Vợ chồng trẻ xây nhà trên đất hẹp 35m2 khiến vạn người thèm

Chỉ thay đổi một chút trong thiết kế, kiến trúc sư đã biến căn nhà nhỏ thành nơi ở tiện nghi, thoáng sáng bất ngờ.

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 1

Căn nhà nhỏ xinh này xây dựng trên một mảnh đất rộng chỉ 35m2, tọa lạc ở Pingtung, Đài Loan.

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 2

Ngôi nhà là tổ ấm của một gia đình trẻ 4 người.

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 3

Mảnh đất để xây dựng có 2 mặt giáp đường, 2 mặt còn lại bị bao bọc bởi các ngôi nhà cao xung quanh.

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 4

Mong muốn của chủ nhà là tận dụng được nguồn sáng tự nhiên nhiều nhất có thể để không gian sống luôn sáng và thoáng.

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 5

Tận dụng lợi thế 2 mặt tiền, các kiến trúc sư đã mở rất nhiều khung cửa sổ kính đón nắng và gió.

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 6

Thiết kế gác lửng là một trong những điểm đặc biệt giúp ánh sáng được phân bổ đều khắp không gian sống.

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 7

Thiết kế mở không vách ngăn khiến căn nhà ống trở nên rộng rãi hơn.

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 8

Gia chủ lựa chọn màu sơn trắng, kết hợp với nội thất gỗ tự nhiên sáng màu mang đến cảm giác ấm cúng, sang trọng.

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 9

Tầng 1 bao gồm phòng khách, bếp và bàn ăn

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 10

Khu vực bếp nằm ngay dưới gác lửng, bàn ăn được đặt cạnh khung cửa sổ lớn, chiếm gần trọn vẹn bức tường đối diện bếp.

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 11

Căn bếp nhỏ gọn gàng luôn ngập tràn ánh sáng nhờ khung cửa sổ lớn này.

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 12

Bàn ăn cạnh khung cửa sổ lớn.

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 13

Ngay cạnh đó là cầu thang gỗ dẫn lên gác lửng.

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 14

Đây là nơi tập trung khá nhiều ánh sáng nên được gia chủ tận dụng làm khu vực đọc sách.

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 15

Bàn làm việc cũng được đặt ở đây.

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 16

Tầng trên cùng là phòng ngủ và phòng tắm.

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 17

Phòng tắm thoáng rộng.

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 18

Phòng tắm được bài trí đẹp không kém gì resort

vo chong tre xay nha tren dat hep 35m2 khien van nguoi them - 19

Phòng ngủ.

Theo Nguyễn Bình / Dân Việt

Kỷ lục diễu hành tại Hồng Kông: 2 thứ mà ĐCSTQ sợ đều đã đến

Ngày 9/6, hơn 1 triệu người dân Hồng Kông đã xuống đường diễu hành, phản đối sửa đổi luật dẫn độ, nếu dự luật này được thông qua, nó sẽ cho phép Bắc Kinh dẫn độ nghi phạm tới Trung Quốc để thẩm tra. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh sẽ có thể tạo ra tội danh phù hợp với luật này đối với bất cứ ai, sau đó bắt người ở Hồng Kông rồi dẫn độ về Đại lục.

Protesters march during a demonstration to protest against a controversial extradition law proposed by Hong Kong's pro-Beijing government to ease extraditions to China, in Los Angeles on June 9, 2019. (Photo by RINGO CHIU / AFP)        (Photo credit should read RINGO CHIU/AFP/Getty Images)

Nhật báo Phố Wall (WSJ) đưa tin, ban tổ chức cuộc diễu hành kháng nghị này ước tính số người tham gia vượt trên con số 1 triệu. Đây là cuộc diễu hành thách sức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Hồng Kông có quy mô lớn nhất kể từ khi Anh Quốc bàn giao chủ quyền hòn đảo này cho Trung Quốc vào năm 1997.

Vậy vì sao năm 2019 lại có nhiều người Hồng Kông xuống đường biểu tình như thế, vượt quá dự liệu của Bắc Kinh, đồng thời phá vỡ kỷ lục từ khi Hồng Kông có thay đổi vào năm 1997?

Đó là vì hiện nay, trong bầu không khí toàn cầu đã bao trùm 2 thứ, đây là 2 thứ cảm xúc trong tâm của nhiều người. Một là sự phẫn nộ đối với những hành động của Bắc Kinh, một nữa là nhìn thấy được hy vọng đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sụp đổ. Năm 2019 có sự khác biệt với các năm trước đó là hai thứ này mạnh chưa từng có.

