theo tạp chí Tài Kinh, cá nhân Lý Triệu Hội phải trả nợ 216 triệu nhân dân tệ (32,6 triệu USD), một phần trong tổng nợ của Haixin.

Nhưng tài sản chẳng còn lại bao nhiêu, đương nhiên Lý Triệu Hội không đủ tiền để trả nợ. Không chỉ bị tòa án phạt, Lý Triệu Hội còn bị cấm xuất cảnh. Từ tỷ phú, Lý Triệu Hội giờ trở thành con nợ.

Minh Tú / Zing

Tiết lộ về tình hình thực tế cao tầng ĐCSTQ: Hễ biến động liền chạy

Từ năm 2018 bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, đến đầu tháng 5 năm nay, cuộc chiến này tiếp tục nóng lên. Không những doanh nghiệp nước ngoài rời khỏi Trung Quốc, mà tỉ lệ thất nghiệp trong nước cũng tăng cao, giá cả hàng hóa cũng tăng cao một cách lạ thường; trong tháng 5 tình hình lạm phát đã tăng cao nhất trong 15 tháng qua. Có người là con cháu (thế hệ thứ 2) của quan chức trung ương Bắc Kinh chỉ ra, tình hình ổn định của Trung Quốc hiện nay chỉ là tạm thời, rất dễ phát sinh sự thay đổi bộ máy chính quyền. Còn giai cấp thống trị của đảng Cộng sản Trung Quốc có một đặc điểm, họ rất chú ý đến gia tộc của chính mình, hễ có biến động liền chạy.

(Ảnh minh họa từ Getty Images)

Từ đầu năm đến nay, giá cả trái cây, rau củ quả và thịt lợn tại Trung Quốc liên tục tăng cao, nên mức giá cả nói chung cũng bị kéo tăng theo một cách rõ ràng. Lấy trái cây làm ví dụ, hồi tháng 4, giá trái cây tươi tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái, ảnh hưởng đến chỉ số CPI tăng 0,22%.

Hôm 12/6, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 2/2018 (2,9%); trong đó giá thực phẩm tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức cao nhất kể từ tháng 1/2012 tới nay (thời điểm đó là 10,5%); giá cả các mặt hàng phi thực phẩm tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Reuters đưa tin, lạm phát trong tháng 5 của Trung Quốc tăng cao nhất trong 15 tháng qua.

Đài phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đưa tin, để bù đắp cú sốc thuế quan gây ra bởi cuộc chiến thương mại, chính phủ Trung Quốc đã chấp nhận để đồng Nhân dân Tệ trượt giá, đây được coi là một trong những nguyên nhân khiến vật giá tăng cao.

Hôm 11/6, một người giấu tên là thế hệ con cháu của quan chức trong chính quyền trung ương Trung Quốc tiết lộ với truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài rằng, sự ổn định của Trung Quốc đều chỉ là tạm thời, có lẽ một sự kiện chính biến không có tiếng động cũng có thể khiến cho đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sụp đổ.

Hiện giờ, mâu thuẫn tương đối lớn trong hai vấn đề đó là có đánh Đài Loan hay không, có đối kháng với Mỹ hay không. Hơn nữa hiện giờ mọi thứ cũng đã bắt đầu bất ổn, vật giá tăng rất nhanh, cuộc sống sau này cũng sẽ rất khó khăn.

Vị này nói, giai cấp thống trị của ĐCSTQ có một đặc điểm, đó là họ rất quan tâm đến gia tộc của họ, hễ có biến động nhỏ, họ sẽ vì gia tộc mình mà bỏ qua dân tộc quốc gia. Từ thời ông Đặng Tiểu Bình, con cháu họ bắt đầu kế thừa tài sản. Tài sản của gia tộc Giang Trạch Dân nhiều hơn so với Đặng Tiểu Bình.

Vị này tiết lộ thêm, chỗ dựa của phe ông Giang Trạch Dân vẫn luôn là đạp chân lên hai chiếc thuyền: “Một quan chức thuộc Ủy ban phát triển và cải cách thuộc Quốc vụ viện gửi tin nhắn Wechat cho tôi nói rằng, Giang Trạch Dân về chính trị là dựa vào Nga, về kinh tế là dựa vào Mỹ (các tập đoàn lợi ích ở phố Wall), cháu của ông ta là Giang Chí Thành nắm giữ trong tay 500 tỉ USD.”

Từ lâu đã có thông tin ở nước ngoài vạch trần, gia tộc Giang Trạch Dân ở nước ngoài thực chất nắm giữ “tài sản đánh cắp của quốc gia” ít nhất là 1 nghìn tỉ USD trở lên, cháu của Giang Trạch Dân là Giang Chí Thành đã nắm giữ 500 tỉ USD tiền rửa ở nước ngoài.