Một mặt, nhiều năm qua, chính quyền Trung Quốc tự nhận là đã có thực lực, ngày càng càng không đáng để ngụy trang trong lớp áo của sự văn minh, và bắt đầu trần trụi, kiêu ngạo. Đối nội, ĐCSTQ xâm hại nhân quyền, bức hại tín ngưỡng, phong tỏa thông tin, giám sát người dân đã đạt tới đỉnh điểm. Đối ngoại, ĐCSTQ ngày càng lộ ra răng nanh, và cũng không còn che giấu việc chuẩn bị dùng vũ lực nhắm vào Hồng Kông và Đài Loan, cũng như ý đồ đảo lộn trật tự thế giới.

Do đó, bầu không khí năm 2019 tràn đầy sự phẫn nộ của nhiều người đối với ĐCSTQ.

Mặt khác, Mỹ cũng đang thay đổi triệt để thái độ đối với ĐCSTQ trong mấy chục năm qua. Sau khi ông Trump trúng cử Tổng thống Mỹ, nước Mỹ đã lần đầu tiên nói không với Trung Quốc một cách thực chất. Trong chiến tranh thương mại, chính phủ Mỹ thể hiện rất có trình tự, hiện trạng kinh tế Mỹ cũng thể hiện sự ủng hộ. Còn ĐCSTQ tiến thoái đều không có chỗ dựa, lúc thì thân mật với Mỹ, cam kết mua lượng lớn nông sản Mỹ; lúc thì phá vỡ cam kết vào phút chót, chỉ biết phát sóng phim “kháng Mỹ, viện trợ Triều Tiên” trên CCTV.

Chiến tranh thương mại đã vượt ra ngoài phạm trù thương mại, Mỹ không có chút nhượng bộ, đã coi ĐCSTQ là địch thủ. Sau nhiều vòng chiến đấu, nhiều người đã thấy, thể chế của ĐCSTQ già nua, Bắc Kinh bị hình thái ý thức trói buộc chân tay, về cơ bản không phải là đối thủ của ông Trump. Khi Mỹ lơ là, Bắc Kinh còn có thể dùi vào sơ hở, nhưng hiện nay Mỹ đã tỉnh ra, thực lực của ĐCSTQ chẳng qua chỉ là vậy.

Do đó, rất nhiều người đã nhìn thấy hy vọng ĐCSTQ sụp đổ, trong bầu không khí năm 2019 tràn đầy hy vọng này.

Chớ xem thường hai thứ này, trong thời buổi thông tin lan truyền nhanh như hiện nay, không có ai sống trong ‘chân không’, hàng loạt những sự việc xảy ra, đã ngầm biến đổi tâm lý của con người, từ biến đổi về lượng đã bắt đầu chuyển sang biến đổi về chất, đây là nguyên nhân mà cuộc diễu hành lần này của Hồng Kông lại có thể lập kỷ lục về số lượng người tham gia.

Ngay cả chính quyền Bắc Kinh cũng cảm giác được, hiện giờ những thứ trong bầu không không khí đã khác xưa.

Tháng 1 năm nay, trong cuộc họp của các lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ do ông Tập Cận Bình chủ trì, ông Tập đã đặc biệt nói về 7 rủi ro mà ĐCSTQ đối mặt: Rủi ro chính trị, rủi ro ý thức hình thái, rủi ro kinh tế, rủi ro xã hội, rủi ro công nghệ, rủi ro từ môi trường bên ngoài và rủi ro từ trong nội bộ đảng. Tổng kết hội nghị, ông Vương Hộ Ninh nói: Cần phản làm tốt khâu chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất”.

Trước kỳ “Lưỡng hội” hàng năm hồi tháng 3 vừa qua, ông Tập Cận Bình tiếp tục phát biểu tại một hội nghị của Bộ Chính trị rằng, trong rất nhiều phương diện, ĐCSTQ đều đối mặt với rủi ro to lớn, nếu quan chức để cho các rủi ro này nâng cấp thành mối đe dọa thực sự, thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm.

Sau cuộc đại diễu hành tại Hồng Kông, ngày 10/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng lại tiếp tục lôi “người bạn cũ” của họ ra – “Thế lực nước ngoài”. Cảnh Sảng cho biết, Trung Quốc ủng hộ Hồng Kông hiệu đính “Luật đào phạm”, nhấn mạnh kiên quyết phản đối thế lực nước ngoài can dự vào sự việc của Hồng Kông.

Thực ra, không có thế lực nước ngoài nào cả, chỉ có 2 thứ tràn đầy trong không khí, đó là sự phẫn nộ và hy vọng, đó đều là ý nguyện của người dân, liệu họ (ĐCSTQ) có trừ bỏ được không? Có bưng bít được không?

Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố dự thảo sửa đổi luật này vẫn sẽ được đưa ra thảo luận để thông qua, tức là đã làm ngơ, nhìn mà không thấy  đối với ý nguyện của hơn 1 triệu người dân Hồng Kông. Việc này tiếp tục khiến cho sự phẫn nộ của người dân tiếp tục tăng cao. Đi kèm với sự phẫn nộ chưa từng có này chính là hy vọng ngày càng tăng.

(Bài viết thể hiện quan điểm và lập trường của cá nhân tác giả)

Blog Hạ Văn

Đời sống, phong tục người Việt xưa trong mắt tác giả phương Tây

Một số tác giả phương Tây đi sâu vào đời sống hàng ngày, nghiên cứu qua tư liệu để có cái nhìn rõ hơn về tự nhiên, tâm lý, phong tục tập quán người Việt xưa.

Các nhà truyền giáo, học giả hoặc công chức tới xứ An Nam không chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà còn mang theo con mắt tò mò về vùng đất ở châu Á. Gần đây, một số đầu sách về Việt Nam của tác giả phương Tây được dịch, tái bản . Các tác phẩm ít nhiều cung cấp thông tin về điều kiện tự nhiên, đời sống, phong tục tập quán của người Việt xưa.

Tâm lý người An Nam

Tác giả Paul Giran tới làm việc cho Phủ Toàn quyền ở Đông Dương năm 1899, sau đó được cử làm công sứ ở một số vùng. Ông viết một số đầu sách khảo cứu về vùng đất và con người Việt Nam như Tâm lý người An Nam, Bùa chú và Tôn giáo An Nam.

Doi song, phong tuc nguoi Viet xua trong mat tac gia phuong Tay hinh anh 1
Bìa sách Tâm lý người An Nam.

Là một quan chức của chính quyền Đông Dương, Paul Giran có mong muốn tường giải tâm lý dân tộc An Nam. Cuốn sách có bố cục hai phần, phần đầu khái quát về tính cách dân tộc An Nam trên cơ sở khảo cứu các nguồn gốc chủng tộc, so sánh với người Mã Lai, Trung Hoa. Phần thứ hai khảo cứu tâm lý dân tộc An Nam và sự tiến hóa mọi mặt từ lịch sử, giáo dục, ngôn ngữ, khoa học, hệ thống luân lý. Dưới con mắt một trí thức phương Tây, tác giả không ngần ngại đưa ra những điều mà ông cho là hủ tục, lạc hậu như tục thờ cúng anh linh quỷ thần tràn lan, vô lối.

Tâm lý người An Nam là nguồn tư liệu khảo cứu phong phú về con người nước ta một thế kỷ trước. Đây cũng là bức tranh xã hội, đồng thời so sánh thú vị về những giá trị khác nhau giữa hai nền văn minh Đông – Tây.

Hội kín xứ An Nam

Trước những sự kiện bạo động diễn ra ở khắp ba kỳ An Nam kéo dài từ thế kỷ 19 đến trước năm 1930, như vụ Phan Xích Long và các huynh đệ năm 1913, vụ Khám Lớn Sài Gòn năm 1916, người Pháp vô cùng ngỡ ngàng. TS Georges Coulet không hiểu vì sao cùng một thời điểm mà trên toàn cõi Nam Kỳ lại đồng loạt khởi nghĩa. Qua tìm hiểu, Georges Coulet cho rằng điều này có được do sự sắp xếp và tổ chức tinh vi. Ông đào sâu tìm hiểu về các hội kín xứ An Nam.

Doi song, phong tuc nguoi Viet xua trong mat tac gia phuong Tay hinh anh 2
Sách Hội kín xứ An Nam. Ảnh: Omega Plus

Hội kín xứ An Nam kể nhiều câu chuyện, sự kiện, tình tiết bí mật thường không được nhắc trong lịch sử. Tìm hiểu văn bản qua các bộ luật xưa cũ, tác giả cho rằng ngay cả triều đình phong kiến cũng từng đụng độ các hội kín.

Xứ Đàng Trong và Mô tả vương quốc Đàng Ngoài

Việt Nam thế kỷ 17 tồn tại hai chính quyền song song: Vua Lê – Chúa Trịnh. Hai tác phẩm mới ra mắt thuộc tủ sách Góc nhìn sử Việt phần nào thể hiện đời sống nước ta giai đoạn ấy qua con mắt người phương Tây.

Linh mục Cristoforo Borri (người Italy) là một trong những giáo sĩ dòng Tên đầu tiên đến Đàng Trong (thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên), lưu trú ở đó 5 năm (1618-1622). Tập Ký sự về sứ mệnh mới của các nhà truyền giáo dòng Tên ở xứ Đàng Trong (viết ngắn gọn là Xứ Đàng Trong) tường thuật chi tiết về vùng đất này từ quốc hiệu, diện tích, khí hậu, đất đai, sản vật đến phong tục tập quán, hành chính, thương mại, đời sống tinh thần…

Doi song, phong tuc nguoi Viet xua trong mat tac gia phuong Tay hinh anh 3
Xứ Đàng Trong (trái) và Mô tả vương quốc Đàng Ngoài. Ảnh:Omega Plus

Mô tả vương quốc Đàng Ngoài là cuốn sách mới được xuất bản cùng một cặp với Xứ Đàng Trong. Công trình được viết bởi Samuel Baron – con của một thương nhân Hà Lan và phụ nữ Việt. Baron làm việc cho Công ty Đông Ấn Anh trước năm 1672, được cử tới Đàng Ngoài năm 1678. Đến năm 1685, ông viết xong Mô tả vương quốc Đàng Ngoài.