Học giả hiến chính Trung Quốc Trần Vĩnh Miêu (Chen Yongmiao) từng tiết lộ với Tạp chí Động Hướng tại Hồng Kông số ra tháng 11/2016 rằng, tầng lớp quyền quý trong chính quyền ĐCSTQ có che giấu một kế hoạch chìm tàu. Đối nội thì vơ vét cướp bóc, đối ngoại thì rải tiền lấy lòng; thắt chặt dây buộc bụng của người dân toàn quốc, để lấy tài lực của quốc gia, viện trợ nước ngoại giao nhằm tạo mối quan hệ tốt, để chuẩn bị điều kiện trước cho tầng lớp quyền quý, làm tốt quan hệ ngoại giao để sau đó dễ dàng di dân. Vốn là dùng tiền của người dân để trải đường cho mình. Có người nói, sao họ lại có thể có được thẻ xanh dễ dàng vậy, chắc chắn là có kế hoạch “ngày tận thế”: Nước nào cần hối lộ thì đã hối lộ rồi, tiền nào cần rửa thì cũng đã rửa xong rồi, một khi ngày đó đến, thì lập tức kích hoạt hệ thống tự hủy hồ sơ (mạng lưới liên lạc toàn quốc) tiêu hủy tất cả hồ sơ lịch sử nguy hiểm, sau đó cả gia tộc ung dung đến nước tị nạn, có thể đảm bảo mấy thế hệ vẫn bình yên hưởng phú quý.

Đài tiếng nói Hoa Kỳ cũng từng dẫn lời học giả Trung Quốc cho biết: “Các quan tham của ĐCSTQ có thói quen mua nhà đất ở các nước phương Tây như Mỹ, chuyển dịch mồ hôi nước mắt ăn cắp được của người dân đến đó… họ vẫn luôn bố trí cho mình trước khi chìm tàu …”.

Cơn sóng ngầm chính trị dữ dội hiện nay tại Trung Quốc có quan hệ rất lớn đến xung kích của cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ. Vị con cháu quan chức nói trên còn cho biết, ông Tập Cận Bình đang chủ đạo đàm phán thương mại Mỹ – Trung, hiện đang rơi vào cuộc đấu đá kịch liệt trong Trung Nam Hải. Ông Tập Cận Bình lại do dự không quả quyết, nếu làm không tốt sẽ mất quyền lực.

Theo phân tích, trước đó truyền thông của ĐCSTQ vẫn luôn dùng ngôn từ kiểu Cách mạng Văn hóa để chỉ trích Mỹ và “phe thân Mỹ” trong nước. Tuy nhiên, ngày 10/6, tờ Nhân dân Nhật báo lại đột nhiên đổi giọng, nhắc lại “Phương hướng lớn trong hợp tác Trung – Mỹ không nên nghịch chuyển”, ngày hôm sau, Nhân dân Nhật báo lại chuyển giọng đăng bài chỉ trích “phe thân Mỹ”.

Vị này nói, truyền thông nhà nước chống Mỹ đến nỗi hồ đồ, muốn chống đến cùng, đột nhiên lại mềm mỏng, rồi thái độ lại cứng rắn. Điều này là vì Trung Nam Hải không đưa ra được biện pháp nào khi đối diện với cuộc chiến thương mại, chỉ có thể lắc lư qua lại, vừa rắn vừa mềm. “Nhưng điều này phản ánh đấu đá rất kịch liệt giữa hai phe trong trung ương, không cẩn thận ông Tập Cận Bình có thể rớt đài.”

Nói về chuyến thăm Nga của ông Tập Cận Bình, vị này phân tích, ông Tập Cận Bình đến thăm Nga, vừa mới đến đã cho Nga đơn hàng lớn trị giá 60 tỉ USD, nhưng Tổng thống Nga Putin nói “tọa sơn quan hổ đấu”. Hiện giờ cục thế của Trung Quốc tương đối tiến thoái lưỡng nan, chống Mỹ cũng không phải, chống Nga cũng không xong. Ông Tập Cận Bình đang do dự không quyết đoán chưa biết nghiêng về bên nào.

Vị này còn cho biết, hiện tại toàn bộ chiến lược của ông Tập Cận Bình đều là ông Vương Hộ Ninh đưa ra, bao gồm cả chiến tranh thương mại, chính sách rải tiền ở nước ngoài, ‘Một vành đai, Một con đường’, v.v. Ông Vương Hộ Ninh là “quốc sư 3 triều đại”, chuyên dựa vào nịnh bợ từ Học viện Quan hệ Chính trị Đại học Phúc Đán mà leo lên tầng cao nhất. Ông ta vô cùng giảo hoạt, rất biết gió chiều nào xoay chiều đó. Ông ta lại là người làm chiến lược quốc tế, nhưng những người chiến lược quốc tế của ông Tập Cận Bình đều không phải lành nghề, do đó chủ ý mà Vương đưa ra, Hồ Cẩm Đào cũng nghe, Tập Cận Bình cũng nghe, thậm chí ông Tập Cận Bình còn để ông ta ngồi vào ghế Thường ủy Bộ Chính trị. “Ông ta không có thành tích gì, chỉ là biết nịnh bợ”.

Trí Đạt / TrithucVN