Cuốn sách mô tả xứ Đàng Ngoài từ quy mô, diện tích, sản vật, đời sống xã hội, các tập tục mà Baron cho là đặc biệt…

Hai cuốn sách không chỉ cung cấp những thông tin về đất nước con người ta thế kỷ 17, mà còn cho thấy một thời kỳ tiếp xúc Đông – Tây và giao lưu văn hóa ở mỗi vùng đất.

Bắc Kỳ tạp lục

Henri Emmanuel Souvignet sinh năm 1855 tại Pháp, tới An Nam năm 1882 và ở lại cho tới cuối đời vào năm 1943. Bên cạnh nhiệm vụ truyền giáo, ông đi sâu tìm hiểu, sống hòa nhập với giáo dân. Cuốn sách Bắc kỳ tạp lục là kết quả của nhiều năm tháng ông sống, dụng công nghiên cứu, tìm hiểu về con người và đời sống An Nam.

Doi song, phong tuc nguoi Viet xua trong mat tac gia phuong Tay hinh anh 4
Sách Bắc Kỳ tạp lục.

Sách bao quát trên nhiều vấn đề quan trọng của đời sống người dân, từ ngôn ngữ, giáo dục, văn học, lịch sử, tổ chức xã hội, chế độ thuế khóa, tín ngưỡng, phong tục, hệ thực vật…

Vì vậy, cuốn sách có ý nghĩa như một cẩm nang hướng dẫn, giúp những người Pháp đến sinh sống và làm việc tại An Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 nắm bắt và thích nghi với các tập tục, thiết chế.

Y Nguyên / Zing

Bị băm nát, Hà Nội và TP.HCM đang trả giá rất đắt

Tình trạng đề án quy hoạch, hay điều chỉnh quy hoạch bằng “đầu cơ”, “đi đêm”, “thông đồng” gây bức xúc dư luận nhân dân, phá vỡ không gian sinh tồn và phát triển cho nhiều thế hệ. 

Tôi rất đồng tình với bài “Những ai băm nát quy hoạch Thủ đô?” trên Tuần Việt Nam. Cả nước có gần 1.400 dự án điều chỉnh quy hoạch từ 1-6 lần và luôn có xu hướng tăng tối đa lợi ích cho nhà đầu tư, giảm tối đa không gian công cộng và lợi ích của người dân là một thực tế rất báo động.

Cứ mỗi lần lập rồi điều chỉnh hàng trăm, hàng ngàn quy hoạch là gây tổn thất về mặt xã hội, thiệt hại cho người dân, làm mất hàng ngàn tỷ đồng của Nhà nước cho chi phí tư vấn để khảo sát, tổng hợp, lập và điều chỉnh.

Nhưng quan trọng nhất, tình trạng đề án quy hoạch, hay điều chỉnh quy hoạch bằng “đầu cơ”, “đi đêm”, “thông đồng” gây bức xúc dư luận nhân dân, phá vỡ không gian sinh tồn và phát triển cho nhiều thế hệ.

Bị băm nát, Hà Nội và TP.HCM đang trả giá rất đắt
Hà Nội giờ tan tầm

Hà Nội chật như nêm cối

Nhân bài viết nói đến chuyện Hà Nội, tôi xin bổ sung thêm chuyện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây yêu cầu xử lý vấn đề từ những phản ánh liên quan tới điều chỉnh quy hoạch nhiều khu đô thị ở Thủ đôi.

Cụ thể theo các hộ dân trong khu đô thị Ciputra kiến nghị khẩn cấp, dự án này đã điều chỉnh quy hoạch kiến trúc một số lô đất thương mại, sân, vườn và đường nội bộ thành đất hỗn hợp thương mại, văn phòng, khách sạn và nhà ở cao tầng.

Theo đó, đồ án điều chỉnh quy hoạch trong khu đô thị này do chủ đầu tư xây dựng, khu đất trước đây quy hoạch chỉ 5 tòa nhà với chiều cao từ 5 đến 47 tầng thì nay được đề xuất điều chỉnh tăng thành 8 tòa cao từ 45 đến 68 tầng.

Một khu đất khác có diện tích gần 13.400 m2 dành làm bãi đỗ xe, nay xin chuyển sang hạ ngầm bãi đỗ xe và kết hợp kinh doanh thương mại. Còn tại ô đất TM-13 gần 55.000 m2, vốn quy hoạch làm khu thương mại hỗn hợp, sân, vườn và đường nội bộ thì nay xin chuyển thành đất hỗn hợp thương mại, văn phòng, khách sạn và nhà ở cao tầng với dân số gần 3.000 người.

Hà Nội không thiếu đất, sau khi mở rộng đã tăng diện tích lên 3.344km2 nhưng nội thành có mật độ xây dựng cực kỳ cao đã tập trung quá tải dân cư với rất nhiều cao ốc thương mại mọc lên dẫn đến kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường, rối rắm cảnh quan kiến trúc.

TP.HCM kẹt xe, ngập nước hàng ngày 

Tôi cũng xin bổ sung về tình trạng quy hoạch bị băm nát, bị điều chỉnh, dẫn đến phá vỡ tổng thể ở TP.HCM gây bức xúc cho người dân.

TP.HCM có diện tích hơn 2.100km2 nhưng quy hoạch và điều chỉnh cấp phép dày đặc các dự án bất động sản ở nội thành. Trên các trục đường bị bủa vây nhà cao tầng, hạ tầng giao thông phát triển không theo kịp. Khi đó, phải kết nối giao thông ra vào nên xung đột trực tiếp giữa các phương tiện tất gây quá tải và kẹt xe, không đảm bảo thoát nước thải cho hàng ngàn nhà dân nên gây ngập.

Dễ thấy nhất ở các quận 1, 3, 5, 10,… chuyện ngập nước là thường xuyên xảy ra ở các đường 3/2, Lê Hồng Phong, Lý Thái Tổ, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Phúc Nguyên (giao với Cách Mạng Tháng Tám), Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Kiệt, Hoàng Sa dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.

Cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất vốn đã ùn tắc giao thông, lẽ ra hạn chế hoặc cấm xây nhà cao tầng từ lâu nhưng đến nay vẫn nhiều công trình nhà cao tầng đã và đang triển khai ở đường Trường Sơn, Hồng Hà, Bạch Đằng…

Ngay các tuyến đường huyết mạch vốn kẹt xe và ngập nước lại “mọc lên” thêm nhà cao tầng như Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3), Lý Thường Kiệt – Đối diện nhà thi đấu Phú Thọ (Q.11).

Chỉ một đoạn ngắn đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh) dày đặc nhà cao tầng, ban đầu là dự án Sài Gòn Pearl với một quần thể cao ốc có chiều cao lên đến 38 tầng gồm 2.200 căn hộ, khu The Menor trên 1.000 căn hộ, khách sạn cao 40 tầng với trung tâm thương mại, ước tính số dân đã hơn 10.000 người.

Trước đây, tham dự hội thảo quy hoạch giao thông, tôi nghe một chuyên gia người Nhật Bản cảnh báo: “Bờ sông dọc đường Nguyễn Hữu Cảnh còn là cảnh quan, đối lưu không khí, hãy ưu tiên làm nơi sinh hoạt vui chơ giải trí cho cộng đồng, đừng xây nhà cao tầng, làm trung tâm thương mại thì ngầm dưới lòng đất”. Vậy mà giờ đây, khu vực này dày đặc nhà cao tầng, kéo theo hệ lụy kẹt xe và ngập nước trầm trọng nhất tại TP.HCM.

Trong khi đó, khu vực ngoại thành và vùng ven có rất nhiều đất trống như các huyện Hóc Môn, Bình Tân, Nhà Bè, Cần Giờ… Riêng huyện Củ Chi là vùng đất đầy tiềm năng, có diện tích gần 500km2 bằng 1/4 tổng diện tích của thành phố nhưng dân số chỉ chừng 400.000 người (bằng 3 phường trong nội thành). TP.HCM cũng đã có kế hoạch chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ, thương mại, bất động sản. Nội thành kẹt cứng, trong khi những khu bên ngoài đất trống còn nhiều mà Thành phố không biết kết nối để phát triển.

Bị băm nát, Hà Nội và TP.HCM đang trả giá rất đắt
TP.HCM đang trả giá rất đắt vì quy hoạch kém.

Cần nhà quy hoạch có tầm và có tài

Quy hoạch xây dựng có bản chất là tạo hành lang pháp lý phục vụ cho công tác quản lý và phát triển đô thị, kinh tế, xã hội… Thật nguy hiểm khi để bị trục lợi cho cá nhân, lợi ích nhóm. Cái giá phải trả rất lớn cho sự tùy tiện điều chỉnh quy hoạch theo hướng tiêu cực có thể thiệt hại cho nhiều thế hệ, khắc phục tổn thất để lại là hết sức khó khăn và lắm khi là không thể. Đó là nỗi bức xúc của người dân sống trong cảnh ô nhiễm, kẹt xe và ngập nước ở các đô thị.

Nhiều nước trên thế giới không bao giờ để cho một kiến trúc sư hay một tổ chức nào đó đơn độc trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch mà đều có tham gia của các nhà phản biện xã hội, chuyên gia xây dựng, nhà văn hóa học, nhà đô thị học, thậm chí lấy ý kiến rộng rãi.

Hàn Quốc kiểm soát rất chặt quy hoạch đô thị. Như ở Seoul, họ hạn chế xây nhà trong nội thành, quy hoạch các thành phố vệ tinh và làm trước hạ tầng giao thông để thu hút nhà đầu tư theo hướng “rải thóc nhử bồ câu đến”, nhà đầu tư xin điều chỉnh quy hoạch là không đơn giản.

Phát hiện quy hoạch và những điều chỉnh bất hợp lý là không khó, nhất là đối với người làm quản lý chuyên ngành. Đó là căn cứ cơ sở khoa học, quy định xây dựng, pháp luật liên quan, quy trình thiết kế đồ án, tiêu chuẩn ngành, hơn nữa là có lợi cho ai và đối tượng cụ thể nào?

Có lần tôi được nghe vị lãnh đạo ngành kiến trúc phát biểu: Chỉ cần một trong số những người có trách nhiệm quản lý quy hoạch nơi đó có tầm và có tài thì những đồ án quy hoạch hay điều chỉnh quy hoạch bất hợp lý khó có thể tùy tiện chấp thuận thông qua, phê duyệt.

Dễ nhận biết những đồ án quy hoạch bài bản, phục vụ phát triển vì lợi ích chung. Đó là tuân thủ quy định liên quan sẽ có đối chiếu giữa thực trạng và nhu cầu cùng với kết quả khảo sát, phân tích, phân loại, đánh giá, so sánh giữa các mô hình đồ án quy hoạch để tính toán tỉ trọng các hạng mục chức năng phù hợp đời sống sinh hoạt người thụ hưởng sao cho an toàn và tiện ích từ giao thông, y tế, giáo dục, du lịch, công nghiệp, kiến trúc, lịch sử… Qua đó sẽ thể hiện cụ thể vị trí và số liệu đất xây dựng, đất dành cho cộng đồng, không gian kiến trúc.

Dễ dàng điều chỉnh quy hoạch

Trong khi đó, hệ thống luật pháp liên quan đến công tác quy hoạch, kiến trúc đô thị chưa chặt chẽ cũng tạo nhiều khe hở để lạm dụng.

Ví dụ, Luật Quy hoạch vẫn còn những quy định khá lỏng lẻo để chủ đầu tư lợi dụng xin điều chỉnh quy hoạch nhằm tăng tối đa hóa lợi nhuận và cán bộ công quyền được giao quản lý  có thể trục lợi trong quy hoạch, bổ sung quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch, gây thiệt hại không nhỏ cho xã hội, ảnh hưởng đời sống số đông người dân.

Chẳng hạn, theo Điều 20, chỉ cần nêu lý do quy hoạch thời kỳ trước chưa phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực được lập trước đó là có thể xin lập quy hoạch lại.

Còn Điều 51 quy định, cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt việc điều chỉnh quy hoạch là có thể điều chỉnh quy hoạch. Quy định như vậy có thể bị tận dụng để lập, điều chỉnh quy hoạch tùy tiện.

Đã đến lúc rà soát, xem xét lại tất cả các quy hoạch ở Hà Nội và TP.HCM để xử lý từ gốc. Đó là khâu cán bộ thuộc bộ máy tham mưu, quản lý. Cần có đầu mối chịu trách nhiệm cụ thể trong công tác tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch.

Trong công tác lập, điều chỉnh quy hoạch cần những quy định chặt chẽ hơn. Như buộc phải có sự phối hợp đồng bộ trong quản lý trên cơ sở khoa học, phù hợp thực tiễn, ưu tiên tiện tích cho công cộng, sinh hoạt cộng đồng, lấy ý kiến người dân có liên quan và chuyên gia phản biện trên các lĩnh vực xã hội văn hóa, giao thông, môi trường… Khi lập hay điều chỉnh quy hoạch ưu tiên phát triển hạ tầng cho cộng đồng kèm các giải pháp phát triển bền vững đời sống xã hội, sao cho người thụ hưởng cảm thấy thỏa mái.

Đồ án quy hoạch cần được quy định nêu cụ thể vị trí và diện tích đất được phép xây dựng từng hạng mục chức năng các loại dự án phù hợp với số lượng cư dân sinh sống, không gian công cộng và lộ giới các tuyến đường phục vụ nhu cầu giao thông, hệ thống thoát nước… Ngoài ra, có thể phân kỳ đầu tư phù hợp với thực trạng từng khu vực đô thị, chẳng hạn chỉ cấp phép công trình đảm bảo không gây ngập như có hệ thống thoát nước đạt yêu cầu, hồ điều tiết và có bãi giữ xe cũng như đường kết nối giao thông đã mở rộng.

Hà Nội và TP.HCM cũng đã quy hoạch thành phố vệ tinh ở ngoại thành, vùng ven nhưng chưa thu hút nhà đầu tư vì thiếu hạ tầng dịch vụ xã hội, giao thông, thoát nước… Nhà nước không có tiền để đầu tư hết mọi thứ nhưng vẫn có thể khai thông bế tắc, định hướng phát triển.

Ở những vùng đất sau khi quy hoạch khá lâu vẫn hoang vắng, Nhà nước chủ động đầu tư trước cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thiết yếu để làm “mồi nhử” hấp dẫn các nhà đầu tư tìm đến, lúc đó thu hút thêm nhiều nguồn lực từ bên ngoài sẽ có đà phát triển rồi sau đó tự khu vực này tạo ra giá trị, sinh lời và lan tỏa ra các vùng lân cận.

Còn nếu tiếp tục quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch một cách dễ dãi, bị các nhóm lợi ích tiếp tay, thì chỉ dẫn đến tình trạng kẹt xe, ngập nước, làm người dân bức xúc bất bình. Hà Nội, Thành phố Vì hòa bình không còn là nơi đáng sống; còn TP.HCM, hòn ngọc Viễn đông thủa nào, cũng chỉ là dĩ vãng mà thôi.

Trần Văn Tường / VNNet

Chiến tranh thương mại đã phơi bày điểm yếu, huỷ hoại giấc mộng vươn lên vị trí siêu cường của Trung Quốc như thế nào?

Chiến tranh thương mại đã phơi bày điểm yếu, huỷ hoại giấc mộng vươn lên vị trí siêu cường của Trung Quốc như thế nào?

Cuộc chiến thương mại không chỉ bộc lộ tất cả yếu điểm, mà còn khiến Trung Quốc đối mặt với sự lựa chọn khắt khe và không hề thoải mái. Họ phải mở cửa thị trường, như yêu cầu của Mỹ, hoặc bước đi đơn độc mà không có những kỹ năng cần thiết để giành chiến thắng.

Trong nhiều thập kỷ, con đường phát triển của Trung Quốc dường như đã rõ ràng. Quản lý nhà nước đối với các ngành công nghiệp chủ chốt cùng với sự tự do hoá thị trường ở một mức độ cho phép đã giúp chúng ta hình dung ra rằng quốc gia này sẽ sớm đón nhận ánh hào quang để trở thành một siêu cường. Tuy nhiên, điều đó sẽ không diễn ra ở thời điểm này. Trung Quốc sẽ phải chấp nhận một trật tự thế giới với sự thống trị của Mỹ, hoặc bước vào một làn đường di chuyển chậm.

Những thành tựu Trung Quốc đã đạt được về cả xã hội và kinh tế trong 40 năm qua là rất đáng chú ý, dù theo bất kỳ tiêu chuẩn nào. Từ một quốc gia nghèo, chủ yếu dựa vào nông nghiệp ở cuối thời kỳ Cách mạng Văn hoá, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Quốc gia này cải tiến cơ sở hạ tầng bằng cách xây dựng một mạng lưới đường bộ, đường sắt cao tốc, cảng và sân bay. Nhờ đó, hàng trăm triệu người đã thoát khỏi cảnh đói nghèo – con số lớn hơn bất kỳ quốc gia nào trong lịch sử nhân loại, và chỉ trong một thế hệ. Trung Quốc đã xây dựng những thành phố rộng lớn, thu hút hàng nghìn tỷ USD đầu tư và khuyếch đại tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới, gần đây nhất là thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường(BRI).

Mặc dù một số người ở Đồi Capitol đã dễ dàng nhìn thấy những gì sắp diễn ra trong 1 thập kỷ tới hoặc hơn, nhưng người dân Trung Quốc, đặc biệt là giới lãnh đạo, lại khó chấp nhận rằng con đường đi đến vinh quang này sắp kết thúc. Tuy nhiên, Trung Quốc đã tự huyễn hoặc mình, niềm hy vọng của họ được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư nước ngoài, những lời khen ngợi của giới học giả địa phương và giấc mơ của chính người dân.

Chính cuộc chiến thương mại đã bộc lộ những điểm yếu của Trung Quốc. Rõ ràng để thấy nhất ở thời điểm hiện tại là Huawei – niềm hy vọng lớn lao của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao, cùng với đó là ZTE và một số công ty IT khác. Tất cả đều không phải là một thế lực đáng “gườm”. Không có phần cứng, giấy phép hoạt động và phần mềm của Mỹ, những công ty này cũng chỉ như một cái cây khẳng khiu.

Chiến tranh thương mại đã phơi bày điểm yếu, huỷ hoại giấc mộng vươn lên vị trí siêu cường của Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 1.

Về công nghệ, Trung Quốc chậm hơn Mỹ tới 10 năm và không thể phát triển những kỹ năng cần thiết để tồn tại trong hình thức hiện tại. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Nga cũng không thể giải quyết vấn đề này, bởi cả 2 quốc gia đều không có công nghệ tiên tiến nên không thể hỗ trợ nhiều cho nhau.

Nga và Trung Quốc không có nhiều sự khác biệt trong quốc phòng, công nghệ ô tô, hàng không và nhiều lĩnh vực khác. Mặc dù đã nỗ lực trong nhiều thập kỷ, nhưng Trung Quốc vẫn thiếu chiều sâu về kỹ năng kỹ thuật, bằng sáng chế và công nghệ cần thiết để sản xuất các sản phẩm cao cấp có tính cạnh tranh trên toàn cầu. Việc tháo rời một hệ thống quản lý chuyến bay, hệ thống phanh ô tô hoặc điện thoại thông minh và chế tạo lại các bộ phận không thể giúp họ xây dựng tất cả những bộ phận này từ bước đầu tiên.

Cuộc chiến thương mại không chỉ phơi bày tất cả những yếu điểm trên, mà còn khiến Trung Quốc đối mặt với sự lựa chọn khắt khe và không hề thoải mái. Họ phải mở cửa thị trường, như yêu cầu của Mỹ, hoặc bước đi đơn độc mà không có những kỹ năng cần thiết để giành chiến thắng.

Hiện tại, Mỹ đang đưa ra những yêu cầu mà lợi thế chiến lược của họ cho phép. Họ muốn chấm dứt sự trợ cấp của nhà nước, chấm dứt việc sản xuất hàng nhái và những luật lệ ép các nhà đầu tư nước ngoài phải chấp chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc. Mỹ muốn tiếp cận thị trường nông sản Trung Quốc, tiếp cận hệ thống dữ liệu để những “gã khổng lồ” công nghệ của họ có thể cạnh tranh mà không bị hạn chế. Washington muốn Trung Quốc “chơi” theo luật của mình, bởi họ biết rằng các đối thủ đến từ Trung Quốc không thể dành chiến thắng. Cuối cùng, Mỹ muốn Trung Quốc phải tuân thủ hệ thống thị trường tự do của phương Tây.

Chiến tranh thương mại đã phơi bày điểm yếu, huỷ hoại giấc mộng vươn lên vị trí siêu cường của Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 2.

Trong suốt một thời gian dài, dường như Trung Quốc có thể chống đỡ được áp lực đó. Họ có thể thoải mái nắm giữ lượng trái phiếu chính phủ Mỹ rất lớn, kiểm soát các mỏ đất hiếm, vươn lên vị trí dẫn đầu, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại với 1,4 tỷ dân, 5000 năm lịch sử và sức ảnh hưởng ngày càng lớn ở châu Á. Tuy nhiên, rắc rối mà Huawei gặp phải đã thể hiện sự trống rỗng của những niềm hy vọng này.

Vậy điều gì sẽ diễn ra tiếp theo? Chấp nhận những điều khoản thương mại của Mỹ sẽ là việc khó. Trung Quốc có thể giữ vai trò là trung tâm sản xuất của thế giới nhưng chỉ khi họ trả tiền cho đặc quyền đó. Họ sẽ được phép phát triển những công ty công nghệ cao như Huawei, nhưng chìa khoá cho công nghệ sẽ ở lại Mỹ, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trung Quốc có thể đưa những “đội quân” du khách và đồng NDT để đi kết bạn. Nhưng họ chỉ có thể mua được nguyên liệu thô nếu Mỹ đồng ý. Trung Quốc phải dần mở cửa thị trường và ngừng trợ cấp cho các ngành công nghiệp.

Bước đi một mình cũng gặp phải những khó khăn như vậy. Từ chối Mỹ nghĩa là Trung Quốc chấp nhận rằng họ không thể cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế mang lại sức mạnh toàn cầu, bởi họ không thể bắt kịp về công nghệ. Họ chỉ có thể cung cấp các sản phẩm quốc phòng, ô tô, viễn thông và các hàng hoá cao cấp khác tới những quốc gia không có khả năng chi trả cho các sản phẩm tốt nhất, và chỉ khi Mỹ cùng các đồng minh cho phép.

Đơn độc trên con đường phát triển có nghĩa là làn sóng đầu tư sẽ chảy theo hướng ngược lại và Trung Quốc sẽ trở nên khép mình với thế giới hơn nữa, có thể sẽ giống như Liên Xô của thế kỷ 21. Lựa chọn giữa việc chấp nhận bị hạ thấp hay cách nào đi chăng nữa, thì Trung Quốc sẽ phải hứng chịu những hậu quả đối với xã hội trong nhiều thập kỷ và đối với phần còn lại của thế giới.

Hương Giang /Theo Trí thức trẻ/SCMP